Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13142-1:2020 ISO 34101-1:2019 Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 1: Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13142-1:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13142-1:2020 ISO 34101-1:2019 Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 1: Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững
Số hiệu:TCVN 13142-1:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13142-1:2020

ISO 34101-1:2019

CACAO ĐƯỢC SẢN XUẤT BỀN VỮNG VÀ CÓ THỂ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - PHẦN 1: YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT CACAO BỀN VỮNG

Sustainable and traceable cocoa - Part 1: Requirements for cocoa sustainability management systems

Lời nói đầu

TCVN 13142-1:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 34101-1:2019;

TCVN 13142-1:2020 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16/SC2 Cacao và sản phẩm cacao biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13142 (ISO 34101) Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc, gồm các phần sau:

- TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019), Phần 1: Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

- TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019), Phần 2: Yêu cầu đối với kết quả thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường);

- TCVN 13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019), Phần 3: Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc;

- TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019), Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận.

Lời giới thiệu

0.1  Bộ TCVN 13142 (ISO 34101)

Bộ TCVN 13142 (ISO 34101) quy định các yêu cầu đối với việc sản xuất hạt cacao bền vững, truy xuất nguồn gốc cacao sản xuất bền vững và chương trình chứng nhận cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc.

Hạt cacao sản xuất bền vững thu được khi đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn này [TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019)], hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) và theo TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Cách tiếp cận từng bước của bộ TCVN 13142 (ISO 34101) bao gồm ba mức yêu cầu: mức ban đầu, mức trung bình và mức cao. Các yêu cầu về ba mức của kết quả thực hiện được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2). Các yêu cầu về ba mức của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) như sau:

- mức ban đầu: Phụ lục A của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019);

- mức trung bình: Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019);

- mức cao: theo tiêu chuẩn này.

Tổ chức sản xuất cacao bền vững có thể xin chứng nhận ban đầu cho mức bất kỳ và sau đó hướng tới và đạt được mức cao hơn. Thời gian từ mức ban đầu đến mức trung bình có thể mất 60 tháng. Từ mức trung bình đến mức cao có thể mất 60 tháng.

Các yêu cầu đối với kết quả thực hiện được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) là các yêu cầu bổ sung cho các yêu cầu của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. Chỉ các tổ chức đáp ứng được cả các yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững [theo tiêu chuẩn này hoặc theo Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) và các yêu cầu đối với kết quả thực hiện [TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)] mới được phép công bố sản phẩm cacao của họ được sản xuất bền vững.

TCVN 13142-3 (ISO 34101-3) quy định các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc cacao sản xuất bền vững [đáp ứng các yêu cầu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101)] từ một tổ chức sản xuất cacao bền vững và toàn bộ chuỗi cung ứng cacao đó.

TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) quy định các yêu cầu về chương trình chứng nhận cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc phù hợp với các yêu cầu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101), bao gồm các yêu cầu về mức ban đầu, mức trung bình đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Tiêu chuẩn

Đối tượng

Dự kiến áp dụng cho

Tiêu chuẩn này [TCVN 13142-1
(ISO 34101-1)]

Các yêu cầu mức cao đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

[Các yêu cầu mức ban đầu, mức trung bình đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong TCVN 13142-4 (ISO 13401-4)]

Các tổ chức và các trang trại cacao đã được đăng ký sản xuất cacao bền vững

TCVN 13142-2
(ISO 34101-2)

Các yêu cầu mức ban đầu, mức trung bình và mức cao về thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường)

 

TCVN 13142-3
(ISO 34101-3)

Các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

Đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao

TCVN 13142-4
(ISO 34101-4)

Các yêu cầu về chương trình chứng nhận. Các yêu cầu về mức ban đầu và mức trung bình đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững (các yêu cầu mức cao đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong tiêu chuẩn này)

Chương trình chứng nhận và các tổ chức chứng nhận phù hợp với bộ tiêu chuẩn TCVN 13142 (ISO 34101).

Các tổ chức muốn được chứng nhận bởi bên thứ ba được công nhận về sự phù hợp.

Các tổ chức và các trang trại trồng cacao sản xuất cacao bền vững đã đăng ký áp dụng các yêu cầu về các mức ban đầu hoặc mức trung bình về hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với mức cao của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) quy định các yêu cầu cho các mức ban đầu và mức trung bình.

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là xây dựng, thúc đẩy và duy trì hệ thống sản xuất cacao bền vững dựa trên nguyên tắc cải tiến liên tục.

Để đạt được mục tiêu này, tiêu chuẩn này được thiết kế đặc biệt liên quan đến các bên quan tâm trong lĩnh vực cacao, cụ thể là:

a) hỗ trợ và khuyến khích tất cả các trang trại sản xuất cacao;

b) tăng thu nhập cho các trang trại sản xuất cacao và tạo sinh kế ổn định;

c) thúc đẩy và hỗ trợ trang trại, khi cần.

Mặc dù nhiều tổ chức có thể áp dụng tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) cho các hoạt động của họ, nhưng điều quan trọng là các tổ chức đó phải được công nhận là kênh phân phối chính cho nền kinh tế cacao bền vững và các tổ chức đó đó phải là đại diện thực sự của các tổ chức sản xuất cacao đã đăng ký. Các bên quan tâm phải cùng làm việc để đạt được vấn đề này.

0.2  Sử dụng hệ thống quản lý sản xuất bền vững

Việc áp dụng một hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững thường là một quyết định chiến lược cho một tổ chức.

Mục tiêu của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững chủ yếu là đảm bảo các vai trò và trách nhiệm được xác định rõ ràng để thúc đẩy việc hoạch định nội bộ, thực hiện, giám sát, đánh giá, học hỏi và đảm bảo tiến trình liên tục hướng tới các mục tiêu sản xuất cacao bền vững. Kế hoạch phát triển trang trại cacao (CFDP), một yêu cầu trong tiêu chuẩn này, là công cụ chính để đạt được cải tiến liên tục và tác động tích cực.

Những lợi ích tiềm năng đối với tổ chức thực hiện hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững là:

- thiết lập và thực hiện các biện pháp thực hành quản lý, cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thông qua các chỉ số hiệu quả hoạt động;

- có khả năng cung cấp nhất quán cacao sản xuất bền vững, đáp ứng các yêu cầu cụ thể và các yêu cầu theo luật định và quy chế hiện hành;

- có khả năng giải quyết các rủi ro và các cơ hội liên quan đến bối cảnh và mục tiêu của tổ chức;

- có khả năng chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững cụ thể;

- học tập một cách có tổ chức, điều chỉnh chiến lược và cải tiến kết quả thực hiện của tổ chức.

Trong trường hợp người nông dân đã đăng ký muốn tiếp quản việc quản lý hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững từ tổ chức, thì điều quan trọng là nông dân đã đăng ký được khuyến khích thực hiện với sự hỗ trợ của tổ chức và đề xuất của họ có tính đến mọi chi phí khởi đầu liên quan đến hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. Trong bối cảnh của tiêu chuẩn này, một hoặc nhiều người nông dân đã đăng ký có thể trở thành một tổ chức.

Ngoài ra, trong tiêu chuẩn này, các yếu tố không thể thiếu đối với tính bền vững có thể được xem xét thông qua các hoạt động hoặc chương trình khác bao gồm:

a) khuyến khích các bên quan tâm chịu trách nhiệm hỗ trợ các mục tiêu sản xuất cacao bền vững;

b) các sáng kiến khác để hỗ trợ sinh kế khu vực nông thôn;

c) phát triển cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội.

Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích áp đặt để:

- đồng nhất hóa về cấu trúc của các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững khác nhau;

- căn chỉnh văn bản theo cấu trúc điều của bất kỳ phần nào trong bộ TCVN 13142 (ISO 34101);

- sử dụng thuật ngữ cụ thể của bộ TCVN 13142 (ISO 34101) trong một tổ chức.

Tiêu chuẩn này sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình, chu trình Hoạch định-Thực hiện-Kiểm tra-Cải tiến (PDCA) và tư duy dựa trên rủi ro.

Cách tiếp cận quá trình giúp một tổ chức hoạch định các quy trình và tương tác của chúng. Chu trình PDCA giúp một tổ chức đảm bảo rằng các quá trình của họ được cung cấp và quản lý đầy đủ, các cơ hội cải tiến được xác định và thực hiện.

Tư duy dựa trên rủi ro giúp một tổ chức xác định các yếu tố có thể làm cho các quá trình và hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững đi chệch khỏi kết quả đã hoạch định, đưa ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa để giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa các cơ hội khi chúng phát sinh. Việc luôn đáp ứng các yêu cầu và giải quyết các nhu cầu và các mong đợi trong tương lai đặt ra thách thức cho các tổ chức trong một môi trường ngày càng năng động và phức tạp. Để đạt được mục tiêu này, tổ chức có thể cần phải thực hiện các biện pháp cải tiến cụ thể bên cạnh việc khắc phục, hành động khắc phục và cải tiến liên tục, đổi mới và cơ cấu lại tổ chức.

Tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO. Các yêu cầu này bao gồm cấu trúc cấp cao, nội dung cốt lõi tương đồng và các thuật ngữ chung với định nghĩa cốt lõi, được thiết kế để mang lại lợi ích cho người dùng áp dụng nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO.

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các từ sau đây:

- "phải" chỉ sự yêu cầu;

- "cần" chỉ sự khuyến nghị;

- "có thể" chỉ sự cho phép, khả năng hoặc năng lực.

Thông tin nêu trong "CHÚ THÍCH" nhằm hướng dẫn để hiểu hoặc làm rõ các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.

0.3  Nguyên tắc quản lý bền vững

0.3.1  Khái quát

Tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc quản lý sản xuất cacao bền vững, đó là:

- tập trung vào tính bền vững trong sản xuất cacao;

- sự lãnh đạo;

- sự tham gia của mọi người;

- cách tiếp cận theo quá trình;

- cải tiến;

- ra quyết định dựa trên kiến thức;

- quản lý mối quan hệ.

Áp dụng các nguyên tắc này được kỳ vọng sẽ giúp tổ chức đáp ứng các mục tiêu sản xuất cacao bền vững và cải thiện sinh kế của nông dân đã đăng ký và tính bền vững của sinh kế.

0.3.2  Cách tiếp cận quá trình

Tiêu chuẩn này thúc đẩy việc áp dụng cách tiếp cận dựa trên quá trình để đáp ứng các yêu cầu sản xuất cacao bền vững của các bên quan tâm khi xây dựng, áp dụng và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Việc hiểu và quản lý các quá trình tương quan như một hệ thống góp phần vào hiệu quả và hiệu lực của tổ chức trong việc đạt được kết quả mong muốn. Cách tiếp cận này giúp tổ chức theo dõi và kiểm soát mối quan hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình của hệ thống để nâng cao kết quả thực hiện tổng thể của tổ chức.

Cách tiếp cận dựa trên quá trình liên quan đến việc xác định hệ thống, quản lý các quá trình và sự tương tác của chúng để đạt được kết quả mong muốn theo chính sách sản xuất cacao bền vững và định hướng chiến lược của tổ chức. Việc quản lý toàn bộ các quá trình và toàn bộ hệ thống có thể đạt được bằng cách sử dụng chu trình PDCA (xem 0.3.3) với trọng tâm tổng thể là tư duy dựa trên rủi ro (xem 0.3.4) nhằm nắm bắt cơ hội và ngăn ngừa các kết quả không mong muốn.

Việc áp dụng cách tiếp cận quá trình trong hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững sẽ thúc đẩy:

a) sự hiểu biết và tính nhất quán trong việc đáp ứng các yêu cầu;

b) việc xem xét các quá trình về giá trị gia tăng;

c) việc đạt được kết quả của quá trình một cách hiệu quả;

d) cải tiến các quá trình dựa trên đánh giá dữ liệu và thông tin.

0.3.3  Chu trình Hoạch định-Thực hiện-Kiểm tra-Hành động (PDCA)

Chu trình PDCA có thể được áp dụng cho tất cả các quá trình và cho toàn bộ hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. Hình 1 minh họa cách thức các điều từ Điều 4 đến Điều 10 có thể được nhóm lại liên quan đến chu trình PDCA.

Chu trình PDCA có thể được mô tả ngắn gọn như sau:

- Hoạch định: thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các quá trình của nó và các nguồn lực cần thiết để cho kết quả theo yêu cầu của khách hàng và theo các chính sách của tổ chức;

- Thực hiện: áp dụng các kế hoạch đã định;

- Kiểm tra: giám sát và đo lường (khi có thể) các quá trình và các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra so với chính sách, các mục tiêu, các yêu cầu và ghi lại các kết quả;

- Hành động: tiến hành các hành động làm tăng hiệu quả hoạt động, nếu cần.

Hình 1 - Mô tả cấu trúc của tiêu chuẩn này (bao gồm cả số điều) theo chu trình PDCA

0.3.4  Tư duy dựa trên rủi ro

Tư duy dựa trên rủi ro là điều cần thiết để đạt được hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững hiệu quả. Vấn đề này được thực hiện thông qua việc hoạch định và thực hiện các hành động để nắm bắt các cơ hội và giải quyết rủi ro. Việc nắm bắt cơ hội đồng thời giải quyết rủi ro tạo cơ sở cho việc tăng hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, đạt được kết quả cải tiến và ngăn ngừa các tác động tiêu cực.

Một tình huống thuận lợi có thể tạo cơ hội để đạt được kết quả như mong muốn, ví dụ, sự lựa chọn để thu hút khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, giảm lãng phí hoặc cải tiến năng suất. Rủi ro là ảnh hưởng của sự không đảm bảo trong việc đạt được các mục tiêu và sự không đảm bảo bất kỳ như vậy có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực. Các hành động để nắm bắt cơ hội sẽ dẫn đến các rủi ro có liên quan.

 

CACAO ĐƯỢC SẢN XUẤT BỀN VỮNG VÀ CÓ THỂ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - PHẦN 1: YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT CACAO BỀN VỮNG

Sustainable and traceable cocoa - Part 1: Requirements for cocoa sustainability management systems

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu mức cao đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm các quá trình sau thu hoạch, nếu có thể và truy xuất nguồn gốc của cacao sản xuất bền vững của tổ chức sản xuất hạt cacao.

