Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc 2024 gồm những gì?

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh (hay chính là hồ sơ chứng minh người phụ thuộc) có một số thay đổi nhất định theo Thông tư số 79/2022/TT-BTC. Cụ thể tham khảo bài viết dưới đây.

Điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 79/2022/TT-BTC quy định hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo từng đối tượng như sau:

1. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho con

(Gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng)

* Con dưới 18 tuổi

Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).

* Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động

Hồ sơ chứng minh gồm có:

(1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).

(2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.

* Con đang theo học tại các bậc học

Hồ sơ chứng minh gồm:

(1) Bản chụp Giấy khai sinh.

(2) Bản chụp thẻ sinh viên/bản khai có xác nhận của nhà trường/giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông/học nghề.

* Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng

Ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con… 

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh mới nhất gồm những gì?Hồ sơ giảm trừ gia cảnh mới nhất gồm những gì? (Ảnh minh họa)

2. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho vợ/chồng

Hồ sơ chứng minh gồm có:

(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).

(2) Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)/Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn (Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu)

Trường hợp vợ/chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như:

- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.

- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

3. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cha, mẹ

(Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ nuôi)

Hồ sơ chứng minh gồm:

(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).

(2) Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:

  • Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú; hoặc

  • Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoặc

  • Giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp;

  • Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

(Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu)

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:

- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.

- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

4. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cá nhân khác

(Gồm: Anh, chị, em ruột của người nộp thuế; ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; con của anh ruột, chị ruột, em ruột; người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định mà không có nơi nương tựa được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng)

Hồ sơ gồm:

(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).

(2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Các giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.

(Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu)).

- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).

Nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:

- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.

- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

5. Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc năm 2024

Người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế nộp cho nơi trả thu nhập/đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế. 

Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc năm 2023
Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc năm 2024 (Ảnh minh họa)

Theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc cụ thể như sau:

5.1. Trường hợp ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập

- Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.

- Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm:

+ Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc như:

  • Bản sao Thẻ căn cước công dân/CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;

  • Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi;

  • Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

+ Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TH-TCT về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.

5.2. Trường hợp trực tiếp đăng ký thuế cho người phụ thuộc

Nếu cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TCT;

  • Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc

  • Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc

  • Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Lưu ý: Trên đây là hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh theo từng đối tượng. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc người nộp thuế phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho nơi trả thu nhập/cơ quan thuế  tương ứng theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Quá thời hạn này nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.

Nếu trường hợp của bạn không giống như bài viết đã đề cập, các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẵn sàng giải thích rõ ràng hơn với bạn thông qua tổng đài 19006192 .

Mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản về thuế - kế toán.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.