1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế được quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.
Theo đó, tùy vào từng trường hợp, người nộp thuế sẽ thực hiện nộp thuế tại các cơ quan thuế khác nhau. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn địa điểm nộp hồ sơ khai thuế trong 03 trường hợp:
Người nộp thuế kinh doanh trên nhiều tỉnh;
Người nộp thuế kinh doanh trên nhiều địa bàn của cấp tỉnh;
Người nộp thuế kinh doanh ở địa điểm khác nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Ngoài ra, Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng hướng dẫn cụ thể về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế trong những trường hợp khác.
1.1 Khi người nộp thuế kinh doanh trên nhiều tỉnh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với những người nộp thuế hoạt động kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính khi thuộc trường hợp sau đây:
Khai thuế VAT dự án đầu tư;
Khai thuế VAT hoạt động chuyển nhượng bất động sản dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
Khai thuế VAT tại nơi có nhà máy sản xuất điện;
Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi gia công, sản xuất hàng hoá hoặc nơi cung cấp dịch vụ;
Khai thuế bảo vệ môi trường ở nơi sản xuất hàng hoá;
Khai thuế bảo vệ môi trường ở cơ sở sản xuất, kinh doanh than;
Khai thuế tài nguyên;
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp ở đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh;
Khai phí bảo vệ môi trường ở nơi khai thác khoáng sản;
Khai lệ phí môn bài ở đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
1.2 Khi người nộp thuế kinh doanh trên nhiều địa bàn của cấp tỉnh
Theo quy định tại Khoản 3 ĐIều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn là cơ quan thuế nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.3 Khi người nộp thuế kinh doanh ở khác nơi doanh nghiệp có trụ sở
Theo quy định tại Khoản 2 ĐIều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh ở nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính, nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính
2. Hồ sơ khai thuế là gì? Gồm những giấy tờ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ khai thuế là bộ hồ sơ gồm tờ khai thuế và thành phần còn lại là các tài liệu, chứng từ liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế.
Các chứng từ, tài liệu này là căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đối với nguồn ngân sách nhà nước.
Hồ sơ khai thuế do người nộp thuế lập nên và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng các phương thức điện tử hoặc gửi bản giấy.
Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê và phụ lục theo mẫu đúng như quy định của Bộ Tài chính và người nộp thuế sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực và đầy đủ của các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục.
Người nộp thuế phải nộp đầy đủ các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
Đối với một số loại giấy tờ không được Bộ Tài chính ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì người nộp thuế thực hiện theo quy định.
Như vậy, hồ sơ khai thuế là bộ hồ sơ bao gồm tờ khai thuế cùng các loại giấy tờ, tài liệu, chứng từ có liên quan khác dùng để làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của các cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình là những người nộp thuế.
Hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 43 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Hồ sơ khai thuế theo tháng: Tờ khai thuế tháng;
Hồ sơ khai thuế theo quý: Tờ khai thuế quý;
Hồ sơ khai thuế theo năm bao gồm:
Tờ khai thuế năm và các tài liệu liên quan đến số tiền thuế phải nộp;
Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm bao gồm các tài liệu sau: tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính, tờ khai giao dịch liên kết, các tài liệu khác liên quan.
Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế gồm:
Tờ khai thuế;
Hóa đơn, hợp đồng và các chứng từ liên quan đến nghĩa vụ thuế.
Hồ sơ khai thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: hồ sơ hải quan;
Hồ sơ khai thuế khi chấm dứt hoạt động, hợp đồng, chuyển đổi loại hình, tổ chức lại doanh nghiệp gồm:
Tờ khai quyết toán thuế;
Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình, tổ chức lại doanh nghiệp;
Tài liệu khác liên quan.