Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13121:2020 CXS 41-1981 Đậu Hà Lan đông lạnh nhanh
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13121:2020
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13121:2020 CXS 41-1981 Đậu Hà Lan đông lạnh nhanh
Số hiệu: | TCVN 13121:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13121:2020
CXS 41-1981
AMENDED IN 2019
ĐẬU HÀ LAN ĐÔNG LẠNH NHANH
Quick frozen peas
Lời nói đầu
TCVN 13121:2020 hoàn toàn tương đương với CXS 41-1981, sửa đổi năm 2019;
TCVN 13121:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐẬU HÀ LAN ĐÔNG LẠNH NHANH
Quick frozen peas
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho đậu Hà Lan thuộc loài Pisum sativum L. đông lạnh nhanh, như định nghĩa trong Điều 2, để sử dụng trực tiếp mà không chế biến thêm, ngoại trừ đối với loại phân hạng theo kích cỡ hoặc bao gói lại, nếu cần.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm dùng để chế biến tiếp hoặc chế biến công nghiệp.
2 Mô tả sản phẩm
2.1 Định nghĩa sản phẩm
Đậu Hà Lan đông lạnh nhanh là sản phẩm được chế biến từ đậu quả tươi, lành lặn, nguyên hạt, hạt chưa già, đã được rửa sạch, chần qua để đảm bảo ổn định về màu sắc và hương vị trong suốt chuỗi cung ứng thông thường và phù hợp với đặc tính của loài Pisum sativum L.
2.2 Định nghĩa quá trình
Đậu Hà Lan đông lạnh nhanh tuân thủ quy trình cấp đông trong thiết bị thích hợp và trong các điều kiện quy định. Hoạt động cấp đông này phải được tiến hành sao cho thời gian trải qua nhiệt độ kết tinh ngắn nhất. Quá trình cấp đông nhanh được coi là hoàn thiện khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18 °C (0 °F), sau khi ổn định nhiệt. Cho phép đóng gói lại các sản phẩm đông lạnh nhanh trong các điều kiện được kiểm soát.
2.3 Thực hành xử lý
Sản phẩm được xử lý trong các điều kiện duy trì được chất lượng trong quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối cho đến thời điểm bán sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và bán lẻ, sản phẩm nên được xử lý phù hợp với các điều khoản quy định trong TCVN 9771 (CAC/RCP 8) Quy phạm thực hành đối với chế biến và xử lý thực phẩm đông lạnh nhanh.
2.4 Trình bày sản phẩm
2.4.1 Dạng sản phẩm
2.4.1.1 Có thể sử dụng mọi giống đậu Hà Lan phù hợp.
2.4.1.2 Sản phẩm được ghi là “Đậu Hà Lan” hoặc “Đậu Hà Lan bản địa” với điều kiện đáp ứng các đặc tính về cảm quan và phân tích của dạng đó, ví dụ “Đậu Kelvedon Wonder”, “Đậu Dark Skin Perfection” và các loại đậu khác.
2.4.2 Phân cỡ sản phẩm
2.4.2.1 Đậu Hà Lan đông lạnh nhanh có thể được phân cỡ hoặc không phân cỡ.
2.4.2.2 Nếu đậu Hà Lan được phân cỡ, sản phẩm phải phù hợp:
Phân cỡ theo quy định A
Định cỡ | Kích cỡ lỗ sàng tròn, tính bằng milimet (mm) |
Nhỏ | đến 8,75 |
Trung bình | đến 10,2 |
Lớn | trên 10,2 |
Phân cỡ theo quy định B |
|
Định cỡ | Kích cỡ lỗ sàng tròn, tính bằng milimet (mm) |
Siêu nhỏ | đến 7,5 |
Rất nhỏ | đến 8,2 |
Nhỏ | đến 8,75 |
Trung bình | đến 10,2 |
Lớn | trên 10,2 |
3 Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng
3.1 Thành phần tùy chọn
3.1.1 Đường (sacarose, đường nghịch chuyển, dextrose, fructose, xirô glucose, xirô glucose dạng khan).
3.1.2 Muối.
3.1.3 Gia vị (condiments, spices) và thảo mộc.
3.2 Yêu cầu chất lượng
3.2.1 Đặc tính cảm quan và đặc tính khác.
3.2.1.1 Sản phẩm phải có màu xanh đồng nhất theo loại, nguyên hạt, sạch, hầu như không có tạp chất lạ, không có bất kỳ mùi hoặc vị lạ nào và hầu như không bị hư hỏng do côn trùng và sâu bệnh.
3.2.1.2 Sản phẩm phải có hương vị thông thường, có tính đến mọi gia vị hoặc thành phần bổ sung.
3.2.2 Đặc tính phân tích
Hàm lượng chất rắn không tan trong cồn được xác định bằng phương pháp quy định, phải không được vượt quá:
Đối với đậu Hà Lan 23 % khối lượng
Đối với đậu Hà Lan bản địa 19 % khối lượng
3.3 Định nghĩa khuyết tật
3.3.1 Đậu Hà Lan bị vàng: đậu Hà Lan có màu vàng hoặc trắng nhưng có thể ăn được (nghĩa là không bị chua hoặc thối).
3.3.2 Đậu Hà Lan bị thâm: đậu Hà Lan bị đen nhẹ hoặc bị đốm.
3.3.3 Đậu Hà Lan bị thâm nhiều: đậu Hà Lan cứng, nhăn, đốm, đổi màu hoặc bị vết thâm khác, ảnh hưởng đến hình thức hoặc chất lượng hạt. Bao gồm cả hạt đậu Hà Lan bị sâu.
3.3.4 Mảnh hạt đậu Hà Lan: một phần của hạt đậu đã tách hoặc chưa tách lá mầm, lá mầm bị gãy một phần hoặc gãy hoàn toàn và đã tách ra khỏi vỏ, không bao gồm hạt đậu nguyên hạt đã tách vỏ.
3.3.5 Nguyên liệu thực vật ngoại lai (EVM): bất kỳ thân cây hoặc lá hoặc vỏ đậu hoặc các nguyên liệu thực vật khác.
3.4 Dung sai về khuyết tật
Tính theo đơn vị mẫu là 500 g thành phẩm, phải không lớn hơn các giá trị sau:
3.4.1 Hạt đậu Hà Lan bị vàng 2 % khối lượng
3.4.2 Hạt đậu Hà Lan bị thâm 5 % khối lượng
3.4.3 Hạt đậu Hà Lan bị thâm nhiều 1 % khối lượng
3.4.4 Mảnh hạt đậu 12 % khối lượng
3.4.5 Nguyên liệu thực vật ngoại lai 0,5 % khối lượng nhưng không quá 12 cm2 diện tích bề mặt hạt
3.5 Dung sai về kích cỡ
Nếu phân loại theo kích cỡ, sản phẩm phải không nhỏ hơn 80 % theo số lượng hoặc khối lượng đậu Hà Lan có kích cỡ được công bố hoặc kích cỡ nhỏ hơn. Không được có đậu Hà Lan có kích cỡ lớn hơn hai kích cỡ lớn hơn liền kề hoặc không quá 20 % theo số lượng hoặc khối lượng đậu Hà Lan của hai kích cỡ lớn hơn liền kề, nếu có. Không lớn hơn một phần tư số đậu Hà Lan này theo số lượng hoặc khối lượng nằm trong kích cỡ lớn hơn của hai kích cỡ liền kề.
3.6 Xác định hộp khuyết tật
Mọi đơn vị mẫu được lấy phù hợp với phương án lấy mẫu với AQL bằng 6,5 được coi là “khuyết tật” khi có bất kỳ các khuyết tật nào được liệt kê trong 3.3 nhiều hơn hai lần lượng dung sai quy định đối với từng khuyết tật được nêu trong 3.4 hoặc nếu tổng dung sai từ 3.4.1 đến 3.4.4 vượt quá 15 % khối lượng.
3.7 Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng khi số lượng hộp “khuyết tật” xác định trong 3.6 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án láy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5.
4 Phụ gia thực phẩm
| Mức tối đa |
Chất tạo hương tự nhiên và nhân tạo gần giống tự nhiên, trừ chất tạo hương được cho là có nguy cơ gây độc | Giới hạn bởi GMP |
5 Vệ sinh
5.1 Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này nên được sơ chế và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603 (CAC/RCP 1) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các quy phạm thực hành khác có liên quan đến sản phẩm này.
5.2 Tuân thủ Thực hành sản xuất tốt, sản phẩm không được có tạp chất lạ.
5.3 Khi thử nghiệm bằng các phương pháp lấy mẫu và phân tích thích hợp, sản phẩm:
- không được có vi sinh vật với lượng có thể gây hại đến sức khỏe;
- không được có ký sinh trùng có thể gây hại đến sức khỏe;
- không được chứa bất kỳ chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật với lượng có thể gây hại đến sức khỏe.
6 Ghi nhãn
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087 (CODEX STAN 1) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1 Tên sản phẩm
Tên sản phẩm chỉ bao gồm:
6.1.1 Cụm từ “đậu Hà Lan”, trừ đậu Hà Lan nêu trong 2.4.1.2 được ghi rõ là “đậu Hà Lan bản địa” hoặc sử dụng các cụm từ tương đương, phù hợp với quốc gia nơi sản phẩm được bán. Các từ “đông lạnh nhanh” cũng được ghi trên nhãn, trừ thuật ngữ “đông lạnh”1) có thể áp dụng trong một số quốc gia thường sử dụng cụm từ này để mô tả sản phẩm được xử lý theo 2.2 của tiêu chuẩn.
6.1.2 Khi bổ sung hương liệu hoặc thành phần đặc trưng thì tên của sản phẩm phải bổ sung cụm từ thích hợp “có x".
6.1.3 Khi phân loại theo kích cỡ, thì trên nhãn phải ghi kích cỡ sàng hoặc các từ “siêu nhỏ”, “rất nhỏ”, “nhỏ”, “trung bình” hoặc “lớn”, nếu cần.
6.2 Yêu cầu bổ sung
Thông tin về việc bảo quản và rã đông sản phẩm phải được nêu trên bao gói dùng để bán lẻ.
6.3 Bao gói số lượng lớn
Trong trường hợp đậu Hà Lan đông lạnh nhanh bao gói với số lượng lớn thì cần phải ghi thông tin cần thiết trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, trừ tên của sản phẩm kèm theo từ “đông lạnh nhanh” (thuật ngữ "đông lạnh" có thể áp dụng trong một số quốc gia thường sử dụng cụm từ này để mô tả sản phẩm được xử lý theo 2.2 của tiêu chuẩn), tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đóng gói cũng phải được ghi trên bao bì.
7 Bao gói
Bao gói sử dụng cho đậu Hà Lan đông lạnh nhanh phải bảo vệ được các đặc tính về cảm quan và chất lượng của sản phẩm: bảo vệ sản phẩm khỏi vi khuẩn và chất ô nhiễm khác (bao gồm chất ô nhiễm từ chính vật liệu bao gói); bảo vệ sản phẩm tránh thất thoát ẩm, mất nước, khi thích hợp, tránh để bao gói sản phẩm rò rỉ do áp dụng công nghệ và không nhiễm vào sản phẩm bất kỳ mùi, vị, màu nào hoặc có các đặc tính lạ khác.
8 Phương pháp phân tích và lấy mẫu
Xem CODEX STAN 234 Recommended methods of analysis and sampling (Các phương pháp khuyến cáo về phân tích và lấy mẫu).
1) Tại một số quốc gia sử dụng cụm từ “đông lạnh” thay cho cụm từ “đông lạnh nhanh”.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.