Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu bao nhiêu được miễn thuế?

Bài viết giải đáp về vấn đề hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu bao nhiêu được miễn thuế theo quy định của pháp luật.

1. Đối với thuế thu nhập cá nhân

Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh như sau:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Từ 01/01/2026, ngưỡng doanh thu nộp thuế thu nhập cá nhân của cá nhân, hộ kinh doanh tăng lên 200 triệu đồng theo quy định tại Điều 5, Điều 17, khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.

Theo đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 200 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ 01/01/2026.

Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu bao nhiêu được miễn thuế? (Ảnh minh họa)

2. Đối với thuế giá trị gia tăng

Khoản 13 Điều 4 Thông tư 213/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:

  • Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

  • Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

  • Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

  • Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, hoạt động kinh doanh dạy thêm không phải nộp thuế giá trị gia tăng dù doanh thu bao nhiêu.

3. Đối với lệ phí môn bài

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP), hộ kinh doanh dạy thêm được miễn lệ phí môn bài trong các trường hợp:

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

- Miễn lệ phí trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trên đây là thông tin về: Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu bao nhiêu được miễn thuế?

Tham gia group Zalo về Giáo dục Đào tạo của LuatVietnam TẠI ĐÂY
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu quy chế công tác phí trong doanh nghiệp

Việc xác định các mức, chính sách đối với người lao động khi đi công tác là nội dung quan trọng trong các doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin tham khảo về mẫu quy chế công tác phí trong doanh nghiệp.