Công thức tính thuế VAT ngược 2024

Thuế VAT là loại thuế quen thuộc đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về công thức tính thuế VAT, đặc biệt là công thức tính thuế VAT ngược. Cùng tìm hiểu về thuế VAT tại bài viết.

1. Thuế VAT là gì? Ý nghĩa của thuế VAT

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng (thuế VAT - Value Added Tax) là thuế áp dụng trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông mà không áp dụng với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế VAT là loại thuế gián thu, cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng hàng hóa. Tuy nhiên, đối tượng trực tiếp đóng thuế VAT cho Nhà nước lại là các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Là một loại thuế do Nhà nước quy định, thuế VAT có các ý nghĩa sau:

  • Thuế VAT góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, điều chỉnh thu nhập.

  • Thuế VAT tạo điều kiện cho sản phẩm, hàng hóa nội địa xuất khẩu cạnh tranh trên trường quốc tế.

  • Thuế VAT góp phần giúp bảo vệ nền sản xuất, kinh doanh nội địa.

2. Công thức tính thuế VAT ngược

Công thức tính thuế VAT ngược là công thức tính giá đã có VAT, tức là giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm VAT và muốn tính giá trị gốc của hàng hóa, dịch vụ trước khi áp thuế VAT. . Cụ thể:

Công thức tính thuế VAT ngược

Công thức tính thuế VAT ngược (ảnh minh họa)

2.1. Công thức tính giá đã có VAT (VAT ngược)

Số tiền trước thuế  = Số tiền sau thuế / (1 + Thuế VAT)

Tiền thuế = Số tiền trước thuế x Thuế VAT

Ví dụ: Giá hàng hóa là 12.000.000 VNĐ (đã bao gồm 10% VAT)

Như vậy:

Số tiền trước thuế = 12.000.000/(1+10%) = 10.909.091 VNĐ

Tiền thuế VAT = 10.909.091 x 10% = 1.090.909 VNĐ

2.2. Công thức tính giá chưa bao gồm VAT (VAT xuôi)

Tiền thuế = Số tiền trước thuế x Thuế VAT

Số tiền sau thuế = Số tiền trước thuế + tiền thuế

Ví dụ: Giá hàng hóa là 12.000.000 VNĐ (chưa bao gồm 10% VAT)

Tiền thuế = 12.000.000 x 10% = 1.200.000 VNĐ

Như vậy: Số tiền sau thuế = 12.000.000 + 1.200.000 = 13.200.000 VNĐ

3. Khi nào thực hiện tính thuế VAT ngược?

Khi nào thực hiện tính thuế VAT ngược?

Khi nào thực hiện tính thuế VAT ngược? (ảnh minh họa)

Khi số tiền mà người mua phải thanh toán đối với hàng hóa đã bao gồm thuế VAT, nếu người mua muốn biết số thuế VAT phải đóng cho hàng hóa đó là bao nhiêu tiền thì người mua cần phải tính thuế VAT ngược.

4. Công thức tính thuế VAT

Căn cứ theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, Thông tư 219/2013/TT-BTCNghị quyết 110/2023/QH15 thì mức thuế VAT được áp dụng với các đối tượng chịu thuế như sau:

  • 01/1/2024 - 30/6/2024: 0%, 5%, 8% và 10%.

  • 01/07/2024 - 31/12/2024: 0%, 5% và 10%.

Có 02 cách tính thuế VAT:

  • Phương pháp khấu trừ thuế;

  • Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Theo đó, công thức chung để tính thuế VAT như sau:

Thuế VAT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế VAT

Tuy nhiên, để phù hợp với từng đối tượng áp dụng thì việc tính thuế VAT sẽ có sự khác nhau khi tính thuế bằng 02 phương pháp trên.

4.1. Phương pháp khấu trừ thuế 

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC cách tính thuế VAT khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế như sau:

Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra - Thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Số thuế VAT đầu ra là tổng số thuế VAT của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra và thực tế ghi trên hóa đơn VAT:

Thuế VAT ghi trên hóa đơn VAT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế VAT

Nếu chứng từ của hàng hóa, dịch vụ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế VAT thì:

Thuế VAT đầu ra = Giá thanh toán trừ - giá tính thuế

  • Thuế VAT đầu vào = Tổng số thuế VAT ghi trên hóa đơn VAT mua hàng hóa, dịch vụ.

Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào là những hàng hóa, dịch vụ dùng các loại chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là mức giá đã áp dụng thuế VAT thì căn cứ vào giá đã có thuế VAT và phương pháp tính thuế để xác định giá chưa có thuế VAT và thuế VAT đầu vào.

4.2. Phương pháp tính trực tiếp trên VAT

Số thuế VAT phải nộp = Tỷ lệ % x với Doanh thu áp dụng

Trong đó:

  • Tỷ lệ % để tính thuế VAT trên doanh thu:

  • Phân phối hàng hóa, cung cấp hàng hóa: 1%;

  • Dịch vụ, xây dựng (không bao thầu nguyên vật liệu): 5%;

  • Sản xuất, dịch vụ, vận tải có gắn liền với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

  • Doanh thu để tính thuế VAT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn (bao gồm cả phụ thu, phí thu thêm).

5. Tính thuế VAT ngược khác gì tính VAT thông thường?

Công thức tính VAT thông thường sẽ được xác định bằng giá tính thuế và thuế suất thuế VAT. Khi dùng công thức tính thuế VAT thông thường, kết quả chúng ta nhận được sẽ là số tiền thuế VAT mà doanh nghiệp phải nộp.

Trong khi đó, công thức tính thuế VAT ngược sẽ trả lại kết quả là số tiền trước thuế hoặc số tiền thuế. Theo đó, khi muốn biết số thuế giá trị gia tăng của một sản phẩm, chúng ta sẽ dùng công thức tính VAT ngược. Đó là sự khác nhau giữa công thức tính thuế VAT ngược và công thức tính VAT thông thường.

Trên đây là nội dung Công thức tính thuế VAT ngược 2024.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế chi tiết nhất 2024

Trong chúng ta, hầu hết đã nghe nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, trong đó phổ biến nhất là tội trốn thuế và có những hiểu nhầm về hành vi cấu trúc giao dịch để tránh thuế. Hai hành vi này tuy có vẻ tương đồng nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về bản chất và hậu quả pháp lý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt trốn thuế và tránh thuế.