Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2679:1978 Nước uống - Phương pháp phân tích vi khuẩn - Lấy mẫu
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2679:1978
Số hiệu: | TCVN 2679:1978 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm | |
Ngày ban hành: | 01/01/1978 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2679 : 1978
NƯỚC UỐNG – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI KHUẨN LẤY MẪU
Drinking Water – Methods for the Bacteriological Determination of Water Samfling
1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu để phân tích các loại vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh cho nước uống và nước sinh hoạt.
2. Lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu phải dùng lọ thủy tinh dung tích 250 – 500ml có nút đậy đã được vô trùng. Lọ lấy mẫu phải được sấy khô ở 160 – 180oC hoặc sấy ướt ở 121oC trong 15 đến 30 phút.
3. Vị trí và thời gian lấy mẫu tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu xét nghiệm. Nếu cần xác định tính chất vệ sinh của nguồn nước cung cấp cho nhà máy nước (nước mạch ngầm, nước bề mặt như sông, suối, ao, hồ v.v…) phải lấy mẫu ở nhiều vị trí khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau của từng mùa khác nhau. Nếu để kiểm tra định kì chất lượng nước sau khi đã lắng lọc và xử lí bằng hóa chất hay vật lí, đặc biệt trong mùa viêm nhiệt, đề phòng nước bị nhiễm trùng, siêu vi trùng gây bệnh dịch đường ruột do nước lan truyền hoặc đánh giá chất lượng hệ thống ống dẫn có thể bị nhiễm bẩn đều phải lấy mẫu định kì theo phương pháp quy định cụ thể dưới đây.
4. Khi lấy mẫu nước máy, tuy nước được sát trùng tương đối tốt, đảm bảo vệ sinh, nhưng vẫn phải đảm bảo lấy mẫu thường xuyên để sớm phát hiện nguyên nhân nhiễm bẩn hoặc xử lí chưa tốt. Để nắm được hệ thống ống dẫn, phải nghiên cứu kĩ quá trình sản xuất nước, trên cơ sở đó định ra các vị trí lấy mẫu và thời gian lấy mẫu cho thích hợp. Tại mỗi nhà máy phải lấy 3 – 4 mẫu nước.
Một mẫu nước lúc chưa xử lí (nước thô).
Một đến ba mẫu đã qua bể lọc.
Một đến hai mẫu lấy ở bể chứa và một mẫu nước đã được sát trùng của một vòi nước trước khi phân phối ra ngoài.
Ngoài ra cần kiểm tra một số vòi nước công cộng trong thành phố, tùy theo sơ đồ hệ thống ống dẫn.
Nếu lấy nước trong nhà máy hay vòi công cộng ngoài phố thì chỉ cần lấy 200 – 350ml. Trước khi lấy mẫu, ghi vị trí lấy mẫu vào nhãn chai và dùng bông tẩm cồn đốt vòi nước trong 1 – 2 phút, sau đó, mở vòi hết cỡ cho nước chảy vài phút. Mở nút chai đựng mẫu, dùng bông tẩm cồn đốt lên, hơ vào miệng chai và hứng lấy nước ở vòi chảy ra.
5. Khi nước trong bể chứa, nếu không có vòi thì dùng quang bằng kim loại lắp sẵn chai đã vô trùng để lấy mẫu. Nếu quang định dùng để lấy mẫu tiếp thì phải sát trùng lại.
Khi lấy mẫu, mở nút chai và thả nhanh xuống dưới mặt nước tới độ sâu 30 – 40cm. Đợi nước vào đầy bình, kéo nhanh lên và đậy nút lại.
Chú thích:
1. Nếu lấy mẫu nước đã được sát trùng bằng clo thì cần cho thêm một lượng dung dịch natri thiosunfat (Na2S2O3) 10% vào nước cần phân tích để sao cho có 100 mg/l. Nếu như vậy, khi lấy 250ml mẫu, cho thêm 25ml và khi lấy 500ml mẫu, cho thêm 50ml.
2. Trong trường hợp có vụ dịch đường ruột nghi do nước lan truyền, thì lấy mẫu với lượng trên 1l để xác định vi trùng gây bệnh.
6. Lấy mẫu nước tại các nguồn nước lộ thiên, phải căn cứ vào bề rộng của sông, hồ, suối… để xác định vị trí lấy mẫu cho phù hợp với yêu cầu.
Lấy mẫu ở sông phải thực hiện tại ba vị trí (giữa dòng và hai bên bờ). Vị trí lấy mẫu gần hay bờ xa bờ chọn tùy thuộc vào yêu cầu nghiên cứu.
Dùng quang lắp sẵn chai vô trùng, mở nút, thả nhanh xuống sâu 30 – 40cm, không để lớp nước bề mặt tràn vào vì nước bề mặt chịu ánh sáng tác dụng. Nếu sông, suối, cạn, phải lấy mẫu cách đáy 30 – 50cm và tránh làm vẩn đục khi lấy mẫu. Nếu không có gì đặc biệt, hai điểm lấy mẫu còn lại thường cách bờ từ 2 – 5m.
Nếu không có quang, phải rửa tay thật sạch vục chai đựng mẫu xuống sâu và lấy mẫu như đã chỉ dẫn ở trên.
Với những hồ lớn, tiến hành lấy mẫu ở năm vị trí, bốn vị trí bốn góc và chính giữa hồ. Trong những trường hợp bất thường có thể lấy mẫu ở những đặc điểm đặc biệt.
7. Muốn lấy nước ở giếng khơi, dùng quang và chai vô trùng để lấy mẫu. Khi lấy mẫu phải không để chai chạm vào thành và đáy giếng. Lấy mẫu tại nhiều giếng nhưng số chai và quang có hạn, sau mỗi lần lấy mẫu ở mỗi giếng phải tiến hành khử trùng. Khi thật cần thiết cho phép dùng gầu sạch để lấy mẫu. Muốn vậy, múc nước bằng gầu, đổ gầu nước đầu, múc tiếp vài gầu nữa để làm mẫu. Không được để cho tay chạm vào mẫu nước.
Chú ý: Sau khi lấy mẫu, cho vào lọ có nhãn ghi các nội dung: thời gian và địa điểm lấy mẫu, tình hình thời tiết, tình hình vệ sinh nguồn nước và ngoại cảnh có gì gây nhiễm bẩn nguồn nước. Khi chỉ cần kiểm tra xem nước có đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh hay không thì chỉ cần lấy 100 – 150ml mẫu. Nếu nghi có dịch đường ruột do nước lan truyền phải lấy nước 2l.
8. Khi lấy mẫu tại các mũi khoan địa chất (thường sâu trên 10m); nếu có vòi nước thì tiến hành lấy mẫu như lấy ở vòi nước máy.
9. Các mẫu nước sau khi lấy phải vận chuyển nhanh tới phòng thí nghiệm, càng sớm càng tốt vì nhiệt độ thay đổi, thời gian lưu mẫu lâu ảnh hưởng lớn tới số lượng vi trùng, thời gian vận chuyển không được kéo dài quá 6 giờ.
10. Trường hợp chưa có điều kiện xét nghiệm ngay do địa điểm lấy mẫu xa phòng thí nghiệm, cho phép được lưu mẫu lại 24 giờ sau khi lấy, nhưng phải bảo quản mẫu nước trong hòm đựng nước đá, trong phích hay tủ lạnh có nhiệt độ từ 1 đến 5oC.
Không được gửi mẫu qua đường bưu điện. Khi vận chuyển mẫu phải có nhân viên đi cùng và mang theo đầy đủ giấy tờ về lí lịch mẫu nước.