Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12975:2020 ISO 22715:2006 Mỹ phẩm - Bao gói và ghi nhãn
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12975:2020
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12975:2020 ISO 22715:2006 Mỹ phẩm - Bao gói và ghi nhãn
Số hiệu: | TCVN 12975:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12975:2020
ISO 22715:2006
MỸ PHẨM - BAO GÓI VÀ GHI NHÃN
Cosmetics - Packaging and Iabelling
Lời nói đầu
TCVN 12975:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 22715:2006.
TCVN 12975:2020 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC217 Mỹ phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
MỸ PHẨM - BAO GÓI VÀ GHI NHÃN
Cosmetics - Packaging and labelling
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về bao gói và ghi nhãn đối với tất cả các sản phẩm mỹ phẩm theo các quy định quốc gia áp dụng đối với bán hàng hoặc phân phát miễn phí.
Về một số điểm, các quy định quốc gia có thể chặt chẽ hơn tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc sử dụng mỹ phẩm.
CHÚ THÍCH: Đối với bao gói và ghi nhãn thuốc đánh răng và súc miệng, xem ISO 11609[5] và ISO 16408[6].
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Bao gói ban đầu (primary packaging)
Bao gói được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với vật được bao gói.
2.2
Bao gói lần hai (secondary packaging)
Bao gói được thiết kế để chứa một hoặc nhiều hơn bao gói ban đầu và bao gồm bất kỳ vật liệu bảo vệ nào, nếu có.
CHÚ THÍCH: Đối với mục đích ghi nhãn, bao gói ngoài cùng được coi là bao gói lần hai để giữ hoặc chứa hàng bao gói tại điểm bán.
2.3
Hàng bao gói sẵn (pre-package)
Bao gói tại điểm bán, có chứa các sản phẩm giống nhau hoặc khác nhau có chức năng giống nhau hoặc khác nhau.
3 Bao gói
Bao gói phải được thiết kế sao cho theo các điều kiện xác định của nhà sản xuất đối với lưu giữ, vận chuyển và xử lý, bảo vệ chống lại hư hỏng, thiệt hại và không có tác động có hại đối với sản phẩm.
4 Ghi nhãn
4.1 Trường hợp chung
4.1.1 Thông tin được cung cấp trên hàng bao gói
a) Tên của người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Có thể là nhà sản xuất hoặc đại diện ủy quyền của nhà sản xuất, hoặc người mà đơn đặt hàng sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất hoặc người chịu trách nhiệm nhập khẩu đầu tiên.
Những thông tin như vậy có thể được viết tắt để có thể nhận dạng được công ty.
b) Địa chỉ của người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Có thể là nhà sản xuất hoặc đại diện ủy quyền của nhà sản xuất, hoặc người mà đơn đặt hàng sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất hoặc người chịu trách nhiệm nhập khẩu đầu tiên.
Những thông tin như vậy có thể được viết tắt để có thể nhận dạng được công ty.
c) Danh mục các thành phần. Các thành phần lớn hơn 1 % phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo khối lượng tại thời điểm chúng được bổ sung, tiếp theo là các thành phần có nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng 1 %, theo bất kỳ thứ tự nào. Các chất tạo màu có thể được liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần khác. Sử dụng danh mục các thành phần mỹ phẩm (INCI) được ủng hộ mạnh mẽ. Nước hoa và các thành phần thơm có thể được liệt kê là thành phần đơn lẻ. Đối với các sản phẩm mỹ phẩm được bán trên thị trường trong một số màu, tất cả chất màu được sử dụng trong dải có thể được liệt kê trước bằng ký hiệu “+/-” hoặc từ “có thể bao gồm”.
“INCI” là một danh pháp quốc tế được mã hóa nên được sử dụng như vậy (xem các tài liệu tham khảo [1], [2] và [3]).
d) Chức năng của sản phẩm, trừ khi nó được trình bày rõ ràng.
e) Các điều kiện bảo quản, khi phù hợp.
f) Hàm lượng danh nghĩa tại thời điểm bao gói, theo khối lượng hoặc thể tích. Các đơn vị có thể được sử dụng khi được đánh giá.
g) Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hoặc bất kỳ tham chiếu nào để nhận dạng sản phẩm.
h) Các phòng ngừa và cảnh báo, khi phù hợp.
i) Các hướng dẫn sử dụng, khi phù hợp.
4.1.2 Vị trí của thông tin trên bao bì
Các sản phẩm phải mang thông tin được đề cập ở trên trên bao bì thứ nhất hoặc thứ hai của sản phẩm theo phương thức không tẩy được, dễ đọc, chữ rõ ràng và bằng ngôn ngữ phù hợp đối với quốc gia bán sản phẩm hoặc phân phối miễn phí.
Thông tin được đề cập ở 4.1.1 b) có thể được biểu thị chỉ trên bao bì thứ hai.
Thông tin được đề cập ở 4.1.1 c) phải dễ nhìn đối với người tiêu dùng tại điểm bán.
Thông tin được đề cập ở 4.1.1 d) có thể được biểu thị chỉ trên bao bì thứ hai. Bất cứ khi nào việc thiếu thông tin này gây ra sự nhầm lẫn và có thể dẫn đến vô ý sử dụng, thông tin phải được biểu thị trên bao bì thứ nhất.
Thông tin được đề cập ở điểm 4.1.1 g) có thể được biểu thị trên bao bì thứ nhất nếu có thể nhìn thấy trước khi mở bao bì thứ hai.
4.2 Các trường hợp điển hình
CHÚ THÍCH: Kết hợp các trường hợp điển hình sau có thể xảy ra.
4.2.1 Bao bì nhỏ
Các sản phẩm trong bao bì trong khoảng nhỏ hơn 15 g hoặc 15 mL và nhiều hơn 10 g hoặc 10 mL phải có:
- Thông tin được đề cập ở các điểm 4.1.1 a), e), h) trên bao bì thứ nhất và bao bì thứ hai.
- Thông tin được đề cập ở điểm 4.1.1 d) chỉ trên bao bì thứ hai. Bất cứ khi nào việc thiếu thông tin này gây ra sự nhầm lẫn và có thể dẫn đến vô ý sử dụng, thì thông tin phải được biểu thị trên bao bì thứ nhất.
- Thông tin được đề cập ở điểm 4.1.1 g) trên bao bì thứ nhất.
- Thông tin được đề cập ở điểm 4.1.1 c), người tiêu dùng có thể nhìn thấy tại điểm bán.
Thông tin được đề cập ở các điểm 4.1.1 b), f) và i) có thể chỉ trên bao bì thứ hai.
Các sản phẩm trong các bao bì 10 g hoặc 10 mL và nhỏ hơn không yêu cầu thông tin được đề cập ở điểm 4.1.1 f).
4.2.2 Tính không thể thực hiện được
Khi ghi nhãn không thể thực hiện được vì bất kỳ lý do gì (ví dụ xà phòng, bóng tắm và các sản phẩm nhỏ khác), sản phẩm phải mang thông tin trên vật đính kèm (ví dụ, nhãn thẻ, nhãn, tờ rơi) hoặc biểu tượng biểu thị rằng thông tin có sẵn trên nhiều gói hoặc nếu không có, trên thông báo ở ngay gần hộp chứa, hoặc trên thiết bị trưng bày khác mà trong đó sản phẩm mỹ phẩm được bày bán.
4.2.3 Gói áp dụng duy nhất
Các gói áp dụng duy nhất có thể không yêu cầu 4.1.1 f).
4.2.4 Hàng bao gói sẵn thường được bán dưới dạng một số mặt hàng
Hàng bao gói sẵn phải có thông tin được đề cập ở các điểm 4.1.1 a), b), c), d), e), f), g), h), i). Để thay thế cho 4.1.1 f), số các đơn vị trong gói có thể được dán nhãn nếu không nhìn thấy được từ bên ngoài.
4.2.5 Mẫu miễn phí
Mẫu phát miễn phí phải có ít nhất thông tin được đề cập ở các điểm 4.1.1 a), h) và i).
4.3 Các nguyên tắc được khuyến nghị
Thông tin về tính bền của sản phẩm cần được đưa ra khi phù hợp.
Phụ lục A
(tham khảo)
Thông tin được cung cấp trên bao bì thứ nhất và/hoặc thứ hai
Bảng A.1 - Thông tin tối thiểu được cung cấp trên bao bì trong trường hợp chung
| Bao bì thứ nhất | Bao bì thứ hai | Nhận xét |
a) Tên của người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường | Xa | X |
|
b) Địa chỉ của người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường |
| X |
|
c) Danh mục các thành phần | Người tiêu dùng có thể nhìn thấy tại điểm bán | ||
d) Chức năng của sản phẩm |
| X | Bất cứ khi nào việc thiếu thông tin này gây ra sự nhầm lẫn và có thể dẫn đến vô ý sử dụng, thì thông tin phải được biểu thị trên bao bì thứ nhất. |
e) Các điều kiện lưu giữ | X | X | Khi phù hợp |
f) Hànn lượng danh nghĩa tại thời điểm bao gói | X | X | Theo khối lượng hoặc thể tích. Các đơn vị có thể được sử dụng khi được đánh giá |
g) Số mẻ sản xuất, ngày sản xuất hoặc bất kỳ tham chiếu nào để xác định sản phẩm | X |
| Nếu có thể nhìn thấy trước khi mở bao bì thứ hai |
h) Các phòng ngừa và cảnh báo | X | X | Khi phù hợp |
i) Hướng dẫn sử dụng | X | X | Khi phù hợp |
a X nghĩa là thông tin phải được cung cấp trên bao bì này. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] International cosmetic ingredients dictionary, cosmetic, toiletry and fragance association - 1101 17th street, N.M., Suite 300 Washington, DC 20036-4702 (Từ điển các thành phần mỹ phẩm quốc tế, Hiệp hội mỹ phẩm và nước hoa - 1101 17 Street, N.W. Suite 300 Washington, DC 20036-4702)
[2] Commission decision of 8 May 1996 establishing an inventory and a common nomenclature of ingredients employed in cosmetic products, OJ EC L 132, 1 June, 1996 (Quyết định của Ủy ban ngày 8 tháng 5 năm 1996 thiết lập kiểm kê và danh mục thông thường của các chất được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm, OJ EC L 132, 1/6/1996)
[3] From TN instructions (Từ các chỉ dẫn TN)
[4] ASEAN technical document for cosmetics on the labelling requirements (Tài liệu kỹ thuật ASEAN về các yêu cầu ghi nhãn đối với mỹ phẩm)
[5] ISO 11609, Dentistry - Toothpastes - Requirements, test methods and marking (Nha khoa - Thuốc đánh răng - Các yêu cầu, phương pháp thử và ghi nhãn)
[6] ISO 16408, Dentistry - Oral hygiene products - Oral rinse (Nha khoa - Các sản phẩm vệ sinh miệng - Nước súc miệng)
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.