CHÚ THÍCH 1: Các quá trình sau thu hoạch bao gồm tách vỏ quả, lên men, làm khô, phân loại, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hạt cacao.

Chỉ các tổ chức đáp ứng cả hai yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững của tiêu chuẩn này, hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) và các yêu cầu đối với kết quả thực hiện trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) mới được khẳng định là hạt cacao của họ được sản xuất bền vững.

CHÚ THÍCH 2: TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững ở mức ban đầu và mức trung bình.

2  Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này không có tài liệu viện dẫn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Kế hoạch công tác hàng năm (annual work plan)

Thông tin được tổ chức (3.38) xây dựng để giải thích cách thức mà các quá trình (3.43) được thiết lập và duy trì

3.2

Đánh giá (audit)

Quá trình (3.43) có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để thu được bằng chứng khách quan (3.37) và để xem xét đánh giá khách quan nhằm xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá (3.3)

CHÚ THÍCH 1: Một cuộc đánh giá có thể là đánh giá nội bộ (bên thứ nhất) hoặc đánh giá bên ngoài (bên thứ hai hoặc bên thứ ba) và có thể là đánh giá kết hợp (kết hợp hai hoặc nhiều lĩnh vực).

CHÚ THÍCH 2: Đánh giá nội bộ do chính tổ chức đó thực hiện hoặc do đơn vị đánh giá bên ngoài thực hiện.

CHÚ THÍCH 3: "Bằng chứng đánh giá" và "chuẩn mực đánh giá" (3.3) được định nghĩa trong TCVN ISO 19011 (ISO 19011).

CHÚ THÍCH 4: Đánh giá bên ngoài bao gồm những đánh giá thường được gọi là đánh giá của bên thứ hai và thứ ba. Đánh giá bên thứ hai được thực hiện bởi các bên có lợi ích trong tổ chức, ví dụ như khách hàng (3.22) hoặc bởi những người khác thay mặt họ. Đánh giá bên thứ ba được thực hiện bởi các tổ chức đánh giá độc lập bên ngoài.

CHÚ THÍCH 5: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi để loại bỏ ảnh hưởng của sự quay vòng giữa các tiêu chí đánh giá và bằng chứng đánh giá và đã bổ sung Chú thích 4.

3.3

Chuẩn mực đánh giá (audit criteria)

Tập hợp các yêu cầu (3.46) được sử dụng làm chuẩn để so sánh với bằng chứng khách quan (3.37)

[NGUỒN: 3.7 của TCVN ISO 19011:2018 (ISO 19011:2018), đã sửa đổi - lược bỏ Chú thích 1 và 2]

3.4

Trẻ em (child)

Người dưới 16 tuổi

CHÚ THÍCH 1: Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

CHÚ THÍCH 2: Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và được đề cập trong Công ước ILO 182[9], trẻ em là người dưới 18 tuổi.

3.5

Lao động trẻ em (child labour)

Công việc tước đi tuổi thơ, sức lực, nhân phẩm của trẻ em (3.4) và điều đó có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ

CHÚ THÍCH 1: Lao động trẻ em đặc biệt liên quan đến công việc có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hoặc đạo đức đối với trẻ em và cản trở việc đi học của chúng bằng cách tước đi cơ hội đến trường hoặc bắt buộc phải bỏ học sớm, hoặc yêu cầu vừa đi học vừa làm việc lâu dài và nặng nề.

CHÚ THÍCH 2: Lao động trẻ em được phân biệt với công việc của trẻ em/công việc nhẹ.

CHÚ THÍCH 3: Lao động trẻ em được quy định trong Công ước ILO 138[8].

[NGUỒN: ILO, Lao động trẻ em là gì][10]

3.6

Huấn luyện (coaching)

đào tạo thêm bởi chuyên gia hoặc hỗ trợ cho một cá nhân là nông dân (3.25) hoặc nhóm nông dân khi thích hợp

3.7

Cacao (cocoa)

Hạt cacao (3.8) hoặc các sản phẩm từ hạt cacao

3.8

Hạt cacao (cocoa bean)

Hạt của cây cacao (Theobroma cacao Linnaeus)

CHÚ THÍCH 1: Về mặt thương mại và đối với mục đích của tiêu chuẩn này, thuật ngữ này đề cập đến hạt nguyên đã được lên men và làm khô.

[NGUỒN: 3.5 của TCVN 7519:2020 (ISO 2451:2017)]

3.9

Trang trại cacao (cocoa farm)

Một hoặc một vài vườn cacao (3.11)

3.10

Kế hoạch phát triển trang trại cacao (cocoa farm development plan)

CFDP

Thông tin dạng văn bản (3.23) để hướng dẫn từng nông dân đã đăng ký (3.45), sử dụng cách tiếp cận từng bước, hướng tới quản lý trang trại cacao (3.9) bền vững

3.11

Vườn cacao (cocoa field)

Mảnh đất trồng cây cacao trong khu vực rõ ràng và đồng nhất dành cho sản xuất hạt cacao

CHÚ THÍCH 1: Các thông số về các khu vực đồng nhất có thể là vật liệu nhân giống, thực hành nông nghiệp tốt, độ phì của đất và điều kiện trang trại như tuổi và mật độ của cây.

CHÚ THÍCH 2: Vườn cacao có thể bao gồm các loại cây trồng khác xen canh với cây cacao.

3.12

Hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững (cocoa sustainability management system)

Hệ thống quản lý (3.32) định hướng và kiểm soát một tổ chức (3.38) liên quan đến sản xuất cacao bền vững

3.13

Mục tiêu sản xuất cacao bền vững (cocoa sustainability objective)

Mục tiêu liên quan đến tính bền vững trong sản xuất cacao (3.52)

CHÚ THÍCH 1: Các mục tiêu sản xuất cacao bền vững thường dựa trên chính sách sản xuất cacao bền vững (3.14) của tổ chức (3.38).

CHÚ THÍCH 2: Các mục tiêu sản xuất cacao bền vững thường được quy định về các chức năng, cấp độ và các quá trình (3.43) có liên quan trong tổ chức.

3.14

Chính sách sản xuất cacao bền vững (cocoa sustainability policy)

Chính sách liên quan đến tính bền vững trong sản xuất cacao (3.52)

CHÚ THÍCH 1: Nhìn chung, chính sách sản xuất cacao bền vững phù hợp với chính sách chung của tổ chức (3.38), có thể được liên kết với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức và cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu sản xuất cacao bền vững (3.13).

3.15

Năng lực (competence)

Khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng để đạt được kết quả mong muốn

CHÚ THÍCH 1: Năng lực đôi khi được gọi là trình độ chuyên môn.

CHÚ THÍCH 2: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách bổ sung Chú thích 1.

3.16

Sự phù hợp (conformity)

Việc đáp ứng yêu cầu (3.46)

CHÚ THÍCH 1: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.17

Bối cảnh của tổ chức (context of the organization)

Sự kết hợp các vấn đề nội bộ và bên ngoài có thể có ảnh hưởng đến cách tiếp cận của tổ chức (2.22) để phát triển và đạt được các mục tiêu (3.36) của tổ chức

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm về bối cảnh của tổ chức được áp dụng như nhau đối với cả tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức dịch vụ công và các tổ chức vì lợi nhuận.

CHÚ THÍCH 2: Khái niệm này thường được đề cập đến thông qua các thuật ngữ khác như môi trường kinh doanh, môi trường của tổ chức hoặc "hệ sinh thái của tổ chức".

[NGUỒN: 3.2.2 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015), đã sửa đổi - lược bỏ Chú thích 1, đánh số lại Chú thích 2 và Chú thích 3].

3.18

Cải tiến liên tục (continual improvement)

Hoạt động định kỳ để nâng cao kết quả thực hiện (3.40)

CHÚ THÍCH 1: Quá trình (3.43) thiết lập mục tiêu (3.36) và tìm cơ hội cải tiến là một quá trình liên tục thông qua việc sử dụng đánh giá (assessment) sự phù hợp và đánh giá (audit) (3.2) chứng nhận, phân tích dữ liệu, sự xem xét của lãnh đạo hoặc các biện pháp khác.

CHÚ THÍCH 2: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách bổ sung Chú thích 1.

3.19

Sự khắc phục (correction)

Hành động nhằm loại bỏ sự không phù hợp (3.35) được phát hiện

CHÚ THÍCH 1: Sự khắc phục có thể được thực hiện trước, đồng thời hoặc sau hành động khắc phục (3.20).

[NGUỒN: 3.12.3 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015)], đã sửa đổi - lược bỏ Chú thích 2],

3.20

Hành động khắc phục (corrective action)

Hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp (3.35) và nhằm ngăn ngừa việc tái diễn

CHÚ THÍCH 1: Sự không phù hợp có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân.

CHÚ THÍCH 2: Hành động khắc phục được thực hiện để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp nhằm ngăn ngừa tái diễn.

CHÚ THÍCH 3: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách bổ sung Chú thích 2 và 3.

3.21

Cơ chế thu hồi chi phí (cost recovery mechanisms)

Các thỏa thuận hợp đồng cho phép những người mua đầu tiên hoặc các bên quan tâm (3.30) bên ngoài thu lại toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư của họ vào chi phí khởi đầu thực hiện (3.49)

VÍ DỤ: Cơ chế thu hồi chi phí có thể bao gồm các mối quan hệ dài hạn hoặc các thỏa thuận về quyền từ chối đầu tiên.

3.22

Khách hàng (customer)

Cá nhân hoặc tổ chức (3.38) nhận sản phẩm hoặc dịch vụ như dự định hoặc như yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức đó

VÍ DỤ: Người tiêu dùng, khách hàng, người sử dụng cuối cùng, cơ sở bán lẻ hoặc người nhận sản phẩm hoặc dịch vụ từ một quá trình nội bộ, bên hưởng lợi hoặc bên mua.

CHÚ THÍCH 1: Khách hàng có thể là nội bộ hoặc bên ngoài tổ chức.

[NGUỒN: 3.2.4 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015)]

3.23

Thông tin dạng văn bản (documented information)

Thông tin cần được tổ chức (3.38) kiểm soát, duy trì và phương tiện chứa thông tin đó

CHÚ THÍCH 1: Thông tin dạng văn bản có thể ở mọi định dạng, phương tiện và từ bất kỳ nguồn nào.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin dạng văn bản có thể đề cập đến:

- hệ thống quản lý (3.32), gồm cả các quá trình (3.43) liên quan;

- thông tin được tạo ra phục vụ hoạt động của tổ chức (hệ thống tài liệu);

- bằng chứng về kết quả đạt được (hồ sơ).

CHÚ THÍCH 3: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.24

Hiệu lực (effectiveness)

Mức độ theo đó các hoạt động đã hoạch định được thực hiện và đạt được các kết quả đã hoạch định

CHÚ THÍCH 1: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.25

Nông dân (farmer)

Người quản lý trang trại, người đó có thể độc lập hoặc là một phần của một tổ chức (3.38)

3.26

Tiền thưng cho nông dân (farmer premium)

Việc chuyển tiền từ tổ chức (3.38) cho nông dân đã đăng ký (3.45) cacao sản xuất bền vững (3.53) ngoài giá cacao quy ước tương đương

CHÚ THÍCH 1: Tiền thưởng được cấp cho nông dân đã đăng ký để thưởng cho những nỗ lực của họ hoặc khuyến khích nông dân đã đăng ký đáp ứng tất cả các yêu cầu (3.46) của tiêu chuẩn này hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

CHÚ THÍCH 2: Nếu tiền thưởng được trả bằng hiện vật theo các cuộc đàm phán được lập thành văn bản [xem 5.11 của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019)] thì bên thanh toán phải chứng minh tương đương với tiền mặt.

3.27

Lao động cưỡng bức (forced labour)

Công việc được thực hiện không tự nguyện và dưới sự đe dọa của bất kỳ hình phạt nào

CHÚ THÍCH 1: Lao động cưỡng bức đề cập đến các tình huống mà những người bị ép buộc làm việc thông qua việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, hoặc bằng các biện pháp tinh vi hơn như nợ bị gán nợ, giữ giấy tờ tùy thân hoặc đe dọa tố cáo với cơ quan quản lý về di trú.

[NGUỒN: ILO, Lao động cưỡng bức, nô lệ hiện đại và buôn bán người là gì][11]

3.28

Giới (gender)

Các đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới

CHÚ THÍCH 1: Các đặc điểm xã hội bao gồm các chuẩn mực, vai trò và mối quan hệ của và giữa các nhóm nữ giới và nam giới.

[NGUỒN: WHO, Giới] [15]

3.29

Quyền con người/nhân quyền (human rights)

Quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên trong gia đình

CHÚ THÍCH 1: Nhân quyền được quy định trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948)[13], Công ước quốc tế về các quyền văn hóa và kinh tế xã hội (1966)[12], cũng như các công ước khác, hiệp ước và luật pháp quốc gia.

3.30

Bên quan tâm (thuật ngữ hay dùng) [interested party (preferred term)]

Bên liên quan (thuật ngữ đồng nghĩa) [stakeholder (admitted term)]

Cá nhân hoặc tổ chức (3.38) có thể gây ảnh hưởng, chịu ảnh hưởng hoặc tự cảm thấy bị ảnh hưởng bởi một quyết định hay hoạt động

VÍ DỤ: Khách hàng (3.22), nhóm nông hộ, hợp tác xã, cơ sở buôn bán cacao, cơ sở chế biến và cơ sở sản xuất, người cho thuê đất, nông dân (3.25), người trong tổ chức, nhà cung cấp, ngân hàng, các đoàn thể, đối tác hoặc các hội có thể bao gồm cả đối thủ cạnh tranh hoặc các nhóm đối lập gây áp lực.

CHÚ THÍCH 1: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách bổ sung ví dụ.

3.31

Quản lý (management)

Các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát tổ chức (3.38)

CHÚ THÍCH 1: Quản lý có thể bao gồm việc thiết lập chính sách (3.42), mục tiêu (3.36) và các quá trình (3.43) để đạt được các mục tiêu này.

[NGUỒN: 3.3.3 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015), đã sửa đổi - lược bỏ Chú thích 2]

3.32

Hệ thống quản lý (management system)

Tập hợp các yếu tố có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau của tổ chức (3.38) để thiết lập chính sách (3.42) và mục tiêu (3.36) cũng như các quá trình (3.43) để đạt được các mục tiêu đó

CHÚ THÍCH 1: Một hệ thống quản lý có thể đề cập đến một hoặc nhiều lĩnh vực, ví dụ: quản lý bền vững hoặc quản lý an toàn thực phẩm hoặc cả hai hoặc nhiều hơn.

CHÚ THÍCH 2: Các yếu tố của hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu của tổ chức, vai trò và trách nhiệm, hoạch định và thực hiện, chính sách thực hành, quy tắc, niềm tin, mục tiêu và quá trình để đạt được các mục tiêu đó.

CHÚ THÍCH 3: Phạm vi của một hệ thống quản lý có thể bao gồm toàn bộ tổ chức, các chức năng cụ thể được nhận biết trong tổ chức, các bộ phận cụ thể được nhận biết trong tổ chức, hoặc một hay nhiều chức năng xuyên suốt một nhóm tổ chức.

CHÚ THÍCH 4: Trong tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững (3.12) là hệ thống (3.54) để quản lý các quá trình nhằm đạt được tính bền vững (3.51) thay vì quản lý tình trạng bền vững cuối cùng.

CHÚ THÍCH 5: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách sửa đổi Chú thích 1 và Chú thích 2, bổ sung Chú thích 4.

3.33

Đo lường (measurement)

Quá trình (3.43) để xác định một giá trị

CHÚ THÍCH 1: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.34

Giám sát (monitoring)

Việc xác định tình trạng của hệ thống (3.54), quá trình (3.43) hoặc hoạt động

CHÚ THÍCH 1: Để xác định tình trạng, có thể cần kiểm tra, kiểm soát hoặc quan sát chặt chẽ.

CHÚ THÍCH 2: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.35

Sự không phù hợp (nonconformity)

Việc không đáp ứng yêu cầu (3.46)

CHÚ THÍCH 1: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.36

Mục tiêu (objective)

Kết quả cần đạt được

CHÚ THÍCH 1: Mục tiêu có thể mang tính chiến lược, chiến thuật hoặc tác nghiệp.

CHÚ THÍCH 2: Mục tiêu có thể liên quan đến các lĩnh vực khác nhau (như các mục đích tài chính, sức khỏe và an toàn, môi trường) và có thể áp dụng tại các cấp khác nhau (như chiến lược, tổ chức toàn cầu, dự án, sản phẩm và quá trình (3.43)).

CHÚ THÍCH 3: Mục tiêu có thể được thể hiện theo những cách khác nhau, ví dụ: kết quả dự kiến, mục đích, tiêu chí hành động, như mục tiêu sản xuất cacao bền vững (3.13) hoặc bằng cách sử dụng các từ ngữ khác có ý nghĩa tương tự (ví dụ: mục đích, mục tiêu hướng tới hoặc chỉ tiêu).

CHÚ THÍCH 4: Trong bối cảnh của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững (3.12), các mục tiêu được tổ chức lập ra cần nhất quán với chính sách sản xuất cacao bền vững (3.14), để đạt được kết quả cụ thể

CHÚ THÍCH 5: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách sửa đổi Chú thích 2 và Chú thích 3.

3.37

Bằng chứng khách quan (objective evidence)

Dữ liệu chứng minh sự tồn tại hoặc sự thật của một điều nào đó

CHÚ THÍCH 1: Bằng chứng khách quan có thể thu được thông qua quan sát, đo lường (3.33), thử nghiệm hoặc cách thức khác.

CHÚ THÍCH 2: Bằng chứng khách quan cho mục đích đánh giá (3.2) thường bao gồm các hồ sơ, tuyên bố về sự kiện hoặc thông tin khác có liên quan đến chuẩn mực đánh giá (3.3) và có thể kiểm tra xác nhận.

[NGUỒN: 3.8.3 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015)]

3.38

Tổ chức (organization)

Người hoặc nhóm người với chức năng riêng của mình có trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ để đạt được mục tiêu (3.36) của mình

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm tổ chức bao gồm nhưng không giới hạn đối với thương nhân độc quyền, hợp tác xã, hộ nông dân (3.25) cá thể, công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan quản lý, công ty hợp danh, hội, tổ chức từ thiện hoặc viện, hoặc một phần hoặc sự kết hợp của các loại hình trên, dù có được hợp nhất hay không và là tổ chức công hay tư.

CHÚ THÍCH 2: Một hợp tác xã có thể tạo thành tổ chức và "phạm vi của hệ thống".

CHÚ THÍCH 3: Một công ty phi nông nghiệp và nông dân đã đăng ký (3.43) có thể tạo thành tổ chức.

CHÚ THÍCH 4: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách sửa đổi Chú thích 1 và bổ sung Chú thích 2, Chú thích 3.

3.39

Thuê ngoài (outsource)

Tạo ra sự sắp đặt trong đó một tổ chức (3.38) bên ngoài thực hiện một phần chức năng hoặc quá trình (3.43) của tổ chức

CHÚ THÍCH 1: Một tổ chức bên ngoài nằm ngoài phạm vi của hệ thống quản lý (3.32), mặc dù chức năng hoặc quá trình được thuê ngoài lại thuộc phạm vi của hệ thống quản lý.

CHÚ THÍCH 2: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.40

Kết quả thực hiện (performance)

Kết quả có thể đo được

CHÚ THÍCH 1: Việc thực hiện có thể là kết quả định lượng hoặc kết quả định tính.

CHÚ THÍCH 2: Việc thực hiện có thể liên quan đến việc quản lý các hoạt động, quá trình (3.43), sản phẩm, dịch vụ, hệ thống (3.54) hoặc tổ chức (3.38).

3.41

Chỉ số kết quả thực hiện (performance indicator)

Thước đo có thể định lượng mà tổ chức (3.38) sử dụng để đánh giá hoặc so sánh kết quả thực hiện (3.40) về việc đáp ứng các mục tiêu (3.36) chiến lược và hoạt động

CHÚ THÍCH 1: Các chỉ số có thể là định lượng hoặc định tính.

3.42

Chính sách (policy)

Ý đồ và định hướng của tổ chức (3.38) được lãnh đạo cao nhất (3.55) của tổ chức công bố một cách chính thức

CHÚ THÍCH 1: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.43

Quá trình (process)

Tập hợp các hoạt động có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau chuyển đổi đầu vào thành đầu ra

CHÚ THÍCH 1: Đầu vào cho một quá trình thường là đầu ra của các quá trình khác.

CHÚ THÍCH 2: Các quá trình trong một tổ chức (3.38) thường được hoạch định và được thực hiện trong các điều kiện được kiểm soát để tăng thêm giá trị.

CHÚ THÍCH 3: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách bổ sung Chú thích 1, 2.

3.44

Nhà cung cấp (provider)

Nhà cung ứng (supplier)

Tổ chức (3.38) cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ

VÍ DỤ: Cơ sở sản xuất, cơ sở phân phối, cơ sở bán lẻ hoặc buôn bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

CHÚ THÍCH 1: Nhà cung cấp có thể là nội bộ hoặc bên ngoài tổ chức.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp ký kết hợp đồng, đôi khi nhà cung cấp được gọi là “nhà thầu”.

[NGUỒN: 3.2.5 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015)]

3.45

Nông dân đã đăng ký

Nông dân trồng cacao là một phần của tổ chức (3.38)

3.46

Yêu cầu (requirement)

Nhu cầu hoặc mong đợi được công bố, ngầm hiểu chung hoặc bắt buộc

CHÚ THÍCH 1: “Ngầm hiểu chung” nghĩa là đối với tổ chức (3.38) và các bên quan tâm (3.30), nhu cầu hoặc mong đợi được coi là ngầm hiểu mang tính thông lệ hoặc thực hành chung.

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu được quy định là yêu cầu đã được công bố, ví dụ trong thông tin dạng văn bản (3.23).

CHÚ THÍCH 3: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

3.47

Khả năng chịu đựng (resilience)

Khả năng của cá nhân hoặc tổ chức (3.38) có thể dự đoán, chuẩn bị, ứng phó, thích nghi các vấn đề đó và phục hồi những thay đổi, căng thẳng, chấn động

3.48

Rủi ro (risk)

Tác động của sự không chắc chắn lên mục tiêu (3.36)

CHÚ THÍCH 1: Tác động là một sai lệch so với dự kiến tích cực hoặc tiêu cực.

CHÚ THÍCH 2: Sự không chắc chắn là tình trạng, thậm chí là một phần của sự thiếu thông tin liên quan đến việc hiểu hoặc nhận thức về một sự kiện, hệ quả của sự kiện đó, hoặc khả năng xảy ra của nó.

CHÚ THÍCH 3: Rủi ro thường được đặc trưng tham chiếu đến các "sự kiện" tiềm năng [theo định nghĩa trong 3.5.1.3 của TCVN 9788:2013 (ISO Guide 73:2009)] và "hệ quả" [theo định nghĩa trong 3.6.1.3 của TCVN 9788:2013 (ISO Guide 73:2009)], hoặc sự kết hợp giữa chúng.

CHÚ THÍCH 4: Rủi ro thường được thể hiện dưới dạng kết hợp các hệ quả của một sự kiện (bao gồm cả sự thay đổi hoàn cảnh) và "khả năng xảy ra" [theo định nghĩa trong 3.6.1.1 của TCVN 9788:2013 (ISO Guide 73:2009)] kèm theo.

CHÚ THÍCH 5: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách bổ sung "mục tiêu" để phù hợp với định nghĩa về rủi ro trong 1.1 của TCVN 9788:2013 (ISO 73:2009).

3.49

Chi phí khởi đầu thực hiện (start-up cost of implementation)

Lượng vốn đầu tư cần thiết để tham gia thị trường [nghĩa là chi phí biên đối với tổ chức (3.38)]

CHÚ THÍCH 1: Chi phí này khác với chi phí hoạt động định kỳ.

3.50

Chiến lược (stratery)

Các hoạt động đã hoạch định để đạt được mục tiêu (3.36) dài hạn hoặc tổng thể

[NGUỒN: 3.5.12 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015)]

3.51

Tính bền vững (sustainability)

Tình trạng của một hệ thống, bao gồm các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó các nhu cầu của hiện tại được đáp ứng mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

CHÚ THÍCH 1: Trong bộ TCVN 13142 (ISO 34101), “tính bền vững” liên quan đến mục tiêu (3.36) thay vì yêu cầu (3.46).

3.52

Tính bền vững trong sản xuất cacao (sustainability of cocoa production)

Tình trạng của một hệ thống sản xuất cacao cho phép sản xuất hạt cacao (3.8) có hiệu quả về mặt kinh tế, hợp lý với môi trường và có trách nhiệm với xã hội, trong đó các nhu cầu hiện tại được đáp ứng mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai

CHÚ THÍCH 1: Theo định nghĩa của Brundtland về tính bền vững và Thỏa thuận Cacao quốc tế năm 2010 [14], định nghĩa về nền kinh tế cacao bền vững, sản xuất cacao bền vững sẽ mang lại lợi ích cho các thế hệ hiện tại và tương lai, với mục đích cải tiến năng suất và lợi nhuận trong chuỗi giá trị cacao, đặc biệt cho nông dân (3.25) sản xuất nhỏ. Trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), phạm vi của định nghĩa Thỏa thuận cacao quốc tế chỉ giới hạn ở các hoạt động sản xuất, sau thu hoạch cacao và tất cả các dịch vụ hỗ trợ cho đến khi có thay đổi đầu tiên về quyền sở hữu hạt cacao.

CHÚ THÍCH 2: Trong bộ TCVN 13142 (ISO 34101), "tình trạng của hệ thống sản xuất cacao" được gọi là mục tiêu (3.36) thay vì yêu cầu (3.46).

3.53

Cacao sản xuất bền vững (sustainably produced cocoa)

Hạt cacao (3.8) được sản xuất trong một tổ chức (3.38) theo cách có hiệu quả kinh tế, có trách nhiệm với xã hội và có lợi cho môi trường

3.54

Hệ thống (system)

Tập hợp các yếu tố có tương quan hoặc tương tác lẫn nhau

[NGUỒN: 3.5.1 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015)1

3.55

Lãnh đạo cao nhất (top management)

Lãnh đạo của tổ chức (organizational leadership)

Người hoặc nhóm người định hướng và kiểm soát tổ chức (3.38) ở cấp cao nhất

CHÚ THÍCH 1: Lãnh đạo cao nhất có quyền ủy quyền và cung cấp các nguồn lực trong phạm vi tổ chức.

CHÚ THÍCH 2: Nếu phạm vi của hệ thống quản lý (3.32) chỉ bao gồm một phần của tổ chức thì lãnh đạo cao nhất được xem như những người định hướng và kiểm soát phần đó của tổ chức.

CHÚ THÍCH 3: Đây là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO. Định nghĩa ban đầu đã được sửa đổi bằng cách bổ sung thuật ngữ đồng nghĩa "lãnh đạo của tổ chức".

3.56

Truy xuất nguồn gốc (traceability)

Khả năng theo dõi sự di chuyển vật lý và/hoặc sự phù hợp (3.16) của cacao sản xuất bền vững (3.53) xuyên suốt các giai đoạn cụ thể của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối

[NGUỒN: 3.28 của TCVN 13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019)]

3.57

Xác nhận giá trị sử dụng (validation)

Việc khẳng định, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan (3.37) rằng các yêu cầu (3.46) đối với việc sử dụng hoặc ứng dụng cụ thể đã được đáp ứng sau khi kiểm tra xác nhận (3.58)

CHÚ THÍCH 1: Bằng chứng khách quan cần thiết cho việc xác nhận giá trị sử dụng là kết quả của thử nghiệm hoặc hình thức xác định khác như thực hiện các phép tính thay thế hoặc xem xét thông tin dạng văn bản (3.23).

CHÚ THÍCH 2: Từ "đã xác nhận giá trị sử dụng" được sử dụng để chỉ rõ tình trạng tương ứng.

CHÚ THÍCH 3: Các điều kiện sử dụng để xác nhận giá trị sử dụng có thể là thực hoặc mô phỏng.

