Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989 ISO 3631-1978 Quả của giống cam quýt - Hướng dẫn bảo quản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989 ISO 3631-1978 Quả của giống cam quýt - Hướng dẫn bảo quản
Số hiệu:TCVN 5066:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5066:1989

(ISO 3631-1978)

QUẢ CỦA GIỐNG CAM QUÝT

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Citrus fruits

Guide to storage

 

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện giữ gỡn cỏc nhóm quả của giống cam quýt sau đây trong bảo quản có hoặc không làm lạnh trong các kho hay trong các thiết bị vận chuyển khác nhau (như thùng chứa, toa xe lửa, xe vận tải hay tàu biển).

- Cam: Citrus sinensis (Linnaeus) Osbeck;

- Quýt: Citrus reticulata Blanco;

- Chanh: Citrus limon (Linaeus) N.L.Burman;

- Bưởi: Citrus paradisi Macfadyen;

- Chanh cốm: Citrus aurantifolia (Christmarn) Swinglli;

Các thông tin chi tiết về các cây trồng trong các nhóm khác nhau được ghi ở phụ lục 1 và 2.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 3631-1973.

1- Điều kiện thu hạch và đưa vào kho

1.1. Các "thứ" (các nhóm cây trồng).

Tiêu chuẩn này liên quan tới quả tươi để bảo quản và thuộc các "thứ" được liệt kê trong phụ lục 1.

1.2. Thu hoạch.

Quả phải được thu hái khi đạt đến giai đoạn chín thích hợp cho việc tiêu thụ. Việc thu hoạch có thể tạm thời bị gián đoạn khi các điều kiện thời tiết (mưa,…) có thể có ảnh hưởng xấu tới chất lượng bảo quản.

Quả thu nhặt trên mặt đất thường bị nhiễm phytophthora vì vậy không nên thu nhặt các quả rơi rụng.

Các căn cứ của độ chín thường là:

- Hàm lượng nước quả, tính theo phần trăm khối lượng (hàm lượng nước quả có thể thay đổi đôi chút do kết quả của các điều kiện và thời hạn bảo quản);

- Mùi vị;
- Độ axit hay tỉ số:

 

Các giá trị được chấp nhận ở hai căn cứ cuối tuỳ thuộc vào các "thứ" xem xét và vào các điều kiện sinh thái. Cho nên chúng chỉ được xem xét đến trong quan hệ với "thứ" và vùng sản xuất cụ thể. Phải tham khảo các tài liệu chuyên môn được ban hành về đề tài này cho các vùng sản xuất khác nhau.

1.3. Đặc trưng cho chất lượng bảo quản.

1.3.1. Điều kiện của quả lúc thu hoạch.

Quả định bảo quản phải sạch, chắc và không bầm dập (hư hỏng do móng tay người hái, các lỗ châm do côn trùng, các vết thâm…); không có dấu hiệu về rối loạn nấm mốc hay sinh lý. Cuống quả còn giữ được đài hoa, trừ ở các vùng ẩm quả có thể bị rụng cuống.

Không nên dấm bằng etylen đối với quản định bảo quản dài hạn. Việc xử lý này thúc đẩy sự phát triển sinh lý của quả và giảm thời gian bảo quản, nếu đã rấm thì phải lưu ý khách hàng tiêu thụ. Quả rấm bằng etylen có thể được đóng gói không có cuống.

1.3.2. Xử lý quả.

1.3.2.1. Sau khi chọn lần thứ nhất các loại lá, cành, các quả bị hỏng (như các quả bị thối hay bị nhiễm nặng phytophthora), quả được phun rửa (giảm nguy cơ nhiễm bệnh) hay được nhúng vào trong các bồn nước. Sau có được tráng sạch, cọ và xử lý nấm mốc. Cách xử lý này phải được áp dụng càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch. Đối với quả hái ở độ trương cao, việc xử lý phải chậm lại 24 giờ sau khi hái. Chanh và chanh cốm không phải lúc nào cũng được rửa.

Việc xử lý nấm mốc được thực hiện với một dung dịch hay một huyền phù có chất diệt nấm mốc, và trong trường hợp bị nhiễm phytophthora có thể bao gồm việc xử lý nhiệt bằng cách ngâm quả vào dung dịch xử lý hay nước từ 3 đến 5 phút ở nhiệt độ thay đổi từ 450C đến 480C. Cách xử lý này có hiệu quả ngay sau khi có mưa và sự nhiễm khuẩn bắt đầu sảy ra trong vườn cam.

Xử lý diệt nấm phải phù hợp với các thể lệ áp dụng cho mỗi quốc gia có liên quan. Không được để lại các dấu vết có thể thấy được trên quả.

Thông thường, tiếp theo việc xử lý diệt nấm là rửa, nhằm đảm bảo dư lượng thuốc diệt nấm không vượt quá giới hạn cho phép.

Phơi ra không khí một thời gian trước khi rửa và xử lý diệt nấm làm cho vỏ ít cứng và ít bị thâm, điều có thể xẩy ra trong khi vận chuyển sau đó (do vết thâm có thể dẫn đến thối nên trình tự này chỉ được tuân thủ đối với quả sản xuất từ vùng có khí hậu khô); theo quy định chung thời gian này không vượt quá 24 giờ.

1.3.2.2. Sau khi xử lý, quả có thể được bọc sáp nhằm thay thế màng bọc tự nhiên của quả đã bị huỷ hoại một phần hay hoàn toàn do rửa. Ví dụ như các nhũ tương của cây có sáp, sáp ong, sáp chất hay sáp paraphin và sáp dẫn xuất từ polyetylen cũng có thể sử dụng vào mục đích này. Một chất diệt nấm đã được chấp nhận có thể được trộn vào trong sáp (ví dụ octophehylphenol, bensimidazol).

Lượng sáp có thể được tăng dần nếu dự kiến bảo quản dài hạn (nên dùng hàm lượng đến 140mg trên mỗi kilôgam quả - lượng cho phép tối đa).

Sau khi xử lý thường lựa chọn lần thứ hai và kế tiếp đó là phân loại theo kích thước. Các công đoạn này phải được thực hiện cẩn thận để tránh bầm dập vỏ quả.

1.3.2.3. Nên có thông tin về cách xử lý bề mặt cho người sắp mua.

1.4. Đưa vào kho.

Quả phải được xếp kho ngay sau khi xử lý xong. Quả có thể bảo quản có hoặc không có giấy mịn bọc ngoài, giấy có thể được tẩm với diphenyl. Việc bọc giấy ngăn ngừa quả bị hỏng gây ô nhiễm đến các quả lân cận và giảm bớt sự tổn thất khối lượng của quả trong khi vận chuyển và bảo quản. Các loại giấy có tẩm thuóc trừ nấm có thể được thay thế bằng các chất xốp có tẩm thuốc trừ nấm đặt giữa các lớp quả.

Quả được đặt (thành hoặc không thành lớp) trong các thùng gỗ, thùng chất dẻo hay các thùng chứa có khung kim loại lớn hay trong các thùng các tông có lớp gợn sóng. Quả có thể được nén nhẹ với nhau nhằm tránh xê dịch (sau khi được xếp vào thùng) trong lúc vận chuyển, nhưng không được chèn quá chặt có thể gây bầm dập. Nắp thùng đè nhẹ lên quả nhưng không làm hỏng quả. Các thùng phải được bốc xếp cẩn thận.

2. Điều kiện bảo quản (*)

2.1. Bảo quản không làm lạnh.

Các quả tươi có chất lượng tốt có thể bảo quản ngay sau khi thu hái ở nơi sản xuất trong các kho lớn thông hơi tốt ở nhiệt độ thay đổi từ 10 đến 180C.

2.2. Bảo quản lạnh.

Bảo quản lạnh có thể có hoặc không làm mát trước.

2.2.1. Làm mát trước.

Nên làm mát trước khi quả được giữ dài hạn và nhiệt độ cuối cùng phải đạt được trong vòng tốt đa từ 3 đến 4 ngày.

Các điều kiện sau đây phải được áp dụng:

- Nhiệt độ làm mát trước là nhiệt độ bảo quản;

- Tỷ số lưu thông không khí từ 100 đến 200;

- Độ ẩm tương đối: giữ càng cao càng tốt (khoảng 90%).

2.2.2. Bảo quản lạnh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2.2.2.1 Nhiệt độ.

Nhiệt độ bảo quản trong nhiều yếu tố khác tuỳ thuộc vào loài và "thứ" của quả, vùng sản xuất, điều kiện sinh lý, độ chín và thời gian bảo quản.

Nhiệt độ tuỳ thuộc theo "thứ" và vùng sản xuất được nêu trong bảng.

Một số loài có nhiệt độ giới hạn cho bảo quản dài hạn mà dưới nhiệt độ đó thì xẩy ra hư hỏng. Tuy nhiên, nếu chỉ định bảo quản nhắn hạn, nhiệt độ giới hạn  hay ngay cả dưới nhiệt độ này một ít có thể được áp dụng để giảm nguy cơ hư hỏng do nấm. Ví dụ, bưởi có thể giữ từ 9 đến 100C trong 4 đến 6 tuần hay từ 50C đến 60C trong 4 đến 6 tuần cho bưởi cuối mùa.

Chú thích: đối với các thứ tương đối không bị ảnh hưởng của lạnh có thể xử lý từ 10 đến 12 ngày ở 00C để giết ruồi đục quả trong các quả đã bị nhiễm.

2.2.2.2. Độ ẩm tương đối.

Độ ẩm tương đối phải được duy trì giữa 85 và 90% trong suốt thời kỳ bảo quản.

2.2.2.3. Lưu thông không khí.

Tỷ số lưu thông không khí nên giữ từ 25 đến 50 trong suốt thời kỳ bảo quản.

2.2.2.4. Thay không khí mới.

Việc thay không khí mới phải liên tục với tốc độ một hay hai lần mỗi giờ tuỳ theo nhiệt độ bảo quản, nhằm ngăn ngừa sự tích tụ cacbon dioxit (khoảng từ 0,2 đến 1%).

2.3. Thời gian bảo quản.

Điều này thuỳ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như "thứ", điều kiện sinh thái và vệ sinh thực vật, ngày thu hoạch, hư hỏng do thu hoạch hay vận chuyển, về cách xử lý lúc thu hoạch, về sự cẩn thận trong lúc vận chuyển và về nhiệt độ bảo quản. Ví dụ về thời gian bảo quản cho ở bảng nhiệt độ đề nghị, những nhiệt độ này biến đổi nhiều.

 

BẢNG NHIỆT ĐỘ ĐỀ NGHỊ

Cây trồng

Nước sản xuất

Bảo quản lạnh

Ngắn hạn

Trung hạn

Dài hạn

Nhiệt độ 0C

Tuần dự kiến

Nhiệt độ 0C

Tuần dự kiến

Nhiệt độ 0C

Tuần dự kiến

1

2

3

4

5

6

7

8

Cam

 

 

 

 

 

 

 

Camargo

Braxin

 

 

 

 

+2

12

 

CH Nam Phi

 

 

 

 

+4

10

Valencia

CH Nam Phi

 

 

 

 

+ 4,5

10 đến 14

Late

úc

 

 

 

 

+ 2,5 đến + 7

10 đến 14

 

Mỹ (California)

 

 

 

 

+ 2 đến + 7

6 đến 8

 

Tây Ban Nha

+ 10 đến + 2

4

+ 8 đến 10

8

+ 2

14 đến 16

 

Mỹ (Florida)

 

 

 

 

- 1 đến + 1

8 đến 12

 

Ixrael

+ 2 đến + 10

6

+ 2 đến + 4

6 đến 10

+ 2

10 đến 14

 

Marốc

+ 4 đến + 6

4

+ 2 đến + 4

 

+ 2 đến + 3

8

 

Mỹ (Texas)

 

 

 

 

0

 

 

Tây ấn

 

 

 

 

+ 7

 

Mossambi

ấn Độ

+ 15 đến + 18

3

 

 

+ 1 đến + 2

12 đến 16

 

 

 

6*

 

 

 

 

*. Quả được phủ sáp

 

 

 

 

Nave

Tây Ban Nha

+ 10 đến + 12

2

+6 đến +10

6

+2 đến+3

10 đến 12

 

Marốc

+6

4

+4

6

+3

8

Castellana

Tây Ban Nha

+10 đến +12

2

+6 đến +10

6

+2

16

Shamouti

Ixraen, Libăng

+4 đến +15

4

+4 đến +8

4 đến 6

+4 đến +5

6 đến 8

Verna

Tây Ban Nha

+10 đến +12

4

+6 đến +10

8

+2

14 đến 16

Washington

úc

 

 

 

 

Đầu mùa:

 

Navel

 

 

 

 

 

+4,5 đến +5,5

 

 

 

 

 

 

 

Cuối mùa:

 

 

 

 

 

 

 

+4,5 đến +7

 

 

Mỹ (California)

 

 

 

 

+2 đến +7

5 đến 8

 

Tây ấn

 

 

 

 

+7

 

 

CH Nam Phi

 

 

 

 

+4,5

4 đến 8

Quýt

úc

 

 

 

 

+7

 

 

ấn Độ

+15 đến +18

2

 

 

+5 đến +7

3 đến 6

 

 

 

***

 

 

 

8 đến 10*

 

Ixraen

+17

2

 

 

+5 đến +8

4

(*) Quả được phủ sáp

Clementines

Marốc

+8

2

+6

3

+4 đến +5

4

 

Tây Ban Nha

 

 

 

 

+4 đến +5

4 đến 6

Clemnules

Tây Ban Nha

 

 

 

 

+4 đến +5

4 đến 6

Satsuma

Tây Ban Nha

+10 đến +12

1 đến 2

+6 đến +8

3

+4

8

Chanh

 

 

 

 

 

 

 

Chanh lục

CH Nam Phi

 

 

 

 

+11

12 đến 16

 

Ixraen

+10 đến +17

6

+13 đến +14

6 đến 12

+12 đến +16

13 đến 14

 

Tân Tây Lan

 

 

 

 

 

14

 

Mỹ (California)

+12 đến +13

3

 

 

+12 đến +13

13 đến 20

 

 

 

 

 

 

+0 đến +5

3 đến 6

Chanh màu

Ixraen

+8 đến +17

4

+10 đến +14

4 đến 6

+13 đến +14

6 đến 8

 

Tân Tây Lan

 

 

 

 

 

10 đến 14

Bưởi

úc

 

 

 

 

+9 đến 10,5

 

 

Ixraen

+8 đến +15

4

+8 đến +12

4 đến 6

+10 đến +12

6 đến 12

 

 

 

 

 

 

+8 đến +10

10

 

ấn Độ

 

 

 

 

+7 đến +9

12

 

Mỹ

 

 

 

 

+10 đến +15

4 đến 2

 

CH Nam Phi

 

 

 

 

+11

12 đến 14

Chanh cốm

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỹ (Florida)

 

 

 

 

+4 đến +10

3 đến 8

 

 

 

 

 

 

+10

3 đến 4

Vàng

ấn Độ

+15 đến +18

5 ngày

 

 

+11 đến +13

7

 

 

 

2*

 

 

 

 

Lục

ấn Độ

+15 đến +18

5 ngày

 

 

 

 

 

 

 

2*

 

 

+11 đến +13

8

*. Quả được phủ sáp

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NHÓM CÂY TRỒNG VÀ CÁC TÊN ĐỒNG NGHĨA CỦA CHÚNG

1. Cam.

1.1. Nhóm phụ "Navels"

1.1.1. Wasshington Navel: Washington, Bahia Navel.

1.1.2. Thomson Navel: Thomson Navel, Thomson.

Thomson's Navel, Navel Nice.

1.1.3. Leng Navel.

1.2. Nhóm phụ "Fine-Slonds" (loại ít hạt).

1.2.1. Shamcuti.

1.2.2. Cadenera: Cadena Fina, Cadena Sin Hueso, dla Cadena, Castellana, Cornice de la Cadena Fina,Frécoce de Valence, Précoce des Canaries, Rharb Espaghe sans pespins, Calence sans Pépine, de Valence.

1.2.3. Maltaise blonde: Petite Jaffa.

1.2.4. Hamlin.

1.2.5. Vernia, Verna.

1.2.6. Valencia muộn.

1.2.7. Salustiana.

1.2.8. Rossambi/Sathgadi.

1.3. Nhóm phụ "Common-Blonds" (có hạt).

1.3.1. Marrs Early.

1.3.2. Parson Brown.

1.3.3. Pineapple.

1.4. Nhóm phụ "Semi-bloods".

1.4.1. Maltaise sanguine: Maltaise demi-sanguine.

Portugaise, Portugaise sanguine, Portugaise demi-sanguine.

1.4.2. Grosse sanguine hay Double fine améliorée:

Sanguine ovale double fine, Wasshington sanguine.

1.4.3. Double fine: Ovale de sangre, Rojo oval, Ampollar, Sanguine ovale double fine, Double fine, Sanguine double fine.

1.4.4. Sanguinelli

1.5. Nhóm phụ "Bloods";

1.5.1. Mcro.

1.5.2. Tarocco.

1.5.3. Ruby Bloods.

2. Quýt.

2.1. Nhóm phụ của True Mandarins.

2.1.1. NHóm Mandarin: Mandarined Algánie, Mandarine de Blidah, Mandarine de Boufarik, Mandarine de Bougie, Mandarine de Nice, Mandarine de Valence Mandarine d'Australia, Mandarine Dupre, Mandarine de Paterna, Mandarine Avana, Mandarine Dai-Dai, Mandarine Ba-Hamei, Mandarine Beladi, Mandarine Beledi, Mandarine Effendi, mandarine Youssef, Effendi, Mandarine Willow-Leaf, Mandarine Willow Leaved.

2.1.2. Onecc.

2.2. Nhóm phụ của "King và Tangorz"

2.2.1. King of Siam: Mandarin King of Siam.

2.2.2. Temple: Mandarin Temple.

2.2.3. Moruatr.

2.2.4. Ellendale Tangor.

2.3. Nhóm phụ của "Satsumas": Unshiu.

2.3.1. Satsuma Wase.

2.3.2. Satsuma Owari.

2.4. Nhóm phụ khác của Mandarins.

2.4.1. Olementine, Clemenules, Monreal.

2.4.2. Wilking: Mandarin Wilking.

2.4.3. Dancy: Dancy Tangerine.

2.4.4. Robinson: Robinson Tangerine.

2.4.5. Santra.

2.4.6. Som Keaw-arn.

3. Chanh.

3.1. Nhóm phụ "Eureka".

3.1.1. Eureke.

3.1.2. Villa Franca.

3.2. Nhóm phụ "Vernia".

3.2.1. Vernia Berna.

3.3. Nhóm phụ "Everbearing".

3.3.1. Bốn mùa.

3.3.2. P.S.P: P.S.P không hạt.

3.4. Nhóm phụ "Probable Hybrids"

3.4. Meyer.

3.5. Nhóm phụ "Lisbon".

3.5.1. Lisbonna.

3.5.2. Sicilian, Bearss.

4. Bưởi.

4.1. Nhóm phụ "Blond Grapefruit".

4.1.1. Marah Seedless (không hạt).

4.1.2. Duncan (có hạt).

4.1.3. Maccarty (có hạt).

4.2. Nhóm phụ "Bưởi hồng và đỏ"/

4.2.1. Fester (có hạt).

4.2.2. Thomson 

4.2.3. Pink Marsh

4.2.4. Ruby Red

4.2.5. Burgundy

4.3. Nhóm phụ của "Tangelos".

4.3.1. San jacinto.

4.3.2. Sampson.

4.3.3. Minneola.

4.3.4. Orlando.

4.3.5. Seminole.

4.3.6. Wakiwa.

4.3.7. Nova.

5. Chanh cốm thực sự.

5.1. Chan cốm West Indies Lime (Keylime): Lime mexicaine, "Mexican lemon", Citron Gallet, Kaghzi Nibbu.

6. Chanh cốm trái to.

6.1. Persian (Tahiti): Bearss.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC NHÓM CÂY TRỒNG THƯƠNG MẠI CHÍNH VÀ NƯỚC SẢN XUẤT

Nhóm cây trồng (chính)

(1)

Nước sản xuất

(2)

1.1. Nhóm phụ "Navels"

Mossambi

 

Ấn Độ.

Navel

Ch Nam phi, Angeri, úc, Braxin, Tây Ban Nha, Hy lạp, Ixaraen, Ma rốc, Mỹ.

Navalate

Navelina

Tây Ban Nha.

Tây Ban Nha.

1.2. Nhóm phụ "Fine Blonds"

(loại ít hạt)

 

Hamlin và các blond khác

Angeri, Braxin, Hy lạp, Marốc, Mỹ.

Ovale

Italia.

Peira

Braxin.

Salustiana

Tây Ban Nha, Ma rốc.

Shamouti

Síp, Ixraen, Thổ Nhĩ Kỳ, CH Nam phi

Tomango

CH Nam phi.

Valencia late

CH Nam phi, Angeri, úc, Braxin, Síp, Tây Ban Nha, Hy lạp, Ixraen, Marốc, Tuynidi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ.

Vernia

Tây Ban Nha, Marốc.

1.3. Nhóm phụ "Common-Blonds" (có hạt).

Various

Tây Ban Nha, Italia, Hy lạp.

Parson Brown

CH Nam phi, Mỹ (Florida, Texas).

1.4. Nhóm phụ "Semi-Bloods"

Maltese

Angeri, Tuynidi.

Sanguinello

Tây Ban Nha, Italia, Marốc.

Washington bloods

(Improved double fine)

Angieri, Marốc, Tuynidi.

1.5. Bóm phụ "Bloods"

More

Italia

Tubi

Mỹ

Common bloods

Angieri, Tây Ban Nha, Hy lạp, Italia, Marốc.

Tarocco

Washington blood

Italia

II. Quýt

Santra

ấn độ

Satsuma

Tây Ban Nha, Nhật bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen.

Clementine

Angieri, Tây Ban Nha, Marốc, Tuynidi, Ixraen.

Monreal

Angieri, Tây Ban Nha, Marốc, Tuynidi, Ixraen.

Wilking

Marốc, Ixraen.

Som Keaw-arn

Thái lan.

True Mandarins

Angieri, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia, Ixraen, Nhật bản, Tuynidi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ.

III. Chanh

Eureka

úc, CH Nam phi, Ixraen, Marốc, Mỹ.

Vernia

Tây Ban Nha

Interdonato

Hy lạp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ.

Monachello

Hy lạp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ.

Liston

Tây Ban Nha, Ixraen, Mỹ.

IV. Bưởi và giống lai

Marsh (không hạt)

CH Nam phi, Síp, Ixraen, Marốc, Mỹ.

Pink Marsh

Mỹ

Various tangelos

CH Nam Phi, Tây ấn, Mỹ.

V. Chanh cốm

Kaghzo Nibbu

ấn Độ

West Indian

Tây ấn

Mexican

Mêhicô, Cận Đông, Thái Lan, Mỹ.

Sweet Lime

Cận Đông

Tahiti (Persian)

Mỹ (California, Texas).

Chú thích: Danh sách không hạn chế.

 

PHỤ LỤC 3

HƯ HỎNG TRONG BẢO QUẢN

Có nhiều nguồn gây hư hỏng cho cam quýt trong bảo quản. Các hư hỏng thường gặp phải được liệt kê sau đây:

I. Đông lạnh

Do để ở nhiệt độ quá thấp, một số cam quýt có vị đắng.

II. Mất mùi vị

Bảo quản lâu quá có thể làm thất thoát một phần mùi vị (thơm) của quả.

III. Thay đổi sinh lý do nhiệt độ bảo quản quá thấp

Để quá lâu ở nhiệt độ quá thấp dẫn đến kết quả:

1) Xuất hiện các vết nâu trên thân vỏ, hư hỏng này được biết là thâm vỏ và có thể do hai yếu tố: nhiệt độ quá thấp và không khí không đủ.

2) Xuất hiện các lỗ chân kim trên vỏ.

IV. Vỡ tế bảo tinh dầu

Những vết nâu do các tế bào tiết tinh dầu bị vỡ. Sự vỡ này có thể do vận chuyển mạnh các quả bị trương và đặc biệt là đối với các quả đầu mùa.

V. Các bệnh do nấm

Các bệnh do nấm chủ yếu gây ra do các nấm xâm nhập vào quả qua các vết thương ngẫu nhiên (do những vết thương gây ra do móng tay người thợ hái, trong khi vận chuyển bốc vác hay nhiễm qua cuống bị cắt) chúng gây ra thối, phát triển trong bảo quản. Các bệnh quan trọng nhất là:

- Mốc lục do nấm Penicillium digitatum gây nên;

- Mốc xanh do nấm Penicillium italicum gây nên;

- Thối đầu cuống do nấm phomopsis Citri (Diaporthecitric) và Diplodia natalansis gây nên).

- Bệnh than do nấm Colletotrichum glcesporioides gây nên;

- Thối nâu do nấm Phytophthora citrophthora và Tricho-derma Vilade gây nên;

- Thối đen do nấm Alternaria citri và các loại Alter-napias khác gây nên.

- Thối chua do nấm Geotrichum candidum = Oospora Citri aurantii gây nên.

Có thể ngăn ngừa thối do nấm gây nên bằng cách thu hái cẩn thận, xử lí trừ nám (miển là không bị cấm hay hạn chế do các thể lệ hiện hành trong từng nước) được thực hiện càng nhanh càng tốt sau khi thu hái, bốc vác cẩn thận, sát trùng ở các mà đóng gói và các phòng bảo quản, làm mát nhanh và bảo quản và bằng cách lựa chọn nhiệt độ bảo quản càng thấp càng tốt mà không làm hư hỏng vì quá lạnh.

VI. Các bệnh do vi khuẩn

Hư hỏng có thể do Pseudomonas gyringae gây nên và các bệnh sinh lý khác.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi