1. Cá nhân không cư trú là gì?
Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng được các điều kiện của cá nhân cư trú được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC về cá nhân cư trú (Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Cụ thể là các cá nhân không đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có mặt ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 183 ngày trở lên tính trong 01 năm dương lịch hoặc tính trong 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên người đó có mặt ở Việt Nam.
Trong đó, ngày mà cá nhân đến và đi được tính là 01 ngày. Ngày đến, ngày đi căn cứ dựa trên chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu hoặc giấy thông hành khi đến và rời Việt Nam.
Trong trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh cùng 01 ngày thì được tính chung là 01 ngày cư trú.
- Có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam theo 01 trong 02 trường hợp dưới đây:
+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định pháp luật về cư trú, cụ thể:
-
Đối với người Việt Nam: Nơi ở thường xuyên là nơi mà cá nhân đó sinh sống thường xuyên và ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định, đã thực hiện đăng ký thường trú.
-
Đối với người nước ngoài: Nơi ở thường xuyên được xác định là nơi mà người đó thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc là nơi tạm trú khi người đó đăng ký để được cấp Thẻ tạm trú do cơ quan thẩm quyền cấp.
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định về nhà ở, thời gian của các hợp đồng thuê nhà phải từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể:
-
Cá nhân chưa/không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng từ 183 trở lên trong năm tính thuế thì cũng được xác định là cá nhân cư trú, bao gồm cả trường hợp cá nhân thuê nhà ở nhiều nơi.
-
Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ hay nơi ở làm việc, trụ sở cơ quan,... không phân biệt nơi ở là cá nhân đó tự thuê hay được người sử dụng lao động thuê cho để ở.
Như vậy, cá nhân không cư trú tại Việt Nam là người không thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
2. Kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam được tính theo từng lần phát sinh thu nhập của cá nhân đó.
3. Phân biệt thuế TNCN của cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam
Việc xác định cá nhân có cư trú hay không cư trú tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng để xác định thuế TNCN của cá nhân từ tiền công, tiền lương. Dưới đây là bảng phân biệt thuế TNCN của cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam:
Nội dung |
Cá nhân cư trú |
Cá nhân không cư trú |
Kỳ tính thuế |
- Kỳ tính thuế theo năm: Áp dụng cho các nguồn thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công. - Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh: Áp dụng cho các nguồn thu nhập có được từ việc đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền nhượng hiệu, quà tặng, thừa kế. - Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh/năm: Áp dụng đối với các thu nhập có được từ việc chuyển nhượng chứng khoán. |
- Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính dựa trên từng lần có phát sinh thu nhập, |
Thu nhập chịu thuế |
Bao gồm cả thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ của Việt Nam, không phân biệt nơi nào trả thu nhập cho cá nhân đó. |
Chỉ có các nguồn thu nhập phát sinh ở Việt Nam, không phân biệt nơi nào trả/nhận thu nhập. |
Căn cứ tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công |
- Đối với các cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên: Tính thuế TNCN theo biểu lũy kế từng phần. - Đối với các cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc có ký nhưng thời hạn dưới 03 tháng: Thuế TNCN = Tổng thu nhập x 10% Tổng thu nhập (nguồn thu nhập bao gồm cả lương, phụ cấp từ 02 triệu đồng trở lên). |
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x 20%. |
Giảm trừ bảo hiểm bắt buộc, gia cảnh |
Được giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm bắt buộc. |
Không được giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm bắt buộc. |
Khấu trừ thuế |
Được khấu trừ thuế. |
Không được khấu trừ thuế. |
Trên đây là những thông tin về Cá nhân không cư trú là gì? Kỳ tính thuế TNCN thế nào?