Định kỳ hàng tháng kế toán phải thực hiện những công việc như nộp tờ khai thuế, trích nộp tiền bảo hiểm,…Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì một số doanh nghiệp có thể được lùi thời hạn nộp thuế, kinh phí công đoàn.
Công việc kế toán cần làm trong tháng 6/2020
1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 5/2020
- Nội dung công việc: Người sử dụng lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động tháng 5/2020 (nếu có).
2. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 5/2020
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với đối tượng khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, không áp dụng với đối tượng khai theo quý.
- Thời hạn chậm nhất phải nộp tờ khai là ngày 20/6/2020.
* Đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có thể được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Công văn 860/BHXH-BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 17/3/2020.
Doanh nghiệp đã thành lập hay chưa thành lập công đoàn cơ sở vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
Lưu ý: Theo Công văn số 245/TLĐ thì một số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn.
Trên đây là những công việc kế toán cần làm trong tháng 6/2020. Với một số doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 thì được lùi thời hạn nộp thuế, xem chi tiết tại: 3 thông tin quan trọng tại Nghị định 41 về gia hạn nộp thuế.
Ngày 19/3/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 13/2025/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Dưới đây là các điểm mới về hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền mà các doanh nghiệp cần lưu ý.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP - văn bản mới làm thay đổi hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ. Xem ngay bảng so sánh điểm mới so với Nghị định 123 để không bỏ sót những quy định mới có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các quốc gia phát triển và các thị trường lớn trên thế giới.