Áp dụng giảm thuế VAT với sản xuất hay buôn bán hàng hóa?

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) góp phần giúp doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh khác nâng khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Vậy, áp dụng giảm thuế VAT với sản xuất hay buôn bán hàng hóa hay toàn bộ các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ?


Giảm thuế VAT ở toàn bộ các khâu?

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Việc giảm thuế giá trị tăng đối với hàng hóa, dịch vụ được Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định rõ. Tại điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị định này quy định như sau:

“d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng…”.

Như vậy, thuế giá trị gia tăng được áp dụng ở tất cả các khâu sản xuất, nhập khẩu, gia công, kinh doanh thương mại (khâu sản xuất và buôn bán hàng hóa đều được giảm thuế giá trị gia tăng).

Riêng đối với mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP chỉ được giảm ở khâu khai thác (các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm).

giam thue vat voi san xuat hay buon ban hang hoa

Mức giảm thuế giá trị gia tăng

Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định rõ mức giảm thuế giá trị gia tăng đối với từng đối tượng như sau:

* Giảm 2% thuế giá giá trị gia tăng (từ 10% xuống 8%).

Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Nói cách khác, thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn gồm:

(1) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Điều kiện 2: Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

(2) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

(3) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

* Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng

- Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh (gồm cả cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, gồm:

(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.

(2) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ.

(3) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

(4) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

(5) Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Xác định mức giảm thuế VAT (giảm 20%):

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP và điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng với mức giảm 20%/mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn như sau:

TT

Ngành nghề tính thuế VAT theo tỷ lệ % trên doanh thu

Không được giảm thuế VAT

Được giảm 20% thuế VAT

1

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0,8%

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

4%

3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

2,4%

4

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1,6%

Lưu ý: Để xem hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm ngành nghề nào hãy xem chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi: Áp dụng giảm thuế VAT với sản xuất hay buôn bán hàng hóa? Việc giảm thuế là vấn đề tương đối phức tạp, nhất là khâu xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm. Trường hợp có vướng mắc hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6199  để được tư vấn.

>> Hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT được giảm, xử lý thế nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.