[NGUỒN: 3.8.13 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015), đã sửa đổi - Trong định nghĩa, thêm các từ "sau khi kiểm tra xác nhận" và trong CHÚ THÍCH 1 “tài liệu” đã được sửa thành “thông tin dạng 2608 văn bản”]

3.58

Kiểm tra xác nhận (verification)

Việc khẳng định, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan (3.37), rằng các yêu cầu (3.46) cụ thể đã được thực hiện

CHÚ THÍCH 1: Bằng chứng khách quan cần thiết cho việc kiểm tra xác nhận có thể là kết quả của việc kiểm tra hoặc các hình thức xác định khác như thực hiện các phép tính thay thế hoặc xem xét thông tin dạng văn bản (3.23).

CHÚ THÍCH 2: Các hoạt động được thực hiện để kiểm tra xác nhận đôi khi được gọi là quá trình xác định năng lực.

CHÚ THÍCH 3: Từ "đã kiểm tra xác nhận" được sử dụng để chỉ rõ tình trạng tương ứng.

[NGUỒN: 3.8.12 của TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015), đã sửa đổi - Trong CHÚ THÍCH 1, "tài liệu" đã được thay thành "thông tin dạng văn bản"]

4  Bối cảnh của tổ chức

4.1  Nhận thức về tổ chức và bối cảnh của tổ chức

Tổ chức phải:

a) xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ phù hợp với mục đích và định hướng chiến lược của tổ chức (phù hợp với chiến lược có thể áp dụng) ảnh hưởng đến khả năng đạt được kết quả mong muốn của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững bao gồm tác động đến các khu vực và các hoạt động quan trọng đối với cộng đồng cả về mặt xã hội và văn hóa;

b) xác định bất kỳ điểm yếu nào đe dọa đến khả năng hỗ trợ nông dân đã đăng ký để cải thiện sinh kế và khả năng chịu đựng của họ;

c) kết hợp với người làm việc được chỉ định, nông dân đã đăng ký và gia đình của họ, xác định và ghi lại thông tin cơ bản cần thiết để giám sát các vấn đề, điểm yếu được xác định trong a) và b) và giám sát, xem xét thông tin này.

CHÚ THÍCH 1: Các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức để đạt được kết quả dự định có thể bao gồm tranh chấp sử dụng đất (ví dụ: liên quan đến sự từ chối trong quá khứ hoặc từ bỏ cưỡng bức).

CHÚ THÍCH 2: Thông tin cơ bản là thông tin dự định được sử dụng làm điểm bắt đầu để so sánh thông tin khác.

4.2  Nhận thức về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

Tổ chức phải xác định:

a) các bên quan tâm liên quan đến hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

b) các yêu cầu liên quan của các bên quan tâm liên quan đến hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững bao gồm các yêu cầu liên quan khác, như các yêu cầu quy định trong TCVN 7519 (ISO 2451), các yêu cầu luật định và yêu cầu chế định.

4.3  Xác định phạm vi của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững

Tổ chức phải xác định ranh giới và khả năng áp dụng của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững để thiết lập phạm vi của hệ thống.

Khi xác định phạm vi này, tổ chức phải xem xét:

a) các vấn đề bên ngoài và nội bộ được đề cập trong 4.1;

b) các yêu cầu của các bên quan tâm liên quan được đề cập trong 4.2.

Phạm vi hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững của tổ chức phải sẵn có và được duy trì thông tin dạng văn bản.

Tổ chức phải xác định các vườn cacao cụ thể trong phạm vi. Trong trường hợp một nông dân đã đăng ký có các vườn cacao tách biệt với nhau về mặt địa lý, nó phải được chỉ rõ những vườn cacao nào nằm trong phạm vi và vườn nào không thuộc phạm vi. Trong trường hợp các vườn không bị tách riêng thì tất cả các vườn cacao phải nằm trong phạm vi. Tổ chức phải áp dụng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các yêu cầu đối với kết quả thực hiện áp dụng trong phạm vi xác định của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu đối với kết quả thực hiện liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Tổ chức chỉ có thể công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này và với TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) nếu mọi yêu cầu nào được xác định là không thể áp dụng sẽ không ảnh hưởng đến khả năng hoặc trách nhiệm của tổ chức để đảm bảo sự phù hợp của cacao sản xuất bền vững.

VÍ DỤ: Trong trường hợp tổ chức là một trang trại cacao đơn lẻ thì tổ chức đó không thể đáp ứng các yêu cầu về việc đăng ký của các nông dân (xem 4.5). Do đó, các yêu cầu quy định đăng ký không được áp dụng.

4.4  Hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững và các quá trình của nó

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm các quy trình cần thiết và sự tương tác của chúng, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

4.5  Đăng ký để nông dân trở thành thành viên của tổ chức

4.5.1 Truyền thông cụ thể tới nông dân việc xem xét đăng ký để trở thành một phần của tổ chức (quá trình nhạy cảm)

Trước khi nông dân đăng ký để trở thành thành viên của tổ chức, tổ chức phải thông báo cho nông dân về:

a) các mục tiêu và phạm vi của tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

b) quá trình CFDP;

c) các hoạt động sản xuất cacao bền vững của cả hai bên để đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), bao gồm:

1) các dịch vụ được tổ chức cung cấp cho nông dân khi đăng ký;

2) các yêu cầu mà nông dân phải được thực hiện sau khi đăng ký; bao gồm các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

d) ước tính chung về chi phí và lợi ích mà người nông dân nhận ra là kết quả của việc đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

e) thông tin dự kiến cần chia sẻ, bao gồm cả lý do để chia sẻ thông tin:

1) mọi thông tin thu thập được trong quá trình đăng ký và quy trình đánh giá trang trại cacao;

2) cách thức xử lý thông tin cần bảo mật về nông dân và các hoạt động của họ;

3) những rủi ro tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân;

4) quyền của nông dân truy cập thông tin của họ;

5) việc sử dụng dữ liệu của họ bởi các bên quan tâm khác

f) thực tế là nông dân đã đăng ký phải được đánh giá nội bộ và có thể cả đánh giá bên ngoài;

g) các thỏa thuận tài chính của tổ chức với người mua đầu tiên hoặc các bên quan tâm khác;

CHÚ THÍCH: Các thỏa thuận tài chính có thể bao gồm tiền thưởng của nông dân hoặc chi phí thực hiện, bao gồm cả các cơ chế thu hồi chi phí.

h) các điều kiện và cơ chế mà nông dân đã đăng ký có thể sở hữu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững mà không ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của nó, nếu phần lớn nông dân đã đăng ký mong muốn;

i) các cơ hội và rủi ro liên quan khác.

4.5.2  Đăng ký của nông dân

4.5.2.1  Quá trình

Tổ chức phải đăng ký nông dân để trở thành một phần của tổ chức. Tổ chức phải lập thành văn bản:

a) rằng nông dân đã đăng ký được biết về thông tin quy định trong 4.5.1 tại thời điểm đăng ký;

b) rằng nông dân đã đăng ký được biết về các điều kiện để rời khỏi tổ chức;

c) ngày đăng ký của từng nông dân.

Nếu cần, tổ chức phải đảm bảo rằng nông dân được hỗ trợ bởi người làm chứng có khả năng đọc và viết.

4.5.2.2  Thông tin

Tổ chức phải đảm bảo rằng các thông tin sau được thu thập và duy trì cho mỗi nông dân đã đăng ký;

a) họ tên;

b) bản sao thẻ căn cước công dân (ID), nếu có;

c) ngày tháng năm sinh, hoặc ngày ước tính được nếu không biết;

d) giới tính;

e) thành phần hộ gia đình, bao gồm tên, ngày sinh và tình trạng giáo dục;

f) số lượng, giới và tuổi của người làm thuê thường xuyên, bao gồm cả người làm việc trong gia đình;

g) con cái của hộ gia đình, bao gồm giới, ngày sinh, tên của cha mẹ và chi tiết về việc nhập học;

h) quy mô của trang trại cacao (sử dụng hình thức đo lường hiệu quả nhất có sẵn cho tổ chức phù hợp với thực tế) và tỷ lệ phần trăm đất trồng cây cacao;

i) số lượng và vị trí của các vườn cacao (sử dụng hình thức đo lường hiệu quả nhất có sẵn cho tổ chức theo thông lệ quốc gia);

j) sản xuất vụ mùa trước;

k) quyền sở hữu hợp pháp đối với đất, nếu có, hoặc nếu không áp dụng, hồ sơ về lời khai của nông dân đã đăng ký và/hoặc người cho thuê đất về các quyền liên quan đến đất.

Đối với bất kỳ thông tin cá nhân nào khác được thu thập như một phần của quy trình đăng ký, thì tổ chức phải cung cấp biện minh và nông dân phải được biết về sự biện minh và rủi ro tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân.

Tài liệu phải bao gồm chữ ký của nông dân đã đăng ký. Trường hợp không có chữ ký thi phải có dấu vân tay.

4.5.3  Xác nhận việc đăng ký của nông dân

Để xác nhận đăng ký nông dân, yêu cầu nông dân quyết định giữ lại bản đăng ký và tổ chức ghi lại rằng:

a) CFDP của nông dân đã đăng ký đã được lập (xem 8.2.2) và, nếu có thể, phải có sự chấp thuận của người cho thuê đất để thực hiện bất kỳ công việc nào được quy định trong CFDP trên đất đó;

b) thông tin được quy định trong 4.5.1 được cập nhật (ví dụ: áp dụng CFDP của nông dân đã đăng ký) và được cung cấp cho nông dân đã đăng ký.

Tổ chức phải xác nhận hoặc chấm dứt đăng ký của nông dân trong vòng ba tháng kể từ khi thiết lập CFDP.

Tài liệu phải bao gồm chữ ký nông dân đã đăng ký. Trường hợp không có chữ ký, dấu vân tay là chấp nhận được.

Nếu cần, tổ chức phải đảm bảo rằng người nông dân có nhân chứng hỗ trợ, người này có khả năng đọc và viết.

4.5.4  Quyền sở hữu dữ liệu

Nông dân giữ quyền sở hữu dữ liệu cá nhân của họ. Nếu nông dân rời khỏi tổ chức thì tổ chức phải xóa dữ liệu của họ trong vòng hai năm. Trong trường hợp nông dân muốn trở thành nông dân đã đăng ký trong một tổ chức khác, thì tổ chức đó phải cung cấp tất cả dữ liệu của mình theo định dạng phù hợp cho nông dân.

Tổ chức chỉ được chia sẻ thông tin cá nhân khi nhận được sự chấp thuận bằng văn bản từ nông dân. Sự chấp thuận này có thể thu được như một phần của quá trình đăng ký.

Theo yêu cầu của các bên liên quan và với sự chấp nhận của tổ chức, thông tin phải được cung cấp để giám sát kết quả thực hiện và kiểm tra xác nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

5  Lãnh đạo

5.1  Lãnh đạo và cam kết

Ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải chứng tỏ vai trò lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững bằng cách:

a) chịu trách nhiệm về hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

b) đảm bảo rằng chính sách sản xuất cacao bền vững (xem 5.2) và các mục tiêu sản xuất cacao bền vững (xem 6.2) được thiết lập cho hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững và phù hợp với bối cảnh và định hướng chiến lược của tổ chức;

c) đảm bảo tích hợp các yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững vào các quá trình kinh doanh của tổ chức;

d) đảm bảo tập trung vào tính bền vững trong sản xuất cacao trong toàn tổ chức;

e) đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững có sẵn;

f) truyền thông về tầm quan trọng của quản lý sản xuất cacao bền vững hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

g) đảm bảo rằng hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững đạt được kết quả như mong muốn;

h) thu hút, chỉ đạo và hỗ trợ để đảm bảo hiệu lực của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

i) thúc đẩy cải tiến (xem Điều 10);

j) hỗ trợ các vai trò quản lý có liên quan khác để thể hiện khả năng lãnh đạo của họ khi nó áp dụng cho các lĩnh vực họ chịu trách nhiệm;

k) đảm bảo rằng các yêu cầu theo luật định và yêu cầu chế định được xác định, nhận thức và đáp ứng nhất quán.

CHÚ THÍCH: Từ "kinh doanh” trong tiêu chuẩn này có thể được hiểu theo nghĩa rộng có nghĩa là những hoạt động cốt lõi cho mục đích tồn tại của tổ chức.

5.2  Chính sách

5.2.1  Mục đích

Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách sản xuất cacao bền vững:

a) phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức và hỗ trợ định hướng chiến lược của tổ chức;

b) cung cấp khung để thiết lập và xem xét các mục tiêu sản xuất cacao bền vững (xem 6.2);

c) cam kết để đáp ứng các yêu cầu áp dụng;

d) cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

e) cam kết đáp ứng trách nhiệm của tổ chức, tôn trọng, thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ nhân quyền và môi trường.

5.2.2  Hành động

Chính sách sản xuất cacao bền vững phải:

a) có sẵn ở thông tin dạng văn bản;

b) được truyền đạt, được nhận thức và áp dụng trong tổ chức;

c) có sẵn cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp.

5.3  Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức

5.3.1  Lãnh đạo cao nhất phải bao gồm đại diện nông dân đã đăng ký theo các yêu cầu quy định trong 5.4. Quá trình bổ nhiệm lãnh đạo phải thúc đẩy bao gồm cả phụ nữ và phải được ghi lại và nhận thức trong toàn tổ chức

Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được phân công, truyền đạt trong tổ chức và nhận thức trong toàn tổ chức.

Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng việc phân công các vị trí lãnh đạo trong tổ chức và vai trò trong hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững không phân biệt đối xử, phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới, mối quan hệ cá nhân, khuyết tật, sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, tình trạng HIV/AIDS, tôn giáo, quan điểm chính trị, ngôn ngữ, tài sản, quốc tịch, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội. Quá trình tuyển chọn để quản lý, các vị trí được trả lương khác và bất kỳ chức vụ lãnh đạo nào trong tổ chức phải được mở và khuyến khích phụ nữ tham gia.

5.3.2  Lãnh đạo cao nhất phải giao trách nhiệm và quyền hạn cho các cá nhân để:

a) đảm bảo rằng hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và có thể hỗ trợ quản lý của tổ chức đối với các yêu cầu về kết quả thực hiện quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

b) đảm bảo rằng các quá trình đang cung cấp đầu ra đã định của họ;

c) đảm bảo rằng giáo dục, đào tạo và huấn luyện cho nông dân đã đăng ký để đáp ứng các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), bao gồm các cam kết được quy định trong các kế hoạch phát triển trang trại cacao riêng lẻ (CFDP);

d) quản lý kế hoạch trang trại cacao, tức là thiết lập và duy trì CFDP, bao gồm đo lường kết quả thực hiện của nông dân đã đăng ký dựa theo CFDP của họ;

e) báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững và các cơ hội cải tiến đến lãnh đạo;

f) quản lý rủi ro khi có lao động trẻ em và lao động cưỡng bức và góp phần loại bỏ điều này;

g) đảm bảo rằng các chi phí thực hiện các yêu cầu trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) được tính toán rõ ràng và các quy trình minh bạch được thiết lập, thực hiện và duy trì để hạch toán và lưu giữ hồ sơ chi phí thực hiện, bao gồm sự cung ứng từ bên ngoài;

h) đảm bảo nông dân đã đăng ký được hỗ trợ đầy đủ để đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142 -2 (ISO 34101-2); vấn đề này đảm bảo rằng các thủ tục minh bạch được thực hiện và duy trì để tính toán và lưu trữ hồ sơ liên quan đến bất kỳ giao dịch tài chính nào;

i) đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết được cung cấp cho các hoạt động của các quá trình trong hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Tùy thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp và chênh lệch địa lý của tổ chức, nhiều vai trò có thể được quản lý bởi cùng một cá nhân và vai trò cũng có thể được nhân đôi trên nhiều người.

Sơ đồ về cấu trúc quản lý của tổ chức phải được cung cấp trong toàn tổ chức.

5.4  Đại diện nông dân đã đăng ký

Nếu có thể áp dụng, tổ chức phải thành lập và duy trì một cơ quan đại diện cho nông dân được đăng ký tham gia vào ban lãnh đạo cao. Cơ quan này phải được thành lập trong năm đầu tiên công bố phù hợp với tiêu chuẩn này. Tổ chức phải thiết lập các thủ tục dạng văn bản để đảm bảo việc bầu đại diện là tự do và công bằng. Việc bầu đại diện phải tổ chức định kỳ, không ít hơn ba năm một lần.

6  Hoạch định

6.1  Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội

6.1.1  Mục đích

Khi hoạch định hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, tổ chức phải xem xét các vấn đề có liên quan trong 4.1, các yêu cầu trong 4.2 và xác định các rủi ro và cơ hội cần được xem lại để:

a) đảm bảo rằng hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững có thể đạt được kết quả đã định;

b) tăng cường các tác động mong muốn;

c) ngăn ngừa hoặc giảm những tác động không mong muốn;

d) cải tiến liên tục.

6.1.2  Hành động

Tổ chức phải hoạch định:

a) hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội;

b) làm thế nào để:

1) tích hợp và thực hiện các hành động vào các quy trình hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững (xem 4.4):

2) đánh giá hiệu quả của những hành động này.

6.2  Mục tiêu sản xuất cacao bền vững và hoạch định để đạt được mục tiêu

6.2.1  Mục tiêu sản xuất cacao bền vững

Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu sản xuất cacao bền vững tại các bộ phận chức năng, cấp độ và các quá trình liên quan cần thiết cho hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Các mục tiêu sản xuất cacao bền vững phải:

a) phù hợp với chính sách sản xuất cacao bền vững;

b) có thể đo lường được (nếu khả thi);

c) tính đến các yêu cầu áp dụng, bao gồm các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

d) được giám sát;

e) được truyền thông;

f) được cập nhật khi thích hợp (ít nhất là hàng năm).

Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về các mục tiêu sản xuất cacao bền vững.

6.2.2  Hoạch định để đạt dược các mục tiêu sản xuất cacao bền vững

Khi hoạch định cách đạt được các mục tiêu sản xuất cacao bền vững của mình, tổ chức phải xác định:

a) những điều cần phải thực hiện;

b) những nguồn lực nào phải được yêu cầu;

c) ai phải chịu trách nhiệm;

d) khi nào phải được hoàn thành;

e) kết quả phải được đánh giá như thế nào.

Khi cần, tổ chức phải hoạch định thay đổi hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

7  Hỗ trợ

7.1  Nguồn lực

7.1.1  Yêu cầu chung

Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực (ví dụ: tài chính và nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường để vận hành các quy trình, như thiết bị bảo vệ cá nhân) cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, bảo trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững một cách rõ ràng vả minh bạch.

Tổ chức phải đánh giá năng lực của mình và chuẩn bị kế hoạch dạng văn bản để xây dựng năng lực nhằm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2). Việc đánh giá này phải được ghi lại, bao gồm:

a) khả năng và các ràng buộc đối với các nguồn lực nội bộ hiện có;

b) những gì cần phải thu được từ các nhà cung cấp bên ngoài;

c) tài chính đàm phán với người mua đầu tiên hoặc các bên quan tâm khác;

CHÚ THÍCH 1: Tài chính có thể được thương lượng cho chi phí khởi đầu thực hiện.

d) các thỏa thuận được đàm phán với người mua đầu tiên;

CHÚ THÍCH 2: Các thỏa thuận có thể là tiền thưởng cho nông dân.

e) phương thức của từng nông dân đã đăng ký để đạt được các mục tiêu sản xuất cacao bền vững của họ và các nguồn lực cần thiết.

Tổ chức phải giám sát và truyền đạt cho nông dồn đã đăng ký của mình về nhu cầu thị trường đối với cacao sản xuất bền vững và xây dựng kế hoạch của tổ chức để thúc đẩy tiếp cận thị trường đối với cacao sản xuất bền vững.

Tổ chức phải hỗ trợ cho nông dân đã đăng ký các điều khoản bên ngoài (ví dụ: dịch vụ đào tạo, vật liệu trồng đã được phê duyệt, các đầu vào có chất lượng) có liên quan để đáp ứng các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này và trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2). Tổ chức cần nỗ lực để cung cấp những thứ này với giá cạnh tranh mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Tổ chức phải tạo điều kiện lựa chọn hiệu quả nhất về chi phí cho nông dân đã đăng ký và nếu phần lớn nông dân đã đăng ký đã bày tỏ sự quan tâm.

7.1.2  Cơ chế xác định và thu hồi chi phí

Tổ chức phải cung cấp hệ thống chi phí rõ ràng để đánh giá chi phí khởi đầu và chi phí định kỳ để đạt được và duy trì sự phù hợp với tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) ở cấp độ tổ chức (bao gồm cả hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững), cũng như ở cấp độ nông dân đăng ký cá thể. Tổ chức cần sử dụng hướng dẫn để ước tính chi phí khởi đầu và chi phí định kỳ; tài liệu được đưa ra trong Phụ lục B.

7.2  Năng lực

Tổ chức phải:

a) xác định năng lực cần thiết của người thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của mình, điều đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện và hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

b) đảm bảo rằng những người này có năng lực trên cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc kinh nghiệm phù hợp; ví dụ, đảm bảo rằng những người được giao vai trò quản lý có năng lực trong các hoạt động quản lý và kinh doanh cơ bản và đảm bảo rằng những người được ủy quyền đánh giá trang trại cacao và thiết lập CFDP với nông dân đã đăng ký có năng lực trong các hoạt động sản xuất bền vững;

c) khi thích hợp, thực hiện các hành động để có được năng lực cần thiết và đánh giá hiệu quả của các hành động đã thực hiện; ví dụ, thiết lập năng lực tư vấn để huấn luyện nông dân đã đăng ký thực hành nông nghiệp tốt và quản lý cải tiến tính bền vững của họ;

d) giữ lại thông tin dạng văn bản thích hợp làm bằng chứng về năng lực.

CHÚ THÍCH: Các hành động áp dụng có thể bao gồm, ví dụ, việc cung cấp đào tạo, tư vấn hoặc phân công lại những người đang làm việc; hoặc việc thuê hoặc ký hợp đồng của người có năng lực.

7.3  Nhận thức

Tổ chức phải đảm bảo rằng những người có liên quan thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của tổ chức nhận thức được:

a) chính sách sản xuất cacao bền vững;

b) các mục tiêu sản xuất cacao bền vững có liên quan;

c) sự đóng góp của họ vào hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm các lợi ích của kết quả thực hiện sản xuất cacao bền vững được cải tiến;

d) các tác động của sự không phù hợp với các yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

e) mọi thông tin liên quan được quy định là một yêu cầu kiến thức trong tiêu chuẩn này

7.4  Trao đổi thông tin

7.4.1  Yêu cầu chung

Tổ chức phải xác định hoạt động trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm:

a) trao đổi thông tin gì;

b) trao đổi thông tin khi nào;

c) trao đổi thông tin với ai;

d) trao đổi thông tin như thế nào;

e) người thực hiện trao đổi thông tin.

7.4.2  Trao đổi thông tin trong toàn tổ chức

Hàng năng, tổ chức ít nhất phải trao đổi thông tin một cách có hệ thống trong toàn tổ chức, các dịch vụ và các quá trình phải được tổ chức cung cấp và thực hiện trong suốt năm sau như một phần của kế hoạch hoạt động hàng năm (xem 8.2.1).

Tổ chức phải truyền đạt về cơ chế (xem 9.3.3) cho nông dân đã đăng ký trong tổ chức có thể sử dụng để phản hồi, bao gồm cả khiếu nại và phàn nàn.

7.5  Thông tin dạng văn bản

7.5.1  Yêu cầu chung

Hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững của tổ chức phải bao gồm:

a) thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn này và thông tin dạng văn bản cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về kết quả thực hiện;

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu đối với kết quả thực hiện liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

b) thông tin dạng văn bản được tổ chức xác định là cần thiết cho hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

c) ngày đầu tiên phù hợp với các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Phạm vi thông tin dạng văn bản được ghi nhận cho hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững có thể khác nhau giữa các tổ chức khác nhau do:

- quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động, các quá trình, sản phẩm và dịch vụ;

- sự phức tạp của các quá trình và sự tương tác của chúng;

- năng lực của cá nhân.

Tổ chức phải có một bộ phận để ghi chép và phổ biến thông tin về các vấn đề liên quan đến việc trồng cacao, bao gồm thương mại, tài chính và phải truyền đạt một cách có hệ thống, minh bạch những vấn đề đó cho tất cả những người có liên quan trong tổ chức hoặc làm việc thay mặt cho tổ chức.

Tổ chức phải ghi lại thông tin dạng văn bản về các kế hoạch nông thôn, nông nghiệp quốc gia có liên quan, quảng bá nội dung và mục tiêu của chúng cho nông dân đã đăng ký trong tổ chức.

7.5.2  Tạo lập và cập nhật

Khi tạo lập và cập nhật thông tin dạng văn bản, tổ chức phải đảm bảo sự thích hợp của:

a) nhận dạng và mô tả (ví dụ: tiêu đề, ngày, tác giả hoặc số tham chiếu);

b) định dạng (ví dụ: ngôn ngữ, phiên bản phần mềm, đồ họa) và phương tiện (ví dụ: giấy, điện tử);

c) xem xét và phê duyệt về tính phù hợp và đầy đủ.

7.5.3  Kiểm soát thông tin dạng văn bản

7.5.3.1  Mục đích

Thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững và theo tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) phải được kiểm soát để đảm bảo:

a) sẵn có, đầy đủ và phù hợp để sử dụng, ở nơi thích hợp và khi cần;

b) được bảo vệ thỏa đáng (ví dụ: tránh mất tính bảo mật, sử dụng sai mục đích, mất tính toàn vẹn).

7.5.3.2  Hành động

Để kiểm soát thông tin dạng văn bản, tổ chức phải giải quyết các hoạt động sau đây, khi thích hợp:

a) phân phối, truy cập, khôi phục và sử dụng;

b) lưu trữ và bảo quản, bao gồm cà việc giữ gìn để có thể đọc được;

c) kiểm soát các thay đổi (ví dụ: kiểm soát phiên bản);

d) lưu giữ và hủy bỏ.

Thông tin dạng văn bản có nguồn gốc bên ngoài được tổ chức xác định là cần thiết cho việc hoạch định và vận hành hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm thông tin về các vấn đề liên quan đến sản xuất cacao, phải được xác định, nếu phù hợp và kiểm soát sử dụng nội bộ.

CHÚ THÍCH: Việc tiếp cận có thể đưa ra quyết định liên quan đến việc cho phép xem thông tin dạng văn bản hoặc để thay đổi thông tin dạng văn bản.

8  Thực hiện

8.1  Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện

Tổ chức phải hoạch định, thực hiện, kiểm soát, duy trì và cập nhật các quá trình cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đối với cacao sản xuất bền vững và áp dụng các hành động nêu trong 6.1 bằng cách:

a) thiết lập chuẩn mực thực hiện đối với các quá trình;

b) thực hiện kiểm soát các quá trình theo các chuẩn mực áp dụng;

c) xác định, duy trì và lưu trữ các thông tin dạng văn bản trong phạm vi cần thiết để có sự tin tưởng rằng các quá trình được thực hiện như đã hoạch định và để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu sản xuất cacao bền vững.

Tổ chức phải kiểm soát những thay đổi theo hoạch định và xem xét các kết quả của những thay đổi ngoài dự kiến, có hành động để giảm nhẹ mọi tác động bất lợi, nếu cần.

Tổ chức phải đảm bảo rằng các quá trình thuê ngoài được kiểm soát.

8.2  Hoạch định các hoạt động

8.2.1  Hoạch định hoạt động hàng năm cho tổ chức

Tổ chức phải xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm giải thích các quy trình được yêu cầu trong 4.4 cần được thực hiện như thế nào để đáp ứng các mục tiêu sản xuất cacao bền vững và các bộ phận liên quan của CFDP. Kế hoạch hoạt động hàng năm phải:

a) phù hợp với tổ chức;

b) được tạo ra một lần mỗi năm và được giám sát theo Điều 9;

c) được liên kết với chính sách sản xuất cacao bền vững, như được xác định trong 5.2;

d) được liên kết với các mục tiêu sản xuất cacao bền vững, như được xác định trong 6.2;

e) xem xét các yêu cầu của tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

f) cung cấp các giải thích chi tiết cho các hoạt động sẽ diễn ra trong 12 tháng sau đó.

8.2.2  Kế hoạch phát triển trang trại cacao

CFDP phải được thiết lập để hỗ trợ nông dân đã đăng ký đưa ra các lựa chọn sáng suốt và có trách nhiệm trong việc quản lý, khôi phục hoặc cải tạo trang trại của họ.

Tổ chức phải thiết lập CFDP cho mỗi nông dân đã đăng ký riêng lẻ nhằm giải quyết các vườn cacao nằm trong phạm vi của hệ thống. Từng kế hoạch phải được thiết lập với sự hợp tác và tham khảo ý kiến của từng nông dân đã đăng ký và được ghi lại.

Phụ lục A cung cấp tổng quan về quy trình thiết lập CFDP.

CFDP phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Phụ lục D. Hướng dẫn bổ sung được đưa ra trong Phụ lục E.

Ngoài ra, CFDP phải bao gồm:

a) đánh giá chi phí và đầu tư để hoàn thành CFDP;

b) đánh giá các cơ hội và rủi ro tài chính cho nông dân đã đăng ký, bao gồm mọi thỏa thuận về tài chính được thiết lập giữa nông dân đã đăng ký và tổ chức.

Khi thiết lập CFDP, mỗi nông dân đã đăng ký phải tham gia đánh giá trang trại cacao và đồng ý với các quan sát được thực hiện. Đánh giá trang trại cacao phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Phụ lục C. Nông dân đăng ký riêng lẻ phải được thông báo về các lựa chọn khác nhau để quản lý trang trại cacao đến cấp độ kinh doanh mong muốn. Các lựa chọn ít nhất phải giải quyết các cơ hội để khôi phục hoặc cải tạo trang trại khi thích hợp. Nông dân đã đăng ký phải quyết định các hoạt động và đầu tư và được ghi lại vào CFDP.

Trong vòng 12 tháng sau khi công bố đầu tiên về sự phù hợp với tiêu chuẩn này, tổ chức phải xây dựng một quá trình và kế hoạch cần thiết để thiết lập CFDP cho tất cả nông dân đã đăng ký.

Trong vòng 30 tháng sau khi công bố đầu tiên về sự phù hợp với tiêu chuẩn này, tổ chức phải thiết lập CFDP cho tối thiểu 10 % số nông dân đã đăng ký.

Trong vòng 60 tháng sau công bố đầu tiên về sự phù hợp với tiêu chuẩn này hoặc đến ngày yêu cầu tuân thủ các yêu cầu mức trung bình của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), tùy theo thời điểm nào đến sớm hơn, CFDP phải được thiết lập cho tất cả nông dân đã đăng ký hơn 12 tháng.

Sau đó, CFDP phải được thiết lập cho bất kỳ nông dân nào đã đăng ký trong vòng 12 tháng sau khi  đăng ký (xem 4.5).

Tổ chức phải huấn luyện cho các nông dân đã đăng ký để họ thực hiện CFDP. Tại trang trại, cứ 12 tháng huấn luyện ít nhất một buổi một lần.

Tổ chức và từng nông dân đã đăng ký phải đánh giá kết quả thực hiện phát triển trang trại cacao so với CFDP của họ. Các điểm quan sát cacao áp dụng cho đánh giá trang trại phải được đưa vào đánh giá. Dựa trên đánh giá, tổ chức và nông dân đã đăng ký phải xác định, đồng ý, cải tiến tài liệu và mọi hành động cần thiết để hoàn thành CFDP và/hoặc sửa đổi nội dung tài liệu.

8.3  Thay đổi yêu cầu đối với sản xuất cacao bền vững

Tổ chức phải ghi lại và kiểm soát thay đổi đến các yêu cầu đối với sản xuất cacao bền vững. Tổ chức phải đảm bảo rằng những người có liên quan được biết về các yêu cầu đã thay đổi.

8.4  Cung cấp bên ngoài về các quá trình, sản phẩm và dịch vụ

Tổ chức phải đảm bảo rằng các quá trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài phù hợp với các yêu cầu hiện hành. Các yêu cầu đối với kết quả thực hiện có liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Tổ chức phải xác định việc kiểm tra xác nhận hoặc các hoạt động khác cần thiết để đảm bảo các quy trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài đáp ứng các yêu cầu.

8.5  Truy xuất nguồn gốc nội bộ tổ chức về cacao sản xuất bền vững

8.5.1  Khi một nông dân đã đăng ký có các trang trại hoặc vườn tách biệt với nhau về mặt địa lý mà một hoặc nhiều không thuộc phạm vi của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, thì tổ chức phải đảm bảo rằng nông dân đã đăng ký tách riêng cacao sản xuất bền vững phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

8.5.2  Tổ chức phải đảm bảo rằng thông tin dạng văn bản về cacao sản xuất bền vững, được cung cấp ở tất cả các giai đoạn trong tổ chức như: các hoạt động sau thu hoạch, thu thập, vận chuyển và lưu trữ.

Thông tin dạng văn bản phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) nhận biết về vận chuyển (ví dụ: số vận đơn, thông báo, chứng từ);

b) tên/địa điểm gom hàng;

c) tên và thẻ căn cước công dân (ID) của nông dân đã đăng ký giao hàng;

d) tên của tổ chức;

e) số lượng (số lượng bao; khối lượng tổng/khối lượng tịnh);

f) thông tin của hãng vận chuyển, bao gồm ngày giao hàng, biển đăng ký xe và tên/địa điểm giao hàng.

8.5.3  Mỗi cơ sở/kho lưu trữ trong tổ chức phải phân tách cacao sản xuất bền vững theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Mỗi cơ sở/kho lưu trữ trong tổ chức phải đảm bảo quy trình quản lý kho để quản lý lượng xuất và nhập cacao sản xuất bền vững bằng cách ghi chép lại như sau:

a) lượng nhập và xuất;

b) khối lượng tịnh/khối lượng tổng xuất kho;

c) tên nông dân đã đăng ký;

d) số lượng bao (nếu có);

e) số bưu kiện;

f) ngày vận chuyển;

g) tên của bên mua và bên bán;

h) tên cơ sở bảo quản;

i) số vận đơn;

j) xử lý vật lý (lên men, làm khô, trộn/phối trộn, làm sạch, đóng bao) bao gồm cả hình thức tái ổn định, khối lượng tịnh trước và sau khi tái ổn định, lý do tại sao chúng khác nhau, quy trình quản lý cacao tái ổn định liên quan đến phân biệt sự phù hợp của cacao.

8.5.4  Hồ sơ bán hàng và biên lai của nông dân đã đăng ký phải ghi chép lại các thông tin sau:

a) họ tên và ID nông dân đã đăng ký;

b) tên tổ chức;

c) số lượng và khối lượng;

d) ngày bán;

e) giá;

f) số hồ sơ bán hàng;

g) thông tin bên mua.

9  Đánh giá kết quả thực hiện

9.1  Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

9.1.1  Yêu cầu chung

Tổ chức phải xác định:

a) các nội dung cần được giám sát và đo lường đối với từng nông dân đã đăng ký, tổ chức và cộng đồng được tổ chức xác định. Việc giám sát và đo lường ít nhất phải bao gồm:

1) sản xuất thực tế so với sản xuất ước tính;

2) nông dân đăng ký áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt mà họ được đào tạo;

3) những yêu cầu cần giám sát và đo lường trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), ví dụ tiến trình về các kế hoạch hành động được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

b) các chỉ số kết quả thực hiện chính được áp dụng cho các mục đích nội bộ và bên ngoài;

c) các phương pháp giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá cần thiết để đảm bảo kết quả hợp lệ;

d) người phải thực hiện giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá;

e) thời điểm thực hiện việc giám sát và đo lường;

f) thời điểm phân tích, đánh giá các kết quả giám sát và đo lường.

Tổ chức phải đánh giá kết quả thực hiện (ví dụ: bằng cách áp dụng các chỉ số kết quả thực hiện chính) và hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Tổ chức phải giữ lại thông tin dạng văn bản thích hợp làm bằng chứng của kết quả.

9.1.2  Phân tích và đánh giá

Tổ chức phải phân tích và đánh giá dữ liệu và thông tin phù hợp phát sinh từ việc giám sát, đo lường và đánh giá nội bộ, ít nhất là theo hàng năm.

Kết quả phân tích phải được sử dụng để đánh giá:

a) sự phù hợp và để xác định sự không phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

b) kết quả thực hiện và hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

c) nếu việc hoạch định đã được thực hiện hiệu quả;

d) hiệu lực của các hành động được thực hiện để giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội;

e) kết quả thực hiện của các nhà cung cấp bên ngoài;

f) doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến ngân sách;

g) sự cần thiết phải cải tiến hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản phù hợp làm bằng chứng phân tích.

9.2  Đánh giá nội bộ

9.2.1  Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ theo các khoảng thời gian dự kiến không quá 12 tháng để cung cấp thông tin về hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững:

a) phù hợp với:

1) yêu cầu riêng của tổ chức đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững của tổ chức;

2) các yêu cầu của tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

b) được thực hiện và duy trì một cách hiệu quả.

Tổ chức phải đảm bảo rằng các chuyên gia đánh giá nội bộ không gặp phải các tác động tiêu cực khi báo cáo sự không phù hợp, bao gồm bị gây rắc rối, áp lực, giáng chức hoặc chấm dứt việc làm.

Đánh giá nội bộ phải dựa trên khái niệm đánh giá hệ thống quản lý rủi ro (xem CHÚ THÍCH dưới đây) để thu thập bằng chứng khách quan và phải bao gồm đánh giá tại chỗ trong các vườn cacao.

CHÚ THÍCH: Cách tiếp cận dựa trên rủi ro này liên quan đến cả rủi ro của quá trình đánh giá không đạt được mục tiêu và do năng lực của người đánh giá can thiệp vào các hoạt động. Quá trình dựa trên rủi ro nhận ra rằng tổ chức có thể tập trung nỗ lực đánh giá vào các vấn đề có ý nghĩa đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững và việc lựa chọn nông dân đã đăng ký để được đánh giá có thể dựa trên đánh giá và đánh giá rủi ro.

9.2.2  Tổ chức phải:

a) hoạch định, thiết lập, thực hiện và duy trì chương trình đánh giá nội bộ, bao gồm tần suất, phương pháp, trách nhiệm, yêu cầu hoạch định và lập báo cáo, có xem xét đến các mục tiêu sản xuất cacao bền vững, tầm quan trọng của các quá trình liên quan, những thay đổi ảnh hưởng đến tổ chức và kết quả đánh giá trước đó;

b) xác định các tiêu chí và phạm vi đánh giá nội bộ cho từng cuộc đánh giá nội bộ;

c) chọn đánh giá viên và thực hiện đánh giá nội bộ để đảm bảo tính khách quan và sự công bằng của quy trình đánh giá nội bộ;

d) đảm bảo rằng kết quả đánh giá nội bộ được báo cáo cho ban quản lý có liên quan và những người có liên quan;

e) thực hiện các hành động khắc phục phù hợp trong khung thời gian hợp lý;

f) lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về việc thực hiện chương trình đánh giá nội bộ và kết quả đánh giá nội bộ;

g) xác định các cơ hội để cải tiến.

CHÚ THÍCH: Xem hướng dẫn trong TCVN ISO 19011 (ISO 19011).

9.3  Xem xét của lãnh đạo

9.3.1  Yêu cầu chung

Lãnh đạo cao nhất phải xem xét hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững của tổ chức, theo những khoảng thời gian được hoạch định không quá 12 tháng, để đảm bảo hệ thống đó luôn thích hợp, thỏa đáng và có hiệu lực.

Việc xem xét của lãnh đạo phải được hoạch định và thực hiện để xem xét:

a) tình trạng của các hành động từ các cuộc xem xét của lãnh đạo trước đó;

b) những thay đổi trong các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

c) thông tin về kết quả thực hiện và hiệu lực của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm các xu hướng và các chỉ số về:

1) mức độ đáp ứng các mục tiêu sản xuất cacao bền vững;

2) mức độ CFDP đã được thực hiện;

3) kết quả thực hiện quá trình và sự phù hợp của các sản phẩm và dịch vụ (ví dụ: tiến trình về các kế hoạch hành động được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);

4) sự không phù hợp và hành động khắc phục;

5) kết quả giám sát và đo lường;

6) kết quả đánh giá;

7) phản hồi từ khách hàng và các bên quan tâm khác có liên quan, nếu có;

8) kết quả thực hiện của các nhà cung cấp bên ngoài;

d) sự đầy đủ của các nguồn lực;

e) hiệu lực của các hành động được thực hiện để nắm bắt cơ hội và quản lý rủi ro (xem 6.1);

f) cơ hội để cải tiến.

9.3.2  Đầu ra

Việc xem xét các kết quả đầu ra của lãnh đạo phải bao gồm các quyết định và hành động liên quan đến:

a) cơ hội để cải tiến;

b) mọi nhu cầu hỗ trợ bất kỳ bổ sung cho nông dân đã đăng ký;

c) mọi nhu cầu thay đổi hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

d) nhu cầu về nguồn lực.

Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về kết quả xem xét của lãnh đạo.

9.3.3  Phản hồi cho tổ chức

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì cơ chế để nông dân đã đăng ký có thể sử dụng nhằm cung cấp phản hồi cho tổ chức. Cơ chế này phải bao gồm thủ tục phàn nàn và khiếu nại.

Tổ chức phải xây dựng, thực hiện và duy trì cơ chế để truyền đạt kết quả của việc xem xét hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững tới nông dân đã đăng ký và những người có liên quan khác trong tổ chức. Kết quả truyền đạt bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

a) sự không phù hợp của tổ chức;

b) rủi ro tiềm ẩn của sự không phù hợp trong tương lai;

c) xác định các cơ hội để cải tiến;

d) các khu vực hoạt động xuất sắc của tổ chức.

10  Cải tiến

10.1  Yêu cầu chung

Tổ chức phải xác định vả lựa chọn cơ hội để cải tiến, quy định các mục tiêu về kết quả thực hiện liên quan và thực hiện các hành động cần thiết để, khi thích hợp:

a) cải tiến các quy trình để đáp ứng các yêu cầu cũng như để giải quyết các nhu cầu và mong đợi trong tương lai;

b) khắc phục, phòng ngừa hoặc giảm các tác động không mong muốn;

c) cải thiện kết quả thực hiện và hiệu lực của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

d) đáp ứng các mức về kết quả thực hiện yêu cầu;

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu đối với các mức về kết quả thực hiện liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

e) khai thác các cơ hội khác để cải tiến.

VÍ DỤ: Cải tiến có thể bao gồm khắc phục, hành động khắc phục, cải tiến liên tục, thay đổi đột phá, đổi mới và tổ chức lại.

10.2  Sự không phù hợp và hành động khắc phục

10.2.1  Khi xảy ra sự không phù hợp, tổ chức phải:

a) ứng phó với sự không phù hợp và, kể cả sự không phù hợp được nhận diện từ phản hồi tới tổ chức, khi thích hợp:

1) có hành động để kiểm soát và khắc phục sự không phù hợp;

2) xử lý các hệ quả;

b) đánh giá nhu cầu đối với hành động nhằm loại trừ nguyên nhân của sự không phù hợp để không tái diễn hoặc xảy ra ở nơi khác, bằng cách:

1) xem xét và phân tích sự không phù hợp;

2) xác định nguyên nhân của sự không phù hợp;

3) xác định xem sự không phù hợp tương tự có tồn tại hoặc có khả năng xảy ra hay không;

c) thực hiện mọi hành động cần thiết;

d) xem xét hiệu lực của mọi hành động khắc phục đã thực hiện;

e) cập nhật các cơ hội và rủi ro được xác định trong quá trình hoạch định, nếu cần;

f) thay đổi hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, nếu cần.

Hành động khắc phục phải phù hợp với tác động của sự không phù hợp gặp phải.

Nếu một hành động khắc phục chỉ có thể được thực hiện bởi một cá nhân (ví dụ: một nông dân đã đăng ký), tổ chức phải đảm bảo rằng cá nhân này nhận thức trách nhiệm của mình liên quan đến việc thực hiện các hành động khắc phục nhằm giải quyết sự không phù hợp.

10.2.2  Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về:

a) bản chất của sự không phù hợp và mọi hành động được thực hiện sau đó;

b) kết quả của mọi hành động khắc phục;

c) xác nhận giá trị sử dụng về tính hiệu lực của hành động khắc phục bởi người được lãnh đạo cao nhất chỉ định.

10.3  Cải tiến liên tục

Tổ chức phải cải tiến liên tục sự thích hợp, thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Tổ chức phải xem xét đầu ra của phân tích, đánh giá và các đầu ra từ việc xem xét của lãnh đạo, để xác định xem có nhu cầu nào phải được giải quyết hoặc cơ hội nào cần phải nắm bắt như là một phần của cải tiến liên tục.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Tổng quan về quá trình xây dựng kế hoạch phát triển trang trại cacao

Bảng A.1 nêu tổng quan về quá trình xây dựng kế hoạch phát triển trang trại cacao (CFDP).

Bảng A.1 - Tổng quan về quá trình thiết lập CFDP

Cái gì?

Khi nào?

Do ai?

Làm thế nào?

Mục đích và kết quả?

Công cụ hoạch định chi phí/chi tiêu (xem 7.1.2 và Phụ lục B)

Khi tổ chức đánh giá chi phí/mức độ phù hợp với tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

Tổ chức (kết quả cần được chia sẻ với người mua đầu tiên/đối tác tài trợ tiềm năng từ bên ngoài).

Bằng cách đánh giá các chi phí chính liên quan đến tiêu chuẩn này, TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) vá các cơ chế thu hồi chi phí tiềm năng liên quan đến chi phí ở cấp độ trang trại

Đảm bảo chi phí cho việc khởi đầu, việc điều hành tổ chức được xác định rõ ràng và minh bạch cho tất cả các bên quan tâm:

- lãnh đạo và nhân viên của tổ chức;

- người mua đầu tiên;

- nông dân đã đăng ký.

Không nên có chi phí "ẩn" cho bất kỳ bên nào trong số các bên này

Chi phí ước tính chung và lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn này [xem 4.5.1 d)] và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

Trước khi nông dân đăng ký.

Tổ chức, phối hợp với những người nông dân muốn đăng ký.

Thông qua phỏng vấn và tham quan trang trại

Tổ chức cần cung cấp cho người nông dân chỉ dẫn về mức chi phí ước tính và khung thời gian ước tính cho các lĩnh vực đầu tư chính (ví dụ: trồng lại, phân bón) cho các trang trại của họ. Tổ chức cần được khuyến khích thu thập thông qua phỏng vấn các điểm dữ liệu được xác định trong Phụ lục C cho mục đích này, mặc dù họ chỉ có thể dựa vào một vài trong số này để đưa ra các ước tính chi phí và lợi ích này.

Giả định = sản lượng cao sẽ đạt được khi áp dụng tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Đánh giá trang trại cacao (xem B.2.2 và Phụ lục C)

Sau khi đăng ký và trước khi đăng ký của nông dân được xác nhận

Tổ chức kết hợp với nông dân

Quan sát và phỏng vấn tại trang trại

Vấn đề này cần mang lại kỳ vọng thực sự về chi phí (đầu tư) so với lợi ích (lợi nhuận bằng tiền và hiện vật) liên quan đến việc trồng cacao trong khuôn khổ của tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

CFDP (xem 4.5.3, 8.2.2 và Phụ lục D)

Ngắn hạn: trước khi xác nhận đăng ký

Tổ chức (người quản lý phát triển trang trại cacao) với nông dân đã đăng ký.

Ngắn hạn: bằng cách xây dựng trên/bổ sung vào dữ liệu thu được trong quá trình nông dân đăng ký, và nêu chi tiết các can thiệp và chi phí cần thiết.

Công cụ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hướng dẫn phát triển toàn bộ trang trại (nhiệm vụ phải hoàn thành, chi phí phải trả, các nguồn lực cần thiết cho việc này, v.v.) để đạt được "mức cao" được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

Dài hạn và trung hạn: việc điều chỉnh này phụ thuộc vào mục tiêu đã đề ra và việc thực hiện.

Dài hạn và trung hạn: bằng cách xây dựng dữ liệu thu thập được qua việc thực hiện các yêu cầu trong tiêu chuẩn này, TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) và các nỗ lực thu thập dữ liệu trước đó.

Kế hoạch đầu tư và hoạt động tại trang trại.

Mọi lúc

Tổ chức

Bằng việc đánh giá cơ hội và rủi ro

CFDP có thể nằm ngoài sản xuất cacao (ví dụ: đa dạng hóa cây trồng)

      

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Hướng dẫn ước tính chi phí khởi đầu và chi phí định kỳ

Bảng B.1 đưa ra công cụ có thể được sử dụng để ước tính chi phí khởi đầu và chi phí định kỳ.

Bảng B.1 - Công cụ để ước tính chi phí khởi đầu và chi phí định kỳ

Công cụ để ước tính chi phí khởi đầu và chi phí định kỳ

 

Chi phí khi đầu

Chi phí định kỳ

 

Người mua đầu tiên

Tổ chức

Nông dân

Người mua đầu tiên

Tổ chức

Nông dân

Tiền thưng cho nông dân

 

 

 

 

 

 

Nhân sự

 

 

 

 

 

 

Trang thiết bị

 

 

 

 

 

 

Hạ tng cơ sở

 

 

 

 

 

 

Hành chính

 

 

 

 

 

 

IT

 

 

 

 

 

 

Logistic

 

 

 

 

 

 

Đào tạo

 

 

 

 

 

 

Đầu vào

 

 

 

 

 

 

Chi phí phát triển kinh tế (liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu kinh tế của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

 

 

 

 

 

 

Chi phí phát triển xã hội (liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu xã hội của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

 

 

 

 

 

 

Chi phí phát triển môi trường (liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

 

 

 

 

 

 

Phí đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Thông tin về các trang trại riêng lẻ để đánh giá trang trại cacao

Đánh giá trang trại cacao phải cung cấp đánh giá cơ sở trên tất cả các vườn cacao của trang trại để xác định các biện pháp can thiệp nào là cần thiết trên các vườn cacao khác nhau nhằm đạt được năng suất mục tiêu. Việc đánh giá trang trại cacao tối thiểu phải bao gồm các quan sát về các yếu tố được liệt kê trong Bảng C.1 và C.2.

Bảng C.1 - Trang trại, nông dân đăng ký và hồ sơ kinh tế xã hội gia đình

Loại hình

Điểm dữ liệu

Cách thu thập thông tin

Hồ sơ hộ gia đình và nông dân đã đăng ký

Tên, ngày sinh, giới, trình độ của nông dân đã đăng ký

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Tên vợ/chồng, ngày sinh, giới, trình độ học vấn

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Số lượng trẻ em và các thành viên khác trong gia đình, bao gồm ngày sinh và giới; số trẻ em đi học

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Mã trang trại hoặc mã số của nông dân trong quản trị của tổ chức

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Là thành viên của nhóm nông dân hay không

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Người thuê đất hay người cho thuê đất

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Địa điểm và chi tiết liên hệ (địa chỉ, số điện thoại)

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Mã GPS của nông dân đăng ký

GPS

Nông dân đăng ký và tình hình kinh tế xã hội của gia đình

Sản xuất cacao, chi phí sản xuất, tổng thu nhập và thu nhập ròng của sản xuất từ 1, 2 và 3 năm trước đó

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

NGUỒN thu nhập không phải từ cacao cho cả gia đình (trồng cacao, trồng trọt khác, làm việc có lương)

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Chi phí sinh hoạt gia đình và tiền học

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Nghiệp vụ ngân hàng (tài khoản ngân hàng, vốn lưu động)

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Số người làm việc và tổng chi phí

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Số người trong gia đình, giới và tổng chi phí

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Số người làm thuê, giới và tổng chi phí

Phỏng vấn vá/hoặc dữ liệu đăng ký

Các điểm dữ liệu

Cách thu thập thông tin

Hồ sơ trang trại

Năm tạo lập trang trại

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Khong cách đến rừng

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Tổng đất sử dụng (bao gồm các cả cây trồng khác)

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Đất trồng cacao với tọa độ GPS

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Đất dùng cho cây trồng khác

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Đất bỏ hoang

Phỏng vấn và/hoặc dữ liệu đăng ký

Đất trồng cacao với các điều kiện ổn định (vườn cacao)

Tham quan trang trại

    

Bảng C.2 - Thông tin về các trang trại riêng lẻ để đánh giá và giám sát trang trại cacao

Quan sát chấp nhận

Tốt

Bình Thường

Kém

Cơ chế quan sát

Giống cây trồng

1. Giống cây trồng: khả năng di truyền

 

 

 

Phỏng vấn và quan sát

Điều kiện trang trại

2. Tuổi cây

 

X

 

Phỏng vấn và quan sát

3. Mật độ cây trồng

 

X

 

Quan sát

4. Sức khỏe của cây

 

X

 

Quan sát

5. Bệnh gây suy yếu cây (tốt nhất là không có)

 

X

 

Quan sát

GAP

6. Cắt ta

 

 

 

Quan sát

7. Sinh vật hại, bệnh hại và vệ sinh

 

 

 

Quan sát

8. Làm cỏ

 

X

 

Quan sát

9. Thu hoạch

 

X

 

Quan sát

10. Quản lý bóng râm

 

X

 

Quan sát

Đt

11. Tình trạng đất (tách riêng pH)

 

X

 

Quan sát

12. Chất hữu cơ

 

 

 

Quan sát

13. Công thức phân bón

 

 

 

Phng vn

14. Sử dụng phân bón

 

 

 

Phỏng vấn

CHÚ THÍCH “X” được nêu trong cột “trung bình” chỉ là ví dụ để hoàn chỉnh bảng.

 

Phụ lục D

(quy định)

Nội dung và thực hiện kế hoạch phát triển trang trại cacao

Tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Bảng D.1 và Bảng D.2 đối với kế hoạch phát triển trang trại cacao (CFDP) và việc thực hiện kế hoạch.

Bảng D.1 - Kế hoạch thực hiện CFDP

Mục tiêu

Kế hoạch thực hiện

Cách thu thập thông tin

Từ đánh giá đến thực hiện CFDP

Tổ chức phải thiết lập sản lượng dự kiến trong tương lai với nông dân đã đăng ký

Tho luận

Tổ chức phải tư vấn cho nông dân đã đăng ký về CFDP trên mỗi vườn cacao, bao gồm chi phí trồng cây giống, các vật tư đầu vào và lao động, dựa trên các quan sát đánh giá trang trại cacao.

Tính toán

Tổ chức cùng với nông dân đã đăng ký phải đánh giá các lựa chọn ưu tiên cho các vườn cacao, công nhận năng lực tài chính và lao động

Tho luận

Tổ chức cùng với nông dân đã đăng ký phải thiết lập CFDP cuối cùng trên tất cả các vườn cacao, có tính đến thực tế nông học, chi phí và thu nhập ròng ước tính mỗi năm

Thảo luận

Bảng D.2 - Các chuẩn mực đối với CFDP

Hạng mục

Chuẩn mực

Vườn cacao

Tổ chức cùng với nông dân đã đăng ký phải chia trang trại thành các vườn cacao (các ô đồng nhất) như một phần của CFDP

Kế hoạch thực hiện hàng năm

Tổ chức phải đảm bảo rằng CFDP đã tính đến kinh tế trang trại và gia đình để hướng dẫn người nông dân ra quyết định tài chính

Kế hoạch thực hiện hàng tháng

Tổ chức phải đảm bảo rằng CFDP cung cấp kế hoạch hoạt động hàng tháng để hướng dẫn người nông dân thực hiện CFDP của mình.

Đảm bảo kinh tế gia đình xã hội

Tổ chức phải đảm bảo rằng CFDP cung cấp thông tin để hướng dẫn nông dân đăng ký đầu tư, đảm bảo rằng họ nhận thức được rủi ro của đầu tư quá mức có thể dẫn đến không thể đáp ứng nhu cầu tài chính hoặc gia đình xã hội.

Thời hạn tối đa

Tổ chức cùng với nông dân đã đăng ký phải thiết lập mốc thời gian để nâng toàn bộ trang trại lên năng suất mục tiêu. Thời gian này không quá 10 năm. Tổ chức phải đảm bảo rằng tất cả các can thiệp đã thỏa thuận trong CFDP được thực hiện cho tất cả các lô đất trong vòng 10 năm.

Giám sát

Tổ chức phải đảm bảo rằng việc thực hiện và cải tiến CFDP được theo dõi và ghi lại thông qua các quan sát đánh giá trang trại cacao.

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Kế hoạch phát triển trang trại cacao - Hướng dẫn cho nông dân đã đăng ký

Bảng E.1 cung cấp hướng dẫn cho quá trình đăng ký cho nông dân trở thành một phần của tổ chức.

Bảng E.1 - Kế hoạch phát triển trang trại cacao (CFDP) - Hướng dẫn cho nông dân đã đăng ký

Điểm dữ liệu

CFDP - Cách thu thập thông tin

Đánh giá chi tiết trang trại cacao về CFDP - cách thu thập thông tin

Tình trạng trang trại hiện hành và những gì cần thiết để đáp ứng mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

Tổng quan để cung cấp sự rõ ràng cho nông dân đã đăng ký liên quan đến đầu vào và can thiệp cần thiết.

Tổng quan chi tiết cho nông dân đã đăng ký liên quan đến đầu vào và can thiệp cần thiết

Nỗ lực và đầu vào cần thiết để đạt mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Ước tính các yếu tố đầu vào cần thiết (vật liệu giống, phân bón, lao động, v.v...) để đạt mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

Tổng quan chi tiết về các yếu tố đầu vào cần thiết (vật liệu giống, phân bón, lao động, v.v...) để đạt mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) và nơi thu được các đầu vào.

Nhận thức chung về đầu tư cần thiết để đạt mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Ước tính chi phí phát sinh (vật liệu giống, phân bón, lao động, v.v...) để đạt mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Tổng quan chi tiết về chi phí phát sinh (vật liệu giống, phân bón, nhân công, v.v...) để đạt mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).

Nhận thức chung về thời gian cần thiết để điều chỉnh cải tạo trang trại theo khả năng tài chính.

Ước tính thời gian cần thiết để đạt mức cao quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) tùy thuộc vào khả năng đầu tư.

Kế hoạch chi tiết để cải tiến trang trại dần đề đạt đến mức cao được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) tùy thuộc vào khả năng đầu tư.

Kiến thức của nông dân đã đăng ký.

Nhận thức về nỗ lực, chi phí và thời gian cần thiết để đạt mức cao quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2)

Ước tính từng năm về nỗ lực, chi phí và thời gian cần thiết để đạt mức cao quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), bao gồm các mục tiêu hàng năm về giám sát

 

Thư mục tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được viện dẫn

[1] TCVN 7519:2020 (ISO 2451:2017), Hạt cacao - Các yêu cầu về chất lượng và đặc tính kỹ thuật

[2] TCVN ISO 9000:2017 (ISO 9000:2015), Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

[3] TCVN ISO 19011:2018, Hướng dẫn về đánh giá hệ thống quản lý

[4] TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 2: Yêu cầu đối với kết quả thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường)

[5] TCVN 13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019), Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 3: Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

[6] TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019), Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận

[7] TCVN 9788 (ISO Guide 73:2009), Quản lý rủi ro - Từ vựng

[8] ILO. C138 - Minimum Age Convention, 1973 (No. 138). Convention concerning Minimum Age for Admission to Employment. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https: http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:Q::NO:12100:P12100 INSTRUMENT 1D:312283:NO

[9] ILO. C182 - Worst Forms of Child Labour Convention, 1999 (No. 182). Convention concerning the Prohibition and Immediate Action for the Elimination of the Worst Forms of Child Labour. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p = NORMLEXPUB: 12100:0:;NO: 12100:P12100 INSTRUMENT ID: 312327:NO

[10] ILO. What is child labour. International Programme on the Elimination of Child Labour (IPEC) [viewed 2 April 2019]. Available from: http://www.ilo.org/ipec/facts/lang-en/index.htm

[11] ILO. What is forced labour, modern slavery and human trafficking. International Programme on the Elimination of Child Labour (IPEC) [viewed 2 April 2019], Available from: http://www.ilo.org/ global/topics/forced-labour/definition/lang--en/index.htm

[12] UN General Assembly. International Convention on Economic, Social and Cultural Rights (1CESCR). United Nations General Assembly resolution 2200A [XXI] of 16 December 1966 (entry into force 3 January 1976) [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ohchr.org/ EN/Professionallnterest/Pages/CESCR.aspx

[13] UN General Assembly. Universal Declaration of Human Rights. United Nations, 1948 [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.un.org/en/universal-declaration-human-rights/

[14] UNCTAD. International Cocoa Agreement. United Nations, 2010 [viewed 2 April 2019]. Available from: https://unctad.org/en/Docs/tdcocoal0d5 en.pdf

[15] WHO. Gender. Gender, equity and human rights [viewed 2 April 2019], Available from: https: //www.who.int/gender-equitv-rights/understanding/gender-definition/en/

Tài liệu tham khảo khác

[16] ILO. C105 - Abolition of Forced Labour Convention, 1957 (No. 105). Convention concerning the Abolition of Forced Labour. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p=1000:121Q0:0::NO::P1210Q ILO CQDE:C105

[17] ILO. C1111 - Discrimination (Employment and Occupation) Convention, 1958 (No. 111). Convention concerning Discrimination in Respect of Employment and Occupation. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/ en/f?p= NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT 1D:312256:NO

[18] ILO. C100 - Equal Remuneration Convention, 1951 (No. 100). International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p= NQRMLEXPUB:12100:0;;NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID:312245:NO

[19] ILO. C029 - Forced Labour Convention, 1930 (No. 29). Convention concerning Forced or Compulsory Labour. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID: 312174:NO

[20] ILO. C087 - Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention, 1948 (No. 87). Convention concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organise. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo .org/dvn/ normlex/en/f?p = NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID: 31 2232:NO

[21] ILO. C169 - Indigenous and Tribal Peoples Convention, 1989 (No. 169). Convention concerning Indigenous and Tribal Peoples in Independent Countries. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NQRMLEXPUB:12100: 0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID:312314:NO

[22] ILO. C183 - Maternity Protection Convention, 2000 (No. 138). Convention concerning the revision of the Maternity Protection Convention (Revised). International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p=NQRMLEXPUB:121Q0:0::NO:12100: P12100 INSTRUMENT ID:312328:NO

[23] ILO. R191 - Maternity Protection Recommendation, 2000 (No. 191). Recommendation concerning the revision of the Maternity Protection Recommendation. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/ f?p=NQRMLEXPUB:12100: 0::NO:12100:P12100 INSTRUMENT ID:312529:NO

[24] ILO. C143 - Migrant Workers (Supplementary Provisions) Convention, 1975 (No. 143). Convention concerning Migrations in Abusive Conditions and the Promotion of Equality of Opportunity and Treatment of Migrant Workers. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dvn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0:: NQ:12100: P12100 INSTRUMENT ID:312288:NO

[25] ILO. C097 - Migration for Employment Convention (Revised), 1949 (No. 97). Convention concerning Migration for Employment. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPU6:12100:0::NO:12100:P12100INSTRUMENT ID:312242:NO

[26] ILO. C110 - Plantations Convention, 1958 (No. 110). Convention concerning Conditions of Employment of Plantation Workers. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NQ:12100:P.121QQ INSTRUMENT ID:312255:NO

[27] ILO. R190 - Worst Forms of Child Labour Recommendation, 1999 (No. 190). Recommendation concerning the prohibition and immediate action for the elimination of the worst forms of child labour. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www. llo.org/dyn/ normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P12100 INSTRUMENT ID: 212528;NQ

[28] ILO. C098 - Right to Organise and Collective Bargaining Convention, 1949 (No. 98). Convention concerning the Application of the Principles of the Right to Organise and to Bargain Collectively. International Labour Organization (viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/ dyn/normlex/en/f?p = NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P1210Q INSTRUMENT ID: 312243;NO

[29] ILO. C141 - Rural Workers' Organisations Convention, 1975 (No. 141). Convention concerning Organisations of Rural Workers and Their Role in Economic and Social Development. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p= NORMLEXPUB: 12100:0::NO: 12100:P12100 INSTRUMENT ID:312286; N.O

[30] ILO. C184 - Safety and Health in Agriculture Convention, 2001 (No. 184). Convention concerning Safety and Health in Agriculture. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100: P121100 INSTRUMENT 10:312329:NO

[31] ILO. C155 - Occupational Safety and Health Convention, 1981 (No. 155). Convention concerning Occupational Safety and Health and the Working Environment. International Labour Organization [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB: 12100:0::NO: 12100:P1210Q INSTRUMENT ID:312300:NQ

[32] ILO. C135 - Workers' Representatives Convention, 1971 (No. 135). Convention concerning Protection and Facilities to be Afforded to Workers' Representatives in the Undertaking. International Labour Organization [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO;12100:P1210Q INSTRUMENT 1D:312280:NO

[33] Children's Rights and Business Principles. UNICEF, United Nations Global Compact, Save the Children [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.unicef.org/csr/css/PRINCIPLES 23 02 12 FINAL FOR PRINTER.pdf

[34] UN General Assembly. Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women (CEDAW). UN General Assembly resolution 34/180 of 18 December 1979 (entry into force 3 September 1981) [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ohchr.org/ Documents/Professionallnterest/cedaw.pdf

[35] UN General Assembly. Convention on the Rights of the Child. United Nations General Assembly resolution 44/25 of 20 November 1989 (entry into force 2 September 1990) [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/crc.aspx

[36] OECD/FAO. OECD-FAO Guidance for Responsible Agricultural Supply Chains. OECD Publishing, Paris, 2016 [viewed 2 April 2019], Available from: http://dx.doi.org/10.1787/ 9789264251052-en

[37] UN OHCHR. Guiding Principles on Business and Human Rights: Implementing the United Nations "Protect, Respect and Remedy" Tramework. United Nations special representative of the Secretary-General on the issue of human rights and transnational corporations and other business enterprises, 2011 [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.ohchr.org/Documents/ Publications/GuidingPrinciplesBusinessHR EN.pdf

[38] ILO. ILO Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work and its Follow-up [viewed 2 April 2019], Available from: http://www.ilo.org/declaration/thedeclaration/textdeclaration/lang--en/index.htm

[39] ILO. ILO Declaration on Social Justice for a Fair Globalization, 2008 [viewed 2 April 2019]. Available from: http://www.ilo.org/global/about-the-ilo/mission-and-objectives/WCMS099766/lang--en/index.htm

[40] UN General Assembly. International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR). United Nations General Assembly resolution 2200A (XXI), 1966 (entry into force 23 March 1976) [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/ccpr.aspx

[41] UN. Supplementary Convention on the Abolition of Slavery, the Slave Trade, and Institutions and Practices Similar to Slavery. United Nations ECOSOC, of 30 April 1956 (entry into force 30 April 1957) [viewed 2 April 2019], Available from:https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/supplementaryconventionabolitionofslavery.aspx

[42] Harkin-Engel Protocol [viewed 2 April 2019], Available from: https://en.wikipedia.org/wiki/ Harkin%E2%80%93Engel Protocol

[43] Harkin-Engel Protocol Tramework of Action to Support Implementation. US Department of Labor, 2010 [viewed 2 April 2019]. Available from: https://www.dol.gov/ilab/projects/summaries/ Cocoa FrameworkAction.pdf

[44] List of Goods Produced by Child Labor or Forced Labor. US Department of Labor, 2012 [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.dol.gov/agencies/ilab/reports/child-labor/list-of-goods

[45] ILO. Promotion of rural employment for poverty reduction. Report IV. International Labour Conference, 97th Session, 2008. International Labour Organization, 2008 [viewed 2 April 2019]. Available from: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/--ednorm/--relconf/documents-/meetingdocument/wcms 091721.pdf

[46] UN. Protocol to Prevent, Supress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children, supplementing the United Nations Convention against Transnational Organized Crime. United Nations, 2000 [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.osce.org/odihr/19223 ?download=true

[47] UN. Women's Empowerment Principles. United Nations Global Compact, UN Women, 2010 [viewed 2 April 2019], Available from: https://www.unglobalcompact.org/library/65

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Bối cảnh của tổ chức

4.1  Nhận thức về tổ chức và bối cảnh của tổ chức

4.2  Nhận thức về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

4 3  Xác định phạm vi của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững

4.4  Hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững và các quá trình của nó

4.5  Đăng ký để nông dân trở thành thành viên của tổ chức

5  Lãnh đạo

5.1  Lãnh đạo và cam kết

5.2  Chính sách

5.3  Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức

5.4  Đại diện nông dân đã đăng ký

6  Hoạch định

6.1  Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội

6.2  Mục tiêu sản xuất cacao bền vững và hoạch định để đạt được mục tiêu

7  Hỗ trợ

7.1  Nguồn lực

7.2  Năng lực

7.3  Nhận thức

7.4  Trao đổi thông tin

7.5  Thông tin dạng văn bản

8  Thực hiện

8.1  Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện

8.2  Hoạch định các hoạt động

8.3  Thay đổi yêu cầu đối với sản xuất cacao bền vững

8.4  Cung cấp bên ngoài về các quá trình, sản phẩm và dịch vụ

8.5  Truy xuất nguồn gốc nội bộ tổ chức về cacao sản xuất bền vững

9  Đánh giá kết quả thực hiện

9.1  Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

9.2  Đánh giá nội bộ

9.3 Xem xét của lãnh đạo

10  Cải tiến

10.1  Yêu cầu chung

10.2  Sự không phù hợp và hành động khắc phục

10.3  Cải tiến liên tục

Phụ lục A (tham khảo) Tổng quan về quá trình xây dựng kế hoạch phát triển trang trại cacao

Phụ lục B (tham khảo) Hướng dẫn ước tính chi phí khởi đầu và chi phí định kỳ

Phụ lục C (tham khảo) Thông tin về các trang trại riêng lẻ để đánh giá trang trại cacao

Phụ lục D (quy định) Nội dung và thực hiện kế hoạch phát triển trang trại cacao

Phụ lục E (tham khảo) Kế hoạch phát triển trang trại cacao - Hướng dẫn cho nông dân đã đăng ký

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi