Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10913:2015 EN 15764:2009 Thực phẩm-Xác định các nguyên tố vết-Xác định thiếc bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (FAAS và GFAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10913:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10913:2015 EN 15764:2009 Thực phẩm-Xác định các nguyên tố vết-Xác định thiếc bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (FAAS và GFAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực
Số hiệu:TCVN 10913:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:15/12/2015Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10913:2015

EN 15764:2009

THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN TỐ VẾT - XÁC ĐỊNH THIẾC BẰNG ĐO PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA VÀ ĐO PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ DÙNG LÒ GRAPHIT (FAAS VÀ GFAAS) SAU KHI PHÂN HỦY BẰNG ÁP LỰC

Foodstuffs - Determination of trace elements - Determination of tin by flame and graphite furnace atomic absorption spectrometry (FAAS and GFAAS) after pressure digestion

Lời nói đầu

TCVN 10913:2015 hoàn toàn tương đương với EN 15764:2009;

TCVN 10913:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN TỐ VẾT - XÁC ĐỊNH THIẾC BẰNG ĐO PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA VÀ ĐO PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ DÙNG LÒ GRAPHIT (FAAS VÀ GFAAS) SAU KHI PHÂN HỦY BẰNG ÁP LỰC

Foodstuffs - Determination of trace elements - Determination of tin by flame and graphite furnace atomic absorption spectrometry (FAAS and GFAAS) after pressure digestion

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định thiếc trong thực phẩm và thực phẩm đóng hộp bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và đo phổ hấp thụ nguyên t dùng lò graphit (FAAS và GFAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực.

Nghiên cứu cộng tác tiến hành trên các loại thực phẩm như: puree cà rốt, puree cà chua, dứa, hỗn hợp trái cây, rượu vang trắng, bột đào, bột khoai tây, bột đậu, sữa chua quả dạng bột, bột cá, có phần khối lượng thiếc trong dải từ 43 mg/kg đến 260 mg/kg (hấp thụ nguyên t ngọn lửa) và từ 2,5 mg/kg đến 269 mg/kg (hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm c các sửa đổi.

TCVN 9525 (EN 13805), Thực phẩm - Phân hủy mẫu bằng áp lực để xác định các nguyên tố vết.

3. Nguyên tắc

Mẫu được vô cơ hóa bng phân hủy áp lực với axit nitric và axit clohydric theo TCVN 9525 (EN 13805). Xác định thiếc trong dung dịch sau phân hủy bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa AAS (F-AAS) hoặc đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit AAS (GF-AAS) phụ thuộc vào nồng độ có trong dung dịch mẫu.

4. Thuốc thử

4.1. Yêu cầu chung

Nồng độ của thiếc trong thuốc thử và nước được sử dụng phải đủ thấp để không làm ảnh hưởng đến các kết qu xác định.

4.2. Axit nitric

Phần khối lượng w(HNO3) ³ 65 %, khối lượng riêng r(HNO3) » 1,4 g/ml.

4.3. Axit clohydric

Phần khối lượng w(HCI) ³ 30 %, khối lượng riêng r(HCI) » 1,15 g/ml.

4.4. Dung dịch gốc thiếc

Nồng độ khối lượng r(Sn) = 1 000 mg/l.

4.5. Dung dịch chuẩn và các dung dịch hiệu chuẩn thiếc

4.5.1. Yêu cầu chung

Các dung dịch chuẩn và hiệu chuẩn được chuẩn b từ dung dịch gốc bằng cách pha loãng trong bình định mức bằng thủy tinh. Đ hiệu chun, chuẩn b ít nhất bốn dung dịch hiệu chun có các nồng độ khác nhau. Nồng độ của axit phải tương ứng với nồng độ có trong dung dịch đo.

Chuẩn bị các dung dịch nêu trong 4.5.2 và 4.5.3 như là các ví dụ.

4.5.2. Dung dịch hiệu chuẩn

Các dung dịch hiệu chuẩn có nồng độ khối lượng r(Sn) = 5 mg/l, 10 mg/l, 20 mg/l và 30 mg/l dùng cho AAS ngọn lửa.

Cho khoảng 10 ml đến 20 ml nước vào bốn bình định mức 50 ml, thêm 5 ml axit nitric (4.2) và 1 ml axit clohydric (4.3) và trộn. Làm nguội dung dịch đến nhiệt độ môi trường và dùng pipet thêm chính xác 0,25 ml, 0,50 ml, 1,00 ml và 1,50 ml dung dịch gốc thiếc (4.4) vào bốn bình định mức 50 ml khác nhau để có các dung dịch hiệu chun tương ứng của các nồng độ khối lượng 5 mg/l, 10 mg/l, 20 mg/l và 30 mg/l. Trộn các dung dịch và thêm nước đến vạch. Các dung dịch này có th bền được ít nhất một ngày.

Các dung dịch hiệu chuẩn trên đây là các dụ. Các nồng độ được chuẩn bị phải nằm trong dải tuyến tính của hệ thống đo. Nồng độ axit ca các dung dịch hiệu chuẩn phải phù hợp với nồng độ axit trong dung dịch mẫu.

4.5.3. Dung dịch hiệu chuẩn

Các dung dịch hiệu chuẩn có nồng độ khối lượng r(Sn) = 0,010 mg/l, 0,020 mg/l, 0,040 mg/l và 0,060 mg/l dùng cho GF-AAS.

Chun bị dung dịch chun 1 (r(Sn) = 50 mg/l), cho khoảng 10 ml đến 20 ml nước vào bình đnh mức 50 ml, thêm 2,5 ml axit clohydric (4.3) và trộn. Làm nguội dung dịch đến nhiệt độ môi trường và dùng pipet thêm chính xác 2,5 ml dung dịch gốc thiếc (4.4) và thêm nước đến vạch. Các dung dịch này có thể bền được ít nhất một tuần.

Chuẩn bị dung dịch chuẩn 2 (r(Sn) = 1,0 mg/l), cho khoảng 10 ml đến 20 ml nước vào bình định mức 50 ml, thêm 2,5 ml axit clohydric (4.3) và trộn. Làm nguội đến nhiệt độ môi trường và dùng pipet thêm chính xác 1,0 ml dung dịch chuẩn thiếc 1 và thêm nước đến vạch.

Từ dung dịch chun 2, chun bị các dung dịch hiệu chun đối với AAS dùng lò graphit theo quy trình sau:

Cho khoảng 10 ml đến 20 ml nước vào bình định mức 50 ml, thêm 5 ml axit nitric (4.2) và 1 ml axit clohydric (4.3) và trộn. Làm nguội dung dịch đến nhiệt độ môi trường và dùng pipet thêm chính xác 0,50 ml, 1,0 ml, 2,0 ml và 3,0 ml dung dịch chuẩn thiếc 2 đối với các dung dịch hiệu chuẩn tương ứng của các nồng độ khối lượng 0,010 mg/l, 0,020 mg/l, 0,040 mg/l và 0,060 mg/l vào bốn bình định mức 50 ml khác nhau và thêm nước đến vạch. Chuẩn bị lại các dung dịch này trong ngày sử dụng.

Các dung dịch hiệu chuẩn trên đây ch là các ví dụ. Các nồng độ được chuẩn b phải nằm trong dải tuyến tính của hệ thống đo. Nồng độ axit của các dung dịch hiệu chuẩn phải phù hợp với các lượng axit được sử dụng để phân hủy.

4.6. Dung dịch mẫu trắng

Dung dịch mẫu trắng chứa nước, axit nitric và axit clohydric với các lượng tương ứng với các nồng độ trong dung dịch đo, ví dụ: 10 ml axit nitric (4.2) và 2 ml axit clohydric (4.3) trong 100 ml nước.

4.7. Cht bổ chính nền đối với AAS dùng lò graphit

4.7.1. Yêu cầu chung

Các hợp chất thiếc phi được ổn định bằng chất bổ chính nền trong bước tro hóa để định lượng bằng AAS dùng lò graphit. Có thể sử dụng các chất bổ chính nền khác nhau với nồng độ khác nhau. Để sử dụng chất bổ chính nền thích hợp, đầu tiên là xem xét các khuyến cáo của nhà sn xuất thiết bị. Chọn cht bổ chính nền thích hợp; sử dụng nền mẫu đã được kiểm tra để xác minh nhiệt độ tro hóa của chương trình lò graphit và tối ưu hóa nhiệt độ sao cho không làm thất thoát thiếc trong ống graphit trong bước vô cơ hóa.

Trong 4.7.2 đến 4.7.4 thể hiện ví dụ của chất bổ chính nền được dùng để định lượng thiếc.

