Cập nhật: Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ mới

Sau khi chính thức tăng mức giảm trừ gia cảnh thì nhiều người không còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân. LuatVietnam cập nhật cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất khi tăng giảm trừ gia cảnh.


Thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế

Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau:

- Mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

- Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau.

Như vậy, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế. Dưới đây là một số mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi đã trừ các khoản được miễn thuế (nếu có):

Mức thu nhập

Đối tượng

Thu nhập phải nộp thuế

Theo mức giảm trừ cũ

Theo mức giảm trừ mới

Mức 1

Không có người phụ thuộc

Trên 09 triệu đồng/tháng

Trên 11 triệu đồng/tháng

Mức 2

Có 01 người phụ thuộc

Trên 12.6 triệu đồng/tháng

Trên 15.4 triệu đồng/tháng

Mức 3

Có 02 người phụ thuộc

Trên 16.2 triệu đồng/tháng

Trên 19.8 triệu đồng/tháng

Mức 4

Có 03 người phụ thuộc

Trên 19.8 triệu đồng/tháng

Trên 24.2 triệu đồng/tháng

Thêm 01 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4.4 triệu đồng/tháng.


cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhấtCách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất (Ảnh minh họa)

Cách tính thuế khi tăng mức giảm trừ gia cảnh

* Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:

(1) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế được tính như sau:

(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn

* Các bước tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1. Tính tổng thu nhập

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên sau khi tính được thu nhập tính thuế thì chỉ cần lấy thu nhập tính thuế x thuế suất (phương pháp Biểu lũy tiến từng phần - Tính từng bậc thuế sau đó cộng lại theo bảng sau).

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

* Phương pháp tính thuế rút gọn

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 05 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 05 trđ đến 10 trđ

10%

0.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0.75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1.95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4.75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9.75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18.15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 tr

Ví dụ: Anh A có thu nhập từ tiền lương là 30 triệu đồng/tháng, lương anh A nhận đã được công ty trích đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc với mức là 10.5%. Anh A có 01 người phụ thuộc, trong tháng anh A không có khoản đóng góp từ thiện nào.

Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng được tính như sau:

- Thu nhập chịu thuế của anh A là 30 triệu đồng.

- Anh A được giảm trừ 02 khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân là 11 triệu đồng.

+ Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng.

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 15.4 triệu đồng, thu nhập tính thuế của anh A là: 30 triệu đồng - 15.4 triệu đồng = 14.6 triệu đồng.

Cách 1: Biểu lũy tiến từng phần

Với khoản thu nhập tính thuế là 14.6 triệu đồng thì thu nhập của anh A gồm 03 bậc thuế, mỗi bậc thuế được tính như sau:

Bậc 1: 05 triệu đồng của bậc 1 x 5% = 250.000 đồng

Bậc 2: 05 triệu đồng của bậc 2 x 10% = 500.000 đồng

Bậc 3: 4.6 triệu đồng của bậc 3 x 15% = 690.000 đồng

Như vây, số thuế thu nhập tạm nộp trong tháng của anh A là 1.44 triệu đồng (250.000 đồng + 500.000 đồng + 690.000 đồng)

Cách 2: Tính thuế theo phương pháp rút gọn

Thu nhập tính thuế của anh A có bậc thuế cao nhất là bậc 3, đối chiếu với bảng tính thuế theo phương pháp rút gọn thì số thuế thu nhập anh A phải nộp = (14.6 triệu đồng x 15%) - 0.75 triệu đồng = 1.44 triệu đồng.

Trên đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất được LuatVietnam cập nhật theo mức giảm trừ gia cảnh mới. Để tính thuế thu nhập cá nhân với chỉ vài giây hãy xem tại hệ thống tính thuế thu nhập cá nhân online của LuatVietnam (lưu ý hệ thống tính thuế online sẽ được cập nhật theo mức giảm trừ gia cảnh mới vào tuần tới).

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Nghị định 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau đây là những điểm nổi bật trong quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán áp dụng cho các hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.