Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Có bắt buộc không?

Theo quy định hiện hành, mỗi đối tượng nộp thuế sẽ có mã số thuế riêng và mã số thuế này được thể hiện tại giấy chứng nhận đăng ký thuế. Cùng tìm hiểu các thông tin về giấy chứng nhận đăng ký thuế tại bài viết.

1. Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Gồm những nội dung gì?

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là một giấy chứng nhận do Cơ quan Thuế cấp cho những người nộp thuế đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế. Giấy chứng nhận đăng ký thuế được xem là giấy chứng nhận mã số thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? (ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, nội dung của giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm những thông tin sau:

  • Tên của người nộp thuế;

  • Mã số thuế;

  • Số, ngày, tháng, năm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép thành lập và hoạt động/ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập của tổ chức không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh; thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cá nhân không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh;

  • Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Có bắt buộc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể bắt buộc các đối tượng nộp thuế phải phải đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc đối tượng được cấp mã số thuế sử dụng mã số thuế như sau:

  • Người nộp thuế phải ghi mã số thuế vào các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng… khi thực hiện các giao dịch liên quan đến kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, đăng ký hải quan…;

  • Người nộp thuế phải ghi mã số thuế trên các hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan;

  • Cơ quan thuế, Kho bạc, ngân hàng thông qua mã số thuế của người nộp thuế để quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.

Đồng thời, Điều 33 Luật Quản lý thuế cũng quy định thời hạn đăng ký thuế người nộp thuế phải đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, đăng ký kinh doanh là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.

Nếu đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là trong vòng 10 ngày kể từ ngày:

  • Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy phép đầu tư/ giấy phép hộ kinh doanh/ giấy phép thành lập và hoạt động;

  • Bắt đầu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tổ chức không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh;

  • Tổ chức, doanh nghiệp phát sinh trách nhiệm phải khấu trừ thuế và nộp thuế thay,tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng;

  • Phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc yêu cầu hoàn thuế.

Theo quy định hiện hành thì người nộp thuế không cần đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế để có thể được cấp mã số thuế và pháp luật cũng không bắt buộc phải đăng ký thuế.

Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký thuế có chứa các thông tin về mã số thuế để các người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế nên việc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế là cần thiết.

3. Khi nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế?

Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về việc giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế như sau:

Khi nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế?
Khi nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế? (ảnh minh họa)

3.1. Giấy chứng nhận đăng ký thuế của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân

Giấy chứng nhận đăng ký thuế của tổ chức, cá nhân hộ kinh doanh là mẫu 10-MST cấp cho tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh không thuộc trường hợp sau:

  • Cá nhân nộp hồ sơ thuế trực tiếp với cơ quan thuế;

  • Người phụ thuộc;

  • Đối tượng được cấp thông báo mã số thuế.

3.2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế của cá nhân

  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế của cá nhân là mẫu số 12-MST cấp cho cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

  • Thông báo mã số thuế cá nhân là mẫu số 14-MST được Cơ quan Thuế thông báo cho đơn vị trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế.

Đơn vị trả thu nhập có nghĩa vụ thông báo mã số thuế hoặc lý do chưa được cấp mã số thuế cho cá nhân để điều chỉnh, bổ sung thông tin.

Đơn vị trả thu nhập nộp lại hồ sơ đăng ký thuế cho Cơ quan Thuế để được cấp mã số thuế cho cá nhân.

  • Cá nhân ủy quyền đăng ký thuế cho đơn vị trả thu nhập hoặc cá nhân đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế có Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân mẫu số 32/ĐK-TCT gửi đến Cơ quan Thuế đã cấp mã số thuế thì cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế, Cơ quan Thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong 03 ngày kể từ ngày Cơ quan Thuế nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế.

Trên đây là nội dung liên quan đến Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký thuế
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.