Tiêu chuẩn TCVN 9651:2013 Ghi nhãn và đóng dấu bao bì tinh dầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9651:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9651:2013 ISO/TR 211:1999 Tinh dầu-Nguyên tắc chung về ghi nhãn và đóng dấu bao bì
Số hiệu:TCVN 9651:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9651:2013

ISO/TR 211:1999

TINH DẦU - NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ GHI NHÃN VÀ ĐÓNG DẤU BAO BÌ

Essential oils - General rules for labelling and marking of containers

Lời nói đầu

TCVN 9651:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 211:1999;

TCVN 9651:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TINH DẦU - NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ GHI NHÃN VÀ ĐÓNG DẤU BAO BÌ

Essential oils - General rules for labelling and marking of containers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về ghi nhãn và đóng dấu bao bì đựng tinh dầu để có thể nhận biết sản phẩm chứa bên trong.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Ghi nhãn (labelling)

Cách thức cho phép nhận biết và mô tả đặc điểm của sản phẩm chứa bên trong bao bì bằng nhãn, thẻ đeo, dấu khắc v.v… mà không tạo thành một phần của bao bì.

2.2. Đóng dấu (marking)

Cách thức cho phép nhận biết và mô tả đặc điểm của sản phẩm chứa bên trong bao bì bằng con dấu, tem hoặc bằng hình ảnh, tạo thành một phần của bao bì.

3. Yêu cầu chung

Do nhãn có thể bị hỏng hoàn toàn hoặc hỏng từng phần nên việc đóng dấu vẫn được dùng nhiều hơn, đặc biệt đối với bao bì có thể tích lớn (ví dụ: thùng, hộp).

Tuy nhiên, nhãn có thể thuận tiện cho các bao bì nhỏ đựng mẫu chuẩn hoặc mẫu thử nghiệm.

Vật liệu làm phải đủ bền để chịu được các điều kiện vận chuyển.

Nhãn phải được cố định sao cho không thể thay thế được cũng như không sử dụng lại được.

Dấu phải được đóng trực tiếp lên bao bì, phải bền và không dễ tẩy xóa được.

4. Yêu cầu cụ thể

Nhãn và/hoặc dấu phải:

- dễ hiểu;

- hình vẽ ở vị trí dễ quan sát;

- dễ đọc và không tẩy xóa được;

Nhãn và/hoặc dấu không được:

- có bất kỳ chữ in hoặc hình ảnh nào không rõ ràng minh bạch;

- gây hiểu nhầm cho người sử dụng về các đặc tính, bản chất, việc nhận biết, chất lượng, thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp sản xuất hoặc các yêu cầu;

- thể hiện công dụng hoặc các đặc tính mà tinh dầu không có.

5. Nội dung được ghi nhãn hoặc đóng dấu.

Nhãn và/hoặc dấu phải nêu rõ các nội dung sau:

a) tên thương mại của tinh dầu, tên thực vật (tên Latin kèm theo tên tác giả) của cây trồng và phần của cây thu được [4];

b) tên hoặc tên thương mại và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối;

c) phương pháp chế biến hoặc bất kỳ quá trình xử lý đặc biệt nào (ví dụ, chưng cất, tách phân đoạn, ép v.v…);

d) tỷ lệ phần trăm của thành phần chính nếu giá trị thương mại của tinh dầu phụ thuộc vào chúng;

e) khối lượng tổng, khối lượng bì và khối lượng tịnh;

f) các điều kiện bảo quản cụ thể (như nhiệt độ bảo quản), tinh dầu đã được gạn hay chưa và hướng dẫn sử dụng;

g) số mẻ hoặc ngày sản xuất, để cung cấp mọi thông tin về nguồn gốc và phương pháp chế biến tinh dầu, trong trường hợp nghi ngờ hoặc không phù hợp với các yêu cầu;

h) nguồn gốc hoặc nước xuất xứ;

i) biểu tượng và dấu hiệu mối nguy liên quan đến chất và dấu hiệu nguy cơ cụ thể (theo quy định hiện hành) [1] [2];

j) điểm chớp cháy khi bảo quản, đối với các sản phẩm dễ cháy, nếu có;

k) đối với tinh dầu sử dụng cho con người:

- hạn sử dụng cho đến khi tinh dầu vẫn giữ được tất cả các đặc tính của chúng [3];

- hàm lượng của thành phần hoặc nhóm thành phần, nếu được bổ sung vào các sản phẩm thực phẩm thì phải tuân thủ giới hạn định lượng theo quy định hiện hành.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Council directive, 7 June 1988, on the aproximation of the laws, regulations and administrative provision of the Member States relating to the classification, packaging and labelling of dangerous preparations (88/379/EEC).

[2] Food and Drug Administration, 21 CSR - Part 1 (701) relating to labelling of cosmetic products.

[3] Decree 91-366, 11 April 1991 relating to the aromas intended for use in foodstuffs. Official Journal of the French Republic, 17 April 1991, modified by the decree 92-814 dated 17 August 1992, published in the Official Journal of the French Republic, 22 August 1992.

[4] ISO 4720:1992, Essential oils - Nomenclature.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi