Khoanh nợ thuế là gì? Thủ tục khoanh nợ thuế

Trong một số trường hợp, pháp luật quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện khoanh nợ thuế đối với người nộp thuế. Cùng tìm hiểu về thủ tục khoanh nợ thuế tại bài viết này.

1. Khoanh nợ thuế là gì? Khi nào được khoanh nợ thuế?

Hiện nay, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản liên quan không có định nghĩa cụ thể về khoanh nợ thuế.

Tuy nhiên có thể hiểu, khoanh nợ thuế là việc tạm hoãn nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế trong một thời hạn nhất định.

Khoanh nợ thuế là gì?
Khoanh nợ thuế là gì? (ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế, các trường hợp được khoanh nợ thuế được quy định như sau:

  • Người nộp thuế chết, người bị Tòa án tuyên bố đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự;

Thời gian khoanh nợ thuế tính từ ngày được cấp giấy chứng tử, báo tử, các giấy tờ thay thế hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

  • Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục giải thể.

Thời gian khoanh nợ thuế tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo trên hệ thống thông tin.

  • Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản.

Thời gian khoanh nợ tính thuế tính từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu hoặc người nộp thuế đã gửi hồ sơ đến cơ quan thuế nhưng đang trong thời gian thanh toán, xử lý nợ.

  • Người nộp thuế không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, cơ quan thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã nơi người nộp thuế đặt trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hiện diện trên địa bàn và thông báo toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện của người nộp thuế không hiện diện trên địa chỉ người nộp thuế đặt trụ sở, địa chỉ liên lạc đã đăng ký;

Thời gian khoanh nợ thuế tính từ ngày cơ quan thuế có thông báo toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện không hiện diện trên địa chỉ đã đăng ký.

  • Người nộp thuế bị cơ quan thuế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, giấy phép thành lập, hoạt động, giấy phép hành nghề.

Thời gian khoanh nợ thuế tính từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề có hiệu lực.

2. Hồ sơ khoanh nợ thuế

Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ khoanh nợ thuế như sau:

Hồ sơ khoanh nợ thuế
Hồ sơ khoanh nợ thuế (ảnh minh họa)
  • Người nộp thuế chết, bị Tòa án tuyên bố đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự: Giấy chứng tử/Giấy báo tử/Các giấy tờ thay thế/ quyết định của tòa án tuyên bố đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi;

  • Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan thuế nhưng chưa hoàn thành thủ tục giải thể: Quyết định giải thể và thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, thời gian đăng tải thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia;

  • Người nộp thuế đã nộp hoặc bị nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Thông báo của Tòa án về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

  • Người nộp thuế không còn kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký: Văn bản xác nhận giữa cơ quan thuế với Ủy ban nhân dân xã nơi người nộp thuế đặt trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động trên địa chỉ đã đăng ký và thông báo của cơ quan thuế về việc người nộp thuế không hoạt động trên địa chỉ đã đăng ký.

  • Người nộp thuế bị cơ quan thuế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, giấy phép thành lập, hoạt động, giấy phép hành nghề: Văn bản đề nghị của cơ quan thuế gửi đến cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Thủ tục khoanh nợ thuế

Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục khoanh nợ thuế như sau:

  • Khi người nộp thuế nộp đủ hồ sơ thì thủ trưởng cơ quan quản quản lý trực tiếp ban hành quyết định khoanh nợ theo Mẫu số 01/KN Nghị định 126/2020/NĐ-CP;

  • Nếu người nộp thuế đã được cơ quan thuế ban hành quyết định khoanh nợ thuế mà Tòa án hủy quyết định tuyên bố đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi hoặc người nộp thuế tiếp tục kinh doanh thì cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh nợ thuế theo Mẫu số 02/KN Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Cơ quan thuế tính tiền chậm nộp đối với người nộp thuế kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh nợ thuế đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

  • Nếu người nộp thuế đã được cơ quan thuế ban hành quyết định khoanh nợ thuế, khi đủ điều kiện xóa nợ thì cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh nợ thuế Mẫu số 02/KN Nghị định 126/2020/NĐ-CP và xóa nợ.

  • Nếu người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được khoanh nợ mà cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế thành lập cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp khác thì ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh nợ thuế Mẫu số 02/KN Nghị định 126/2020/NĐ-CP và tính tiền chậm nộp kể từ ngày được khoanh nợ thuế đến ngày nộp đủ số tiền.

Trên đây là nội dung trả lời Khoanh nợ thuế là gì? Thủ tục khoanh nợ thuế
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Trong chúng ta, hầu hết đã nghe nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, trong đó phổ biến nhất là tội trốn thuế và có những hiểu nhầm về hành vi cấu trúc giao dịch để tránh thuế. Hai hành vi này tuy có vẻ tương đồng nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về bản chất và hậu quả pháp lý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt trốn thuế và tránh thuế.

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Bộ Tài chính đã có dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, lệ phí cấp hộ chiếu và lệ phí cấp thẻ Căn cước cũng là đối tượng được giảm.