Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837:1989 Đường - Nguyên tắc nghiệm thu và lấy mẫu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837:1989 Đường - Nguyên tắc nghiệm thu và lấy mẫu
Số hiệu:TCVN 4837:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:25/12/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837:1989

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4837:1989

ĐƯỜNG - NGUYÊN TẮC NGHIỆM THU VÀ LẤY MẪU

Sugar – Acceptence rules and sampling methods

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan trình duyệt và đề nghị ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 702 ngày 25 tháng 12 năm 1989

 

ĐƯỜNG - NGUYÊN TẮC NGHIỆM THU VÀ LẤY MẪU

Sugar – Acceptence rules and sampling methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho đường cát trắng, đường viên và đường thô (sau đây gọi là đường).

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 5811 – 86.

1. NGUYÊN TẮC NGHIỆM THU.

1.1. Đường được nghiệm thu theo lô.

Lô hàng là lượng đường có cùng tên gọi, cũng được bao gói và ghi nhãn như nhau và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

1.2. Giấy chứng nhận chất lượng phải có nội dung:

1) Tên cơ sở sản xuất và dấu hiệu hàng hóa;

2) Số hiệu lô;

3) Tên sản phẩm;

4) Tên cơ quan quản lý cấp trên;

5) Tên và địa chỉ của bên nhận;

6) Ngày giao hàng;

7) Loại bao bì (bao, hòm);

8) Số đơn vị bao bì vận chuyển trong lô;

9) Khối lượng cả bì của lô;

10) Khối lượng tịnh của lô;

11) Kết quả thử theo các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật đối với đường trong tiêu chuẩn tương ứng;

12) Ký hiệu tiêu chuẩn qui định yêu cầu kỹ thuật đối với đường.

1.3. Cần kiểm tra chất lượng bao gói và ghi nhãn vận chuyển của từng đơn vị bao bì vận chuyển trong lô.

1.4. Cần kiểm tra chất lượng đường ở trong bao bì vận chuyển hư hỏng một cách riêng rẻ và kết quả thử chỉ đại diện cho chính sản phẩm trong bao bì đó.

1.5. Để kiểm tra sự phù hợp của các chỉ tiêu của đường với các yêu cầu của tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật đối với đường, cần sử dụng các phương pháp kiểm tra lựa chọn theo các quy định hiện hành.

1.6. Mẫu để kiểm tra cần được lấy ngẫu nhiên theo quy định hiện hành.

1.7. Để kiểm tra khối lượng tịnh của bao đường cần lấy lượng mẫu thử theo bảng 1, tương ứng với phương án lấy mẫu một lần, chế độ kiểm tra thường, bậc kiểm tra T-II

Bảng 1

Cỡ lô (số đơn vị bao gói)

Lượng mẫu

Từ

2

đến

8

2

Từ

9

đến

15

3

Từ

16

đến

25

5

Từ

26

đến

50

8

Từ

51

đến

90

13

Từ

91

đến

150

20

Từ

151

đến

280

32

Từ

281

đến

500

50

Từ

501

đến

1200

80

Từ

1201

đến

3200

125

Từ

3201

đến

10000

200

1.8. Để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và hóa lý của đường rời dựng trong bao tải, cần lấy lượng mẫu thử theo bảng 2, tương ứng với phương án lấy mẫu 1 lần, chế độ kiểm tra thường, bậc kiểm T-I.

Bảng 2

Cỡ lô (số đơn vị bao gói)

Lượng mẫu

Từ

2

đến

15

2

"

16

"

25

3

"

26

"

90

5

"

91

"

150

8

"

151

"

280

13

"

281

"

500

20

"

501

"

1200

32

"

1201

"

3200

50

"

3201

"

10000

80

Khi kiểm tra đường dựng trong bao giấy hay bao vải có màng lót thì cho phép giảm lượng mẫu xuống 2 lần.

Cho phép sử dụng mẫu thử lấy ở 1.7 sau khi đã dùng để kiểm tra khối lượng tịnh.

1.9. Để kiểm tra khối lượng tịnh, các chỉ tiêu cảm quan và hóa lý của đường đựng trong bao bì thương phẩm và bao bì vận chuyển, cũng như của đường viên đóng bao, cần lấy lượng mẫu thử theo bảng 3, tương ứng với phương án lấy mẫu 1 lần, chế độ kiểm tra thường, bậc kiểm tra đặc biệt Đ – 3.

Bảng 3

Cỡ lô (số đơn vị bao gói)

Lượng mẫu

Từ

2

đến

15

2

"

16

"

50

3

"

51

"

150

5

"

151

"

500

8

"

501

"

3200

13

"

3201

"

10000

20

1.10. Để kiểm tra tỷ lệ vụn trong đường viên, cần lấy lượng mẫu thử theo bảng 4, tương ứng với phương án lấy mẫu 1 lần, chế độ kiểm tra thường, bậc kiểm tra đặc biệt Đ - 1.

Bảng 4

Cỡ lô (số đơn vị bao gói)

Lượng mẫu

Từ

2

đến

50

2

"

51

"

500

3

"

501

"

10000

5

1.11. Lô hàng coi như không đạt tiêu chuẩn khi có dù chỉ một chỉ tiêu không đạt yêu cầu.

2. LẤY MẪU

2.1. Khi lấy mẫu của đường rời đựng trong bao, cần lấy các mẫu riêng từ một hay hai vị trí khác nhau trong bao đường được chọn để lấy mẫu, với khối lượng không ít hơn 25g.

Lấy mẫu bằng xiên. Đối với bao vải không màng lót cần dùng xiên lấy đường trực tiếp qua vải bao, còn đối với bao có màng lót PE hay giấy hoặc bao giấy thì lấy sau khi mở miệng bao.

2.2. Khi lấy mẫu của đường viên đóng bao, cần dùng thìa để lấy các mẫu riêng từ mỗi bao được chọn để lấy mẫu, với khối lượng không nhỏ hơn 200g.

2.3. Khi lấy mẫu của đường không đóng bao, cần dùng các cốc có độ chứa không ít hơn 100g để lấy mẫu đường trong lúc chất đường từ băng chuyền vào và khi dỡ đường từ cửa hay băng chuyền ra. Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau thì lấy những lượng đường như nhau vào cốc và lấy không ít hơn 10 mẫu riêng.

2.4. Việc lấy mẫu đường của bao bì thương phẩm chứa trong bao bì vận chuyển cần được tiến hành như sau:

2.4.1. Từ mỗi đơn vị bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu cần lấy 2 đơn vị bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh đến 0,5 kg hay một đơn vị với khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hay 10 gói nhỏ có khối lượng tịnh từ 5 đến 20g.

Từ những đơn vị bao bì thương phẩm đã lấy, cần tiến hành lấy các mẫu riêng.

2.4.2. Để xác định khối lượng tịnh, từ lượng mẫu được chọn trên, cần lấy từ mỗi đơn vị bao bì vận chuyển 4 đơn vị bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh đến 0,5 kg hay 2 đơn vị với khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hoặc 10 gói nhỏ khối lượng tịnh từ 5 đến 20g.

2.4.3. Để xác định tỷ lệ hạt vụn trong đường viên, cần lấy từ mỗi đơn vị bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu 2 đơn vị bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh đến 0,5 kg hay 1 đơn vị với khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên.

2.5. Trộn cẩn thận các mẫu riêng với nhau thành mẫu chung. Khối lượng của mẫu chung không được nhỏ hơn 1,0 kg đối với đường cát trắng, đường tinh luyện và đường thô và không nhỏ hơn 2,0 kg đối với đường viên. Đối với đường đựng trong gói nhỏ có khối lượng tịnh từ 5 đến 20 g thì cho phép khối lượng mẫu chung là 0,5 kg.

2.6. Chia mẫu chung ra làm hai phần, một phần dùng để phân tích, phần còn lại để lưu đề phòng trường hợp có sự bất đồng trong đánh giá chất lượng đường.

2.7. Mẫu dùng để phân tích cần được bảo quản trong lọ thủy tinh hay bao bì PE khô sạch có nút mài hay nút, nắp đậy kín. Mẫu dùng để lưu phải được bảo quản trong lọ thủy tinh.

Cần đóng dấu hay niêm phong bao bì chứa mẫu. Bao bì chứa mẫu dùng để thử lại cần được tráng paraphin, gắn xi hay stearin.

2.8. Theo các kết quả thử cần lập biên bản thử trong đó ghi rõ tên cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, số hiệu lô, khối lượng tịnh của lô, ngày giao hàng, ngày và nơi lấy mẫu và chữ ký của người lấy mẫu.

 

PHỤ LỤC

Tài liệu tham khảo

Số hiệu và tên ST SEV

Số hiệu TCVN

548 - 77

Kiểm tra thống kê chất lượng

Kiểm tra nghiệm thu định tính

Phương pháp nhị phân

2600 – 78

1672 79

Kiểm tra thống kê chất lượng

Kiểm tra nghiệm thu định lượng

2602 – 78

1934 – 79

Kiểm tra thống kê chất lượng

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi