Cơ quan quản lý thuế trực tiếp bao gồm những cơ quan nào? Trách nhiệm ra sao?

Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế, người nộp thuế thường làm việc với cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Vậy, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp bao gồm những cơ quan nào? 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm các cơ quan sau:

Cơ quan quản lý thuế trực tiếp bao gồm những cơ quan nào? (ảnh minh họa)
  • Cơ quan thuế quản lý tại nơi có trụ sở chính của người nộp thuế;

  • Cơ quan thuế quản lý địa bàn tại nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc ở khác tỉnh với nơi người nộp thuế đặt trụ sở chính và đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện kê khai thuế với cơ quan thuế tại địa bàn;

  • Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế;

  • Đối với các cá nhân có thu nhập từ khoản tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế thực hiện cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế quyết toán thuế cho cá nhân;

  • Đối với cá nhân được nhận quà, nhận thừa kế là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, đơn vị, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc đối tượng kê khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp của các cá nhân này là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành.

Nếu có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp của cá nhân là cơ quan thuế nơi cá nhân được nhận thừa kế, được nhận quà tặng cư trú.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý thuế trực tiếp

Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trực tiếp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý thuế trực tiếp (ảnh minh họa)

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm phải thực hiện các quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế, cụ thể như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ kê khai thuế và thực hiện xử phạt về thuế liên quan đến việc nộp hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế;

- Tính, điều chỉnh tiền chậm nộp thuế của người nộp thuế;

- Hướng dẫn, đốc thúc người nộp thuế kê khai thuế, đóng tiền vào ngân sách nhà nước;

- Thực hiện đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế;

- Tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xóa nợ thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp;

- Tiếp nhận và giải quyết các văn bản đề nghị xử lý tiền nộp thừa của người nộp thuế;

- Tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ hoàn tiền thuế của người nộp thuế;

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn, giảm thuế của người nộp thuế;

- Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế và xử phạt (nếu có);

- Nếu người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:

- Xác định người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế để hướng dẫn, đốc thúc người nộp thuế xác định thuế phải nộp và nộp Bảng phân bổ kèm theo hồ sơ kê khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; xử phạt các vi phạm liên quan.

Trong đó, phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế có thể kể đến:

  • Người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính

  • Nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ

  • Thuế thu nhập cá nhân…

- Tính tiền, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với thuế phải nộp của người nộp thuế;

- Hướng dẫn, đốc thúc người nộp thuế đóng tiền vào ngân sách nhà nước;

- Chủ trì thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ, cưỡng chế nợ thuế đối với thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ; thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn biết và thực hiện phối hợp.

- Chủ trì việc tiếp nhận các hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần thuế, khoanh nợ, xóa nợ thuế tại địa bàn nhận phân bổ; thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn biết và thực hiện phối hợp.

- Chủ trì việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn, không tính tiền chậm nộp của khoản thuế nợ ở địa bàn nhận phân bổ;

- Chủ trì việc tiếp nhận văn bản đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn để xử lý;

- Chủ trì việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn để xử lý;

- Chủ trì việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn, giảm thuế của người nộp thuế tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa để xử lý;

- Chủ trì và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và xử phạt (nếu có);

- Tổng hợp số liệu và báo cáo đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân kết quả thu ngân sách nhà nước các khoản nộp vào ngân sách, khoản hoàn trả cho người nộp thuế.

Trên đây là nội dung liên quan đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục