Từ 05/12/2020, những ai bị cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế?

Ngày mai (05/12/2020) là ngày có hiệu lực của Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế, trong đó có quy định khiến dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến thông tin tài khoản của khách hàng sẽ được cung cấp cho cơ quan thuế.

Ngân hàng phải thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế

Theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 126, ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp các thông tin sau liên quan đến tài khoản cá nhân của khách hàng:

- Tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

- Thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch trong trường hợp cần để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Việc ngân hàng chuyển dữ liệu thông tin tài khoản cá nhân của khách hàng cho cơ quan thuế được cho là nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế của cá nhân, đặc biệt là những cá nhân có thu nhập trên môi trường thương mại điện tử.

Từ 5/12/2020, ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế 


Những ai bị cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế?

Như đề cập ở trên, quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế thực chất là nhắm đến những người có thu nhập trên môi trường mạng, đặc biệt là môi trường mạng xuyên quốc gia như Facebook, Youtube, Google, Tiktok, Instagram…

Và như vậy, những người có thu nhập từ bán hàng online, các Youtuber, các Vloger… sẽ là đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của quy định mới này.

Thực tế những năm qua cho thấy, đây chính là những người có thu nhập lớn trên các nền mảng mạng xã hội, nhưng thường né được việc đóng thuế, vì thu nhập được chuyển từ nước ngoài về và họ cho rằng cơ quan thuế không nắm được thông tin về thu nhập của họ.

Từ ngày 05/12/2020, khi ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho cơ quan thuế thì cơ quan thuế gần như ở trong vai trò “nắm đằng chuôi”, kiểm soát được nghĩa vụ nộp thuế của những người này.

Liên quan đến quy định này, đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết trên Vneconomy:

Cơ quan thuế sẽ yêu cầu cung cấp tài khoản đối với vụ việc, đối tượng cụ thể theo trình tự, không yêu cầu ngân hàng cung cấp toàn bộ tài khoản cũng như số dư thanh toán của tất cả khách hàng. Việc yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản, giao dịch chủ yếu là phục vụ cho thanh tra, kiểm tra.

Tóm lại, quy định mới không ảnh hưởng tới tất cả những người có tài khoản ngân hàng, mà chủ yếu chỉ là những người có thu nhập trên môi trường mạng. Việc cung cấp thông tin tài khoản chỉ được thực hiện khi cơ quan thuế có nhu cầu kiểm tra, thanh tra nghĩa vụ nộp thuế của một trường hợp cụ thể.

>> Những chính sách mới về Thuế - Hóa đơn có hiệu lực trong tháng 12/2020

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào?

Làm Freelance là công việc đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người vẫn băn khoăn Freelance là gì? Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào? Cùng tìm hiểu về công việc Freelance tại bài viết bên dưới.

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Cá nhân không cư trú là gì? Kỳ tính thuế TNCN thế nào?

Việc xác định cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng để xác định thuế TNCN mà người đó phải nộp. Vậy cá nhân không cư trú là gì? Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính ra sao?