Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5304:1991 ISO 6949:1988 Rau quả - Nguyên tắc và kỹ thuật của phương pháp bảo quản trong môi trường khống chế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5304:1991

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5304:1991 ISO 6949:1988 Rau quả - Nguyên tắc và kỹ thuật của phương pháp bảo quản trong môi trường khống chế
Số hiệu:TCVN 5304:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nướcLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1991Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5304:1991

(ISO 6949 - 1988)

RAU QUẢ. NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT

CỦA PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TRONG MÔI TRƯỜNG KHỐNG CHẾ

Fruits and vegetables. Principles and techniques of the controlled atmosphere method of storage

 

Lời nói đầu

TCVN 5304 - 1991 phù hợp với ISO 6949 – 1988.

TCVN 5304 - 1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 49/QĐ ngày 21 tháng 1 năm 1991.

Tiêu chuẩn này qui định các nguyên tắc và kỹ thuật bảo quản rau quả trong môi trường khống chế.

Việc áp dụng phương pháp này được qui định riêng cho từng loại sản phẩm.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 6949 - 1988.

1. Các loại môi trường khống chế

Trên thực tế, có thể phân các môi trường khống chế thành 2 loại sau:

1.1. Loại 1

Môi trường có hàm lượng oxy giảm chút ít (từ 18% đến 11% V/V) và tương đối giàu cacbon dioxit (từ 3 đến 10% V/V) sao cho tổng hàm lượng oxy và cacbon dioxit là 21% V/V).

Ví dụ: 8% CO2; 13% O2; 79% V/V N2.

Loại môi trường này cũng được gọi là môi trường bị biến đổi sinh ra do sự tăng hàm lượng cacbon dioxit trong hô hấp tự nhiên của sản phẩm và do vậy không được ưa chuộng. Mức cacbon dioxit ở đây chỉ có thể được giảm bằng cách thông gió với không khí bên ngoài, với kết quả là tăng mức oxy.

Loại môi trường khống chế này được sử dụng cho các loại táo và có thể có ích trong vùng nhiệt đới khi bảo quản các loại quả như chuối.

1.2. Loại 2

Môi trường với:

- Hàm lượng oxy 2% đến 4% V/V (trung bình 3% V/V) và hàm lượng cacbon dioxit từ 3 đến 5% V/V.

hoặc với:

- Hàm lượng oxy giảm đáng kể (1 đến 2% V/V) và hàm lượng cacbon dioxit từ 1% đến 2% V/V sao cho tổng hàm lượng oxy và cacbon dioxit thấp hơn 21% V/V.

Ví dụ: 3% CO2; 3% O2; 94% V/V N2.

Cần sử dụng các thiết bị đặc biệt để có được các nồng độ này.

Đây là loại môi trường khống chế hay được sử dụng nhất. Nhìn chung cần thay đổi hỗn hợp khí tuỳ theo loại sản phẩm do:

- sự nhạy cảm với nồng độ cacbon dioxit quá cao hoặc với sự thiếu oxy;

- độ chín;

- thời gian bảo quản.

2. Phương pháp điều chỉnh môi trường

Các môi trường có thành phần khác với thành phần môi trường bình thường có thể được tạo ra ở các phòng bảo quản được trang bị đặc biệt hay đôi khi ở các gói là tủ bao gói sinh lý, có tính thẩm thấu được thiết kế để có thể tạo ra hỗn hợp oxy cacbon dioxit với thành phần đã định.

Cách bảo quản sản phẩm trong bao tải hay trong phòng được trang bị các màng bán thẩm thấu làm bằng nhựa silicon kiểu Marcelin và Letenturier tiêu biểu cho việc ứng dụng hệ thống này.

Các phòng bảo quản có trang bị đặc biệt và việc sử dụng những trang thiết bị thích hợp cho phép tạo ra một môi trường khống chế với những hàm lượng oxy và cacbon dioxit đặc trưng cho các sản phẩm cần bảo quản.

Các cách xử lý ngắn hạn cacbon dioxit cao có thể được ứng dụng cho các sản phẩm riêng biệt (ví dụ các loại quả thơm ngon màu vàng).

3. Phòng bảo quản có môi trường khống chế

3.1. Sức chứa

Sức chứa nói chung của phòng từ vài trăm tấn đến 1000 t sản phẩm.

3.2. Độ kín khí

Kết cấu của các phòng bảo quản được thiết kế nhằm đảm bảo độ kín khí thích hợp cho phép duy trì được thành phần của môi trường cần có bên trong phòng. Trên thực tế, không thể làm cho các phòng được kín khí tuyệt đối và không tránh khỏi sự trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, phòng bảo quản phải đủ kín khí sao cho có thể kiểm tra được mực oxy và cacbon dioxit.

Bởi vậy, điều quan trọng là phải biết mức rò rỉ tối đa chấp nhận được và có phương pháp để kiểm tra kết cấu phòng có thoả mãn chuẩn cứ này không. (Mức lọt khí oxy vào phòng bảo quản tỷ lệ thuận với mức rò rỉ).

3.2.1. Độ kín khí tối thiểu

Theo lý thuyết, lượng khí oxy chảy vào phòng phải giữ ở mức thấp hơn lượng đã tiêu thụ do hô hấp của sản phẩm được bảo quản.

Do vậy, lượng khí chảy vào chấp nhận được phụ thuộc vào sản phẩm được bảo quản, nhiệt độ của sản phẩm, hỗn hợp khí yêu cầu và các thiết bị phụ thuộc có thể được triển khai để điều chỉnh hỗn hợp khí (ví dụ các bộ hấp thụ oxy hay các bao tải giãn nở). Lượng khí thực tế chạy vào phòng đang hoạt động được tạo ra bởi sự khuyếch tán do sự khác nhau về nồng độ của các khí và sự đối lưu do khác nhau về áp suất của chúng.

Đặc biệt, cần phải loại trừ sự trao đổi do đối lưu. Trong quá trình bảo quản, các phòng có môi trường khống chế phải hoạt động trong các hoàn cảnh khó khăn nhất. Ví dụ: việc bảo quản táo 00C trong môi trường loại 2. Bởi vậy, chuẩn cứ về độ kín khí được xác định rõ trong trường hợp này, đồng thời cũng thích hợp cho các mục đích sử dụng khác.

3.2.2. Kết cấu

Độ kín khí của phòng bảo quản được đảm bảo bằng cách phủ các tường, sàn và trần nhà bằng các vỏ bọc nhôm, thép đúc sẵn, nhựa polyeste, nhựa ép ocxy hoặc nhựa polyamit có gia cố bằng sợi thuỷ tinh v.v… Độ dày lớp cách ly cần có phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài, thời gian bảo quản, yếu tố giá thành và các yếu tố khác.

Giải pháp có lợi và tốt nhất về kỹ thuật là việc sử dụng những tấm panen kẹp chất liệu khác ở giữa và được lắp trên khung kim loại để đảm bảo đồng thời độ cách nhiệt và độ kín khí. Những tấm panen này được cấu tạo bằng một tấm bằng kim loại, gỗ hay nhựa ở phía ngoài, một lớp bằng polyuretan ở giữa và một lớp nhựa polyeste ở bên trong (nên có tổng độ dày tới khoảng 10 cm).

Trong trường hợp kết cấu bằng tường bê tông, cũng như trong trường hợp sử dụng panen kẹp chất liệu khác, lớp cách khí cũng được sử dụng đồng thời như vật cản chống hơi. Để dễ sửa chữa, ví dụ khi xuất hiện các vết nứt, thì lớp kín khí thường được đặt ở bề mặt trong của tường. Để bảo đảm độ kín khí, cũng có thể sử dụng sơn gốc nhựa - chất dẻo, hắc ín, giấy tẩm nhựa đường v.v… Trong mọi trường hợp, các vật liệu kín khí phải:

- kín khí;

- không có mùi;

- chịu được tác động của vi sinh vật và độ ẩm;

- dễ lắp ráp và sửa chữa;

- chịu được va đập cơ học;

- chịu lửa;

- giữ được các tính chất của chúng khi có sự biến đổi nhiệt độ, độ ẩm tương đối và áp suất trong phòng bảo quản.

Độ kín khí được coi là thích hợp khi tỷ số giữa lượng oxy vào phòng bảo quản và lượng oxy do các sản phẩm được bảo quản tiêu thụ gần bằng đơn vị.

Độ kín khí của phòng bảo quản cần được tăng cường khi:

- sử dụng phòng ở nhiệt độ thấp hơn;

- phòng có một phần chứa sản phẩm;

- phòng chứa sản phẩm có mức hô hấp đặc biệt thấp.

Các phòng bảo quản được đóng bằng các cửa cách nhiệt có viền cao su và kết cấu đóng kín dạng trượt hoặc các hệ thống kín khác. Các cửa được bắt bằng bu lông hay hệ thống đóng kín khác đảm bảo các viên cao su ở cửa bám vào khung kim loại trên tường, do đó tạo thành vành kín khí. Cửa có thể có các lỗ để nhìn bên trong phòng và các cửa con để vào phòng bảo quản.

Tuy nhiên, cửa sổ quan sát đặt cao hơn sản phẩm được bảo quản thì có thể có lợi hơn. Chúng được lắp bản lề để có thể vào được từ bên trên sản phẩm để kiểm tra sản phẩm, máy làm bốc hơi và các thiết bị làm mát.

Dấu hiệu báo không khí nghèo oxy phải được đặt ở lối vào phòng bảo quản và ở các vị trí thích hợp khác.

3.3. Cân bằng áp suất

Giữa phòng bảo quản và bên ngoài, sự khác biệt về áp suất được tạo bởi quạt, thiết bị lạnh, các thiết bị để điều chỉnh thành phần môi trường cũng như được tạo bởi sự dao động của áp suất khí quyển bên ngoài. Việc giảm đột ngột áp suất khí trong phòng có thể làm cho các lớp cách khí trên tường và trần bị rời ra và phá huỷ độ kín khí của phòng. Điều này có nghĩa là độ sụt áp suất không được lớn hơn 1 mm H2O (9,8 Pa), Để tránh sự dao động lớn về áp suất, các cửa phòng bảo quản chỉ nên gắn kín khi đã đạt được nhiệt độ bảo quản.

Với cùng mục đích như vậy, các van áp suất cũng được lắp trong từng phòng có môi trường được khống chế. Chúng bao gồm các ống có đường kính thích hợp nối bên trong phòng với bên ngoài. Phần ngoài của ống được bẻ cong và ngập khoảng 4 mm vào trong một bình chứa nước và sao cho có thể chống đóng băng. Ví dụ đối với một phòng bảo quản thể tích 2000 m3 cần có 2 van với một đường ống đường kính 15 cm. Van áp suất kiểu xi phông đảm bảo sự cân bằng áp suất. Nếu áp suất bên ngoài thấp hơn, một lượng nhỏ hỗn hợp khí thoát khỏi phòng mà không làm thay đổi thành phần của môi trường bên trong; trong khi đó, nếu áp suất bên ngoài cao hơn, không khí vào phòng bảo quản cho đến khi đạt được sự cân bằng, làm thay đổi thành phần môi trường trong phòng.

Để tránh sự dao động về áp suất ở các phòng bảo quản nhỏ, có thể dùng các bao tải bằng chất dẻo không thấm (các túi thở) chứa khí có thể tích từ 5 đến 7% thể tích khí tự do trong phòng (hoặc một tỷ lệ phần trăm tương ứng của thể tích phòng). Các bao tải, được nối với phòng bằng một ống có đường kính lớn hơn, sẽ nở rộng khi áp suất tăng và thu nhỏ khi áp suất giảm; bằng cách đó sẽ điều chỉnh được áp suất trong phòng.

Các bao tải cần một không gian rộng và chúng có thể hỏng, tạo nên các nguồn rò rỉ bổ sung.

