Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6: Chè hữu cơ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-6:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6: Chè hữu cơ
Số hiệu:TCVN 11041-6:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:26/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11041-6:2018

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 6: CHÈ HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 6: Organic tea

 

Lời nói đầu

TCVN 11041-6:2018 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3/SC1 Sản phm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:

- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sn phm nông nghiệp hữu cơ,

- TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,

- TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,

- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,

- TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,

- TCVN 11041-7:2018, Phn 7: Sữa hữu cơ,

- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ.

 

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 6: CHÈ HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 6: Organic tea

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc trồng, thu hái, chế biến và bảo qun chè [Camellia sinensis (L.) Kuntze] hữu cơ.

Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1:2017 và TCVN 11041-2:2017.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sn phẩm nông nghiệp hữu cơ

TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11041-1:2017 cùng với thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Chè hữu cơ (organic tea)

Chè thu được từ hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

4  Nguyên tắc

Trồng, thu hái, chế biến và bảo quản chè hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1:2017 và Điều 4 của TCVN 11041-2:2017.

5  Các yêu cầu

5.1  Trồng trọt

5.1.1  Khu vực trồng trọt

Theo 5.1.1 của TCVN 11041-1:2017.

5.1.2  Chuyn đổi sang sản xuất hữu

5.1.2.1  Thời gian chuyển đổi đối với chè hữu cơ phải ít nhất là 18 tháng từ thời điểm bắt đầu áp dụng sản xuất hữu cơ, ngoại trừ các trường hợp nêu trong 5.1.2.2. Sn phẩm trong thời gian chuyển đổi không được coi là sản phẩm hữu cơ.

5.1.2.2  Trên cơ sở nhận diện và đánh giá các nguy cơ có liên quan khi xem xét lịch sử sử dụng đất và các kết quả phân tích hóa chất (ví dụ: hàm lượng kim loại nặng, dư lượng phân bón hóa học, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học) trong đt, nước và các sản phẩm chè, có thể kéo dài, rút ngắn hoặc bỏ qua thời gian chuyển đổi.

a) Thời gian chuyển đổi có thể được rút ngắn nếu có bằng chứng về việc:

- không sử dụng các chất không thuộc danh mục vật tư, nguyên liệu đầu vào được phép sử dụng cho sản xuất hữu cơ được nêu trong Bảng A.1 và Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017;

- không thực hiện các hoạt động bị cấm trong sản xuất hữu cơ, trong thời gian không ít hơn 12 tháng.

Thời gian chuyển đổi sau khi rút ngắn không được ít hơn 6 tháng.

b) Thời gian chuyển đổi có thể được bỏ qua nếu sử dụng đất nguyên sơ (không phải là rừng nguyên sinh) hoặc đất hoang hóa.

5.1.2.3  Nếu không chuyển đổi đồng thời toàn bộ diện tích sản xut thì phải chia diện tích sản xuất thành từng khu vực nhỏ, trong đó phân biệt rõ giống chè cũng như diện tích và biện pháp canh tác giữa khu vực trồng chè hữu cơ với khu vực không sản xuất hữu cơ. Cơ sở có thể mở rộng dần phạm vi trồng chè hữu cơ bằng cách áp dụng tiêu chuẩn này ngay từ khi bắt đầu việc chuyển đổi trên các diện tích thích hợp.

5.1.3  Duy trì sản xuất hữu

Theo 5.1.3 của TCVN 11041-1:2017.

5.1.4  Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ

Theo 5.1.4 của TCVN 11041-1:2017.

5.1.5  Qun lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Theo 5.1.5 của TCVN 11041-2:2017 và các nội dung cụ thể như sau:

- Nếu sử dụng phương thức luân canh hoặc xen canh thì cây trồng luân canh hoặc xen canh với cây chè phải được canh tác hữu cơ. Nên luân canh cây chè với cây họ Đậu (Fabaceae);

- Tại những nơi thích hợp, cn có vành đai chắn gió vuông góc với hướng gió chính. Đai chắn gió phải có kết cấu thoáng, rộng từ 5 m đến 10 m, khoảng cách giữa các đai từ 200 m đến 500 m. Có thể bố trí thêm đai rừng vành chân và đỉnh đồi;

- Không nên trồng chè ở những nơi có độ dốc lớn hơn 25° và/hoặc độ sâu lớp đất nhỏ hơn 60 cm. Nơi có độ dốc từ 15° đến 25° nếu trồng chè cần làm bậc thang;

- Nên trồng cây che bóng cho cây chè. Cây che bóng phải được canh tác hữu cơ.

CHÚ THÍCH: Cây che bóng cần có thân gỗ, tán thưa, rộng, không tranh chấp nước với cây chè về mùa đông, đảm bảo che bóng từ 30 % đến 50 % ánh sáng mặt trời. Cây che bóng thường chọn là cây thuộc bộ Đậu (Fabales), được trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, trồng bằng cây ươm bầu. Các loài nên trồng là muồng lá nhọn (Indigofera zollingeriana Miq.), muồng đen [Senna siamea (Lam.) H.s.lrwin & Bameby], hoa hòe [Styphnolobium japonicum (L.) Schott], keo lá tràm (Acacia auriculiformis Benth.), keo dậu [Leucaena leucocephala (Lam.) de Wit] v.v...

5.1.6  Chọn giống chè và vật liệu nhân giống

5.1.6.1  Chọn giống chè đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống trong quá trình sản xuất.

5.1.6.2  Không được sử dụng vật liệu nhân giống biến đổi gen.

5.1.6.3  Nên sử dụng giống chè bản địa.

5.1.6.4  Ưu tiên sử dụng vật liệu nhân giống hữu cơ. Nếu không có sẵn vật liệu nhân giống hữu cơ thì sử dụng vật liệu thu được từ cây chè đã được canh tác theo phương thức hữu cơ ít nhất hai vụ thu hoạch.

5.1.6.5  Sử dụng giống chè không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học. Nếu phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017 và phải loại bỏ các chất đó ra khỏi vật liệu nhân giống trước khi sử dụng.

5.1.6.6  Nên trồng nhiều giống chè trên một khu vực canh tác.

5.1.7  Quản lý đất

5.1.7.1  Đất canh tác chè hữu cơ phải đáp ứng các quy định hiện hành về giới hạn kim loại nặng [2] và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật [5].

5.1.7.2  Cần thường xuyên thực hiện phân tích độ pH của đất. Các chất sử dụng để điều hòa độ pH của đất được nêu trong Bảng A.1 của TCVN 11041-2:2017.

5.1.7.3  Độ phì và đặc tính sinh học của đất cần được duy trì hoặc tăng cường khi thích hợp, bằng cách:

a) Trồng xen canh cây chè với các loại cây phân xanh trên khu vực đất trống trong vườn chè. Cây trồng xen canh phải được canh tác theo phương pháp hữu cơ.

a) Bón vào đất các vật liệu hữu cơ, có thể ủ hoặc không ủ, theo quy định nêu trong 5.1.9, bao gồm cả các chế phẩm sinh học phù hợp với sản xuất hữu cơ.

- Cơ sở trồng chè có thể bón các chất hữu cơ cho vườn chè để cải tạo đất thường xuyên. Sử dụng các vật liệu hữu cơ có sẵn trên vườn chè. Không đưa mọi vật liệu bị nhiễm hóa chất vào vườn chè;

- Có thể sử dụng vi sinh vật hoặc các vật liệu có nguồn gốc thực vật phù hợp đ tăng quá trình phân hy.

5.1.7.4  Không đốt các thảm thực vật, tàn dư thực vật cũng như các vật liệu hữu cơ khác trong vườn chè để tránh gây tổn thất các chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi. Đối với tàn dư cây trồng b sinh vật gây hại, phải thu gom và tiêu hủy bên ngoài khu vực sản xuất.

