Điểm mới dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn

Mới đây Bộ Tài chính vừa ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ. Dưới đây là tổng hợp điểm mới dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn chứng từ.

1. Không yêu cầu người bán ủy nhiệm lập hóa đơn là bên có quan hệ liên kết

Theo điểm a khoản 1 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được ủy nhiệm lập hóa đơn cho bên thứ ba là:

  • Đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử
  • Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Trong khi đó, theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và bên nhận ủy nhiệm là:

  • Bên có quan hệ liên kết với người bán
  • Là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử
  • Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.

Như vậy, theo đề xuất mới, Bộ Tài chính đã không còn quy định người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải là “là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác” đồng thời cũng không yêu cầu bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán.

2. Bổ sung ký hiệu của hóa đơn thương mại điện tử

Dự thảo cũng đã bổ sung hàng loạt ký hiệu của hóa đơn như sau:

- Ký hiệu mẫu số hóa đơn: Bổ sung mẫu số 7 phản ánh hóa đơn thương mại điện tử. Song song với đó là bổ sung ký hiệu loại hóa đơn chữ X áp dụng cho hóa đơn thương mại điện tử.

Ví dụ: Ký hiệu hóa đơn 7K25XAB là hóa đơn thương mại điện tử loại không có mã được lập năm 2025 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.

- Ký hiệu hóa đơn do Chi cục Thuế khu vực (trước đây là Cục thuế): Đây là nhóm 11 ký hiệu thể hiện các thông tin về tên hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn. Gồm:

  • 06 ký tự đầu tiên thể hiện tên hóa đơn: Ví dụ 01 GTKT là hóa đơn giá trị gia tăng; 02 GTTT là hóa đơn bán hàng; 07KPTQ là hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan…
  • 01 ký tự tiếp theo là các số tự nhiên 1, 2, 3 thể hiện số liên hóa đơn
  • Một ký tự tiếp theo là dấu “/” để phân cách
  • Ba ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn, bắt đầu từ 001 đến hết 999.

Đồng thời, ký hiệu hóa đơn do Chi cục Thuế khu vực đặt in là nhóm gồm 08 ký tự thể hiện thông tin Chi cục Thuế khu vực đặt in hóa đơn, năm đặt in hóa đơn, ký hiệu hóa đơn…

Có sự thay đổi là căn cứ vào Thông báo 275/TB-TCT ngày 28/02/2025 về việc thay đổi tên cơ quan của Tổng cục Thuế.

- Ký hiệu biên lai 06 ký tự và bổ sung thêm hình thức của biên lai.

Cụ thể, hiện nay, ban hành kèm Thông tư 78/2021/TT-BTC là ký hiệu biên lai gồm 08 ký tự. Trong đó:

  • Hai ký tự đầu là mã tỉnh;
  • Hai ký tự tiếp theo là nhóm hai trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;
  • Dấu - để phân cách giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối;
  • Hai ký tự tiếp theo là năm in biên lai;
  • Ký tự cuối là hình thức biên lai, trong đó, tự in là T còn đặt in là P.

Tuy nhiên, theo dự thảo, Bộ Tài chính đã bổ sung ký hiệu biên lai gồm 06 ký tự hoặc 08 ký tự. Trong đó, cụ thể như sau:

  • Hai ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố và chỉ áp dụng với biên lai do Cục Thuế các ỉnh đặt in
  • Hai ký tự tiếp theo là nhóm 02 trong 20 chữ cái inhoa của bảng chữ cái tiếng Việt để phân biệt các ký hiệu biên lai.
  • Một ký tự tiếp theo là dấu - để phân cách
  • Hai ký tự tiếp theo là năm in biên lai
  • Ký tự cuối cùng là hình thức biên lai: Tự in là T, đặt in Là P, biên lai điện tử thì ký hiệu là E.

3. Bổ sung áp dụng hóa đơn điện tử cho một số trường hợp

Nội dung này được quy định tại Điều 6 dự thảo. Cụ thể các trường hợp đó như sau:

- Bán hàng hóa, dịch vụ khác có số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu để lập hóa đơn, gồm: Sản phẩm phái sinh, dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ của Sở Giao dịch hàng hóa.

- Cho thuê tài chính phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải có hóa đơn GTGT với tài sản mua trong nước hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu với tài sản nhập khẩu. Trong đó, tổng số tiền thuế ghi trên hóa đơn phải khớp với số tiền thuế GTGT.

Việc lập hóa đơn trong trường hợp này được hướng dẫn như sau:

- Tổ chức cho thuê tài chính chuyển giao 01 lần toàn bộ số thuế GTG ghi trên hóa đơn tài sản mua cho thuê tài chính cho bên đi thuê:

  • Trên hóa đơn GTGT thu tiền làn đầu ghi rõ “thanh toán dịch vụ cho thuê tài chính và thuế GTGT đầu vào của tài sản cho thuê tài chính”.
  • Dòng tiền hàng ghi giá trị dịch vụ cho thuê tài chính
  • Dòng thuế suất không ghi
  • Dòng tiền thuế GTGT ghi đúng số thuế GTGT đầu vào của tài sản cho thuê.

- Xử lý lập hóa đơn khi hợp đồng chấm dứt trước hạn khi thu hồi tài sản:

  • Chọn khấu trừ toàn bộ thuế GTGT, bên đi thuê điều chỉnh thuế GTGT đã khấu trừ tính trên giá trị còn lại chưa có thuế xác định theo biên bản thu hồi tài sản để chuyển giao cho tổ chức cho thuê.
  • Trên hóa đơn ghi rõ: Xuất trả tiền thuế GTGT của tài sản thu hồi.
  • Dòng tiền hàng, dòng thuế suất: Không ghi.
  • Dòng tiền thuế: Ghi số tiền thuế GTGT tính trên giá trị còn lại chưa có thuế GTT xác định theo biên bản thu hồi tài sản.

- Xử lý lập hóa đơn khi hợp đồng chấm dứt trước hạn, bán tài sản thu hồi: Lập hóa đơn GTGT theo quy định cho khách hàng.

Trong đó, nếu người bán đã xuất hóa đơn điện tử khi bán hàng, người mua đã nhận hàng nhưng sau đó trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa và các bên có đủ tài liệu chứng minh thì lập hóa đơn điều chỉnh trừ trường hợp có thỏa thuận về việc người mua lập hóa đơn trả lại hàng hóa thì người mua lập hóa đơn điện tử giao cho người bán; người bán thực hiện nghĩa vụ theo quy định khi bán hàng hóa.

Điểm mới dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn (Ảnh minh họa)

4. Bổ sung quy định nội dung hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế

Theo Điều 7 dự thảo, nội dung hóa đơn này sẽ gồm 03 phần:

- Phần A dành cho doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế lập khi bán hàng hóa, gồm các nội dung:

  • Tên hóa đơn: HÓA ĐƠN KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ;
  • Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
  • Thông tin về doanh nghiệp bán gồm: Tên, địa chỉ, mã số thuế;
  • Thông tin về khách hàng gồm: Họ tên, quốc tịch, thông tin về số, ngày cấp, ngày hết hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh;
  • Thông tin về hàng hóa gồm: Tên hàng hóa (nhãn hiệu, ký hiệu hàng hóa (số seri, model (nếu có), xuất xứ hàng hóa…); đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiển thanh toán đã có thuế GTGT.
  • Chữ ký số người bán, chữ ký của người mua trên bản hiển thị của hóa đơn điện tử;
  • Hình thức thanh toán: ghi rõ số tiền thanh toán theo từng hình thức thức thanh toán: bằng tiền mặt hoặc thẻ quốc tế (ghi rõ tên thẻ, số thẻ).

- Phần B dành cho cơ quan hải quan lập để ghi kết quả kiểm tra, tính số thuế GTGT người nước ngoài được hoàn, gồm các nội dung: Số thứ tự hàng hóa; tên hàng; số lượng; số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn và được hoàn; thời điểm kiểm tra (ghi rõ ngày, tháng, năm); tên, chữ ký của công chức hải quan kiểm tra.

- Phần C dành cho ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế lập, gồm các nội dung:

  • Số hiệu, ngày tháng chuyến bay/chuyến tàu của người nước ngoài xuất cảnh;
  • Số tiền thuế hoàn cho người nước ngoài xuất cảnh;
  • Hình thức thanh toán: ghi rõ số tiền thanh toán theo từng hình thức thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ quốc tế (ghi rõ tên thé, số thẻ);
  • Thời điểm thanh toán: ghi rõ ngày, tháng, năm.

5. Bổ sung tiêu chí xác định rủi ro về thuế cao trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Căn cứ Điều 9 dự thảo, có 04 tiêu chí xác định rủi ro cao về thuế trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

  • Tiêu chí 1: Người nộp thuế có chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân có kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền có hành vi gian lận, mua bán hóa đơn trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
  • Tiêu chí 2: Người nộp thuế có chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân thuộc danh sách có giao dịch đáng ngờ.
  • Tiêu chí 3: Người nộp thuế đăng ký địa chỉ trụ sở chính không có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính/đặt tại chung cư/địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính/chi nhánh.
  • Tiêu chí 4: Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro khác do cơ quan thuế xác định.

6. Từ 01/6/2025, phải chuyển sang chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

Theo khoản 2 Điều 12 hiệu lực thi hành ban hành tại dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn thì từ ngày 01/6/2025, tổ chức khấu trừ thuế TNCN phải ngừng sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCD điện tử đã thực hiện trước dây và chuyển sang hình thức chứng từ khấu trừ TNCN điện tử theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.

Nếu đã ký hợp đồng cung cấp nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với Tổng cục Thuế từ 01/3/2025 là Cục Thuế trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đó.

Xem ngay bản so sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn chỉ 299.000 đồng (Từ 01/05/2025 là 499.000 đồng) để không bỏ sót những quy định mới có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn. 📞Liên hệ LuatVietnam theo số 0936385236 (điện thoại/Zalo) để nhận File So sánh sau khi chuyển khoản hoặc được hỗ trợ đăng ký mua.

Trên đây là điểm mới dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bản hợp nhất điện tử Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Xem 1 văn bản, hiểu trọn 3 Nghị định

Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã liên tiếp được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2022/NĐ-CP và Nghị định 70/2025/NĐ-CP.  Nhằm hỗ trợ người dùng tiết kiệm thời gian, công sức khi tra cứu, LuatVietnam chính thức cung cấp bản HỢP NHẤT ĐIỆN TỬ của Nghị định 123, tích hợp đầy đủ các nội dung từ cả ba văn bản nêu trên.