Các ống để làm lạnh, để lấy mẫu không khí, để điều chỉnh thành phần khí, ống mạch điện v. v … chạy xuyên qua tường phòng. Những điểm có cáp và ống chọc qua phải được gắn kín khí thật cẩn thận.

3.4. Kiểm tra độ kín khí

Tiến hành kiểm tra độ kín khí của phòng khi đưa vào sử dụng lần đầu và sau đó kiểm tra định kỳ hàng năm trước khi bắt đầu xếp kho để tìm ra các chỗ nứt.

Có thể sử dụng các phương pháp 3.4.1 và 3.4.2 sau để kiểm tra độ kín khí.

3.4.1. Phương pháp đối lưu trên cơ sở nghiên cứu sự biến đổi áp suất.

Việc thử được tiến hành trong phòng trống ở nhiệt độ không đổi và quạt không làm việc.

Đóng kín cửa và tăng áp suất từ 15 đến 25 mm H20 (147 đến 245 Pa) so với áp suất khí quyển, sử dụng các bơm khí độc lập hay các bơm khí lắp sẵn trong thiết bị để điều chỉnh thành phần của môi trường. Đo thời gian cần thiết để đạt được áp suất này. Thời gian này sẽ chỉ ra rằng độ kín khí của phòng là rất tốt, tốt hay không đầy đủ.

Một phương án của phương pháp này là đánh giá độ kín khí như là một hàm của thời gian tối thiểu cần thiết để áp suất dư được tạo ra mất đi. Khoảng thời gian này dao động giữa 10 và 70 phút như là một hàm của kích thước của phòng và sản phẩm được bảo quản.

Một phương án khác của phương pháp này là đánh giá thời gian cần thiết để áp suất dư ban đầu trong phòng giảm xuống một nửa. Thời gian này (trong điều kiện nhiệt độ ổn định thích hợp) phải vượt từ 10 đến 12 phút để có thể chấp nhận được đối với phòng.

Trên thực tế độ kín khí nên được đánh giá như là một hàm của áp suất đạt được sau 30 phút từ một áp suất ban đầu là 10 mm H2O (98, 1 Pa). Kết quả đánh giá có thể được sử dụng để phân loại các phòng thành:

- rất tốt (áp suất tăng 3,4 mm H2O (33,3 Pa);

- tốt (áp suất tăng từ 1 đến 3,4 mm H2O (9,8 đến 33,3 Pa);

- không đủ (áp suất tăng 1 mm H2O (9,8 Pa).

Phương pháp đối lưu cũng có thể được sử dụng để đo độ kín khí của phòng bảo quản sử dụng các bao tải chứa khí nếu các bao tải khí này có thể đóng bằng van.

3.4.2. Phương pháp khuyếch tán trên cơ sở khuyếch tán của cacbon dioxit từ phòng bảo quản đã làm mát từ trước.

Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho các phòng bảo quản có các bao tải khí khi không sử dụng được phương pháp đối lưu. Cần tạo được một hàm lượng cacbon dioxit đã biết trong phòng bảo quản. Sau đó liên tục xác định sự thay đổi mức oxy và cacbon dioxit.

Ví dụ, một hàm lượng cacbon dioxit được tạo ra trong phòng bảo quản là 15% (V/V) (cho một hàm lượng oxy trong phòng bảo quản là 6% (V/V).

Nếu trong vòng 24h, hàm lượng cacbon dioxit không giảm quá 1% (V/V) và hàm lượng oxy không tăng quá 0,25% (V/V) khi có sử dụng quạt thì độ kín khí của phòng được coi là thích hợp.

3.5. Phát hiện các khuyết tật về độ kín khí.

Để phát hiện các vết nứt hay các vùng có độ kín khí không đủ cần tiến hành như sau:

Tăng hay giảm áp suất trong phòng bảo quản khoảng 10 mm H2O (98,1 Pa) khi các cửa đã gắn kín và quạt không làm việc. Hướng dẫn người bên trong hoặc bên ngoài phòng bảo quản xác định điểm khí chuyển qua bằng cách quan sát xem:

- Khói sinh ra trong phòng bảo quản bay theo một hướng riêng biệt;

- Có tiếng rít của không khí chuyển động vào trong hay ra ngoài phòng bảo quản;

- Hình thành các bọt khí khi dùng chổi sơn quét dung dịch nước xà phòng lên những vùng nghi vấn;

- Ngọn lửa của nến đang cháy khi đặt ở vùng nghi vấn dài ra do có sự chuyển dịch của không khí.

3.6. Sửa chữa

Các phòng bảo quản có độ kín khí không đạt yêu cầu phải được sửa chữa trước khi bảo quản sản phẩm.

Sử dụng matit silicon hay polyuretan để trám các vùng có khuyết tật về độ kín khí.

Thay các lớp bọc tường (thép, nhôm v.v…) để loại trừ các khuyết tật. Khi sử dụng nhựa polyeste để cách ly, dùng vải và sợi thuỷ tinh dán với nhau và phủ 2 hay 3 lớp nhựa lên trên đầu. Sau khi sửa chữa, nên kiểm tra lại độ kín khí của phòng bảo quản.

4. Điều chỉnh nhiệt độ và môi trường

4.1. Điều chỉnh nhiệt độ.

Làm mát sơ bộ sản phẩm ngay sau khi thu hoạch.

Thời gian chất đầy sản phẩm vào phòng bảo quản và tốc độ làm mát qui định kích thước tối đa của phòng bảo quản có môi trường khống chế.

4.2. Điều chỉnh môi trường

Việc điều chỉnh môi trường được tiến hành ngay sau khi điều chỉnh nhiệt độ.

Có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra, duy trì và kiểm tra môi trường khống chế trong phòng bảo quản, tuỳ theo thiết bị sẵn có (máy chuyển đổi, máy lọc hơi, máy sinh môi trường khống chế, máy phân tích v.v …)

4.2.1. Điều chỉnh hàm lượng oxy:

Hàm lượng oxy của môi trường (21% (V/V) có thể bị giảm có sự hô hấp của sản phẩm hoặc do sử dụng các thiết bị đặc biệt trong phòng bảo quản có môi trường khống chế.

4.2.1.1. Giảm hàm lượng oxy do hô hấp.

Trong quá trình hô hấp, oxy bị tiêu hao còn cacbon dioxit, nước và hơi nóng toả ra. Do đó, sự giảm hàm lượng oxy trong trường hợp này được xác định bởi tốc độ hô hấp của sản phẩm được bảo quản, thể tích của phòng bảo quản, mức độ chất đầy sản phẩm v.v …

Trong phòng có dung lượng 300 t táo, một mức oxy từ 2 đến 3% (V/V) có thể đạt được trong vòng 20 ngày. Trong thời kỳ bảo quản, không nên mở cửa phòng vì có thể cần một thời gian dài hơn để đạt lại được hàm lượng oxy và vì những biến đổi trong thành phần hoá học của khí sẽ không thuận lợi cho sản phẩm bảo quản.

4.2.1.2. Giảm hàm lượng oxy bằng máy chuyển đổi.

Máy chuyển đổi được sử dụng để làm giảm hàm lượng oxy từ 2 đến 4% (V/V) trong 2 đến 3 ngày. Máy chuyển đổi làm việc trên nguyên lý tiêu hao oxy do đốt cháy hydrocacbon hay do kết hợp với oxy với hydro được sản sinh ra do sự phân huỷ amoniac (NH3) (sự giảm oxy mất 2 hoặc 3 ngày).

Sự tiêu hao oxy do đốt cháy hydrocacbon diễn ra theo phản ứng:

C3H8 + 5 O2  3 CO­2 + 4 H2O

Sự cháy xảy ra ở nhiệt độ cao, sau đó môi trường được làm giàu cacbon dioxit được làm mát và chuyển qua máy hấp thụ cacbon dioxit hoặc chuyển thẳng vào trong phòng bảo quản.

Các thiết bị này chủ yếu làm việc theo chu trình kín hoặc hở. Không khí lấy từ phòng bảo quản hay từ bên ngoài được đưa qua chất xúc tác đã được làm nóng và giờ đã bị nghèo oxy, được bơm lại vào bên trong.

Trên thực tế, đã sử dụng các loại máy chuyển đổi khác nhau.

4.2.2. Điều chỉnh hàm lượng cacbon dioxit.

Trong thời kỳ bảo quản, cacbon dioxit tích tụ trong phòng bảo quản do kết quả của quá trình hô hấp của sản phẩm. Để duy trì hàm lượng này không đổi ở một giá trị tối ưu, đã sử dụng các loại thiết bị khác nhau gọi là "máy hấp phụ" hay "máy lọc hơi" làm cho hàm lượng cacbon dioxit giảm đến mức mong muốn.

Các thiết bị này làm việc trên nguyên lý hấp phụ vật lý hoặc hấp thụ hoá học cacbon dioxit.

4.2.2.1. Hấp phụ vật lý.

Để hấp phụ vật lý, đã sử dụng than hoạt tính, zeolit v.v… làm chất hấp phụ mà hiệu quả của chúng phụ thuộc vào tính chất mao dẫn, độ xốp và bản chất của chất hấp phụ và vào phương pháp hoạt hoá.

Máy hấp phụ làm việc theo 2 giai đoạn:

- hấp phụ: không khí lấy từ phòng bảo quản được nạp qua một không gian ở đó chất hấp phụ giữ lại cacbon dioxit. Sau khi giảm hàm lượng cacbon dioxit, không khí được đưa trở lại phòng bảo quản.

- tái sinh: các chất hấp phụ được tái sinh bằng cách thổi qua nó một luồng không khí để cuốn theo cacbon dioxit đưa ra bên ngoài.

Hai giai đoạn này diễn ra trong những thời kỳ được xác định rõ ràng; việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được khống chế bằng rơle thích ứng.

Một số máy hấp phụ zeolit có bộ sàng phân tử.

4.2.2.2. Hấp thụ hoá học.

Các chất hoá học khác nhau (kali cacbonat etanolamin, natri hydrat, canxi hydroxit v.v…) được sử dụng để khử khí cacbon dioxit. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng hạn chế do hiệu xuất và độ chính xác có hạn.

Có thể phân loại những dạng sau:

- Máy lọc dùng etanolamin (mono, bi - hoặc tri - ). Việc hấp thụ cacbon dioxit đạt được bằng các quá trình hoá học cũng như vật lý. Dung dịch thu được là cacbonat và hydro cacbonat. Dung dịch này khi đun nóng sẽ giải phóng ra cacbon dioxit và tự tái sinh.

- Máy lọc dùng kali cacbonat: Dựa trên nguyên tắc phản ứng thuận nghịch của sản phẩm với cacbon dioxit. ở ngăn đầu, kali hydrocacbonat được tạo ra do bắt được cacbon dioxit từ dòng khí thổi qua phòng bảo quản; sau đó, ở một ngăn khác dung dịch được tái sinh bằng cách giải phóng cacbon dioxit ra bên ngoài. Quá trình này là liên tục.

- Máy lọc trong đó canxi hydroxit khô phản ứng với cacbon dioxit để tạo ra canxi cacbonat hay bicacbonat. Khi canxi hydroxit không phản ứng tiếp nữa thì thay bằng canxi hydroxit mới.

4.2.3. Máy tạo khí.

Đó là những thiết bị gồm một máy chuyển đổi oxy và một máy lọc. Các thiết bị này làm việc đồng thời trong thời kỳ bảo quản; có thể chỉ sử dụng một máy lọc cacbon dioxit.

Việc đốt cháy oxy bằng chất xúc tác xảy ra trong máy chuyển đổi và hỗn hợp khí thu được (giàu nitơ và cacbon dioxit) được làm nguội và sau đó chuyển sang máy lọc hấp thụ cacbon dioxit. Hỗn hợp khí thu được được bơm vào phòng bảo quản.

Chú thích: Việc đốt cháy oxy bằng chất xúc tác cũng có thể làm cho hàm lượng etylen trong không khí giảm.

Không khí được tạo ra chứa 1% đến 1,5% (V/V) oxy, 2 đến 5% (V/V) cacbon dioxit, số còn lại là nitơ. Khi cần có thể điều chỉnh hàm lượng oxy và cacbon dioxit.

Có hai loại máy tạo khí.

a) Máy tạo khí chu trình hở: sử dụng không khí bên ngoài; sau khi đốt cháy và cố định cacbon dioxit, hỗn hợp khí được bơm vào phòng bảo quản bằng quạt, tạo ra áp suất dư, do vậy đổi chỗ một số không khí trong phòng.

b) Máy tạo khí chu trình kín: làm tuần hoàn không khí trong phòng bảo quản, giảm dần hàm lượng oxy, lấy đi cacbon dioxit và làm lưu thông khí qua phòng bảo quản cho đến khi đạt được thành phẩm mong muốn.

4.2.4. Tạo môi trường khống chế bằng máy trao đổi - khuyếch tán.

Có thể sử dụng máy trao đổi - khuyếch tán để điều chỉnh thành phẩm môi trường dựa trên nguyên lý về sự khác biệt nhau về tốc độ khuyếch tán của oxy, cacbon dioxit và nitơ qua màng nhựa silicon có tính chất chọn lọc đối với các khí.

Không khí chuyển qua máy trao đổi - khuyếch tán sẽ bị khuyếch tán và tự động cho phép thu được các tỷ lệ cố định nồng độ oxy và cacbon dioxit tuỳ theo màng nhựa silicon được dùng. (Ví dụ 5% (V/V) cacbon dioxit, 2 đến 3% (V/V) oxy và 92% đến 93% (V/V) nitơ).

Trong trường hợp này, các nồng độ mong muốn trong không khí thu được sau khoảng thời gian dài hơn như là kết quả của các quá trình trao đổi chất bình thường.

Những màng này là các bao túi với dung tích khác nhau, có thể lắp bên trong hay bên ngoài phòng bảo quản, hoặc được nối với bên ngoài bằng các đường ống.

Diện tích bề mặt của màng phụ thuộc vào thể tích khí trong phòng bảo quản.

5. Duy trì thành phần môi trường khống chế

Một khi đã đạt được hàm lượng oxy và cacbon dioxit yêu cầu thì phải cần đến các trình tự khác nhau để duy trì thành phần môi trường không đổi.

Nhờ có các nhân tố khác nhau tạo ra sự biến đổi các hàm lượng oxy và cacbon dioxit (cấp khí cacbon dioxit trong quá trình thông gió, khuyếch tán oxy) cần để những khoảng cách riêng biệt để kiểm tra và duy trì mức yêu cầu cho từng thành phần khí.

Hệ thống ổn định cho môi trường khống chế như sau:

- Nạp khí cẩn thận theo chu kỳ cho môi trường loại 1.

- Nạp không khí mới cẩn thận theo chu kỳ và chuyển cacbon dioxit kết hợp sử dụng các thiết bị hút và khuyếch tán cho môi trường loại 2.

6. Kiểm tra trong thời gian bảo quản

Kiểm tra các yếu tố bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm tương đối và thành phần khí) 2 lần/ ngày lúc đầu và sau đó hàng ngày bằng cách đọc trực tiếp hay bằng thiết bị ghi.

Định kỳ kiểm tra chất lượng các sản phẩm được bảo quản.

7. Vận hành ở cuối kỳ bảo quản có khống chế

Khi cần kết thúc bảo quản trong môi trường khống chế, mở các cửa buồng nhỏ và cho quạt làm việc trong 1 hoặc 2 giờ. Như vậy, cacbon dioxit dư sẽ phân tán đi và hàm lượng oxy sẽ được cân bằng với các mức của môi trường xung quang, bảo đảm an toàn cho công nhân vào phòng bảo quản không đeo mặt nạ bảo hộ.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi