Tiêu chuần Quốc gia TCVN 10481:2014 ISO 19219:2002 Dầu mỡ động vật và thực vật-Xác định cặn nhìn thấy được trong dầu mỡ thô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10481:2014

Tiêu chuần Quốc gia TCVN 10481:2014 ISO 19219:2002 Dầu mỡ động vật và thực vật-Xác định cặn nhìn thấy được trong dầu mỡ thô
Số hiệu:TCVN 10481:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10481 : 2014

ISO 19219:2002

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH CẶN NHÌN THẤY ĐƯỢC TRONG DẦU MỠ THÔ

Animal and vegetable fats and oils - Determination of visible foots in crude fats and oils

Lời nói đầu

TCVN 10481:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 19219:2002;

TCVN 10481:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH CẶN NHÌN THẤY ĐƯỢC TRONG DẦU MỠ THÔ

Animal and vegetable fats and oils - Determination of visible foots in crude fats and oils

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chất nhìn thấy được trong dầu hoặc mỡ thô, có th tách bằng trọng lực.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cn thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6128:2007 (ISO 661:1989), Dầu mỡ động vật và thực vật - Chun bị mẫu thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Cặn nhìn thấy được (visible foots)

Vật cht không tan trong dầu mỡ cùng với dầu bị lắng xuống và tách khỏi dầu hoặc mỡ trong 96 h ở nhit độ quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1: Cn là thut ngữ dùng để mô t các tạp cht kết tủa từ du ht lanh dng nguyên liệu trong suốt quá trình bảo qun sau đó lng xuống đáy b cha.

CHÚ THÍCH 2: Cn nhìn thy được được định lưng bng cách giữ mẫu dầu hoặc m đng nht trong khoảng thời gian 96 h ở nhiệt độ ln hơn nhit đ nóng chy 20 °C hoặc 10 °C hoặc bất c nhiệt đ nào cao hơn.

4. Nguyên tắc

Để yên một phần mẫu thử dầu hoặc m thô đã đồng nhất ở nhiệt độ kiểm soát trong khoảng thời gian 96 h. Thể tích vật chất tách ra gọi là “cặn nhìn thấy được” được thể hiện trên bình chia độ.

5. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

5.1. Ống lắng cặn, hình qu lê, dùng khi chất lắng £ 1,5 ml trên 100 ml.

Xem Hình 1.

5.2. Ống lắng cặn, hình nón, dùng khi chất lắng > 1,5 ml trên 100 ml.

Xem Hình 2.

Kích thước tính bằng milimét

Kích thước tính bằng milimét

 

Hình 1 - ng lắng cặn hình quả lê

Hình 2 - ng lắng cặn hình nón

6. Lấy mẫu

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 2625 (ISO 5555).

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không b hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển, lấy mẫu hoặc bảo qun.

Mẫu phải được bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc lọ polyetylen terephtalat (PET).

7. Chuẩn bị mẫu thử

Làm ấm dầu hoặc mỡ đến khi lng hoàn toàn và trộn (nghĩa là: lắc mẫu bằng tay) cho đến khi tất c chất lắng ở đáy lọ đựng mẫu phân tán lại vào trong mẫu dầu hoặc mỡ để đảm bảo mẫu là mẫu đại diện và đủ đồng nhất. Xem TCVN 2625 (ISO 5555).

8. Cách tiến hành

8.1. Số lần xác định

Tiến hành phép thử lặp lại.

8.2. Chuẩn bị mẫu thử

Làm nguội mẫu thử đã được chuẩn b (Điều 7), bằng cách khuấy liên tục đến khi nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ nóng chảy 20 °C hoặc 10 °C hoặc bất cứ nhiệt độ nào cao hơn.

8.3. Xác định

Làm đầy ống lắng (5.1 hoặc 5.2) đến vạch chia độ 100 ml, bằng dầu hoặc mỡ đồng nht ở nhiệt độ đo, càng nhanh càng tốt. Giữ ống ở vị trí thẳng đứng trong 96 h ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ nóng chảy 20 °C hoặc 10 °C hoặc bất cứ nhiệt độ nào cao hơn. Trong suốt quá trình thử nghiệm, cần giữ ống ở trạng thái không bị xáo trộn. Đọc thể tích cặn” ở đáy ống sau 96 h, chính xác đến 0,1 ml.

9. Biểu thị kết quả

Báo cáo giá trị các tạp chất nhìn thấy được bằng phần trăm thể tích, ở T oC. (Trong đó T °C là nhiệt độ tiến hành phép thử). Trạng thái ống lắng cặn đã sử dụng (5.1 hoặc 5.2).

Tính giá trị trung bình các kết quả của hai ống và báo cáo kết quả chính xác nhất.

0,1 ml trên 100 ml

đối với các kết qu < 1 ml trên 100 ml;

0,5 ml trên 100 ml

đối với các kết quả từ 1 ml đến 3 ml trên 100 ml;

1,0 ml trên 100 ml

đối với các kết quả > 3 ml trên 100 ml.

10. Độ chụm

10.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm

Chi tiết phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có th không áp dụng cho các dải nồng độ và chất nền mẫu khác với các giá trị đã nêu.

10.2. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử đơn lẻ, độc lập thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, tiến hành trên cùng một loại vật liệu thử, trong cùng một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp vượt quá:

Mức tạp chất thu được (ml trên 100 ml)

< 1

từ 1 đến 3

> 3

Giới hạn lặp lại, r

0,1

từ 0,3 đến 0,5

1,0.

10.3. Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, tiến hành trên cùng một loại vật liệu thử, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không được quá 5 % các trưng hợp vượt quá:

Mức tạp chất thu được (ml trên 100 ml)

< 1

từ 1 đến 3

> 3

Giới hạn tái lập, R

1,0

3,0

5,0.

11. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

- mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

- phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

- phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

- tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này cùng với mọi tình huống bất thường khác có thể ảnh hưng đến kết quả;

- các kết quả thử nghiệm thu được, hoặc nếu kim tra độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm

A.1. Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm

Bảng A.1 và Bảng A.2 đưa ra dữ liệu độ chụm của phép thử thực hiện năm 1996 và năm 1997/1998.

Bng A.1 - Cặn nhìn thấy được (nghiên cứu năm 1996)

 

Số mẫu thử

1

2

3

4

5

6

S lượng phòng thử nghiệm tham gia

12

13

12

13

13

13

Số lưng các kết quả được chp nhận

11

10

9

12

12

10

Giá trị trung bình

1,39

2,49

0,42

3,96

5,72

6,73

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr

0,18

0,08

0,03

0,18

0,14

0,23

Hệ số biến thiên lặp lại, %

12,64

3,24

6,22

4,52

2,50

3,47

Giới hạn lặp lại, r

0,49

0,23

0,07

0,50

0,40

0,65

Độ lệch chuẩn tái lập, sR

1,10

0,48

0,62

1,15

1,05

0,85

Hệ số biến thiên tái lập, %

79,4

19,3

146

29,0

18,4

12,7

Giới hạn tái lập, R

3,09

1,34

1,73

3,21

2,95

2,39

Bng A.2 - Cặn nhìn thấy được (nghiên cứu năm 1997/1998)

 

Số mẫu thử

1

2

3

4

Số lượng phòng thử nghiệm tham gia

9

9

9

9

S lượng các kết quả được chp nhận

8

9

9

9

Giá trị trung bình

0,07

2,46

2,41

4,76

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr

0

0,07

0,02

0,26

Hệ số biến thiên lp lại, %

0

3,04

0,98

5,53

Giới hạn lặp lại, r

0

0,21

0,07

0,74

Độ lệch chuẩn tái lập, sR

0,05

0,90

0,90

1,90

Hệ số biến thiên tái lp, %

66,6

36,5

37,5

40,3

Giới hn tái lập, R

0,30

2,51

2,53

5,38

A.2. Phân tích hồi quy đối với tiêu chuẩn này và TCVN 10113 (ISO 15301)

So sánh các kết quả thu được theo phương pháp nêu trong TCVN 10113 (ISO 15301) và phương pháp hiện hành. Sử dụng các kết quả phân tích thu được từ các phép thử vòng cộng tác, mối tương quan giữa hai phương pháp được nêu trong công thức sau đây (với hệ số tương quan 0,96):

V = 2,5 C - 0,5

Trong đó:

V là thể tích cặn xác định được theo tiêu chuẩn này (phép thử 96 h);

C là thể tích chất lắng/cặn xác định được theo TCVN 10113 (ISO 15301) (phương pháp li tâm).

Điều này cho thấy phương pháp li tâm có thể là phương pháp tốt thay cho phương pháp cặn nhìn thấy được, trong đó phương pháp kiểm soát nhanh cần hàm lượng chất lắng > 0,5 ml trên 100 mg.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 2625 (ISO 5555), Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu.

[2] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[3] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[4] TCVN 10113:2013 (ISO 15301:2001), Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định cặn trong dầu mỡ thô - Phương pháp li tâm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi