Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8337:2010 Ghẹ miếng đông lạnh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8337:2010

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8337:2010 Ghẹ miếng đông lạnh
Số hiệu:TCVN 8337:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8337:2010

GHẸ MIẾNG ĐÔNG LẠNH

Frozen cut swimming crab

Lời nói đầu

TCVN 8337 : 2010 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8337:2010

GHẸ MIẾNG ĐÔNG LẠNH

Frozen cut swimming crab

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm ghẹ miếng đông lạnh.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4829 : 2005 (ISO 6579 : 2002), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.

TCVN 4830-1 : 2005 (ISO 6888-1 : 1999, Amd. 1 : 2003), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch – Phần 1: Kỹ thuật sử dụng môi trường thạch Baird-Parker.

TCVN 4884 : 2005 (ISO 4833 : 2003), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng vi sinh vật trên đĩa thạch - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 0C.

TCVN 5276 : 1990, Thủy sản – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 6846 : 2007 (ISO 7251 : 2005), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện và định lượng Escherichia coli giả định - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.

TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1 - 2005), Thực phẩm bao gói sắn.

NMKL 156, 2nd Ed.1997, Pathogenic Vibrio species. Detection and enumeration in foods (các loài Vibrrio gây bệnh. Phát hiện và định lượng trong thực phẩm).

3. Yêu cầu

3.1 Yêu cầu đối với nguyên liệu

Ghẹ dùng làm nguyên liệu sản xuất ghẹ miếng đông lạnh phải theo đúng yêu cầu quy định ghi trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu về nguyên liệu

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Trước khi luộc

Sau khi luộc

1. Mùi

Không có mùi lạ

Thơm tự nhiên, không có mùi lạ

2. Vị

-

Ngọt đậm

3. Trạng thái

Nguyên vẹn, không óp, không long đốt chân, không vỡ vỏ; khớp chân không bị biến đen, gạch nguyên vẹn

Thịt chắc, nước luộc trong, gạch nguyên vẹn

3.2 Yêu cầu đối với sản phẩm

3.2.1 Chỉ tiêu cảm quan

Theo quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Chỉ tiêu cảm quan

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Trước khi luộc

Sau khi luộc

1. Màu sắc

Mặt bụng có màu từ trắng đến trắng ngà

Mặt bụng có màu từ trắng đến trắng sữa

2. Mùi

Đặc trưng của sản phẩm

Thơm đặc trưng, không có mùi lạ

3. Vị

-

Ngọt đặc trưng, không có vị lạ

4. Trạng thái

Không óp, thịt chắc, vết cắt nhẵn

Thịt chắc, vết cắt nhẵn

5. Tạp chất

Không được có

Không được có

3.2.2 Chỉ tiêu hoá học

Hàm lượng nitơ bazơ bay hơi tổng số, không lớn hơn 30 mg/100 g sản phẩm.

3.2.3 Chất nhiễm bẩn

3.2.3.1 Hàm lượng kim loại nặng

Theo quy định hiện hành.

3.2.3.2 Dư lượng thuốc kháng sinh

Theo quy định hiện hành.

3.2.4 Yêu cầu vệ sinh

3.2.4.1 Chỉ tiêu vi sinh

Theo quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Chỉ tiêu vi sinh

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/g, không lớn hơn

1 ´ 106

2. E. coli, CFU/g, không lớn hơn

1 ´ 102

3. Staphylococcus aureus, CFU/g, không lớn hơn

1 ´ 102

4. Salmonella, CFU/25 g

Không được có

5. Vibrio parahaemolyticus, CFU/g, không lớn hơn

1 ´ 102

3.2.4.2 Kí sinh trùng

Không được có kí sinh trùng gây hại cho sức khoẻ con người.

3.2.5 Phụ gia thực phẩm

Chỉ được phape sử dụng các loại phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành

4. Phương pháp thử

4.1 Lấy mẫu, theo TCVN 5276

4.2 Xác định hàm lượng nitơ bazơ bay hơi tổng số, theo TCVN 8335 : 2010.

4.3 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003).

4.4 Xác định E. coli, theo TCVN 646 : 2007 (ISO 7251 : 2005).

4.5 Xác định Staphylococcus aureus, theo TCVN 4830-1:2005 (ISO 6888-1:1999, Amd.1:2003).

4.6 Xác định Salmonella, theo TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002).

4.7 Xác định Vibrio parahaemolyticus, theo NMKL 156, 2nd Ed.1997.

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

5.1 Bao gói

Sản phẩm được đóng gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.

6.2 Ghi nhãn

Ghi nhãn sản phẩm theo các quy định hiện hành và theo TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1:2005).

6.3 Vận chuyển

Sản phẩm được vận chuyển trong xe lạnh chuyên dùng và trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo nhiệt độ của tâm sản phẩm không cao hơn –18 oC. Cho phép nhiệt độ tăng không quá 3 oC khi thời gian vận chuyển không vượt quá 12 h. Xe phải được làm vệ sinh, khử trùng trước khi sử dụng và theo quy định.

6.4 Bảo quản

Sản phẩm phải bảo quản trong kho lạnh chuyên dùng, nhiệt độ tâm sản phẩm phải không cao hơn –18 oC.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi