Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7714:2007 Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7714:2007

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7714:2007 Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Số hiệu:TCVN 7714:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:26/10/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7714:2007

THỰC PHẨM CHẾ BIẾN TỪ NGŨ CỐC DÀNH CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Codex standard for processed cereal-based foods for infants and young children

Lời nói đầu

TCVN 7714:2007 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 74-1981, Soát xét 1-2006;

TCVN 7714:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM CHẾ BIẾN TỪ NGŨ CỐC DÀNH CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Codex standard for processed cereal-based foods for infants and young children

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến từ ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh để làm thức ăn bổ sung cho lứa tuổi từ 6 tháng trở lên, có tính đến nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt và để làm thức ăn cho trẻ nhỏ theo chế độ ăn đa dạng tăng dần, phù hợp với Chiến lược Toàn cầu về chế độ ăn cho Trẻ sơ sinh và Trẻ nhỏ và Cam kết của Hội đồng Y tế Thế giới WHA 54.2 (2001).

2. Mô tả sản phẩm

Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về cơ bản được chế biến từ một hoặc nhiều loại ngũ cốc đã được xay, mà thành phần chiếm ít nhất 25 % của hỗn hợp cuối cùng tính theo khối lượng chất khô.

2.1. Định nghĩa sản phẩm

Có bốn loại được phân biệt như sau:

2.1.1. Sản phẩm từ ngũ cốc được chế biến sẵn để sử dụng trực tiếp, hoặc được sử dụng cùng với sữa hoặc các sản phẩm dinh dưỡng dạng lỏng thích hợp khác;

2.1.2. Ngũ cốc có bổ sung thực phẩm giàu protein, được chế biến để dùng với nước hoặc các sản phẩm dạng lỏng thích hợp khác không chứa protein;

2.1.3. Dạng bột nhào đã tạo hình được dùng sau khi nấu trong nước sôi hoặc sản phẩm dạng lỏng thích hợp khác;

2.1.4. Bánh mì sấy và bánh bích qui để sử dụng trực tiếp hoặc sau khi nghiền lại thành bột, dùng với nước, sữa hoặc các sản phẩm dạng lỏng khác thích hợp.

2.2. Định nghĩa khác

2.2.1. Thuật ngữ trẻ sơ sinh nghĩa là trẻ có độ tuổi không quá 12 tháng (trong tiêu chuẩn này thuật ngữ trẻ sơ sinh có nghĩa là trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng).

2.2.2. Thuật ngữ trẻ nhỏ là trẻ trên 12 tháng đến 36 tháng.

3. Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng

3.1. Thành phần cơ bản

3.1.1. Bốn loại sản phẩm được liệt kê từ 2.1.1 đến 2.1.4 được chế biến chủ yếu từ một hoặc nhiều loại ngũ cốc đã được xay, ví dụ như lúa mì, gạo, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, ngô, kê, lúa miến và kiều mạch. Cũng có thể bao gồm cả đậu (đỗ), các loại củ có tinh bột (như củ dong, củ khoai lang hoặc củ sắn) hoặc thân có tinh bột hoặc hạt có dầu với tỷ lệ ít hơn.

3.1.2. Các yêu cầu liên quan đến năng lượng và dinh dưỡng, đối với sản phẩm để sử dụng ngay khi đưa ra thị trường hoặc để chế biến tiếp, cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trừ khi có qui định khác.

3.2. Yêu cầu về năng lượng

Năng lượng của thực phẩm từ ngũ cốc không được nhỏ hơn 3,3 kJ/g (0,8 kcal/g).

3.3. Protein

3.3.1. Chỉ số hóa học của protein bổ sung vào phải bằng ít nhất 80 % chỉ số hóa học của casein protein chuẩn hoặc Tỷ lệ Hiệu suất Protein (PER) của protein trong hỗn hợp phải bằng ít nhất 70% Tỷ lệ Hiệu suất Protein của casein protein chuẩn. Trong mọi trường hợp, việc bổ sung các axit amin chỉ được phép với mục đích tăng giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp protein và chỉ với các tỷ lệ cần thiết cho mục đích đó. Chỉ sử dụng dạng L của axit amin tự nhiên.

3.3.2. Đối với các sản phẩm đề cập trong 2.1.2 và 2.1.4, thì hàm lượng protein không được vượt quá 1,3 g/100 kJ (5,5 g/100 kcal).

3.3.3. Đối với các sản phẩm đề cập trong 2.1.2 thì hàm lượng protein bổ sung không được nhỏ hơn 0,48 g/100 kJ (2g/100 kcal).

3.3.4. Đối với các loại bánh bích qui đề cập trong 2.1.4 có bổ sung thực phẩm giàu protein, thì hàm lượng protein bổ sung vào không được nhỏ hơn 0,36 g/100 kJ (1,5 g/100 kcal).

3.4. Hydrat cacbon (Carbohydrates)

3.4.1. Nếu bổ sung sucroza, fructoza, glucoza, xirô glucoza hoặc mật ong vào các sản phẩm đề cập trong 2.1.1 và 2.1.4, thì:

Hàm lượng hydrat cacbon được bổ sung từ các nguồn này không được vượt quá 1,8 g/100 kJ (7,5 g/100 kcal);

Hàm lượng fructoza được bổ sung không được vượt quá 0,9 g/100 kJ (3,75 g/100 kcal).

3.4.2. Nếu bổ sung sucroza, fructoza, glucoza, xirô glucoza hoặc mật ong vào các sản phẩm đề cập trong 2.1.2, thì:

- Hàm lượng hydrat cacbon được bổ sung từ các nguồn này không được vượt quá 1,2 g/100 kJ (5 g/100 kcal);

- Hàm lượng fructoza được bổ sung không được vượt quá 0,6 g/100 kJ (2,5 g/100 kcal).

3.5. Lipit

3.5.1. Đối với các sản phẩm đề cập trong 2.1.2, thì hàm lượng lipit không được vượt quá 1,1g/100 kJ (4,5 g/100 kcal). Nếu hàm lượng lipit vượt quá 0,8 g/100 kJ (3,3g/100 kcal) thì:

- Hàm lượng axit linoleic (dưới dạng triglyxerit-linoleat) không được nhỏ hơn 70 mg/100 kJ (300mg/100 kcal) và không được vượt quá 285 mg/100 kJ (1 200 mg/100 kcal);

- Hàm lượng axit lauric không được vượt quá 15 % hàm lượng lipit tổng số;

- Hàm lượng axit myristic không được vượt quá 15 % hàm lượng lipit tổng số.

3.5.2. Đối với các loại sản phẩm đề cập trong 2.1.1 và 2.1.4 thì hàm lượng lipit không được vượt quá hàm lượng tối đa 0,8 g/100 kJ (3,3 g/100 kcal).

3.6. Chất khoáng

3.6.1. Hàm lượng natri của các sản phẩm đề cập trong 2.1.1 đến 2.1.4 của tiêu chuẩn này không được vượt quá 24 mg/100 kJ (100 mg/100 kcal) của sản phẩm sử dụng trực tiếp.

3.6.2. Hàm lượng canxi của các sản phẩm đề cập trong 2.1.2 không được nhỏ hơn 20 mg/100 kJ (80 mg/100 kcal).

3.6.3. Hàm lượng canxi của các sản phẩm đề cập trong 2.1.4 có bổ sung sữa, không được nhỏ hơn 12 mg/100 kJ (50 mg/100 kcal).

3.7. Vitamin

3.7.1. Hàm lượng vitamin B1 (thiamin) không được nhỏ hơn 12,5 mg/100 kJ (50 mg/100 kcal).

3.7.2. Đối với các sản phẩm đề cập trong 2.1.2, thì hàm lượng vitamin A và vitamin D phải nằm trong giới hạn cho phép dưới đây:

 

mg/100 kJ

mg/100 kcal

Vitamin A (tương đương mg retinol)

14 – 43

60 – 180

Vitamin D

0,25 – 0,75

1 – 3

Các giới hạn này cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến từ ngũ cốc có bổ sung vitamin A hoặc vitamin D.

3.7.3. Việc giảm bớt các hàm lượng tối đa vitamin A và vitamin D trong 3.7.2 và việc bổ sung các vitamin và muối khoáng mà chưa qui định ở trên thì phải tuân theo qui định hiện hành.

3.7.4. Các vitamin và/hoặc các chất khoáng được bổ sung theo CAC/GL 10-1979 Codex Advisory List of Vitamin Compounds for Use in Foods for Infants and Children (Danh mục của Codex về Các hợp chất Vitamin để Sử dụng trong Thực phẩm dành cho Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).

3.8. Thành phần tùy chọn

3.8.1. Ngoài các thành phần liệt kê trong 3.1, có thể sử dụng các thành phần khác thích hợp cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi và trẻ nhỏ.

3.8.2. Các sản phẩm chứa mật ong hoặc xirô cần được chế biến theo cách sao cho có thể diệt được các bào tử Clostridium botulinum, nếu có.

3.8.3. Chỉ được sử dụng loại vi sinh vật sinh axit L(+)-lactic.

3.9. Chất tạo hương

Có thể sử dụng các chất tạo hương sau đây:

- Các dịch chiết từ trái cây tự nhiên và dịch chiết từ quả vani: GMP

- Etyl vanillin và vanillin: 7 mg/100 g RTU.

3.10. Chỉ tiêu chất lượng

3.10.1. Tất cả các thành phần, bao gồm cả các thành phần tùy chọn, phải sạch, an toàn, phù hợp và có chất lượng tốt.

3.10.2. Tất cả công đoạn chế biến và làm khô phải được tiến hành theo cách sao cho giảm thiểu sự thật thoát giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là chất lượng protein.

3.10.3. Độ ẩm của sản phẩm phải được khống chế bằng thực hành sản xuất tốt đối với từng loại sản phẩm cụ thể và phải ở mức có thể giảm thiểu sự thất thoát giá trị dinh dưỡng và vi sinh vật không thể sinh sôi.

3.11. Tính đồng nhất và cỡ hạt

3.11.1. Khi chế biến theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn, các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ phải phù hợp cho việc ăn bằng thìa.

3.11.2. Bánh mì sấy và bánh bích qui có thể được dùng ở dạng khô để khuyến khích trẻ nhai hoặc có thể được sử dụng dưới dạng lỏng bằng cách trộn với nước hoặc dung dịch lỏng thích hợp khác, giống như ngũ cốc khô.

3.12. Điều cấm

Sản phẩm và các thành phần của chúng không được xử lý bằng chiếu xạ ion.

Cấm sử dụng các chất béo hydro hóa một phần cho các sản phẩm này.

4. Phụ gia thực phẩm

Chỉ được phép sử dụng các phụ gia thực phẩm đã liệt kê trong tiêu chuẩn này hoặc trong CAC/GL 10-1979 Codex Advisory List of Vitamin Compounds for Use in Foods for Infants and Children (Danh mục của Codex về Các hợp chất Vitamin để Sử dụng trong Thực phẩm dành cho Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) đối với các sản phẩm đề cập trong 2.1 của tiêu chuẩn này, do được mang sang từ nguyên liệu thô hoặc thành phần khác (bao gồm cả phụ gia thực phẩm) được dùng để tạo ra sản phẩm, phụ thuộc các điều kiện dưới đây:

a) Hàm lượng các chất phụ gia trong nguyên liệu thô hoặc các thành phần khác (bao gồm cả phụ gia thực phẩm) không được vượt quá mức tối đa qui định, và

b) Hàm lượng chất phụ gia mang sang thực phẩm không được vượt quá hàm lượng của phụ gia được đưa vào từ nguyên liệu thô hoặc từ các thành phần theo thực hành sản xuất tốt, phù hợp với các điều khoản về nguyên tắc mang sang trong phần lời nói đầu của CODEX STAN 192-1995 General Standard for Food Additives (Tiêu chuẩn Chung đối với Phụ gia Thực phẩm).

Các phụ gia thực phẩm dưới đây được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm từ ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như đã đề cập trong 2.1 của tiêu chuẩn này (tính trong 100 g sản phẩm, được chế biến sẵn để sử dụng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trừ khi có qui định khác).

Số INS

 

Mức tối đa

Chất tạo nhũ

322

Lexitin

1500 mg

471

Monoglyxerit và diglyxerit

500 mg đơn lẻ hay kết hợp

472a

Este axit axetic và axit béo của glyxerol

472b

Este axit axetic và axit béo của glyxerol

472c

Este axit axetic và axit béo của glyxerol

Chất điều chỉnh độ axit

500 ii

Natri hydro cacbonat

GMP

501 ii

Kali hydro cacbonat

GMP

170 i

Canxi cacbonat

GMP

270

Axit L(+) lactic

GMP

330

Axit xitric

GMP

260

Axit axetic

GMP

261

Kali axetat

GMP

262 i

Natri axetat

GMP

263

Canxi axetat

GMP

296

Axit malic chỉ ở dạng (DL) – L(+)

GMP

325

Natri lactat (dung dịch) chỉ ở dạng – L(+)

GMP

326

Kali lactat (dung dịch) chỉ ở dạng – L (+)-

GMP

327

Canxi lactat chỉ ở dạng – L(+)-

GMP

331 i

Mononatri xitrat

GMP

331 ii

Trinatri xitrat

GMP

332 i

Monokali xitrat

GMP

332 ii

Trikali xitrat

GMP

333

Canxi xitrat

GMP

507

Axit clohydric

GMP

524

Natri hydroxit

GMP

525

Kali hydroxit

GMP

526

Canxi hydroxit

GMP

575

Glucono delta-lacton

GMP

334

Axit chỉ ở dạng L(+)-Tartaric – L(+)

500 mg đơn lẻ hay kết hợp

335 i

Mononatri tartrat

335 ii

Dinatri tartrat

336 i

Monokali tartrat chỉ ở dạng –L(+)

Dư lượng tartrat trong bánh qui và bánh mì sấy

336 ii

Dikali tartrat chỉ ở dạng – L(+)

337

Kali natri L(+) tartrat chỉ ở dạng L(+)

338

Axit orthophosphoric

440 mg đơn lẻ hay kết hợp, tính theo phosphoric, chỉ để điều chỉnh pH

339 i

Mononatri orthophosphat

339 ii

Dinatri orthophosphat

339 iii

Trinatri orthophosphat

340 i

Monokali orthophosphat

340 ii

Dikali orthophosphat

340 iii

Trikali orthophosphat

341 i

Monocanxi orthophosphat

341 ii

Dicanxi orthophosphat

341 iii

Tricanxi orthophosphat

Chất chống oxi hóa

306

Hỗn hợp tocopherol đậm đặc

300 mg/kg chất béo hoặc dầu, đơn lẻ hay kết hợp

307

Alpha-tocopherol

304

L-Ascocbyl palmitat

200 mg/kg chất béo

300

L-Ascorbic axit

50 mg, tính theo axit ascorbic

301

Natri ascorbat

303

Kali ascorbat

302

Canxi ascorbat

20 mg, tính theo axit ascorbic

Chất tạo xốp

503 i

Amoni cacbonat

Giới hạn bởi GMP

503 ii

Amoni hydro cacbonat

500 i

Natri cacbonat

500 ii

Natri hydro cacbonat

Chất tạo đặc

410

Gôm carob bean

1000 mg đơn lẻ hay kết hợp

412

Gôm guar

414

Gôm arabic

415

Gôm xanthan

2000 mg trong thực phẩm từ ngũ cốc không chứa gluten

440

Pectin (đã amit hóa hoặc không amit hóa)

1404

Starch đã oxi hóa

5000 mg đơn lẻ hay kết hợp

1410

Monostarch phosphat

1412

Distarch phosphat

1413

Distarch phosphat đã phosphat hóa

1414

Distarch phosphat đã axetylat hóa

1422

Distarch adipat đã axetylat hóa

1420

Starch axetat đã este hóa bằng axetic anhydrit

1450

Starch natri octenyl sucxinat

1451

Distarch oxi hóa đã axetylat hóa

Chất chống vón cục

551

Silicon dioxit (amorphous)

200 mg chỉ đối với ngũ cốc khô

Khí dùng để đóng gói

290

Cacbon dioxit

GMP

941

Nitơ

GMP

5. Chất nhiễm bẩn

5.1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Sản phẩm phải được chế biến theo thực hành sản xuất tốt (GMP), sao cho không còn lại các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng trong sản xuất, bảo quản hoặc xử lý nguyên liệu thô hoặc thành phần cấu thành thực phẩm, hoặc nếu không thể tránh khỏi vì lí do kỹ thuật, thì chúng phải được giảm đến mức tối đa có thể.

Các biện pháp xử lý phải được tính đến bản chất đặc trưng của sản phẩm liên quan và nhóm người cụ thể sử dụng sản phẩm.

5.2. Chất nhiễm bẩn khác

Sản phẩm không được chứa các dư lượng hoóc môn, kháng sinh khi được xác định bằng các phương pháp phân tích đã thỏa thuận và không được chứa các chất nhiễm bẩn khác đặc biệt là các chất có tính dược lý.

6. Vệ sinh

Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này cần được chế biến và xử lý theo các điều khoản tương ứng của TCVN 5603 (CAC/RCP 1-1969) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm, CAC/RCP 21-1979 Recommended International Codex of Hygienic Practice for Foods for Infants and Children (Qui phạm Thực hành Vệ sinh đối với Thức ăn dành cho Trẻ sơ sinh và Trẻ nhỏ) và Các Quy phạm Thực hành Vệ sinh khác có liên quan.

Sản phẩm phải tuân thủ mọi tiêu chuẩn về vi sinh phù hợp với CAC/GL 21-1997 Principles for the Establishment and application of microbiological Criteria for Foods (Các nguyên tắc Thiết lập và Áp dụng các Tiêu chuẩn Vi sinh đối với Thực phẩm).

7. Bao gói

7.1. Sản phẩm phải được đóng gói trong các vật chứa đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng của thực phẩm.

7.2. Các vật chứa, kể cả vật liệu bao gói, chỉ được làm bằng các chất đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng. Khi tiêu chuẩn về các chất được sử dụng làm vật liệu bao gói được công bố thì tiêu chuẩn đó phải được áp dụng.

8. Ghi nhãn

8.1. Yêu cầu chung

8.1.1. Áp dụng các điều khoản trong TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, TCVN 7078 (CAC/GL 2-1985) Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng và CAC/GL 23-1997 Guidelines for Use of Nutrition and Health Claims (Hướng dẫn Công bố về Dinh dưỡng và Sức khỏe). Liên quan cụ thể đến điều 7 của Tiêu chuẩn Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, các qui định quốc gia, có thể hạn chế việc sử dụng các hình ảnh.

8.1.2. Liên quan đến 1.4 của tiêu chuẩn Hướng dẫn Công bố về Dinh dưỡng và Sức khỏe, thì việc công bố dinh dưỡng có thể theo qui định hiện hành đối với thực phẩm là đối tượng của tiêu chuẩn, miễn rằng chúng đã được chứng minh trong các nghiên cứu nghiêm túc bằng các căn cứ khoa học đầy đủ.

8.1.3. Bất kỳ sự thể hiện nào trên nhãn cũng phải được ghi bằng ngôn ngữ thích hợp.

8.2. Tên sản phẩm

Tên sản phẩm là “Bột ngũ cốc khô dành cho trẻ sơ sinh (và/hoặc trẻ nhỏ)”; “Bánh mì sấy dành cho trẻ sơ sinh (và/hoặc trẻ nhỏ)” hoặc “Bánh qui (hoặc Bánh qui sữa) dành cho trẻ sơ sinh (và/hoặc trẻ nhỏ)” hoặc “Dạng bột nhào đã tạo hình dành cho trẻ sơ sinh (và/hoặc trẻ nhỏ)”, hoặc bất kỳ tên gọi thích hợp khác nêu đúng bản chất của thực phẩm theo qui định.

8.3. Danh mục thành phần

8.3.1. Danh mục thành phần phải được ghi rõ trên nhãn theo thứ tự tỷ lệ giảm dần về khối lượng. Trừ trường hợp bổ sung vitamin và muối khoáng, chúng có thể được bố trí thành các nhóm riêng rẽ tương ứng cho vitamin và muối khoáng, và trong các nhóm này thì các vitamin và muối khoáng không cần phải liệt kê theo tỷ lệ giảm dần.

8.3.2. Các thành phần và phụ gia thực phẩm có tên riêng phải được công bố. Ngoài ra, tên nhóm thích hợp về thành phần và các phụ gia thực phẩm này có thể được ghi trên nhãn.

8.4. Công bố giá trị dinh dưỡng

8.4.1. Việc công bố thông tin về dinh dưỡng phải bao gồm các thông tin theo thứ tự sau đây:

a) Giá trị năng lượng, tính bằng kilôcalo (kcal) và kilôjun (kJ) và hàm lượng protein, cacbohydrat và chất béo tính bằng gam (g) trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm, tính theo một lượng thực phẩm được bán hoặc theo lượng khẩu phần được dùng;

b) Hàm lượng trung bình của từng vitamin và chất khoáng mà các mức cụ thể đã được xác định trong 3.6 và 3.7 được biểu thị bằng dạng con số trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm tính theo một lượng thực phẩm được bán hoặc theo lượng khẩu phần được dùng, khi thích hợp;

c) Mọi thông tin khác về dinh dưỡng theo qui định hiện hành.

8.4.2. Việc ghi nhãn có thể nêu hàm lượng trung bình của các vitamin và chất khoáng không đề cập trong 8.4.1 (b) được biểu thị dưới dạng con số trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm tính theo một lượng thực phẩm được bán hoặc theo lượng khẩu phần được dùng, khi thích hợp.

8.5. Hướng dẫn ghi ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản

8.5.1. Hạn dùng tối thiểu (đứng trước cụm từ “sử dụng tốt nhất trước ngày”) phải được ghi rõ ngày, tháng và năm bằng dãy số, trừ khi sản phẩm có thời hạn sử dụng quá 3 tháng, thì chỉ ghi tháng và năm là đủ. Việc ghi tháng có thể được ghi rõ bằng chữ mà không gây hiểu nhầm. Trong trường hợp, các sản phẩm yêu cầu chỉ cần ghi tháng và năm, mà thời hạn sử dụng của sản phẩm có hiệu lực đến cuối năm thì có thể thay bằng cách ghi “cuối (của năm đã nêu)”.

8.5.2. Ngoài việc ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng, bất kỳ qui định đặc biệt nào khác về bảo quản thực phẩm đều phải được ghi rõ nếu hiệu lực của thời hạn sử dụng phụ thuộc vào nó.

8.5.3. Khi thích hợp, các hướng dẫn bảo quản phải được ghi gần với nơi ghi ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng.

8.6. Thông tin về cách sử dụng

8.6.1. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản trước và sau khi mở bao bì, phải được ghi rõ trên nhãn và cũng có thể được ghi trong tài liệu gửi kèm.

8.6.2. Đối với các sản phẩm đề cập trong 2.1.1, các hướng dẫn ghi trên nhãn phải nêu rõ: “Sữa hoặc công thức pha chế mà không phải là nước dùng để pha hoặc hòa trộn” hoặc cách tương đương khác.

8.6.3. Khi sản phẩm bao gồm các thành phần không chứa gluten và các phụ gia thực phẩm, thì trên nhãn có thể ghi rõ “Không chứa gluten”.

8.6.4. Trên nhãn phải ghi rõ sản phẩm này nên dùng cho trẻ ở độ tuổi nào. Độ tuổi của trẻ dùng bất kỳ sản phẩm nào trên đây cũng không được dưới 6 tháng. Ngoài ra, nhãn phải ghi chính xác khi nào thì bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung trên cơ sở tư vấn của cán bộ y tế, tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn phát triển của trẻ. Các thông tin bổ sung về vấn đề này có thể theo qui định hiện hành.

8.7. Các yêu cầu bổ sung

Các sản phẩm qui định trong tiêu chuẩn này không phải là sản phẩm thay thế sữa mẹ nên không được giới thiệu sản phẩm thay thế sữa mẹ.

9. Phương pháp phân tích và lấy mẫu

Xem các phương pháp thử trong tiêu chuẩn dành cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các phương pháp phát hiện thực phẩm chiếu xạ: xem các Tiêu chuẩn chung về phương pháp thử của Codex.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi