Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7521:2005 ISO 2292:1973 Hạt cacao - Lấy mẫu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7521:2005

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7521:2005 ISO 2292:1973 Hạt cacao - Lấy mẫu
Số hiệu:TCVN 7521:2005Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:25/01/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7521:2005

ISO 2292:1973

HẠT CACAO - LẤY MẪU

Cocoa beans – Sampling

Lời nói đầu

TCVN 7521 : 2005 hoàn toàn tương đương với ISO 2292 : 1973;

TCVN 7521 : 2005 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16/SC2

Cacao biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

0 Lời giới thiệu

Việc lấy mẫu đúng là một thao tác khó, nên phải hết sức chú ý. Nhưng cũng không phải vì thế mà quá cầu toàn để thu được mẫu đúng đại diện của hạt cacao cần kiểm tra.

Các qui trình nêu trong tiêu chuẩn này được công nhận là phương pháp thực hành tốt và được khuyến cáo mạnh rằng nên thực hiện bất cứ khi nào có thể. Phải công nhận rằng, rất khó đưa ra nguyên tắc nhất định cho mọi trường hợp và trong các tình huống cụ thể có thể cần phải có đôi chút sửa đổi.

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

HẠT CACAO - LẤY MẪU

Cocoa beans - Sampling

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện chung liên quan đến việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của hạt cacao.

Tiêu chuẩn này đề cập đến việc lấy mẫu hạt cacao đã đóng bao như qui định trong TCVN 7519 : 2005

Hạt cacao, đồng thời cũng đưa ra qui trình lấy mẫu hạt cacao để rời.

2 Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:

2.1 chuyến hàng (consigment)

lượng hạt được gửi đi hoặc được vận chuyển cùng một thời điểm và được khống chế bởi hợp đồng cụ thể hoặc chứng từ gửi hàng.

2.2 lô hàng (lot)

một lượng hàng hoá được thừa nhận có các đặc điểm đồng đều, được lấy từ một chuyến hàng và được dùng để đánh giá chất lượng của hàng hoá đó.

Các lô hàng không được vượt quá cỡ qui định trong 3.2 và mỗi một mẫu cuối chỉ có thể đại diện cho một lô hàng.

2.3 mẫu ban đầu (primary sample)

một lượng nhỏ hạt cacao được lấy từ một vị trí trong lô hàng.

2.4 mẫu chung (bulk sample)

một lượng hạt cacao được tạo thành bằng cách tập hợp và trộn các mẫu ban đầu từ các vị trí khác nhau trong lô.

2.5 mẫu rút gọn (reduced sample)

một lượng hạt cacao thu được bằng việc giảm mẫu chung, nếu cần và từ đó mẫu cuối cùng được lấy ra.

2.6 mẫu cuối cùng (mẫu phòng thử nghiệm) [final lot sample (laboratory sample)]

một mẫu nhỏ đại diện cho chất lượng của lô hàng, thu được từ mẫu chung hoặc mẫu rút gọn và được dùng để kiểm tra trong phòng thử nghiệm.

3 Yêu cầu chung

3.1 Việc lấy mẫu phải do các chuyên gia lấy mẫu thực hiện hoặc được sự đồng ý của các bên có liên quan.

3.2 Chuyến hàng hoàn thiện phải được kiểm tra theo các lô không quá 25 tấn khi chuyển đi và không quá 200 tấn khi chuyển đến.

3.3 Các mẫu phải đại diện cho các lô hàng xác định trong 3.2 và do thành phần của các lô hàng ở chừng mực nào đó thường không đồng nhất, nên mẫu chung phải được lấy bằng cách từ mỗi một lô hàng rút một số lượng nhất định mẫu ban đầu và trộn đều. Mẫu dùng để kiểm tra trong phòng thử nghiệm phải thu được bằng việc rút gọn liên tiếp mẫu chung này.

Việc lấy mẫu các hạt hư hỏng do đi biển hoặc trong khi vận chuyển, hoặc trong điều kiện xấu, cũng như do rơi vãi hoặc bị loại ra, phải được tiến hành riêng biệt với việc lấy mẫu các hạt tốt. Các sản phẩm này không được trộn lẫn với hạt tốt và được đánh giá riêng.

3.4 Đặc biệt chú ý để đảm bảo rằng tất cả các dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ.

Việc lấy mẫu phải được thực hiện sao cho bảo vệ được các mẫu hạt cacao, dụng cụ lấy mẫu và vật chứa mẫu tránh khỏi nhiễm bẩn ngẫu nhiên như mưa, bụi v.v...

Chất bám dính bên ngoài dụng cụ lấy mẫu phải được loại bỏ trước khi đổ mẫu ra.

4 Thiết bị, dụng cụ

4.1 Lấy mẫu từ bao

Ống thăm mẫu (xiên mẫu) được thiết kế đặc biệt để lấy mẫu trong các bao (Xem ví dụ ở hình 1).

4.2 Lấy mẫu để rời

Dụng cụ xúc mẫu bằng tay, ống thăm hoặc các dụng cụ thích hợp khác dùng để rút các mẫu nhỏ định kỳ từ dòng chảy của hạt cacao.

4.3 Trộn và chia mẫu

Dụng cụ chia mẫu hình nón như loại đã nêu trong hình 2 và hình 3, hoặc nếu không có loại này, thì dùng dụng cụ chia bốn bằng sắt hoặc dụng cụ chia mẫu thích hợp khác.

5 Phương pháp lấy mẫu

5.1 Mẫu ban đầu

Tuỳ theo từng trường hợp mà mẫu ban đầu được lấy ra, từ mẫu trong bao gói hay từ mẫu để rời như trong 5.1.1 và 5.1.2.

Từ một tấn hoặc một phần của tấn lấy tối thiểu 300 hạt.

5.1.1 Bao gói

Các mẫu ban đầu phải được lấy từ ít nhất một phần ba số bao trong mỗi lô, các bao được rút ngẫu nhiên từ lô hàng. Dùng ống xiên để lấy ngẫu nhiên từ phía trên, vị trí giữa và dưới đáy của các bao trong điều kiện tốt.

5.1.2 Để rời

Từ một tấn hoặc một phần của tấn lấy ít nhất năm mẫu ban đầu.

5.1.2.1 Nếu việc lấy mẫu được thực hiện trong khi đang đổ mẫu thì các mẫu ban đầu được lấy trong khi hạt đang rơi tại các khoảng thời gian được xác định bởi tốc độ dòng chảy.

5.1.2.2 Khi lấy mẫu hạt để rời nằm trên bề mặt sạch, thì mẫu ban đầu phải được rút từ phía trên, giữa và phía dưới của đống sau khi hạt trong lô đã được trộn kỹ.

5.2 Mẫu chung

Để thu được mẫu chung, gộp các mẫu ban đầu lại và trộn kỹ.

5.3 Mẫu rút gọn - Mẫu cuối cùng

Dùng dụng cụ trong 4.3, rút gọn mẫu chung bằng cách chia nhỏ mẫu chung cho đến khi thu được mẫu rút gọn có cỡ phụ thuộc vào số lượng yêu cầu về mẫu cuối cùng và khối lượng của chúng.

Số lượng mẫu cuối cùng cần để kiểm tra và phán xử cần được qui định trong hợp đồng hoặc theo thoả thuận giữa người mua và người bán; cũng có thể qui định bởi một cơ quan kiểm tra. Thông thường, một mẫu cuối cùng có khối lượng 2 kg là đủ.

Trong các trường hợp cụ thể, có thể cần đến mẫu lớn hơn hoặc nhỏ hơn phụ thuộc vào các phép thử nghiệm cần thực hiện.

6 Bao gói và dán nhãn các mẫu cuối cùng

6.1 Bao gói mẫu

Vật chứa mẫu và hệ thống kín để đựng mẫu phải sạch và khô. Chúng phải được làm từ vật liệu không gây ảnh hưởng đến mùi, vị hoặc thành phần của sản phẩm; ví dụ: vải dệt dày, giấy bìa cứng, giấy cactông, kim loại, chất dẻo thích hợp, thuỷ tinh.

Mẫu dùng để xác định độ ẩm, hoặc để phân tích sự thay đổi độ ẩm của mẫu phải được bao gói kín bằng các vật chứa không thấm nước. Các vật chứa phải được điền đầy và được gắn kín để tránh làm thay đổi độ ẩm ban đầu.

Các bao gói mẫu phải do một người lấy mẫu được chỉ định tiến hành niêm phong hoặc được các bên có liên quan công nhận.

6.2 Dán nhãn cho các mẫu

Nếu sử dụng nhãn giấy cho mẫu hạt cacao, thì nhãn phải có kích cỡ thích hợp và có chất lượng tốt thích hợp cho mục đích đã định. Lỗ xâu dây trên nhãn phải được gia cố. Nhãn phải được gắn vào vật đựng mẫu và phải do người lấy mẫu chỉ định niêm phong hoặc được các bên có liên quan công nhận.

Tối thiểu các thông tin sau phải được ghi trên nhãn:

1. Tàu, xe hoặc kho hàng

2. Từ...........

(trong trường hợp vận chuyển bằng tàu hoặc xe)

3. Đến….

4. Đã đến ….

5. Số lượng

6. Hàng rời/ đóng bao (số lượng)

7. Hàng hoá

8. Dấu nhận biết hoặc số lô hàng

9. Số vận đơn và ngày của vận đơn hoặc của hợp đồng

10. Ngày lấy mẫu

11. Vị trí và điểm lấy mẫu

(đặc biệt, trong trường hợp sản phẩm đổ rời thì nêu rõ việc lấy mẫu được thực hiện ở thời điểm bắt đầu hay sau cùng của hệ thống vận chuyển)

12. Mẫu được lấy bởi...

Thông tin trên nhãn phải rõ ràng và khó tẩy xoá.

7 Gửi mẫu

Mẫu cuối cùng phải được gửi đi ngay sau khi kết thúc việc lấy mẫu.

8 Báo cáo lấy mẫu

Trong báo cáo lấy mẫu phải chỉ ra được kỹ thuật đã sử dụng, nếu khác với mô tả trong tiêu chuẩn này, phương pháp rút gọn mẫu đã sử dụng và mọi tình huống có thể ảnh hưởng đến việc lấy mẫu.

Báo cáo cũng phải chỉ ra tình trạng của lô hàng và các yếu tố do người lấy mẫu quan sát được mà có thể ảnh hưởng đến mẫu sau này (ví dụ như sự nhiễm côn trùng).

Hình 1 – ống thăm mẫu (xiên mẫu)

Hình 2 – Bộ chia mẫu hình nón

Hình 3 – Các bộ phận của bộ chia mẫu hình nón

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi