Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13370:2021 Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phát hiện nhanh Salmonella spp. sử dụng thạch IRIS Salmonella

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13370:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13370:2021 Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phát hiện nhanh Salmonella spp. sử dụng thạch IRIS Salmonella
Số hiệu:TCVN 13370:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:21/10/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13370:2021

VI SINH VẬT TRONG CHUỖI THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN NHANH SALMONELLA SPP. SỬ DỤNG THẠCH IRIS SALMONELLA

Microbiology of the food chain - Rapid detection of Salmonella spp. using IRIS Salmonella agar

Lời nói đầu

TCVN 13370:2021 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VI SINH VẬT TRONG CHUỖI THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN NHANH SALMONELLA SPP. SỬ DỤNG THẠCH IRIS SALMONELLA

Microbiology of the food chain - Rapid detection of Salmonella spp. using IRIS Salmonella agar

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện nhanh Salmonella spp. sử dụng thạch IRIS Salmonella®. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho:

- các sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi;

- các mẫu môi trường, ngoại trừ mẫu lấy từ giai đoạn sản xuất ban đầu.

Phương pháp này có thể phát hiện các loài và các serovar điển hình và không điển hình như S. enterica serovar Typhimurium, S. enterica serovar Paratyphi, các Salmonella dương tính với lactose (S. enterica serovar Senftenberg và các phân loài S. enterica subsp. arizonae, S. enterica subsp. diarizonae), các chủng Salmonella dương tính với sacarose, các serovar không di động (S. enterica serovar Pullorum và S. enterica serovar Gallinarum), các chủng một pha, các chủng có hoạt độ esterase thấp hoặc không có hoạt độ esterase trên các môi trường khác (Salmonella bongori, S. enterica serovar Dublin, S. enterica serovar Atento và một số chủng của các phân loài S. enterica subsp. enterica, S. enterica subsp. houtenae, S. enterica subsp. diarizonae).

CHÚ THÍCH: Thạch IRIS Salmonella® cũng có thể được sử dụng làm môi trường phân lập thứ hai trong phương pháp chuẩn [TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)] để phát hiện Salmonella.

Phụ lục A cung cấp thông tin về các kết quả xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp và phép thử liên phòng thử nghiệm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6404:2016 (ISO 7218:2007 with Amendment 1:2013) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật

TCVN 6507 (ISO 6887) (tất cả các phần) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật

TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của Salmonella - Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.

ISO 16140-6 Microbiology of the food chain - Method validation - Part 6: Protocol for the validation of alternative (proprietary) methods for microbiological confirmation and typing procedures (Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Xác nhận giá trị sử dụng phương pháp - Phần 6: Quy trình xác nhận giá trị sử dụng phương pháp thay thế (độc quyền) đối với việc khẳng định định kiểu vi sinh vật)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Salmonella (Salmonella)

Các vi sinh vật hình thành các khuẩn lạc điển hình hoặc khuẩn lạc ít điển hình trên môi trường chọn lọc và có các đặc điểm về sinh hoá và huyết thanh được mô tả khi tiến hành các thử nghiệm theo tiêu chuẩn này.

3.2

Phát hiện Salmonella (detection of Salmonella)

Việc xác định Salmonella trong một khối lượng hoặc thể tích cụ thể của sản phẩm hoặc diện tích bề mặt hoặc vật thể khi tiến hành các thử nghiệm theo tiêu chuẩn này.

4  Nguyên tắc

4.1  Tăng sinh

Sử dụng môi trường tăng sinh Salmonella (5.1), pha loãng mẫu thử với tỷ lệ 1/10 (hoặc 1/4 trong một số trường hợp) trong canh thang tăng sinh Salmonella.

Sau đó, thêm chất bổ sung IRIS Salmonella® hoặc chất bổ sung CSD vào canh thang và hỗn hợp mẫu thử và ủ trong khoảng thời gian từ 16 h đến 24 h ở nhiệt độ 41,5 °C ± 1 °C.

4.2  Phân lập

Tiến hành phân lập bằng cách ria cấy canh thang đã tăng sinh lên thạch IRIS Salmonella® (5.7) và ủ trong thời gian 24 h ± 3 h ở nhiệt độ 37 °C ± 1 °C. Việc sử dụng thạch IRIS Salmonella® dựa trên việc phát hiện hoạt độ esterase C8 của Salmonella.

4.3  Nhận diện khuẩn lạc

Khuẩn lạc Salmonella có màu cánh sen (hồng sẫm), trong khi khuẩn lạc của các loài khác có màu xanh, màu tím hoặc không màu.

Các chất ức chế chọn lọc sẽ ức chế các vi khuẩn Gram dương và một số vi khuẩn Gram âm.

4.4  Khẳng định

Bước khẳng định cuối cùng có thể được thực hiện bằng các phép thử nêu trong phương pháp chuẩn hoặc phương pháp đã được xác nhận giá trị sử dụng, trực tiếp từ một khuẩn lạc nghi ngờ có màu hồng sẫm phân lập từ thạch IRIS Salmonella®.

5  Môi trường nuôi cấy và thuốc thử

Chỉ sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.

5.1  Môi trường tăng sinh Salmonella [1])

5.1.1  Thành phần

Pepton

10,00 g

Natri Clorua

5,00 g

Đệm phosphat

5,06 g

Nước vừa đủ

1 L

Bảo quản thành phần môi trường khô ở nhiệt độ từ 2 °C đến 30 °C.

5.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan 20,06 g các thành phần vào 1 L nước. Trộn đều cho đến khi môi trường tan hoàn toàn. Phân phối vào các ống nghiệm hoặc lọ nhỏ (6.4) sao cho huyền phù gốc có thể pha loãng đến tỷ lệ 1/10 hoặc 1/4. Tiệt trùng bằng nồi hấp áp lực (6.3) ở nhiệt độ 121 °C trong thời gian 15 min. Để thạch nguội đến nhiệt độ phòng.

pH của môi trường sử dụng ngay là 7,0 ± 0,2 ở 25 °C.

CHÚ THÍCH 1: Thành phần môi trường có thể được điều chỉnh để có hiệu năng tối ưu.

CHÚ THÍCH 2: Thành phần của môi trường tăng sinh Salmonella phù hợp với môi trường nước đệm pepton.

Bảo quản môi trường đã chuẩn bị ở nhiệt độ từ 2 °C đến 25 °C.

5.2  Môi trường tăng sinh Salmonella hai lần đệm [2])

5.2.1  Thành phần

Pepton

10,00 g

Natri Clorua

5,00 g

Đệm phosphat

10,12 g

Nước vừa đủ

1 L

Bảo quản thành phần môi trường khô ở nhiệt độ từ 2 °C đến 30 °C.

5.2.2  Chuẩn bị

Hòa tan 25,12 g các thành phần vào 1 L nước. Trộn đều cho đến khi môi trường tan hoàn toàn. Phân phối vào các ống nghiệm hoặc lọ nhỏ (6.4) sao cho huyền phù gốc có thể pha loãng đến tỷ lệ 1/10 hoặc 1/4. Tiệt trùng bằng nồi hấp áp lực (6.3) ở nhiệt độ 121 °C trong thời gian 15 min. Để thạch nguội đến nhiệt độ phòng.

pH của môi trường sử dụng ngay là 7,0 ± 0,2 ở 25 °C.

Bảo quản môi trường đã chuẩn bị ở nhiệt độ từ 2 °C đến 25 °C.

5.3  Môi trường tăng sinh Salmonella bổ sung Tween 2)

Môi trường tăng sinh Salmonella (5.1) bổ sung Tween® 80 [polyoxyetylen (20) sorbitan monooleat) nồng độ 10 g/L.

5.4  Chất bổ sung IRIS Salmonella® dạng viên [3]), chứa natri sulfadiazine (hàm lượng từ 1 % đến 20 %) và novobiocine (hàm lượng từ 0,1 % đến 1 %), bao gồm loại sử dụng cho 225 mL canh thang và loại sử dụng cho 90 mL canh thang.

5.5  Chất bổ sung IRIS Salmonella® dạng lỏng 3), chứa natri sulfadiazine (hàm lượng > 0,1 %) và novobiocine (hàm lượng > 0,1 %), dựng trong lọ (vial) dung tích 50 mL.

5.6  Chất bổ sung CSD 3), dạng lỏng đựng trong lọ dung tích 100 mL hoặc dạng viên tương ứng với 10 g và 25 g phần mẫu thử.

5.7  Thạch IRIS Salmonella® 3)

5.7.1  Thành phần

Pepton

10,0 g

Chất chiết nấm men

5,0 g

Natri clorua

5,0 g

Đệm phosphat

7,0 g

Các chất ức chế chọn lọc

10,2 g

Hỗn hợp màu

1,0 g

Thạch dùng cho vi sinh vật

16,0 g

Chất hỗ trợ quan sát vi khuẩn

6,5 g

Nước vừa đủ

1 L

Bảo quản thành phần môi trường khô ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C.

5.7.2  Chuẩn bị

Hòa tan 60,7 g các thành phần vào 1 L nước. Đun sôi từ từ, khuấy liên tục cho môi trường tan hoàn toàn. Duy trì đun sôi 2 min. Không để quá nhiệt. Không hấp khử trùng. Để thạch nguội đến nhiệt độ phòng và rót vào các đĩa Petri (6.7). Đặt đĩa thạch đông đặc trên bề mặt phẳng, trong môi trường mát.

pH của môi trường sử dụng ngay là 7,0 ± 0,2 ở 25 °C.

Bảo quản môi trường đã chuẩn bị ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C.

5.7.3  Thử nghiệm hiệu năng đảm bảo chất lượng môi trường nuôi cấy

Các kết quả điển hình sau ủ 24 h ở nhiệt độ 37 °C trên thạch IRIS Salmonella®:

Chủng Salmonella Typhimurium WDCM 00031:

Sinh trưởng tốt, khuẩn lạc màu hồng sẫm

Chủng Salmonella Enteritidis WDCM 00030:

Sinh trưởng tốt, khuẩn lạc màu hồng sẫm

Chủng Enterobacter aerogenes WDCM 00175:

Sinh trưởng tốt, khuẩn lạc màu xanh

Chủng Escherichia coli WDCM 00013:

Ít bị ức chế, khuẩn lạc không màu

Chủng Staphylococcus aureus WDCM 00034:

Bị ức chế

Chủng Pseudomonas aeruginosa WDCM 00025:

Bị ức chế

5.8  α-Amylase

5.9  Chất trung hòa.

6  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm vi sinh thông thường vá các thiết bị, dụng cụ sau đây:

6.1  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

6.2  Dụng cụ đo pH, có độ chính xác đến 0,1 đơn vị pH ở 25 °C.

6.3  Nồi hấp áp lực, có thể kiểm soát ở nhiệt độ 121 °C.

6.4  Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ (vial).

6.5  Bình định mức, dung tích 1 L.

6.6  Máy trộn nhu động.

6.7  Đĩa Petri vô trùng, bằng thủy tinh hoặc chất dẻo, đường kính 90 mm.

6.8  Pipet xả hết, vô trùng, dung tích danh nghĩa 1 mL, được chia vạch 0,1 mL.

6.9  Micropipet, có thể phân phối các thể tích thích hợp.

6.10  Tủ lạnh, có thể duy trì được nhiệt độ ở 2 °C đến 8 °C.

6.11  Tủ ấm, có thể duy trì được nhiệt độ ở 37 °C ± 1 °C và 41,5 °C ± 1 °C.

6.12  Que cấy vòng vô trùng, đường kính khoảng 3 mm (dung tích 10 μl) và kim cấy hoặc que cấy.

7  Lấy mẫu

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này.

Mẫu phòng thử nghiệm nhận được phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

8  Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị phần mẫu thử theo phần tương ứng của bộ TCVN 6507 (ISO 6887).

9  Cách tiến hành

9.1  Mẫu thực phẩm, mẫu thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường

Bằng cách vô trùng, cho 1(x) g phần mẫu thử vào 9(x) mL môi trường tăng sinh Salmonella (5.1).

CHÚ THÍCH 1: Chuẩn bị huyền phù ban đầu trong môi trường tăng sinh bổ sung Tween (5.3) để tăng sinh đối với các nền mẫu chứa hàm lượng chất béo lớn hơn 20 %.

CHÚ THÍCH 2: Sử dụng môi trường tăng sinh hai lần đệm (5.2) hoặc môi trường tăng sinh Salmonella (5.1) đối với các nền mẫu axit hoặc nền mẫu axit hóa.

Thêm chất bổ sung IRIS Salmonella® dạng lỏng (5.5) hoặc chất bổ sung IRIS Salmonella® dạng viên (5.4). Nếu sử dụng chất bổ sung dạng lỏng, thêm vào với nồng độ 0,1 mL/g mẫu (ví dụ: thêm 2,5 mL vào 25 g phần mẫu thử). Nếu sử dụng chất bổ sung dạng viên, cho trực tiếp một viên chất bổ sung thích hợp tương ứng với 225 mL canh thang (đối với phần mẫu thử 25 g) hoặc với 90 mL canh thang (đối với phần mẫu thử 10 g).

CHÚ THÍCH 3: Các mẫu bề mặt sau khi rửa (mẫu môi trường) có thể chứa các chất khử trùng, nên sử dụng 10 % chất trung hòa (5.9) và 90 % môi trường tăng sinh Salmonella sau đó thêm chất bổ sung CSD (5.6) dạng lỏng (nồng độ 0,1 mL/g phần mẫu thử) hoặc dạng viên (một viên, loại tương ứng với 10 g hoặc 25 g phần mẫu thử). Có thể sử dụng gạc, bọt biển hoặc miếng vải ngâm trong dung dịch trung hòa.

Trộn đều, sử dụng máy trộn nhu động (6.6) nếu cần.

Ủ canh thang trong tủ ấm (6.11) ở nhiệt độ 41,5 °C ± 1,0 °C, thời gian ủ từ 16 h đến 24 h.

Dùng que cấy vòng vô trùng (6.12), lấy 10 μL dịch môi trường tăng sinh và ria cấy lên bề mặt đĩa thạch IRIS Salmonella® (5.7).

Ủ đĩa thạch ở nhiệt độ 37 °C ± 1 °C trong thời gian 24 h ± 3 h.

9.2  Mẫu bột ngũ cốc và sản phẩm từ bột ngũ cốc

Bằng cách vô trùng, cho 1(x) g phần mẫu thử vào 9(x) mL môi trường tăng sinh Salmonella (5.1) đã được làm ấm đến nhiệt độ 41,5 °C.

CHÚ THÍCH: Thêm amylase (5.8) với nồng độ 0,1 g/L đối với các mẫu sản phẩm ngũ cốc dành cho trẻ nhỏ.

Thêm chất bổ sung IRIS Salmonella® dạng lỏng (5.5) với nồng độ 0,1 mL/g mẫu (ví dụ: thêm 12,5 mL vào 125 g phần mẫu thử).

Trộn đều, sử dụng máy trộn nhu động (6.6) nếu cần.

Ủ canh thang trong tủ ấm (6.11) ở nhiệt độ 41,5 °C ± 1,0 °C, thời gian ủ từ 18 h đến 24 h.

Dùng que cấy vòng vô trùng (6.12), lấy 10 μL dịch môi trường tăng sinh và ria cấy lên bề mặt đĩa thạch IRIS Salmonella® (5.7).

Ủ đĩa thạch ở nhiệt độ 37 °C ± 1 °C trong thời gian 24 h ± 3 h.

9.3  Mẫu sữa bột

Bằng cách vô trùng, cho 1(x) g phần mẫu thử vào 9(x) mL môi trường tăng sinh Salmonella (5.1) đã được làm ấm đến nhiệt độ 41,5 °C.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng môi trường tăng sinh hai lần đệm (5.2) đối với các nền mẫu axit hoặc nền mẫu axit hóa.

Thêm chất bổ sung IRIS Salmonella® dạng lỏng (5.5) với nồng độ 0,1 mL/g mẫu (ví dụ: thêm 37,5 mL vào 375 g phần mẫu thử).

Trộn đều, sử dụng máy trộn nhu động (6.6) nếu cần.

Ủ canh thang trong tủ ấm (6.11) ở nhiệt độ 41,5 °C ± 1,0 °C, thời gian ủ từ 18 h đến 24 h.

Dùng que cấy vòng vô trùng (6.12), lấy 10 μL dịch môi trường tăng sinh và ria cấy lên bề mặt đĩa thạch IRIS Salmonella® (5.7).

Ủ đĩa thạch ở nhiệt độ 37 °C ± 1 °C trong thời gian 24 h ± 3 h.

9.4  Mẫu thức ăn công thức dạng bột dành cho trẻ sơ sinh, có hoặc không có probiotic

9.4.1  Mẫu có khối lượng dưới 50 g

Bằng cách vô trùng, cho 1(x) g phần mẫu thử vào 9(x) mL môi trường tăng sinh Salmonella (5.1).

CHÚ THÍCH: có thể sử dụng môi trường tăng sinh hai lần đệm (5.2) hoặc môi trường tăng sinh Salmonella (5.1) đối với các nền mẫu chứa probiotic.

Thêm chất bổ sung IRIS Salmonella® (5.4 hoặc 5.5) hoặc chất bổ sung CSD (5.6), dạng lỏng hoặc dạng viên. Nếu sử dụng chất bổ sung dạng lỏng, thêm vào với nồng độ 0,1 mL/g mẫu (ví dụ: thêm 2,5 mL vào 25 g phần mẫu thử). Nếu sử dụng chất bổ sung dạng viên, cho trực tiếp một viên chất bổ sung thích hợp tương ứng với phần mẫu thử 25 g hoặc với phần mẫu thử 10 g; đối với phần mẫu thử lớn hơn 25 g, có thể dùng kết hợp một số viên chất bổ sung (ví dụ: dùng 3 viên chất bổ sung loại 25 g cho 75 g phần mẫu thử).

Trộn đều, sử dụng máy trộn nhu động (6.6) nếu cần.

Ủ canh thang trong tủ ấm (6.11) ở nhiệt độ 41,5 °C ± 1,0 °C, thời gian ủ từ 16 h đến 24 h nếu sử dụng chất bổ sung IRIS Salmonella® và từ 16 h đến 22 h nếu sử dụng chất bổ sung CSD.

Dùng que cấy vòng vô trùng (6.12), lấy 10 μL dịch môi trường tăng sinh và ria cấy lên bề mặt đĩa thạch IRIS Salmonella® (5.7).

Ủ đĩa thạch ở nhiệt độ 37 °C ± 1 °C trong thời gian 24 h ± 3 h.

9.4.2  Mẫu có khối lượng từ 50 g đến 375 g

Bằng cách vô trùng, cho 1(x) g phần mẫu thử vào 3(x) mL môi trường tăng sinh Salmonella (5.1) đã được làm ấm đến nhiệt độ 41,5 °C.

CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng môi trường tăng sinh hai lần đệm (5.2) hoặc môi trường tăng sinh Salmonella (5.1) đối với các nền mẫu chứa probiotic.

Thêm chất bổ sung CSD dạng lỏng (5.6) với nồng độ 0,1 mL/g mẫu (ví dụ: thêm 37,5 mL vào 375 g phần mẫu thử). Nếu sử dụng chất bổ sung dạng viên, có thể dùng kết hợp một số viên chất bổ sung.

CHÚ THÍCH 2: Có thể tiến hành theo quy trình pha loãng 1/10 [cho 1(x) g phần mẫu thử vào 9(x) mL môi trường tăng sinh] và sử dụng chất bổ sung IRIS Salmonella®.

Trộn đều, sử dụng máy trộn nhu động (6.6) nếu cần.

Ủ canh thang trong tủ ấm (6.11) ở nhiệt độ 41,5 °C ± 1,0 °C, thời gian ủ từ 18 h đến 24 h.

Dùng que cấy vòng vô trùng (6.12), lấy 10 μL dịch môi trường tăng sinh và ria cấy lên bề mặt đĩa thạch IRIS Salmonella® (5.7).

Ủ đĩa thạch ở nhiệt độ 37 °C ± 1 °C trong thời gian 24 h ± 3 h.

9.5  Lưu ý

Canh thang sau khi ủ (xem 9.1 đến 9.4) có thể giữ đến 3 ngày ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trước khi chuyển sang thạch IRIS Salmonella.

Thạch IRIS Salmonella sau khi ủ có thể giữ đến 3 ngày ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trước khi đọc kết quả (xem Điều 10) và tiến hành bước khẳng định (xem Điều 11).

10  Đọc kết quả

Hình thái các khuẩn lạc trên thạch IRIS Salmonella® bao gồm:

+ Salmonella spp.:

Khuẩn lạc đặc trưng có màu từ hồng đến hồng sẫm

+ Escherichia coli:

Khuẩn lạc đặc trưng không màu

+ Enterobacter spp., Klebsiella spp.:

Khuẩn lạc đặc trưng màu từ lục lam đến tím

+ Proteus spp.:

Khuẩn lạc đặc trưng từ không màu đến màu nâu nhạt

+ Các vi khuẩn Gram dương:

Bị ức chế.

11  Khẳng định

Các kết quả dương tính giả định đều phải được khẳng định bởi một trong các phương pháp sau:

a) phương pháp chuẩn [TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)] (bao gồm cả bước tinh sạch), bắt đầu từ khuẩn lạc màu hồng sẫm được phân lập trên môi trường IRIS Salmonella.

b) các phương pháp khác đã được xác nhận giá trị sử dụng hoặc đã được chuẩn hóa theo ISO 16140-6 (ví dụ: phép thử Salmonella Latex), sử dụng các khuẩn lạc đặc trưng được phân lập trên môi trường IRIS Salmonella.

Trong trường hợp có kết quả không đồng nhất (dương tính giả định với phương pháp thay thế, nhưng không khẳng định được bởi một trong các phương pháp nêu trên), phòng thử nghiệm phải thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ của kết quả. Ví dụ: có thể tiến hành các phép thử sinh hóa hoặc đoạn dò nucleic theo TCVN 6404 (ISO 7218).

12  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin dưới đây:

a) mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử;

b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) các điểm đặc biệt quan sát được trong quá trình thử nghiệm;

e) mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được cho là tùy chọn, cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;

f) kết quả thử nghiệm thu được (dương tính hoặc âm tính) và đơn vị biểu thị kết quả.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm

Mẫu thịt bò xay được cấy chủng Salmonella Typhimurium A00C060. Các mức cấy chủng như sau:

+ Mức 0 cfu/25 mL

+ Mức từ 1 đến 10 cfu/25 mL

+ Mức từ 5 đến 50 cfu/25 mL

Mười bảy phòng thử nghiệm tham gia phép thử liên phòng. Mỗi phòng thử nghiệm nhận được 48 mẫu, gồm 24 mẫu tiến hành theo phương pháp chuẩn [TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)] và 24 mẫu tiến hành theo phương pháp thay thế nêu trong tiêu chuẩn này. Ngoài ra, có một mẫu định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí ưa ấm trong mẫu không cấy chủng theo TCVN 4884 (ISO 4833).

Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu tương đối và độ chụm do NF Validation (thuộc Viện Tiêu chuẩn Pháp) thực hiện năm 2019 được nêu trong các Bảng A.1 và A.2.

a) Độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối

Độ chính xác là mức độ gần nhau giữa kết quả thử nghiệm và giá trị tham chiếu được chấp nhận.

Độ đặc hiệu tương đối là mức độ mà một phương pháp chịu hoặc không chịu ảnh hưởng bởi các thành phần không phải là thành phần đích trong mẫu nhiều thành phần. Độ đặc hiệu tương đối thể hiện khả năng của phương pháp để đo hoặc định lượng chính xác một chất phân tích nhất định trong mẫu thử mà không bị nhiễu bởi các thành phần không phải là thành phần đích, ví dụ: ảnh hưởng của nền mẫu hoặc nhiễu nền.

Độ nhạy tương đối là khả năng của phương pháp thay thế để phát hiện hai lượng chất phân tích khác nhau được đo trước đó bằng phương pháp chuẩn, sử dụng một chất nền nhất định, trên toàn bộ dải đo. Sự thay đổi về số lượng tối thiểu (sự gia tăng nồng độ x của chất phân tích) tạo ra sự thay đổi đáng kể trong tín hiệu đo được (đáp ứng y).

Bảng A.1 - So sánh độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu

Thông số

Nghiên cứu liên phòng

Nghiên cứu so sánh phương pháp

Cấy BPWW bổ sung 16 h ở 41,5 °C

Nuôi cấy 24 h ở 41,5 °C

Độ chính xác tương đối (AC), %

99,7

89,7

90,0

Độ nhạy (SE), %

100,0

87,4

88,0

Độ đặc hiệu (SP), %

100,0

91,6

91,0

b) Độ chụm (độ lặp lại và độ tái lập)

Độ lặp lại trong phân tích định tính là phần trăm cơ hội thu được cùng một kết quả (tức là đều dương tính hoặc đều âm tính) với hai mẫu giống hệt nhau được phân tích bởi cùng một phòng thử nghiệm, trong các điều kiện lặp lại (nghĩa là bởi một người thực hiện sử dụng cùng một dụng cụ và thuốc thử, trong phạm vi thời gian cách nhau ngắn nhất đến mức có thể).

Độ tái lập trong phân tích định tính là phần trăm cơ hội thu được cùng một kết quả đối với hai mẫu giống hệt nhau được phân tích bởi hai phòng thử nghiệm khác nhau.

Bảng A.2 - So sánh độ lặp lại và độ tái lập

 

Độ lặp lại, %

Độ tái lập, %

Mức cấy chủng

Phương pháp chuẩn

[TCVN 10780-1 (ISO 6579-1)]

Phương pháp sử dụng thạch IRIS Salmonella

Phương pháp chuẩn

[TCVN 10780-1 (ISO 6579-1)]

Phương pháp sử dụng thạch IRIS Salmonella

Mức 0

97,8

100,0

98,3

100,0

Mức 1

100,0

100,0

100,0

100,0

Mức 2

100,0

100,0

100,0

100,0

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] NF Validation (2015), IRIS Salmonella method for the detection of Salmonella

[2] Solabia SAS (2021), IRIS Salmonella - Detection method for Salmonellae, Technical Data Sheet, Env8-2021

[3] AOAC 967.27 Salmonella in foods. Identification

[4] AOAC 978.24 Salmonella spp. in foods. Biochemical identification kit method

[5] AOAC 989.12 Salmonella spp., Escherichia coli, and other Enterobacteriaceae in foods. Biochemical identification kit method

[6] AOAC 991.13 Salmonella, Escherichia coli, and other Enterobacteriaceae in foods. Biochemical system identification (Vitek GNI+) screening method

[7] AOAC 2011.17 Salmonella, Escherichia coli, and other Enterobacteriaceae. VITEK 2 Gramnegative (GN) biochemical identification method

[8] TCVN 4884 (ISO 4833) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng vi sinh vật

[9] TCVN 12365-2:2018 (ISO 16140-2:2016) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Xác nhận giá trị sử dụng phương pháp - Phần 2: Quy trình xác nhận giá trị sử dụng phương pháp thay thế so với phương pháp chuẩn

 

[1]) Sử dụng sản phẩm của Biokar-diagnostics, 60002 Beauvais Cedex, Pháp. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.

[2]) Sử dụng sản phẩm của Biokar-diagnostics, 60002 Beauvais Cedex, Pháp. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.

[3]) Sử dụng sản phẩm của Biokar-diagnostics, 60002 Beauvais Cedex, Pháp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi