Hóa đơn và chứng từ khác nhau như thế nào?

Hóa đơn và chứng từ là 02 thuật ngữ thường xuất hiện cùng nhau nhưng chúng không phải là một. Vậy hóa đơn và chứng từ khác nhau như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Hóa đơn và chứng từ khác nhau như thế nào?

Hóa đơn và chứng từ có điểm khác nhau cơ bản là hóa đơn dùng để ghi nhận thông tin bán hàng còn chứng từ dùng để ghi nhận thông tin thuế được khấu trừ, các khoản phí và lệ phí đã đóng.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

[…] 4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in. […]

Theo đó, hóa đơn là một loại chứng từ kế toán được dùng để ghi nhận thông tin về việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn có 02 hình thức là hóa đơn điện tử và hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Còn chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận các thông tin về khoản thuế được khẩu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí.

Xem thêm: Chứng từ là gì? Chứng từ gồm những loại nào?

Như vậy, điểm khác nhau giữa hóa đơn và chứng từ là hóa đơn dùng để ghi nhận thông tin bán hàng còn chứng từ dùng để ghi nhận thông tin thuế được khấu trừ, các khoản phí và lệ phí đã đóng.

Hóa đơn và chứng từ khác nhau như thế nào theo Nghị định 123? (Ảnh minh họa)

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là gì?

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Đối chiếu với quy định tại khoản 2, 3, 5, 7 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

- Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử/hóa đơn đặt in do cơ quan thuế đặt in

  • Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã/không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

  • Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

- Chứng từ cũng được thể hiện theo hình thức điện tử/đặt in, tự in

  • Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế/do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử.

  • Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng/tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí.

Đồng thời, hóa đơn phải có các nội dung quy định tại Điều 10 Nghị định này, chứng từ phải có các nội dung quy định tại Điều 32 Nghị định này.

Như vậy, hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Trên đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hóa đơn và chứng từ theo Nghị định 123/2020, nếu còn thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới nhất về Thuế: https://zalo.me/g/arporg098
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục