Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5520:2016 CAC/RCP 20:1979, REV 2010 Quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm bao gồm cả giao dịch ưu đãi và viện trợ thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5520:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5520:2016 CAC/RCP 20:1979, REV 2010 Quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm bao gồm cả giao dịch ưu đãi và viện trợ thực phẩm
Số hiệu:TCVN 5520:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Thương mại-Quảng cáo
Ngày ban hành:30/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5520:2016

CAC/RCP 20-1979, REV 2010

QUY PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ THỰC PHẨM BAO GỒM CẢ GIAO DỊCH ƯU ĐÃI VÀ VIỆN TRỢ THỰC PHẨM

Code of ethics for international trade in food including concessional and food aid transactions

Lời nói đầu

TCVN 5520:2016 thay thế TCVN 5520:2009;

TCVN 5520:2016 tương đương với CAC/RCP 20:1979, soát xét 2010;

TCVN 5520:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

QUY PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ THỰC PHẨM BAO GỒM CẢ GIAO DỊCH ƯU ĐÃI VÀ VIỆN TRỢ THỰC PHẨM

Code of ethics for international trade in food including concessional and food aid transactions

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm lưu thông trong thương mại quốc tế bao gồm cả giao dịch ưu đãi và viện trợ thực phẩm.

Tiêu chun này thiết lập các nguyên tắc về hành vi đạo đức áp dụng cho tất cả các bên có liên quan trong thương mại quốc tế về thực phẩm.

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là để thiết lập các nguyên tắc về hành vi đạo đức trong giao dịch thương mại quốc tế về thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo tính trung thực trong thương mại thực phẩm.

2  Tài liệu viện dẫn

Không có.

3  Nguyên tắc

3.1  Thương mại quốc tế về thực phẩm phải được tiến hành trên nguyên tắc: tất cả người tiêu dùng đều có quyền được sử dụng thực phẩm an toàn, lành mạnh, b dưỡng và được bảo vệ khỏi thực hành thương mại không trung thực.

3.2  Không có loại thực phẩm nào (bao gồm cả thực phẩm tái xuất khẩu) khi thực hiện giao dịch quốc tế mà1):

a) vẫn còn một lượng chất độc ở mức nguy hại ở mức gây ngộ độc, hại hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, có tính đến việc áp dụng nguyên tắc phân tích nguy cơ; hoặc

b) bao gồm toàn bộ hoặc một phần chất bẩn, mục nát, thối rữa, phân hủy hoặc các chất khác cũng như chất lạ không thích hợp cho người tiêu dùng; hoặc

c) bị làm giả; hoặc

d) được ghi nhãn hoặc được trình bày không đúng, gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng; hoặc

e) được chuẩn bị, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển hoặc bán trên thị trường ở điều kiện không hợp vệ sinh; hoặc

f) có ghi hạn sử dụng nhưng không có đủ thời gian để phân phối tại các nước nhập khẩu.

4  Các điều kiện cần thiết đối với thực phẩm trong thương mại quốc tế

4.1  Cơ quan có thẩm quyền liên quan đến bảo đảm tính an toàn và sự phù hợp của thực phẩm cần áp dụng nguyên tắc về hành vi đạo đức được đề cập trong Điều 3.

4.2  Để không gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận song phương hoặc đa phương2, không có loại thực phẩm nào, bao gồm cả trong bi cảnh giao dịch ưu đãi và viện trợ thực phẩm, được phép xuất khẩu, tái xuất khẩu mà không tuân thủ các yêu cầu được nêu trong luật của nước xuất khẩu, trừ khi luật của nước xuất khẩu có hiệu lực tại nước nhập khẩu hoặc được các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu chấp nhận, có xem xét đến các điều khoản của các tiêu chuẩn hiện hành và các văn bản có liên quan.3

4.3  Không được đưa vào thương mại quốc tế các loại thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp quy định trong 3.2.

4.4  Cơ quan có thẩm quyền cần cảnh báo thực phẩm an toàn, bao gồm thông báo, báo cáo hoặc kiểm tra xác nhận các sự kiện. Cơ quan có thẩm quyền cũng phải quản lý việc tiếp thị sản phẩm thay thế sữa mẹ và các quy định có liên quan đưa ra các nguyên tắc để bảo vệ và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.


1) Các quy định trong 3.2 không ngăn ngừa được việc xuất khẩu thực phẩm dạng nguyên liệu hoặc thực phẩm nửa chế biến không ăn được nhưng sẽ được chế biến tiếp, tái chế hoặc làm mới lại nước nhập khẩu cho mục đích tiêu dùng của con người.

2 Tham khảo các hiệp định đa phương bao gồm các hiệp định của WTO vì áp dụng cho các thành viên của WTO.

3 Tiêu chuẩn thực phẩm và các yêu cầu về an toàn của quốc gia nhập khẩu phải minh bạch và có sẵn cho quốc gia xuất khẩu.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi