Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?

Các đợt thanh tra thuế năm 2022 đang được triển khai tại các doanh nghiệp. Trước mỗi kỳ kiểm tra này, các doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận kế toán luôn gặp những áp lực nhất định. Bài viết dưới đây là những thông tin về việc doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế của năm nay.

* Bài viết được tổng hợp từ nội dung Hội thảo “Rủi Ro Tiềm Ẩn Trong Thanh Tra, Kiểm Tra Thuế & Hải Quan 2022 - Quản Trị Và Phòng Tránh Rủi Ro” do RSM Việt Nam - 1 trong 8 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam và Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan phối hợp tổ chức. LuatVietnam là đơn vị tài trợ cho sự kiện này.

1. Các trường hợp tập trung thanh tra thuế 2022

Theo ông Nguyễn Thành Lâm - Tổng giám đốc của RSM Hà Nội, trong xu hướng thanh, kiểm tra thuế năm 2022, có 06 trường hợp doanh nghiệp sẽ được tập trung để thanh, kiểm tra thuế, gồm:

- Doanh nghiệp chuyển giá

- Doanh nghiệp phát sinh lỗ

- Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế

- Doanh nghiệp có các khoản chi trả cho tập đoàn

- Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử

- Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT.


2. Các rủi ro cần được kiểm soát trong thanh tra thuế

Trước khi trả lời cho câu hỏi cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế, các doanh nghiệp cần biết trước về một số rủi ro dễ gặp trong các kỳ thanh tra thuế để lưu ý và kiểm soát, gồm:

2.1 Rủi ro về mặt kỹ thuật

Đây là các rủi ro liên quan đến các quy định thuế - kế toán mà doanh nghiệp chưa kịp cập nhật hoặc chưa hiểu, hiểu nhầm, áp dụng sai; rủi ro xuất phát từ đặc thù hoạt động của doanh nghiệp; từ thẩm quyền thanh tra - kiểm tra thuế; từ quy trình thủ tục thanh tra; từ quy trình thủ tục khiếu kiện - khiếu nại;

2.2 Rủi ro phi kỹ thuật

Đây là các rủi ro liên quan đến nhân sự phụ trách; phương pháp phối hợp làm việc giữa các bên; cách tiếp cận với từng vấn đề hoặc cơ quan; phương pháp giao tiếp, trao đổi với cơ quan thuế.

can chuan bi gi cho cuoc thanh tra thue
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?

3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?


3.1 Trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra

  • Rà soát lại toàn bộ hồ sơ thuế
  • Lưu ý các khía cạnh pháp lý, giấy phép liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp
  • Kê khai điều chỉnh (nếu có) trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra
  • Cập nhật thông tin về lý do và chủ đề mà cơ quan thuế sẽ kiểm tra
  • Sắp xếp thời gian để chuẩn bị đầy đủ trước khi thanh, kiểm tra thuế
  • Thông báo tới các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp
  • Cân nhắc về việc mới các chuyên gia tư vấn thuế tham gia.

3.2 Trong thời gian diễn ra thanh, kiểm tra thuế

  • Chỉ định nhân viên đủ kinh nghiệm làm việc với đoàn thanh, kiểm tra thuế
  • Giữ bình tĩnh giải trình các vấn đề
  • Tránh đối đầu, cố gắng giải quyết để thông qua đối thoại
  • Cân nhắc thương lượng và chấp nhận giải pháp có lợi cho cả hai bên
  • Tham vấn ý kiến của ban lãnh đạo công ty hoặc đơn vị tư vấn hoặc cả hai
  • Thảo luận trước với cán bộ thuế về việc có thể khiếu nại kết quả thanh kiểm tra thuế.

3.3 Sau khi kết thúc thanh, kiểm tra thuế

  • Rà soát kỹ lưỡng các “biên bản” và cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn thuế
  • Quyết định những điều chỉnh nào có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận
  • Chuẩn bị ý kiến để đưa vào biên bản và ký biên bản đúng hạn, nộp đơn xin gia hạn
  • Nếu vẫn còn vấn đề tranh chấp, cân nhắc đưa ý kiến bảo lưu trong biên bản
  • Cân nhắc xin hướng dẫn từ Tổng cục Thuế/Bộ Tài chính
  • Khi đã có quyết định của cơ quan thuế, nên nộp tiền thuế truy thu, các khoản phạt trong khi tiến hành thủ tục khiếu nại để tránh lãi phạt chậm nộp
  • ​Nộp đơn khiếu nại đúng thời hạn (trong vòng 90 ngày cho khiếu nại lần đầu và 30 ngày cho khiếu nại lần 2). ​
cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?

4. Các quy định doanh nghiệp cần biết liên quan đến thanh, kiểm tra thuế


4.1 Thời hiệu xử lý vi phạm về thuế và chậm nộp thuế

Hành vi vi phạm

Thời hiệu xử phạt

Hóa đơn

  • 2 năm
  • 5 năm nếu dẫn tới trốn/gian lận/chậm nộp/thiếu thuế

Thủ tục thuế

02 năm (kể từ ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục thuế theo quy định đến ngày ra quyết định xử phạt)

Khai sai, trốn thuế

05 năm kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đến ngày ra quyết định xử phạt

Chậm nộp

10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm

Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế

Thời gian cơ quan tố tụng hình sự thụ lý hồ sơ được xem xét tính vào thời hiệu xử phạt hành chính.

Căn cứ: Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP


4.2 Quy định xử phạt vi phạm thuế và chậm nộp thuế

Hành vi

Mức phạt

Ghi chú

Khai sai, khai thiếu phải nộp, tăng số thuế được hoàn

20% số thuế khai sai, khai thiếu hoặc số tiền được hoàn

Không bị xem là trốn thuế, gian lận thuế

Trốn thuế, gian lận thuế

Ít nhất 01 lần số tiền thuế trốn gian lận; Tối đa 03 lần số tiền thuế trốn thuế, gian lận

Tùy thuộc vào số lần vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Căn cứ: Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Trường hợp phát sinh lãi chậm nộp:

Thời điểm

Mức lãi chậm nộp

Trước 01/7/2013

0,05%/ngày

Từ 01/01/2013 - 01/01/2015

  • 0,05%/ngày (nếu chậm từ 90 ngày trở xuống)
  • 0,07%/ngày (nếu chậm 90 ngày trở lên)

Từ sau 01/5/2015 - 01/7/2016

0,05%/ngày

Từ 01/7/2016 trở đi

0,03%/ngày

Căn cứ: Luật Quản lý thuế 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2014 và Luật Quản lý thuế 2019.

Trên đây, LuatVietnam đã đề cập đến thông tin về việc doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế. Nếu phát sinh bất cứ vướng mắc nào liên quan đến hoạt động này, doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến Tổng đài hỗ trợ doanh nghiệp của LuatVietnam 1900.6192 .

Tháng 04/2022, LuatVietnam ra mắt trang Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cập nhật chính sách mới, giải đáp thắc mắc về các quy định của pháp luật, hỗ trợ làm các thủ tục online... Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.

Hướng dẫn gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất năm 2022

Hướng dẫn gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất năm 2022

Hướng dẫn gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất năm 2022

Theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP, một số doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất phát sinh trong năm 2022.