Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10747:2015 CODEX STAN 215-1999 with amendment 2011 Ổi quả tươi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10747:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10747:2015 CODEX STAN 215-1999 with amendment 2011 Ổi quả tươi
Số hiệu:TCVN 10747:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:06/10/2015Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10747:2015

CODEX STAN 215-1999

WITH AMENDMENT 2011

ỔI QUẢ TƯƠI

Guavas

Lời nói đầu

TCVN 10747:2015 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 215-1999; Sửa đổi năm 2011;

TCVN 10747:2015 do Cục Chế biến nông lâm Thủy sản và Nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ỔI QUẢ TƯƠI

Guavas

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống ổi thương phẩm thuộc loài Psidium guajava L, họ Myrtaceae, được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, sau khi sơ chế và đóng gói.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho ổi quả tươi dùng trong chế biến công nghiệp.

2  Yêu cầu về chất lượng

2.1  Yêu cầu tối thiểu

Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và sai số cho phép, ổi quả tươi phải:

- nguyên vẹn;

- lành lặn, không bị thối hỏng hoặc dập nát đến mức không phù hợp để sử dụng;

- sạch, không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;

- không bị sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;

- không bị hư hỏng bởi sinh vật hại;

- không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi kho lạnh;

- không có mùi và/hoặc vị lạ;

- rắn chắc;

- không có vết thâm.

2.1.1  Ổi quả tươi phải đạt được độ phát triển và độ chín thích hợp, tương ứng với các đặc tính của giống và vùng trồng.

Mức độ phát triển và trạng thái của ổi quả tươi phải đảm bảo:

- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;

- đến được nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

2.2  Phân hạng

Ổi quả tươi được phân thành ba hạng như sau:

2.2.1  Hạng “đặc biệt”

Ổi quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Không được có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.

2.2.2  Hạng I

Ổi quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Cho phép có các khuyết tật nhẹ miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:

- khuyết tật nhẹ về màu sắc hoặc hình dạng quả;

- khuyết tật nhẹ trên vỏ do bị cọ xát và các khuyết tật bề mặt khác như rám nắng, thâm và sần sùi không vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt quả.

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.

2.2.3  Hạng II

Ổi quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép ổi quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:

- khuyết tật về hình dạng và màu sắc quả;

- khuyết tật trên vỏ do bị cọ xát và các khuyết tật bề mặt khác như rám nắng, thâm và sần sùi không vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt quả.

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.

3  Yêu cầu về kích cỡ

Kích cỡ được xác định theo khối lượng hoặc đường kính tối đa của mặt cắt quả phù hợp với bảng sau:

Mã kích cỡ

Khối lượng

g

Đường kính

mm

1

> 450

> 100

2

từ 351 đến 450

từ 96 đến 100

3

từ 251 đến 350

từ 86 đến 95

4

từ 201 đến 250

từ 76 đến 85

5

t 151 đến 200

từ 66 đến 75

6

từ 101 đến 150

từ 54 đến 65

7

từ 61 đến 100

từ 43 đến 53

8

từ 35 đến 60

từ 30 đến 42

9

< 35

< 30

4  Sai số cho phép

Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hạng.

4.1  Sai số về chất lượng

4.1.1  Hạng “đặc biệt”

Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng ổi quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng I.

4.1.2  Hạng I

Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng ổi quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.

4.1.3  Hạng II

Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng ổi quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.

4.2  Sai số về kích cỡ

Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng ổi quả tươi tương ứng với kích cỡ cao hơn hoặc thấp hơn kích cỡ liền kề được ghi trên bao bì.

5  Yêu cầu về cách trình bày

5.1  Độ đồng đều

Ổi quả tươi trong mỗi bao gói phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ và màu sắc, chất lượng, loại thương phẩm và/hoặc giống, xuất xứ. Phần quả nhìn thấy được trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.

5.2  Bao gói

Ổi quả tươi phải được bao gói sao cho bảo vệ được sản phẩm một cách phù hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao bì phải mới[1]), sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.

Ổi quả tươi được đóng gói trong mỗi bao bì phải phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, Amd. 1-2004) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.

5.2.1  Bao bì

Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản ổi quả tươi. Bao bì không được chứa tạp chất và mùi lạ.

6  Ghi nhãn

6.1  Bao gói bán lẻ

Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:

6.1.1  Tên sản phẩm

Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài, thì mỗi bao bì phải được dán nhãn ghi tên sản phẩm và có thể ghi tên giống.

6.2  Bao bì không dùng để bán lẻ

Mỗi bao bì sản phẩm phải bao gồm các thông tin dưới đây, các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng.

6.2.1  Dấu hiệu nhận biết

Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn)[2]).

6.2.2  Tên sản phẩm

Cần ghi rõ tên của sản phẩm, tên của giống hoặc loại thương phẩm (tùy chọn), nếu sản phẩm không thể nhìn thấy từ phía bên ngoài.

6.2.3  Nguồn gốc xuất xứ

Nước xuất xứ và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên khu vực hoặc địa phương.

6.2.4  Nhận biết về thương mại

- hạng;

- kích cỡ (mã kích cỡ hoặc khối lượng tối thiểu và tối đa, tính bằng gam hoặc đường kính, tính bằng milimet, tương ứng);

- khối lượng tịnh (tùy chọn).

6.2.5  Dấu kiểm tra (tùy chọn)

7  Chất nhiễm bẩn

7.1  Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về chất nhiễm bẩn theo CODEX STAN 193-1995[3]) General Standard for contaminants and toxins in food and feed (Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).

7.2  Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 5624 Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai (gồm hai phần).

8  Vệ sinh

8.1  Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải được sơ chế và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm, TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, Rev. 2010) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi, các Quy phạm thực hành vệ sinh và Quy phạm thực hành khác có liên quan.

8.2  Sản phẩm phải tuân thủ các quy định về vi sinh vật theo TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997), Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm.

 

 

[1]) Đối với tiêu chuẩn này, vật liệu bao gói bao gồm cả vật liệu tái chế dùng cho thực phẩm.

[2]) Ở một số quốc gia đòi hỏi phải khai báo rõ ràng tên và địa chỉ. Trong trường hợp sử dụng cách thức ghi mã số thì phải ghi người đóng gói và/hoặc người gửi (hoặc các cách viết tắt tương đương) ở chỗ nối gần nhất với mã số.

[3]) CODEX STAN 193-1995 đã được soát xét năm 2007 và được chấp nhận thành TCVN 4832:2009 Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, có sửa đổi về biên tập.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi