So sánh chứng chỉ APC và CPA của giới "kế, kiểm" [Mới nhất]

Chứng chỉ APC và CPA là các chứng chỉ đặc biệt dành cho kế toán và kiểm toán viên khi vượt qua kỳ thi được tổ chức bởi Bộ Tài chính. Vậy chứng chỉ APC và CPA là gì? Có gì giống và khác nhau?

1. Chứng chỉ APC và CPA là gì? Vai trò của chứng chỉ APC và CPA

Chứng chỉ APC - Chứng chỉ hành nghề kế toán (hay còn gọi là chứng chỉ kế toán viên) là chứng nhận hành nghề kế toán được cấp khi cá nhân vượt qua kỳ thi do Bộ Tài chính tổ chức. Chứng chỉ APC là cơ sở để công nhận một kế toán viên chuyên nghiệp và đánh giá về chuyên môn, phẩm chất của kế toán viên.

Chứng chỉ CPA - Chứng chỉ hành nghề kiểm toán là một loại chứng chỉ hành nghề cho những người làm kế toán, kiểm toán, được công nhận bởi Hiệp hội nghề nghiệp trong nước/quốc tế.

Chứng chỉ APC và CPA là gì?
Chứng chỉ APC và CPA là gì? (Ảnh minh hoạ)

Chứng chỉ APC và CPA có vai trò trong hành nghề và sự nghiệp của các kế toán, kiểm toán viên, cụ thể giúp kế toán, kiểm toán viên:

- Mở rộng con đường sự nghiệp và có nhiều cơ hội là việc tại các công ty về kế toán kiểm toán hàng đầu, đảm nhận vai trò kiểm soát nội bộ trong các công ty hoặc có thể tự mở dịch vụ riêng.

- Nâng mức thu nhập của kế toán, kiểm toán viên.

- Giúp khẳng định vị thế của bản thân trong công việc bởi khi đã có chứng chỉ này thì cá nhân đã được công nhận là một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, có kiến thức về chuyên môn vững vàng.

2. So sánh chứng chỉ APC và CPA mới nhất

*Giống nhau:

- Đều là chứng chỉ hành nghề khi người dự thi vượt qua kỳ thi theo tiêu chuẩn quy định.

- Điều kiện dự thi (quy định tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC) gồm có:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực và có ý thức chấp hành pháp luật.

  • Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành tài chính, kiểm toán, kế toán.

  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kiểm toán, kế toán tối thiểu từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp được ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học/sau đại học cho đến thời điểm đăng ký dự thi.

  • Phải nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí dự thi chứng chỉ.

  • Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015.

So sánh chứng chỉ APC và CPA
So sánh chứng chỉ APC và CPA mới nhất (Ảnh minh hoạ)

*Khác nhau:

Tiêu chí

Chứng chỉ APC

Chứng chỉ CPA

Ý nghĩa

Là sự đảm bảo về năng lực và tính chuyên nghiệp của kế toán.

Đóng vai trò là bằng chứng đảm bảo khả năng làm việc của kiểm toán viên. Chỉ khi có chứng chỉ này mới trở thành kiểm toán viên, trước đó chỉ được gọi là trợ lý của kiểm toán viên.

Ứng dụng của chứng chỉ

Là chứng chỉ bắt buộc khi cá nhân muốn đảm nhận các vị trí sau đây:

- Người được thuê làm sổ sách về kế toán.

- Cá nhân kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.

- Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.

- Đối với cá nhân: Chỉ kiểm toán viên có chứng chỉ này mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán.

- Đối với doanh nghiệp: Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì để thanh lập doanh nghiệp về kiểm toán thì:

  • Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, phải có ít nhất từ 2 - 5 thành viên góp vốn là kiểm toán viên hành nghề trong công ty.

  • Người đại diện pháp luật, Giám đốc/Tổng Giám đốc là kiểm toán viên.

Số lượng môn thi

Gồm 04 môn thi, cụ thể:

- Pháp luật về kinh tế & Luật Doanh nghiệp.

- Tài chính & quản lý tài chính nâng cao.

- Thuế & quản lý thuế nâng cao.

- Kế toán tài chính & kế toán quản trị nâng cao.

Gồm 07 môn thi, ngoài 04 môn thi như chứng chỉ APC, còn có thêm 03 môn:

- Kiểm toán, dịch vụ đảm bảo nâng cao.

- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

- Ngoại ngữ trình độ C (01 trong 05 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức).

Quy định về đăng ký ngành nghề

Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Thông tư 296/2016/TT-BTC. Người có chứng chỉ APC chỉ có thể đăng ký hành nghề kế toán.

Đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Thông tư 202/2012/TT-BTC. Người có chứng chỉ CPA có thể đăng ký hành nghề cả kiểm toán và kế toán.

Điều kiện đạt chứng chỉ

Mối môn thi đạt tối thiểu 05 điểm, tổng điểm tối thiểu của các môn cộng lại là 25 điểm.

Mỗi môn thi đạt tối thiểu 05 điểm, tổng điểm tối thiểu của 06 môn thi (trừ ngoại ngữ - môn điều kiện) là 38 điểm.

3. Công việc nào cần có chứng chỉ APC và CPA?

Để lựa chọn thi chứng chỉ APC hay CPA phù hợp với nhu cầu công việc thì cần phải hiểu rõ công việc nào cần có 02 chứng chỉ này.

- Công việc phải có chứng chỉ APC: Chứng chỉ này bắt buộc đối với cá nhân muốn đảm nhiệm các vị trí sau đây:

+ Người được thuê làm sổ sách về kế toán.

+ Cá nhân kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.

+ Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.

- Công việc phải có chứng chỉ CPA, gồm:

+ Đối với cá nhân: Chỉ kiểm toán viên có chứng chỉ này mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán.

+ Đối với doanh nghiệp kiểm toán: Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì để thanh lập doanh nghiệp về kiểm toán thì:

  • Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, phải có ít nhất từ 02 - 05 thành viên góp vốn là kiểm toán viên hành nghề trong công ty.

  • Người đại diện pháp luật, Giám đốc/Tổng Giám đốc là kiểm toán viên.

Trên đây là những thông tin về chứng chỉ APC và CPA. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến: 19006192 để được giải đáp.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.