Cháu ruột có được giảm trừ gia cảnh không?

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng, theo đó, cháu ruột có thuộc đối tượng người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh không?

1. Người phụ thuộc gồm những ai?

Người phụ thuộc theo khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập số 04/2007/QH12 bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Cụ thể, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc gồm:

- Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng;

- Vợ/chồng của người nộp thuế;

- Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ/cha, mẹ chồng; cha dượng, mẹ kế; cha, mẹ nuôi hợp pháp;

- Các cá nhân không nơi nương tựa khác mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng:

  • Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế;

  • Ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế;

  • Cháu ruột của người nộp thuế: Con của anh/chị/em ruột;

  • Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Cháu ruột có được giảm trừ gia cảnh không khi tính thuế thu nhập cá nhân
Cháu ruột có được giảm trừ gia cảnh không khi tính thuế thu nhập cá nhân? (Ảnh minh họa)

2. Cháu ruột có được giảm trừ gia cảnh không?

Cháu ruột gồm con của anh/chị/em ruột của người nộp thuế không có nơi nương tựa và người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng thuộc đối tượng giảm trừ gia cảnh nếu đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Đối với người không nơi nương tựa trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng bình quân tháng trong năm từ tất cả mọi nguồn thu nhập ≤ 01 triệu đồng.

(2) Đối với người không nơi nương tựa ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng bình quân tháng trong năm từ tất cả mọi nguồn thu nhập ≤ 01 triệu đồng.

*** Không nơi nương tựa được hiểu là người sống độc thân, không có/không còn thân nhân/có thân nhân nhưng ngoài độ tuổi lao động/không đủ khả năng nuôi dưỡng/không có khả năng lao động (theo Công văn 18175/CTHN-TTHT ngày 26/4/2022 của Cục thuế Thành phố Hà Nội; Công văn 217/TCT-DNNCN ngày 17/01/2020 của Tổng cục Thuế).

Như vậy, cháu ruột của người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh phải là người không có nơi nương tựa và được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng đồng thời thỏa mãn các điều kiện (1) hoặc (2) nêu trên.

Nếu cháu ruột của người nộp thuế không phải là người không có nơi nương tựa thì cũng sẽ không đủ điều kiện để được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.

3. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cháu ruột

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho cháu ruột của người nộp thuế gồm các giấy tờ sau theo điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 79/2022/TT-BTC:

- Bản chụp CMND/CCCD/Giấy khai sinh.

- 01 trong số các loại giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng như:

  • Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

  • Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.

  • Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu của Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của UBND cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

  • Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu của Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của UBND cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (đối với trường hợp không sống cùng).

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cháu ruột gồm những gì
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cháu ruột gồm những gì? (Ảnh minh họa)

Ngoài các giấy tờ nêu trên, nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ để chứng minh không có khả năng lao động ví dụ như:

  • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.

  • Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Nếu cần tìm hiểu thêm về vấn đề cháu ruột có được giảm trừ gia cảnh không, hãy gọi ngay tới số 19006192 để được các chuyên viên pháp lý của LuatVietnam tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.