5.1.7.5  Áp dụng các biện pháp canh tác nhằm chống thoái hóa đất, xói mòn đất và các rủi ro liên quan khác gây mất đất, thoái hóa đất và ô nhiễm đất.

5.1.7.6  Cần có biện pháp giữ m cho đất bằng cách che phủ mặt đất, tưới nước vào mùa khô.

5.1.7.7  Đối với việc nhân giống chè, giá thể phải làm từ vật liệu là sản phẩm hữu cơ hoặc các vật liệu tự nhiên (ví dụ: than bùn, gỗ, đất, các sn phẩm khoáng) và không được xử lý bằng hóa chất.

5.1.8  Qun lý nước

Theo 5.1.8 của TCVN 11041-2:2017.

CHÚ THÍCH: Nên tưới cho chè khi độ ẩm đất dưới 60 % sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày).

5.1.9  Quản lý phân bón

5.1.9.1  Yêu cầu chung

a) Không được sử dụng nhóm phân bón hóa học, kể cả phân bón hòa tan bằng phương pháp hóa học như superphosphat. Tuy nhiên, có thể sử dụng phân bón được sản xuất bằng phương pháp gia nhiệt như nung chy [ví dụ: thermophosphat (phân lân nung chảy)].

b) Trong trường hợp việc sử dụng nhóm phân bón hữu cơ và nhóm phân bón sinh học không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây chè, có thể sử dụng các loại phân bón và chất ổn định đất khác được nêu trong Bảng A.1 của TCVN 11041-2:2017.

Phân khoáng sử dụng cho sản xuất chè hữu cơ phải là phân khoáng thiên nhiên và chỉ để bổ sung cho các phương pháp sinh học nhằm tăng độ phì của đất.

CHÚ THÍCH: Đối với nhu cầu các cht dinh dưỡng đa lượng của cây chè, có thể sử dụng các vật liệu hữu cơ tự nhiên sau đây:

- Nguồn nitơ: cây phân xanh (đặc biệt là cây họ Đậu), bột hạt neem và bột huyết khô;

- Nguồn phospho: bột đá phosphat, bột xương, phân gà, phân dơi, hạt nghiền, tro củi và rong biển;

- Nguồn kali: tro, trấu và một số loại đá chứa kali.

c) Lượng nitơ trong phân bón cho cây chè không được lớn hơn 60 kg/1000 m2/vụ (600 kg/ha/vụ).

5.1.9.2  Nhóm phân bón hữu cơ

a) Có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ truyền thống hoặc các chế phẩm phân bón hữu cơ. Lượng phân bón cho chè phụ thuộc vào từng thời kì sinh trưởng của cây.

b) Đối với phân bón hữu cơ khoáng, thành phần khoáng (thành phần dinh dưỡng đa lượng) phải có nguồn gốc thiên nhiên.

c) Phân động vật (thu được từ trại chăn nuôi và từ bên ngoài) phải được ủ hoai mục hoàn toàn trước khi sử dụng.

Nên ủ phân trên vườn chè. Để làm hoai mục phân ủ, có thể dùng các vi sinh vật thích hợp hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật. Phân ủ phải được giữ nơi mát, có che ph để tránh tổn thất chất dinh dưỡng do mưa, nắng gây ra.

Nên sử dụng phân chuồng hoai mục từ cơ sở chăn nuôi hữu cơ.

d) Đối với phân xanh, nên sử dụng cây họ Đậu. Cây phân xanh cũng cần được canh tác hữu cơ.

CHÚ THÍCH: Các loại cây phân xanh được trồng để tạo độ che phủ và tạo chất hữu cơ cho đất, đồng thời loại bỏ bớt cỏ dại và cung cấp đạm cho đất. Cần lựa chọn loại cây phân xanh thích hợp với điều kiện cụ thể tại vườn chè, có sinh khối lớn, sinh trưởng và phát triển khỏe, bộ rễ ăn sâu và là cây có khả năng cố định đạm tự do. Cây phân xanh thường sử dụng là cốt khí (Tephrosia candida DC.), lạc dại [Arachis pintoi Krapov. & W.C.Gregory], điền thanh [Sesbania rostrata Bremek. & Oberm.], muồng lá nhọn (Indigofera zollingeriana Miq.), muồng vàng (Crotalaria pallida Aiton), keo dậu [Leucaena leucocephala (Lam.) de Wit] v.v...

e) Phải kiểm tra và lưu hồ sơ về nguồn hạt giống cây phân xanh, phân ủ, phân động vật và các chất bổ sung khác, bao gồm cả lượng sử dụng và giám sát qun lý độ phì của đất. Cũng cần lưu hồ sơ về máy cơ giới nông nghiệp được sử dụng cùng với ngày vận hành.

5.1.9.3  Nhóm phân bón sinh học

Sử dụng nhóm phân bón sinh học (bao gồm phân bón sinh học và phân bón vi sinh) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5.1.10  Quản lý sinh vật gây hại

5.1.10.1  Yêu cầu chung

a) Phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại. Cần xem xét sự cân bằng của thiên địch so với quần thể sinh vật gây hại và sức khỏe của cây chè trước khi sử dụng các chất được sản xuất tự nhiên hoặc các chất cho phép để kiểm soát sinh vật gây hại được nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017.

b) Để kiểm soát sinh vật gây hại, cần áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:

- Sử dụng giống chè kháng sâu bệnh và phù hp với điều kiện sinh thái của khu vực trồng chè cụ thể;

- Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp như làm đất, giữ khoảng cách thích hợp giữa các hàng chè, thay đổi thời kỳ đốn, thu hái chè theo nhiều đợt, hái san chật/hái thưng xuyên những búp đủ tiêu chí hái [khí tán chè có 30 % búp đủ tiêu chí hái, tránh khoảng cách hái quá dài sẽ tạo cơ hội cho côn trùng gây hại (ví dụ: bọ xít muỗi, bọ trĩ, rầy xanh) đẻ trứng); duy trì độ phì của đất và cân bằng chất dinh dưỡng cũng như quản lý nước cho sự phát triển của cây chè khỏe mạnh; kết hợp bón lót và cày sâu trong vườn chè vào cuối mùa thu để giảm số lượng sâu bướm cánh vảy trong mùa đông; làm sạch khu vực đất rụng lá ở giữa các hàng chè, ngăn ngừa và xử lý sâu bệnh lớp đất mặt.

- Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh vườn chè để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại; lấp đất diệt nhộng; dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại;

- Sử dụng biện pháp sinh học: dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017 cũng như các chế phm thực vật tự nhiên khác (ví dụ: sản phẩm chứa pyrethrum tự nhiên, dịch chiết từ các loại cây như ớt, lá hoặc hạt cây neem, thân cây thuốc lá, thuốc lào).

c) Nếu các biện pháp nêu trong 5.1.10.2 đến 5.1.10.5 không thể bảo vệ cây chè trước sự bùng phát của bệnh hại và sinh vật gây hại nghiêm trọng thì có thể sử dụng các chất nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017.

5.1.10.2  Kiểm soát cỏ dại

Phải có biện pháp cụ thể để kiểm soát cỏ dại, đặc biệt là các loài chứa độc tố alkaloid pyrrolizidin. Các biện pháp kiểm soát cỏ dại bao gồm:

- Làm cỏ thủ công, nên thực hiện trong những ngày trời nắng nhằm tăng khả năng diệt cỏ; nên làm cỏ ngay khi cỏ còn non, chưa ra hoa, rụng hạt (3 lần đến 4 lần mỗi năm);

- Canh tác bằng cơ giới (cày xới đất), khi thích hợp;

- Giữ cho tán chè càng khép càng tốt;

- Trồng cây che bóng (xem 5.1.5);

- Che phủ mặt đất giữa các hàng chè bằng: (1) các vật liệu tự nhiên (ví dụ: rơm, rạ, cỏ khô hoặc cỏ dại không có khả năng tái sinh, cây phân xanh) hoặc các vật liệu khác có thể phân hủy sinh học hoàn toàn; (2) chất dẻo hoặc các vật liệu tổng hợp khác, các vật liệu này phải được thu gom ra khỏi khu vực trồng trọt vào cuối mùa vụ. Nếu không che phủ gốc chè thì khi mưa to đất bị chặt, phải xới phá váng.

5.1.10.3  Kiểm soát bệnh hại

Cần cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp, cân bằng nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng để cây chè khỏe mạnh. Đặc biệt, không sử dụng dư nguồn nitơ (xem 5.1.9.1 c).

Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sau đây:

- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các sinh vật gây bệnh;

- Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tng hợp.

5.1.11  Kiểm soát ô nhiễm

Kiểm soát ô nhiễm theo 5.1.6 của TCVN 11041-1:2017 và các yêu cầu sau đây:

a) Máy móc, thiết bị phải luôn được bảo trì để tránh ô nhiễm nhiên liệu và dầu. Dầu bôi trơn dùng cho máy cắt chè phải có nguồn gốc từ dầu thực phẩm.

b) Phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm từ các vùng lân cận hoặc từ các nguồn ô nhiễm như đất, nước và không khí. Kiểm soát ô nhiễm từ bên ngoài bằng cách lập vùng đệm theo 5.1.1 của TCVN 11041-1:2017.

c) Nếu có nguy cơ ô nhiễm, phải lấy mẫu đất và nước để phân tích.

5.1.12  Các công nghệ không thích hợp

Theo 5.1.7 của TCVN 11041-1:2017.

5.1.13  Các chất được phép sử dụng trong trồng chè hữu

Theo 5.1.14 của TCVN 11041-2:2017.

5.2  Thu hái

a) Việc thu hái chè cần thực hiện vào thời điểm thích hợp. Nên hái chè thủ công; nếu dùng máy cắt chè thì phải sử dụng nhiên liệu không chứa chì để tránh ô nhiễm vào chè và vào đất.

b) Chè đã hái phải đựng trong vật chứa phù hợp, không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo (trừ nguyên liệu dùng để chế biến một số sản phẩm như chè ô long), không để lẫn với vật lạ và tạp chất.

c) Thời gian đưa chè đến nơi chế biến không được lớn hơn 8 h.

d) Phân loại chè cn thận nhằm đảm bảo lá chè xanh có chất lượng đều và loại bỏ những vật liệu không phù hợp trước khi chế biến chè.

e) Phải có nhãn thích hợp, ghi rõ loại chè, nguồn gốc, thời gian và phương pháp thu hái.

f) Không được có nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sản phm hữu cơ.

g) Khi vận chuyển chè búp tươi, phải có sự tách biệt vật lý giữa các sn phẩm hữu cơ và các sản phẩm thông thường và chúng không được vận chuyển đồng thời.

h) Đối với chè thu hái tự nhiên, ngoài các nội dung nêu trên, cần tuân thủ quy định nêu trong 5.1.12 của TCVN 11041-2:2017.

5.3  Chế biến

Theo 5.3 của TCVN 11041-1:2017 và các yêu cầu sau đây:

a) Trang thiết bị chế biến (ví dụ: chảo/đĩa sao chè), đặc biệt là bề mặt tiếp xúc với chè phải an toàn trước khi sử dụng.

b) Trong và sau quá trình chế biến, cần có biện pháp để tránh lẫn lộn sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm thông thường. Mỗi túi đựng chè hữu cơ phải có nhãn nhận diện phù hợp, bao gồm cả thông tin về thời đim chế biến. Sản phẩm phải được đựng trong các túi sạch hoặc trong các thùng đựng kín khí, đảm bảo tính toàn vẹn hữu cơ.

c) Đối với quá trình chế biến chè ướp hoa (ví dụ: chè sen, chè nhài), phải sử dụng các loại hoa hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang hữu cơ.

d) Không được sử dụng phụ gia tổng hợp và hương liệu tổng hợp.

e) Đối với các phụ liệu khác, có thể sử dụng thành phần không hữu cơ, nhưng không được vượt quá 5 % tổng khối lượng và không phải là thành phần biến đổi gen. Nếu các nguyên liệu này có sẵn dạng hữu cơ thì phải sử dụng dạng hữu cơ.

5.4  Bao gói

Theo 5.4 của TCVN 11041-1:2017.

5.5  Ghi nhãn

Theo 5.5 của TCVN 11041-1:2017.

5.6  Bảo quản và vận chuyển

Theo 5.6 của TCVN 11041-1:2017.

5.7  Kế hoạch sản xuất hữu cơ

Theo 5.7 của TCVN 11041-1:2017.

5.8  Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Theo 5.8 của TCVN 11041-1:2017.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về qun lý phân bón

[2] QCVN 03-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

[3] QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

[4] QCVN 09-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

[5] QCVN 15:2008/BTNMT, Quy chun kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

[6] CAC/GL 32-1999, Revised 2007, Amendment 2013, Guidelines for the production, processing, labelling and marketing of organically produced foods

[7] International Federation of Organic Agriculture Movements (IFOAM), IFOAM standard for organic production and processing, Version 2.0, 2014

[8] The Global Organic Market Access (GOMA) Working Group for Co-operation on Organic Labeling and Trade for Asia, Asia regional organic standard

[9] ASEAN standard for organic agriculture

[10] Regulation (EU) 2018/848 of the European Parliament and of the Council of 30 May 2018 on organic production and labelling of organic products and repealing Council Regulation (EC) No 834/2007

[11] Commission Regulation (EC) No 889/2008 of 5 September 2008 laying down detailed rules for the implementation of Council Regulation (EC) No 834/2007 on organic production and labelling of organic products with regard to organic production, labelling and control

[12] Code of Federal Regulations (2018), Title 7: Agriculture, Subtitle B: Regulations of The Department of Agriculture, Chapter I: Agricultural Marketing Service, Subchapter M: Organic Foods Production Act Provisions, Part 205: National Organic Program

[13] JAS for Organic Plants (Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản), 2017

[14] NY 5196-2002 (Tiêu chuẩn Trung Quốc) Organic tea

[15] NY/T 5197-2002 Technological regulations for organic tea production

[16] NY/T 5198-2002 Organic tea processing

[17] NY 5199-2002 Environmental condition for organic tea production area

[18] TCVN 11892-1:2017 Thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP) - Phần 1: Trồng trọt

[19] TCVN 12053:2017 Quy phạm thực hành kiểm soát c dại để ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm alkaloid pyrrolizidine trong thực phm và thức ăn chăn nuôi

[20] Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 446:2001, Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè

[21] Phan Huy Thông, Lương Văn Vượng, Lê Văn Đức, Lê Hồng Vân, Kỹ thuật sản xuất và chế biến chè xanh quy mô hộ và nhóm hộ gia đình, NXB Nông nghiệp, 2013

[22] Hà Đình Tuấn, Một số loài cây che phủ đất đa dụng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững vùng cao, NXB Nông nghiệp, 2008

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Nguyên tắc

5  Các yêu cầu

5.1  Trồng trọt

5.1.1  Khu vực trồng trọt

5.1.2  Chuyn đổi sang sản xuất hữu cơ

5.1.3  Duy trì sản xuất hữu cơ

5.1.4  Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ

5.1.5  Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

5.1.6  Chọn giống chè và vật liệu nhân giống

5.1.7  Qun lý đất

5.1.8  Quản lý nước

5.1.9  Quản lý phân bón

5.1.10  Quản lý sinh vật gây hại

5.1.11  Kiểm soát ô nhiễm

5.1.12  Các công nghệ không thích hợp

5.1.13  Các chất được phép sử dụng trong trồng chè hữu cơ

5.2  Thu hái

5.3  Chế biến

5.4  Bao gói

5.5  Ghi nhãn

5.6  Bảo quản và vận chuyển

5.7  Kế hoạch sản xuất hữu cơ

5.8  Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi