Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13020:2020 Dầu cá

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13020:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13020:2020 Dầu cá
Số hiệu:TCVN 13020:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:17/11/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13020:2020

DẦU CÁ

Fish oils

Lời nói đầu

TCVN 13020:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CXS 329-2017 Standard for fish oils;

TCVN 13020:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Du mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DẦU CÁ

Fish oils

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dầu cá dùng làm thực phm và thực phẩm bổ sung.

Thuật ngữ dầu cá dùng để chỉ các loại dầu có nguồn gốc từ cá và thủy sản có vỏ như định nghĩa trong Điều 2 của TCVN 7265 (CAC/RCP 52-2003) Quy phạm thực hành đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, cá là mọi động vật có xương sống thủy sinh máu lạnh, không bao gồm động vật lưỡng cư và bò sát thủy sinh. Thủy sản có vỏ là những loài động vật thân mềm thủy sinh và động vật giáp xác thủy sinh thường được sử dụng làm thực phẩm.

2  Mô tả

Dầu cá (fish oils): Dầu dùng làm thực phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu được nêu trong Điều 2 của TCVN 7265 (CAC/RCP 52-2003).

Quá trình thu nhận dầu cá dùng làm thực phẩm có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các bước sau: chiết dầu thô từ nguyên liệu và tinh luyện dầu thô đó.

Dầu cá và dầu cá cô đặc chủ yếu bao gồm các glycerid của các axit béo, trong khi các etyl este của dầu cá cô đặc chủ yếu gồm các etyl este của các axit béo. Dầu cá có thể chứa các lipit khác và các thành phần không xà phòng hóa có mặt tự nhiên.

Dầu cá thô và dầu gan cá thô là các loại dầu được dùng làm thực phẩm sau khi đã qua các bước chế biến tiếp (ví dụ: tinh luyện và tinh sạch) và phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong 3.1, cũng như Điều 4, 6.1 và Điều 7, khi có thể. Dầu cá dùng để sử dụng trực tiếp cho người phải đáp ứng tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

Quá trình sản xuất dầu cá tinh luyện thường bao gồm một số bước như gia nhiệt nhiều lần ở nhiệt độ cao cũng như xử lý bằng kiềm/axit và loại bỏ nhiều lần pha nước. Dầu cá cũng có thể trải qua các bước xử lý khác (ví dụ: chiết bằng dung môi, xà phòng hóa, tái este hóa, este hóa thành dạng trans).

2.1

Dầu cá có tên gọi cụ thể (named fish oils)

sản phẩm thu được từ các nguyên liệu của một loại cá hoặc thủy sản có vỏ đặc trưng cụ thể.

2.1.1

Dầu cá cơm (anchovy oil)

sản phẩm thu được từ loài Engraulis ringens và các loài khác thuộc chi Engraulis (họ Engraulidae).

2.1.2

Dầu cá ngừ (tuna oil)

sản phẩm thu được từ các loài thuộc chi Thunnus và từ loài Katsuwonus pelamis (họ Scombridae).

2.1.3

Dầu krill (krill oil)

sản phẩm thu được từ loài Euphausia superba. Các thành phần chính là triglycerid và phospholipid.

2.1.4

Dầu menhaden (menhaden oil)

sản phẩm thu được từ các loài thuộc chi Brevootia và chi Ethmidium (họ Clupeidae).

2.1.5

Dầu cá hồi (salmon oil)

sản phẩm thu được từ cá thuộc họ Salmonidae.

2.1.6

Dầu cá da trơn (catfish oil)

sản phẩm thu được từ các loài cá thuộc họ Pangasiidae.

2.1.7

Dầu cá tra (pangasius oil)

sản phẩm thu được từ loài Pangasianodon hypophthalmus (syn. Pangasius hypophthalmus) thuộc họ Pangasiidae.

2.2

Dầu cá (không có tên cụ thể) [fish oils (unnamed)]

sản phẩm thu được từ một hoặc nhiều loài cá hoặc thủy sản có vỏ, bao gồm cả hỗn hợp với dầu gan cá.

2.3

Dầu gan cá có tên gọi cụ thể (named fish liver oils)

sản phẩm thu được từ gan cá có thành phần gồm các axit béo, vitamin hoặc các thành phần khác đặc trưng từ gan của các loài được chiết dầu.

2.3.1

Dầu gan cá tuyết (cod liver oil)

sản phẩm có nguồn gốc từ gan của cá tuyết Gadus morhua L. và các loài khác thuộc họ Gadidae, được đánh bắt tự nhiên.

2.4

Dầu gan cá (không có tên cụ thể) [fish liver oil (unnamed)]

sản phẩm thu được từ gan của một hoặc nhiều loài cá.

2.5

Dầu cá cô đặc (concentrated fish oils)

sản phẩm thu được từ dầu cá nêu trong 2.1 đến 2.4, đã được xử lý để chế biến, nhưng không giới hạn bi các bước như: thủy phân, phân đoạn, cấp đông và/hoặc tái este hóa để tăng nồng độ của axit béo cụ thể.

2.5.1

Dầu cá cô đặc (concentrated fish oil)

sản phẩm chứa từ 35 % đến 50 % khối lượng axit béo, tính theo tổng các axit eicosapentaenoic (EPA) 564 C20:5 (n-3) và axit docosahexaenoic (DHA) C22:6 (n-3).

2.5.2

Dầu cá có độ đậm đặc cao (highly concentrated fish oil)

sản phẩm chứa nhiều hơn 50 % khối lượng axit béo tính theo tổng của EPA và DHA.

2.6

Etyl este của dầu cá cô đặc (concentrated fish oils ethyl esters)

sản phẩm thu được từ dầu cá nêu trong 2.1 đến 2.4 và chủ yếu bao gồm các etyl este của axit béo.

2.6.1

Etyl este của dầu cá cô đặc (concentrated fish oils ethyl esters)

sản phẩm chứa các axit béo ở dạng este với etanol trong đó axit béo chiếm từ 40 % đến 60 % khối lượng, tính theo tổng của EPA và DHA.

2.6.2

Etyl este của dầu cá có độ đậm đặc cao (highly concentrated fish oils ethyl esters)

sản phẩm chứa các axit béo ở dạng este với etanol trong đó axit béo chiếm trên 60 % khối lượng, tính theo tổng của EPA và DHA.

3  Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng

3.1  Dải thành phần axit béo (tính theo phần trăm axit béo tổng số) phân tích bằng sắc ký khí lỏng

Mu dầu cá được nêu trong 2.1 và 2.3 phải có thành phần axit béo phù hợp với mức quy định nêu trong Bảng 1. Đối với dầu cá da trơn (2.1.6) tham khảo Phụ lục A.

Bảng 1 - Thành phần axit béo của dầu cá và dầu gan cá có tên gọi cụ thể, xác định bằng sắc ký khí lỏng từ mẫu xác thực (tính bằng phần trăm axit béo tổng số) (xem 3.1)

Axit béo

Dầu cá cơm (2.1.1)

Dầu cá ngừ (2.1.2)

Dầu krill (2.1.3)

Dầu menhaden (2.1.4)

Dầu cá hồi (2.1.5)

Dầu gan cá tuyết (2.3.1)

Đánh bắt tự nhiên

Nuôi

Axit myristic C14:0

2,7÷11,5

ND÷5,0

5,0÷13,0

8,0÷11,0

2,0÷5,0

1,5÷5,5

2,0÷6,0

Axit pentadecanoic C15:0

ND÷1,5

ND÷2,0

NA

ND÷1,0

ND÷1,0

ND÷0,5

ND÷0,5

Axit palmitic C16:0

13,0÷22,0

14,0÷24,0

17,0÷24,6

18,0÷20,0

10,0÷16,0

6,5÷12,0

7,0÷14,0

Axit palmitoleic C16:1 (n-7)

4,0÷12,6

ND÷12,5

2,5÷9,0

9,0÷13,0

4,0÷6,0

2,0÷5,0

4,5÷11,5

Axit heptadecanoic C17:0

ND÷2,0

ND÷3,0

NA

ND÷1,0

ND÷1,0

ND÷0,5

NA

Axit stearic C18:0

1,0÷7,0

ND÷7,5

NA

2,5÷4,0

2,0÷5,0

2,0÷5,0

1,0÷4,0

Axit vaccenic C18:1 (n-7)

1,7÷3,7

ND÷ 7,0

4,7÷8,1

2,5÷3,5

1,5÷2,5

NA

2,0÷7,0

Axit oleic C18:1 (n-9)

3,6÷17,0

10,0÷25,0

6,0÷14,5

5,5÷8,5

8,0÷16,0

30,0÷47,0

12,0÷21,0

Axit linoleic C18:2 (n-6)

ND÷3,5

ND÷3,0

ND÷3,0

2,0÷3,5

1,5÷2,5

8,0÷15,0

0,5÷3,0

Axit linolenic C18:3 (n-3)

ND÷7,0

ND÷2,0

0,1÷4,7

ND÷2,0

ND÷2,0

3,0÷6,0

ND÷2,0

Axity-linolenic C18:3 (n-6)

ND÷5,0

ND÷4,0

NA

ND÷2,5

ND÷2,0

ND÷0,5

NA

Axit stearidonic C18:4 (n-3)

ND÷5,0

ND÷2,0

1,0÷8,1

1,5÷3,0

1,0÷4,0

0,5÷1,5

0,5÷4,5

Axit arachidic C20:0

ND÷1,8

ND÷2,5

NA

0,1÷0,5

ND÷0,5

0,1÷0,5

NA

Axit eicosenoic C20:1 (n-9)

ND÷4,0

ND÷2,5

NA

ND÷0,5

2,0÷10,0

1,5÷7,0

5,0÷17,0

Axit eicosenoic C20:1 (n-11)

ND÷4,0

ND÷3,0

NA

0,52,0

NA

NA

1,0÷5,5

Axit arachidonic C20:4 (n-6)

ND÷2,5

ND÷3,0

NA

ND÷2,0

0,5÷2,5

ND÷1,2

ND÷1,5

Axit eicosatetraenoic C20:4 (n-3)

ND÷2,0

ND÷1,0

NA

NA

1,0÷3,0

0,5÷1,0

ND÷2,0

Axit eicosapentaenoic C20:5 (n-3)

5,0÷26,0

2,5÷9,0

14,3÷28,0

12,5÷19,0

6,5÷11,5

2,0÷6,0

7,0÷16,0

Axit heneicosapentaenoic C21:5 (n-3)

ND÷4,0

ND÷1,0

NA

0,5÷1,0

ND÷4,0

NA

ND÷1,5

Axit erucic C22:1 (n-9)

ND÷2,3

ND÷2,0

ND÷1,5

0,1÷0,5

ND÷1,5

3,0÷7,0

ND÷1,5

Axitcetoleic C22:1 (n-11)

ND÷5,6

ND÷1,0

NA

ND÷0,1

1,0÷1,5

NA

5,0÷12,0

Axit docosapentaenoic C22:5 (n-3)

ND÷4,0

ND÷3,0

ND÷0,7

2,0÷3,0

1,5÷3,0

1,0÷2,5

0,5÷3,0

Axit docosahexaenoic C22:6 (n-3)

4,0÷26,5

21,0÷42,5

7,1÷15,7

5,0÷11,5

6,0÷14,0

3,0÷10,0

6,0÷18,0

ND: không phát hiện, được coi là 0,05 %.

NA: không áp dụng.

3.2  Các thành phần cơ bản khác

Đối với dầu từ Engraulis ringens (2.1.1), tổng của EPA và DHA tối thiểu phải đạt 27 % (tính theo phần trăm axit béo tổng số).

Đối với dầu krill (2.1.3) hàm lượng phospholipid tối thiểu phải đạt 30 % khối lượng.

Dầu cá cô đặc (2.5.1) và dầu cá có độ đậm đặc cao (2.5.2) phải chứa ít nhất 50 % khối lượng của axit béo là tổng của EPA và DHA dạng triglycerid và/hoặc phospholipid.

3.3  Thông số chất lượng

CHÚ THÍCH: Phần này không áp dụng cho các loại dầu cá bổ sung chất tạo hương vì có thể gây cản tr cho phép phân tích xác định các thông số ôxy hóa.

3.3.1  Dầu cá, dầu gan cá, dầu cá cô đặc và etyl este của dầu cá đậm đặc (từ 2.1 đến 2.6), ngoại trừ các loại dầu nêu trong 3.3.2, phải đáp ứng yêu cầu sau:

Trị số axit

3 mg KOH/g

Trị số peroxit

5 mili đương lượng của ôxy hoạt động/kg dầu

Trị số anisidin

20

Trị số ôxy hóa tổng số (ToTox) [1])

26

3.3.2  Dầu cá có nồng độ phospholipid cao từ 30 % trở lên như dầu krill (2.1.3) phải đáp ứng yêu cầu sau:

Trị số axit

45 mg KOH/g

Trị số peroxit

5 mili đương lượng của ôxy hoạt động/kg dầu

3.4  Vitamin

 

Dầu gan cá (2.3 và 2.4), trừ dầu gan cá mập, phải đáp ứng yêu cầu sau:

Vitamin A

40 µg đương lượng retinol/ml dầu

Vitamin D

1,0 µg/ml

Hao hụt trong quá trình chế biến có thể phục hồi bằng cách bổ sung [xem 2.4 của TCVN 12055 (CAC/GL 9-1987) Nguyên tắc chung đối với việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu vào thực phẩm]:

- Vitamin A và các este của vitamin A;

- Vitamin D.

Mức tối đa vitamin A và vitamin D phải phù hợp với quy định hiện hành, bao gồm cả quy định cấm sử dụng các vitamin đặc biệt.

4  Phụ gia thực phẩm

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các chất phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành [2].

Các chất tạo hương được sử dụng cho sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này áp dụng theo TCVN 6417 (CAC/GL 66-2008) Hướng dẫn sử dụng hương liệu.

5  Chất ô nhiễm

a) Các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ các giới hạn tối đa cho phép về chất ô nhiễm và độc tố theo quy định hiện hành [5],[6].

b) Các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ các giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và/hoặc dư lượng thuốc thú y theo quy định hiện hành [3],[4].

6  Vệ sinh

6.1  Yêu cầu chung

Các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này cần được sản xuất và xử lý theo TCVN 5603 (CAC/RCP 1-1969) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm, TCVN 7265 (CAC/RCP 52-2003) Quy phạm thực hành đối với thủy sn và sản phẩm thủy sản và TCVN 6564 (CAC/RCP 36-1987) Quy phạm thực hành về bảo quản và vận chuyển dầu mỡ thực phẩm với khối lượng lớn.

6.2  Yêu cầu về vi sinh vật

Các sản phẩm phải phù hợp với các tiêu chuẩn vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632 (CAC/GL 21-1997) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm.

7  Ghi nhãn

Sản phẩm được ghi nhãn theo quy định hiện hành [1] và theo TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985,) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, TCVN 7088 (CAC/GL 2-1985) Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng.

7.1  Tên sản phẩm

Tên của dầu cá phải phù hợp với Điều 2 của tiêu chuẩn này. Đối với dầu cá hồi trên nhãn phải ghi rõ nguồn gốc của nguyên liệu (đánh bắt tự nhiên hoặc nuôi).

7.2  Ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ

Ngoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các bao bì không dùng để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo.

Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, miễn là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

Đối với dầu cá thô và dầu gan cá thô thì nhãn phải nêu rõ các loại dầu này chỉ sử dụng làm thực phẩm sau khi chúng được chế biến tiếp.

7.3  Yêu cầu ghi nhãn khác

Đối với dầu gan cá (2.3 và 2.4) cần phải ghi trên nhãn hàm lượng vitamin A và vitamin D có mặt tự nhiên hoặc được bổ sung, nếu có yêu cầu.

Đối với tất cả các loại dầu cá quy định trong tiêu chuẩn này, cần ghi trên nhãn hàm lượng EPA và DHA nếu có yêu cầu.

8  Phương pháp phân tích và lấy mẫu

Phương pháp phân tích và ly mẫu được sử dụng để kiểm tra theo CODEX STAN 234 Recommended methods of analysis and sampling (Các phương pháp khuyến cáo về phân tích và lấy mẫu).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thành phần axit béo đối với dầu cá tra

Dải thành phần axit béo (tính theo phần trăm axit béo tổng số) phân tích bằng sắc ký khí đối với dầu cá tra được nêu trong Bảng A.1.

Bảng A.1 - Thành phần axit béo của dầu cá tra, xác định bằng sắc ký khí lỏng

Axit béo

Mức, % axit béo tổng số

Axit myristic C14:0

1,8÷5,5

Axit pentadecanoic C15:0

ND÷0,5

Axit palmitic C16:0

20,0÷40,0

Axit palmitoleic C16:1 (n-7)

0,6÷2,0

Axit heptadecanoic C17:0

ND÷0,5

Axit stearic C18:0

2,5÷12,0

Axit vaccenic C18:1 (n-7)

NA

Axit oleic C18:1 (n-9)

28÷55

Axit linoleic C18:2 (n-6)

7,0÷17,0

Axit linolenic C18:3 (n-3)

0,2÷1,2

Axit γ-linolenic C18:3 (n-6)

ND÷0,50

Axit stearidonic C18:4 (n-3)

NA

Axit arachidic C20:0

ND÷0,50

Axit eicosenoic C20:1 (n-9)

0,4÷1,8

Axit eicosenoic C20:1 (n-11)

NA

Axit arachidonic C20:4 (n-6)

ND÷1,2

Axit eicosatetraenoic C20:4 (n-3)

NA

Axit eicosapentaenoic C20:5 (n-3)

ND÷0,4

Axit heneicosapentaenoic C21:5 (n-3)

NA

Axit erucic C22:1 (n-9)

ND÷1,0

Axitcetoleic C22:1 (n-11)

NA

Axit docosapentaenoic C22:5 (n-3)

ND÷1,4

Axit docosahexaenoic C22:6 (n-3)

0,1÷5,8

ND: không phát hiện, được coi là 0,05 %.

NA: không áp dụng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa

[2] Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm

[3] Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm

[4] Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm

[5] QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

[6] QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

 

[1]) Trị số ôxy hóa tổng số (ToTox) = 2 x trị số peroxit + 1 x trị số anisidin.

Quá trình ôxy hóa dầu cá là một quá trình liên tục: sau khi tăng trị số peroxit ban đầu thì trị số anisidin sẽ tăng. Do đó, trị số peroxit là một tham số cho quá trình ôxy hóa sơ cấp, trị số anisidin là tham số cho quá trình ôxy hóa thứ cp. Thông số ToTox, có nghĩa là "quá trình ôxy hóa toàn bộ dầu", được thiết lập để tránh sản phẩm của cả hai quá trình ôxy trên, có mặt mức tối đa. Trị số ToTox tối đa được phép thiết lập riêng và thấp hơn tổng của giới hạn tối đa cho phép thiết lập cho từng trị số peroxit và anisidin.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi