Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5088:1990 Chè tan nhanh - Xác định khối lượng thể tích chảy tự do

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5088:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5088:1990 (ISO 6770-1982) Chè tan nhanh - Xác định khối lượng thể tích chảy tự do và khối lượng thể tích làm chặt
Số hiệu:TCVN 5088:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:01/01/1990Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5088:1990

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5088:1990 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5088:1990

(ISO 6770-1982)

CHÈ TAN NHANH

XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CHẢY TỰ DO VÀ KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH LÀM CHẶT.

Instant Tea

Determination of free - flow and compacted bulk densities

Tiêu chuẩn này qui định hai phương pháp xác định khối lượng thể tích của chè tan nhanh:

a) Khối lượng thể tích chảy tự do (phần 1)

b) Khối lượng thể tích lèn chặt (phần 2)

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 6770 - 1982.

Phần 1 - Xác định khối lượng thể tích chảy tự do

1. Định nghĩa

Khối lượng thể tích chảy tự do (của chè tan nhanh) là tỷ lệ giữa khối lượng của chè tan nhanh với thể tích mà nó chiếm chỗ sau khi chè chảy tự do vào vật chứa trong điều kiện xác định.

Khối lượng thể tích được biểu thị bằng gam trên mililít.

2. Nguyên tắc

Rót mẫu từ phễu qui định vào dụng cụ chứa qui định đã biết thể tích và cân lượng chứa trong dụng cụ.

3. Thiết bị và dụng cụ

3.1. Cân có độ chính xác đến 0,1g.

3.2. Dụng cụ để xác định khối lượng thể tích chảy tự do có kích thước chỉ ra trên hình 1 và gồm:

3.2.1. Phễu lắp chặt có gắn tấm chắn khít

3.2.2. Dụng cụ đo chứa tháo lắp được

Dung tích đầy đến miệng được ghi chính xác đến mililit.

Chú thích: Những phần tiếp xúc trực tiếp với mẫu cần được làm từ thép không rỉ.

3.3. Thanh gạt có kích thước khoảng 120x20mm hoặc cái nạo thích hợp khác.

4. Lấy mẫu

4.1. Lấy một cách cẩn thận 3 mẫu thử từ đỉnh ở giữa và đáy của mẫu chung và bảo quản riêng rẽ chúng trong từng bao bì cứng, không được để mẫu trong túi chất dẻo vì chúng sẽ bị chèn ép.

4.2. Lật trở bao bì một cách cẩn thận để kiểm tra trong mẫu có cục hay không. Không được tác động lên mẫu để khỏi thay đổi các tính chất của chè.

5. Tiến hành thử

5.1. Cân dụng cụ đo chứa (3.2.2) chính xác đến 0,1 g.

Đóng tấm chắn, đổ vào phễu (3.2.1) một trong các mẫu với một lượng sao cho lớn hơn lượng chè cần thiết đểlàm đầy dụng cụ đo chứa, mở hết tấm chắn của phễu sao cho chè chảy vào dụng cụ đo chứa trong khoảng 6 - 12 giây(*). Khi dụng cụ đo chứa chảy tràn đóng tấm chắn của phễu lại. Dùng que gạt hoặc cái nạo thích hợp (3-3) gạt một lần chè thừa trên miệng dụng cụ đo chứa. Tránh chấn động hoặc rung dụng cụ đo chứa.

Tháo dụng cụ đo chứa phía dưới phễu và cân dụng cụ đo chứa và chè mẫu chính xác đến 0,1g.

Trừ khối lượng của dụng cụ đo chứa để biết khối lượng của chè mẫu.

5.2 Tiến hành phép xác định riêng biệt kế tiếp nhau một cách nhanh chóng trên hai lượng cân như nhau mẫu thử và lập lại các phép xác định này trên hai mẫu thử khác nhau (4.1).

6. Xử lý kết quả

6.1. Phương pháp tính toán và công thức

Khối lượng thể tích chảy tự do (X1), tính bằng g/ml, xác định theo công thức:

Trong đó:

m : khối lượng của mẫu trong dụng cụ đo chứa, g;

V : dung tích của dụng cụ đo chứa tính đến miệng, ml.

Lấy kết quả trung bình số học của hai phép xác định riêng biệt (5.2) trên mỗi mẫu thử với điều kiện thoả mãn yêu cầu về độ lặp lại theo qui định ở điều (6.2)

Ghi lại từng kết quả riêng biệt nhận được từ mỗi một trong 3 mẫu thử lấy từ mẫu chung.

6.2. Độ lặp lại

Chênh lệch kết quả thu được giữa hai phép xác định riêng biệt (5.2) kế tiếp nhanh của cùng một người thực hiện trên cùng một mẫu thử, không được vượt quá 2% của giá trị trung bình.

7. Biên bản thử nghiệm

Trong biên bản thử cần chỉ ra phương pháp đã sử dụng và kết quả đã thu được. Biên bản cần đề cập đến bất kỳ chi tiết thao tác nào mà không được qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc được coi là tuỳ ý cũng như các tình huống có thể ảnh hưởng đến kết quả. Đặc biệt cần ghi lại bất kỳ cục lạ nào quan sát thấy trong mẫu.

Biên bản cần phải bao gồm những thông tin cần thiết cho việc nhận biết mẫu một cách đầy đủ.

Phần 2: Xác định khối lượng thể tích lèn chặt

8. Định nghĩa

Khối lượng thể tích lèn chặt (của chè tan nhanh) là tỷ lệ khối lượng của chè tan nhanh với thể tích mà nó chiếm chỗ, sau khi chè bị lắc một số lần (thường là 100) trong điều kiện qui định.

Khối lượng thể tích được biểu thị bằng gam trên mililít.

9. Nguyên tắc

Xác định thể tích của một khối lượng chè tan nhanh đã cho sau một số lần lắc qui định (thường là 100) trong ống đong dung tích lắc.

10. Thiết bị và dụng cụ

10.1. Cân có độ chính xác đến 0,1g.

10.2. Phễu làm bằng thép không rỉ hoặc bằng vật liệu thích hợp khác.

10.3. ống đong dung tích lắc như mô tả (hình 2), gồm:

10.3.1. ống đong hình trụ có chia độ, bằng thuỷ tinh, dung tích 250 ml, khối lượng 220 + 40 g mỗi vạch chia ứng với 2ml.

Chú thích: Để tiện lợi có thể dùng ống đong hình trụ có khối lượng khác nhưng phải đảm bảo khối lượng chung của ống đong và giá đỡ (10.3.2) là 670 + 45g.

10.3.2. Giá đỡ ống đong và trục, có khối lượng 450 + 5g.

10.3.3. Gam nâng đầu trục và ống đong hình trụ, cứ mỗi vòng quay nâng lên hạ xuống một lần, tốc độ quay 250 + 15 vòng/phút.

10.3.4. Mâm đỡ, trên đó trục nâng rơi từ độ cao 3 + 0,1mm.

10.3.5. Bộ đếm dùng để đếm số vòng quay của trục cam.

10.3.6. Bộ phận định hướng để hướng trục, được làm từ vật liệu thích hợp sao cho ma sát là nhỏ nhất.

Chú thích: Thiết bị cần kết cấu như thế nào đó để không có dao động tự do (lắc), ma sát giữa trục và bộ phận định hướng càng bé càng tốt khi không có dầu bôi trơn.

11. Lấy mẫu

11.1. Lấy cẩn thận 3 mẫu thử từ đỉnh, ở giữa và đáy của mẫu gộp và bảo quản trong bao bì cứng. Không được bảo quản mẫu trong túi chất dẻo vì chè có thể bị nén ép.

11.2. Không được tác động (xử lý) đối với mẫu vì điều đó có thể làm thay đổi các đặc tính của chè.

12. Tiến hành thử

12.1. Cho ống đong hình trụ (10.3.1) gõ 100 lần và cân ống đong (10.3.1) chính xác đến 0,1g. Dùng phễu (10.2) (*) cho khoảng 150ml của một trong các mẫu vào ống đong hình trụ. Cân ống đong và mẫu, trừ khối lượng của ống đong để biết khối lượng mẫu thử. Lắp ống đong hình trụ vào giá đỡ của dụng cụ đo dung tích.

