Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6417:1998 Phụ gia thực phẩm - Chất tạo hương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6417:1998

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6417:1998 Phụ gia thực phẩm - Chất tạo hương - Các yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 6417:1998Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:01/01/1998Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6417:1998

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 6417_1998 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6417 : 1998;

PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT TẠO HƯƠNG - CÁC YÊU CẦU CHUNG
Food additive - General requirements for natural flavourings

 

Lời nói đầu

TCVN 6417 : 1998; TCVN 6448 : 1998 và TCVN 6467 : 1998 hoàn toàn tương đương với CAC tập 1 A - 1995.

Các tiêu chuẩn này do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC / F5 Vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

MỤC LỤC

 

 

 

Trang

TCVN 6417 : 1998

Phụ gia thực phẩm - Chất tạo hương - Các yêu cầu chung

5

TCVN 6448 : 1998

Phụ gia thực phẩm - Chất tạo hương - Quy định kỹ thuật

10

TCVN 6456 : 1998

Phụ gia thực phẩm - Hương liệu Etyl vanilin

26

 

PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT TẠO HƯƠNG - CÁC YÊU CẦU CHUNG

Food additive - General requirements for natural flavourings

 

1 Định nghĩa

1.1 Chất tạo hương tự nhiên

Chất tạo hương tự nhiên là những sản phẩm dùng để tạo hương vị cho thực phẩm hoặc đồ uống - trừ các vị mặn, vị ngọt và vị axit. Phần hương thơm của nó chỉ gồm "hương tự nhiên" và/hoặc "các chất tạo" hương tự nhiên" và chúng có thể chứa hoặc không chứa các chất phụ trợ. Chúng không phải là dạng sản phẩm tiêu thụ trực tiếp (ăn liền).

1.2 Các hương liệu tự nhiên

Các hương liệu tự nhiên và các chất tạo hương tự nhiên, là những chế phẩm và những đơn chất có thể sử dụng cho con người, thu nhận được bằng các quá trình xử lý vật lý, vi sinh học hoặc thuỷ phân enzym từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật hoặc động vật, hoặc ở dạng nguyên liệu thô, hoặc sau khi đã chế biến để dùng cho người bằng các quy trình chế biến thực phẩm truyền thống (kể cả sấy, rang và lên men).

1.3 Các chất phụ trợ (bổ sung)

Các chất phụ trợ là các thực phẩm và phụ gia thực phẩm rất cần thiết trong sản xuất và sử dụng các "chất tạo hương tự nhiên".

1.4 Các nguyên liệu thô thơm tự nhiên

Các nguyên liệu thô thơm tự nhiên là những nguyên liệu thô động vật hoặc thực vật thích hợp dùng để chế biến "hương liệu tự nhiên". Các nguyên liệu thô này bao gồm thực phẩm, gia vị cỏ thơm dược liệu và những nguồn thực vật1) khác, thích hợp cho mục đích sử dụng.

 

_______________

1) Thông tin liên quan đến các nguyên liệu thô có hương thơm dùng trong thực phẩm và đồ uống, xem danh mục các tài liệu tham khảo trong phụ lục A.

 

2 Phụ gia thực phẩm

Các chất tạo hương tự nhiên có thể chứa các phụ gia thực phẩm (kể cả các chất mang) khi các chất này cần thiết cho việc sản xuất, bảo quản và sử dụng các chất tạo hương ở một lượng mà không ảnh hưởng đến chức năng công nghệ ở thực phẩm thành phẩm.

3 Các chất hoạt động sinh học

Trừ các quinin và quasin, các chất có hoạt tính sinh học sau đây không được thêm vào thực phẩm và đồ uống. Chúng chỉ có thể được cho thêm thông qua việc sử dụng các chất tạo hương tự nhiên đối với thực phẩm và đồ uống, miễn là không vượt quá mức tối đa cho phép tính bằng mg/kg ở thành phẩm cuối cùng, như bảng dưới đây:

Bảng 1

Các chất hoạt động sinh học

Các sản phẩm thực phẩm

Đồ uống

Các ngoại lệ

3.1        Axit agaric

 

20

 

20

 

100 mg/kg đối với các đồ uống có cồn và thực phẩm có chứa nấm ăn

3.2        Aloin

0,1

0,1

50 mg/kg đối với đồ uống có cồn

3.3        beta - Azaron

 

0,1

 

0,1

 

1 mg/kg đối với các đồ uống có cồn

1 mg/kg khi chất điều vị được dùng với lượng nhỏ trong thực phẩm

3.4        Berberin

0,1

0,1

10 mg/kg chỉ trong các đồ uống có cồn

3.5        Cocain

 

không có cocain theo phép thử thoả thuận

 

 

3.6        Coumarin

2

2

10 mg/kg trong caramel đặc biệt và đồ uống có cồn

3.7        Axit hydroxanic tổng (dạng tự do và kết hợp)

1

1

25 mg/kg trong bánh kẹo

50 mg/kg trong bột bánh nhân hạnh nhân (marzipan)

5 mg/kg trong nước quả hạnh ép

1 mg/kg theo % thể tích trong đồ uống có cồn

 

(Tiếp theo)

Các chất hoạt động sinh học

Các sản phẩm thực phẩm

Đồ uống

Các ngoại lệ

3.8        Hypericin

0,1

0,1

1 mg/kg trong kẹo thơm (thuốc viên ngậm)

2 mg/kg trong đồ uống có cồn

3.9        Pulegon

25

100

250 mg/kg trong đồ uống có hương bạc hà nhẹ hoặc bạc hà

350 mg/kg trong kẹo bạc hà (có thể có mức cao hơn trong các loại bạc hà đậm đặc biệt)

3.10      Quasin

5

5

10 mg/kg trong kẹo thơm, viên ngậm

50 mg/kg trong đồ uống có cồn

3.11      Quinin

0,1

85

300 mg/kg trong đồ uống có cồn

40 mg/kg trong nước quả đông

3.12      Safron

1

1

2 mg/kg đối với đồ uống có cồn nồng độ nhỏ hơn 25 % thể tích

5 mg/kg trong đồ uống có độ cồn trên 25% thể tích

15 mg/kg trong thực phẩm có chứa hạt nhục đậu khấu

3.13      Santonin

0,1

0,1

1 mg/kg trong đồ uống có độ cồn trên 25% thể tích

314       Các Thujon (α and β)

0,5

0,5

10 mg/kg trong đồ uống độ cồn trên 25% thể tích

5mg/kg trong đồ uống có độ cồn nhỏ hơn 25% thể tích

35 mg/kg trong rượu - bia đắng; rượu thuốc

25 mg/kg trong thực phẩm có chứa lá cây xôn thơm (saga)

250 mg/kg trong các món ướp cây xôn thơm

 

4 Vệ sinh

4.1 Các chất tạo hương tự nhiên cần phải được chế biến phù hợp với các phần tương ứng của Nguyên tắc chung vệ sinh thực phẩm do Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế kiến nghị (CAC/RCP 1-1969, Rev.2 (1985)).

4.2 Khi lấy mẫu và thử bằng các phương pháp thích hợp, các chất tạo hương tự nhiên phải:

a) Không chứa các vi sinh vật có ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng với mức có thể phát triển trong các điều kiện bảo quản bình thường đối với các chất tạo hương cho hàng thực phẩm và đồ uống, và

b) Không chứa bất kỳ chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật với một lượng có thể gây hại đến sức khoẻ.

5 Các phương pháp phân tích

Tham khảo các phương phân tích:

5.1 Các phương pháp chung do IOFI kiến nghị:

Analytical Procedure for a General Headspace Method. Recommended Method I (1973) Int. Flav. Food Add, 6920, 128 (1975).

Analytical Procedure for a General Headspace Method. Recommended Mothod I (1973) .Int. Flav. Food Ass., (2), 128 (1975).

Analytical Procedure for a General Method of Gas Chromatography. Recomended Method 4 (1974). Int. Flav, 7 (2), 55-56 (1976).

Analytical Procedure for a General Method for High Pressure - (high performance) Liquid Chromatography. Recomended Method 17 (1980). Z.Lebensm-Unters. Forsch.174, 396-398 (1982).

Analytical Procedure for a General Method for Gas Chromatography on Cpillary Columns. Recommended Method 18 (1980) Z.Lebensm-Unters. Forsch.174, 399 - 400 (1982).

5.2 Các phương pháp riêng do IOFI kiến nghị

Quinine-Spectrophotometric Determination. Recommended Method 2 (1973).Int. Flav. Foot Add., 6(3), 184 (1975).

Safroke and Isosafrole - Gas Chromatographic Determination. Recommended Method 5 (1976).Int. Flav. Foot Add., 8 (1), 27 (1977).

Thujone - Gas Chromatographic Determination. Recommended Method 6 (1976).Int. Flav. Foot Add., 8 (1), 28 (1977).

Pulegone - - Gas Chromatographic Determination. Recommended Method 7 (1976). Int. Flav. Foot Add., 8 (4), 161 (1977)

Coumarin in Certain Foods-Isolation by Extraction. Recommended Method 8 (1978).Int. Flav. Foot Add., 9 (5), 223, 228 (1978)

Beta-Azarone - Gas Chromatographic Determination. Recommended Method 10 (1978).Int. Flav. Foot Add., 9 (5), 228 (1978)

Quassine - Gas Chromatographic Determination. Recommended Method 11 (1978).FFIP, 1 (1), 24 (1979)

Coumarin in Certai Foods-Isolation by Steam Distillation. Recommended Method 12 (1979).Revised version. FFIP, 1(2), 93 (1979)

Hydrocyanic Acid-Photometric Determination. Recommended Method 13 (1979). FFIP, 1(3), 140 (1979)

Agaric Acid-Gas Chromatographic Determination. Recommended Method 14 (1979).FFIP, 1(4), 193 (1979)

5.3 Các phương pháp riêng do FIVS kiến nghị

Détection et dosage de quatre composés (thujone, safrole, õ-azarone et counmarine) dans les boissons alcooliques.P.A.P.Liddle c.s., Ann. Fals. Exp. Chim. 69, 857-864 (1976)

Dosage de l'acide agarique dans les boissons alcooliques.P.A.A.Liddle c.s., Ann. Fals. Exp. Chim. 72, 125-132 (1979)

La determinazione del safrolo nelle bvande alcoliche aromatizzate, L. Ussegli-Tommaset &G. Mazza, Riv. Viticlt, e Enol. Conegl. 33, 435-452 (1980)

La determinazione della cumarine nelle bvande alcoliche aromatizzate, ibib. 33, 247-256 (1980)

La determinazione della cumarine mediante HPLC.G.Mazza, Riv.Soc.Ital.Sc.aliment.12,159-166 (1983) Dosage de la õ-azarone par HPLC..Mazza, Sciences des alliments 4, 233-245 (1984)

5.4 Các phương pháp riêng cho ISO kiến nghị

ISO 7355-1985 Determination of safrole and cis-and trans-isosafrole in oils of sassafras and nutmeg by GLC ISO 7356-1986 Determination of ỏ-and õ-thujone in oils of artemisia and sage by GLC ISO 7357-1985 Determination of cis-õ-azarone in oils of calamus by GLC.

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi