Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ

Bài viết tổng hợp các điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ.

Sau đây là 12 điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ được nhiều người quan tâm:

1. Khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ

Dự thảo bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nội dung khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để thực hiện các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hoá dịch vụ như: Chương trình khách hàng thường xuyên, chương trình tham gia dự thưởng...
Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

2. Bổ sung hành vi bị cấm trong sử dụng hóa đơn, chứng từ

Dự thảo Nghị định mới bổ sung khoản 2 Điều 5 Nghị định 123 về một số hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan:

- Làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;

- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử về cơ quan thuế theo quy định.

3. Bổ sung loại hóa đơn thương mại điện tử khi xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung hóa đơn thương mại điện tử khi xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài là một trong những loại hóa đơn được điều chỉnh tại Nghị định 123.

4. Bổ sung thêm một số dịch vụ được xuất hóa đơn có thời gian đối soát số liệu

Về thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123, dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung các dịch vụ ngân hàng (trừ hoạt động cho vay), dịch vụ quảng cáo truyền hình, chuyển tiền quốc tế, chứng khoán, xổ số điện toán, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt, thu phí sử dụng đường bộ giữa nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ thu phí cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác.

Theo đó, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước.

Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.

5. Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hóa đơn

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định về nội dung hóa đơn như:

- Bổ sung nội dung về số định danh cá nhân, mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách của người mua;

- Bổ sung ví dụ thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn đối với kinh doanh ăn uống: Mặt hàng ăn, uống;

- Bổ sung nội dung trên hóa đơn:

  • Trường hợp kinh doanh vận tài phải thể hiện biển kiểm soát phương tiện vận tải, hành trình (điểm đi-điểm đến);
  • Trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa trên nền tảng sổ, hoạt động thương mại điện tử để phục vụ quản lý thuế thương mại điện tử phải thể hiện tên hàng hóa vận chuyển, thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc số định danh người gửi hàng.
Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

7. Được lập hóa đơn tổng giá trị khuyến mại, cho, biếu, tặng kèm

Hiện nay, Điều 4 Nghị định 123 chỉ quy định nguyên tắc phải lập hóa đơn đối với trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng, còn việc lập lập hóa đơn ra sao thì chưa hướng dẫn chi tiết.

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, nội dung trên đã được quy định cụ thể. Theo đó, bên bán được lập hóa đơn tổng giá trị khuyến mại, cho, biếu, tặng kèm theo danh sách khuyến mại, cho, biếu, tặng. Nếu khách hàng có yêu cầu thì lập hóa đơn theo từng giao dịch và giao cho khách.

8. Quy định về thời điểm lập và thời điểm ký số hóa đơn khác nhau

Đây là nội dung gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn, tuy nhiên Nghị định 123 chưa có quy định.
Theo nội dung tại dự thảo Nghị định sửa đổi, người bán khai thuế theo thời điểm lập hóa đơn, người mua khai thuế theo thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định.

9. Điều chỉnh quy định về hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123 điều chỉnh một số quy định về hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền như:

- Sửa đổi đối tượng sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền: Trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

- Bổ sung quy định người bán phải gửi hóa đơn cho người mua bằng tin nhắn, email và các hình thức khác hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mau tra cứu, tải hóa đơn điện tử.

Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

10. Bổ sung thêm trường hợp được cấp hóa đơn GTGT theo từng lần phát sinh

Dự thảo bổ sung thêm trường hợp được cấp hóa đơn GTGT theo từng lần phát sinh, bao gồm:

- Doanh nghiệp đang lảm thủ tục phá sản nhưng vẫn có hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của Tòa án;

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện ngừng sử dụng hỏa đơn điện tử trong thời gian giải trình hoặc bổ sung tải liệu.

11. Thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử

Điều 19 Nghị định 123 về xử lý hóa đơn có sai sót được điều chỉnh thành điều khoản về thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử. Nội dung của điều khoản này cũng có một số thay đổi:

- Không quy định về hủy hóa đơn

Quy định về hủy hóa đơn tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123 được bãi bỏ hoàn toàn

- Bắt buộc lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai trước khi lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn đã lập sai

Nghị định 123 không bắt buộc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bắt buộc lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai trước khi lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn đã lập sai. Trường hợp người mua là cá nhân thì người bán phải thông báo cho người mua hoặc thông báo trên website của người bán.

Người bán phải lưu giữ văn bản thỏa thuận và xuất trình khi có yêu cầu.

- Được lập 01 hóa đơn để thay thế hoặc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đã lập sai cùng thông tin về người mua, tên hàng, đơn giá, thuế suất trên nhiều hóa đơn của cùng 01 người mua trong cùng tháng. Đây là quy định mới Nghị định 123 chưa có.

- Hướng dẫn lập hóa đơn trong trường hợp trả lại hàng hóa, dịch vụ

  • Trường hợp trả lại hàng hóa: Trường hợp người mua trả lại toàn bộ/một phần hàng hóa: Người bán lập hóa đơn điều chỉnh (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua lập hóa đơn khi trả lại hàng phù hợp với pháp luật có liên quan thì người mua lập hóa đơn giao cho người bán)

  • Trường hợp hàng hóa là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và đã được đăng ký theo tên người mua thì khi trả lại hàng hóa phải đảm bảo phù hợp với pháp luật liên quan, nếu người mua là đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử thì người mua lập hóa đơn trả lại hàng hóa cho người bán...

12. Bổ sung Mẫu 01/BK-ĐCTT

Doanh nghiệp lập Bảng kê hóa đơn điều chỉnh, thay thế theo mẫu 01/BK-ĐCTT trong trường hợp người bán đã lập sai nhiều hóa đơn điện từ cho cùng một người mua.

Trên đây là 12 điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Để cập nhật nhanh nhất các văn bản pháp luật về thuế - kế toán, mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam và nhận thông báo hằng ngày.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.