Cho dụng cụ đo dung tích gõ 100 lần. Đọc số đo thể tích của bột chè trên vạch chia độ của ống đong chính xác đến 2ml.

12.2. Tiến hành hai phép xác định kế tiếp nhanh trên hai nửa của cùng một mẫu thử và lặp lại các phép xác định này trên hai mẫu thử khác (11.1).

12.3. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính dễ gẫy của bột chè, thể tích có thể được xác định sau 50 lần gõ kế tiếp nhau để xác minh xem có một thể tích giới hạn nhỏ nhất hay không hay thể tích liên tục giảm theo số lần gõ. Trong trường hợp sau ghi lại toàn bộ thể tích đã đo được. Theo sự thoả thuận giữa các bên hữu quan, khối lượng thể tích lèn chặt có thể được ghi nhận như là giá trị thu được từ thể tích sau 100 lần gõ đầu tiên.

13. Xử lý kết quả.

13.1. Phương pháp tính toán và công thức

Khối lượng thể tích của chè bị lèn chặt, (X2) biểu thị bằng g/ml, bằng:

Trong đó :

m - khối lượng của mẫu trong ống đong dung tích, g;

V - thể tích của mẫu sau khi lèn chặt, ml.

Lấy kết quả trung bình số học của các giá trị thử được trên hai phép xác định riêng biệt (12.2) của cùng một mẫu thử, với điều kiện đảm bảo yêu cầu về độ lặp lại (13.2) được thoả mãn.

13.2. Độ lặp lại

Chênh lệch kết quả của hai phép xác định riêng biệt (12.2) tiến hành kế tiếp nhanh của cùng một người thao tác trên cùng một mẫu thử, không được vượt quá 2% giá trị trung bình.

14. Biên bản thử nghiệm

Như điều 7 của tiêu chuẩn này.

 

PHỤ LỤC

Sự hiểu biết khối lượng thể tích của chè tan nhanh là điều kiện quan trọng đối với thương mại. Vì nó tạo điều kiện để xác định thể tích chiếm chỗ của một khối lượng chè nhất định. Do đó nó là yếu tố quan trọng trong việcđóng gói chính xác các bao bì trong bán lẻ và kiểm tra khối lượng của chè tan nhanh cung cấp từ các máy tựđộng.

Khối lượng thể tích được xác định bằng tỉ số giữa khối lượng và thể tích. Thể tích của mẫu chè tan nhanh thay đổi theo quá trình vận chuyển do bị lèn ép và bị gẫy. Khối lượng thể tích có thể biểu diễn bằng hai cách:

- Khối lượng thể tích chảy tự do (không bị nén)

- Khối lượng thể tích bị gõ (bị nén).

Chè tan nhanh thường dễ gẫy và vỡ vụn thành bột trong khi tiến hành xác định liên tiếp khối lượng thể tích của nó. Do cả hai khối lượng thể tích (đặc biệt khối lượng thể tích bị lèn) phụ thuộc vào phương pháp vận chuyển, bốc dỡ. Điều đặc biệt quan trọng là phương pháp xác định khối lượng thể tích vừa phải đơn giản vừa phải ít phụthuộc vào yếu tố con người đến mức có thể được. Điều quan trọng nữa là bất kỳ thiết bị cơ khí nào cũng được tiêu chuẩn hoá, rẻ và dễ dàng mua sắm được trên thị trường thế giới.

(*) Nếu chè không chảy được một cách dễ dàng, cần dùng một cái que đường kính từ 3-4 mm chọc vào cửa ra.

(*) Việc dùng phễu để cho bột chè vào ống đong có thể ảnh hưởng đến kết quả, một vài thực nghiệm xác nhận rằng cần cho bột từ túi đường mẫu trực tiếp vào ống đong.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi