Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4409:1987 Đồ hộp - Phương pháp lấy mẫu
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4409:1987
Số hiệu: | TCVN 4409:1987 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm | |
Ngày ban hành: | 01/01/1987 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4409:1987
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4409:1987
ĐỒ HỘP
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Canned foods
Sampling methods
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 16 – 64, phần I, quy định phương pháp lấy mẫu đồ hộp thực phẩm để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng.
1. Quy định chung
1.1. Chất lượng của đồ hộp được xác định theo từng lô hàng đồng nhất trên cơ sở kết quả đánh giá, phân tích mẫu chung lấy từ lô hàng đó.
1.2. Lô hàng đồ hộp đồng nhất là lượng sản phẩm có cùng tên, cùng hạng, đựng trong cùng một loại bao bì có cùng kích thước, được sản xuất ở một cơ sở, có cùng giấy chứng nhận chất lượng và được giao nhận một lần.
1.3. Mẫu ban đầu là lượng sản phẩm lấy ra từ một vị trí của đơn vị bao gói (kiện, thùng…) đã được chỉ định lấy mẫu.
1.4. Mẫu riêng là tập hợp tất cả các mẫu ban đầu của một đơn vị bao gói.
1.5. Mẫu chung là tập hợp tất cả các mẫu riêng.
1.6. Mẫu trung bình là mẫu được lấy ngẫu nhiên từ mẫu chung.
1.7. Mẫu trung bình thí nghiệm là một phần của mẫu trung bình dùng để phân tích từng chỉ tiêu chất lượng.
1.8. Trước khi lấy mẫu phải xác định tính đồng nhất và kiểm tra tình trạng bao bì của lô hàng đó.
1.9. Khi lấy mẫu phải thực hiện lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau trong lô hàng, trong từng đơn vị bao gói được chỉ định lấy mẫu. Lấy mẫu của các ca sản xuất có trong lô hàng và mỗi ca lấy không ít hơn 2 đơn vị sản phẩm.
Trường hợp trong mẫu ban đầu có các sản phẩm mốc, gỉ, móp, méo, phồng chảy hay các hiện tượng hư hỏng khác thì phải tách ra để xác định riêng trước khi lấy mẫu trung bình.
1.10. Chỉ được lấy mẫu ở những lô hàng đã qua bảo ôn.
2. Phương pháp lấy mẫu
2.1. Số lượng mẫu cần lấy để kiểm tra dạng bên ngoài và độ kín bao bì theo TCVN 2600 – 78, với bậc kiểm tra 2 và AQL là 6,5%.
2.2. Số đơn vị bao gói được chỉ định để lấy mẫu ban đầu quy định trong bảng 1.
Bảng 1
Cỡ lô | Số đơn vị bao gói cần lấy |
Dưới 500 đơn vị bao gói Trên 500 đơn vị bao gói | 2%, không ít hơn 5. 10 và thêm 1% số đơn vị bao gói đã trừ đi 500. |
2.3. Số lượng đơn vị sản phẩm được lấy ra từ mỗi đơn vị bao gói để thành lập mẫu riêng quy định trong bảng 2.
Bảng 2
Khối lượng tịnh của một đơn vị sản phẩm (g) | Số đơn vị sản phẩm lấy từ 1 đơn vị bao gói |
Dưới 500 Từ 500 đến 1000 Trên 1000 đến 3000 Trên 3000 | 12 8 5 2 |
2.4. Số lượng mẫu trung bình và trung bình thí nghiệm theo quy định trong bảng 3.
Bảng 3
Khối lượng tịnh của 1 đơn vị sản phẩm (g) | Số lượng đơn vị sản phẩm cần lấy | ||||
Kiểm hoá lý | Kiểm VSV | Kiểm cảm quan | Mẫu lưu | Tổng số | |
Dưới 50 Từ 50 đến 200 Trên 200 đến 300 Trên 300 đến 1000 Trên 1000 | 10 5 3 2 1 | 3 3 3 3 1 | 7 5 5 4 2 | 7 5 3 3 2 | 27 18 14 12 6 |
2.5. Trường hợp gửi mẫu trung bình đến nơi khác để phân tích thì mẫu phải được bao gói cẩn thận, kẹp chì hoặc niêm phong và kèm nhãn có nội dung sau:
Tên cơ sở sản xuất;
Tên và hạng sản phẩm;
Ngày sản xuất;
Khối lượng lô hàng và cỡ lô;
Số lượng mẫu;
Ngày lấy mẫu;
Họ tên người lấy mẫu;
Chỉ tiêu cần xác định.
2.6. Cơ quan đánh giá và phân tích trọng tài do các bên hữu quan thỏa thuận.
2.7. Thời gian bảo quản mẫu lưu đựng trong bao bì hộp sắt tráng thiếc, thủy tinh, polyme… không quá 6 tháng.