Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5004:1989 ISO 2116-1981 Cà rốt - Hướng dẫn bảo quản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5004:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5004:1989 ISO 2116-1981 Cà rốt - Hướng dẫn bảo quản
Số hiệu:TCVN 5004:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5004:1989

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 5004_1989 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5004:1989

(ISO 2116 - 1981)

CÀ RỐT

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Carrots

Guide to storage

 

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp bảo quản có hoặc không dùng lạnh nhân tạo để bảo quản các "thứ" (cây trồng) cà rốt thuộc loài Daucus carota Linnacus được sản xuất để bảo quản trong mùa đông.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 2166 - 1981.

1. Điều kiện thu hoạch và đưa vào kho

1.1. Thu hoạch.

Tốt nhất là chọn cà rốt muộn. Cà rốt cần được thu hoạch vào thời gian thích hợp và không được quá già. Ngọn lá cần được cắt bỏ ngang cuống củ và không được làm củ xây sát.

Nếu việc thu hoạch tiến hành vào lúc thới tiết ẩm ướt thì cà rốt cần được hong khô tới mức vừa đủ để đưa vào bảo quản; không được làm khô quá vì ảnh hưởng xấu tới bảo quản.

Nếu trồng trọt trên đất quá giàu đạm dễ tiêu thì có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng của cà rốt trong giai đoạn bảo quản.

1.2. Đặc trưng chất lượng để bảo quản.

Cà rốt đưa vào bảo quản phải nguyên củ, chắc, không quá già, không bị cháy lạnh, không bị ủng, héo và bầm dập.

Nếu cà rốt thu hoạch từ đất ẩm và lầy thì không nên lấy hết đất dính theo bằng phương pháp cơ học. Kinh nghiệm chung cho thấy rằng cà rốt có dính đất thì bảo quản tốt hơn. Không cần thiết rửa cà rốt trước khi bảo quản vì sau khi bảo quản vẫn có thể rửa được.

1.3. Đưa vào kho.

Cà rốt sau khi thu hái cần được đưa vào kho càng sớm càng tốt.

Cà rốt không được bảo quản cùng với các loại rau quả khác có sinh khí etylen.

1.4. Phương pháp bảo quản.

Cà rốt có thể bảo quản trong khay hộp, hòm hoặc túi hoặc có thể chất đống. Nếu cà rốt bảo quản theo cách chất đống, chiều cao của lớp cà rốt được xác định tuỳ theo độ chắc của "thứ" cà rốt, chất lượng của lô hàng và điều kiện của thiết bị thông gió, chiều cao tối đa nên là 2 đến 3 m. Trong trường hợp bảo quản cà rốt trong túi, chiều cao tối đa là 3 m.

Có thể dùng các phim nhựa đục lỗ để lót bên trong hộp hoặc để phủ lên các chồng hộp.

2. Điều kiện bảo quản tối ưu[1].

2.1. Nhiệt độ .

Nhiệt độ bảo quản có thể giữ trong khoảng từ 0 đến +5oC. Nhiệt độ bảo quản tối ưu ở trong khoảng từ 0 đến +1oC.

2.2. Độ ẩm tương đối.

Trong phòng lạnh ở nhiệt độ khống chế trong khoảng từ 0 đến +1oC, độ ẩm tương đối phải duy trì từ 95 đến 98%; trong các phòng lạnh có trang bị quạt (không làm lạnh nhân tạo); có nhiệt độ thay đổi từ +1 đến +5oC, độ ẩm tương đối của không khí phải duy trì từ 90 đến 95%.

2.3. Lưu thông không khí.

Lưu thông không khí phải sao cho giữ được nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định và đồng đều trong giới hạn theo điều 2.1. và 2.2., lưu thông không khí phải đặc biệt mạnh, nghĩa là từ 100 đến 120 m3/h khi cà rốt được bảo quản ở dạng chất đống và chiều cao lớp cà rốt gần đạt tới mức tối đa quy định.

2.4. Thời hạn bảo quản.

Thời hạn bảo quản từ 4 đến 6 tháng.

 

 

[1] Định nghĩa và phép đo các đại lượng vật lý ảnh hưởng đến bảo quản theo TCVN 4885-89 (ISO 2169).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi