Cha mẹ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh?

Việc cha mẹ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh hay không sẽ ảnh hưởng đến việc một người phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cha mẹ không đi làm có thể được tính là người phụ thuộc và được giảm trừ gia cảnh.

* Cha mẹ thuộc đối tượng người phụ thuộc gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Điều kiện là người phụ thuộc và được giảm trừ

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cha mẹ của người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Nhóm 1: Điều kiện cần

* Cha mẹ trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động: Là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).

- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

* Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Nhóm 2: Điều kiện đủ

Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

cha mẹ không đi làm có được giảm trừ gia cảnhCha mẹ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh? (Ảnh minh họa)

Hồ sơ chứng minh cha mẹ thuộc đối tượng giảm trừ

Theo tiết g.3 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh để được giảm trừ gồm:

- Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

So với kỳ tính thuế năm 2019 thì mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020 có sự điều chỉnh, mà cụ thể là tăng từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu thu nhập vẫn giữ nguyên thì rất nhiều người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Để tiện theo dõi và so sánh, LuatVietnam đã tổng hợp mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh mới và cũ.

Mức thu nhập

Trường hợp

Mức thu nhập phải nộp thuế sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc, các khoản được miễn thuế, đóng góp từ thiện

Kỳ tính thuế 2019

Kỳ tính thuế 2020

Mức 1

Không có người phụ thuộc

Trên 09 triệu đồng/tháng

Trên 11 triệu đồng/tháng

Mức 2

Có 01 người phụ thuộc

Trên 12,6 triệu đồng/tháng

Trên 15,4 triệu đồng/tháng

Mức 3

Có 02 người phụ thuộc

Trên 16,2 triệu đồng/tháng

Trên 19,8 triệu đồng/tháng

Mức 4

Có 03 người phụ thuộc

Trên 19,8 triệu đồng/tháng

Trên 24,2 triệu đồng/tháng

Mức 5

Có 04 người phụ thuộc

Trên 23,4 triệu đồng/tháng

Trên 28,6 triệu đồng/tháng

Trên đây là quy định giải đáp về việc cha mẹ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh không? Theo đó, không phải mọi trường hợp cha mẹ không đi làm sẽ được giảm trừ, mà chỉ được tính là người phụ thuộc và được giảm trừ với mức 4.4 triệu đồng/tháng/người nếu đáp ứng đủ điều kiện trên.

Khi có vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục