Hiểu đúng về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là 02 thuật ngữ rất dễ bị nhầm lẫn với nhau ngay từ tên gọi. Có thể phân biệt 02 thuật ngữ này như nào, cùng theo dõi bài viết sau.

1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau:

Stt

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

1

Hóa đơn, chứng từ giả

Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định

2

Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng

Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả

3

Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế

Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn

4

Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế

Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác

5

Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra

6

Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

7

Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp

Hiểu đúng về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn
Hiểu đúng về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn (Ảnh minh họa)

2. Mức phạt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn

Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì sẽ không bị xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn theo Điều 28 Nghị định này.

Theo đó, việc xử phạt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định như sau:

Stt

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

1

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

20 - 50 triệu đồng

Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng

Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

2

Sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm:

  • Giảm số tiền thuế phải nộp; hoặc

  • Tăng số tiền thuế được hoàn/miễn/giảm

Nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định

- Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định

- Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước

- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có)

Điểm đ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

3

Sử dụng hoá đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hoá đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp/tăng số tiền thuế được hoàn/miễn/giảm

- Phạt tiền 01 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên

- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

- Phạt tiền 02 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà có một tình tiết tăng nặng

- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có hai tình tiết tăng nặng

- Phạt tiền 03 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên

- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước

Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định

- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có)

Điểm d khoản 1, khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

3. Hướng dẫn xử lý hóa đơn bất hợp pháp

Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Theo đó,

- Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:

  • Thuế GTGT: Không kê khai hóa đơn đó (vì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) và số tiền thuế GTGT đó cũng là chi phí bị loại.

  • Thuế TNDN: Hạch toán chi phí đó bình thường (theo dõi trên 1 file Excel riêng để biết đó là chi phí không được trừ) -> Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì kê khai chi phí đó vào Chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN.

Tốt nhất, nếu chưa kê khai và hạch toán thì bỏ luôn hóa đơn đó vì có thể bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

- Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:

  • Thuế GTGT: Kê khai điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ. Nếu việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp/doanh nghiệp đã xin hoàn thuế thì sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế.

  • Thuế TNDN: Kê khai điều chỉnh phần chi phí đó vào Chỉ tiêu B4 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Trong trường hợp tăng số thuế TNDN phải nộp, sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế.

Trên đây là cách hiểu đúng về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan vui lòng gọi ngay đến số 19006192 để được giải đáp.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới nhất về Thuế: https://zalo.me/g/zdfrqo386
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chứng từ kế toán là gì? Các chứng từ kế toán bắt buộc

Chứng từ kế toán là gì? Các chứng từ kế toán bắt buộc

Chứng từ kế toán là gì? Các chứng từ kế toán bắt buộc

Chứng từ kế toán là tài liệu dùng làm căn cứ để ghi các loại sổ sách kế toán. Vì vậy, người làm công tác kế toán cần phải hiểu rõ chứng từ kế toán là gì? Chứng từ kế toán gồm những loại nào? Loại chứng từ nào doanh nghiệp bắt buộc phải có? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.