Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1857:1986 Gà thịt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1857:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1857:1986 Gà thịt
Số hiệu:TCVN 1857:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:01/01/1986Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1857:1986

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1857:1986

GÀ THỊT

Slaughter – Chicken

 

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1857-76, áp dụng cho gà còn sống để giết thịt, được nuôi theo phương pháp công nghiệp, và được thu mua đem ra bán thịt ở thị trường trong nước. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho gà nuôi làm giống và các loại gà tây, gà sao, gà già loại ra để bán.

1. Khái niệm

1.1. Gà thịt: Gà theo đúng các quy định của tiêu chuẩn này

1.2. Những khuyết tật ở gà thịt.

1.2.1. Da cóc: Da có màu sẫm, bị tróc lông, sần sùi và cứng lại

1.2.2. Da rách: Da trên phần thân thể gà bị rách, chảy máu do các nguyên nhân cơ học

2. Phân loại

2.1. Gà thịt được phân làm 3 loại theo quy định ở bảng 1

Bảng 1

Loại

Độ tuổi

- Gà dò

- Từ 50 ngày tuổi đến 133 ngày tuổi

- Gà lớn

- Từ 134 ngày tuổi đến dưới 18 tháng tuổi

- Gà già

- Từ 18 tháng tuổi trở lên

3. Phân loại

3.1. Gà dò được phân hạng theo quy định ở bảng 2 

Bảng 2

Hạng

Khối lượng

(kg/con)

Độ béo

Khuyết tật

I

Từ 1,2 trở lên

Béo

Không được phép

II

Từ 1,0 đến dưới 1,2

Béo vừa

- Được phép không quá 3% số con trong lô có khuyết tật

- Không quá 2 vệt da rách/con với chiều dài vết rách không quá 10 mm

III

Từ 0,8 đến dưới 1,0

Không béo

3.2. Gà lớn được phân hạng theo quy định ở bảng 3 

Bảng 3 

Hạng

Khối lượng

(kg/con)

Độ béo

Khuyết tật

I

Từ 2,0 trở lên

Béo

Không được phép

II

Từ 1,2 đến dưới 2,0

Béo vừa

- Được phép không quá 3% số con trong lô có khuyết tật

- Không quá 2 vết da rách/con với chiều dài vết rách không quá 10 mm

Chú thích:

- Gà thịt béo là gà đã phát triển đầy đủ so với tuổi và loại của nó; bắp thịt, lườn và đùi đầy đặn, xương lưỡi hái không nhô ra nhiều, da phẳng. Đối với gà dò: da có màu vàng và trắng. Đối với gà lớn: không trông thấy thớ thịt qua da.

- Gà béo vừa là gà phát triển không hoàn toàn đầy đủ so với độ tuổi và loại của nó. Bắp thịt lườn và đùi kém đầy đặn, xương lưỡi hái có thể nhô ra nhiều. Đối với gà lớn da có thể lộ thớ thịt.

3.3. Tỷ lệ lẫn hạng cho phép

Trong mỗi lô gà thịt theo bảng 2 và bảng 3 cho phép tối đa 5% gà hạng II lẫn vào gà hạng I; gà hạng III lẫn vào gà hạng II; không cho phép gà hạng III lẫn vào gà hạng I.

3.4. Gà được xuất chuồng theo đúng điều lệ kiểm dịch động vật.

3.5. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải kèm theo một giấy chứng nhận chất lượng.

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu

4.1.1. Lô hàng đồng nhất là số gà thịt được giao nhận cùng một lúc, ở cùng một cơ sở sản xuất thuộc cùng một loại và cùng một hạng gà với số lượng không quá 5000 con.

4.1.2. Lấy ngẫu nhiên 5-7% số lồng (hoặc đơn vị bao gói). Trong lô hàng, lấy tất cả số gà trong 20% số lồng đã lấy trên và lấy ngẫu nhiên ở tất cả các lồng còn lại sao cho số gà lấy mẫu đạt 2% số gà trong lô nhưng không ít hơn 30 con. Trường hợp lô hàng dưới 30 con thì lấy mẫu tất cả.

5. Vận chuyển

5.1. Gà phải được chuyên chở trong các lồng sạch, cứng cáp.

5.2. Trong từng lồng chỉ được nhốt gà cùng một loại, cùng một hạng.

5.3. Số lượng gà chứa trong lồng được quy định như sau:

- Gà dò hạng I và II: 1m2 lồng chứa 35-40 con

- Gà dò hạng III: 1m2 lồng chứa 30-45 con

- Gà lớn các hạng: 1m2 lồng chứa 16-28 con.

5.4. Mỗi lồng gà phải có nhãn đính kèm, trên nhãn ghi:

a. Tên cơ sở sản xuất;

b. Loại, hạng gà;

c. Ngày giao nhận

d. Số lượng con;

e. Khối lượng tịnh và cả bì của mỗi lồng;

f. Ký hiệu số hiệu của tiêu chuẩn này.

5.5. Phương tiện vận chuyển gà cần được che mưa nắng, đồng thời bảo đảm thoáng khí, êm sạch và khô.

5.6. Bốc dỡ cần nhẹ nhàng, tránh để gà xô đẩy nhau, làm gẫy chân, cánh và gây thương tích.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi