Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4412:1987 Đồ hộp - Phương pháp xác định dạng bên ngoài, độ kín và trạng thái mặt trong của hộp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4412:1987

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4412:1987 Đồ hộp - Phương pháp xác định dạng bên ngoài, độ kín và trạng thái mặt trong của hộp
Số hiệu:TCVN 4412:1987Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:1987Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4412:1987

ĐỒ HỘP

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DẠNG BÊN NGOÀI, ĐỘ KÍN VÀ TRẠNG THÁI MẶT TRONG CỦA HỘP

Canned foods

Methods for determination of appearance, tightness and inner surface condition of package

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 165 – 64, phần II

1. Lấy mẫu theo TCVN 4409 - 87

2. Xác định dạng bên ngoài của hộp

Khi xác định cần quan sát kỹ từng hộp một, theo những nội dung chủ yếu như sau:

a) Trạng thái và nội dung nhãn;

b) Những khuyết tật của hộp như chỗ hở phát hiện được bằng mắt thường, nắp hoặc đáy bị phồng, thân hộp bị biến dạng những vết gỉ và mức độ gỉ, những khuyết tật của mối ghép dọc mí ghép ở nắp và đáy hộp.

Xác định những nội dung trên dựa theo những quy định kỹ thuật hiện hành.

3. Xác định độ kín của hộp kim loại có chứa sản phẩm

3.1. Xác định độ kín của hộp kim loại bằng cách hút chân không (phương pháp trọng tài).

3.1.1. Dụng cụ

Thiết bị hút chân không gồm: bình chứa bằng thuỷ tinh có nắp kín. Nắp bình có gắn đồng bộ đo chân không và một van nối tiếp với bơm chân không.

3.1.2. Tiến hành thử

Hộp dùng để thử được lau kỹ bằng nước nóng và xà phòng đặc biệt cần lau kỹ mối ghép dọc, mí ở nắp và đáy hộp. Đổ nước sạch mới được đun sôi trong 10 – 15 phút và làm nguội đến nhiệt độ 45 – 500C vào bình chứa. Lượng nước đổ vào bình cần ngập hộp. Đặt các hộp cần thử vào bình, mỗi lần thử không quá 3 hộp. Đậy kín bình. Cho bơm chân không chạy để tạo ra trong bình chứa độ chân không bằng 500mmHg.

Độ hở của hộp được xác định theo số lượng và vị trí của bọt không khí tạo ra trong quá trình hút. Hộp bị hở nếu tại một chỗ xuất hiện từng dòng bọt khí hoặc những bọt khí thoát ra đều đặn. Bọt khí xuất hiện lẻ tẻ ở nhiều vị khác nhau thì không phải dấu hiệu của hộp bị hở.

3.2. Xác định độ kín của hộp bằng cách ngâm hộp vào nước nóng.

Hộp đã bóc nhãn được rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng đặt hộp vào bình chứa nước đã đun sôi, nhiệt độ của nước không dưới 850C. Thể tích nước bằng khoảng 4 lần thể tích các hộp, để nước ngập trên mặt hộp từ 25 đến 30mm. Ngâm hộp trong nước nóng 5 – 7 phút để xác định độ kín của nắp hộp. Sau đó lật ngược hộp để xác định độ kín của đáy. Nếu có dòng bọt khí xuất hiện tại một ví trị nào đó thì chứng tỏ hộp hở.

4. Xác định trạng thái mặt trong của hộp kim loại

Lấy hết sản phẩm trong hộp ra. Rửa sạch hộp bằng nước rồi làm khô ngay. Xác định trạng thái mặt trong của hộp kim loại theo những nội dung sau:

a) Vết đen và số lượng của nó (do thiếc bị ăn mòn để lộ sắt do tạo thành các hợp chất sunfua hoặc các hợp chất khác);

b) Vết gỉ và số lượng của nó;

c) Vết hợp kim hàn ở trong hộp và kích thước của nó.;

d) Độ bền vững của lớp vecni vào lớp êmay;

e) Trạng thái của vòng đệm (doăng) ở đáy và nắp hộp

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi