Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10787:2015 Malt-Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10787:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10787:2015 Malt-Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Số hiệu:TCVN 10787:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:17/06/2015Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10787:2015

MALT – LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Malt – Sampling and preparation of test sample

Lời nói đầu

TCVN 10787:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo AOAC 935.25 Sampling of malt và AOAC 935.26 Malt. Preparation of test sample;

TCVN 10787:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MALT – LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Malt – Sampling and preparation of test sample

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với malt.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Lô hàng (lot)

Lượng malt xác định mà từ đó mẫu được lấy ra để xác định một (hoặc nhiều) đặc tính.

2.2. Lấy mẫu (sampling)

Hoạt động lấy hoặc thành lập mẫu.

CHÚ THÍCH Theo 1.3.1 của TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006) [5]

2.3. Mẫu ban đầu (increment)

Lượng vật liệu được lấy tại một thời điểm từ các điểm lấy mẫu riêng lẻ trong khắp lô hàng.

CHÚ THÍCH Theo 5.2.7 của TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006)[5]

2.4. Mẫu chung (aggregate sample)

Mẫu tổng hợp (composite sample)

Tập hợp của hai hoặc nhiều mẫu ban đầu (2.3), được gộp lại và trộn đều.

2.5. Mẫu rút gọn (reduced sample)

Một lượng malt thu được bằng việc giảm mẫu chung.

2.6. Mẫu thử nghiệm (laboratory sample)

Phần mẫu nhỏ đại diện cho chất lượng của lô hàng, thu được từ mẫu chung (2.4) hoặc mẫu rút gọn (2.5) và được dùng để kiểm tra trong phòng thử nghiệm.

CHÚ THÍCH Theo 2.6 của TCVN 7521:2005 (ISO 2292:1973)[3].

2.7. Đơn vị bao gói (packed unit)

Lượng sản phẩm được đóng trong bao, túi hoặc bao bì bán lẻ.

2.8. Hạt ngoại lai (foreign seeds)

Hạt của các loài thực vật, ngoại trừ loài cho hạt dùng để sản xuất malt.

3. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và như sau:

3.1. Xiên lấy mẫu, dài 0,9 m và 1,5 m.

3.2. Dụng cụ lấy mẫu Pelic (xem Hình 1).

3.3. Bình đựng mẫu, kín khí, tốt nhất là bình thiếc có nắp vặn, có dung tích thích hợp.

3.4. Khung kim loại chia bốn (xem Hình 2) hoặc dụng cụ chia mẫu loại khác.

Hình 1 – Dụng cụ lấy mẫu Pelic

Hình 2 – Khung kim loại chia bốn

4. Lấy mẫu

4.1. Yêu cầu chung

4.1.1. Việc lấy mẫu phải do các chuyên gia lấy mẫu thực hiện hoặc được sự đồng ý của các bên có liên quan.

4.1.2. Mẫu phải đại diện cho các lô hàng và vì thành phần của các lô hàng thường không đồng nhất nên cần lấy mẫu chung từ các vị trí khác nhau của lô hàng, trộn đều để thu được mẫu ban đầu. Mẫu thử nghiệm phải thu được thông qua việc rút gọn liên tiếp mẫu chung. Việc lấy mẫu các hạt hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc trong điều kiện xấu, cũng như bị rơi vãi phải được tiến hành riêng. Các sản phẩm này không được trộn lẫn với sản phẩm tốt và được đánh giá riêng.

4.1.3. Đảm bảo rằng tất cả các dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ. Việc lấy mẫu phải được thực hiện sao cho các mẫu sản phẩm, dụng cụ lấy mẫu và vật chứa mẫu không bị nhiễm bẩn ngẫu nhiên, ví dụ như mưa, bụi v.v... Chất bám dính bên ngoài dụng cụ lấy mẫu phải được loại bỏ trước khi đổ mẫu ra.

4.2. Phương pháp lấy mẫu

4.2.1. Lấy mẫu các sản phẩm dạng rời đựng trong thùng lớn hoặc trên xe tải

Dùng xiên lấy mẫu dài 1,5 m (3.1), lấy không ít hơn sáu điểm từ các phần khác nhau của thùng xe, trong số đó tốt nhất là lấy hai mẫu ở trung tâm thùng xe và hai mẫu từ mỗi đầu của thùng xe.

4.2.2. Lấy mẫu các sản phẩm dạng rời trên dòng chảy

Trong các thời điểm khác nhau trong khi nạp sản phẩm vào xe hoặc dỡ sản phẩm ra khỏi xe, dùng xiên lấy mẫu thích hợp (3.1) hoặc dụng cụ lấy mẫu Pelic (3.2) để lấy không nhỏ hơn sáu mẫu, mỗi mẫu đại diện cho các phần của dòng sản phẩm đang chảy.

4.2.3. Lấy mẫu các sản phẩm bao gói

Dùng xiên lấy mẫu dài 0,9 m (3.1), lấy mẫu dọc theo tâm của bao sản phẩm đã mở. Số đơn vị bao gói cần lấy không nhỏ hơn 2 % tổng số bao, lấy từ các vị trí khác nhau của xe hoặc của kho hàng.

4.3. Bao gói và gửi mẫu

4.3.1. Yêu cầu chung

Các mẫu thử nghiệm phải được đựng trong các vật chứa sạch, phù hợp với khối lượng của mẫu thử nghiệm và duy trì được các đặc tính ban đầu của mẫu thử nghiệm. Khối lượng mẫu phải phù hợp cho tất cả các phép phân tích cần thực hiện.

Tốt nhất là các vật chứa mẫu được đổ đầy mẫu và được làm kín để tránh làm thay đổi mẫu chứa bên trong. Việc làm kín này để chống giả mạo và có thể nhận biết được.

4.3.2. Ghi nhãn mẫu

Các thông tin trên nhãn phải ghi bằng mực không xóa được và rõ ràng. Thông tin trên nhãn của mẫu thử nghiệm thông thường bao gồm các nội dung sau:

a) bản chất của sản phẩm;

b) khối lượng đại diện;

c) số nhận biết lô hàng;

d) số hợp đồng (nếu cần);

e) ngày lấy mẫu;

f) vị trí và điểm lấy mẫu;

g) tên của người lấy mẫu.

4.4. Gửi mẫu

Mẫu cần được gửi đến phòng thử nghiệm càng nhanh càng tốt.

Mẫu cần được bảo quản và vận chuyển trong các điều kiện thích hợp để duy trì tính nguyên vẹn của mẫu.

4.5. Báo cáo lấy mẫu

Báo cáo lấy mẫu có thể bao gồm một vài hoặc tất cả các thông tin sau:

a) ngày lấy mẫu;

b) tên và chữ ký của những người được ủy quyền lấy mẫu; nếu cần, kèm theo:

1) tên và chữ ký của người bán hàng;

2) tên và chữ ký của người mua hàng;

3) tên và chữ ký của người chuyển mẫu;

c) mô tả sản phẩm, bao gồm:

1) mẫu đối chứng;

2) khối lượng mẫu;

3) cỡ lô;

4) nguồn gốc xuất xứ của mẫu (ví dụ, từ xilô phẳng, xilô đứng, xe tải);

d) mô tả thao tác lấy mẫu, bao gồm:

1) vị trí và điểm lấy mẫu;

2) số lượng mẫu ban đầu trên một lô;

3) số lượng mẫu thử nghiệm trên một lô;

4) quy trình lấy mẫu đã sử dụng (dụng cụ, sản phẩm ở dạng tĩnh/dòng chảy..v.v..);

5) nơi gửi mẫu, ví dụ tên và địa chỉ mà mẫu được gửi đến;

6) các ý kiến, nếu có;

e) các điều kiện vận chuyển và bảo quản.

5. Chuẩn bị mẫu thử

Chia mẫu thử nghiệm, sử dụng khung kim loại chia bốn (3.4) hoặc bộ chia mẫu khác, cho đến khi còn lại khoảng 1,4 kg mẫu.

Loại bỏ tạp chất như đá, gỗ, mẩu dây sợi (nếu có), không loại bỏ các loại hạt ngoại lai (2.8) hoặc các hạt malt bụi.

Chuyển phần mẫu rút gọn vào bình đựng mẫu kín khí (3.3).

CHÚ THÍCH: Không đựng mẫu rút gọn trong hộp carton, túi, hộp gỗ, lọ thủy tinh nhỏ hình trụ hoặc trong giấy gấp nếp.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 5609:2007 (ISO 1839:1980) Chè – Lấy mẫu

[2] TCVN 6539:1999 (ISO 4072:1982) Cà phê nhân đóng bao – Lấy mẫu

[3] TCVN 7521:2005 (ISO 2292:1973) Hạt cacao – Lấy mẫu

[4] TCVN 9027:2011 (ISO 24333:2009) Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Lấy mẫu

[5] TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006) Thống kê học – Từ vựng và ký hiệu – Phần 2: Thống kê ứng dụng

[6] Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Grain storage techniques - Evolution and trends in developing countries, Rome, 1994

[7] Grain Trade Australia, Section 2 – Barley Trading Standards, 2014/15 Season

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi