Có thực doanh nghiệp bị lỗ 2% khi giảm VAT theo Nghị định 15?

Thời gian này, khi Nghị định 15 về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được ban hành, nhiều doanh nghiệp, người nộp thuế lo lắng sẽ bị thiệt 2% nếu hàng hoá đầu ra và đầu vào không được áp dụng thống nhất mức giảm thuế?

Không phải tất cả các mặt hàng, sản phẩm đều được giảm VAT

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý nhất nêu tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 15, không phải tất cả các hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% đều được giảm VAT.

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 15 đã loại trừ một số các nhóm hàng hoá, dịch vụ không được giảm gồm:

- Viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng không kể khai thác than, than cốc, dầu mỏ tinh tế, sản phẩm hoá chất.

- Sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Công nghệ thông tin.

Theo đó, danh mục chi tiết hàng hoá, dịch vụ được ban hành kèm theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm Nghị định số 15/2022/NĐ-CP này. Để tra cứu hàng hoá, dịch vụ có thuộc diện được giảm thuế 8%, doanh nghiệp cần:

- Liệt kê các mặt hàng, dịch vụ đang kinh doanh, sản xuất.

- Tra cứu mã sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg.

- Đối chiếu mã sản phẩm đã tra được với các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Xem thêm: Làm sao để biết doanh nghiệp có được áp dụng thuế VAT 8% hay không?

doanh nghiep bi lo khi giam vat


Có bị lỗ 2% không nếu giảm VAT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP?

Điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP nêu rõ:

Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Theo đó, ở tất cả các khâu gồm nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại (buôn bán hàng hoá, dịch vụ...) đều được giảm VAT 8%.

Tuy nhiên, có nhiều thắc mắc được gửi đến tổng đài 1900.6199 của LuatVietnam về việc nếu mặt hàng thuộc danh mục được giảm VAT nhưng do còn tồn hàng hoặc do chưa xuất hoá đơn (trước đó đã nhập với mức VAT là 10%), từ tháng 02/2022 sẽ xuất VAT 8% thì chênh lệch 2% giữa hàng nhập vào và xuất ra sẽ thế nào? Doanh nghiệp có bị lỗ không?

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Căn cứ quy định này, thuế giá trị gia tăng sẽ tính vào tất cả các khâu của hàng hoá nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn và người phải chịu số VAT này là người tiêu dùng cuối cùng.

Đồng nghĩa, đây là loại thuế được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ và do người tiêu dùng cuối cùng trả khi sử dụng sản phẩm, hàng hoá đó. Không chỉ vậy, trong kỳ tính thuế, các cơ sở kinh doanh nộp thuế còn được khấu trừ thuế, hoàn thuế.

Do đó, về bản chất, doanh nghiệp chỉ là người nộp thay thuế giá trị gia tăng cho người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế GTGT mà không phải là người chịu thuế. Như vậy, mặc dù đầu vào chịu thuế 10%, đầu ra thu hộ thuế 8% nhưng doanh nghiệp không hề bị lỗ như nhiều người nhầm tưởng.

Ví dụ:

Trước đây, doanh nghiệp mua hàng hoá A có giá bán trên thị trường là 1,1 triệu đồng. Mức giá 1,1 triệu đồng này sẽ bao gồm 1 triệu đồng là giá trị của hàng hoá A và 100 nghìn đồng là thuế GTGT (do trước đây hàng hoá này đang chịu mức thuế GTGT là 10%). Doanh nghiệp sẽ được khấu trừ số thuế GTGT này vào kỳ sau.

Từ 01/02 - 31/12/2022, Nếu doanh nghiệp bán hàng hoá A với mức giá là 1,2 triệu đồng thì thuế GTGT mà doanh nghiệp thu hộ từ bên mua là 96 nghìn đồng (tương đương với mức thuế suất 8%).

Như vậy, trong trường hợp này, kể cả chỉ nhìn vào mặt con số toán học thì doanh nghiệp bỏ ra 1,1 triệu đồng để mua vào hàng hóa A nhưng khi bán ra, doanh nghiệp vẫn thu về được ít nhất 1,296 triệu đồng (chưa kể phần thuế GTGT lúc mua vào sẽ được khấu trừ) - doanh nghiệp không những không bị lỗ mà thậm chí còn lãi (Lưu ý: Vì là doanh nghiệp đang kinh doanh nên giá mua vào và bán ra không thể bằng nhau được mà ít nhất phải cao hơn 20% -  phải có lãi sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý hàng hóa).

Trên đây là phân tích về việc có thực doanh nghiệp bị lỗ khi giảm VAT theo Nghị định 15? Đây là một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm cũng như nhiều ý kiến trái chiều, để trình bày quan điểm của mình, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Giảm thuế VAT ảnh hưởng thế nào đến người dân, doanh nghiệp?

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.