4.7.2. Dung dịch amoni dihydro phosphat

Phần khối lượng w » 10 %.

Hòa tan 10,0 g amoni dihydro phosphat (NH4H2PO4) trong 100 ml nước.

4.7.3. Dung dịch magie nitrat

Nồng độ khối lượng r(Mg) = 10 g/l.

Hòa tan 10,5 g magie nitrat ngậm sáu phân tử nước [Mg(NO3)2.6H2O] trong 100 ml nước.

CHÚ THÍCH: Có th sử dụng các dung dịch bán sẵn trên thị trường.

4.7.4. Cht bổ chính nền để định lượng thiếc

Nồng độ khối lượng r(NH4H2PO4) = 50 mg/10 ml và r(Mg(NO3)2) = 3 mg/10 ml.

Dùng pipet lấy 2,5 ml dung dịch amoni dihydro phosphat (4.7.2) và 0,25 ml dung dịch magie nitrat (4.7.3) cho vào bình định mức 50 ml, thêm 1 ml axit nitric (4.2) và thêm nước đến vạch.

Khi được bảo qun trong tủ lạnh, dung dịch này có thể bền được vài tháng.

5. Thiết bị và dụng cụ

5.1. Yêu cầu chung

Tt cả các thiết bị và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với mẫu và các dung dịch phải được rửa kỹ trước khi sử dụng.

5.2. Máy đo ph hp thụ nguyên tử ngọn lửa

dầu đốt nitơ oxit/axetylen và hệ thống nguyên tử hóa.

5.3. Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit

Có hiệu chỉnh nền (hiệu chỉnh nền Zeeman được khuyến cáo), lò ống graphit và bộ lấy mẫu tự động.

5.4. Detector chọn lọc nguyên tố

5.4.1. Đèn nguyên tố đặc thù

Đối với thiếc: đèn catot rỗng hoặc đèn phóng điện không điện cực.

5.4.2. Nguồn bức xạ liên tục

Có nguồn đơn sắc độ phân giải cao để thay thế cho 5.4.1. Độ phân giải của thiết bị đo khi hoạt động bình thường phải tương ứng với ít nhất giá trị của nửa chiều rộng của vạch phát xạ ca đèn nguyên tố đặc thù (thường là 1 pm đến 3 pm).

6. Cách tiến hành

6.1. Phân hủy mẫu

Vô cơ hóa mẫu bằng phân hủy áp lực theo TCVN 9525 (EN 13805). Đ định lượng thiếc, thêm 0,5 ml đến 1 ml axit clohydric (4.3) vào bình phân hủy có chứa axit nitric (4.2) dùng để phân hủy, với một lượng tương ứng lượng axit nitric cần để phân hủy trong dung dịch mẫu. Không b sung axit clohydric cho đến khi phản ứng tự phát axit nitric giảm xuống. Sau khi thêm axit clohydric, đậy ngay bình phân hủy để tránh thất thoát clo hoạt hóa. Ngay sau đó, cho phân hủy áp lực. Các yêu cu phân hủy dựa trên các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất thiết bị, phản ứng của mẫu, sự ổn định áp lực tối đa của bình phân hủy và nhiệt độ có thể đạt được.

DỤ 1: Cân chính xác từ 0,4 g đến 0,5 g mẫu khô (độ m còn lại nhỏ hơn 20 %) cho vào bình phân hủy 100 ml và trộn với 5 ml axit nitric (4.2). Lắc cn thận bình phân hủy để mẫu không bị kết mảng. Sau khi phản ng tự phát giảm xuống, thêm 1 ml axit clohydric (4.3) và đậy ngay bình phân hủy. Đối với các mẫu có độ m cao hơn, cần lấy một lượng mẫu lớn hơn.

Dung dịch phân hủy áp lực theo TCVN 9525 (EN 13805) có thể được sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng tiếp để định lượng thiếc.

6.2. Đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

6.2.1. Yêu cầu chung

Bật thiết bị và để cho n định, sau đó tối ưu hóa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cài đặt bước sóng 286,3nm hoặc 235,5 nm. Cẩn thận khi sử dụng ngọn lửa nitơ oxit/axetylen. Nhìn chung, các điều kiện khử sẽ cho kết quả tốt nhất. Nếu có cặn bám trên đầu đốt thì phải loại bỏ trước khi chúng gây nhiễu phép xác định. Nêu cần, sử dụng hiệu chỉnh nền.

6.2.2. Định lượng bằng AAS ngọn lửa

Làm ám và ổn định thiết bị, sau đó thực hiện phép đo.

6.2.3. Hiệu chuẩn và đo

Sử dụng dung dịch mẫu trắng (4.6) để đưa chỉ số thiết bị về vị trí zero. Đo các dung dịch hiệu chuẩn (4.5.2) và sử dụng các độ tắt (độ hấp thụ) và các nồng độ để dựng đường chuẩn. Xác định dải tuyến tính ca hàm hiệu chun.

Đo dung dịch và sử dụng đường chuẩn để chuyển đổi độ tắt sang đơn v nồng độ.

Đối với các dãy phép đo kéo dài, kiểm tra mẫu trắng và hàm hiệu chuẩn nhiều lần.

6.3. Đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit

6.3.1. Yêu cầu chung

Cái đặt và tối ưu hóa thiết b theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặt bước sóng đến 286,3 nm. Cài đặt độ rộng khe, thể tích mẫu và chất bổ chính nền, nhiệt độ, thời gian làm khô, tro hóa và nguyên t hóa theo quy định của nhà sản xuất thiết bị. Chỉnh các thông số này đối với nền mẫu cần kiểm tra, cụ thể tối ưu hóa thời gian và nhiệt độ tro hóa và nguyên tử hóa.

Các thông s của thiết bị phụ thuộc vào kiểu loại và lượng chất bổ chính nền được sử dụng, kiểu làm nóng ống graphit và cài đặt chúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị và kết quả của việc tối ưu hóa trực tiếp.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng bước sóng 235,5 nm, nhưng bước sóng này chưa được th nghiệm cộng tác.

6.3.2. Hiệu chuẩn và đo

6.3.2.1. Yêu cầu chung

Kiểm tra lại nếu đường chun và thêm chuẩn lệch nhau. Nếu lệch nhau nhiều thì sử dụng đường thêm chuẩn.

Đối với các mẫu chưa biết thành phần hoặc các dung dịch mẫu có nồng độ axit khác nhau, thì nên dùng quy trình thêm chuẩn để hiệu chuẩn.

6.3.2.2. Quy trình thêm chuẩn

Khi sử dụng quy trình thêm chuẩn, điều quan trọng là các phép đo nm trong dải tuyến tính. Xác định và thường xuyên kiểm tra dải tuyến tính của hàm hiệu chun. Ít nhất phải có ba điểm đo, trong đó có ít nhất hai điểm thêm chuẩn, phải có sẵn cho quy trình thêm chun. Nồng độ của dung dịch thêm chuẩn cao nhất phải cao gấp hai đến bốn lần nồng độ của dung dịch mẫu. Nồng độ của dung dịch thêm chuẩn thấp nhất phải bằng nửa giá trị của nồng độ thêm chun cao nhất.

Vẽ đường thẳng của các độ tắt (độ hấp thụ) tạo thành theo các nồng độ thêm chuẩn. Kéo dài đường thẳng cho đến khi cắt trục nồng độ.

Dùng dung dịch mẫu trắng để đưa chỉ số thiết bị về vị trí zero.

Sau đó, sử dụng đường chuẩn để xác định mẫu.

CHÚ THÍCH: Các thiết b AAS đời mới, bộ lấy mẫu tự động có thể thêm chun trực tiếp vào lò ống graphit.

6.3.2.3. Quy trình hiệu chuẩn chuẩn

Dùng dung dịch mẫu trng để đưa ch số thiết bị về v trí zero.

Để cài đặt hàm hiệu chuẩn, sử dụng các nồng độ thiếc khác nhau để đo độ tắt của các dung dịch hiệu chun (4.5.3). Sử dụng các cặp giá trị đo được đ xác định hàm hiệu chuẩn.

Đo dung dịch mẫu đối với tất cả các sản phẩm đồ hộp thực phẩm độ pha loãng 1:10 hoặc độ pha loãng thích hợp khác. Nếu độ tắt nằm ngoài dải hiệu chuẩn hoặc nếu mẫu quá loãng thì chun bị và đo ở độ pha loãng khác.

Trong quá trình pha loãng, cần đảm bảo rng nồng độ axit của tất c các dung dịch đo (dung dịch mẫu, dung dịch mẫu trắng và dung dịch hiệu chun) phải như nhau.

Đối với các dãy phép đo kéo dài, kiểm tra điểm zero và hàm hiệu chuẩn nhiều lần.

6.4. Kiểm soát chất lượng

Để kiểm soát chất lượng, tiến hành phân tích chất chun có hàm lượng thiếc đã biết song song với mỗi dãy phép đo. Bao gồm tất cả các bước quy trình từ khi bắt đầu phân hủy. Việc kiểm soát này cũng áp dụng cho mỗi dãy phân hủy bao gồm tất cả các bước quy trình chuẩn bị và đo các dung dịch mẫu trắng.

7. Tính kết quả

7.1. Tính hàm lượng thiếc trong mẫu thực phẩm

Tính hàm lượng thiếc, w, bằng miligam trên kilogam mẫu th, hoặc f, bằng miligam trên lít mẫu thử, sử dụng Công thức (1):

(1)

Trong đó:

a nồng độ khối lượng của thiếc có trong dung dịch đo, tính bằng miligam trên lít (mg/l);

V là th tích dung dịch phân hủy được pha loãng đến vạch, tính bằng millilit (ml);

E khối lượng mẫu thử ban đầu, tính bằng gam (g) hoặc thể tích mẫu ban đầu, tính bằng mililit (ml).

F hệ số pha loãng (= 1 nếu dung dịch phân hủy được đo mà không cần pha loãng).

7.2. Giới hạn định lượng

Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử cần có khả năng định lượng các nồng độ trong dung dịch phân hủy như trong Bảng 1. Giới hạn định lượng của dung dịch phân hủy được chuẩn bị theo TCVN 9525 (EN 13805) b ảnh hưởng bởi ngọn lửa AAS, cụ thể là việc cài đặt đầu đốt ngọn lửa khí nitơ oxit/axetylen. Trong máy AAS dùng lò graphit, thì các ống graphit, chương trình nhiệt độ, loại chất b chính nền, lượng và loại nền mẫu sẽ ảnh hưởng đến giới hạn định lượng.

Bảng 1 - Giới hạn định lượng trong dung dịch mẫu

AAS ngọn lửa

1 mg/l

AAS dùng graphit (th tích bơm 20 ml)

0,01 mg/l

Liên quan đến thực phẩm, giới hạn định lượng phụ thuộc vào lượng mẫu được sử dụng để phân hủy, thể tích cuối cùng của dung dịch phân hủy. Đối với các nguyên tố vết, giới hạn định lượng được quy ước là 6s, trong đó s là độ lệch chuẩn của tín hiệu mẫu trắng. Các ví dụ liệt kê trong Bảng 2.

Bảng 2 - Ví dụ v giới hạn định lượng trong mẫu

Khối lượng mẫu

g

Th tích cuối cùng

ml

Phần khối lượng thiếc

mg/kg

0,5

20

40a

0,4b

2,0

20

10a

0,1b

a AAS ngọn lửa

b AAS dùng graphit.

8. Độ chụm

8.1. Yêu cầu chung

Chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và các chất nền khác với các dải nồng độ và các chất nền đã nêu.

8.2. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập, riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong một phòng th nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá các giá trị giới hạn lặp lại r nêu trong Bảng 3 và Bảng 4.

8.3. Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành thử trên vật liệu giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do các người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp vượt quá các giá tr giới hạn tái lập R nêu trong Bảng 3 và Bảng 4.

Bảng 3 - Giá trị trung bình, độ lặp lại và độ tái lập đối với AAS ngọn lửa

Mẫu

mg/kg

r

mg/kg

R

mg/kg

Puree cà rốt

230

16,1

45,0

Puree cà chua

171

12,4

30,9

Dứa

259

7,0

32,6

Hỗn hợp trái cây

72,9

6,7

11,3

Bột đào

82,0

10,6

12,5

Bột cà chua

152

11,2

24,5

Bột đậu

260

32,6

41,6

Sữa chua trái cây, dạng bột

54,7

5,2

14,5

Bột cá

43,2

8,3

15,9

Bảng 4 - Giá trị trung bình, độ lặp lại và độ tái lập đối với AAS dùng lò graphit

Mẫu

mg/kg

r

mg/kg

R

mg/kg

Puree cà rốt

215

19,2

50,1

Puree cà chua

167

28,0

37,6

Dứa

269

19,0

46,4

Hỗn hợp trái cây

69,6

7,5

13,7

Rượu vang trắng

2,47

0,11

0,75

Bột đào

85,4

9,7

25,5

Bột cà chua

143

8,3

39,1

Bột đậu

246

42,8

55,9

Sữa chua trái cây, dạng bột

52,7

9,7

21,0

Bột cá

39,3

3,4

9,2

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo th nghiệm phải bao gồm:

a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu;

b) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) các kết quả thu được và các đơn v biểu thị kết quả;

d) ngày lấy mẫu và qui trình lấy mẫu (nếu biết);

e) ngày kết thúc thử nghiệm;

f) nếu kiểm tra độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được;

g) mọi thao tác không qui định trong tiêu chun này, hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kết quả thử liên phòng thử nghiệm

Độ chụm của phương pháp đã được thiết lập bởi Nhóm Công tác "Cân bằng dinh dưỡng - Phân tích nguyên tố vết" của Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phm (BLV) của Đức về việc áp dụng điều khon 64 của Bộ luật Thực phm Liên bang Đức (LFGB) và bởi Nhóm công tác "Thành phần vô cơ" của nhóm nghiên cứu thuộc Hội hóa học Thực phẩm của Đức và đã kiểm tra xác nhận trong phép thử liên phòng thử nghiệm được đánh giá theo TCVN 6910-1 (ISO 5725-1)[3] và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)[4]. Kết qu được nêu trong Bảng A.1 đến Bảng A.4.

S lượng mẫu “1" nghĩa là các kết qu dựa trên phép xác định kép trên một mẫu th. Các kết quả số lượng mẫu “2” là dựa trên một kết qu ca mẫu kép mù.

Bảng A.1 - Kết quả thống kê của phép thử liên phòng thử nghiệm đối với mẫu ướt sử dụng AAS ngọn lửa

Mẫu

Puree cà rốt

Puree cà chua

Dứa

Hỗn hợp trái cây

Thông số

Mẫu ướt

Số lượng mẫu thử

1

1

1

1

Số lượng phóng thử nghiệm

8

8

8

8

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

8

8

8

8

S lượng phòng thử nghiệm ngoại lệ

0

0

0

0

Số kết quả được chấp nhận

16

16

16

16

Giá trị trung bình,  (mg/kg)

230

171

259

72,9

Giới hạn lặp lại, r (mg/kg)

16,1

12,4

7,0

6,7

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr (mg/kg)

5,7

4,4

2,5

2,4

Giá trị r Horwitz

4,7

4,9

4,6

5,5

Trị s r Horrat

0,53

0,53

0,21

0,58

Giới hạn tái lập R (mg/kg)

45,0

30,9

32,6

11,3

Độ lệch chun tái lập, sR (mg/kg)

15,9

10,9

11,5

4,0

Giá trị R Horwitz

7,1

7,4

6,9

8,4

Trị số R Horrat

0,98

0,87

0,64

0,65

Bảng A.2 - Kết quả thống kê của phép thử liên phòng th nghiệm đối với mẫu đông khô s dụng AAS ngọn lửa

Mẫu

Bột đào

Bột cà chua

Bột đầu

Sữa chua trái cây, dạng bột

Bột cá

Thông số

Mẫu đông khô

S lượng mẫu thử

2

1

2

2

1

Số lượng phòng thử nghiệm

6

7

8

6

6

Số lượng phòng thử nghim còn lại sau khi trừ ngoại lệ

5

7

8

5

6

Số lượng phòng th nghiệm ngoại lệ

1

0

0

1

0

Số kết quả được chp nhn

10

14

16

10

12

Giá tr trung bình,  (mg/kg)

82,0

152

260

54,7

43,2

Giới hạn lặp lại, r (mg/kg)

10,6

11,2

32,6

5,2

8,3

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr (mg/kg)

3,7

4,0

11,5

1,8

2,9

Giá tr r Horwitz

5,4

5,0

4,6

5,8

6,0

Trị số r Horrat

0,84

0,52

0,97

0,58

1,13

Giới hạn tái lập R (mg/kg)

12,5

24,5

41,6

14,5

15,9

Độ lệch chun tái lập, sR (mg/kg)

4,4

8,6

16,0

5,1

5,6

Giá tr R Horwitz

8,2

7,5

6,9

8,7

9,1

Trị số R Horrat

0,65

0,76

0,82

1,07

1,44

Bảng A.3 - Kết quả thống kê của phép thử liên phòng thử nghiệm đối với mẫu ướt sử dụng AAS dùng lò graphit

Mẫu

Puree cà rốt

Puree cà chua

Dứa

Hỗn hợp trái cây

Rượu vang trắng

Thông số

Mẫu ướt

Số lượng mẫu thử

1

1

1

1

1

Số lượng phòng thử nghiệm

8

8

8

8

8

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

7

7

8

7

7

Số lượng phòng thử nghiệm ngoại lệ

1

1

0

1

1

Số kết quả được chp nhận

14

14

16

14

14

Giá tr trung bình,  (mg/kg)

215

167

269

69,6

2,47

Giới hạn lặp lại, r (mg/kg)

19,2

28,0

19,0

7,5

0,11

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr (mg/kg)

6,8

9,9

6,7

2,6

0,04

Giá trị r Horwitz

4,7

4,9

4,6

5,6

9,2

Trị số r Horrat

0,67

1,21

0,55

0,68

0,17

Giới hạn tái lập R (mg/kg)

50,1

37,6

46,4

13,7

0,75

Độ lệch chuẩn tái lập, sR (mg/kg)

17,7

13,3

16,4

4,8

0,27

Giá tr R Horwitz

7,1

7,4

6,9

8,4

14,0

Trị số R Horrat

1,15

1,08

0,89

0,82

0,77

Bảng A.4 - Kết qu của phép thử liên phòng thử nghiệm đối với mẫu đông khô sử dụng AAS dùng lò graphit

Mẫu

Bột đào

Bột cà chua

Bột đậu

Sữa chua trái cây, dạng bột

Bột cá

Thông số

Mẫu đông khô

S lượng mẫu thử

2

1

2

2

1

Số lượng phòng thử nghiệm

8

8

8

8

8

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

7

6

7

6

5

S lượng phòng thử nghiệm ngoại lệ

1

2

1

2

3

Số kết quả được chấp nhận

14

12

14

12

10

Giá trị trung bình,  (mg/kg)

85,4

143

246

52,7

39,3

Giới hạn lặp lại, r (mg/kg)

9,7

8,3

42,8

9,7

3,4

Độ lệch chun lặp lại, sr (mg/kg)

3,4

2,9

15,1

3,4

1,2

Giá trị r Horwitz

5,4

5,0

4,6

5,8

6,1

Trị số r Horrat

0,74

0,41

1,33

1,12

0,51

Giới hạn tái lập R (mg/kg)

25,5

39,1

55,9

21,0

9,2

Độ lệch chuẩn tái lập, sR (mg/kg)

9,0

13,8

19,8

7,4

3,2

Giá tr R Horwitz

8,2

7,6

7,0

8,8

9,2

Trị số R Horrat

1,29

1,27

1,15

1,59

0,89

Bảng A.5 - Các giá tr đúng đối với phương pháp AAS ngọn lửa

Mẫu

Giá trị trung bình

mg/kg

Độ lệch chun tái lặp

sR

mg/kg

Giá trị xác định

mg/kg

Khoảng tin cậy

(95 %) mg/kg

Z-Score

Puree cà rốt

230

16

222

32

0,5

Puree cà chua

171

11

162

24

0,7

Hỗn hợp trái cây

72,9

4,0

69,5

19

0,4

Bột đậu

260

16

249

24

0,8

Bảng A.6 - Các giá trị đúng đối với phương pháp AAS dùng lò graphit

Mẫu

Giá trị trung bình

mg/kg

Độ lệch chun tái lặp

sR

mg/kg

Giá trị xác định

mg/kg

Khoảng tin cậy

(95 %) mg/kg

Z-Score

Puree cà rốt

215

18

222

32

-0,4

Puree cà chua

167

13

162

24

0,4

Hỗn hợp trái cây

69,6

4,8

69,5

19

0

Rượu vang trắng

2,47

0,27

2,38

0,25

0,6

Bột đậu

246

20

249

24

-0,2

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Welz, B., Sperling, M.: Atomabsorptionsspektrometrie, 4th edition, 1999, Wiley-VCH.

[2] Schinkel, H.: Störungen in der Flammen-ES und -AAS, 1997, Ottweiler Druckerei.

[3] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[4] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bn xác đnh độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chun

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi