Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6536:1999 ISO 1447-1978 Cà phê nhân - Xác định độ ẩm
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6536:1999
Số hiệu: | TCVN 6536:1999 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm | |
Ngày ban hành: | 01/01/1999 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6536:1999
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6536:1999
(ISO 1447 - 1978)
CÀ PHÊ NHÂN
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM (PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG)
Green coffee
Determination of moisture content (Routine method)
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thông thường để xác định độ ẩm của cà phê nhân.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6537: 1999 (ISO 1446): Cà phê nhân - Xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn).
TCVN 6539: 1999 (ISO 4072): Cà phê nhân đóng bao - lấy mẫu.
3. Định nghĩa
Độ ẩm của cà phê nhân: Theo quy ước, hao hụt khối lượng được xác định theo các điều kiện được qui định dưới đây:
Độ ẩm được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
4. Nguyên tắc
Sấy phần mẫu thử ở nhiệt độ 130oC + 2oC, dưới áp suất khí quyển, làm hai giai đoạn và có thời gian nghỉ ở giữa nhằm phân chia đồng đều lại độ ẩm trong hạt.
Kết quả thu được như vậy sau khi hiệu chỉnh được coi như là phù hợp với quy định của phương pháp chuẩn TCVN 6537: 1999.
5. Thiết bị và dụng cụ
5.1 Lò đốt bằng điện nhiệt độ cố định có thông gió hữu hiệu và có thể điều chỉnh được sao cho nhiệt độ không khí và nhiệt độ của các ngăn đựng mẫu thử là 130oC + 2oC ở vùng lân cận mẫu thử.
Lò có khả năng đốt nóng sao cho khi bật lò ở nhiệt độ 130oC, có thể đạt lại nhiệt độ này trong thời gian dưới 45 phút (tốt nhất là dưới 30 phút) sau khi cho lượng mẫu tối đa vào có thể sấy khô cùng một lúc.
5.2 Đĩa bằng thủy tinh hoặc kim loại chống ăn mòn có nắp đậy, có diện tích bề mặt nhỏ nhất là 18 cm2 (thí dụ, có đường kính tối thiểu 50mm và chiều sâu từ 25mm đến 30mm).
5.3 Bình hút ẩm, chứa phốt pho (V) oxit (P205) thuộc loại thuốc thử hoặc bất kỳ chất làm khô hữu hiệu nào khác.
5.4 Cân phân tích
6. Cách tiến hành
6.1 Phần mẫu thử
Cân đĩa có nắp đậy đã sấy khô (5.2) chính xác đến 0,002g. Lấy khoảng 5g cà phê nhân từ mẫu thí nghiệm theo qui định trong TCVN 6539 : 1999. Dàn đều phần mẫu thử này thành một lớp đơn các hạt trên đáy đĩa. Nếu phần mẫu thử chứa các tạp chất nặng (đinh, đá, mảnh gỗ vụn...), thì bỏ phần mẫu thử này và lấy phần mẫu thử mới từ mẫu thí nghiệm. Đậy nắp đĩa và cân đĩa có nắp cùng với phần mẫu thử chính xác đến 0,002g (xem 8.1).
6.2 Xác định
6.2.1 Giai đoạn thứ nhất trong lò
Để nắp đĩa trong lò (5.1), đã điều chỉnh nhiệt độ ở 130oC + 2oC, đặt đĩa đựng phần mẫu thử (6.1) lên nắp. Sau thời gian 6h + 15 phút lấy đĩa ra, đậy nắp lại và để vào bình hút ẩm (5.3). Sau khi làm nguội đến nhiệt độ môi trường (từ 30 đến 40 phút sau khi đặt vào bình hút ẩm), cân đĩa còn đậy kín chính xác đến 0,002g. Sau khi cân, đặt lại đĩa trong tủ hút ẩm ít nhất là 15h.
6.2.2 Giai đoạn thứ hai trong lò
Đặt lại đĩa vào lò để ở nhiệt độ130oC + 2oC trong 4h + 15 phút, trong cùng các điều kiện như qui định trong 6.2.1. Lấy ra và để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân lại.
6.3 Số lần xác định
Tiến hành ít nhất là hai lần xác định trên cùng mẫu thử.
7. Biểu thị kết quả
7.1 Phương pháp tính và công thức
7.1.1 Giai đoạn thứ nhất trong lò.
Hao hụt khối lượng trong quá trình sấy khô lần đầu trong lò, P1, tính bằng gam trên 100g mẫu ban đầu, được tính theo công thức:
Trong đó:
- mo là khối lượng ban đầu của phần mẫu thử (6.1), tính bằng gam;
- m1 là khối lượng của phần mẫu thử sau giai đoạn sấy thứ nhất (6h) trong lò (6.2.1), tính bằng gam.
7.1.2 Giai đoạn thứ hai trong lò
Hao hụt khối lượng trong hai giai đoạn sấy (6h+ 4h = 10h) trong lò, P2, tính bằng gam trên 100g mẫu ban đầu, theo công thức:
Trong đó:
mo là khối lượng ban đầu của phần mẫu thử (6.1), tính bằng gam;
m2 là khối lượng của phần mẫu thử sau giai đoạn sấy thứ hai (4h) trong lò (6.2.2), tính bằng gam.
7.1.3 Độ ẩm (xem 8.2)
Độ ẩm của mẫu thử (tính bằng phần trăm khối lượng), P, được tính bằng hao hụt khối lượng sau giai đoạn sấy thứ nhất trong lò cộng với một nửa hao hụt khối lượng sau giai đoạn sấy thứ hai trong lò:
Lấy kết quả là trung bình cộng của hai lần xác định, với điều kiện là thoả mãn về độ lặp lại (7.2).
7.2 Độ lặp lại
Chênh lệch giữa các kết quả của hai lần xác định tiến hành đồng thời hoặc kế tiếp, do cùng một người phân tích không được lớn hơn 0,3g độ ẩm trên 100g mẫu.
Các kết quả riêng biệt thông thường khác với độ ẩm nhận được theo phương pháp chuẩn TCVN 6537: 1999 nhỏ hơn 0,3g trên 100g mẫu.
8. Chú thích
8.1 Sau khi cân phần mẫu thử, có thể để đĩa lại, thí dụ như trường hợp cân hàng loạt mẫu.
8.2 Chênh lệch giữa hao hụt khối lượng sau 6h (xem 7.1.1) và 6h + 4h = 10h (xem 7.1.2) trong lò ở 130oC, nghĩa là chênh lêch giữa P1 và P2 thông thường nhỏ hơn 1,0g trên 100g mẫu. Nếu không thoả mãn được điều này thì tiến hành thử lại hoặc dùng phương pháp chuẩn TCVN 6537: 1999.
9. Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả phải chỉ ra phương pháp đã sử dụng và kết quả thử nghiệm thu được. Cũng phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, cùng với mọi chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả.
Báo cáo kết quả cũng bao gồm tất cả các thông tin cần thiết về việc nhận biết hoàn toàn mẫu thử.