Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13122:2020 Chuối sấy
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13122:2020
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13122:2020 Chuối sấy
Số hiệu: | TCVN 13122:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13122:2020
CHUỐI SẤY
Dried bananas
Lời nói đầu
TCVN 13122:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo UNECE STANDARD DDP-29 (2018) Dried bananas;
TCVN 13122 :2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHUỐI SẤY
Dried bananas
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho chuối quả chưa chín và chuối quả đã chín, được bóc vỏ và sấy khô, từ các giống thuộc loài Musa acuminate, Musa balbisiana và các giống lai của chúng, để sử dụng trực tiếp hoặc trộn với các sản phẩm khác mà không cần chế biến thêm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho chuối sấy dùng trong chế biến công nghiệp.
2 Mô tả sản phẩm
Chuối sấy có thể có các dạng sau:
2.1 Dạng lát
a) lát cắt chéo theo trục dọc thành hình thuôn dài/hình ovan/hình elip;
b) lát cắt theo chiều dọc, được cắt thành hai nửa bằng nhau hoặc cắt thành các phần;
c) lát cắt thành các dải mỏng.
2.2 Dạng miếng hạt lựu: được cắt thành những miếng có hình dạng không đều hoặc hình khối có kích cỡ gần bằng nhau.
2.3 Các dạng khác
Cho phép có các dạng sản phẩm khác với điều kiện sản phẩm phải khác biệt rõ với các dạng đã nêu ở trên và được dán nhãn đầy đủ.
3 Yêu cầu về chất lượng
3.1 Yêu cầu tối thiểu
Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, chuối sấy phải:
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- không chứa sinh vật gây hại còn sống ở mọi giai đoạn phát triển của chúng;
- không bị hư hỏng do sinh vật gây hại, không có xác côn trùng và/hoặc mạt, mảnh xác hoặc chất thải của chúng;
- không bị cháy, có các vùng bị biến màu hoặc diện tích vết đen rộng không quá 20 % bề mặt sản phẩm;
- không có các sợi nấm mốc có thể nhìn thấy được bằng mắt thường;
- không bị lên men;
- không bị ẩm bất thường ngoài vỏ;
- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào, trừ vị mặn của natri clorua và mùi nhẹ của chất bảo quản/chất phụ gia.1)
Tình trạng của chuối sấy phải đảm bảo:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
3.2 Độ ẩm
Chuối sấy phải có độ ẩm:
- không lớn hơn 18,0 % đối với chuối sấy không xử lý;
- trong khoảng 18,0 % đến 25,0 % đối với chuối sấy có xử lý bằng chất bảo quản hoặc được bảo quản bằng biện pháp khác (ví dụ: thanh trùng).
3.3 Phân hạng
Chuối sấy được phân hạng như sau: Hạng đặc biệt, hạng I, hạng II.
Cho phép có các khuyết tật không ảnh hưởng đến hình thức chung của sản phẩm liên quan đến chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trong bao gói.
4 Yêu cầu về kích cỡ
Chuối sấy được trình bày theo dạng sản phẩm như trong Điều 2. Độ đồng đều về kích cỡ là tùy chọn trong tất cả các hạng. Tuy nhiên, chúng cần đồng nhất về hình dạng và kích cỡ.
5 Yêu cầu về dung sai
Đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu nêu trong 3.1, dung sai về chất lượng và kích cỡ trong mỗi bao gói hoặc mỗi lô hàng được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Dung sai về chất lượng và kích cỡ sản phẩm
Khuyết tật cho phép | Phần trăm dung sai khuyết tật cho phép, theo số lượng hoặc khối lượng |
| ||
Hạng đặc biệt | Hạng I | Hạng II |
| |
1) Dung sai đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu (3.1), không lớn hơn | 5 | 10 | 15 | |
Bị tổn thương, vết chai và hư hỏng do nhiệt trong quá trình sấy | 5 | 8 | 10 |
|
Vết đốm và nấm mốc, không lớn hơn | 1 | 4,5 | 9 |
|
Nấm mốc | 0 | 0,5 | 1,0 |
|
Lên men hoặc hư hỏng do thối hoặc biến chất, không lớn hơn | 0,5 | 1,5 | 3 |
|
Lên men (chỉ dành cho chuối chín sấy khô) | 0,5 | 1 | 2 |
|
Bị ảnh hưởng nhẹ do thối hỏng | 0 | 0,5 | 1 |
|
Hư hỏng do côn trùng | 2 | 2 | 6 |
|
Côn trùng sống | 0 | 0 | 0 |
|
2) Dung sai về kích cỡ |
|
|
|
|
Đối với sản phẩm không phù hợp với kích cỡ quy định | 10 | 15 | 20 |
|
Có các miếng nhỏ giữa các nửa quả chuối cắt dọc (theo khối lượng) | 2 | 7 | 10 |
|
3) Dung sai đối với các khuyết tật khác |
|
|
|
|
Tạp chất lạ, mảnh vỏ chuối bên trong (theo khối lượng) | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
|
Quả chưa chín hoàn toàn trong số các quả đã chín | 0 | 4 | 6 |
|
6 Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
6.1 Độ dồng đều
Lượng chuối sấy chứa trong mỗi bao gói phải đồng đều và chỉ gồm các quả chuối sấy có cùng xuất, xứ, chất lượng, dạng, giống hoặc loại thương mại (nếu có).
Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói phải đại diện cho toàn bộ bao gói.
6.2 Bao gói
Chuối sấy phải được đóng gói đúng cách để bảo vệ sản phẩm.
Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Bao gói sản phẩm phải không có bất kỳ tạp chất lạ nào, phù hợp với Bảng 1.
7 Yêu cầu về dán nhãn hoặc ghi nhãn
Thông tin trên mỗi bao gói2) sản phẩm gồm các từ/cụm từ được ghi tập trung, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài.
7.1 Dấu hiệu nhận biết
Cơ sở bao gói và/hoặc cơ sở phân phối:
Tên và địa chỉ (ví dụ: đường phố/thành phố/vùng/mã code và tên quốc gia nếu khác nhau về xuất xứ, vùng trồng) hoặc đóng dấu mã định danh theo quy định 3).
7.2 Tên sản phẩm
Tên sản phẩm phải bao gồm:
- cụm từ “Chuối chín sấy” hoặc "Chuối sấy" kèm theo dạng sản phẩm;
- tên của giống hoặc loại thương mại (tùy chọn);
- cụm từ “phơi nắng” hoặc phương pháp sấy (tùy chọn).
7.3 Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nước xuất xứ và vùng trồng hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
7.4 Nhận biết về thương mại
- hạng sản phẩm;
- Kích cỡ sản phẩm (nếu được định cỡ; phù hợp với Điều 4);
- vụ thu hoạch (tùy chọn);
- hạn sử dụng.
8 Phụ gia thực phẩm
Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ quy định hiện hành về phụ gia thực phẩm4).
9 Chất ô nhiễm
9.1 Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép về ô nhiễm kim loại nặng theo quy định hiện hành5).
9.2 Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành6).
10 Vệ sinh
10.1 Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này nên được sơ chế và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603 (CAC/RCP 1) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm, TCVN 5542 (CAC/RCP 23) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hóa và các quy phạm thực hành khác có liên quan.
10.2 Sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chí vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632 (CAC/GL 21) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm.
11 Phương pháp thử
11.1 Xác định độ ẩm: theo AOAC 934.06 Moisture in dried fruits (Xác định độ ẩm trong quả sấy).
1) Mùi nhẹ của lưu huỳnh dioxit (SO2) không được coi là “bất thường”. Chất bảo quản có thể được sử dụng theo quy định của nước nhập khẩu. Chuối sấy có thể được sulfat hóa để giữ lại màu sắc ban đầu của chúng.
2) Yêu cầu về bao gói không áp dụng cho bao gói dùng để bán lẻ.
3) Quy định của một số quốc gia yêu cầu việc công bố rõ ràng tên và địa chỉ của sản phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng mã định danh thì thông tin về “cơ sở bao gói và/hoặc cơ sở phân phối phải được đặt gần với mã định danh của nước đó”.
4) Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.
5) QCVN 8-2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
6) Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.