Tiêu chuẩn TCVN I-4:2017 Bộ tiêu chuẩn về dược liệu, thuốc từ dược liệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN I-4:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN I-4:2017 Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc-Phần 4: Dược liệu và thuốc từ dược liệu (gồm 315 tiêu chuẩn)
Số hiệu:TCVN I-4:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2017Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN I-4:2017

BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC - PHẦN 4: DƯỢC LIỆU VÀ THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU (GỒM 315 TIÊU CHUẨN)

Set of national standards for medicines - Part 4: Materia medica and drugs from materia medica

 

Lời nói đầu

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 thay thế bộ TCVN I:2009. Bộ TCVN I:2017 gồm 5 phần

TCVN I-1:2017 - Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và các chuyên mục;

TCVN I-2:2017 - Phần 2: Nguyên liệu hóa dược;

TCVN I-3:2017 - Phần 3: Thành phẩm hóa dược;

TCVN I-4:2017 - Phần 4: Dược liệu và thuốc từ dược liệu;

TCVN I-5:2017 - Phần 5: Vắc xin và sinh phẩm y tế.

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 do Hội đồng Dược điển Việt Nam biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc là văn bản kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 có 1158 tiêu chuẩn, bao gồm:

Phần 1: 201 tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm thuốc và chuyên mục;

Phần 2: 362 tiêu chuẩn về nguyên liệu hóa dược;

Phần 3: 257 tiêu chuẩn về thành phẩm hóa dược;

Phần 4: 315 tiêu chuẩn về dược liệu và thuốc từ dược liệu;

Phần 5: 23 tiêu chuẩn về vắc xin và sinh phẩm y tế.

Danh pháp, thuật ngữ trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được viết theo qui định của Hội đồng Dược điển Việt Nam, Bộ Y tế. Các thuật ngữ dược phẩm được viết dựa trên nguyên tắc việt hóa tên chung quốc tếLatin(DCILatin)một cách hợp lý nhằm giữ các ký tự cho sát với thuật ngữ quốc tế. Tên hợp chất hữu cơ được viết theo danh pháp do Hiệp hội quốc tế hóa học thuần túy và ứng dụng (I.U.P.A.C) qui định. Trong một số trường hợp cá biệt, các thuật ngữ tiếng Việt đã quen dùng đối với một số nguyên tố, hóa chất hay tên dược liệu vẫn tiếp tục sử dụng.

 

BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC - PHẦN 4: DƯỢC LIỆU VÀ THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU

Set of national standards for medicines - Part 4: Materia medica and drugs from materia medica

Mục 1: Tiêu chuẩn dược liệu

1  Phạm vi áp dụng

Bộ tiêu chuẩn này qui định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng dược liệu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN I-1:2017, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và các chuyên mục.

3  Ký hiệu và chữ viết tắt

Ký hiệu in nghiêng tên hóa chất, thuốc thử biểu thị thuốc thử đó phải đạt yêu cầu qui định tại Phụ lục 2 của TCVN I-1:2017.

Chữ viết tắt: Theo mục 2 Qui định chung và mục 3 Ký hiệu các chữ viết tắt của TCVN I-1:2017.

4  Các tiêu chuẩn

ACTISÔ (Lá)

FoliumCynarae scolymi

Lá phơi hoặc sấy khô của cây Actisô(Cynara scolymusL.) họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 m đến 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thùy khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn và hơi đắng.

Bột

Mảnh biểu bì phiến lá gồm những tế bào hình nhiều cạnh, mang lỗ khí và lông che chở. Mảnh biểu bì gân lá gồm tế bào hình chữ nhật, thành mỏng. Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch vòng và mạch vạch. Mảnh mô mềm. Nhiều khối nhựa màu nâu, kích thước to nhỏ không nhất định.

Định tính

A. Cắt nhỏ 3 g dược liệu, cho vào bình cầu, thêm 50mlethanol96 % (TT),đun sôi cách thủy với ống sinh hàn ngược trong 30 min, lọc (dung dịch A).

Lấy 5mldung dịch A, bốc hơi trên cách thủy cho hếtethanol.Hòa cắn còn lại trong 1mldung dịchacidhydrocloric 1 N (TT)và 4mlnước cất,lọc. Thêm vào dịch lọc 1mldung dịch natri nitrit 10 % (TT),để lạnh ở 10 °C trong 20 min. Thêm 4mldung dịch natri hydroxyd 10% (TT),xuất hiện màu hồng cánh sen bền vững.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Acid formic-butylacetat - nước (5 : 14 : 5).

Dung dịch thử: Dung dịch A.

Dung dịch chất đối chiếu: Dung dịch cynarin 1 mg/ml trong methanol(TT).

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Nếu không có cynarin chuẩn, lấy khoảng 3 g lá Actiso (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần chuẩn bị dung dịch A.

Cách tiến hành:Chấm lên bản mỏng 15 µl dung dịch thử, 10 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch natri nitrit 10 % (TT)và sau 1 min phundung dịch natri hydroxyd 10 % (TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 1 vết màu vàng(flavonoid);1 vết màu hồng (cynarin) có cùng giá trị Rf với vết của cynarin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu. Hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 3 g dược liệu đã cắt nhỏ hoặc xay thành bột thô. Làm ẩm vớiethanol96 % (TT)trong 30 min, cho vào bình Soxhlet chiết vớiethanol70 % (TT)trong cách thủy cho tới hết hoạt chất (thử bằng phản ứng định tính A: dịch thử không xuất hiện màu hồng cánh sen), cất thu hồi dung môi. Cắn còn lại thêm 20mlnước cất,khuấy kỹ cho tan, lọc qua giấy lọc. Cho dịch lọc vào ống quay ly tâm và thêm 20mldung dịch chì acetat 10 % (TT),khuấy đều. Ly tâm 3000 r/min trong 15 min. Gạn bỏ lớp nước. Thêm vào cắn 5mldung dịchacid acetic10 % (TT)và 25mldung dịchacid sulfuric0,05 M (TT).Chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình định mức 100ml,lắc đều trong 30 min. Thêmnước cấtđến vạch, trộn đều. Lấy chính xác 20mlhỗn hợp vào ống ly tâm và ly tâm như trên. Lấy chính xác 1mldung dịch trong ở phía trên, cho vào bình định mức 50ml.Thêmmethanol(TT)đến vạch, lắc đều. Đo độ hấp thụ cực đại của dung dịch ở bước sóng 325 nm. Mẫu trắng làmethanol(TT).Hàm lượng hoạt chất trong dược liệu được tính theo công thức sau:

trong đó:

Alà độ hấp thụ của mẫu đo;

616 là độ hấp thụ của dung dịch cynarin 1 % trongmethanol(TT)ở bước sóng 325 nm;

P là khối lượng dược liệu thô (đã trừ độ ẩm).

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,1 % hoạt chất tính theo cynarin.

Chế biến

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50°C đến 60°C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc, có thể dùng hơi nước sôi có áp suất cao để xử lý nhanh lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ẩm mốc.

Tính vị, quy kinh

Khổ, lương. Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Lợi mật, chỉ thống. Chủ trị: Tiêu hóa kém, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 10 g, dạng thuốc sắc.

CAO ĐẶC ACTISÔ

Extractum Cynarae spissum

Cao đặc actisô được bào chế từ lá cây Actisô (Cynara scolymusL.) họ Cúc (Asteraceae) theo phương pháp thích hợp, để chế phẩm có hàm lượng hoạt chất ổn định.

Mô tả

Cao đặc actisô có thể chất mềm, đồng nhất. Màu nâu sẫm. Mùi đặc biệt. Vị hơi mặn chát và hơi đắng.

Định tính

A. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong khoảng 20mlethanol96 % (TT),lọc. Được dịch lọc A.

Lấy 1mldịch lọc A cho vào ống nghiệm, thêm 0,1 g bộtmagnesi(TT) và 2mlacidhydrocloric (TT),để yên, xuất hiện màu hồng đến đỏ.

Lấy 1mldịch lọc A cho vào một ống nghiệm, thêm 0,5mldung dịchacidhydrocloric 1 N(TT) và 0,5mldung dịch natri nitrit 10% (TT). Để lạnh ở 10°C trong khoảng 20 min. Thêm 2mldung dịch natri hydroxyd 10% (TT),sẽ xuất hiện màu hồng bền vững.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG

Dung môi khai triển:Acid formickhan -acid acetickhan - nước -ethylacetat (5 : 5 : 10 : 100)

Dung dịch thử:Dịch lọc A được cô tới cắn, hòa cắn trong 10mlethanol60%(TT), lắc với 5mlethylacetat(TT), tách lấy dịch chiếtethylacetat làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan cynarin trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl dung dịch thử và 10 µl dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch natri nitrit 10%(TT) sau đó vài phút phundung dịch natri hydroxyd 10%(TT).

Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải có một vết màu vàng(flavonoid)có giá trị Rf khoảng 0,30 và một vết màu hồng (giá trị Rf khoảng 0,55) tương đương với vết cynarin chuẩn trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu.

Cắn không tan trong nước

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 50mlnước cất,lọc, rửa cắn bằngnước cấtđến khi nước rửa không màu, thu cắn và sấy khô ở 100°C đến 105°C đến khối lượng không đổi. Lượng cắn không được quá 3,0 %.

pH

Dung dịch cao đặc actisô 1 % (kl/tt) trong nước phải cópHtừ 5,0 đến 6,0 (Phụ lục 6.2).

Mất khối lượng do làm khô

Không quá20,0 %. Dùng1,0 g chế phẩm sấyở 70 °C đến khối lượng không đổi (Phụ lục9.6).

Tro toàn phần

Không quá 35,0 %. Dùng 1,0 g chế phẩm (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Cân khoảng 0,800 g cao, cho vào ống ly tâm và thêm 10mlnước cất, trộn thật đều. Thêm 20mldung dịch chì acetat 10%) (TT),lắc đều và ly tâm với tốc độ 3000 r/min, trong 15 min. Gạn bỏ nước, trộn đều cắn với 5mldung dịchacid acetic10% (TT)rồi thêm 25mldung dịchacid sulfuric1 N(TT). Chuyển hết dung dịch vào bình định mức màu nâu 100ml,lắc đều trong 60 min, sau đó thêm nước cất đến vạch. Lấy 20mldung dịch này cho vào ống ly tâm và ly tâm với tốc độ 3000 r/min, trong 15 min. Lấy chính xác 2mldịch trong suốt ở phía trên, cho vào bình định mức 50ml.Thêmmethanol (TT)đến vạch. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 325 nm (Phụ lục 3.1), dùngmethanol (TT)làm mẫu trắng. Tính hàm lượng cynarin theoA(1 %, 1cm),lấy 616 là giá trịA(1 %, 1cm)của cynarin ở bước sóng 325 nm.

Hàm lượng hoạt chất trong cao đặc actisô tính theo cynarin không được nhỏ hơn 2,5 %.

Bảo quản

Đóng trong bao bì kín, chống ẩm. Để nơi khô, mát.

BA KÍCH (Rễ)

RadixMorindaeofficinalis

Dây ruột gà

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ba kích (MorindaofficinalisHow),họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3cmtrở lên, đường kính 0,3cmtrở lên. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu. Vị hơi ngọt và hơi chát.

Vi phẫu

Mặt cắt dược liệu hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm 2 đến 3 hàng tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm, trong lớp bần thường có các tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim, sát lớp bần có các tế bào mô cứng xếp liền nhau tạo thành vòng. Mô mềm vỏ dày, cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn, các tế bào ở phần ngoài bị ép bẹp. Phía trong mô mềm là libe, gồm các tế bào nhỏ tạo thành vòng liên tục. Rải rác trong mô mềm và libe có các bó tinh thể calci oxalat hình kim. Gỗ gồm các mạch gỗ lớn xếp thành bó, các bó kết hợp với nhau tạo thành lõi hình sao 5, 6 cạnh. Trong mô gỗ có những đám tế bào không hóa gỗ.

Bột

Bột có màu nâu nhạt, vị hơi chát, mùi thơm dịu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật, mảnh mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều cạnh thành mỏng, một số tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim. Sợi gỗ. Có nhiều tế bào mô cứng thành dày hóa gỗ, các lỗ trao đổi rõ. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, dài khoảng 0,1 mm và các đoạn gãy của chúng. Rải rác có các hạt tinh bột và nhiều mạch điểm.

Định tính

A. Đun sôi 0,10 g bột dược liệu với 1mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT)và 9mlnước,rồi lọc. Thêmacidhydrocloric (TT)cho đến phản ứng hơiacidvà 10mletherethylic (TT),lắc. Lớpethersẽ nhuộm màu vàng. Gạn riêng lớpether,thêm 5mldung dịch amoniac đậm đặc (TT),lắc. Lớp dung dịch amoniac sẽ nhuộm màu đỏ tím bền vững.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (30°Cđến 40 °C) -ethylacetat -acid aceticbăng(7,5 : 2,5 : 0,25).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 5 g bột dược liệu thêm 10mlnước,lắc để nước thấm đều dược liệu, để yên 15 min, nghiền bột dược liệu trong cối sứ thành bột ướt, thêm 40mlmethanol(TT),cho vào bình cầu miệng mài, đun sôi hồi lưu trên cách thủy trong 30 min, lọc, làm bay hơi dung môi đến cạn. Thêm vào cắn 5mlnướcvà 20mletherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C) (TT),lắc khoảng 3 min đến 5 min, để lắng, gạn lấy phần dịch chiếtetherdầu hỏa, làm bay hơi hết dung môi. Hòa cắn trong 2mlmethanol(TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 5 g dược liệu Ba kích (mẫu chuẩn) và tiến hành như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phundung dịchkalihydroxyd 10 % trongethanol(TT).Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết (2 đến 3 vết) màu đỏ, cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tỉ lệ dược liệu xơ, hóa gỗ, đường kính dưới 0,3cm:Không được có.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 50,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Có thể đào lấy rễ quanh năm. Rễ được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, phơi khô tới khi không dính tay, đập nhẹ cho bẹp, phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bào chế

Ba kích nhục: Lấy Ba kích sạch đồ kỹ hoặc luộc qua, khi còn đang nóng rút bỏ lõi gỗ, cắt đoạn, phơi khô.

Diêm ba kích nhục: Lấy Ba kích sạch trộn với nước muối ăn cho đều, đồ kỹ, rút lõi gỗ, cắt đoạn phơi khô. Cứ 100 kg Ba kích dùng 2 kg muối và lượng nước vừa đủ hòa tan, lọc trong.

Chích ba kích: Lấy Cam thảo giã dập, sắc lấy nước, bỏ bã; Cho Ba kích sạch vào, đun đến khi mềm xốp có thể rút lõi gỗ, lấy ra rút lõi khi còn nóng, cắt đoạn, phơi khô. Cứ 100 kg Ba kích dùng 6 kg Cam thảo.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, tân, vi ôn. Vào kinh thận.

Công năng, chủ trị

Bổ thận dương, mạnh gân xương. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh, phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng, táo bón không nên dùng.

BÁ TỬ NHÂN

SemenPlatycladiorientals

Là hạt trong "nón cái" già (còn gọi là "quả") được phơi hay sấy khô của cây Trắc bá[Platycladus orientalis(L.)Franco],họ Hoàng đàn (Cupressaceae).

Mô tả

Hạt hình trứng dài hoặc bầu dục hẹp, dài 4 mm đến 7 mm, đường kính 1,5 mm đến 3 mm. Mặt ngoài màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Độ ẩm

Không quá 7,0 % (Phụ lục 12.13).

Chỉ sốacid

Không quá 40,0 (Phụ lục 7.2).

Tán thành bột thô 50 g mẫu thử, cho vào bình Soxhlet, thêm 100mlhexan(TT), chiết hồi lưu trong 2 h, để nguội, lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp số 3, cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm, lấy một phần dầu thu được để xác định chỉ sốacidtheo Phụ lục 7.2. Phần còn lại xác định chỉ sốcarbonylvà chỉ số peroxyd.

Chỉ sốcarbonyl

Chỉ sốcarbonyllà số milimol của hợp chất có nhómcarbonylcó trong dầu béo của 1 kg dầu béo.

Không quá 30,0. Xác định theo phương pháp sau:

Cân chính xác 0,02 g dầu béo (thu được từ phép thử Chỉ sốacid)cho vào bình định mức 25ml,thêmtoluen(TT) để hòa tan và pha loãng đến vạch với cùng dung môi. Lấy chính xác 5,0mldung dịch thu được vào bình nón 25mlcó nút mài, thêm 3mldung dịchacidtricloroacetic (TT)4,3 % trongtoluen(TT)và 5mldung dịch2,4-dinitrophenylhydrazin (TT)0,05 % trongtoluen(TT), trộn đều, đun 30 min trong cách thủy 60°C, để nguội, thêm từ từ dọc theo thành bình 10mldung dịchkalihydroxyd 4 % trongethanol (TT), đậy nút bình nón, lắc kỹ trong 1 min, để yên 10 min. Tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch thu được (Phụ lục 4.1) tại bước sóng 453 nm, tính chỉ sốcarbonyltheo công thức sau:

chỉ số carbonyl = 

trong đó:

A là độ hấp thụ đo được;

G là khối lượng của dầu béo (g);

854 là giá trị trung bình của hệ số hấp thụ phân tử gam (tính theo milimol) của dẫn chất2,4-dinitrophenylhydrazinvà nhómcarbonyl.

Chỉ số peroxyd

Chỉ số peroxyd là phần trăm iod tự do được tạo thành từ phản ứng của hợp chất peroxyd trong dầu béo vớikaliiodid.

Không quá 0,26. Xác định theo phương pháp sau:

Lấy 3 g dầu béo (thu được ở phép thử Chỉ sốacid)vào một bình nón 250ml,thêm 30mlhỗn hợpcloroform-acid aceticbăng (1 : 1),lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1mldung dịchkaliiodid bão hòa (TT)mới pha, đậy kín, lắc nhẹ trong 30 s, để yên ở chỗ tối 3 min, thêm 100mlnước.Chuẩn độ bằngdung dịch natrithiosulfat0,01 M (CĐ)đến khi có màu vàng nhạt, thêm 1mldung dịchhồ tinh bột (TT),tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu xanh dương. Song song tiến hành 1 mẫu trắng. Tính chỉ số peroxyd theo công thức sau:

Chỉ số peroxyd

trong đó:

Alà thể tíchdung dịch natrithiosulfat0,01 M (CĐ)đã dùng với mẫu thử(ml);

B là thể tíchdung dịch natrithiosulfat0,01 M (CĐ)đã dùng với mẫu trắng(ml);

G là khối lượng chất kiểm tra (g);

0,001269 là lượng iod (g) tương đương với 1mldung dịch natrithiosulfat0,01 M.

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Khi hạt chín, thu hái "quả", lấy hạt phơi khô. Trước khi dùng, loại bỏ tạp chất và vỏ "quả" còn sót lại.

Bá tử sương: Lấy Bá tử nhân khô đã loại bỏ tạp chất và vỏ "quả" còn sót lại, giã nát, gói vào giấy thấm, sấy cho hơi khô, ép bỏ hết dầu, giã nhỏ.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh nóng và mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tâm, thận, đại trường.

Công năng, chủ trị

Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng. Chủ trị: Hư phiền mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, âm hư, ra mồ hôi trộm, táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 12 g, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

BẠC HÀ

Herba Menthae

Bộ phận trên mặt đất, thu hái vào thời kỳ vừa ra hoa, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Bạc hà(MenthaarvensisL), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Thân có thiết diện vuông, nhẹ, xốp, dài khoảng 20cmđến 40cm,đường kính khoảng 0,15cmđến 0,30cm.Thân chia đốt, khoảng cách giữa các mấu khoảng 3cmđến 7cm,màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông hoặc gần như không có lông. Mặt cắt ngang có màu trắng, thân già đôi khi rỗng ở giữa. Lá mọc đối, cuống lá dài từ 0,5cmđến 1,5cm,phiến lá hình mũi mác, dài 3cmđến 7cm,rộng 1,5cmđến 3cm.Đầu lá thuôn nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa nhọn. Hai mặt lá đều có lông nhiều hay ít. Lá khô dễ vụn nát. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

Vi phẫu

Lá:Biểu bì trên và dưới mang lông che chở nhiều hay rất hiếm tùy theo chủng hay thứ, thường tập trung ở gân giữa. Lông che chở đa bào một dây, thường có từ 2 đến 6 tế bào, bề mặt lấm tấm, có đoạn bị thắt hẹp lại. Lông tiết rất nhiều, có trên cả hai mặt lá, chứa đầy tinh dầu; có hai loại: lông tiết đầu đơn bào, hình bầu dục, chân ngắn; và loại lông tiết đa bào, đầu to tròn có từ 4 đến 8 tế bào chứa tinh dầu, chân một tế bào, thường nằm trong vùng lõm của biểu bì trên và dưới. Hai đám mô dày nằm sát biểu bì trên và dưới ở phần gân chính. Bó libe gỗ hình cung, nằm giữa phần mô mềm của gân chính. Phía dưới bỏ libe gỗ có cung mô dày bao bọc cung libe. Phần phiến lá có mô mềm giậu ở sát biểu bì trên, gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, bên dưới là mô mềm khuyết.

Thân:Vi phẫu thân có thiết diện vuông với bốn góc lồi nhiều hoặc ít. Biểu bì mang lông che chở và lông tiết như ở lá. Bên dưới biểu bì là mô dày, thường tập trung nhiều ở bốn góc lồi, mô mềm vỏ thường là mô mềm khuyết. Ở thân già thường có các đám sợi trụ bì tập trung ở nơi ứng với bốn góc lồi. Mạch gỗ cấp 2, bó gỗ cấp 1 thường tập trung tại bốn góc lồi làm cho cấu tạo thân ở bốn góc khác ở các cạnh. Mô mềm tùy có thể hóa mô cứng một phần ở vùng sát với gỗ cấp 1.

Bột

Bột có màu xanh lục nhạt, mùi thơm mát. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì có màng hơi ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào. Một số chủng có nhiều lông che chở, một số có rất ít. Lông che chở gồm các tế bào dài gần bằng nhau, bề mặt lấm tấm, hay có đoạn thắt ở khoảng giữa. Lông tiết có nhiều, chân ngắn, đầu một hoặc nhiều tế bào (thường là hai, bốn, tám tế bào) chứa tinh dầu màu vàng nhạt, chiết quang, thường gặp ở dạng tròn, không thấy chân. Mảnh mô mềm của lá và thân, mảnh mạch vạch, mạch xoắn; đám sợi, tế bào mô cứng của thân già. Nếu là bột lấy từ cành có hoa thì ngoài các thành phần nêu trên còn có mảnh cánh hoa, đài hoa, chỉ nhị, hạt phấn hoa...

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat - aceton (8 : 1 : 1).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 0,2mltinh dầu bạc hà chưng cất được ở phần định lượng, hòa trong 1mlcloroform(TT)dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch menthol 0,1 % trong cloroform(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10cmđến 12cm,lấy bản mỏng ra, phun lên bản mỏngdung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 100°C đến 105°C trong khoảng 5 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có hơn 5 vết màu xanh, tím hay xanh tím, trong đó có một vết to nhất và đậm nhất có cùng màu sắc và giá trị Rf với vếtmentholcủa dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13), dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Lấy chính xác khoảng 30 g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu (tinh dầu nhẹ hơn nước). Thêm 300mlnước, tiến hành cất trong 3 h với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/min.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch khi cây vừa ra hoa, lúc trời khô ráo, cắt lấy dược liệu, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ ở30 °C đến40 °C đến khô. Trước khi dùng có thể vi sao (nhiệt độ thấp hơn60 °C).

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, thân già, phun nước cho hơi ẩm, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn ngắn, kịp thời phơi khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Để nơi khô, mát; từng thời gian kiểm tra lại hàm lượng tinh dầu.

Tính vị, quy kinh

Tân, lương. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can giải uất. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ; thúc đẩy sởi đậu mọc; can uất ngực sườn căng tức.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 20 g, dạng thuốc sắc; khi sắc thuốc nên cho Bạc hà vào sau.

Kiêng kỵ

Người khí hư huyết táo, mồ hôi nhiều, trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng.

BÁCH Bộ (Rễ)

RadixStemonae tuberosae

Rễ củ đã phơi hoặc sấy khô của cây Bách bộ(Stemona tuberosa Lour.),họ Bách bộ (Stemonaceae).

Mô tả

Rễ củ hình trụ cong queo, dài 10cmđến 20cm,đường kính 1cmđến 2cm.Thường để nguyên cả rễ củ hoặc cắt đôi theo chiều ngang hay bổ đôi theo chiều dọc. Đầu trên đôi khi còn vết tích của cổ rễ, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ khá dày, màu vàng nâu; lõi giữa màu trắng ngà.

Vi phẫu

Ngoài cùng là lớp bần có chỗ bị rách. Ở rễ củ non vẫn còn biểu bì gồm những tế bào xếp đều đặn, phía ngoài phủ lớp cutin. Lớp mô mềm vỏ rất dày, chiếm phần lớn vi phẫu gồm các tế bào gần tròn tương đối đều nhau, có thành mỏng. Các tế bào mô mềm xếp lộn xộn tạo ra những khoảng gian bào nhỏ. Nội bì cấu tạo bởi một lớp tế bào có thành dày hình chữ nhật, xếp đều đặn. Libe-gỗ cấu tạo cấp 1, phân hóa hướng tâm. Bó libe xếp xen kẽ bó gỗ và nằm sát nhau nên giữa chúng không tạo thành những tia ruột. Mô mềm tủy cấu tạo bởi những tế bào to nhỏ không đều, thành mỏng, xếp lộn xộn.

Bột

Mảnh bần màu vàng gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành dày. Mảnh mô mềm tế bào hình tròn, hình chữ nhật, thành mỏng, rải rác có tế bào chứa hạt tinh bột hình trái xoan. Hạt tinh bột có rốn và vân khá rõ, rốn lệch tâm, vân đồng tâm. Sợi dài có thành dày, khoang rộng. Mảnh mạch điểm. Rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hình khối.

Định tính

A. Cân khoảng 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằngamoniac đậm đặc (TT),để yên 20 min. Sau đó thêm 15mlcloroform(TT),đun trong cách thủy 5 min. Lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 6mldung dịchacidhydrocloric 0,1 N (TT).Lọc, dùng dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọtthuốc thửMayer(TT),xuất hiện tủa trắng.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọtthuốc thử Bouchardat (TT),xuất hiện tủa đỏ nâu.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọtthuốc thửDragendorff(TT),xuất hiện tủa đỏ gạch.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọtdung dịch bão hòaacid picric(TT)sẽ xuất hiện tủa vàng.

B. Cân 1 g bột dược liệu, thêm 5mlnước,đun sôi, lọc. Lấy 1mldịch lọc, thêm 1mlthuốc thửFehling(TT),đun sôi sẽ xuất hiện tủa đỏ gạch.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol- amoniac đậm đặc (50 : 9 : 1).

Dung dịch thử:Cân 2 g bột dược liệu đã sấy khô, thấm ẩm bằngamoniac đậm đặc (TT),để yên 20 min, rồi chiết lần 1 với 15mlmethanol(TT)trên cách thủy trong 10 min. Sau đó chiết lần 2 với 10mlmethanol(TT).Gộp dịch chiết, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cắn bằng 2mlmethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan tuberostemonin LG trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không có tuberostemonin LG có thể dùng 2 g bột Bách bộ (mẫu chuẩn) và tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 30 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phong. Phunthuốc thửDragendorff(TT).Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 6 vết, trong đó phải có vết màu hồng có giá trị Rf khoảng 0,80 tương đương với vết tuberostemonin LG trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng bột Bách bộ để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 - 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu cho vào bình Soxhlet rồi chiết bằngmethanol(TT)hoặcethanol96 % (TT)cho đến khi hết alcaloid (chiết khoảng 2 h, xác định theo Phụ lục 12.3, dùng 1 giọtthuốc thửMayer(TT)).Cất thu hồi dung môi. Hòa tan cắn bằng 10mldung dịchacidhydrocloric 1 % (TT).Lọc lấy dịchacid.Tráng cắn và giấy lọc với khoảng 5mldung dịchacidhydrocloric 1 % (TT)gộp chung với dịch lọc trên. Kiềm hóa dịch lọc bằngamoniac đậm đặc(TT) tớipH10, chiết vớiether (TT)5 lần, 2 lần đầu mỗi lần 15mlvà 3 lần sau mỗi lần 10ml.Sau đó chiết tiếp bằngcloroform(TT)4 lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịch chiếtethervà cloroform. Làm bay hơi trên cách thủy tới khô. Hòa tan cắn với 10,0mldung dịchacidhydrocloric 0,1 N (CĐ),thêm 5mlnướcvà 2 giọtdung dịch đỏmethyl(TT),chuẩn độacidthừa bằngdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).Hàm lượng alcaloid toàn phần (X) được tính theo công thức:

trong đó:

n là thể tíchdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)đã dùng, tính bằngml;

a là khối lượng bột dược liệu đem định lượng đã trừ độ ẩm, tínhbằnggam.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,50 % alcaloid toàn phần tính theo tuberostemoninLG(C22H33NO4), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, tốt nhất là vào mùa thu khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ đôi rồi phơi nắng hoặc sấy ở 50°C đến 60°C.

Bào chế

Lấy Bách bộ khô, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.

Bách bộ tẩm mật: Lấy lát Bách bộ khô, trộn đều với mật ong luyện và một ít nước sôi, ủ 30 min cho ngấm đều, sao nhỏ lửa cho tới không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Bách bộ thái lát dùng 12,5 kg mật ong.

Bảo quản

Để nơi khô, ráo, tránh ẩm, mốc.

Tính vị, quy kinh

Cam, khổ, vi ôn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Ôn phế, nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Chủ trị: Ho mới hoặc ho lâu ngày, ho gà, ho lao, viêm phế quản mạn tính. Dùng ngoài trị chấy, rận, ghẻ lở, giun kim, ngứa âm hộ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp. Nấu lấy nước để rửa hoặc nấu cao để bôi, xoa.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn không dùng.

BÁCH HỢP (Thân hành)

Bulbus Lilii

Vẩy đã chế biến, phơi khô lấy ở thân hành cây Bách hợp(LiliumbrowniiF.E.Brownvar.viridulumBaker hoặcLilium pumilum DC.),họ Hoa loa kèn (Liliaceae).

Mô tả

Vẩy hình bầu dục dài, dài 2cmđến 5cm,rộng 1cmđến 2cm,phần giữa dày 1,3 mm đến 4 mm, mặt ngoài màu trắng ngà, màu vàng nâu hoặc hơi tía, có các gân dọc màu trắng (các bó mạch), đỉnh nhọn, gốc tương đối phẳng, mép mỏng, không có răng cưa, hơi cong vào phía trong. Chất cứng và dai, mặt gãy phẳng, trơn bỏng như sừng. Không mùi, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang có hình bầu dục hẹp. Lớp ngoài cùng là biểu bì gồm các tế bào rất đều đặn, phía trong là tế bào hình nhiều cạnh chứa đầy tinh bột, rải rác có những bó mạch.

Bột

Màu vàng nhạt, có các mảnh biểu bì, mảnh mô mềm với tế bào chứa tinh bột. Hạt tinh bột hình trứng, rốn hình sao hay hình mắt chim có vân rõ. Có các mảnh mạch mạng.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Dùng lớp trên của hỗn hợp dung môi gồm etherdầu hỏa (60 °C đến 90 °C) -ethylacetat-acid formic (15 : 5 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 10mlmethanol(TT),lắc hoặc siêu âm 20 min, lọc. Cô dịch lọc đến còn 1mldùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g Bách hợp (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundung dịchacidphosphomolybdic 10 % trongethanol(TT),sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 18,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Lúc trời khô ráo, đào lấy thân hành, rửa sạch đất cát, phơi cho hơi se, tách ra từng vẩy, phơi khô.

Bào chế

Bách hợp tẩm mật: Lấy Bách hợp sạch, thêm mật ong và một ít nước sôi, quấy đều cho ngấm, cho vào chảo sạch, sao nhỏ lửa tới khi không dính tay thì lấy ra, để nguội. Cứ 100 kg Bách hợp thì dùng 5 kg mật ong đã canh.

Bảo quản

Để nơi thoáng, khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào các kinh phế, tâm.

Công năng, chủ trị

Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g. Dạng thuốc sắc hoặc dạng bột.

Kiêng kỵ

Trúng hàn (cảm lạnh), hàn thấp ứ trệ, tỳ, thận dương suy không nên dùng.

BẠCH CẬP (Thân rễ)

RhizomaBletillae striatae

Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập[Bletillastriata (Thunb.) Reichb. f.], họ Lan (Orchidaceae).

Mô tả

Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, có 2 đến 3 ngạnh dạng móng, dài 1,5cmđến 5cm,dày 0,5cmđến 1,5cm.Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, có các vòng đồng tâm và có các nốt màu nâu là sẹo của rễ con, các sẹo của thân nhô cao lên ở phần trên, phần dưới có vết nối của củ khác. Chất cứng chắc và khó bẻ gãy, mặt cắt ngang màu hơi trắng, trong như sừng. Không mùi. Vị đắng, nhai dính, dẻo.

Bột

Màu trắng ngà hay vàng nhạt, hơi ánh nâu. Soi kính hiển vi thấy: Các mảnh tế bào biểu bì thành dày, hóa gỗ, không phẳng, có những ống lỗ rõ rệt. Tinh thể calci oxalat hình kim dài 18 µm đến88 µmcó trong các tế bào lớn, hình gần tròn, chứa chất nhày hoặc nằm rải rác bên ngoài. Bó sợi đường kính 11 µm đến 30 µm, thành tế bào hóa gỗ có lỗ hình bầu dục hay hình chữ V. Các mạch thang, mạch vạch, mạch xoắn đường kính 10 µm đến 32 µm. Khối hạt tinh bột hồ hóa không màu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G, dùng dung dịch carboxymethylcelulose natri 0,2 % đến 0,5 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển: Dùng lớp trên của hỗn hợp dung môi gồm etherdầu hỏa (60°Cđến 90 °C) -ethyl format-acid formic (15 : 5 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 4 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 20mlmethanol(TT),lắc siêu âm 30 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 20mlnước,thêm 2mlacidhydrocloric (TT),đun hồi lưu trong 30 min và làm nguội ngay lập tức. Tiến hành chiết 2 lần, mỗi lần với 40mlether(TT),gộp các dịch chiếtether,bốc hơi tới khô, hòa tan cắn trong 1mlcloroform(TT)dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Bạch cập (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và 10 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá15,0% (Phụ lục 9.6,1g,105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0% (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu, lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, bỏ rễ con, luộc hoặc đồ lên đến khi mặt cắt ngang thân rễ không còn lõi trắng, phơi đến khô se, bỏ vỏ ngoài rồi phơi tiếp đến khô.

Bào chế

Lấy Bạch cập sạch, hấp cho mềm đều, thái phiến phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, sáp, vi hàn. Vào kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Thu liễm chỉ huyết, sinh cơ tiêu sưng. Chủ trị: Lao phổi ho ra máu, nôn ra máu, chấn thương chảy máu, da nứt nẻ, nhọt độc viêm tấy.

Cách dùng

Ngày dùng từ6g đến 15 g, dạng thuốc sắc.

Ngày dùng từ 3 g đến6g, dạng thuốc viên hoặc thuốc bột để uống.

Dùng bôi, đắp ngoài với lượng phù hợp.

Kiêng kỵ

Không kết hợp với các loại thuốc Ô đầu (Ô đầu, Phụ tử, Thiên hùng).

BẠCH CHỈ (Rễ)

RadixAngelicae dahuricae

Rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch chỉ[Angelicadahurica (Hoffm.)Benth. &Hook. f. ex Franch.&Sav.], họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ hình chùy, thẳng hay cong, dài 10cmđến 20cm,đường kính phần to có thể đến 3cm,phần cuối thon nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt, còn dấu vết của rễ con đã cắt bỏ, có nhiều vết nhăn dọc và nhiều lỗ vỏ lồi lên thành những vết sần ngang. Mặt cắt ngang có màu trắng hay trắng ngà, tầng sinh libe-gỗ rõ rệt. Thể chất cứng, vết bẻ lởm chởm, nhiều bột. Mùi thơm hắc, vị cay hơi đắng.

Dược liệu sau khi đã chế biến là những phiến dày gần tròn. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu vàng. Mặt bẻ gẫy màu trắng hoặc trắng xám, có tinh bột, có vòng màu nâu gần tròn hoặc thuôn (của tầng phát sinh libe-gỗ), rải rác có các chấm (nốt) chứa tinh dầu. Mùi thơm, vị cay hơi đắng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật có vách dày. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, hình nhiều cạnh, có những khuyết to, nhiều ống tiết to nằm rải rác trong mô mềm và cả trong vùng libe. Libe-gỗ cấp 2 bị tia ruột chia cắt thành từng mảng hình quạt. Tầng sinh libe-gỗ không liên tục. Mô mềm gỗ hóa gỗ rất ít.

Bột

Bột có màu trắng mịn hay trắng ngà, mùi thơm hắc, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu, vách dày. Mảnh mô mềm chứa nhiều hạt tinh bột, hạt tinh bột có hình trứng hay hình nhiều cạnh đứng riêng rẽ hay dính vào nhau. Mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch điểm. Khối màu vàng, vàng sậm.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50ml ethanol(TT), lắc đều, đun trên cách thủy 5 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy còn khoảng 10ml(dung dịch A). Lấy 1mldung dịch A cho vào một ống nghiệm, thêm 1mldung dịch natri carbonat 10 % (TT)haydung dịch natri hydroxyd 10 % (TT)và 3mlnước cất,đun trong cách thủy 3 min, để thật nguội, cho từ từ từng giọtthuốc thử Diazo (TT)sẽ xuất hiện màu đỏ cam.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 3mlnước,lắc đều trong 3 min, lọc. Nhỏ 2 giọt dịch lọc vào 1 tờ giấy lọc, để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm thấy có huỳnh quang màu xanh da trời.

C. Cho 0,5 g dược liệu vào ống nghiệm, thêm 3mlether(TT),lắc 5 min, để yên 20 min. Lấy 1mldịch chiếtether,thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịch hydroxylamin hydroclorid 7 % trongmethanol(TT)và thêm 3 giọtdung dịch kali hydroxyd 20 % trongmethanol(TT).Lắc kỹ, đun nhẹ trên cách thủy, để nguội, điều chỉnh đếnpHcủa dung dịch vềpHtừ 3 đến 4 bằngacidhydrocloric loãng (TT),sau đó thêm 1 giọt đến2 giọt dung dịch sắt(III)clorid 1 % trongethanol(TT), xuất hiện màu đỏ tím.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan-ethylacetat (8 : 2).

Dung dịch thử:Lấy 4mldung dịch A, cô trên cách thủy còn khoảng 2ml.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 5 g bột Bạch chỉ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát huỳnh quang màu xanh da trời và cùng giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng khoảng 10 g dược liệu đã nghiền nhỏ.

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (Phụ lục 5.3).

Pha động:Methanol- nước (55 : 45).

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác một lượng imperatorin chuẩn và hòa tan trongmethanol (TT)để được dung dịch chuẩn có nồng độ10µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng0,4 g bột dược liệu (qua rây số355) vào bình định mức50 ml,thêm45 mlmethanol(TT), siêu âm1 h (công suất300 W, tần số50 kHz),để nguội, thêmmethanol(TT)vừa đủ đến vạch, trộn đều, lọc qua màng lọc0,45 µm được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhCdùng cho sắc ký(5µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 300 nm.

Tốc độ dòng: 1mlđến 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tính số đĩa lý thuyết, số đĩa lý thuyết không được dưới 3000 tính theo pic của imperatorin.

Tiêm riêng biệt dung dịch thử và dung dịch chuẩn. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C16H14O4trong imperatorin chuẩn, tính hàm lượng imperatorin trong dược liệu.

Hàm lượng imperatorin (C16H14O4) không được dưới 0,08 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, thu. Khi trời khô ráo, đào lấy rễ củ (tránh làm sây sát và gãy, không lấy củ ở cây ra hoa kết quả). Rửa nhanh, cắt bỏ rễ con, phân riêng các rễ củ có kích thước như nhau. Phơi nắng hay sấy ở 40°Cđến 50°Ccho đến khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, phân loại to nhỏ, ngâm qua, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô trong râm hay sấy nhẹ đến khô. Khi dùng, thái phiến dài 3cmđến 5cm,dày 1 mm đến 3 mm. Vi sao.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân ôn. Vào các kinh vị, đại trường, phế.

Công năng, chủ trị

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng; mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ, ngứa ở các bộ phận trong người.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc tán bột. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng, nhiệt thịnh không nên dùng.

BẠCH ĐẬU KHẤU (Quả)

FructusAmomi

Quả gần chín đã phơi khô của cây Bạch đậu khấu(AmomumkrervanhPierre exGagnep. hoặcAmomum compactumSoland. ex Maton), họ Gừng(Zingiberaceae).

Mô tả

Quả hình cầu dẹt, có 3 múi, đường kính 1cmđến 1,5cm.Mặt ngoài vỏ màu trắng ngà, có một số đường vân dọc, đôi khi còn sót cuống quả. Vỏ quả khô dễ tách. Mỗi quả có 20 hạt đến 30 hạt, gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân, tập hợp thành khối hình cầu gọi là khấu cầu. Khấu cầu chia làm 3 múi có thành mỏng màu trắng ngăn cách, mỗi múi có 7 hạt đến 10 hạt. Hình dạng hạt không đồng nhất, phần nhiều là hình khối nhiều mặt không đều, đường kính khoảng 3 mm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, có vân nhỏ, chất cứng. Mặt cắt ngang màu trắng. Hạt chứa nhiều tinh dầu. Mùi thơm, vị cay.

Vi phẫu (Hạt)

Vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật, có thành hơi dày. Các tế bào chứa sắc tố màu hồng nâu, to nhỏ không đều. Tế bào chứa tinh dầu. Hạt tinh bột có đường kính 3 µm đến6µm. Tinh thể calci oxalat hình kim, hình khối lập phương.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ quả non, lép: Không quá 10,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 3,0 %.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7), dùng 30 g bột thô dược liệu và 150mlnước, cất trong 4 h. Dược liệu phải chứa ít nhất 4,0 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Hái quả khi có màu lục, bỏ cuống, phơi khô. Khi dùng bỏ vỏ quả lấy hạt, giã nát.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Hóa thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hóa kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau trướng, giải độc rượu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến6g, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc (cho vào sau khi sắc các thuốc khác).

Kiêng kỵ

Trường vị thực nhiệt, táo bón không dùng.

BẠCH GIỚI TỬ

SemenSinapis albae

Hạt cải trắng

Hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây cải trắng (Sinapisalba L.), họ Cải (Brassicaceae).

Mô tả

Hạt nhỏ hình cầu, đường kính 1,5 mm đến 3 mm, mặt ngoài màu trắng xám hay vàng nhạt, có vân hình mạng rất nhỏ, rốn hạt hình chấm nhỏ rõ. Hạt khô chắc, khi ngâm nước nở to ra. Lớp vỏ cứng mỏng, bỏng. Khi cắt hạt ra thấy có lá mầm gấp, màu trắng, có chất dầu, không màu, vị hăng cay.

Vi phẫu

Vỏ hạt có tế bào chứa chất nhày, hạ bì có 2 lớp tế bào mô dày. Có một hàng tế bào đá xếp đều đặn, thành bên trong dày, thành bên ngoài mỏng. Tế bào mô mềm của lá mầm chứa giọt dầu và hạt aleuron.

Bột

Bột màu vàng. Có các mảnh mô mềm, tế bào vỏ hạt hình đa giác không đều, thành mỏng. Mảnh nội nhũ và lá mầm. Các giọt dầu.

Định tính

Lấy 1 g dược liệu tán nhỏ, thêm 10mlnước, đun sôi, lọc (dung dịch A).

A. Lấy 2mldịch lọc A, thêm 5 giọtthuốc thử Millon,để vài min sẽ có màu đỏ

Điều chếthuốc thử Millonbằng một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Hòa tanthủy ngân (I) nitrattrong 8,5mlacid nitric32 % (TT)và pha thêm gấp hai lần thể tích nước, rồi gạn lấy phấn nước trong.

Cách 2: Hòa tan 10 gthủy ngântrong 15mlacid nitric(TT),thêm 30mlnước và gạn lấy phần nước trong.

B. Lấy 2mldịch lọc A, thêm 5 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), sẽ có màu vàng nâu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C,4 h).

Tạp chất

Tỷ lệ hạt non, lép: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 12,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu, hái quả chín, phơi cho nứt vỏ ngoài, lấy hạt bên trong phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Bạch giới tử sống: Loại tạp chất, khi dùng giã dập.

Bạch giới tử sao: Lấy bạch giới tử sạch, sao nhỏ lửa tới khi bột có màu vàng sẫm, mùi thơm cay bốc lên thì lấy ra để nguội, khi dùng giã dập nát.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, trong bao bì kín, tránh sâu, mọt.

Tính vị qui kinh

Tân, ôn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Cách dùng liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Dùng ngoài với lượng thích hợp để đắp khớp có nước, thũng độc.

Kiêng kỵ

Phế hư, ho khan không dùng.

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Herba Hedyotisdiffusae

Dược liệu là toàn cây phơi hay sấy khô của cây Bạch hoa xà thiệt thảo[Hedyotisdiffusa(Willd.)],họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Loài cỏ nhỏ. Thân màu nâu nhạt, tròn ở gốc, thân non có bốn cạnh, mang rất nhiều cành. Lá hình mác thuôn, dài khoảng 1,5cmđến 3,5cm,rộng 1 mm đến 2 mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, gần như không có cuống, lá kèm khía răng cưa ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc, hoặc từng đôi ở nách lá. Hoa nhỏ có 4 lá đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu. Tràng gồm 4 cánh hoa, 4 nhị dính ở họng ống tràng. Quả bế, bầu hạ, còn đài, hình cầu hơi dẹt ở2đầu, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.

Vi phẫu

Thân:mặt cắt ngang gần như vuông, các góc hơi tù. Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, có những tế bào u to thành gai ngắn, mập tẩm silic. Mô mềm vỏ gồm 4 đến 5 hàng tế bào thành mỏng xếp lộn xộn; to nhỏ không đều có chứa tinh thể calci oxalat hình kim tụ lại hay rải rác. Vòng libe-gỗ cấp 2 uốn lượn theo hình dạng của mặt cắt, có các mạch gỗ to. Mô mềm ruột cấu tạo bởi các tế bào hình tròn thành mỏng gồm khoảng 3 đến 4 hàng tế bào sau đó là khuyết.

Lá:biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật to, biểu bì dưới gồm một lớp tế bào nhỏ hơn, cả hai đều có các u lồi tẩm silic. Mô mềm giậu gồm nhiều lớp tế bào xếp sát biểu bì trên. Tế bào mô mềm thành mỏng, có tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim. Bó libe-gỗ ở gân lá xếp thành hình vòng cung ở giữa lá.

Bột

Bột có màu nâu. Tế bào biểu bì không màu thành mỏng, calci oxalat hình kim nằm riêng lẻ hay tụ thành từng bó. Mảnh biểu bì có các u lồi tẩm silic. Sợi có thành dày. Mảnh mạch xoắn, mạch điểm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat (7 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50mlnước,đun sôi trong 10 min. Lọc qua bông, thêm vào dịch lọc 5mldung dịchacidhydrocloric 10 % (TT),đun trong cách thủy sôi 30 min. Để nguội, chiết với 20mletherethylic (TT).Gạn lấy dịch chiếtether,để bay hơi ở nhiệt độ phòng đến cắn. Hòa cắn trong 1mlmethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòatan acidoleanolic chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịchacidoleanolic 1 %. Nếu không cóacidoleanolic có thể dùng 5 g bột Bạch hoa xà thiệt thảo (mẫu chuẩn) chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun lên bản mỏng hỗn hợp đồng lượngdung dịch vanilin 2 % trongethanol96 % (TT)dung dịchacid sulfuric10 % trongethanol96 % (TT).Sấy bản mỏng ở 105 °C cho đến khi xuất hiện vết. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng vị trí và màu sắc với các vết có trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng khoảng 4 g dược liệu,ethanol96,0 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hái vào mùa hạ, lấy toàn cây, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, khổ, hàn. Quy vào các kinh: can, vị, đại trường, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyên do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, trường ung (viêm ruột thừa), dương hoàng (viêm gan cấp tính).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 15 g đến 60 g dạng khô, hoặc từ 60 g đến 320 g dạng tươi, phối hợp trong các bài thuốc. Dùng ngoài dạng tươi, lượng thích hợp giã nát đắp tại chỗ.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai.

BẠCH TẬT LÊ (Quả)

FructusTribuli terrestris

Thích tật lê, Gai chống, Gai sầu

Quả chín phơi khô của cây Bạch tật lê (Tribulus terrestrisL.), họ Tật lê(Zygophyllaceae).

Mô tả

Quả hình cầu, đường kính 12 mm đến 15 mm. Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai dài và một đôi gai ngắn; hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay.

Bột

Màu lục vàng. Soi kính hiển vi thấy: Sợi vỏ quả hóa gỗ, ở lớp trên và lớp dưới xếp đan chéo nhau, sợi đơn lẻ rải rác; đôi khi có bó sợi nối tiếp các tế bào đá. Tế bào đá hình bầu dục dài hoặc gần tròn, xếp thành từng nhóm. Tế bào vỏ cứng hình nhiều cạnh hoặc gần vuông, đường kính khoảng 30 µm; thành tế bào có vân hình mạng lưới dày lên và hóa gỗ. Các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ đường kính8µm đến20µm.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Dùng lớp dưới của hỗn hợp dung môi gồmcloroform-methanol -nước (13 : 7 : 2) được để yên ở dưới 10 °C.

Dung dịch thử:Lấy 3 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 50mlcloroform(TT),siêu âm 30 min, lọc. Bỏ dịch chiếtcloroform,bay hơi bã đến khô. Thêm 1mlnướcvào bã trộn đều, thêm tiếp 50mln-butanol đã bão hòa nước (TT),lắc siêu âm 30 min, gạn lấy dịch chiếtbutanol,rửa hai lần với cùng thể tíchamoniac (TT),bỏ nước rửa. Bay hơi n-butanol đến khô, hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT)dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 3 g bột Bạch tật lê (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phundung dịch p-dimethylaminobenzaldehyd(Hòa tan 1 g p-dimethyl-aminobenzaldehyd(TT)trong 34mlacidhydrocloric (TT)và 100mlmethanol(TT),trộn đều), sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.

Bào chế

Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.

Tật lê sao: Lấy Tật lê sạch, cho vào nồi, sao lửa nhỏ, cho đến khi màu hơi vàng là được, lấy ra phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, vi ôn, hơi độc. Vào kinh can, phế.

Công năng, chủ trị

Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, ngừng ngứa. Chủ trị: Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa.

Liều lượng, cách dùng

Ngày dùng từ6g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

BẠCH THƯỢC (Rễ)

RadixPaeoniaelactiflorae

Rễ đã cạo bỏ lớp bần và phơi hay sấy khô của cây Thược dược(PaeonialactifloraPall.),họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng; đều nhau hoặc một đầu to hơn, dài 5cmđến 18cm,đường kính 1cmđến 2,5cm.Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có màu nâu thẫm, nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gãy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng, vỏ hẹp, gỗ thành tia rõ đôi khi có khe nứt. Không mùi. Vị hơi đắng và chua.

Dược liệu thái lát: Lát mỏng gần tròn, bên ngoài nhẵn mịn, màu trắng hoặc hơi phớt hồng. Vị hơi đắng và chua.

Bột

Bột màu trắng. Soi kính hiển vi thấy: Các khối tinh bột bị hồ hóa. Tinh thể calci oxalat đường kính 11 µm đến 35 µm xếp thành hàng hay rải rác trong tế bào mô mềm; mạch mạng có đường kính 20 µm đến 65 µm. Sợi gỗ dài, đường kính 15 µm đến 40 µm, thành dày hơi hóa gỗ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat -methanol-acid formic (40 : 5 : 10 : 0,2).

Dungdịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol96 % (TT),lắc kỹ trong 5 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 2mlethanol96 % (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan chất đối chiếupaeoniflorin trongethanol96 % (TT)được dung dịch có chứa 1 mg/ml và/hoặc lấy 0,5 g bột Bạch thược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết trong cùng điều kiện như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng rẽ 10 µl mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch vanilin 5 % trongacid sulfuric(TT),sấy ở 105°Cđến khi xuất hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết củapaeoniflorintrên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và/hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C,5 h).

Tro toàn phần

Không quá 4,0% (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 5 phần triệu Pb, 0,3 phần triệu Cd, 2 phần triệuAs,0,2 phần triệu Hg và 20 phần triệu Cu (Phụ lục 9.4.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 22,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Định lượng

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịchacid phosphoric0,1% (14 : 86).

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác một lượngpaeoniflorin chuẩn và hòa tan trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 60 µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,1 g bột dược liệu vào bình định mức 50ml,thêm 35mlethanol50 % (TT),lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, thêmethanol50 % (TT)đến vạch, lắc đều, lọc qua giấy lọc thường, bỏ10 mldịch lọc đầu, lọc dịch lọc sau qua màng lọc 0,45 µm được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnhC (5µm).

Detectorquang phổ tử ngoại khả kiến đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn vào hệ thống sắc ký, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả, tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết tính theopic paeoniflorinkhông được dưới 2000.

Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn và dung dịch thử, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả, ghi sắc ký đồ. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C23H28O11 củapaeoniflorinchuẩn, tính hàm lượngpaeoniflorintrong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,6 %paeoniflorin(C23H28O11) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài sau đó luộc chín hoặc luộc chín rồi bỏ vỏ, phơi khô hoặc thái lát phơi khô.

Dược liệu thái lát: Lấy rễ chưa thái lát, làm ẩm, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, toan, vi hàn. Vào các kinh tỳ, can, phế.

Công năng, chủ trị

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sốt, chóng mặt đau đầu, chân tay co rút, đau bụng do can khắc tỳ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ8g đến 12 g, dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hoàn. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Đầy bụng không nên dùng. Không dùng cùng Lê lô.

BẠCH TRUẬT (Thân rễ)

RhizomaAtractylodis macrocephalae

Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.),họ Cúc (Aster-aceae).

Mô tả

Thân rễ to (quen gọi là củ) có hình dạng thay đổi, hình chùy có nhiều mấu phình ra, phía trên thót nhỏ lại, hoặc từng khúc mập, nạc, dài 5cmđến 10cm,đường kính 2cmđến 5cm.Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc xám, có nhiều mấu, có vân hình hoa cúc, có nhiều nếp nhăn dọc. Chất cứng khó bẻ gãy, mặt cắt không phẳng, có màu vàng đến nâu nhạt, rải rác có khoang chứa tinh dầu màu nâu vàng, mùi đặc trưng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp khá đều đặn. Lớp mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh, có thành mỏng, có khoang chứa tinh dầu và rải rác có các tinh thể calci oxalat hình kim. Phía trên libe có những đám tế bào mô cứng đa số hóa sợi. Tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng rõ rệt. Libe-gỗ xếp thành tia tỏa tròn. Tia ruột hẹp.

Bột

Bột có màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm những tế bào hình nhiều cạnh, thành dày. Tế bào mô cứng hình nhiều cạnh, thành dày, có lỗ trao đổi. Mảnh mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai và có các khoang chứa tinh dầu có màu nâu đến nâu vàng. Tinh thể calci oxalat hình kim có đầu nhọn nằm riêng rẽ hay thành đám. Mảnh mạch vạch, mạch mạng. Khối nhựa màu vàng, nâu, đỏ.

Định tính

A. Lắc 2 g bột dược liệu với 20mlether(TT)trong 10 min và lọc. Bốc hơi 10mldịch lọc tới khô, thêm vài giọtdung dịch vanilin -acid sulfuric (TT), đun nóng trên cách thủy 3 min đến 5 min, xuất hiện màu hồng tím.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Etherdầu hỏa(30 °Cđến60°C) -ethylacetat (50 : 1).

Dung dịch thử.Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5mln-hexan (TT)cho vào bình nút kín, lắc khoảng 30 min, lọc lấy dịch lọc để làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:lấy 0,5 g bột Bạch truật (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, sấy nhẹ bản mỏng hoặc để khô ngoài không khí, rồi phundung dịch vanilin 1 % trong dung dịchacid sulfuric5 %.Sấy bản mỏng ở 60 °C trong khoảng 15 min đến khi thấy các vết xuất hiện rõ, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và cùng màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, vết chính ở trên cùng có màu đỏ.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch thân rễ ở cây đã trồng 2 đến 3 năm, khi lá ở gốc cây đã khô vàng, đào lấy thân rễ, rửa sạch đất, bỏ rễ con, phơi hay sấy nhẹ cho khô.

Bào chế

Bạch truật đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, làm khô.

Thổ Bạch truật: Lấy Bạch truật phiến, dùng bột mịn phục long can (đất lòng bếp) sao đến khi mặt ngoài có màu đất, rây bỏ đất, cứ 100 kg Bạch truật phiến dùng 20 kg bột mịn phục long can.

Bạch truật sao: Lấy cám mật chích, cho vào trong nồi nóng, khi khói bốc lên thì cho Bạch truật phiến vào sao cho đến khi có màu vàng sém, có mùi thơm cháy, lấy ra rây bỏ cám mật chích, cứ 100 kg Bạch truật phiến dùng 40 kg cám mật chích. Có thể chỉ sao Bạch truật với cám gạo, cách làm như trên.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, ôn. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hóa kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Bạch truật sao cám, tẩm mật ong tăng tác dụng kiện tỳ, sao cháy có tác dụng chỉ huyết.

Kiêng kỵ

Âm hư nội nhiệt, tân dịch hư hao gây đại tiện táo, không dùng.

BÁN HẠ (Thân rễ)

RhizomaPinelliae

Bán hạ bắc

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bán hạ[Pinellia ternata(Thunb.) Breit.], họ Ráy (Araceae).

Mô tả

Dược liệu có dạng hình cầu hay hình cầu dẹt, đường kính 1cmđến 1,5cm.Mặt ngoài trắng hay vàng nhạt. Đỉnh có chỗ lõm là vết sẹo của thân cây, xung quanh có nhiều vết sẹo rễ là các chấm nhỏ. Phía đáy tù và tròn, hơi nhẵn. Chất cứng chắc, mặt cắt trắng và có nhiều bột. Mùi nhẹ, vị hăng, tê và kích ứng.

Bột

Bột màu trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy khá nhiều hạt tinh bột, hình tròn, hình bán nguyệt, hay hình nhiều cạnh, đường kính 2 µm đến 20 µm, rốn hình khe, hình chữ V hoặc hình sao, vân không rõ. Hạt tinh bột đơn hay kép từ 2 đến 6 hạt. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 20 µm đến 144 µm, tập trung hoặc rải rác khắp nơi. Mạch xoắn, đường kính 10 µm đến 24 µm.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Butanol-acid acetic- nước (8 : 3 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlmethanol(TT),đun hồi lưu trong 30 min, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khi còn khoảng 0,5mlđược dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tanarginin, alanin, valinleucinchuẩn trongmethanol70 % (TT)để được dung dịch có nồng độ mỗi chất chuẩn là 1 mg/ml.

Nếu không có các chất chuẩn đối chiếu như trên, có thể dùng 1 g bột Bán hạ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng5µl dung dịch thử và1 µldung dịch đối chiếu {Nếu dùng1g bột Bán hạ (mẫu chuẩn) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì chấm5 µldung dịch đối chiếu}. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phunthuốc thử ninhydrin (TT),sấy ở105 °Cđến khi rõ vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùngRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (30 °C đến 60 °C) -ethylacetat - aceton -acid formic (30 : 6 : 4 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol96 % (TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Bán hạ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Pháp bán hạ

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (30 °C đến 60 °C) -ethylacetat - aceton -acid formic (30 : 6 : 5 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột Pháp bán hạ, thêm 2mlacidhydrocloric (TT)và 20mlcloroform(TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa cắn trong 0,5mlethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòatanacidglycyrrhetinicchuẩn trongethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 2 g bột Bán hạ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trịRfvới vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không được quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 9,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngnướclàm dung môi.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 0,25 mm) vào bình nón nút mài, thêm 50mlethanol96 % (TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1 h. Để nguội, lọc, lấy bã dược liệu chiết tương tự như trên thêm 2 lần nữa. Gộp các dịch lọc và bay hơi đến cắn khô. Thêm chính xác 10mldung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ),siêu âm trong 30 min, chuyển toàn bộ dung dịch thu được vào bình định mức 50ml,dùng nước đun sôi để nguội tráng rửa bát cô, gộp dịch rửa vào bình định mức, thêm nước mới đun sôi để nguội đến vạch, lắc đều. Lấy 25,0mldung dịch thu được, chuẩn độ bằngdung dịchacidhydrocloric 0,1 M (CĐ)với chỉ thị làdung dịch phenolphtalein (TT).Song song tiến hành một mẫu trắng.

1mldung dịch natri hydroxyd 0,1ml(CĐ)tương đương với 5,904mg acidbutandioic. Tính hàm lượngacidtoàn phần có trong dược liệu theoacidbutandioic (C4H6O4).

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,25 %acidtoàn phần tính theoacidbutandioic (C4H6O4) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy thân rễ vào mùa hạ và mùa thu, rửa sạch, gọt bỏ lớp bần bên ngoài và rễ con, phơi hay sấy khô. Thái miếng trước khi sử dụng (Bán hạ sống).

Bào chế

Bán hạ tẩm phèn chua(Thanh bán hạ): Lấy Bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong dung dịch phèn chua 8 % cho đến khi không còn lõi trắng và vị thuốc gây cảm giác tê nhẹ. Lấy ra, rửa sạch, cắt thành lát mỏng và làm khô, dùng 20 kg phèn chua cho 100 kg Bán hạ. Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình elip, hình thoi hơi tròn hoặc hình chữ nhật, trên bề mặt có màu nâu hoặc nâu nhạt, có một số đốm nhỏ màu trắng và có những đường vạch ngăn, có những vân đỏ tía dưới lớp bần còn lại. Bề mặt nhẵn, chất cứng, dễ gãy. Màu nhạt, vị hơi mặn, se và tê.

Bán hạ tẩm gừng(Khương bán hạ): Lấy Bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong nước cho đến khi không còn lõi trắng. Gừng thái lát, sắc lấy nước đặc, thêm phèn và Bán hạ, đun sôi kỹ, lấy ra, để ngoài không khí đến khô được một nửa thì đem cắt thành những lát mỏng và phơi khô. 100 kg Bán hạ dùng 25 kg Gừng và 12,5 kg phèn. Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình chữ nhật hoặc hơi tròn. Bên ngoài màu nâu đến nâu đen. Bề mặt cứng, nhẵn và bóng láng, bên trong màu nâu vàng nhạt. Mùi thơm nhẹ, có vị tê nhẹ, có chất nhày khi nhai.

Pháp bán hạ:

Lấy Bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm nước cho đến khi không còn lõi trắng, bỏ nước.

Lấy Cam thảo, thêm nước thích hợp, sắc 2 lần, lấy dịch chiết.

Lấy vôi sống, thêm nước thích hợp, khuấy đều, gạn lấy nước vôi.

Trộn đều dịch chiết Cam thảo và nước vôi.

Thêm Bán hạ đã ngâm ở trên vào hỗn hợp dịch chiết cam thảo và nước vôi đã chuẩn bị ở trên, ngâm tẩm, mỗi ngày khuấy 1 - 2 lần và duy trìpHcủa dung dịch ngâm ở pH>12 đến khi nếm vị thuốc gây cảm giác hơi tê lưỡi, mặt cắt có màu vàng đều là được. Lấy ra rửa sạch, phơi âm can hoặc sao khô. 100 kg Bán hạ dùng 15 kg Cam thảo, 10 kg vôi sống. Dược liệu sau khi chế gần hình cầu hoặc bị vỡ thành các khối không đều. Bên ngoài có màu vàng nhạt, vàng hoặc vàng nâu. Bề mặt nhẵn cứng, bên trong có màu vàng đến vàng xám, vị hơi ngọt, hơi se.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Vào hai kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đàm hóa thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đàm, nôn mửa, chóng mặt đau đâu do đàm thấp, đàm hạch, đàm kết với khí gây mai hạch khí.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g (sau khi chế biến theo yêu cầu chữa bệnh), dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Dùng ngoài tán nhỏ, làm bột trộn với rượu đắp nơi đau.

Chế gừng: Dùng trong trường hợp bị nôn, bị ho.

Tẩm phèn chua: Dùng trong trường hợp có đàm.

Pháp bán hạ: Dùng trong trường hợp nhiều đàm.

Bán hạ sống: Dùng ngoài để đắp mụn nhọt sưng đau.

Kiêng kỵ

Âm huyết hư, tân dịch kém và người có thai không nên dùng. Không kết hợp với các thuốc loại Ô đầu.

BÌM BÌM BIẾC (Hạt)

SemenPharbitidis

Khiên ngưu từ, Hắc sửu

Dược liệu là hạt phơi hay sấy khô của cây Bìm bìm biếc[Pharbitisnil (L.) Choisy], họ Bìm bìm (Convol-vulaceae).

Mô tả

Hạt gần giống một phần năm khối cầu. Mặt lưng lồi hình cung, có một rãnh nông ở giữa. Mặt bụng hẹp, gần như một đường thẳng tạo thành do hai mặt bên. Rốn nằm ở cuối mặt bụng và lõm xuống. Hạt dài 4 mm đến 7 mm, rộng 3 mm đến 4,5 mm. Mặt ngoài hơi lồi lõm, màu nâu đen (hắc sửu) hoặc nâu nhạt (bạch sửu). Vỏ cứng, mặt cắt ngang màu lá mạ đến nâu nhạt. Ngâm hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra.

Vi phẫu

Lớp tế bào biểu bì kéo dài theo hướng tiếp tuyến, rải rác có lông che chở. Tế bào hình giậu gồm 2 đến 3 lớp, kéo dài theo hướng xuyên tâm, đầu nhọn xen kẽ nhau, mép ngoài của lớp tế bào hình giậu có một dải hẹp có độ chiết quang lớn, sáng. Lớp tế bào vỏ trong rải rác có đám tế bào mạch. Nội nhũ mỏng, khó nhìn thấy. Lá mầm uốn lượn, tế bào tương đối đều đặn chứa nhiều nội chất và có túi tiết hình tròn hoặc hình bầu dục có tinh bột và dầu. Thân mầm.

Bột

Màu nâu nhạt. Mảnh vỏ ngoài có 2 đến 3 hàng tế bào biểu bì, tế bào hình giậu màu vàng 2 đến 3 hàng có khi thấy cả dải phát quang sáng. Tế bào hình giậu có khi tách riêng ra. Mảnh vỏ giữa hình dáng kích thước tế bào không cố định. Mảnh vỏ trong tế bào to, thành mỏng. Mảnh mô mềm lá mầm có hoặc không có túi tiết. Giọt dầu.

Định tính

Lấy cắn nhựa thu được ở mục định lượng, sấy khô tán nhỏ, thêm 5mldung dịch amoniac loãng (TT).Lắc kỹ 15 min, dịch trên không được có màu vàng nhưng khi soi dưới ánh sáng tử ngoại thì xuất hiện huỳnh quang màu vàng sáng.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu, cho vào bình Soxhlet, chiết bằngethanol90 % (TT)trong 4 h. Chuyển dịch chiếtethanolvào cốc có mỏ, rồi bốc hơi đến cắn khô. Chuyển cắn nhựa này vào chén đã cân bì, tráng cốc 3 lần mỗi lần khoảng 5mlethanol90 % (TT),tập trung dịch tráng vào chén và bốc hơiethanol.Rửa cắn nhựa bằng 10mlnướcsôi, khuấy kỹ 2 min, để lắng rồi gạn phần nước vào phễu lọc, tiếp tục rửa như vậy nhiều lần cho đến khi nước rửa hết màu. Hòa tan cắn nhựa trên phễu với một ítethanol90 % (TT)nóng và hứng dịch lọc vào chén chứa cắn nhựa. Bốc hơiethanolcho đến cắn khô. Sau đó sấy cắn nhựa100°C trong3 h.

Dược liệu không được chứa ít hơn 1,2 % nhựa tính theo dược liệu khô kiệt.

Độ ẩm

Không quá12,0% (Phụ lục 9.6,1g,105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Cắt cây vào cuối mùa hạ khi quả đã chín nhưng chưa nứt, phơi khô, đập tách vỏ, sàng lấy hạt và loại bỏ tạp chất.

Bào chế

Khiên ngưu tử sống: Loại bỏ tạp chất, đập vỡ trước khi dùng.

Khiên ngưu tử sao: Sao khiên ngưu tử sạch nhỏ lửa đến khi hạt hơi phồng, đập vỡ hạt trước khi dùng.

Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn, tiểu độc. Quy vào các kinh: phế, thận, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Trục thủy, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, người tỳ vị hư nhược. Kỵ Ba đậu.

BÌNH VÔI

TuberStephaniae

Phần gốc thân phình ra thành củ đã cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng phơi hay sấy khô của cây Bình vôi[Stephaniaglabra (Roxb.) Miers] hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả

Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tùy theo nơi củ phát triển, vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài có màu trắng xám. Hoặc đã thái thành miếng to, nhỏ không đều, có màu trắng xám, vị đắng.

Bột

Bột có màu vàng xám, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng thành dày, khoang rộng, mảnh mạch điểm, mảnh tế bào mô mềm thành mỏng, tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật dài và nhỏ, rải rác có những hạt tinh bột nhỏ hình tròn và hình trứng.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 200ml,thấm ẩm dược liệu bằngdung dịch amoniac 6 N (TT),để yên 30 min. Cho vào bình nón 50mlcloroform(TT),lắc 5 min đến 10 min, rồi để yên 1 h, lọc. Lấy 30mldịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5mldung dịchacid sulfuric10 % (TT),lắc 2 min đến 3 min, gạn lấy phần dịch chiếtacidcho vào 4 ống nghiệm:

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thửMayer(TT),xuất hiện tủa vàng nhạt.

Ống 2: Thêm 2 giọtthuốc thửDragendorff(TT),xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT),xuất hiện tủa nâu.

Ống 4: Thêm 2 giọtdung dịchacidpicric(TT),xuất hiện tủa vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton-ethanol- amoniac (45 : 45 : 7 : 3).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu chiết như phần định tính ở trên, lấy phần dịch chiếtcloroformrồi cô trên cách thủy dịch chiết đến cắn khô, để nguội, hòa tan cắn trong 1mlethanol90 % (TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan L-tetrahydropalmatin chuẩn trongethanol90 % (TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phunthuốc thửDragendorff(TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trịRfvới vết của L-tetrahydropalmatin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch đệmpH4,5 - acetonitril(70 : 30), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần. Lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 µm, lắc siêu âm.

Cách pha dung dịch đệmpH4,5: Hỗn hợp gồm dung dịchkalidihydrophosphat 0,05 M - triethylamin(1000 :2),điều chỉnhpHbằngacid phosphoric(TT).

Dung dịch chuẩn:Hòa tanL-tetrahydropalmatin chuẩntrong pha động để thu được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,05 mg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu chuyển vào một túi giấy lọc. Thấm ẩm bằng 0,5mldung dịch amoniac 6 N (TT),để yên trong 40 min. Chuyển túi giấy lọc vào bình Soxhlet dung tích 100ml,thêm 40mlcloroform(TT),chiết trong 4 h đến hết alcaloid. Lấy dịch chiết cô trên cách thủy tới cắn, hòa tan cắn trongdung dịchacid sulfuric5 N (TT)(5 lần, mỗi lần 10ml).Lọc qua giấy lọc vào bình gạn. Kiềm hóa dịch lọc bằngamoniac (TT)đếnpH10. Chiết bằngcloroform(TT)4 lần, mỗi lần 10ml.Gộp các dịch chiếtcloroform,bốc hơi trên cách thủy đến cắn khô. Dùng pha động hòa tan cắn và chuyển vào bình định mức 50ml,thêm pha động đến vạch, lắc đều. Lọc qua giấy lọc thường, bỏ 10mldịch lọc đầu. Phần dịch lọc còn lại tiếp tục lọc một lần nữa qua màng có kích thước lỗ lọc 0,45 µm được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnhC (5µm)(LichrosorbRP 18 làthích hợp).

Detectorquang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 283 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tiến hành sắc ký theo điều kiện đã nêu. Dựa vào diện tích pic thu được của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C21H25NO4 trong tetrahydropalmatin chuẩn, tính hàm lượng L-tetrahydropalmatin (C21H25NO4) trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,4 % (kl/kl) L-tetra-hydropalmatin (C21H25NO4) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Có thể thu hái quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, lương. Vào hai kinh can, tỳ.

Công năng, chủ trị

An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu thuốc.

BỒ BỒ

Herba Adenosmatis indiani

Thân, cành mang lá và hoa đã phơi khô của cây Bồ bồ[Adenosma indianum (Lour.)Merr.] họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Thân hình trụ tròn (đôi khi có thiết diện hơi vuông), màu nâu nhạt, có lông (dài và thưa hơn so với nhân trần). Lá mọc đối, nhăn nheo, hình trứng thuôn, đầu lá nhọn, gốc lá tròn. Mặt trên lá màu nâu thẫm, có nhiều lông, mặt dưới lá màu lục ít lông hơn. Mép lá khía răng cưa nhọn. Gân lá hình lông chim. Lá dài khoảng 3,5cm,rộng 1,5cmđến 2cm.Cụm hoa tận cùng dày đặc hình cầu hay hình trụ tròn. Hoa hình môi, môi trên nguyên, môi dưới chia làm 3 thùy tròn. Cánh hoa thường rụng, chỉ còn lá bắc và đài. Quả mọng, nhiều hạt (ít gặp). Dược liệu mùi thơm hắc, vị đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Lá:Biểu bì trên và dưới gồm một hàng tế bào xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào một dãy và lỗ khí, riêng biểu bì dưới mang lông tiết. Mô dày góc nằm sát biểu bì trên và dưới ở phần gân giữa. Mô mềm gồm tế bào gần tròn, thành mỏng. Bó libe-gỗ hình cung nằm giữa gân lá, gồm: Cung libe ở phía dưới, cung gỗ ở phía trên. Đôi khi có tế bào mô cứng hình thoi, cấu tạo của phiến lá không đối xứng.

Thân:Biểu bì gồm một hàng tế bào xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào, lông tiết. Mô mềm vỏ tế bào có thành mỏng. Nội bì rõ. Libe mỏng, trong đó rải rác có đám sợi mô cứng. Tầng phát sinh libe-gỗ rõ. Mạch gỗ xếp thành dãy xuyên tâm. Mô mềm ruột gồm tế bào to, thành mỏng.

Bột

Mảnh biểu bì lá gồm các tế bào thành mỏng, ngoằn ngoèo mang lông che chở và lỗ khí, riêng biểu bì dưới có mang lông tiết. Lông che chở có 3 đến 8 tế bào nguyên vẹn hoặc bị gãy, đầu lông nhọn, gốc phình to, tế bào giữa đôi khi thắt lại. Lông tiết hình cầu, đầu có 8 tế bào, chân ngắn có 1 tế bào. Mảnh biểu bì thân gồm các tế bào hình chữ nhật thành mỏng, mang lông che chở, lông tiết. Mảnh đài hoa, tế bào thành mỏng, mang lông che chở và lông tiết. Bó sợi dài, thành hơi dày. Mảnh mạch xoắn. Tế bào mô cứng hình thoi (ít thấy).

Định tính

A. Xác định thành phần tinh dầu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C) - toluen -ethylacetat (100 : 15 : 5)

Dung dịch thử.Cất kéo hơi nước 5 g dược liệu đã được cắt nhỏ với 50mlnướctrong bộ cất tinh dầu khoảng 2 h, rồi hứng lấy 10mldịch chiết. Để nguội, lắc với 2mltoluen (TT),gạn lấy phần dịch chiết toluen.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch cineol 0,2 % (tt/tt) trong cloroform(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, phun thuốc thử gồmdung dịch vanilin 1 % trongethanol(TT)acid sulfuric(TT)(tỷ lệ 1ml: 1 giọt, pha trước khi dùng), sấy bản mỏng ở 105 °C trong 5 min. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có 6 vết có màu xanh tím, xanh, hồng, vàng, tím, hồng nhạt, trong đó phải có một vết có cùng màu sắc và có giá trị Rf với vết của cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Xác địnhflavonoidbằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat-acid formic (80 : 20 : 10).

Dung dịch thử:Đun trong cách thủy 1 g bột dược liệu với 5mlethylacetat (TT)trong 2 min, lọc lấy dịch chiết, cô trên cách thủy còn khoảng 1ml.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Bồ bồ (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khoảng 10cm,phun hỗn hợpdung dịchacid boric10 %dung dịchacid oxalic10 %(tỷ lệ 2 : 1). Sấy bản mỏng ở 105 °C, trên sắc ký đồ các vết của dung dịch thử có cùng màu sắc và giá trị Rr với các vết củadungdịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ba vết phát quang màu lục sáng cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C,4 h).

Tạp chất

Gốc, rễ: Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỉ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Định lượng tinh dầu

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 200mlnước, cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái khi cây đang ra hoa, phơi trong râm mát hay sấyở 40 °Cđến50 °Cđến khô. Tránh sấy nóng quá làm bay mất tinh dầu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị

Tân, vi khổ, vi ôn.

Công năng, chủ trị

Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mồ hôi, vàng da, viêm ganvirus,ăn không tiêu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 20 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm.

Kiêng kỵ

Không phải thấp nhiệt không nên dùng.

BỒ CÔNG ANH

Herba Lactucae indicae

Thân mang lá đã phơi hay sấy khô của cây Bồ công anh (Lactuca indicaL), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng cưa thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3cmđến 5cm,tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2cm,mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.

Vi phẫu

Lá:Mặt trên phẳng, mặt dưới lồi, hình chữ V.

Gân giữa của lá: Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn. Lớp mô dày tương đối mỏng xếp sát biểu bì. Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào tròn hoặc nhiều cạnh, thành mỏng xếp sít nhau. Ở giữa gân lá có một khuyết to rỗng. Các bó libe-gỗ kích thước không đều, xếp rời nhau, xen kẽ bó to và bó nhỏ theo hình chữ V, bó to nhất ở dưới. Mỗi bó libe-gỗ được bao phủ bởi 2 cung mô dày úp vào nhau. Bó libe-gỗ có libe ở phía dưới và phía ngoài, gỗ ở phía trên và phía trong.

Phiến lá:Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào đều đặn không có lông. Biểu bì dưới mang lỗ khí. Mô giậu gồm 2 hàng tế bào xếp đều đặn. Mô khuyết gồm những tế bào không đều nhau để hở những khoảng trống nhỏ. Thịt lá dị thể không đối xứng.

Thân:Biểu bì gồm một lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn. Mô dày gồm 2 đến 4 lớp tế bào có kích thước nhỏ thành dày. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ xếp thành vòng tròn trong đó libe tạo thành từng đám, gỗ tạo thành vòng liên tục. Ở những phần tương ứng với libe, các mạch gỗ phát triển thành hàng tạo thành các bó libe-gỗ. Các bó libe-gỗ phát triển mạnh ở những chỗ thân lồi ra.

Bột

Lá: Mảnh biểu bì trên của lá gồm những tế bào thành mỏng, ít ngoằn ngoèo. Mảnh biểu bì dưới gồm những tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo, trong có lỗ khí. Lỗ khí thường có 3 đến 4 tế bào phụ. Mảnh mô mềm gân giữa gồm những tế bào hình chữ nhật thành mỏng xếp đều đặn. Mảnh mô mềm phiến lá gồm những tế bào thành mỏng chứa diệp lục, có mạch xoắn xếp thành từng dãy.

Định tính

Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, bột dược liệu phát quang màu xanh.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 20 phần triệu. Tiến hành như sau:

Dung dịch thử:Lấy 1,5 g bột dược liệu vào 1 chén bằng sứ hoặc thạch anh, có nắp đậy, đốt dần dần để than hóa hoàn toàn. Để nguội, thêm 1mlhỗn hợp (pha trước khi dùng) gồm 1 thể tíchacid nitric(TT)và 3 thể tíchacidhydrocloric (TT),bốc hơi tới khô trên cách thủy. Làm ẩm cắn bằng 3 giọtacidhydrocloric (TT),thêm 10mlnước nóng và làm ấm trong 2 min. Sau đó thêm 1 giọtdung dịch phenolphtalein (TT),thêm từng giọtamoniac đậm đặc (TT)cho đến khi dung dịch xuất hiện màu đỏ nhạt, thêm 2mlacid aceticloãng (TT),lọc nếu cần, rửa phễu và cắn bằng 10mlnước. Chuyển dịch lọc và dịch rửa vào ống thử Nessler thêm nước vừa đủ 50ml.

Dung dịch đối chiếu:Bốc hơi đến khô 1mlhỗn hợp (pha trước khi dùng) gồm 1 thể tíchacid nitric(TT)và 3 thể tíchacidhydrocloric (TT).Sau đó tiến hành như chỉ dẫn với dung dịch thử, sau đó thêm 3,0mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu và thêm nước vừa đủ 50ml.

Cách tiến hành:Thêm 1 giọtdung dịch natrisulfid(TT1) vào dung dịch thử và dung dịch đối chiếu, lắc mạnh, để yên 5 min. So sánh màu của 2 ống nghiệm bằng cách nhìn dọc ống hoặc quan sát trên nền trắng. Dung dịch thử không được đậm màu hơn dung dịch đối chiếu.

Chế biến

Thu hái vào khoảng tháng 5 đến 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bào chế

Rửa sạch lá, cắt đoạn 3cmđến 5cm,phơi khô để dùng. Nấu cao: Rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc (1mlcao tương đương 10 g dược liệu).

Bảo quản

Để nơi khô, thường xuyên phơi lại, tránh mốc, mục.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, hàn. Vào các kinh can, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 30 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Dược liệu tươi: Đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa.

Kiêng kỵ

Các chứng âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ cấm dùng.

BỔ CỐT CHỈ (Quả)

FructusPsoraleaecorylifoliae

Phá cố chỉ, Đậu miêu

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Bổ cốt chỉ (Psoraleacorylifolia L), họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Quả hình thận, hơi dẹt, dài 3 mm đến 5 mm, rộng 2 mm đến 4 mm, dầy khoảng 1,5 mm. Mặt ngoài màu đen, nâu đen hoặc nâu xám, có vết nhăn và vân hình mạng lưới nhỏ. Đỉnh tròn, tù, có núm nhỏ nhô lên; một bên mặt hơi lõm vào, có vết cuống quả ở một đầu. Vỏ quả mỏng, khó tách rời hạt. Hạt có hai lá mầm, cây mầm trắng hay hơi vàng, có chất dầu. Quả cứng chắc, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Quả:Vỏ quả có thiết diện cong tròn đều ở mặt trong, mặt ngoài nhấp nhô, lồi lõm. Lớp ngoài cùng là vỏ quả ngoài mang nhiều lông che chở có vết lấm tấm trên bề mặt. Bên dưới biểu bì là nhiều lớp tế bào mô mềm hình chữ nhật nằm ngang, rải rác có các ống tiết chứa giọt tinh dầu màu vàng xanh. Trên một vài lát cắt có thể gặp bó libe gỗ nằm trong vỏ quả giữa.

Hạt:Vỏ hạt gồm một lớp tế bào hình giậu xếp hướng tâm tạo thành vòng liên tục, bên trong là lớp tế bào đặc biệt có dạng hình trụ đứng và loe rộng ở hai đầu, xếp khít nhau ở hai mặt tiếp tuyến, giữa có khoảng gian bào. Kế đến là tế bào mô mềm hình chữ nhật nằm ngang, xếp thành nhiều hoặc ít lớp làm cho vỏ hạt có chỗ dày chỗ mỏng không đều. Trong vùng mô mềm của vỏ hạt có thể gặp bó libe-gỗ bị cắt ngang hay cắt dọc. Hai lá mầm xếp khít nhau tạo thành tổng thể hình bầu dục, có thể tách rời ở giữa, ở vùng tiếp giáp giữa hai lá mầm, tế bào mô mềm có dạng hình giậu xếp thành 3 đến 5 lớp, kế đến là tế bào mô mềm có dạng hình đa giác. Trong vùng giữa của mỗi lá mầm có thể có bó libe-gỗ mới thành lập, phân hóa gỗ và libe chưa rõ ràng.

Bột

Bột có màu nâu đen, mùi thơm, vị hơi đắng. Nhiều lông che chở bề mặt lấm tấm; mảnh mô mềm; mảnh vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau như hàng rào; mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhỏ và hiếm gặp; giọt dầu béo.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (60°Cđến 90 °C) -ethylacetat-methanol (20 : 15 : 1).

Dung dịch thử:Ngâm 0,5 g bột dược liệu trong 10mlcloroform(TT)khoảng 1 h, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cắn khô. Hòa tan cắn trong 1mlcloroform(TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan hỗn hợp hai chấtpsoralenchuẩn và isopsoralen chuẩn trongcloroform(TT)để được dung dịch có chứa mỗi chất 0,5 mg/ml. Nếu không có hai chất chuẩn trên thì có thể dùng 0,5 g bột Bổ cốt chỉ (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10cmđến 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Quả lép không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy cụm quả đã chín, phơi khô, tách lấy quả, loại bỏ cuộng và tạp chất, phơi hoặc sấy khô lại.

Bào chế

Bổ cốt chỉ sống: Loại bỏ tạp chất.

Diêm Bổ cốt chỉ (chế muối): Lấy Bổ cốt chỉ sạch trộn đều với nước muối 20 % ủ cho thấm đều hết nước muối, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi khô phồng lên, lấy ra để nguội. Dùng 2 kg muối cho 100 kg Bổ cốt chỉ.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, ôn. Vào kinh thận, tỳ và tâm bào.

Công năng, chủ trị

Bổ mệnh môn hỏa, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả. Dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Dạng cồn thuốc 20 % đến 30 %, bôi chỗ đau.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa động, tiểu tiện ra máu, đại tiện táo bón, viêm đường tiết niệu không nên dùng.

BỐI MẪU (Thân hành)

BulbusFritillariae

Xuyên bối mẫu

Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên bối mẫu (FritillariacirrhosaD. Don), Ám tử bối mẫu(Fritillariaunibracteata Hsiaoet K.C.Hsia), Cam túc bối mẫu(Fritillaria przewalskii Maxim.) hoặc Thoa sa bối mẫu(Fritillariadelavayi Franch.),họ Loa kèn (Liliaceae).

Tùy theo đặc điểm khác nhau của các loại Bối mẫu người ta chia ra 3 loại dược liệu: Tùng bối, Thanh bối, Lỗ bối tương ứng với 3 loài dược liệu ở trên.

Mô tả

Tùng bối:Thân hành hình nón hoặc hình cầu, cao 0,3cmđến 0,8cm,đường kính 0,3cmđến 0,9cm.Mặt ngoài màu trắng ngà, 2 vẩy ngoài có kích thước rất khác nhau. Vẩy ngoài lớn hơn bao lấy vẩy trong, phần vẩy không bị bao bọc có hình trăng lưỡi liềm, phần này có tên là "hoài trung bảo nguyệt" (ôm trăng trong tay). Đỉnh thân hành kín, chồi hình cầu hơi thon, có 1 đến 2 vẩy nhỏ, đỉnh tù hoặc hơi nhọn, gốc bằng, hơi lõm, ở giữa có chấm tròn màu nâu xám, thỉnh thoảng thấy vết tích rễ. Chất cứng, giòn, vết bẻ trắng, có chất bột. Vị hơi đắng.

Thanh bối:Thân hành hình tròn dẹt, cao 0,4cmđến 1,4cm,đường kính 0,4cmđến 1,6cm.Có hai vẩy ngoài đồng dạng bọc lấy nhau. Đỉnh mở ra có chồi và 2 đến 3 vẩy nhỏ bên trong, có vết tích của thân hình trụ, mảnh khảnh.

Lỗ bối:Thân hành hình nón dài, cao 0,7cmđến 2,5cm,đường kính 0,5cmđến 2,5cm.Mặt ngoài màu trắng ngà, hoặc vàng nâu, hơi lốm đốm nâu, 2 vẩy ngoài đồng dạng. Đỉnh mở ra và hơi thon, gốc hơi nhọn hoặc tương đối tù.

Bột

Bột màu trắng ngà, mùi đặc trưng, vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy:

Tùng bối và thanh bối:Nhiều hạt tinh bột hình trứng, hình cầu dài hoặc bất định hình, một số hạt hơi phân nhánh, đường kính 5 µm đến 64 µm, rốn hạt hình khe ngắn hay dạng điểm, hình chữ V hay chữ U, có vân tăng trưởng mờ. Tế bào biểu bì hình chữ nhật, thành lượn sóng nhất là ở bề mặt, đôi khi thấy lỗ khí tròn hay tròn dẹt, tế bào không đều. Mạch xoắn, đường kính 5 µm đến 26 µm.

Lỗ bối:Hạt tinh bột hình trứng lớn, hình vỏ sò, hình thận hay hình bầu dục, đường kính tới 60 µm, rốn hạt hình chữ V, hình sao hay dạng điểm, thấy rõ vân tăng trưởng. Mạch xoắn và mạch mạng, đường kính tới 64 µm.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây là 3,15 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 9,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hè, thu, đào lấy thân hành, loại bỏ rễ con, vỏ thô, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Để nơi khô, đựng trong thùng hoặc lọ kín, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, vi hàn. Vào các kinh phế, tâm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc dùng bột, hòa với nước thuốc thang đã sắc, uống mỗi lần từ 1 g đến 2 g.

Kiêng kỵ

Không dùng phối hợp với Phụ tử, Ô đầu.

CÀ ĐỘC DƯỢC (Hoa)

FlosDaturae metelis

Hoa phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược (DaturametelL), họ Cà (Solanaceae).

Mô tả

Hoa khô thường nhàu nát, hình dải. Hoa chưa nở dài 3cmđến 5cm,hoa đã nở dài 7cmđến 12cm.Đài hình ống, dài bằng 2/5 tràng hoa; màu lục xám hoặc màu vàng xám, đỉnh có 5 thùy với 5 gân ở đáy; bề mặt hơi có lông mịn; tràng hình loa kèn, màu vàng nhạt hoặc màu vàng nâu, đỉnh có 5 thùy, nhọn, ngắn, có 3 gân dọc rõ ở dưới đỉnh; giữa hai thùy có chỗ hơi lõm; nhị 5, chỉ nhị dính liền vào ống tràng, dài bằng 3/4 tràng; vòi nhuỵ hình gậy. Mẫu hoa sấy khô, chất mềm dẻo; mẫu hoa phơi khô, giòn, mùi nhẹ; vị hơi đắng.

Bột

Bột màu vàng nhạt, vị hơi đắng. Hạt phấn gần hình cầu hoặc hình bầu dục dài, đường kính 39 µm đến 42 µm, có cấu tạo 3 lỗ rãnh, bề mặt có đường gân nhỏ phân nhánh, tạo thành hình mạng lưới ở hai cực. Lông che chở của đài có 1 đến 3 tế bào, thành tế bào sần sùi. Mỗi lông tiết có 1 đến 5 tế bào ở đâu và 1 đến 5 tế bào ở chân. Các lông che chở ở mép cánh hoa có 1 đến 10 tế bào, thành tế bào hơi sần sùi. Lông che chở ở gốc chỉ nhị dày, có 1 đến 5 tế bào, đường kính chân lông đạt tới 128 µm, đỉnh tròn tù. Trong các tế bào tràng và đài hoa có tinh thể calci oxalat dạng cát, lăng trụ và cụm calci oxalat.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Hệ dung môi khai triển:Ethylacetat -methanol- amoniac đậm đặc (17 : 2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 1mlamoniac đậm đặc (TT),trộn kỹ, thêm 25mlcloroform(TT)khuấy kỹ, để lắng qua đêm, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cặn trong 1mlcloroform(TT),được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòatanatropinsulfatchuẩn và scopolamin hydrobromid chuẩn trongmethanolđể được dung dịch có chứa mỗi chất 4 mg/ml. Nếu không có 2 chất chuẩn trên, dùng 1 g bột hoa Cà độc dược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch 10 µl. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, phơi khô ngoài không khí, phunthuốc thửDragendorff(TT).Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết atropin và scopolamin của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng hoa Cà độc dược để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C,4 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột mịn dược liệu, đã được sấy khô 4 h ở 60 °C; làm ẩm bằnghỗn hợpethanol- amoniac đậm đặc- ether (5: 4 :10), để yên 12 h, cho vào bình Soxhlet chiết bằngether(TT),trên cách thủy đến khi chiết hết alcaloid (Phụ lục 12.3, dùng thuốc thửDragendorff).Bốc hơi dịch chiết trên cách thủy chobaygần hếtether,thêm 25mldung dịchacid sulfuric0,5 N (TT),tiếp tục bốc hơi cho đến hếtether.Để yên dung dịch đến khi còn hơi ấm, lọc qua bông, chuyển dịch lọc vào bình gạn. Mặt khác, rửa bã cặn dược liệu bằng 5mldung dịchacid sulfuric0,5 N (TT)và 2 lần với nước, mỗi lần 5ml.Gộp các nước rửa với dung dịchacidtrong bình gạn, chiết với 10ml,5ml,5mlcloroform (TT), đến khicloroformkhông còn có màu. Gộp cácdung dịch cloroformvà chiết bằng 10mldung dịchacid sulfuric0,1 N (TT),gạn bỏ lớpcloroform,gộp các dung dịchacid sulfuriclại, trung hòa bằngamoniac đậm đặc (TT)và thêm 2mlamoniac đậm đặc (TT)nữa. Chiết ngay với 20ml,15ml,15ml,10ml, 5 mlcloroform (TT), đến khi chiết được hết alcaloid. Lọc các dung dịchcloroformtrên cùng một phễu lọc cónatrisulphat khan (TT). Rửa tiếp phễu lọc hai lần, mỗi lần với 4mlcloroform(TT).Gộp các dịch chiếtcloroformvà dịch rửa, bốc hơi dung môi trên cách thủy. Thêm 3mlethanoltrung tính (TT)để hòa tan cặn, bốc hơi đến khô và tiếp tục đun nóng trong 15 min. Đun nhẹ để hòa tan cặn trong 2mlcloroform(TT),cho thêm chính xác 20mldung dịch chuẩn độdung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ),đun cách thủy cho bốc hơi hếtcloroform;để nguội ở nhiệt độ phòng, thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịch đỏmethyl(TT).Chuẩn độ bằngdung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ)đến khi xuất hiện màu vàng.

1mldung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ)tương đương với 6,068 mg C17H21NO4.

Hàm lượng alcaloid trong dược liệu (sấy khô 4 h, ở 60 °C) không được dưới 0,30 %, tính theo scopolamin (C17H21NO4).

Chế biến

Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bắt đầu nở, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài để gây tê.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,3 g đến 0,6 g; dạng thuốc hoàn; có thể dùng dưới dạng thuốc hút (dược liệu thái nhỏ cuộn thành điếu thuốc hút, chia liều để dùng, mỗi ngày không được dùng quá 1,5 g dược liệu).

CÀ ĐỘC DƯỢC (Lá)

FoliumDaturae metelis

Lá phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược(DaturametelL.), họ Cà (Solanaceae).

Mô tả

Lá khô nhăn nheo, màu nâu, mùi hăng đặc biệt, dài 9cmđến 16cm,rộng 4cmđến 9cm.Cuống lá dài 4cmđến 6cm.Đầu lá nhọn, gốc lá lệch (hai bên gốc phiến lá không đều nhau). Mép lá thường lượn sóng, có khía răng cưa nông. Mặt trên phiến lá màu lục xám, mặt dưới màu lục nhạt. Gân chính màu xám nhạt.

Vi phẫu

Gân lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào mang nhiều lông che chở có bề mặt lấm tấm, lông tiết có đầu đa bào và chân đơn bào. Mô dày nằm sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào có thành mỏng, hình tròn hay đa giác không đều, rải rác có những tế bào chứa tinh thể calci oxalat dạng cát. Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá, libe tạo thành vòng bao quanh gỗ.

Phiến lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào mang lông che chở và lông tiết. Mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với biểu bì trên, phía dưới là mô khuyết, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm giữa mô giậu và mô khuyết.

Bột

Bột màu lục xám, mùi hăng đặc biệt, vị đắng. Mảnh biểu bì mang lỗ khí, mang lông tiết hoặc lông che chở. Lông che chở đa bào cấu tạo bởi 3 đến 4 tế bào thành mỏng, bề mặt lấm tấm. Thỉnh thoảng có một số lông che chở đa bào có eo thắt. Lông tiết đầu đa bào, chân đơn bào. Mảnh mạch xoắn. Mảnh mô mềm hình giậu. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Định tính

Lấy khoảng 3 g bột dược liệu cho vào một bình nón khô có nút mài dung tích 100ml.Thấm ẩm bằng vừa đủamoniac đậm đặc (TT).Thêm 15mlhỗn hợpether - cloroform (3 : 1). Để yên từ 45 min đến 1 h, thỉnh thoảng lắc đều. Lọc dịch chiếtether-cloroformvào một bát sứ nhỏ, lấy bã dược liệu chiết như trên 2 lần nữa, gộp các dịch chiếtether-cloroformvào một bát sứ nhỏ, bốc hơi trên nồi cách thủy tới khô. Hòa tan cắn với 3 giọt đến 5 giọtacid nitric(TT)rồi bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô, cắn có màu vàng. Để nguội, nhỏ vào cắn 5 giọtaceton (TT)và 1 đến 2 giọtdung dịchkalihydroxyd 10 % trongethanol90 % (TT)vừa mới pha sẽ xuất hiện màu tím không bền.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C,4 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 25 g bột mịn dược liệu, đã được sấy khô 4 h ở 60 °C; cho vào bình Soxhlet, làm ẩm bằng hỗn hợpethanol- amoniac đậm đặc-ether (5 :4 : 10), để yên 12 h, thêm 500mlether(TT),đun hồi lưu trên cách thủy đến khi chiết hết alcaloid. Bốc hơi dịch chiết trên cách thủy cho bay gần hếtether,thêm 25mldung dịchacid sulfuric0,5 N (TT),tiếp tục bốc hơi cho đến hếtether.Để yên dung dịch đến khi còn hơi ấm, lọc qua bông, chuyển dịch lọc vào bình gạn. Mặt khác, rửa cắn bằng 5mldung dịchacid sulfuric0,5 N (TT)và 2 lần vớinước,mỗi lần 5ml.Gộp các nước rửa với dung dịchacid sulfurictrong bình gạn, chiết với 10ml,5ml,5mlcloroform (TT) đến khicloroformkhông còn có màu. Trộn đều các dung dịchcloroformvà chiết bằng 10mldung dịchacid sulfuric0,1 N (TT),gạn bỏ lớpcloroform,gộp các dung dịchacid sulfuriclại, trung hòa bằngamoniac đậm đặc (TT)và thêm 2mlamoniac đậm đặc (TT)nữa. Chiết ngay với 20ml,15ml,15ml,10, 5mlcloroform (TT), đến khi chiết được hết alcaloid. Lọc các dung dịchcloroformtrên cùng một phễu lọc cónatri sulphat khan (TT).Rửa tiếp phễu lọc hai lần, mỗi lần với 4mlcloroform(TT).Gộp các dịch chiếtcloroformvà dịch rửa, bốc hơi dung môi trên cách thủy đến cắn. Thêm 3mlethanoltrung tính (TT)để hòa tan cắn, bốc hơi đến khô và tiếp tục đun nóng trong 15 min. Đun nhẹ để hòa tan cặn trong 2mlcloroform(TT),cho thêm chính xác 20mldung dịchacid sulfuric 0,02 N(CĐ),đun cách thủy cho bốc hơi hếtcloroform;để nguội ở nhiệt độ phòng, thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịch đỏmethyl(TT).Chuẩn độ bằngdung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ)đến khi xuất hiện màu vàng. 1mldung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ)tương đương với 6,068 mg C17H21NO4.

Dược liệu phải chứa không được dưới 0,12 % alcaloid tính theo scopolamin(C17H21NO4) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Vào tháng 4 đến tháng 10, khi trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá bị sâu bệnh và héo vàng, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Vào kinh tâm, phế.

Công năng, chủ trị

Bình xuyễn, chỉ khái, chỉ thống. Chủ trị: Hen suyễn, đau loét dạ dày ruột, nôn say tàu xe, đau răng, phong thấp, động kinh ở trẻ em, gây tê mê cho phẫu thuật, cai nghiện ma tuý.

Cách dùng, liều lượng

Liều tối đa cho người lớn dạng bột 0,2 g/lần, 0,6 g trong 24 h. Có thể dùng lá cuốn để hút không được vượt quá 1 g/ngày.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người hen suyễn do nhiễm trùng hô hấp, cao huyết áp, thiên đầu thống.

CÁ NGỰA

Hippocampus

Hải mã

Cả con cá đã phơi hay sấy khô của một số loài Cá ngựa(Hippocampusspp.),họ Cá chìa vôi (Syngnathidae).

Mô tả

Cá ngựa có thân hình hơi dẹt, dài và cong. Toàn thân dài khoảng 15cmđến 20cm,có khi hơn; phần phình to ở giữa thân rộng từ 2cmđến 4cm;màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thân và đuôi chia thành các ô hình chữ nhật, các ô này được tạo bởi các đốt xương vòng song song; ở đỉnh các đốt thân có các gai nhọn, thân có 7 gờ dọc, đuôi cuộn lại ở cuối và chỉ có 4 gờ. Đầu hơi giống hình đầu ngựa, giữa đầu có các gai to nhô lên. Miệng dài như một cái vòi, không có răng, hai mắt lõm sâu. Thể nhẹ, chất xương, cứng rắn, hơi có mùi tanh, vị hơi mặn.

Cá ngựa loại to, đầu đuôi đầy đủ, không có sâu mọt là loại tốt.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g dược liệu đã nghiền nhỏ, 100 - 105 °C, 4 h).

Chế biến

Hai mùa hạ, thu, bắt cá ngựa về rửa sạch, loại bỏ màng da, bỏ ruột, uốn cong đuôi rồi phơi khô, thường buộc lại từng đôi một (1 con đực, 1 con cái).

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, vụn nhỏ, khi dùng giã nát, tán bột. Thường vặt bỏ gai trên đầu, tẩm rượu, hơ hoặc sao kỹ với cám, tán nhỏ để dùng hoặc ngâm rượu với thuốc khác để uống.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong lọ, hộp kín có chứa một ít long não hay hồ tiêu để phòng sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàm, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu thũng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, tái xuyễn, trưng hà, u cục ở trong bụng, ngã tổn thương.

Dùng ngoài trị mụn nhọt sưng đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc uống.

Dùng ngoài: Tán thành bột mịn bôi vào chỗ đau. Lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Phụ nữ mang thai kiêng dùng.

CẢI CỦ (Hạt)

SemenRaphani sativi

Lai phục tử, La bặc tử

Hạt lấy từ quả chín, phơi hay sấy khô của cây Cải củ (Raphanus sativusL.), họ Cải (Brassicaceae).

Mô tả

Hạt nhỏ hình trứng tròn hoặc hình bầu dục hơi dẹt, dài 2,5 mm đến 4 mm, rộng 2 mm đến 3 mm. Mặt ngoài màu nâu vàng, nâu đỏ hoặc nâu xám, ở một đầu có rốn hạt hình tròn, màu nâu sẫm; đầu kia có mấy rãnh dọc. Vỏ hạt mỏng và giòn, bên trong có hai lá mầm màu trắng vàng, có dầu. Không mùi, vị nhạt hơi đắng, cay.

Định tính

A. Lấy một lượng nhỏ bột dược liệu (khoảng 20 mg) cho vào ống nghiệm, thêm một hạt nhỏnatri hydroxyd (TT),đun ống nghiệm trên đèn cồn, để nguội. Hòa hỗn hợp trên trong 2mlnước, lọc. Lấy 1mldịch lọc,acidhóa bằngdung dịchacidhydrocloric 5 % (TT),khíhydrosulfursẽ bốc lên làm chogiấy tẩm chì acetat (TT)biến thành màu đen nâu, sáng bóng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:Lớp trên của hỗn hợp dung môi gồmEthyl acetat -acid formic- nước (10 : 2 : 3).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30mlether(TT),đun hồi lưu 1 h và loại bỏ dịchether,bay hơi bã tới khô. Thêm 20mlmethanol(TT)vào bã, đun hồi lưu 1 h, lọc và bốc hơi dịch lọc tới cắn, hòa tan cắn trong 2mlmethanol(TT)dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g Hạt cải củ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Phun hỗn hợp gồmdung dịch vanilin 1 % trongacid sulphuric(TT) -ethanol96 % (TT)(10 : 90), sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 8,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Tỷ lệ hạt non, lép không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, khi quả chín, cắt lấy cây, phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bào chế

Hạt cải củ:Lấy hạt cải củ, loại sạch tạp chất, rửa sạch phơi khô, khi dùng giã nát.

Hạt cải củ sao:Lấy hạt cải củ sạch, sao nhỏ lửa đến khi hơi phồng và có mùi thơm, lấy ra để nguội, khi dùng giã nát.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh sâu, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, cam, bình. Vào kinh phế, tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đàm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 10 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Cơ thể hư nhược, thuộc chân khí hư thì không được dùng.

CAM THẢO (Rễ và Thân rễ)

RadixetRhizoma Glycyrrhizae

Rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảoGlycyrrhizauralensis Fisch.,Glycyrrhiza inflataBat.hoặcGlycyrrhiza glabraL,họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Glycyrrhiza uralensis: Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20cmđến 100cm,đường kính 0,6cmđến 3,5cm.Lớp bần ngoài cùng bị cạo bỏ hoặc dính chặt. Rễ chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ hoặc nâu xám có các vết sẹo của rễ con, những vết nhăn dọc và các lỗ vỏ nhô lên. Rễ đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Chất cứng chắc, khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc, có tinh bột. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe, đôi khi có khe nứt, tầng phát sinh libe gỗ thành vòng rõ. Đoạn thân rễ hình trụ, bên ngoài có các núm sẹo, tủy ở trung tâm mặt cắt ngang. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Glycyrrhiza inflata:Đoạn rễ và thân rễ hóa gỗ, chất cứng chắc, đôi khi phân nhánh, mặt ngoài thô ráp và có màu nâu xám. Mặt bẻ có nhiều sợi hóa gỗ thành đám, ít tinh bột. Thân rễ mang nhiều chồi bất định lớn.

Glycyrrhiza glabra: Rễ và thân rễ chất tương đối chắc, đôi khi phân nhánh, mặt ngoài không thô ráp, hầu hết có màu nâu xám, lỗ vỏ nhỏ, không rõ.

Vi phẫu

Lớp bần dày gồm các tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ có chứa nhiều hạt tinh bột. Tia ruột có 3 đến 5 hàng tế bào loe rộng thành hình phễu trong vùng libe. Libe hình nón chứa các đám sợi thành dày và tinh thể calci oxalat. Gỗ gồm mạch gỗ to, sợi gỗ và mô mềm gỗ ít hóa gỗ. Trong có tủy nhỏ.

Bột

Màu vàng nhạt đến màu vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy các mảnh mô mềm với tế bào có thành mỏng chứa nhiều hạt tinh bột. Hạt tinh bột đứng riêng rẽ, hình trứng hay hình cầu có đường kính 2 µm đến 20 µm. Sợi gỗ màu vàng, có thành dày, thường kèm theo tế bào có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mảnh mạch điểm màu vàng, mảnh bần màu nâu đỏ.

Định tính

A. Nhỏdung dịch amoniac (TT)lên bột dược liệu sẽ có màu vàng tươi, thêmdung dịchacid sulfuric80 % (TT)sẽ mất màu vàng tươi.

B. Lấy 0,5 g bột Cam thảo, thêm 50mlethanol70 % (TT),đun nóng trên cách thủy trong 15 min. Lọc nóng qua bông, lấy dịch lọc để làm các phản ứng sau:

Lấy 10mldịch lọc vào một chén sứ, cô trên cách thủy đến khô. Thêm vào cắn 1mlanhydridacetic(TT)và 1mlcloroform(TT),khuấy kỹ, lọc lấy phần dung dịch trong, cho vào một ống nghiệm khô. Thêm từ từ theo thành ống nghiệm khoảng 1mlacid sulfuric(TT).Giữa 2 lớp chất lỏng có vòng ngăn cách màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu sẫm.

Lấy 2mlđến 3mldịch lọc cho vào một ống nghiệm, thêm một ít bộtmagnesi (TT)và 0,5mlacidhydrocloric (TT), sẽ xuất hiện màu đỏ sẫm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -acid formic-acid aceticbăng-nước (15 : 1 : 1 : 2).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 20mletherethylic (TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, gạn bỏ dịchether.Thêm vào bã 15mlmethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, để nguội, lọc lấy dịch chiết. Bốc hơi dịch chiết đến cắn, hòa tan cắn trong 20mlnước. Lắc dung dịch thu được vớin-butanol3 lần, mỗi lần 20ml.Gộp dịch chiếtbutanol,rửa 3 lần vớinước,bỏ nước rửa. Bay hơi dịch chiếtbutanoltrên cách thủy tới cắn, hòa tan cắn trong 5mlmethanol(TT)được dung dịch thử.

Dungdịch dược liệu đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Cam thảo (mẫu chuẩn) chiết mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan amoniglycyrrhizinatchuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy bản mỏng ở 105°Ctrong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có một vết phát quang cùng màu và cùng giá trịRfvới vết của amoniglycyrrhizinattrên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá12,0% (Phụ lục 9.6,1g,105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % đối với rễ đã cạo lớp bần; không quá 10,0 % đối với rễ không cạo lớp bần (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril (TT)- Dung dịchacid phosphoric0,05 % (38 : 62).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón có nút mài, thêm chính xác 100mlethanol70 %(TT), đậy nút, cân, sau đó siêu âm 30 min, để nguội, cân lại và bổsungethanol70 % (TT)để được khối lượng ban đầu. Trộn đều và lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan amoniglycyrrhizinatchuẩn trongethanol70 % (TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,2 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) nhồi pha tĩnhC(5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 254 nm.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Cách tiến hành:

Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 5000 tính theo pic của amoniglycyrrhizinat.Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic amoniglycyrrhizinattrong 6 lần tiêm lặp lại không được lớn hơn 2,0 %.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượngacid glycyrrhizictrong dược liệu dựa vào diện tích pic amoniglycyrrhizinattrên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và nồng độ dung dịch chuẩn (khối lượng củaacidglycyrrhizic= khối lượng amoni glycyrrhizinat/1,0207).

Dược liệu phải chứa không ít hơn 2,0 %acid glycyrrhizic(C42H62O16) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Sau khi đào lấy rễ, xếp thành đống để cho hơi lên men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.

ChíchCamthảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng 200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hòa tác dụng các thuốc.

Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, mệt mỏi yếu sức, hóa đờm chỉ ho, đánh trống ngực, mạch kết đại (mạch dừng), loạn nhịp tim.

Sinh Cam thảo: Giải độc tả hỏa. Chủ trị: Đau họng, mụn nhọt, thai độc.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Kiêng kỵ

Không dùng chung với các vị Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại.

CAM THẢO NAM

Herba et Radix Scopariae

Camthảo đất, Dãcamthảo, Thổ cam thảo

Toàn cây kể cả rễ dạng tươi hay đã phơi hoặc sấy khô của cây Cam thảo nam (Scoparia dulcisL.) họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Phần trên mặt đất cao khoảng 0,4 m đến 0,7 m, mọc thẳng đứng, thân già hóa gỗ ở gốc, phần thân non có nhiều khía dọc. Lá mọc đối hoặc mọc vòng ba, dài 3cmđến 5cm,rộng 1,5cmđến 3,0cm,phiến nguyên, hẹp dần ở gốc, mép có răng cưa thưa ở nửa cuối, gân lá hình lông chim. Hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, mọc riêng rẽ hay thành từng đôi ở kẽ lá. Cuống quả dài 0,8cmđến 1,5cm.Quả nang nhỏ đựng trong đài tồn tại, màu nâu đen. Đài đồng trưởng và quả bên trong có dạng gần như tròn với núm nhụy thò ra ở đỉnh quả, dài 1 mm đến 2 mm. Quả luôn tồn tại ở kẽ là làm thành điểm đặc sắc của cây. Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ. Toàn cây có mùi thơm nhẹ, vị đắng sau hơi ngọt.

Vi phẫu

Vi phẫu lá:

Phần gân giữa: Ngoài cùng là biểu bì có cutin răng cưa, kế đến là lớp mô dày, mô mềm gồm các tế bào thành mỏng. Bó libe gỗ chính có hình cung với libe ở dưới và gỗ gồm một số mạch xếp thành chuỗi ở phía trên.

Phần phiến lá: Phía dưới biểu bì trên là mô mềm giậu; kế đến là mô mềm khuyết và biểu bì dưới. Lông tiết gồm hai loại: chân đơn bào, đầu 4 đến 8 có khi 10 đến 16 tế bào thường nằm trong phần lõm của phiến lá; loại chân đa bào gồm 2 đến 5 tế bào, đầu đơn bào thường có ở gân lá.

Thân: Thiết diện đa giác hoặc hơi tròn có 4 đến 6 u lồi. Biểu bì có cutin răng cưa và mang nhiều lông tiết hai loại như ở lá. Dưới biểu bì là mô dày tròn; ở chỗ ứng với u lồi, dưới biểu bì còn có thể có đám mô cứng rồi mới đến mô dày. Kế đến là mô mềm vỏ có những khuyết rải rác. Libe cấp 2 gồm các tế bào hình chữ nhật nằm theo hướng tiếp tuyến, thành khá dày, phía ngoài libe có nhiều đám sợi ở vùng trụ bì. Gỗ cấp 2 thành vòng liên tục, bên trong là mô mềm tủy có tế bào chưa hóa gỗ (thành tế bào còn celulose) hay hóa thành mô cứng riêng lẻ từng tế bào hay tụ thành từng đám tế bào thành khá dày, có nhiều tế bào thấy rõ vách ngăn ngang có lỗ rây lấm tấm.

Rễ:Ngoài cùng là lớp bần khá dày. Kế đến là mô mềm vỏ với những lỗ khuyết khá to xếp đều đặn. Libe cấp 2 xếp thành vòng liên tục với các tế bào nhỏ hơn tế bào mô mềm. Gỗ cấp 2 chiếm tâm với nhiều mạch to hơn tế bào mô mềm gỗ gấp 3 đến 4 lần, mô mềm gỗ với các tia gỗ khá rõ.

Bột

Bột có màu vàng lục, ít xơ, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì gồm các tế bào thành ngoằn ngoèo, mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Lông tiết chân đơn bào, đầu 4, 6 hoặc 8, 10 (có khi đến 16 đến 20) tế bào có dạng giống hoa mai, chứa chất tiết màu vàng nâu. Lông tiết chân dải gồm 4 đến 5 tế bào, đầu đơn bào chứa chất tiết màu hơi xanh. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm, mạch mạng. Mảnh tế bào mô cứng hoặc tế bào mô cứng riêng lẻ thành dày có ống trao đổi; sợi; mảnh mô mềm; hạt tinh bột; mảnh bần; hạt phấn hoa hình cầu, không có gai, màu vàng nhạt (nếu mẫu dược liệu có hoa).

Định tính

A. Lấy 20mldịch lọc còn lại trong mục “Chất chiết được trong dược liệu” đem bốc hơi trên cách thủy đến cắn. Hòa cắn trong 10mlnướcnóng, lọc. Dịch lọc đem tiến hành các phản ứng sau:

Nhỏ vài giọt dịch lọc lên giấy lọc, để khô, nhỏ tiếp vài giọt dịch lọc trùng với vết cũ, để khô. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, có phát quang màu xanh dương. Nhỏ thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT)lên vết dịch lọc cũ, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, có phát huỳnh quang màu vàng tươi.

Lấy 2mldịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm vài giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),dung dịch có màu vàng tăng lên so với ống chứng không nhỏ dung dịch natri hydroxyd.

Lấy 3mldịch lọc, thêm một ít bộtmagnesi (TT)và 1mlacidhydrocloric (TT).Nhúng ống nghiệm vàonướcsôi khoảng 10 s, xuất hiện màu đỏ nâu.

B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng:Silica gelG 60 F254.

Dung môi khai triển:Benzen.

Dung dịch thử:Lấy 5 g bột dược liệu khô cho vào bình nón dung tích 250ml,thêm 80mlnước.Đun sôi trong 10 min. Gạn qua bông lấy dịch lọc. Lắc dịch lọc với 10mlethylacetat (TT).cách thủy dịchethylacetat đến cắn, hòa cắn trong 2mlethylacetat (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g Cam thảo nam (mẫu chuẩn) cho vào bình nón dung tích 250ml,thêm 30mlnước.Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10cmđến 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun lên bản mỏngdung dịch vanilin -sulfuric(TT),lắc đều, lọc. Sấy bản mỏng ở 100°C đến 105°C trong khoảng 5 min.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết màu tím hay xanh tím, có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C,4 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Cân chính xác khoảng5 g bột dược liệu thô cho vào bình nón dung tích250 mlcó nút mài. Thêm chính xác75 mlethanol 96 %(TT).Đậy nút, lắc đều, cân chính xác đến0,1 g khối lượng bình và cắn. Để yên khoảng 30 min, thỉnh thoảng lắc. Lắp sinh hàn hồi lưu. Đun cách thủy khoảng một giờ. Để nguội và cân lại. Điều chỉnh khối lượng bình bằng với khối lượng trước khi đun bằng cách thêmethanol 96 %(TT),lắc đều, lọc. Lấy chính xác25 mldịch lọc cho vào chén sứ đã sấy đến khối lượng không đổi ở100 °C, phần dịch lọc còn lại được dùng để làm phản ứng định tính. Bốc hơi dịch lọc trên bếp cách thủy cho đến cắn. Sấy cắnở 100 °C trong một giờ. Cân và tính kết quả.

Kết quả được tính theo công thức:

trong đó:

a là khối lượng chén có cắn (g);

b là khối lượng chén không có cắn (g);

c là khối lượng dược liệu đem thử (g);

h là phần trăm độ ẩm.

Dược liệu phải chứa từ 8,0 % đến 20,0 % hàm lượng chất chiết được tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào mùa xuân và mùa hạ, đào cả rễ, rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, vi sao.

Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, qui kinh

Cam,vi khổ, hàn. Vào kinh tỳ, vị, phế, can.

Công năng, chủ trị

Bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Chủ trị: Rong kinh, ban chẩn, phế nhiệt gây ho, viêm họng, tiêu chảy.

Cách dùng, liều lượng

Dùng tươi: Ngày dùng từ 20 g đến 40 g, dạng dịch ép. Dùng khô: Từ 8 g đến 12 g.

Dạng thuốc hãm hoặc thuốc sắc.

CÁNH KIẾN TRẮNG

Benzoinum

An tức hương

Nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây Bồ đề[Styrax tonkinensis (Pierre)Craib.ex Hardw.],họ Bồ đề (Styracaceae).

Mô tả

Từng cục nhựa nhỏ rời nhau, to nhỏ không đều, hơi dẹt, một số dính lại với nhau thành từng khối. Bên ngoài màu vàng cam, láng bóng như sáp (nhựa do tổn thương tự nhiên); hoặc có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài có màu trắng xám, hơi vàng (nhựa do vết rạch). Chất giòn, dễ vỡ; mặt vỡ phẳng, màu trắng, để lâu dần dần chuyển thành nâu vàng hoặc nâu đỏ. Đun nóng thì mềm và chảy ra. Mùi thơm vani đặc biệt. Vị hơi cay, khi nhai có cảm giác sạn.

Định tính

A. Đun nóng từ từ 0,25 g dược liệu trong một ống nghiệm khô, có mùi thơm kích ứng bốc ra và nhiều tinh thể hình lăng trụ thăng hoa bám ở thành ống nghiệm.

B. Lấy 0,1 g dược liệu vào ống nghiệm, thêm 5mlethanol96 % (TT),nghiền, lọc. Thêm 0,5mldung dịch sắt(III)clorid trongethanol (TT) vào dịch lọc, màu lục sáng được tạo thành sau đó chuyển sang màu lục vàng.

Mất khối lượng do làm khô

Không quá 2,0 %. Cân chính xác khoảng 2 g bột thô, để trong bình hút ẩm chứaacid sulfuric(TT),làm khô đến khối lượng không đổi (Phụ lục 9.6).

Chất không tan trongethanol

Không quá 2,0 %.

Cân chính xác khoảng 2,5 g bột mịn dược liệu, cho vào bình Soxhlet, thêmethanol96 % (TT),chiết đến kiệt các chất tan trongethanol.Bỏ dịchethanol,làm khô bã đến khối lượng không đổi ở 100 °C, cân xác định khối lượng của bã.

Tro toàn phần

Không quá 0,50 % (Phụ lục 9.8).

Trosulfat

Không quá 2,0 %, dùng 1,0 g (Phụ lục 9.9).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 1,5 g bột dược liệu, cho vào 1 bình nón nút mài, thêm 25mldung dịchkalihydroxyd 0,5 M trongethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1,5 h. Bốc hơi dịch chiết trên cách thủy đến cắn, hòa cắn trong 50mlnước nóng. Để nguội, thêm 150mlnước và 50mldung dịch magnesisulfat5 % (TT),khuấy đều, để yên 10 min. Lọc, rửa cắn bằng 20mlnước.Gộp dịch lọc và nước rửa,acidhóa bằngacidhydrocloric (TT),sau đó chuyển vào một bình gạn, chiết lần lượt bằng 50, 40, 30 và 30mlether (TT): Gộp các dịch chiếtetherrồi lại chiết lần lượt bằng 20, 20, 10, 10 và 10mldung dịch natri carbonat 5 % (TT),rửa mỗi dịch chiết nước bằng 20mlether(TT).Gộp các dịch chiết nước vàacidhóa bằngacidhydrocloric (TT)rồi chiết lại lần lượt với 30ml,20ml,10ml,10mlether (TT). Gộp các dịch chiếtethervà chuyển vào 1 bình nón đã cân bì, bốc hơi hếtetherbằng 1 luồng không khí vàquaybình để cắn lắng đều trên thành bình. Làm khô bình trong bình hút ẩm cóacid sulfuric (TT)đến khối lượng không đổi, cân chính xác. Khối lượng của cắn làacid balsamictoàn phần trong mẫu thử. Tính hàm lượng phần trămacid balsamictoàn phần (đã trừ lượng chất không tan trongethanol)tính theo dược liệu khô kiệt.

Hàm lượngacid balsamictoàn phần không được ít hơn 30,0 % tính theo các chất chiết được trongethanol.

Chế biến

Lấy nhựa từ thân cây bị tổn thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu, rạch thân cây, thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm can đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, bình. Vào các kinh tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị.

Khai khiếu tỉnh thần, hành khí hoạt huyết, chỉ thống. Chủ trị: Trúng phong đàm quyết, khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,6 g đến 1,5 g, thường dùng dạng hoàn tán.

CÁT CÁNH (Rễ)

RadixPlatycodigrandiflori

Rễ để nguyên hoặc đã cạo vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh[Platycodongrandiflorum(Jacq.) A. DC.],họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới hoặc có dạng hình trụ nhỏ và dài, hơi vặn xoắn lại, đôi khi phân nhánh, dài 7cmđến 20cm,đường kính 0,7cmđến 2cm.Phần đỉnh rễ còn sót lại một đoạn ngắn của thân rễ mang nhiều sẹo nhỏ là vết tích của gốc thân. Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh nhăn nheo theo chiều dọc và những nếp nhăn ngang. Thể chất giòn, mặt bẻ không phẳng. Mặt cắt ngang có phần vỏ màu trắng hoặc hơi vàng, phần gỗ màu trắng ngà hoặc nâu nhạt; tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng rõ, màu nâu, nâu nhạt. Không mùi hoặc có mùi đường cháy nhẹ, vị ngọt sau hơi đắng.

Dược liệu thái lát: Các phiến mỏng, hình tròn hoặc không đều, thường có vỏ còn sót lại. Mặt cắt có phần ngoài màu trắng nhạt, tương đối hẹp, hình thành tầng vân vòng màu nâu nhạt. Phần gỗ rộng có nhiều khe nứt. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, sau đắng. Khi dùng chích gừng.

Vi phẫu

Ở rễ không cạo vỏ, lớp bần gồm nhiều hàng tế bào. Mô mềm vỏ hẹp gồm những tế bào to nhỏ không đều, xếp lộn xộn, có những khuyết (khe) nằm rải rác. Các ống nhựa tụ thành đám rải rác trong libe, chứa các hạt màu nâu vàng. Libe xếp thành tia, thỉnh thoảng có những vùng đậm lên đều đặn giống như libe kết tầng. Tầng phát sinh libe-gỗ tạo thành vòng liên tục. Mạch gỗ nằm rải rác hay tụ thành đám, xếp thành những dải xuyên tâm nằm trong mô mềm gỗ không hóa gỗ. Trong cùng là mô mềm ruột gồm những tế bào gần như tròn.

Bột

Màu vàng xám tới màu nâu xám. Soi kính hiển vi thấy: Các tế bào bần hình đa giác, thành dày, màu nâu nhạt. Mảnh của đám ống nhựa chứa các hạt màu vàng hoặc nâu vàng. Tinh thể inulin hình gần tròn hoặc hình quạt rải rác trong mô mềm hoặc tụ thành đám. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

A. Soi lát cắt dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, phần vỏ phát quang sáng trắng hơi vàng, phần lõi không phát quang.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol70 % (TT),đun cách thủy trong 5 min, lọc, cô dịch lọc còn khoảng 5ml(dung dịch A).

Nhỏ vài giọt dung dịch A lên giấy lọc, nhỏ tiếp một giọtdung dịch natri hydroxyd 5 % (TT),sấy nhẹ cho khô, che nửa vết dung dịch A bằng miếng kim loại mỏng và soi dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 365 nm trong vài phút, lấy miếng kim loại ra, phần không bị che có phát quang sáng hơn. Tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sẽ sáng dần lên như phần kia.

Lấy 2mldung dịch A pha loãng thành 10mlbằngnước,lắc mạnh trong 15 s, có bọt bền trong 30 min.

C. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlnước,đun cách thủy trong 15 min, lọc. Lấy 5mldịch lọc, thêm 2mlacidhydrocloric (TT)và vài tinh thểresorcin(TT),đun cách thủy vài min, xuất hiện tủa màu đỏ sẫm.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-ether (1 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20mlhỗn hợpdung dịchacid sulfuric 7 %trongethanol- nước(1 : 3), đun hồi lưu trong cách thủy 3 h, để nguội. Lọc, lắc dịch lọc vớicloroform(TT)2 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtcloroformvà rửa 2 lần bằngnước,mỗi lần 30ml,bỏ dịch rửa. Thêmnatrisulfatkhan (TT) vàodịchcloroformđể loại nước còn sót lại, lọc. Bay hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dungdịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Cát cánh (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phun dung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy ở 100 - 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol96 %(TT) làm dung môi.

Định lượng

Áp dụng một trong hai phương pháp sau đây:

A. Cân chính xác khoảng 4 g dược liệu, cho vào dụng cụ Soxhlet, thêm 25mlmethanol(TT),ngâm qua đêm. Thêm 25mlmethanol(TT)nữa rồi chiết trong 6 h. Để yên trong 1 h. Lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy còn khoảng15 - 20 ml.Để nguội, rồi cho dịch chiếtmethanolvào 50mlether(TT),khuấy đều và để lắng. Loại bỏ dung dịch phía trên và hòa tan cắn bằng cách đun nóng trên cách thủy với 20ml,10mlvà 5mlmethanol (TT), để nguội và lọc, gộp các dịch lọcmethanol,cô trên cách thủy còn 15mlđến 20ml,để nguội. Thêm 50mlether (TT), xử lý và hòa tan cắn vớimethanol (TT)tương tự như trên, lọc. Gộp tất cả các dung dịchmethanolđã thu được vào một cốc đã cân bì. Bốc hơi dịch này trên cách thủy tới cắn, sấy khô ở 105 °C tới khối lượng không đổi, cân. Tính hàm lượng phần trăm củasaponintrong dược liệu. Hàm lượngsaponintoàn phần không được ít hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

B. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (25 : 75 ).

Dung dịch chuẩn:Hòa tan platycodin D chuẩn trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,5 mg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây số 180) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol50 %(TT) và cân. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội và cân lại. Bổsungmethanol50 %(TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều, lọc. Hút chính xác 25mldịch lọc, cô trên cách thủy đến cắn, hòa tan cắn trong 20mlnước bằng cách làm ấm, lắc dung dịch thu được vớin-butanol bão hòa nước(TT) 3 lần, mỗi lần 20ml,gộp các dịch chiết n-butanol, rửa bằng 50mlamoniac(TT), bỏ dịch amoniac, rửa lại bằng 50mlnước bão hòa n-butanol(TT), loại bỏ nước rửa và bay hơi dịch chiết n-butanol đến cắn khô. Hòa tan cắn thu được trong 3mlmethanol (TT), trộn dung dịch thu được với 0,5 gsilica gel (TT)và bốc hơi hỗn hợp trên cách thủy đến khô, chuyển hỗn hợp vào cột (đường kính trong 2cm,đã nhồi sẵn 10 gsilica gel (TT)cỡ hạt từ 100 mesh đến 120 mesh) bằng hỗn hợp dung môi gồmcloroform-methanol (9 : 1). Rửa giải bằng 50mlhỗn hợp dung môi gồmcloroform-methanol (9 : 1),bỏ dịch rửa giải, rửa giải tiếp bằng hỗn hợp dung môi gồmcloroform-methanol -nước(60 : 20 : 1) hai lần, mỗi lần 100ml.Gộp dịch rửa giải, cô trên cách thủy đến cắn. Dùngmethanol(TT)để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 5ml,thêmmethanol (TT)vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5µm).

Detetor tán xạ ánh sáng bay hơi.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính theopicplatycodin D phải không dưới 5000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng platycodin D trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C57H92O28của platycodin D chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,10 % platycodin D (C57H92O28), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 h, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, hơi ôn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Ôn hóa hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.

Cáchdùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc.

CÁT SÂM (Rễ)

RadixMillettiae speciosae

Sâm nam, Sâm gỗ, Sơn liên ngẫu

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Cát sâm(Millettia speciosa Champ.),họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Rễ củ hình trụ đều hay hai đầu thuôn nhỏ, được cắt thành đoạn dài 5cmđến 15cm,đường kính 1cmđến 4cm,có khi bổ dọc thành từng miếng. Mặt ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc và rãnh ngang. Mặt cắt ngang màu trắng ngà” nhiều bột, có những tia ruột như hình nan hoa bánh xe.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 4 đến 8 hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang đều đặn. Tầng phát sinh ngoài có một hàng tế bào. Mô cứng gồm 3 đến 4 hàng tế bào thành dày, có chứa tinh thể calci oxalat hình thoi. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng hình đa giác. Trong mô mềm vỏ có sợi hợp thành từng bó. Libe gồm những tế bào nhỏ đều đặn. Trong libe cung có bó sợi rải rác. Tầng phát sinh libe gỗ có một hàng tế bào. Mạch gỗ to, tròn. Xung quanh mạch gỗ có những hàng tế bào mô mềm gỗ vuông vắn xếp đều đặn. Tia ruột có 3 đến 4 hàng tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng xuyên tâm. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình đa giác.

Bột

Bột màu vàng nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều sợi dài có thành dày. Tinh thể calci oxalat hình thoi, mảnh mô mềm chứa tinh bột, mảnh mạch điểm. Đám tế bào mô cứng màu vàng. Hạt tinh bột hình tròn, hình chuông, hình trứng, có hạt kép đôi, kép ba, rốn hình điểm hay hình chữ V.

Định tính

A. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu có màu trắng sáng.

B. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol90 % (TT),đun cách thủy trong 15 min. Lọc lấy dịch lọc để làm các phản ứng sau:

Cho 5mldịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc trong 15 s. Cột bọt bền ít nhất trong vòng 10 min.

Lấy 1mldịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô cạn, hòa tan cắn bằng 1mlanhydridacetic(TT),thêm từ từ theo thành ống 1mlacid sulfuric(TT).Xuất hiện vòng đỏ đậm giữa 2 lớp dung dịch thử.

Độ ẩm

Không quá12,0 % (Phụ lục9.6, 1 g,105 °C, 5 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ xơ, gỗ không quá 1,0 %.

Tạp chất khác không quá 0,5 %.

Chế biến

Đào lấy rễ củ ở cây trồng được một năm, rửa sạch. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc, phơi hay sấy khô, rễ củ bên ngoài vỏ màu vàng, bên trong trắng có ít xơ, nhiều bột là tốt.

Bào chế

Lấy Cát sâm sạch, khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước gừng hay nước mật sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, mốc, mọt, dùng đến đâu bào chế đến đó.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt rắt.

Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm. Tẩm gừng ích tỳ, tẩm mật bồi dưỡng cơ thể. Chủ trị: Cơ thể suy yếu, nhức đầu, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 16 g đến 20 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Không dùng chung với Lê lô; đang nôn mửa, ỉa chảy do lạnh, không phải âm hư, phổi ráo, không nên dùng.

CAU (Hạt)

Semen Arecae catechi

Binh lang

Hạt đã phơihaysấy khô lấy từ quả chín của cây Cau (Arecacatechu L), họ Cau (Arecaceae).

Mô tả

Khối cứng, hình trứng hoặc hình cầu dẹt, cao khoảng 1,5cmđến 3,5cm;đường kính khoảng 1,5cmđến 3,5cm.Đáy phẳng, ở giữa lõm, đôi khi có một cụm xơ (cuống noãn). Mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ nhạt với những nếp nhăn hình mạng lưới. Cắt ngang thấy vỏ hạt ăn sâu vào nội nhũ tạo thành những nếp màu nâu xen kẽ với màu trắng nhạt. Phôi nhỏ nằm ở đáy hạt. Vị chát và hơi đắng.

Vi phẫu

Lớp ngoài của vỏ hạt gồm nhiều hàng tế bào đá dẹt, hình thon dài, xếp tiếp tuyến, chứa chất màu nâu đỏ; tế bào đá có hình dạng và kích thước khác nhau, thường có những khoảng gian bào. Lớp trong gồm nhiều lớp tế bào mô mềm, chứa chất màu nâu đỏ, rải rác có ít bó libe gỗ. Ngoại nhũ hẹp và thường ăn sâu vào nội nhũ tạo thành mô xâm nhập. Tế bào nội nhũ, hình nhiều cạnh, lỗ to đặc biệt trên thành tế bào.

Bột

Bột màu nâu đỏ, vị chát, soi kính hiển vi thấy: Tế bào đá của vỏ hạt hình bầu dục, dài, thành hơi dày. Mảnh nội nhũ với những tế bào thành dày, có lỗ đặc sắc. Hạt alơron 5 µm đến 40 µm. Mảnh mạch.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol- amoniac đặc (9 : 1 : 0,2 ).

Dung dịch thử:Lấy 8 g bột thô dược liệu, thêm 50mlcloroform(TT),lắc đều, thêm tiếp 4mlamoniac đặc (TT),lắc siêu âm 10 min. Lọc lấy dịch chiếtcloroform.Rửa cắn với 10mlcloroform(TT).Gộp dịch rửa với dịch chiếtcloroform,chuyển vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịchacidhydrocloric 10 %(TT) và 20mlnước, lắc kỹ. Gạn bỏ lớpcloroform.Rửa lớp nước bằng 10mlcloroform(TT),gạn bỏ lớpcloroform.Kiềm hóa lớp nước bằngamoniac(TT) đếnpH9 đến 11 (thử bằng giấy quỳ) rồi lắc vớicloroform (TT) hai lần, mỗi lần 10ml.Gộp các dịch chiếtcloroform,bốc hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 1mlethanol96 % (TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 8 g bột thô hạt Cau (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịchthuốc thửDragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C đến 105 °C, áp suất thường đến khối lượng không đổi).

Tro toàn phần

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Mảnh vỏ quả: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 8 g bột thô dược liệu vào bình nón nút mài 250ml,thêm 80mletherethylic(TT) và 4mlamoniac đậm đặc(TT), lắc trong 10 min. Thêm 10 gnatrisulfatkhan (TT)lắc trong 5 min, để yên. Gạn lấy lớpether,rửa cắn bằngetherethylic (TT)3 lần, mỗi lần 10ml.Gộp các dịch chiếtethervào bình gạn, lắc với 0,5 g bộttalc (TT)trong 3 min, thêm 2,5mlnước,lắc trong 3 min. Để lắng, gạn lấy lớpethertrong ở phía trên, rửa lớp nước bằng 5mletherethylic (TT).Gộp các dịch chiếtethervào một cốc có mỏ, để bay hơi tự nhiên đến khi còn khoảng 15ml,chuyển vào bình gạn. Tráng cốc bằngetherethylic (TT)2 lần, mỗi lần 5ml.Gộp dịch rửaethervào bình gạn trên. Thêm chính xác 20mldungdịchacid sulfuric0,02 N(CĐ) vào bình gạn, lắc kỹ. Để lắng, gạn lấy lớpacid.Rửa lớpether3 lần bằngnước,mỗi lần 5ml.Gộp nước rửa với lớpacid,lọc. Rửa giấy lọc và phễu lọc bằngnước4 lần, mỗi lần 10ml,tập trung nước rửa vào dịch lọc. Thêm 3 đến 4 giọtdung dịch đỏmethyl(TT),định lượng bằngdung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ)đến khi chuyển sang màu vàng.

1mldung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ)tương ứng với 0,003104 g arecolin C8H13NO2.

Hàm lượng phần trăm alcaloid toàn phần của dược liệu được tính theo công thức sau:

trong đó:

n là thể tíchdung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ)đã dùng để chuẩn độ(ml);

m là khối lượng mẫu thử (g);

a là độ ẩm của dược liệu (%).

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,3 % alcaloid tan trongethertính theo arecolin tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái quả chín, bổ lấy hạt. Hạt được cắt lát (binh lang phiến) hay bổ đôi, phơi hoặc sấy khô.

Binh lang sao đen (Tiêu binh lang): Lấy binh lang phiến, sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng đen.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn. Vào kinh vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Binh lang: Sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Chủ trị: Trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thủy thũng, cước khí, sốt rét.

Binh lang sao đen: Tiêu thực, đạo trệ. Chủ trị: Ăn vào không tiêu sau tả lỵ nặng.

Cách dùng, liều lượng

Binh lang:Ngày dùng từ 8 g đến 24 g, dạng thuốc sắc.

Dùng 3 g đến 10 g trừ sán dây; 30 g đến - 60 g trừ sán sơ mít.

Binh lang sao đen:Ngày dùng 3 g đến 10 g.

Kiêng kỵ

Cơ thể hư nhược không nên dùng.

CAU (Vỏ quả)

Pericarpium Arecae catechi

Đại phúc bì, đại phúc mao

Vỏ quả đã bỏ vỏ ngoài (lớp vỏ màu xanh) phơi hay sấy khô của cây Cau (Areca catechu L), họ Cau (Arecaceae).

Mô tả

Đại phúc bì: Là vỏ quả cau chưa chín, bỏ vỏ ngoài. Vỏ quả cứng, lõm cong, dài 4 cm đến 7 cm, rộng 2 cm đến 3,5 cm, vỏ dày 0,2 cm đến 0,5 cm. Phần ngoài màu xám, có vân nhăn dọc và vân ngang nhô lên. Đỉnh có vết sẹo của vòi nhụy, gốc có vết cuống quả và đài hoa. vỏ quả trong hình vỏ sò, màu nâu tới nâu sẫm, bóng mịn và cứng, chắc. Thể nhẹ, chất rắn, có thể xẻ theo chiều dọc. Khi xé dọc có thể thấy sợi vỏ quả giữa. Mùi nhẹ, vị hơi se.

Đại phúc mao: Là vỏ quả cau chín, bóc vỏ quả ngoài rồi làm cho tơi ra. Đôi khi có hình bầu dục hoặc hình lõm cong. Vỏ quả ngoài có thể mất hoặc còn sót lại. Khối sợi vỏ quả giữa, dài 4 cm đến 7 cm, màu trắng ngà hay màu nâu nhạt. Thể nhẹ và xốp, chất mềm dai. Vỏ quả trong hình vỏ sò, màu nâu vàng hoặc màu nâu, mặt trong nhẵn mịn, đôi khi bị gãy dọc. Hơi có mùi, vị nhạt.

Bột

Màu trắng ngà. Sợi vỏ quả giữa tụ thành bỏ, nhỏ, dài, đường kính 8 µm đến đến 15 µm, hơi hóa gỗ, các lỗ trao đổi rõ; các tế bào bao quanh bó sợi này chứa bỏ tinh thể silic, đường kính khoảng 8 µm. Tế bào vỏ trong không đều, hình đa giác, hơi tròn hoặc bầu dục, đường kính 48 µm đến 88 µm, các lỗ trao đổi rõ.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Vào mùa đông đến mùa xuân năm sau, hái quả chưa chín, phơi khô sau khi luộc, bổ đôi, tước bỏ vỏ xanh, lấy cùi, thường gọi là đại phúc bì.

Vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu, hái quả chín, phơi hoặc sấy khô sau khi luộc, bóc lấy cùi, đập cho xơ, phơi khô, thường gọi là đại phúc mao.

Bào chế

Đại phúc bì loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, làm khô.

Đại phúc mao loại bỏ tạp chất, rửa sạch, làm khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, vi ôn. Vào các kinh tỳ vị, đại trường, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Hành khí, khoan trung, hành thủy tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thủy thũng, cước khí phù thũng, tiểu tiện bất lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 10 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Bệnh hư không có thấp nhiệt không nên dùng.

CÂU ĐẰNG

Ramuluscum UncoUncariae

Đoạn thân hoặc cành có gai hình móc câu đã phơi hay sấy khô của cây Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Thân vuông, màu nâu thẫm, được cắt đoạn 2 - 3 cm, đường kính 2 - 5 mm; một đầu thường cắt sát gần móc câu (ở phía trên). Phần lớn mấu thân có hai móc câu cong xuống hướng vào trong, đối diện nhau; một số mấu chỉ có một móc ở một bên và phía đối diện là một sẹo ở cao hơn. Các móc câu thường tròn hoặc hơi dẹt, đầu móc nhọn, đế tương đối rộng. Chất cứng, dai, ruột màu trắng vàng hoặc có lỗ. Không mùi, vị nhạt.

Vi phẫu

Thân: Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật thành dày. Mô mềm vỏ có những khuyết gian bào. Libe cấp 2 trong có những tế bào chứa chất nhựa màu xanh sẫm. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp 2 xen lẫn những sợi gỗ, trong mô mềm gỗ có tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mô mềm ruột là những tế bào hình đa giác kéo dài.

Bột

Bột màu nâu. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào có 5 - 7 tế bào, đầu tế bào thuôn nhọn, thành dày, trên bề mặt chứa chất màu nâu. Sợi tụ lại từng đám, thành dày. Nhiều đám mô cứng có khoang rộng, ống trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh mạch vạch, mạch xoắn.

Định tính

Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac (TT), để yên 30 min, cho thêm 30 ml ethyl acetat (TT), lắc 5 - 10 min, để yên 1 h. Gạn, lọc dịch chiết vào bình gạn có chứa sẵn 5 ml dung dịch acid sulfuric 5% (TT). Lắc đều và tách lấy lớp acid, chiết tiếp phần dung môi một lần nữa. Gộp các dịch acid cho vào các ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa vàng nhạt.

Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

Ống 4: Thêm 2 giọt dung dịch acid picric(TT), xuất hiện tủa vàng.

Độ ẩm

Không quá 12 % (Phụ lục 9.6).

Tạp chất

Đoạn thân có gai dài quá 3 cm: Không quá 10 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 °C đến 60 °C cho đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị quy kinh

Cam, lương. Vào hai kinh can, tâm bào.

Công năng, chủ trị

Bình can, tức phong, trấn kinh. Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sốt cao kinh giật.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 16 g, dạng thuốc sắc. Thời gian sắc thuốc không quá 10 min.

CÂU KỲ TỬ

FructusLycii

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium barbarumL), họ Cà (Solanaceae).

Mô tả

Quả hình trứng dài hay trái xoan, hai đầu hơi lõm, dài 6 mm đến 20 mm, đường kính 3 mm đến 10 mm. Mặt ngoài màu đỏ cam, mềm, bóng, thường nhăn nheo. Gốc quả có vết cuống quả màu trắng còn sót lại, đỉnh quả có điểm nhỏ hơi nhô lên. Quả có nhiều hạt nhỏ hình thận dẹt, hai mặt hơi cong phồng hoặc có một mặt lõm. Hạt màu vàng nâu có nội nhũ, rốn hạt là một điểm lõm nhỏ ở mép hạt. Chất mềm, vị ngọt hơi chua.

Bột

Màu vàng cam. Tế bào biểu bì của vỏ quả ngoài hình đa giác hoặc hình đa giác kéo dài khi nhìn trên bề mặt, thành tế bào mặt ngoài có các vạch cutin xếp song song, thành tế bào trong thẳng hoặc lượn sóng. Tế bào mô mềm của vỏ quả trong gần hình đa giác, thành mỏng, khoang chứa các hạt màu nâu đỏ hoặc đỏ cam. Tế bào đá của vỏ hạt hình đa giác không đều khi nhìn trên bề mặt, thành dày, nhấp nhô, có vạch rõ.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlnước,đun trong cách thủy trong 15 min, lọc lấy dịch lọc. Nhỏ 1 giọt dịch lọc lên giấy lọc, sấy nhẹ cho khô. Soi vết dịch chiết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết dịch chiết phát quang lơ sáng. Nhỏ thêm lên vết dịch chiết 1 giọtdung dịch natri hydroxyd 2 % (TT).Huỳnh quang của vết ngả sang màu lá mạ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat -acid formic (2 : 3 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào bình nón 50ml,thêm 20mlnước, đun trong cách thủy trong 20 min, để nguội, lọc lấy dịch lọc. Lắc dịch lọc với 15mlethylacetat (TT)(3 lần, mỗi lần 5ml).Gộp chung dịch chiếtethylacetat, bay hơi đến cắn trên cách thủy. Hòa tan cắn với 1mlethylacetat (TT),được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 0,5 g bột Câu kỷ tử (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 %. (Phụ lục 9.6, 2 g, 80 °C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 %. (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 55,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hè và mùa thu khi quả đã chuyển màu đỏ vàng. Sau khi phơi âm can để vỏ ngoài nhăn lại, lấy ra phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khi vỏ ngoài quả khô và cứng, thịt quả mềm. Loại bỏ cuống.

Bào chế

Quả thường dùng sống, hoặc tẩm rượu sao, đem sắc ngay hoặc sấy nhẹ (dưới 50 °C) đến khô giòn, tán bột hoặc phun rượu cho quả trở nên đỏ tươi, khi dùng giã nát.

Bảo quản

Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Quy vào các kinh phế, can, thận.

Công năng, chủ trị

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt. Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu, hoàn tán.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.

CẨU TÍCH (Thân rễ)

RhizomaCibotii

Culi

Thân rễ đã loại bỏ lông và phơi hay sấy khô của cây Cẩu tích[Cibotiumbarometz (L.) J. Sm.], họ Cẩu tích (Dicksoniaceae).

Mô tả

Đoạn thân rễ đã loại bỏ lớp lông màu vàng nâu bên ngoài, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi đỏ, đường kính 2cmđến 5cm,dài 4cmđến 10cm,rất cứng, khó cắt, khó bẻ gãy; đôi khi còn sót lại ít lông màu vàng nâu. Dược liệu khi dùng thường đã thái thành phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một đến ba hàng tế bào, bên ngoài phủ lớp cutin màu vàng, đôi khi có lông che chở màu vàng còn sót lại; bên trong biểu bì có trên 10 hàng tế bào mô cứng màu vàng nâu, lỗ rõ. Gỗ xếp thành vòng, gồm các quản bào, cả ngoài và trong đều có libe và tế bào hạ bì. Vỏ và ruột gồm các tế bào mô mềm chứa các hạt tinh bột (đã bị hồ hóa đối với dược liệu đã chế biến), đôi khi có chứa chất màu nâu vàng.

Bột

Mảnh biểu bì màu vàng, đôi khi có ít sợi lông màu nâu hoặc vàng còn sót lại. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh hơi dài, rải rác có chứa các hạt tinh bột đơn lẻ hay tụ lại thành đám 2 đến 3 hạt (ở dược liệu chưa chế biến) hoặc các khối tinh bột đã bị hồ hóa (ở dược liệu đã qua chế biến). Các hạt tinh bột hình đĩa, hình trứng, đường kính5 - 49µm, đôi khi thấy rốn hạt hình vạch. Mạch gỗ hình thang. Các quản bào có mạng hình thang, đường kính 22 - 73 µm. Tế bào đá màu nâu vàng đến nâu đỏ, hình gần chữ nhật, thành dày lỗ trao đổi rõ. Tế bào nội bì màu nâu vàng hình gần vuông, hình chữ nhật hoặc hình đa giác, thành hơi dày và hơi nhăn.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol90 % (TT),đun trên cách thủy 15 min, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Nhỏ một giọt dịch lọc lên giấy lọc, để khô dung môi và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Phần bên trong của vết có huỳnh quang màu vàng nhạt, rìa ngoài của vết có huỳnh quang màu lơ sáng.

Lấy 2mldịch lọc, thêm 3 giọt đến 4 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),xuất hiện tủa đục màu đỏ gạch. Thêm tiếp 3 giọt đến 4 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, trong suốt.

Lấy 2mldịch lọc, thêm 2 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT),dung dịch có màu xanh rêu.

Lấy 2mldịch lọc, cô trên cách thủy tới cắn sền sệt. Thêm vào cắn 20mlnướcnóng, khuấy kỹ, để nguội, lọc vào ống nghiệm. Lắc mạnh sẽ có bọt bền.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen -cloroform -ethylacetat -acid formic (3 : 5 : 6 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 50mlmethanol(TT),siêu âm trong 30 min, lọc. Bay hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Cẩu tích (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 - 15 µl các dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun hỗn hợp dung môi gồmdung dịch sắt(III)clorid 2 % (TT) và dung dịchkali fericyanid1 % (TT)tỷ lệ 1 : 1 (được chuẩn bị trước khi dùng) đến khi các vết hiện rõ.

Các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C đến 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ lông còn sót lại: Không quá 0,5 %. Lấy chính xác khoảng 50 g dược liệu, dùng kéo và dao sắc loại hết phần lông còn sót lại. Cân và tính kết quả.

Các tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Kim loại nặng

Không quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3).

Dùng 1 g dược liệu. Sử dụng 2mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT)để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông. Thân rễ tươi được làm sạch lông bên ngoài, cắt thành đoạn dài 4cmđến 10cmhay thái phiến, phơi hoặc sấy đến khô.

Bào chế

Rang cát nóng, cho dược liệu đã thái phiến vào, tiếp tục rang cho cháy hết lông còn sót lại. Lấy ra để nguội, rửa sạch, ngâm nước 12 h, đồ kỹ cho mềm, tẩm rượu 12 h rồi sao vàng. Có thể tẩm muối ăn.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, ôn. Vào hai kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 20 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng.

CHÈ DÂY (Lá)

FoliumAmpelopsis

Lá đã phơi sấy khô của cây Chè dây[Ampelopsis cantoniensis (Hook,et Arn.)Planch.],họ Nho (Vita-ceae).

Mô tả

Lá khô thường nhàu nát, khi dàn phẳng có hình trái xoan hoặc hình mũi mác, dài 2,5cmđến 7,5cm,phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, mép có ít răng cưa. Mặt trên màu lục xám, có những vết trắng loang lổ trông như mốc, mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống lá nhẵn, dài 3 mm đến 12mm.Thể nhẹ, chất giòn, dễ gãy nát, mùi thơm, vị đắng sau hơi ngọt nhẹ.

Vi phẫu

Phần gân lá:Gân giữa của lá có mặt trên lồi nhiều (chiều cao phần lồi có thể bằng độ dày của phiến lá), mặt dưới lồi ít. Biểu bì trên và dưới của phần gân lá là một lớp tế bào nhỏ, đều, xếp liên tục đều đặn, mang lông che chở đơn bào, ngắn. Mô dày gồm các tế bào thành dày, to nhỏ khác nhau, xếp thành vài lớp nằm sát lớp biểu bì. Các bó libe-gỗ gân chính gồm những bó nhỏ xếp rời nhau, có một bó ở chính giữa phía trên quay phần gỗ về tâm, các bó khác tạo thành vòng cung ở phía dưới, có phần gỗ hướng về tâm. Giữa các bó libe-gỗ có một vùng mô mềm ruột gồm những tế bào thành mỏng.

Phần phiến lá:Biểu bì trên và dưới của phiến lá gồm các tế bào nhỏ, xếp liên tục đều đặn thành 1 lớp. Mô giậu gồm 1 lớp tế bào, xếp đứng đều đặn ở sát dưới lớp biểu bì trên. Rải rác trong phiến lá có mạch xoắn, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, bó tinh thể calci oxalat hình kim nằm trong khoang màng mỏng.

Bột

Bột màu lục xám, soi kính hiển vi thấy: Mảnh phiến lá, có thể mang các mảnh mạch, mảnh biểu bì chứa lỗ khí, lông che chở đơn bào. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, rải rác hoặc tập trung thành bó. Các mảnh mạch điểm, mảnh mạch xoắn, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 30 µm đến 35 µm.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol90 % (TT).Đun trong cách thủy 3 min, lọc, lấy dịch lọc (dung dịch A) cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1mlđể làm các phản ứng sau đây:

Ống 1: Thêm 5 giọtacidhydrocloric (TT)và một ít bộtmagnesi (TT),để vài phút, dung dịch dần chuyển từ màu vàng nhạt sang màu đỏ.

Ống 2: Thêm 2 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT),dung dịch có màu xanh.

Nhỏ 2 đến 3 giọt dung dịch A lên tờ giấy lọc, để khô, đặt lên miệng lọamoniac đặc (TT)đã mở nút, thấy màu vàng tăng lên rõ rệt.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng:Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen-ethylacetat -acid formic (5 : 6 : 1,5).

Dung dịch thử: Dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan myricetin chuẩn và dihydromyricetin chuẩn riêng biệt trongmethanol(TT)để được dung dịch có chứa 2 mg/ml. Hoặc lấy 0,5 g bột Chè dây (mẫu chuẩn) chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 8 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun hỗn hợp thuốc thử gồmdung dịchacid boric10 % (TT)acid oxalic10 % (TT) (2: 1)và sấy bản mỏng ở 100°Cđến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trịRf và màu sắc với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C,4 h).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8, dùng 1 g dược liệu, phương pháp 2).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 3 phần triệu Pb, 1,0 phần triệu Cd, 0,5 phần triệu Hg, 2,0 phần triệuAs(Phụ lục 9.4.11).

Định lượng

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịchacid phosphoric 0,01 M (25 : 75).

Dung dịch chuẩn:Hòa tan dihydromyricetin chuẩn trongmethanol(TT)để thu được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 2 mg/ml.

Dung dịch thử.Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50mlcloroform(TT),ngâm trong 12 h, bỏ dịch chiếtcloroform.Làm bay hơi hếtcloroformtrong bã dược liệu bằng cách đặt trên cách thủy. Chuyển túi giấy lọc vào bình Soxhlet, thêm 120mlmethanol(TT)vào bình chiết, đun sôi trong cách thủy đến khi 1mldịch chiết không có màu khi thêm 1 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT).Cô dịch chiếtmethanolđến gần cạn, để nguội, chuyển vào bình định mức 50ml,thêmmethanol(TT)đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác 2mldịch chiết cho chảy qua cột chiết xuất pha rắn được nhồi pha tĩnh C đã hoạt hóa với tốc độ 15 giọt trong phút. Hứng dịch chiết vào bình định mức 20ml,rửa giải bằngmethanol50 % (TT)với tốc độ 15 giọt trong phút, hứng lấy khoảng 17mldịch chiết, thêmmethanol50 % (TT)vừa đủ 20ml,lắc đều, lọc qua màng lọc cỡ lỗ lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5µm)(Lichrosorb RP 18).

Detectorquang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 260 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tiến hành sắc ký, ghi sắc ký đồ. Dựa vào diện tích pic thu được của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của C15H12O8 trong dihydromyricetin chuẩn, tính hàm lượng dihydromyricetin (C15H12O8) trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 18,0 % dihydromyricetin(C15H12O8) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái lá, loại bỏ lá sâu, già úa, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị qui kinh

Cam, khổ, lương. Vào kinh tỳ, vị.

Công năng chủ trị

Tiêu viêm chỉ thống, giải độc sinh cơ. Chủ trị: Đau dạ dày, tá tràng; viêm đại tràng; chậm liền sẹo.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm.

CHÈ VẰNG (Lá)

Folium Jasminisubtriplinervis

Dây vằng

Lá đã phơi hay sấy khô của cây vằng(Jasminum subtriplinerveBlume), họ Nhài (Oleaceae).

Mô tả

Lá hình bầu dục - mũi mác, đầu nhọn, phía cuống tù hay hơi tròn, dài 4cmđến 7,5cm,rộng 2cmđến 4,5cm,mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 0,3cmđến 1,2cm.

Vi phẫu

Phần gân lá:Mặt trên tương đối phẳng, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì là một hàng tế bào nhỏ xếp tương đối đều đặn, thành ngoài hóa cutin. Mô dày gồm vài lớp tế bào thành dày nằm sát lớp biểu bì trên và dưới. Libe-gỗ gân chính gồm cung libe ở ngoài bao lấy cung gỗ ở trong.

Phần phiến lá:Biểu bì trên và dưới giống như phần gân lá. Dưới biểu bì trên là mô giậu gồm 2 đến 3 lớp tế bào xếp dọc. Phía dưới mô giậu là mô mềm khuyết.

Bột

Màu lục, vị đắng hơi chát. Soi kính hiển vi thấy: Những mảnh phiến lá có thể thấy các lớp tế bào mô giậu. Mảnh biểu bì tế bào đa giác tương đối đều, có thể mang lỗ khí.

Định tính

A. Lấy 5 g bột thô dược liệu, thêm 50mlethanol90 % (TT).Lắc đều rồi để yên qua đêm. Lọc rồi cô cách thủy còn khoảng 20ml,lấy 3mldịch lọc đã cô, thêm 3 giọtacidhydrocloric (TT),thêm một ít bộtkẽm(TT), dung dịch sủi bọt và có màu đỏ.

B. Lấy 2 g đến 3 g bột thô dược liệu, thêm 20mlnước, đun sôi, lọc. Lấy 1mlđến 2mldịch lọc đã để nguội, thêm 1 đến 2 giọtgelatin2 % (TT),xuất hiện vẩn trắng đục. Tiếp tục lấy 1mlđến 2mldịch lọc trên, thêm 2 giọtdung dịch sắt(III) clorid10,5 % (TT),xuất hiện màu xanh tím.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6,1 g, 100°C, 3 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hái quanh năm, hái lá tươi về rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, nhũ ung, phong thấp gây đau nhức xương, ghẻ lở, chốc đầu, hoàng đản.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 20 g đến 30 g dược liệu khô, dùng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc làm nước tắm với lượng thích hợp.

CHỈ THỰC

FructusAurantii immaturus

Quả non được bổ đôi hay để nguyên đã phơi hay sấy khô của cây Cam chua (CitrusaurantiumL.) hoặc cây Cam ngọt (Citrus sinensis (L.) Osbeck), họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Dược liệu hình bán cầu, một số có hình cầu, đường kính 0,5cmđến 2,5cm.Vỏngoài màu lục đen hoặc màu lục nâu thẫm với những nếp nhăn và những điểm lỗ hình hạt, có vết cuống quả hoặc vết sẹo của vòi nhụy. Trên mặt cắt, vỏ quả giữa hơi phồng lên, màu trắng vàng hoặc nâu vàng, dày 0,3cmđến 1,2cm,có 1 đến 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài,vỏquả trong và múi quả màu nâu. Chất cứng. Mùi thơm mát, vị đắng, hơi chua.

Bột

Bột màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, tế bào vỏ quả giữa hơi tròn hoặc không đều, phần lớn thành dày lên không đều, có dạng chuỗi ngọc. Nhìn trên bề mặt, tế bào biểu bì của vỏ quả ngoài hình đa giác, gần vuông hoặc chữ nhật, lỗ khí hơi tròn, đường kính 18 µm đến 26 µm, có 5 đến 9 tế bào kèm. Tinh thể calci oxalat có trong tế bào vỏ quả và tế bào múi, có nhiều trong tế bào sát với biểu bì, hình thoi, hình đa giác hoặc hình hai nón, đường kính 2 µm đến 24 µm. Tế bào mô mềm chứa tinh thể hesperidin màu vàng hoặc không màu, có dạng hình cầu hoặc hình khối vô định hình, một số có gợn vân xuyên tâm. Nhiều mảnh vụn túi dầu, tế bào tiết mảnh và cong. Mạch lưới, mạch xoắn, quản bào.

Định tính

A.Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 25mlmethanol(TT),đun hồi lưu cách thủy trong 30 phút, lọc lấy dịch lọc (dịch lọc A) để làm các phản ứng sau:

Lấy 5mldịch lọc A, thêm một ít bộtmagnesi (TT)và 0,5mlacidhydrocloric (TT),xuất hiện màu đỏ cam đến đỏ tía.

Lấy 3mldịch lọc A, thêm vài giọtdung dịch sắt(III) clorid5 % (TT),xuất hiện màu nâu.

Lấy 3mldịch lọc A, thêm vài giọtdung dịch natri hydroxyd 1 % (TT),màu vàng tăng lên, đôi khi kèm theo một ít tủa.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (định tính synephrine) (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng:Silica gelG

Dung môi khai triển:Ethylacetat -methanol -amoniac (9 : 1 : 0,1).

Dung dịch thử:Lấy 5 g bột dược liệu, làm ẩm vừa đủ bằngamoniac (TT),thêm 30mlethylacetat (TT),đun hồi lưu cách thủy trong 15 min. Lọc, lắc dịch lọc vớidung dịchacidhydrocloric 1 % (TT)2 lần, mỗi lần 10ml.Gộp các dịchacid,kiềm hóa bằngamoniac (TT)đếnpH10, lắc vớiethylacetat (TT)2 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtethylacetat, cô đến cắn và hòa cắn trong 1mlmethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan synephrine chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,3 %

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên cùng một bản mỏng10 µlmỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phunthuốc thử ninhydrin 0,5 % trongethanol, sấy ở105 °Ctrong10min đến15min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc (đỏ tía) và cùng giá trị Rf với vết synephrine của dung dịch đối chiếu.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (định tính hesperidin) (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng:Silica gelGF254

Dung môi khai triển:

Hệ 1: Ethylacetat -methanol- nước (100 : 17 : 13).

Hệ 2: Toluen -ethylacetat -acid formic- nước (20 : 10 : 1 : 1).

Dung dịch thử:Dung dịch A lấy ở phần định tính bằng phản ứng hóa học.

Dung dịch đối chiếu:Dung dịch hesperidin chuẩn trongmethanol(TT)(1 mg/ml), hòa tan bằng phương pháp đun hồi lưu.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký theo kỹ thuật lặp lại 2 lần trên hai hệ dung môi. Sau khitriểnkhai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phundung dịch nhôm clorid 1 % (TT).Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại tại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với vết hesperidin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100mletherdầu hỏa (30°C đến60 °C) (TT),đun hồi lưu cách thủy trong 1 h và loại bỏ dịchether.Chuyển bã dược liệu đã được làm bay hơihết etherdầu hỏa sang 1 bình nón 250mlvà chiết tiếp bằng cách đun hồi lưu trên cách thủy vớimethanol(TT)trong 30 min 3 lần, mỗi lần 50ml.Gộp và bốc hơi dịch chiết trên cách thủy cho đến cắn. Thêm vào cắn 5mlnước, khuấy và để yên 10 min, lọc qua phễu lọc xốp, tiếp tục rửa bằngnước4 lần, mỗi lần 5mlvà loại bỏ nước rửa. Hòa tan cắn trên phễu bằng những lượng nhỏdung dịch natri hydroxyd 0,2% trongethanol70 % (TT)cho đến khi dịch lọc không còn màu vàng. Gộp các dịch lọc và chỉnh đến thể tích vừa đủ 100mlbằngdung dịch natri hydroxyd 0,2 % trongethanol70 % (TT)(dung dịch A). Lắc kỹ, lấy chính xác 2mldung dịch A, pha loãng thành 25,0mlbằng dung dịchnatri hydroxyd (TT)0,2 % trongethanol70 % (TT).Lắc đều. Sau 1 h kể từ khi bắt đầu hòa tan cắn, đo độ hấp thu ở bước sóng 361 ± 1 nm. Tính hàm lượng hesperidin (C28H35O15.H2O) theoA(1 %, 1cm),lấy 160 là giá trịA(1 %, 1cm)ở 361 nm.

Hàm lượng hesperidin không được thấp hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6. Nhặt những quả tự rụng, loại bỏ tạp chất, bổ đôi theo chiều ngang những quả có đường kính trên 1cm, quả nhỏ để nguyên phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Chỉ thực: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày và phơi khô. Lát thái không đều hay tròn dài 2,5, rộng 1,2cm,đường kính 0,3cmđến 1,5cm.Vỏ ngoài lát thái có màu lục đen hay nâu thẫm, vỏ giữa có màu trắng hơi vàng hay nâu hơi vàng, có 1 đến 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài, vỏ trong và tép màu nâu.

Chỉ thực sao cám: Cho cám vào chảo, đun đến khi bốc khói, cho chỉ thực đã thái lát vào, sao đến khi bề mặt thuốc chuyển sang màu vàng hay thẫm đều lấy ra loại bỏ cám và để nguội. Dùng 1 kg cám cho 10 kg dược liệu.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, toan, hàn. Quy vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Phá khí tiêu tích, hóa đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đàm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, tỳ vị hư hàn mà không đầy tích thì không nên dùng.

CHỈ XÁC

FructusAurantii

Quả chưa chín đã bổ đôi, phơi hay sấy khô của cây Cam chua (CitrusaurantiumL), họ Cam (Rutaceae) hoặc cây Cam ngọt[Citrus sinensis (L.)Osbeck],họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Chỉ xác có hình bán cầu, đường kính 3cmđến 5cm,vỏ quả ngoài màu nâu hoặc nâu thẫm, ở đỉnh có những điểm túi tinh dầu dạng hạt trũng xuống, thấy rõ có vết vòi nhụy còn lại hoặc vết sẹo của cuống quả. Mặt cắt lớp vỏ quả giữa màu trắng vàng, nhẵn, hơi nhô lên,dày0,4cmđến 1,3cm,có 1 đến 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài vỏ qua ngoài. Chất cứng, rắn, khó bẻ gẫy. Ruột quả có từ 7 đến 12 múi, một số ít quả có tới 15 đến 16 múi. Múi khô, nhăn nheo, có màu từ nâu đến nâu thẫm, trong có hạt. Mùi thơm, vị đắng, hơi chua.

Bột

Bột màu trắng hoặc vàng nâu, tế bào vỏ quả giữa hơi tròn hoặc không đều, đa số thành tế bào dày không đều và có dạng chuỗi hạt. Nhìn trên bề mặt tế bào biểu bì vỏ quả ngoài hình đa giác, hình hơi vuông hoặc hình chữ nhật. Lỗ khí hơi tròn, đường kính 16 µm đến 34 µm, có 5 đến 9 tế bào kèm. Mô múi cam màu vàng nhạt hoặc không màu, dạng màng, tế bào biểu bì hẹp và dài, bị co lại, tế bào vỏ quả và túi dịch sắp xếp lộn xộn. Tinh thể calci oxalat có trong tế bào vỏ quả và tế bào múi, có nhiều trong tế bào sát với biểu bì, hình thoi, hình đa giác hoặc hình hai nón, đường kính 3 µm đến 30 µm. Mạch mạng, mạch xoắn và các quản bào nhỏ.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 25mlmethanol(TT),đun hồi lưu cách thủy trong 10 min, lọc lấy dịch chiết (dịch chiết A) và làm các phản ứng sau:

Lấy 5mldịch chiết A, thêm một ít bộtmagnesi(TT)và 0,5mlacidhydrocloric (TT),xuất hiện màu đỏ đến đỏ tía.

Lấy 3mldịch chiết A, thêm vài giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT),xuất hiện màu nâu.

Lấy 3mldịch chiết A, thêm vài giọtdung dịch natri hydroxyd 1 %,xuất hiện màu vàng đến vàng cam, đôi khi có kèm theo một ít tủa.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: Toluen -methanol (9 : 1).

Dungdịch thử:Dịch chiết A lấy ở phần định tính A.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan hesperidin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml bằng phương pháp đun hồi lưu. Nếu không có hesperidin, lấy 1 g Chỉ xác (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun lên bản mỏngdung dịch nhôm clorid 1 % (TT).Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại tại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết hesperidin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu hoặc có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf so với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị từ dược liệu chỉ xác.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100mletherdầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT),đun hồi lưu cách thủy trong 1 h và loại bỏdịch ether.Sau đó chuyển dược liệusangbình nón dung tích 250mlvà chiết tiếp bằng cách đun hồi lưu trên cách thủy vớimethanol(TT)trong 30 min 3 lần, mỗi lần 50ml.Gộp các dịch chiết và loại dung môi cho đến cắn. Thêm vào cắn 5mlnước,khuấy và để yên 10 min, lọc qua phễu lọc xốp, tiếp tục rửa cắn bằng nước 4 lần, mỗi lần 5mlvà loại bỏ nước rửa. Hòa tan cắn trên phễu bằng những lượng nhỏ dung dịchnatri hydroxyd (TT)0,2 % trongethanol70 % (TT)cho đến khi dịch lọc không còn màu vàng. Gộp các dịch lọc và chỉnh đến thể tích 100mltrong bình định mức (dung dịchA). Lắckỹ, lấy chính xác 2mldung dịch A, pha loãng thành 25,0mlbằng dung dịchnatri hydroxyd (TT)0,2 % trongethanol70 % (TT).Lắc đều, sau 1 h kể từ khi hòa tan cắn đo độ hấp thu ở bước sóng 361 ± 1 nm. Tính hàm lượng hesperidin(C28H35O15H2O), lấy 160 là giá trịA(1 %, 1cm)của hesperidin ở bước sóng 361 nm.

Hàm lượng hesperidin trong vỏ quả không được thấp hơn 4,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 7 đến 8, lúc trời khô ráo, hái các quả xanh, bổ ngang làm đôi, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40°C đến 50°C cho tới khô.

Bào chế

Chỉ xác phiến:Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, nạo bỏ ruột, hột, thái lát ngang, phơi hoặc sấy khô. Lát thái hình dải hay hình cung không đều, dài 5cmrộng đến 1,3cm.Quan sát lát ngang bề ngoài màu nâu đến nâu thẫm, giữa có màu nâu hơi vàng hoặc trắng, có 1 lớp đến 2 lớp túi tinh dầu ở phía ngoài vỏ, đôi khi thấy tép màu nâu hay tía đỏ, sợi cứng, mùi thơm, vị đắng, hơi chua.

Chỉ xác sao cám:Cho cám vào chào, đun đến khi bốc khói cho Chỉ xác phiến vào sao đến khi có màu vàng thẫm lấy ra, sàng bỏ cám, để nguội. Dùng 1 kg cám cho 10 kg Chỉ xác. Các phiến hình dải hay hình vòng cung không đều, hơi thẫm màu, đôi khi có vết cháy, mùi thơm nhẹ.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, lương. Vào các kinh tỳ, vị

Công năng, chủ trị

Phá khí hóa đàm tiêu tích (Hòa hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đàm trệ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc. Phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn không có tích trệ, phụ nữ có thai không nên dùng.

CHIÊU LIÊU (Vỏ thân)

CortexTerminaliaen nigrovenulosae

Chiêu liêu nghệ

Vỏ thân phơi hay sấy khô của cây Chiêu liêu (Ter-minalia nigrovenulosa Pierre ex.Laness.), họ Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Dược liệu là những mảnh vỏ thân dài 40cmđến 50cm,rộng 5cmđến 10cmhay hơn, dày khoảng 0,8cmđến 1,5cm.Mặt ngoài có lớp bần màu trắng đến vàng nhạt, xù xì, tương đối mỏng so với vỏ. Mặt trong khá nhẵn, toàn bộ có màu đỏ sậm, mặt bẻ lởm chởm. Thể chất nặng và chắc. Mùi nhẹ, vị hơi chát.

Vi phẫu

Lớp bần dày, cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật có thành dày xếp đồng tâm và xuyên tâm, có chỗ nứt rách và bong ra. Tầng sinh bần-lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp khá đều đặn. Mô mềm vỏ tế bào hình chữ nhật, thành mỏng, có nhiều đám tế bào mô cứng, tinh bột và tinh thể calci oxalat. Tế bào mô cứng thường hợp thành từng đám hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, có thành rất dày, lỗ trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có kích thước thay đổi. Libe cấp 2 khá dày cấu tạo bởi những tế bào có thành mỏng. Sợi libe xếp thành đám chia libe thành nhiều tầng (libe kết tầng). Xen kẽ những tầng libe là những tầng tế bào chứa đầy tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Nhiều tia tủy ngăn cách các tầng thành những ô nhỏ.

Bột

Bột màu đỏ hồng, mùi nhẹ, vị hơi chát. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm tế bào hình chữ nhật, có thành dày xếp khá đều đặn. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh hay hình chữ nhật, chứa nhiều tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Tinh thể calci oxalat có rất nhiều, kích thước thay đổi từ 10 µm đến 40 µm. Mảnh mô mềm chứa chất màu (đỏ cam, đỏ nâu...). Khối có màu (vàng cam, đỏ cam, đỏ nâu...). Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, màu vàng nhạt, vách rất dày, lỗ trao đổi rõ, thường chụm thành đám. Sợi nằm riêng rẽ hay hợp thành bó. Rất nhiều hạt tinh bột có hình dạng biến thiên, tễ hình vạch hay hình sao, kích thước từ 2 µm đến 5 µm đôi khi đến 10 µm.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30 mlnước,đun trong cách thủy sôi 15 min. Lọc qua 1 lớp đến 2 lớp giấy lọc nếu cần (dung dịch A).

Phản ứng 1: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2mldung dịch A.

Ống 1: Thêm 1 giọt đến 2 giọtthuốc thử gelatin-natri clorid (TT),xuất hiện tủa trắng đục.

Ống 2: Thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch sắt(III)clorid 1,3 % (TT), dung dịch có màu xanh rêu.

Phản ứng 2: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2mldung dịch A.

Ống 1: Thêm 3 giọtthuốc thử Stiasny (TT),đun nóng trong cách thủy 10 min, xuất hiện tủa vón màu đỏ gạch.

Ống 2: Thêm 1 giọt đến 2 giọtnước brom (TT),xuất hiện tủa ngà.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silicagel60 GF254.

Dung môi khaitriển: Cloroform -ethylacetat -acid formic (5 : 4 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 250ml,thêm 20mlhỗn hợp dung môi khai triển, siêu âm 30 min, lọc. Lấy dịch lọc, bay hơi trên cách thủy đến cắn. Hòa cắn trong 2mlhỗn hợp dung môi khai triển.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Chiêu liêu (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏngdung dịch vanilin 2 % trongacid sulfuric. Sấy ở 110 °C cho đến khi xuất hiện vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 25,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Vào mùa thu, lấy phần vỏ ở những cây to, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để trong bao bì kín, để nơi khô ráo.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn, có độc.

Công năng, chủ trị

Phá huyết, hành huyết, thông kinh lạc, trục phong đờm. Chủ trị: Tiêu chảy, kiết lỵ.

Cách dùng

Ngày dùng từ 20 g đến 40 g dạng cao lỏng hay từ 50 g đến 100 g dạng cồn thuốc (1/5). Có thể dùng dạng viên hay sirô

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

CỎ NGỌT (Lá)

FoliumSteviae rebaudianae

Lá thu hái ở những cây sắp ra hoa phơi hay sấy khô của cây Cỏ ngọt[Stevia rebaudiana(Bertoni) Hemsley], họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Lá hình trái xoan hẹp hay hình trứng ngược, màu xanh lục vàng, dài từ 2,5cmđến 6,0cm,rộng 1,0cmđến 1,8cm.Hai mặt đều có lông mịn, mép lá khía răng cưa. Mặt trên lá có 3 gân nổi rõ cùng xuất phát từ cuống lá; gân phụ phân nhánh. Vị rất ngọt.

Vi phẫu

Phần gân lá:Gân phía dưới lồi, phía trên gần phẳng hơi lõm xuống. Biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào nhỏ, hình trứng, xếp liên tục, đều đặn, mang lông che chở đa bào cấu tạo bởi 4 tế đến 6 tế bào xếp thẳng hàng, đầu lông nhọn. Mô dày cấu tạo bởi 2 lớp đến 3 lớp tế bào hình tròn, có thành dày ở góc, xếp sát dưới biểu bì. Mô mềm là những tế bào hình đa giác hay tròn, thành mỏng, có kích thước không đều. Ở giữa gân thường có các số lẻ bó libe-gỗ hình tròn, có thể là 1, 3, 5 bó có cấu tạo tương tự nhau. Bó libe-gỗ ở giữa thường có kích thước lớn nhất, libe bao quanh bó gỗ, gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ lớn, xếp thành hàng, tập trung thành bó. Mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình tròn, có thành mỏng.

Phần phiến lá:Biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật, to hơn so với biểu bì ở gân lá, mang lông che chở đa bào tương tự phần gân lá. Mô giậu cấu tạo bởi 2 hàng tế bào hình chữ nhật, xếp sít nhau và thẳng góc với biểu bì trên. Trong phiến lá có thể có một vài bó libe-gỗ nhỏ của gân phụ. Mô khuyết là những tế bào to nhỏ không đều nhau, có thành mỏng.

Bột

Bột có màu vàng lục, vị ngọt. Nhìn dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật hay đa giác, xếp thành 1 lớp đến 2 lớp tế bào. Lông che chở đa bào, một dãy, cấu tạo bởi 6 tế bào đến 8 tế bào hoặc nhiều hơn, các tế bào ngắn, gần như hình vuông có 4 góc hình cung, đặc biệt ở gốc lông, tế bào đầu lông có thể nhọn hoặc tù. Đôi khi thấy lông tiết đa bào hình chùy cấu tạo bởi 2 tế bào đến 3 tế bào. Mảnh mô mềm hình trứng hay chữ nhật, thành mỏng. Mảnh biểu bì mang lỗ khí, đôi khi có lông che chở. Thường thấy nhiều mảnh mạch mạng, mạch xoắn, mạch điểm. Sợi tập trung thành bó hay đứng riêng lẻ, tế bào sợi có kích thước ngắn, nhỏ, có thành dày, khoang rộng, sợi có thể mang những gai nhỏ, rất nhọn. Mô cứng cấu tạo bởi các tế bào thành dày hóa gỗ, có khoang rộng. Hạt phấn hoa to, hình cầu gai, mảnh cánh hoa cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, có bề mặt sần sùi.

Định tính

A. Dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, bột dược liệu có huỳnh quang màu lục vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Butanol -acid acetic -nước (30 : 10 : 10).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột thô dược liệu, thêm 20mlmethanol(TT),lắc kỹ và đun sôi 2 min trên cách thủy. Lọc, được dung dịch để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Dung dịch steviosid 0,25 % trongmethanol(TT)hoặc dùng 1 g bột thô lá Cỏ ngọt (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µlmỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongmethanol(TT)vừa mới pha. Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có ít nhất 4 vết,trongđó vết chính có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết steviosid đối chiếu. Nếu dùng lá Cỏ ngọt để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 100 °C, 4 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ cành mang lá: Không quá 10 %.

Tạp chất khác: Không quá 1 %.

Tro toàn phần

Không quá 8,5 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 18,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10cmđến 20cm,hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30°C đến 40°C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.

Tính vị, qui kinh

Vị ngọt, tính mát, vào kinh phế tỳ thận.

Công năng, chủ trị

Trừ tiêu khát, lợi tiểu, hạ huyết áp dùng trong các trường hợp đái tháo đường, đái tháo nhạt, bí tiểu tiện, huyết áp cao.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, hãm hoặc sắc uống.

CỎ NHỌ NỒI

Herba Ecliptae

Cỏ mực

Toàn bộ phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây cỏ nhọ nồi(EcliptaprostrataL),họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Thân hình trụ, có khía dọc, dài khoảng 30cmđến 50cm,đường kính 2 mm đến 5 mm. Mặt ngoài thân màu nâu tím nhạt và mang lông cứng, trắng. Lá nguyên, mọc đối, hình mũi mác, màu xám đen và nhăn nheo, dài 2,5cmđến 3cm,rộng 1cmđến 2,5cm.Hai mặt đều có lông cứng ngắn, màu trắng. Mép phiến lá có răng cưa, to và nông. Gốc phiến lá men xuống nên trông như không có cuống lá. Cụm hoa hình đầu, màu trắng, đường kính 4 mm đến 8 mm, mọc ở kẽ lá hay ngọn cành. Đầu mang 2 loại hoa: hoa cái hình lưỡi nhỏ ở ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở trong, có khi các hoa đã rụng chỉ còn lại tổng bao lá bắc và trục cụm hoa. Quả đóng hình trái xoan hơi dẹt, đầu cụt, màu đen. Dài 3 mm, rộng 1 mm đến 1,5 mm.

Vi phẫu

Lá:Biểu bì trên và dưới đều có lỗ khí và lông che chở đa bào thường bị gãy. Ở phần gân giữa biểu bì dưới thường có 2 đến 3 hàng tế bào mô dày, có 3 đến 7 bó libe-gỗ xếp thành hình cung. Phần phiến lá có 1 hàng mô mềm giậu chiếm 1/3 bề dầy của phiến lá.

Thân:Biểu bì có lông che chở đa bào thường bị gãy. Dưới biểu bì là vòng mô dày gồm 2 đến 3 dãy tế bào. Bên trong là mô mềm vỏ, trong đó có những khuyết lớn phân bố rải rác. Trụ giữa gồm nhiều đám libe-gỗ xếp rời nhau, trên các đám mô dẫn thường có cung mô cứng.

Bột

Bột màu lục xám, lông che chở gồm 3 tế bào, bề mặt sần sùi. Mảnh biểu bì gồm tế bào thành ngoằn ngoèo có lỗ khí. Mảnh mạch xoắn. Mảnh cánh hoa với tế bào hình chữ nhật, thành hơi nhăn nheo. Hạt phấn hoa màu vàng, hình cầu, đường kính 28 µm đến 30 µm, có 3 lỗ rãnh, có gai to và dài 4 µm đến 5 µm. Đầu nhụy gồm các tế bào mọc lồi lên.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5mletherethylic (TT),ngâm 10 min, thỉnh thoảng lắc, lọc. Lấy 1mldịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 10 giọtanhydridacetic(TT),thêm từ từ 15 giọtacid sulfuric(TT)theo thành ống nghiệm. Nơi tiếp giáp giữa 2 lớp chất lỏng có màu nâu đỏ, đồng thời lớpetherchuyển sang màu xanh da trời.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat-acid formic (10 : 7 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1,0 g bột dược liệu cho vào bình nón 50ml,thêm 10mlmethanol(TT),siêu âm trong 30 min, lọc, dùng dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Cân và hòatan wedelolactonchuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có chứa khoảng 0,1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Nếu không cówedelolactonchuẩn, lấy 1,0 g bột Cỏ nhọ nồi (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl dung dịch thử, 1,5 µl dung dịch chất đối chiếu hoặc 3 µl dung dịch dược liệu đối chiếu.

Dùng bình khai triển có hai máng chứa dung môi, chuẩn bị dung môi khai triển ngay trước khi dùng. Cho dung môi khai triển vào một máng và đặt bản mỏng vào máng còn lại. Đậy nắp bình và để yên 15 min. Nghiêng bình cẩn thận đủ để dung môi chuyển từ máng chứa dung môi sang máng chứa bản mỏng và để dung môi triển khai. Sau khi triển khai được 8cm,lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 105°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 18,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 0,315 mm: Không quá 8,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch cây đang ra hoa, bỏ gốc, rễ, rửa sạch, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, toan, hàn. Vào hai kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 20 g, dạng thuốc sắc hoặc viên. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Có thể dùng ngoài, dược liệu tươi, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy phân sống không nên dùng.

CỎ TRANH (Thân rễ)

RhizomaImperatae cylindricae

Bạch mao căn

Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh(Imperata cylindricaP. Beauv), Họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Thân rễ hình trụ, dài 30cmđến 40cm,đường kính 0,2cmđến 0,4cm.Mặt ngoài trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài 1cmđến 3,5cm,trên các đốt còn sót lại vết tích của lá vẩy và của rễ con. Dược liệu dai, dễ bẻ gãy ở đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang gần hình tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, ở giữa thường rách nứt. Dưới ánh sáng đèn tử ngoại 365 nm, phần tủy có phát quang màu xanh lơ, phần vỏ phát quang màu vàng nhạt. Dược liệu không mùi, không vị, sau hơi ngọt.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào đều đặn. Mô cứng gồm 2 tế bào đến 4 tế bào hình đa giác, màng dày và xếp sát biểu bì. Mô mềm vỏ được cấu tạo bởi các tế bào tròn to. Giữa mô mềm vỏ có các bó libe-gỗ nhỏ là vết tích của phần rễ con. Vòng nội bì gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn có thành phía trong rất dày, thành 2 bên và phía ngoài mỏng. Trụ bì hóa mô cứng thành vòng liên tục. Các bó libe-gỗ tập trung ngay sát lớp trụ bì và rải rác trong phần mô mềm tủy. Mỗi bó libe-gỗ gồm 1 bao mô cứng ở xung quanh, 1 đám libe, 1 hay 2 mạch gỗ to nằm trong mô mềm gỗ, bên trong còn có thể có những tế bào nhuộm màu hồng vì còn chất celulose. Ở những phần thân già giữa nhu mô tủy thường có khuyết to, khuyết này nhỏ và mất dần khi gần đốt.

Bột

Bột dược liệu màu trắng ngà.

Biểu bì gồm những tế bào hình chữ nhật, vách nhăn nheo, xếp thành dãy dọc. Có 2 dạng sợi: có loại khoang rộng và có vách ngang; có loại thành rất dày, khoang hẹp tạo thành bó hay riêng lẻ. Nhiều loại mạch: mạch vạch, mạch chấm, mạch xoắn. Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào 1 bình nón nút mài 50ml,thêm 20mlcloroform(TT),đun hồi lưu trên cách thủy trong 20 min, thỉnh thoảng lắc, để nguội, lọc. Lấy 1mldịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 1mlanhydridacetic(TT),lắc đều. Để nghiêng ống nghiệm, thêm nhẹ nhàng 0,5mlacid sulfuric(TT)theo thành ống. Mặt ngăn cách giữa 2 lớp xuất hiện vòng màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu xanh bẩn và dần dần chuyển sang màu xanh xám.

B. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài 50ml,thêm 15mlethanol96 % (TT),đun hồi lưu trên cách thủy trong 10 min, lọc. Dịch lọc được chia ra các ống nghiệm và làm các phản ứng định tính sau:

Lấy 2mldịch lọc, thêm vài giọtdung dịch sắt(III)clorid 1 % (TT),xuất hiện màu xanh đen.

Lấy 2mldịch lọc, thêm vài giọtdung dịch chì acetat 1 % (TT),cho tủa màu vàng.

Lấy 2mldịch lọc, thêm vài giọtdung dịch natri hydroxyd 5 % (TT),xuất hiện tủa vàng.

C. Đun sôi 2 g dược liệu với 10mlnướctrong 10 min, lọc. Lấy 3mldịch lọc, thêm 1mlthuốc thửFehling A(TT),1mlthuốc thử Fehling B (TT),đun cách thủy trong 10 min sẽ thấy tủa màu đỏ gạch.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel F254.

Dungmôi khai triển: Toluen -ethylacetat (8:2)

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol96 % (TT),đun sôi 10 min, để nguội, lọc và bốc hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cắn trong 5mlcloroform(TT),lọc, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Cỏ tranh (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phundung dịch vanilin -acid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở110 °C cho đến khi các vết hiện màu. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 13,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân, lúc trời khô ráo, đào lấy thân rễ dưới đất (không dùng rễ nổi trên mặt đất), rửa sạch, tuốt bỏ sạch bẹ, bỏ hết rễ con, đem phơi.

Bào chế

Bạch mao căn:Rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn phơi khô, sàng bỏ chất vụn.

Mao căn thán:Lấy những đoạn Bạch mao căn, cho vào nồi sao lửa mạnh tới màu nâu đen, nhưng phải tồn tính, phun nước trong, lấy ra phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào kinh phế, vị, bàng quang.

Công năng chủ trị

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thũng do viêm thận cấp tính. Tiểu khó, ít, buốt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 30 g, dạng thuốc sắc. Dùng tươi từ 30 g đến 60 g.

Kiêng kỵ

Người hư hỏa, không thực nhiệt, kiêng dùng.

Phụ nữ có thai, dùng thận trọng.

CỎ XƯỚC (Rễ)

RadixAchyranthis asperae

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ xước (Achyranthes asperaL), họ Rau giền (Amaranthaceae).

Mô tả

Rễ nhỏ cong queo, bé dần từ cổ rễ tới chóp rễ, dài 10cmđến 15cm,đường kính 0,2cmđến 0,5cm.Mặt ngoài màu nâu nhạt, nhẵn, đôi khi hơi nhăn, có các vết sần của rễ con hoặc lẫn cả rễ con. Mặt cắt ngang màu nâu nhạt hơn một chút, có các vân tròn xếp tương đối đều đặn, đó là các vòng libe-gỗ.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 đến 4 lớp tế bào hình chữ nhật, sần sùi, có chỗ bị bong ra. Mô mềm vỏ tương đối hẹp, khoảng 4 đến 5 hàng tế bào xếp lộn xộn. Thường có 3 đến 4 vòng libe-gỗ: Các vòng ngoài xếp liên tục, còn 1 đến 2 vòng trong cùng thường bị tia ruột chia thành các bó riêng lẻ đứng gần nhau, trong mỗi vòng libe và gỗ thì các libe xếp ngoài, gỗ ở phía trong. Mô mềm ruột tế bào tròn có màng mỏng. Phân cách giữa libe và gỗ là tầng phát sinh libe-gỗ không rõ.

Bột

Màu trắng xám, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mạch gỗ thường nhỏ và hẹp, chủ yếu là mạch điểm. Sợi gồm những tế bào dài hẹp, xếp thành từng bó hoặc có khi dài ra đứng riêng lẻ, hầu hết các sợi đều trong suốt, thành mỏng. Mảnh bần màu sẫm hơi vàng, các tế bào không rõ rệt, tập hợp thành từng đám nhỏ. Mảnh mô mềm, tinh thể calci oxalat nhỏ, hình khối. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn.

Độ ẩm

Không quá12,0% (Phụ lục 9.6,1g,105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Kim loại nặng

Không quá 20 phần triệu. Tiến hành như sau:

Dung dịch thử:Lấy 1,5 g bột dược liệu vào 1 chén bằng sứ hoặc thạch anh, có nắp đậy. Đốt dần dần để than hóa hoàn toàn. Để nguội, thêm 1mlhỗn hợp gồm 1 thể tíchacid nitric(TT)và 3 thể tíchacidhydrocloric (TT),bốc hơi tới khô trên cách thủy. Làm ẩm cắn bằng 3 giọtacidhydrocloric (TT),thêm 10mlnước nóng và làm ấm trong 2 min. Sau đó thêm 1 giọtdung dịch phenol-phtalein (TT),thêm từng giọtamoniac (TT)cho đến khi dung dịch xuất hiện màu đỏ nhạt, thêm 2mlacid aceticloãng(TT), lọc nếu cần, rửa phễu và cắn bằng 10 ml nước. Chuyển dịch lọc và dịch rửa vào ống Nessler, thêm nước vừa đủ 50ml.

Dung dịch đối chiếu:Bốc hơi trên cách thủy đến khô 1mlhỗn hợp (pha trước khi dùng) gồm 1 thể tíchacidnitric (TT)và 3 thể tíchacid hydrocloric(TT).Sau đó tiến hành như chỉ dẫn với dung dịch thử, sau đó thêm 3,0ml dungdịch chì mẫu 10 phần triệu và thêm nước vừa đủ 50ml.

Cách tiến hành:Thêm 1 giọtdung dịch natrisulfid(TT1)vào dung dịch thử và dung dịch đối chiếu, lắc mạnh, để yên 5 min. So sánh màu của 2 ống nghiệm bằng cách nhìn dọc ống hoặc quan sát trên nền trắng. Dung dịch thử không được đậm màu hơn dung dịch đối chiếu.

Chế biến

Đào rễ về, giũ sạch đất, cát, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, toan, bình. Vào hai kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bể kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g. Dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, ỉa lỏng, người di tinh không dùng.

CÓC MẲN

Herba Centipedae minimae

Cỏ the

Toàn cây đã rửa sạch phơi hay sấy khô của cây Cócmẳn[Centipedaminima (L.) A. Br. et Aschers.], họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Vị thuốc sau khi phơi khô, cắt nhỏ, có thân là những đoạn, mảnh, nhỏ, mềm, phân nhánh nhỏ, màu xanh nhạt hoặc nâu xám. Trên thân, có lá nhỏ không cuống, mọc so le, mép có 1 đến 3 răng cưa nhỏ ở mỗi bên mép. Gân chính nổi rõ ở mặt dưới lá. Có nhiều rễ nhỏ, màu vàng nâu. Cụm hoa hình đầu, màu vàng nhạt, mọc ở ngọn, ở kẽ lá, đối diện với lá.

Vi phẫu

Thân:Ngoài cùng là lớp biểu bì gồm các tế bào hình chữ nhật, thành khá dày, dài 20 µm đến 30 µm, rộng 20 µm đến 25 µm, xếp đều đặn, mang lông tiết đa bào và lỗ khí; lớp cutin mỏng bên ngoài biểu bì thường có răng cưa mịn. Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình cầu, thành mỏng, đường kính 75 µm đến 125 µm; các khuyết to cùng với các túi tiết tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm. Các bó libe-gỗ gồm 7 đến 8 bó xếp thành vòng tròn; mô mềm ruột là những tế bào hình cầu xếp cạnh nhau, còn có những khoảng gian bào nhỏ ở các vách tiếp xúc.

Lá:Phần gân chính gồm có: biểu bì trên gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật có các lỗ khí rải rác. Mô mềm dưới lớp biểu bì gồm những tế bào hình cầu, thành mỏng. Bó libe-gỗ hình trứng; gỗ với những mạch gỗ nhỏ ở phía trên, libe ở phía dưới. Biểu bì mặt dưới lá có nhiều lỗ khí và đôi khi có lông tiết đa bào.

Phần phiến lá:Mô mềm giậu gồm 2 đến 3 lớp tế bào hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, nằm dưới lớp biểu bì. Mô mềm khuyết gồm 2 đến 3 lớp tế bào hình bầu dục hay hình bầu dục dài, có những khuyết nhỏ. Giữa 2 lớp mô mềm là dấu vết các bó libe-gỗ.

Bột

Bột có màu xanh lục nhạt, xanh xám hoặc nâu xám, mùi hắc, vị đắng hơi tê. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: mảnh biểu bì gồm những tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo có nhiều lỗ khí, đường kính lỗ khí khoảng 25 µm có 4 tế bào đến 6 tế bào phụ, hình dạng không cố định. Lông che chở đa bào ở hoa (quả) dài 175 µm đến 200 µm thường bị gãy vụn; lông tiết đầu đa bào đường kính 40 µm đến 44 µm. Hạt phấn hoa hình cầu, màu vàng nâu, đường kính khoảng 20 µm, có 3 lỗ nảy mầm, mặt ngoài có nhiều gai sần. Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch điểm. Chất tiết màu vàng nâu, nâu vàng, đỏ nâu.

Định tính

A. Cân khoảng 10 g bột thô dược liệu, cho vào bình nón có nút mài, thể tích 100ml.Thêm 50mlethanol80 % (TT).Đun trên cách thủy sôi 10 min. Gạn, lọc dịch chiết. Thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Thêm vào cắn 5mlnước cất,loại tạp bằng cách lắc vớietherdầu hỏa (30°Cđến 60°C)(TT)(3 lần x 5 ml), loại bỏ lớpetherdầu hỏa, và làm bay hết dung môi trên cách thủy sôi. Lấy dịch chiết nước còn lại, làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch chiết trên, thêm 1mldung dịch vanilin 1 % trongethanol(TT),thêm vài giọtacid sulfuric(TT),xuất hiện màu tím hoa cà.

Lấy lượng dịch chiết còn lại ở trên, thêm 10mldung dịchacid sulfuric10 % (TT),đun cách thủy sôi 30 min. Để nguội rồi lắc vớicloroform(TT)3 lần, mỗi lần 5ml.Lấy 5mldịch chiếtcloroformvào ống nghiệm, cô trên cách thủy đến cạn, thêm 2mlanhydridacetic(TT),thêm 2 giọt đến 3 giọtacid sulfuric(TT),xuất hiện màu đỏ tía.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Butanol -ethylacetat - nước (4 : 1 : 5).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 10 g bột thô dược liệu, loại tạp bằngetherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C)(TT)trong bình Soxhlet, tãi bã dược liệu để bay hết dung môi. Chiếtsaponinbằngmethanol(TT),thu hồi dung môi dưới áp suất giảm tới dạng cao đặc. Hòa tan cao bằng 5mlnước cất.Chiếtsaponintoàn phần bằng cách lắc kỹ với 15mln-butanol (TT).Lấy dịch chiếtbutanolvà cô trên cách thủy đến cắn, hòa cắn trongmethanol(TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 10 g Cóc mẳn (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun hỗn hợp thuốc thử gồm dung dịchvanilin 1 % trongethanolcó thêm vài giọtacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105°C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Tro toàn phần

Không quá 14,8 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,8 % (Phụ lục 9.7).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu (qua rây số 355), loại tạp bằngetherdầu hỏa(30 °C đến60 °C) (TT)trong bình Soxhlet, tãi mỏng để khô dược liệu. Chiếtsaponinbằngethanol80 % (TT)trong bình Soxhlet. Thu hồiethanoltrong dịch chiết dưới áp suất giảm tới dạng cao đặc. Hòa tan cao bằng 5mlnước cất.Lắc kỹ vớin-butanol (TT)5 lần, mỗi lần 5ml.Gộp các dịchbutanol,cất thu hồi dung môi n-butanol. Sấy cắn ở nhiệt độ dưới70 °C tới khối lượng không đổi. Cân cắn.

Hàm lượng chất tan trongbutanolkhông ít hơn 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào khoảng tháng 1 đến tháng 3, chủ yếu là cây mọc hoang. Sau khi nhổ lấy cả cây, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Trước khi dùng, rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ. Vi sao.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô ráo.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào kinh phế.

Công năng chủ trị

Khu phong thắng thấp, tán hàn thông khiếu, tiêu sưng. Chủ trị: Cảm, tắc mũi trĩ mũi, đau họng, ho gà, hen hàn, chấn thương.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

CỐC TINH THẢO

FlosEriocauli

Cỏ dùi trống

Cụm hoa và cuống cụm hoa phơi hoặc sấy nhẹ đến khô của cây Cỏ dùi trống (Eriocaulon sexangulareL. hoặcEriocaulon buergerianumKoern.), họ Cỏ dùi trống (Eriocaulaceae).

Mô tả

Cụm hoa hình đầu, tròn dẹt, đường kính 4 mm đến 5 mm (khoảng 6 mm đối vớiEriocaulon sexangulareL). Lá bắc dày đặc, xếp thành nhiều lớp ở đế hoa, màu lục vàng nhạt, bóng láng, có nhiều lông tơ ở mép trên. Mặt trên của cụm hoa đầu có màu trắng xám. Sau khi cọ sát vào cụm hoa thấy nhiều bao phấn màu đen và nhiều quả nhỏ chưa chín màu vàng lục. Cuống cụm hoa mảnh, dài ngắn khác nhau, đường kính ít khi nhỏ hơn 1 mm, màu vàng lục nhạt, bề mặt có nhiều gờ xoắn. Chất mềm khó bẻ gãy. Không mùi, vị nhạt.

Bột

Màu lục vàng. Soi kính hiển vi thấy: Các lông nhỏ có bề mặt lấm tấm. Lông che chở to, dài, có 2 tế bào đến 4 tế bào. Các mảnh tế bào biểu bì của cuống cụm hoa dài và dẹt. Các mảnh tế bào biểu bì mang lỗ khí có tế bào kèm hình chữ nhật. Tế bào vỏ quả hình gần đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành có những nếp lồi dày lên hình chuỗi hạt. Hạt phấn hình gần cầu, có khoang hẹp.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton (10 : 0,6).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 30mlethanol96 % (TT),lắc siêu âm 30 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 1mlethanol96 % (TT)dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Cốc tinh thảo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị Rf và màu sắc với vết đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C,4 h).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, lấy cụm hoa và cuống cụm hoa, phơi hay sấy nhẹ(50 °Cđến60 °C)đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, cam, bình. Vào các kinh can, vị.

Công năng, chủ trị

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đen 12 g, dạng thuốc sắc.

CỐI XAY

Herba Abutili indici

Ma bàn thảo, giằng xay

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Cối xay(Abutilon indicum(L.)Sweet),họ Bông(Malvaceae).

Mô tả

Dược liệu gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Tất cả các bộ phận đều có lông. Thân lớn đường kính khoảng 1,2cm,được cắt vát dài 1cmđến 1,5cm.Thân nhỏ và cành thường được cắt thành đoạn dài 3cmđến 4cm.Vỏ thân có vân nhăn nheo dạng lưới, màu nâu xám nhạt hay lục xám, vỏ cành thường nhẵn. Lá khô bị nhăn nheo, nhàu nát, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, nếu ngâm nước rồi rải trên một mặt phẳng sẽ thấy lá mỏng mềm, hình tim, đầu nhọn, dài rộng khoảng 5cmđến 10cm.Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay, đường kính 1,5cmđến 2cm,có khoảng 20 phân quả, mỗi phân quả có một vỏ nhọn như gai, có lông dày, chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới đều có lông che chở hình tỏa tròn. Phiến lá toàn bộ là mô mềm khuyết, dưới lớp biểu bì của gân lá có mô dày, ở giữa gân lá là bó libe gỗ. Trong phần mô mềm có túi chứa chất nhày.

Vi phẫu thân: Biểu bì có nhiều lông che chở hình tỏa tròn, ngoài ra còn có ít lông che chở đa bào một dãy; rải rác có lông tiết chân đa bào một dãy, đầu đơn bào. Trong mô mềm, có rải rác các tế bào chứa chất nhày. Bó libe gỗ cấp 2 xếp thành vòng liên tục. Trong cùng là mô mềm ruột.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, đem về, giũ sạch bụi, cắt thành những đoạn theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tâm, đởm.

Công năng, chủ trị

Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt, đái buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

CƠM CHÁY (Lá)

FoliumSambucijavanicae

Lá chét phơi hay sấy khô của cây Cơm cháy (Sambucusjavanica Blume), họ Cơm cháy (Sambucaceae).

Mô tả

Lá khô nhăn nheo, có mùi đặc biệt, dài 9cmđến 10cm,rộng 3cmđến 4cm,hình trứng nhọn, mép lá xẻ răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt. Gân lá hình lông chim, có 9 đến 12 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới.

Vi phẫu

Gân lá :Gân lá lồi lên ở cả mặt trên và mặt dưới. Biểu bì trên gồm một hàng tế bào kích thước tương đối đều nhau, xếp đều đặn, mang lông che chở đơn bào. Mô dày gồm các tế bào có thành dày ở góc, xếp đều đặn ở dưới lớp biểu bì. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, hình đa giác, kích thước không đều, xếp sít nhau. Giữa gân lá có ba đám libe-gỗ xếp thành hình vòng cung. Đám ở giữa lớn hơn đám ở hai bên. Libe gồm nhiều lớp tế bào nhỏ xếp thành cung ôm lấy gỗ. Biểu bì dưới gồm một hàng tế bào xếp đều đặn, ít hoặc không mang lông che chở.

Phiến lá:Biểu bì trên gồm một hàng tế bào kích thước tương đối đều nhau, xếp đều đặn, mang lông che chở đơn bào. Mô giậu gồm hai hàng tế bào hình chữ nhật xếp vuông góc với biểu bì trên. Biểu bì dưới gồm một hàng tế bào xếp đều đặn, ít hoặc không mang lông che chở.

Bột

Bột lá màu xanh xám, mùi đặc biệt, không vị. Lông che chở đơn bào có đầu tù, bề mặt nhẵn. Mảnh mô mềm phiến lá gồm những tế bào thành mỏng, mang lỗ khí và mạch xoắn. Mảnh mạch xoắn. Lỗ khí có 3 tế bào đến 4 tế bào phụ.

Định tính

Lấy 3 g bột dược liệu, loại chất màu bằng cách đun hồi lưu trên cách thủy ở nhiệt độ 80°C vớietherdầu hỏa (30 °C đến 60 °C)(TT)2 lần, mỗi lần 30ml.Lấy bã ra để bay hơi hếtetherdầu hỏa. Cho bã vào bình nón, thêm 10mlethanol90 %(TT), đun cách thủy 15 min, lọc nóng. Lấy dịch chiết làm các phản ứng:

A. Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, để khô rồi hơ lên miệng lọ có chứadung dịch amoni hydroxyd đậm đặc(TT), màu vàng sẽ tăng lên.

B. Cho 2mldịch chiết vào ống nghiệm, thêm một ít bộtmagnesi (TT)và 3 giọt đến 4 giọtacidhydrocloric(TT) rồi đun cách thủy, dung dịch xuất hiện màu hồng.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hái lá vào khoảng tháng 5 đến 6, lúc cây chưa ra hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thường xuyên phơi lại, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Khổ, ôn, tiểu độc. Vào các kinh thận, bàng quang, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Lợi niệu, tiêu ung, tiêu thũng, nhuận tràng, chỉ thống. Chủ trị: Viêm thận, phù thũng, sang chấn đụng dập, gãy xương, ngã tổn thương, nhuận tràng, lở ngứa,eczema.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 60 g, dạng thuốc sắc hoặc dùng tươi giã nát đắp tại chỗ lượng thích hợp hoặc sắc tắm hoặc bôi tại chỗ.

Kiêng kỵ

Không dùng liều cao kéo dài và khi người hư nhược.

Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

CỐT KHÍ (Rễ)

Radix Polygoni cuspidati

Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí (PolygonumcuspidatumSieb. et Zucc.), họ Rau răm (Polygonaceae).

Mô tả

Rễ (quen gọi là củ) hình trụ cong queo, vỏ sần sùi, nhăn nheo, màu nâu xám, có các đốt lồi lên chia củ thành từng giống. Những rễ củ to được cắt thành lát mỏng 1cmđến 2cm,phơi khô. Mặt cắt ngang thấy phần vỏ mỏng, phần gỗ dày. Thể chất rắn, có mùi nhẹ, vị hơi se, đắng.

Vi phẫu

Lớp bần có 5 đến 7 hàng tế bào hình chữ nhật, dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm. Lớp ngoài thường bong ra. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn, hình trứng. Libe cấp 2 bị những tia tùy rộng cắt ngang thành từng đám. Gỗ cấp 2 xếp thành vòng liên tục ở bên ngoài, bên ngoài bị những tia tủy cắt thành từng nhánh. Tia tủy rộng, mỗi tia có 7 đến 12 dãy tế bào xếp xuyên tâm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai hay dạng hạt cát nằm rải rác khắp mô mềm vỏ và mô mềm tủy.

Bột

Màu vàng sẫm. Soi kính hiển vi thấy: mảnh bần màu vàng nâu, có tế bào hình chữ nhật, thành dày, xếp đều đặn. Mảnh mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 38 µm đến 40 µm. Hạt tinh bột có kích thước 6 µm đến 7 µm, rốn hạt mờ.

Định tính

A. Lấy khoảng 2 g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 10mlethanol(TT),đun sôi trên cách thủy 10 min, lọc, cô dịch lọc đến cắn. Hòa tan cắn trong 5mlnước. Lắc dung dịch thu được với 10mlethylacetat (TT),nhỏ vài giọt dung dịchethylacetat lên giấy lọc, hơ nhẹ cho giấy lọc khô rồi nhỏ tiếp 1 giọt đến 2 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại thấy phát quang màu xanh.

B. Vi thăng hoa: Trải bột dược liệu thành lớp mỏng ở đáy chén sứ, đốt nhẹ trên đèn cồn để loại nước. Sau đó đậy lên chén sứ một miếng lam kính, bên trên có miếng bông đã thấm nước, tiếp tục đun nóng trong khoảng 5 phút đến 10 phút. Lấy lam kính ra để nguội, soi kính hiển vi thấy: tinh thể hình kim màu vàng. Sau khi nhỏdung dịch natri hydroxyd 10% (TT)lên lam kính, sẽ có màu đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silicagel G.

Dung môi khaitriển: Cloroform-ethylacetat (11 : 1).

Dung dịch thử:Đun hồi lưu 5 g bột dược liệu với 20mlethanol96 % (TT)trong 10 min. Lọc. Dịch lọc được cô đến cắn rồi hòa cắn trong 2mlcloroform(TT),lọc. Lấy dịch lọc để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Cân5 g bột Cốt khí (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Sau đó hơ nhẹ bản mỏng trên hơiamoniac đậm đặc (TT).Trên sắc ký đồ, các vết của dung dịch thử phải có màu sắc và giá trịRftương tự như các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục9.6,1 g, 100 - 105°C,5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 11,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Đào lấy rễ củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cắt đoạn hay đem thái mỏng, phơi hay sấy khô. Trước khi dùng sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Vi khổ, vi hàn. Vào các kinh can, đởm, phế.

Công năng, chủ trị

Trừ thấp, chỉ ho, hóa đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lượng thích hợp, sắc lấy nước để bôi, rửa hoặc chế thành cao, bôi.

CỐT TOÁI BỔ (Thân rễ)

RhizomaDrynariae

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cốt toái bổ còn gọi là Tắc kè đá[Drynariafortunei (Kunze exMett.)J.Sm.,hoặcDrynaria boniiH.Christ],họ Dương xỉ (Polypodiaceae).

Mô tả

Với loàiDrynariafortunei, dược liệu là đoạn thân rễ dẹt, cong queo, phần nhiều phân nhánh, dài 5cmđến 15cm,rộng 1cmđến 2cm,dày khoảng 3 mm, phủ dày đặc lông dạng vảy màu nâu đến nâu tối. Đốt hết lông, dược liệu màu nâu tối. Mặt trên và hai bên thân có các vết sẹo tròn của gốc lá lồi hoặc lõm, ít khi còn rễ hình sợi. Chất cứng, mặt cắt ngang có màu nâu, có những đốm vàng xếp thành một vòng. Vị nhạt và hơi se.

Với loàiDrynaria bonii,đoạn thân rễ tương đối thẳng, ít phân nhánh, dài 5cmđến 17cm,rộng 0,6cmđến 1cm.Lông dạng vẩy màu vàng nâu dễ rụng, để lộ thân rễ màu vàng nâu hoặc nâu nhạt. Chất dai. Mặt cắt màu vàng.

Vi phẫu (D.fortunei)

Biểu bì có 1 đến 2 hàng tế bào, có phủ một lớp cutin, màu vàng nâu. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn hay bầu dục tương đối đều đặn, có màng nhăn nheo lượn sóng. Nhiều trụ giữa, nằm rải rác trong mô mềm. Mỗi trụ giữa gồm có trụ bì bao bọc, bên trong là libe và gỗ.

Bột (D.fortunei)

Màu nâu, dưới ánh sáng tử ngoại có ánh hơi vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy: Những mảnh biểu bì vàng sẫm, mảnh mô mềm mỏng hơn, gồm những tế bào hình đa giác không đều. Mạch gỗ hình thang, tương đối ít. Rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat -acid formic (8,5 : 1,5 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20mlmethanol (TT), siêu âm 3 lần, mỗi lần 15 min ở 40°C.Lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới khô, hòa tan cắn trong 1mlmethanol (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy0,5 g bột Cốt toái bổ (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịchvanilin 2%trongacid sulfuric(TT).Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát quang cùng màu và cùng giá trị Rf với vết phát quang trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C,5 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ thân rễ non: Không quá 10,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch quanh năm, lấy thân rễ, bỏ tạp chất, cắt bỏ rễ con và phần lá còn sót lại, rửa sạch, chọn lấy các thân rễ to đạt yêu cầu, cắt thành từng mảnh, từng đoạn theo kích thước quy định rồi phơi hoặc sấy khô, có thể đốt nhẹ cho cháy lông.

Bào chế

Rửa sạch dược liệu khô, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô. Có khi tẩm mật hoặc tẩm rượu sao qua. Có thể lấy cát sao khô rồi cho Cốt toái bổ đã làm sạch vào, sao đến khi có màu vàng xám, phồng lên, lấy ra, loại bỏ cát, để nguội, đập cho sạch lông.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, ôn. Vào kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gãy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác. Dùng ngoài, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Âm hư, huyết hư không có huyết ứ không nên dùng.

CỦ CHÓC (Thân rễ)

RhizomaTyphonii trilobati

Bán hạ nam, Chóc chuột

Thân rễ già được chế biến thành phiến khô của cây Chóc chuộtTyphonium trilobatum(L.)Schott, họ Ráy (Araceae).

Mô tả

Phiến có hình tròn, hình trứng, hình bầu dục dài, đường kính thường là 0,5cmđến 3cm,ít khi đến 4cm;dày 0,1cmđến 0,3cm;màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt. Xung quanh phiến còn ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con. Thể chất chắc, khô cứng, giòn, dễ bẻ gãy. Vị nhạt, gây tê lưỡi, ngứa.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, dài 50 µm đến 80 µm, rộng 10 µm đến 15 µm. Lớp ngoài thường bị bong tróc ra (ở thân rễ chưa chế biến). Mô mềm gồm những tế bào hình cầu, đa giác, thành mỏng, vách méo mó, đường kính 50 µm đến 120 µm. Trong mô mềm có các tế bào chứa nhiều hạt tinh bột, các bó tinh thể calci oxalat hình kim, các tế bào chứa chất nhày. Các bó libe-gỗ nằm rải rác trong mô mềm, các bó phía trong thường lớn hơn phía ngoài, thành của các mạch gỗ ít hóa gỗ.

Bột

Màu trắng ngà hay nâu nhạt. Vị nhạt, gây tê lưỡi. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột tròn, hình chuông, hình bầu dục, hình nhiều cạnh, đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép ba, ít khi kép 4 hoặc kép 5 đường kính từ 5 µm đến 25 µm, rốn hình vạch hơi cong. Tinh thể calci oxalat hình kim riêng lẻ hay hợp thành bó, dài 35 µm đến 40 µm. Mảnh mạch vòng, mạch xoắn đường kính 15 µm đến 18 µm. Chất tiết màu vàng nâu, nâu đen.

Định tính

A. Cân 3 g bột thô dược liệu cho vào bình nón nút mài, thấm ẩm bằng 3mldung dịch ammoni hydroxyd 10 % (TT),để 30 min. Thêm8 mlcloroform(TT),ngâm trong 4 h (thỉnh thoảng lắc nhẹ). Gạn, lọc lấy dịchcloroform.Cô cách thủy đến khi còn cắn. Hòa tan cắn trong 5mldung dịchacid sulfuric10 % (TT).Dùng dung dịch này chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat(TT), xuất hiện tủa nâu đỏ.

Ống 2: Thêm 2 giọtthuốc thửMayer(TT),xuất hiện tủa trắng.

Ống 3: Thêm 2 giọtthuốc thửDragendorff(TT),xuất hiện tủa vàng cam.

B. Cân 5 g bột thô dược liệu, nghiền với 10mlnước nóng. Thêm 30mlethanol75 % (TT),ngâm 12 h. Lọc lấy dịch. Cô trên nồi cách thủy đến khi còn khoảng 3ml.

Lấy 0,5mldịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 5 giọtthuốc thử ninhydrin 0,1 % trong aceton (TT),đun sôi nhẹ trong khoảng 2 min. Dịch thử dần chuyển màu sang tím hồng, xanh tím.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n- Buthanol -acid acetic -nước (4 : 1 : 5).

Dung dịch thử.Lấy khoảng 10 g bột thô dược liệu vào bình nón nút mài, thấm ẩm bằng 3mldung dịch ammoni hydroxyd 10 % (TT),để 30 min. Thêm8 mlcloroform(TT),ngâm trong 4 h (thỉnh thoảng lắc nhẹ). Gạn, lọc lấy dịchcloroform.Cô cách thủy đến khi còn khoảng 1ml,dùng làm dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 10 g bột Củ chóc (mẫu chuẩn), tiến hành tương tự như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongethanol96 % (TT),sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết tương tự về màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Thu hoạch rễ củ vào tháng8hoặc tháng 9, khi cây lụi. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Đổ thành đống, ủ khoảng 7 đến 10 ngày đến khi vỏ ngoài mềm nát, chà sát cho tróc hết lớp vỏ ngoài. Đồ bằng hơi nước đến khi củ chín đều (không còn nhân trắng đục). Thái phiến dày 0,2cmđến 0,3cm.Phơi (hoặc sấy) đến khi khô kiệt.

Bào chế

Công thức:

Bán hạ phiến

1000 g

Phèn chua (bột)

100 g

Gừng tươi

100g

Nước vo gạo vừa đủ.

Tiến hành:Lấy 1 kg gạo, vo lấy 3 lít dịch nước. Ngâm phiến bán hạ trong 2 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Gạn bỏ dịch ngâm, rửa nhẹ bằng nước sạch đến khi hết nước đục trắng.

Hòa tan phèn chua trong 3 lít nước sạch. Ngâm bán hạ tiếp trong 2 ngày đêm đến khi không còn “nhân trắng đục”. Vớt ra, rửa sạch, phơi khô.

Gừng tươi, giã nát, thêm 100mlnước sạch, nghiền kỹ, ép lấy dịch. Làm 2 lần như vậy. Trộn đều dịch gừng, tẩm vào bán hạ ở trên, ủ 2 đến 3 h, thỉnh thoảng đảo cho dịch nước gừng thấm đều.

Sao đến khi phiến bán hạ chuyển sang màu vàng đậm.

Tiêu chuẩn bán hạ chế: Phiến tròn hoặc mảnh vụn, kích thước không nhỏ hơn 0,2cm.Thể chất khô giòn, màu vàng đậm đến nâu, cạnh phiến cháy. Mùi thơm đặc trưng của gừng. Vị cay nhẹ, không ngứa.

Định tính: Lấy 5 g bột thô dược liệu đã chế, nghiền với 10mlnướcnóng. Thêm 30mlethanol75 % (TT),ngâm 12 h. Lọc lấy dịch. Cô trên nồi cách thủy đến khi còn khoảng 3ml.

Cho 0,5mldịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 5 giọtdung dịch ninhydrin 0,1 % trong aceton (TT),đun sôi nhẹ trong khoảng 2 min. Dung dịch trong ống nghiệm không chuyển màu.

Bảo quản.

Để nơi khô ráo.

Tính, vị, quy kinh

Cay, ôn. Vào kinh tỳ, vị, phế.

Công năng, chủ trị.

Hóa đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy chướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Cách dùng, liều lượng

Dạng thuốc sắc phối hợp với vị thuốc khác.

Ngày dùng từ 4 g đến12g.

Dùng cho phụ nữ có thai phải phối hợp với Hoàng cầm, Bạch truật.

Kiêng kỵ

Phản Ô đầu. Không phối hợp với Phụ tử.

Không nên dùng cho người âm hư, ho khán, khạc máu. Thận trọng khi dùng cho người mang thai.

CỦ MÀI (Củ)

TuberDioscoreae persimilis

Hoài sơn

Rễ củ đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Củ mài, còn gọi là Hoài sơn(Dioscorea persimilisPrain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Mô tả

Rễ củ phình to có nhiều hình dạng, thường có hình trụ, thẳng hay cong, dài từ 5cmtrở lên, có thể dài tới 1 m, đường kính 1cmđến 3 cm, có thể tới 10cm,mặt ngoài màu vàng nâu, nhẵn, chất chắc, vết bẻ có nhiều bột màu trắng ngà, không có xơ.

Dược liệu có thể được thái thành những lát mỏng, mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, thể chất giòn, dễ vỡ, vết bẻ màu trắng, nhiều tinh bột.

Bột

Nhiều hạt tinh bột hình trứng hay hình chuông, dài 10 µm đến 60 µm, rộng khoảng 15 µm đến 50 µm, có vân đồng tâm, rốn lệch tâm, hình chấm hay hình vạch. Tinh thể calci oxalat hình kim dài 35 µm đến 240 µm. Mảnh mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, chứa tinh bột. Mảnh mạch mạng.

Định tính

A. Dưới ánh sáng tử ngoại bột dược liệu phát quang màu trắng sáng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel 60GF254.

Dungmôi khai triển: Cloroform -methanol (9 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5mlhỗn hợpcloroform-methanol (4 : 1), đun sôi dưới ống sinh hàn hồi lưu khoảng 10 min. Để nguội, lọc, có dịch lọc đến cắn, hòa cắn trong 1mlethanol(TT)làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Củ mài (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl đến 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, phun dung dịchvanilin(TT)1 % trong hỗn hợpacid phosphoric-methanol (1 : 1). Sấy bản mỏng ở 120 °C đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf tương tự các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá14,0% (Phụ lục 9.6,1g,85 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Dược liệu có màu vàng và đỏ: Không được có.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10).

Chất chiết được trong nước: Không ít hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt. Dùngnướclàm dung môi. Chất chiết được trongethanol:Không ít hơn 4,0 % tính theo dược liệu khô kiệt. Dùngethanol70 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Đào lấy dược liệu, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2 % khoảng 2 đến 4 h. Vớt ra rửa sạch, cho vào lò sấy lưu huỳnh đến khi củ mềm. Phơi hay sấy cho se. Tiếp tục sấy lưu huỳnh 24 h. Phơi hay sấy ở nhiệtđộ 50 °C đến60 °C đến khô.

Bào chế

Dược liệu thái lát: Dược liệu đã loại bỏ tạp chất, phân loại lớn nhỏ, rửa sạch, ngâm tới khi mềm thấu (độ1-2h), ủ một đêm, thái lát, phơi khô, dùng sống hoặc có thể sao qua.

Dược liệu sao cám: Rải cám vào nồi đun nóng đến khi bốc khói, cho dược liệu đã thái lát vào, sao đến khi có màu vàng nhạt, rây bỏ cám, để nguội, cứ100kg dược liệu, cần dùng10kg cám.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh sâu, mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tỳ vị, phế, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Dược liệu sao cám: Tăng tác dụng kiện tỳ vị.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 30 g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Kiêng kỵ

Có thực tà thấp nhiệt thì không dùng.

CỦ SÚNG

RadixNymphaeae stellatae

Khiếm thực nam

Rễ phụ phát triển thành củ xung quanh rễ cái, đã được phơi hay sấy khô của cây Súng (Nymphaea stellataWilld.), họ Súng (Nymphaeaceae).

Mô tả

Củ hình trứng, dài 0,7cmđến 1cm,đường kính 0,6cmđến 0,9cm.Một đầu lõm sâu, đầu kia có 3 vết lõm nhỏ, hẹp và nông. Mặt ngoài màu vàng ngà, trong trắng ngà hoặc trắng xám, chất cứng giòn, củ nhiều chất bột, vị hơi ngọt.

Bột

Màu trắng hơi xám. Soi kính hiển vi thấy: nhiều hạt tinh bột hình tròn, hình trứng hoặc hình chuông, dài 4 µm đến 32 µm, rộng 4 µm đến 30 µm. Hạt tinh bột đơn hoặc kép đôi, kép ba, có khi thấy rốn hình vạch hơi cong hoặc phân nhánh. Mảnh mô mềm có tế bào chứa nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch vạch ít gặp.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol- toluen (90 : 10 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu cho vào bình nón 50ml,thêm 5mlethanol(TT),ngâm trong 30 phút, thỉnh thoảng lắc, lọc lấy dịch lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy còn khoảng 1ml,được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 1 g bột Củ súng (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15cm,lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric20 % (TT).Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tỷ lệ vụn nát(Phụ lục 12.12)

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 30,0 %.

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ củ biến màu: Không quá 1,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Chế biến

Thu hái quanh năm. Nhổ lấy rễ củ con, rửa sạch vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô, loại có thịt trắng ngà là tốt.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, sao vàng, tán nhỏ.

Bảo quản

Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh mọt. Thường xuyên phơi sấy lại.

Tính vị, quy kinh

Vi cam, sáp, bình. Vào các kinh tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.

Cách dùng liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 30 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.

CÚC HOA VÀNG (Cụm hoa)

FlosChrysanthemi indici

Cam cúc, Kim cúc

Cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và phơi hay sấy khô của cây Cúc hoa vàng (ChrysanthemumindicumL), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cụm hoa hình đầu, màu vàng hơi nâu, đôi khi còn đính cuống; đường kính 0,5cmđến 1,2cm.Tổng bao gồm 4 đến 5 hàng lá bắc, mặt ngoài màu xanh hơi xám hoặc nâu nhạt, ở giữa hai bên mép rất nhạt và khô xác. Có 2 loại hoa: Hoa hình lưỡi nhỏ một vòng, đơn tính, không đều ở phía ngoài; nhiều hoa hình ống, đều, mẫu năm, lưỡng tính ở phía trong. Chất nhẹ, mùi thơm, vị đắng.

Bột

Bột hoa màu vàng, mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh cánh hoa màu vàng gồm các tế bào thành mỏng nhăn nheo. Mảnh lá bắc gồm các tế bào dài thành mỏng và tế bào dài thành dày, có ống trao đổi rõ. Hạt phấn hoa hình cầu gai, màu vàng. Lông che chở bị gãy vụn. Mảnh núm nhụy gồm các tế bào đầu tròn, kết lớp lên nhau, ở đầu núm tế bào dài nhô ra.

Định tính

A. Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol96 % (TT),đun sôi hồi lưu khoảng 30 min, lọc, được dịch lọc A. Lấy 2mldịch lọc A, thêm một ít bộtmagnesi (TT)và 3 giọt đến 4 giọtacidhydrocloric (TT),đun nóng, xuất hiện màu đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -acid formic- nước (8 : 1 : 1).

Dungdịch thử: Lấy 10mldịch lọc A, bốc hơi tới cắn, hòa tan cắn trong 20mlnướcnóng, lọc, dịch lọc được lắc 2 lần vớiethylacetat (TT),mỗi lần 10ml,tập trung dịch chiếtethylacetat, cô tới cắn, hòa cắn trong 1mlethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 3 g bột Cúc hoa vàng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, hiện màu bằng hơiamoniac (TT).Trênsắc kýđồ của dung dịch thử phải có các vết(6vết, trong đó có 4 vết màu vàng nâu và 2 vết màu vàng xanh) có cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết của dung dịch đối chiếu.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển:Ethylacetat - 2-butanol - nước -acid formic (25 : 3 : 1 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20mlmethanol(TT),lắc siêu âm trong 10 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Cúc hoa vàng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch sắt(III)clorid 5 % trongethanol(TT)đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13, dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ để thử).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.12).

Kimloại nặng

Không quá 10 phần triệu Pb; 0,5 phần triệu Cd, 0,5 phần triệu Hg; 1 phần triệuAs(Phụ lục 9.4.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 30,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hái vào mùa thu đông, lúc trời khô ráo hái hoa, đem xông lưu huỳnh, nén chặt khoảng một đêm tới khi thấy nước chảy ra có màu đen thì đem phơi nắng hoặc sấy ở 40°C đến 50°C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, định kỳ xông lưu huỳnh.

Tính vị, qui kinh

Vị ngọt hơi đắng, tính mát. Vào các kinh phế, thận, can.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong, minh mục. Chủ trị: Các chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, huyết áp cao, định độc mụn nhọt, sưng đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ8g đến 12 g đến 30 g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn ỉa chảy không nên dùng.

DẠ CẨM

Herba Hedyotidis capitellatae

Cây loét mồm

Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall, exG. Don), họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Thân, cành non có hình 4 cạnh, đa phần thân tròn, phình lên ở các đốt. Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, tròn hay nhọn ở gốc, đầu nhọn, dài 5cmđến 15cm,rộng 3cmđến 5cm,mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống ngắn; gân lá nỗi rõ ở mặt dưới lá. Lá kèm chia 4 đến 5 thùy hình kim. Cụm hoa là một xim phân đôi, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, gồm những tán tròn mang hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Đài 4 thùy hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Tràng hợp hình ống, 4 cánh hình ngọn giáo, hơi có lông ở mặt ngoài, ống tràng có lông ở họng, nhị 4, chỉ nhị ngắn, bao phấn dài, vượt ra ngoài ống tràng, bầu dưới 2 ô, có lông. Quả nang chứa nhiều hạt rất nhỏ. Toàn cây có lông mịn.

Vi phẫu

Lá:Biểu bì trên và dưới là một lớp tế bào nhỏ, tương đối đều nhau, mang lông che chở đa bào.

Phần gân lá có mô dày gồm những tế bào thành dày xếp đều đặn dưới lớp tế bào biểu bì ở phía lõm và phía lồi của gân chính. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn hay hình đa giác xếp lộn xộn, kích thước không đều nhau, thành mỏng. Bó lie-gỗ hình cung nằm ở giữa gân lá, cung libe ở ngoài ôm lấy gỗ ở trong.

Phiến lá:Sau lớp biểu bì trên là 2 hàng tế bào mô giậu xếp vuông góc với biểu bì trên. Mô khuyết.

Thân:Ngoài cùng là lớp biểu bì có lông che chở đa bào. Mô dày gồm 2 đến 3 lớp tế bào thành dày xếp sát lớp biểu bì (ở thân già thì ngoài cùng là lớp bần, không có mô dày). Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng xếp lộn xộn. Các bó libe xếp sát nhau thành vòng liên tục, tầng phát sinh libe-gỗ, mô mềm gỗ tạo thành vòng. Tế bào mô mềm ruột to, tròn.

Bột

Màu xanh lục, soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì là những tế bào hình chữ nhật tương đối đều nhau, có đính lông che chở đa bào. Mảnh mô mềm gồm những tế bào đa giác thành mỏng. Bó sợi dài. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn.

Định tính

Lấy 10 g bột dược liệu, thấm ẩm dược liệu bằngamoniac đặc(TT), để yên 45 min. Cho vào bình Soxhlet, thêm 50mlcloroform (TT), chiết trong 3 h. Lấy dịch chiết cất thu hồi dung môi, hòa tan cắn trongdung dịchacid sulfurric5 %(TT) (2 lần, mỗi lần 5ml).Lấy phần dịchacidvào bình gạn, chiết vớiether(TT)3 lần, mỗi lần 5ml,bỏ dịch chiếtetherlấy phần dịchacidđặt trên cách thủy để đuổi hết hơiether,kiềm hóa dịch chiếtacidbằngamoniac(TT) đếnpH10 rồi chiết vớicloroform (TT)3 lần, mỗi lần 5ml.Gộp các dịch chiếtcloroform,bay hơi dung môi tới cắn, hòa cắn trong 5mldung dịchacid sulfuric5 % (TT),lọc, cho dịch lọc vào 4 ống nghiệm để làm các phản ứng sau đây:

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thửMayer(TT),xuất hiện tủa vàng nhạt.

Ống 2: Thêm 2 giọtthuốc thửDragendorff(TT),xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT),xuất hiện tủa nâu.

Ống 4: Thêm 2 giọtdung dịchacid picric10% (TT),xuất hiện tủa vàng.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch quanh năm, lấy phần trên mặt đất của cây, phần nhiều là lá và ngọn, rửa sạch, loại tạp chất, chặt thành đoạn 5cmđến6 cm,phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, bình. Vào hai kinh tỳ, vị.

Công năng chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 20 g đến 40 g lá khô, chia làm 2 lần, dạng thuốc sắc hoặc hãm, thuốc cao, thuốc bột hoặc cốm, uống vào lúc đau và trước khi ăn.

Làm chóng lên da non: Lá tươi giã với muối, đắp nơi đau.

DÀNH DÀNH (Quả)

FructusGardeniae

Chi tử

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Dành dành(Gardenia jasminoides Ellis),họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Quả hình thoi hoặc hình trứng hẹp, dài 2cmđến 4,5cm,đường kính 1cmđến 2cm,màu vàng cam đến đỏ nâu, có khi nâu xám đến đỏ xám, hơi bóng, có 5 đến8đường gờ chạy dọc quả, giữa 2 gờ là rãnh rõ rệt. Đỉnh quả lõm có 5 đến8lá đài tồn tại, thường bị gãy cụt. Gốc quả hẹp, có vết cuống quả. Vỏ quả mỏng, giòn, hơi bóng,vỏquả giữa màu vàng đục, dày hơn.Vỏquả trong màu vàng ngà, bóng, rất mỏng, có 2 đến 3 vách ngăn giả. Hạt nhỏ, màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen nhạt, mặt vỏ hạt có rất nhiều hạt mịn. Mùi nhẹ. Vị hơi chua và đắng.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm một lớp tế bào, vỏ quả giữa gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật và trái xoan, không đều, rải rác có bó libe-gỗ và tế bào mô cứng, vỏ quả trong gồm 2 đến 3 lớp tế bào mô cứng màu vàng nhạt, thành dày. Vỏ hạt gồm 2 lớp tế bào, lớp ngoài thành dày, lớp trong thành mỏng. Tế bào nội nhũ hình nhiều cạnh, trong có chứa giọt dầu và hạt tinh bột.

Bột

Màu vàng nâu hay màu nâu đỏ.

Đám sợi, đám mô cứng gồm 2 loại tế bào, một loại tế bào nhỏ hình chữ nhật dài, khoang hẹp, ống trao đổi không rõ (thường thấy ở vỏ quả); một loại tế bào hình đa giác lớn hơn, khoang rộng, thành tương đối dày, trong khoang chứa chất màu vàng nâu. Mô mềm vỏ quả gồm những tế bào hình đa giác, thành mỏng. Mảnh nội nhũ gồm những tế bào hình đa giác tương đối đều đặn, chứa đầy chất dự trữ.

Tế bào đá ở vỏ quả hình chữ nhật, đường kính khoảng 10 µm, có khi dài tới 110 µm xếp chéo hình thể khảm, có tế bào hình tròn hay đa giác, đường kính 17 µm đến 31 µm, thành dày, khoang chứa những tinh thể calci oxalat hình lăng trụ đường kính8µm. Tế bào đá vỏ hạt màu vàng hoặc nâu nhạt, hình đa giác dài, hình chữ nhật hay hình không đều, đường kính 60 µm đến 112 µm, dài tới 230 µm, có thành dày, có lỗ rộng và một khoang màu đỏ nâu. Cụm tinh thể calci oxalat đường kính 19 µm đến 34 µm.

Định tính

A. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 5mlnước, đun trong cách thủy 3 min, lọc, bốc hơi 5 giọt dịch lọc đến khô trên đĩa sứ, nhỏ 1 giọtacid sulfuric (TT) lên cặn, màu lục xanh lơ xuất hiện, nhanh chóng chuyển sang màu nâu rồi nâu tía.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - aceton - acid formic - nước (5 : 5 : 1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlmethanol 50 %(TT), siêu âm khoảng 40 min, lọc. Dịch lọc được dùng làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch jasminoidin(geniposid) trongethanol 96 % (TT) có nồng độ 4 mg/ml. Nếu không cójasminoidin(geniposid) thì dùng 1 g bột Dành dành (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun hỗn hợpethanol - acid sulfuric (10 : 5). Sấy bản mỏng ở 100 °C trong10 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trịRf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 8,5 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 100°C đến 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ hạt non, lép, vỡ không quá 2,0 %.

Tỷ lệ nhân đen không quá 0,5 %.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (15 : 85), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 0,25 mm) vào bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol (TT), đậy nút bình và cân xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 1 h, để nguội và cân lại, bổsungmethanol (TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều và ly tâm. Lọc dịch ly tâm qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan geniposid chuẩn trongmethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng0,1mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 25 cm x 4,6 mm, được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 240 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic geniposid phải không được dưới 8000. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic geniposid trong6lần tiêm lặp lại không được quá2,0%.

Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Dựa vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C17H24O10 của geniposid chuẩn, tính hàm lượng geniposid trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 3,0 % geniposid (C17H24O10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 9 đến 11, hái lấy quả chín chuyển màu vàng đỏ, ngắt bỏ cuống quả và loại tạp, đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.

Chi tử sao vàng: Lẩy dược liệu khô, sao lửa nhỏ đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.

Chi tử sao xém (Tiêu chi tử): Lấy dược liệu khô, dùng lửa vừa sao đến khi mặt ngoài dược liệu vàng xém, mặt bẻ màu thẫm là được, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, có thể phun một ít nước, lấy ra phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh tâm, phế, tam tiêu.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu, lương huyết chỉ huyết. Chủ trị: sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau. Dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ6g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lấy chi tử sống với lượng thích hợp, bôi, đắp chỗ đau.

Kiêng kỵ

Người suy nhược, tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, ỉa chảy không nên dùng.

DÂM DƯƠNG HOẮC

HerbaEpimedii

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của các loài Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornumMaxim.), Dâm dương hoắc lá mác[Epimedium sagittatum(Sieb. et Zucc.) Maxim.], Dâm dương hoắc lông mềm (Epimedium pubescensMaxim.), Dâm dương hoắc Triều Tiên (Epimedium koreanumNakai) hoặc Vu Sơn Dâm dương hoắc (Epimediumwushanense T.S Ying), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).

Mô tả

Dâm dương hoắc lá hình tim:Thân hình trụ tròn nhỏ, dài chừng 20cm,mặt ngoài màu lục hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, sáng bóng. Lá kép mọc đối hai lần ba lá chét. Lá chét hình trứng, dài 3cmđến8 cm,rộng 2cmđến6 cm,đầu lá hơi nhọn. Lá chét tận cùng có đáy hình tim, hai lá chét bên nhỏ hơn, hình tim lệch, tai phía ngoài to hơn, mép có răng cưa nhỏ như gai, màu vàng, mặt trên màu lục hơi vàng, mặt dưới màu lục hơi xám, có 7 đến 9 gân nổi lên, các gân nhỏ dạng mắt lưới nhìn rõ, cuống nhỏ. Phiên lá dai gần như da, không mùi, vị hơi đắng.

Dâm dương hoắc lá mác:Lá kép xẻ ba, lá chét hình trứng hẹp, hình mác, dài 4cmđến 12cm,rộng 2,5cmđến 5cm,đầu nhọn, các lá chét bên có đáy xiên chếch rõ, phía ngoài đầu giống mũi tên. Mặt dưới lá phủ lông ngắn, thô, thưa, mặt trên hầu như không có lông. Phiến lá dai như da.

Dâm dương hoắc lông mềm:Mặt dưới phiến lá và cuống lá phủ nhiều lông mềm (lông nhung).

Dâm dương hoắc Triều Tiên:Lá chét tương đối to, dài 4cmđến 10cm,rộng 3cmđến 7cm,đầu nhọn kéo dài ra, phiến lá mỏng hơn.

Vu Sơn Dâm dương hoắc:Lá kép xẻ ba, phiến lá chét hình mác hoặc hình mác hẹp, dài 9cmđến 23cm,rộng 1,8cmđến 4,5cmđầu nhỏ dần hoặc nhỏ kéo dài ra, mép có răng cưa nhỏ, gốc lá xẻ lệch, thùy phía trong nhỏ, hình tròn, thùy phía ngoài rộng, hình tam giác, đầu nhọn. Mặt dưới lá phủ lông như bông hoặc nhẵn không có lông. Lá dai gần như da, mùi nhẹ, vị hơi đắng.

Định tính

A. Định tính các loài Dâm dương hoắc (không áp dụng cho Vu sơn dâm dương hoắc).

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mong:Silica gelH.

Dung môi khaitriển: Ethylacetat-butanol-acid formic- nước (10 : 1 : 1 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol95 %(TT), ngâm nóng trong 30 min, lọc, cô bốc hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cắn trong 1mlethanol95 %(TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan icariin trongethanol95 %(TT) để được dung dịch có nồng độ 0,1 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát quang cùng màu (màu đỏ thẫm) và giá trịRfvới vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Phundung dịch nhôm clorid 10 % trongethanol(TT),quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm, vết màu đỏ thẫm sẽ chuyển sang màu da cam.

B. Định tính Vu sơn Dâm dương hoắc

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol -nước (3 : 1 : 0,1).

Dungdịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol95 %(TT), ngâm nóng trong 30 min, lọc, cô dịch lọc trên cách thủy tới cạn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol95 %(TT).

Dung dịch đối chiếu:Dùng dung dịch chuẩn ở phần Định lượng. Nếu không có epimedinC chuẩn thì dùng 0,5 g bột Vu sơn Dâm dương hoắc (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phundung dịch nhôm clorid 1 % trongethanol (TT),sấyở 105 °C trong 5 min, soi dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát quang cùng màu (vàng lục) và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu hoặc có các vết cung màu sắc và giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % ( Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 15,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượngflavontoàn phần(không áp dụng với Vu sơn dâm dương hoắc)

Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến (Phụ lục 4.1).

Dung dịch thử:Lấy chính xác 0,5ml dungdịch thử thu được ở phần định lượng icariin vào bình định mức 50ml,thêmmethanol(TT)vừa đủ tới vạch, trộn đều.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan icariin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác khoảng10µg/ml.

Đo độ hấp thụ của dung dịch thử và dung dịch chuẩn tại bước sóng 270 nm, tính hàm lượngflavontoàn phần.

Hàm lượngflavontoàn phần không được ít hơn 5,0 % tính theo icariin (C33H40O15) tính theo dược liệu khô kiệt.

Định lượng icariin(không áp dụng với Vu sơn dâm dương hoắc)

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (30 : 70).

Dung dịchthử:Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlethanol50 %(TT), cân. Lắc siêu âm trong 1h, để nguội, cân lại và bổ sung khối lượng mất đi bằngethanol50 % (TT),lắc đều, lọc qua mang lọc 0,45 µm được dung dịch thử.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan icariin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác khoảng0,1mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 270 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tính số đĩa lý thuyết của cột dựa vào diện tích pic icariin. Số đĩa lý thuyết của cột không được ít hơn 1500.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượng của icariin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C33H40O15trong icariin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,5 % icariin (C33H40O15) tính theo dược liệu khô kiệt.

Định lượng epimedin C(áp dụng với Vu sơn dâm dương hoắc)

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT).

Pha động B:Nước.

Dung dịchthử:Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlethanol70 %(TT), cân. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngethanol70 % (TT),lắc đều, lọc được dung dịch thử.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan epimedin C chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác khoảng0,1mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 25 cm x 4,6 mm được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 270 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha độngA

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 - 5

30

70

5 - 30

30 27

70 → 73

Tiêmdungdịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trênpicepimedin C phải không dưới2000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tiến hành sắc ký. Tính hàm lượng của epimedin C trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C39H50O17 trong epimedin C chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới1,0 % epimedin C(C39H50O17) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái lá vào mùa hạ, mùa thu khi cây mọc xum xuê, loại bỏ tạp chất, phơi ngoài trời hoặc phơi khô trong bóng râm.

Dâm dương hoắc thái sợi: Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, phun nước cho hơi mềm, thái thành sợi nhỏ, phơi khô.

Dâm dương hoắc chích mỡ dê: Dùng lửa văn (lửa nhỏ), cho Dâm dương hoắc thái sợi vào sao, đồng thời vảy mỡ dê đến khi các sợi sáng bóng đều, lấy ra để nguội, cứ 100 kg Dâm dương hoắc dùng 20 kg mỡ dê.

Bảo quản

Để nơi khô thoáng tránh vụn nát, mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Qui vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các thuốc khác.

Kiêng kỵ

Cương dương, mộng tinh, sung huyết não, mất ngủ không nên dùng.

DÂU (Cành)

RamulusMorialbae

Tang chi

Cành non đã phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morusalba L), họ Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Cành hình trụ dài, đôi khi có nhánh, dài ngắn không đều nhau, đường kính 0,5cmđến 1,5cm.Mặt ngoài màu vàng xám hoặc vàng nâu, có nhiều lỗ vỏ màu nâu nhạt và các nếp vân dọc nhỏ, có những vết sẹo cuống lá gần hình bán nguyệt màu trắng xám và những chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Chất cứng, dai, chắc, khó bẻ gãy, mặt gãy có xơ, màu trắng ngà. Lát cắt dày0,2 cmđến 0,5cm,thấy phân rõ 3 phần: phân vỏ hơi mỏng, phần giữa là gỗ trắng ngà, phần tâm có tủy nhỏ và mềm màu trắng hoặc vàng nhạt, có hình tia. Hơi có mùi, vị nhạt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm một hoặc vài hàng tế bào đều đặn, gần như hình chữ nhật, đôi khi có lỗ vỏ. Mô mềm vỏ tương đối mỏng, khoảng6đến8hàng tế bào đa giác dẹt có chứa các tinh thể calci oxalat hình khối. Các đám sợi hoặc mô cứng chỗ dày chỗ mỏng bao bọc gần như liên tục xung quanh vòng libe. Vòng libe liên tục. Tầng phát sinh libe-gỗ. Gỗ xếp thành một vòng liên tục, mạch gỗ to, càng vào trong càng nhỏ dần. Mô mềm gỗ cấu tạo bởi những tế bào nhỏ, xếp đều đặn. Mô mềm ruột gồm các tế bào gần tròn, to, thành mỏng.

Bột

Màu vàng xám nhạt, mùi nhẹ, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Rất nhiều sợi màu vàng nhạt hoặc không màu, đơn lẻ hay tập trung thành bó, thành dày 5 µm đến 15 µm, khoang hẹp. Tế bào mô cứng màu vàng nhạt, hình gần tròn hoặc hình chữ nhật, đường kính 15 µm đến 40 µm, thành dày 5 µm đến 20 µm, khoang hẹp. Các tế bào mô mềm tụ họp thành đám hoặc rải rác. Tinh thể calci oxalat hình khối dài 5 µm đến 12 µm. Các mảnh mạch mạng, mạch điểm. Các tế bào bần màu vàng đậm, rải rác hay tập trung thành đám. Rải rác có các hạt tinh bột.

Định tính

A. Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol90 % (TT),đun sôi, lọc. Dịch lọc có màu xanh lá cây. Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọtdung dịch sắt(III)clorid (TT),xuất hiện tủa màu nâu xám.

B. Lấy 5 g bột dược liệu, trộn đều với 3mldung dịch amoniac (TT),thêm 30mlcloroform(TT),lắc. Để yên trong 5 h, lọc. Dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5mldung dịchacid sulfuric(TT),lắc, để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy 1mldịch chiếtacid,thêm 1 giọtdung dịchacid picric(TT),xuất hiện tủa vàng nhạt.

Độ ẩm

Không quá12,0% (Phụ lục 9.6, 1 g,105 °C, 5h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 3,0 % (Phụ lục 12.10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Nếu còn nguyên cành dài, bỏ tạp chất, rửa sạch, tẩm nước, ủ mềm, cắt lát dày 0,2cmđến 0,5cm,phơi nắng cho khô.

Tang chi sao: Lấy dược liệu đã thái lát, sao lửa nhỏ đến khi hơi vàng, lấy ra để nguội.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Vi khổ, bình. Vào kinh can.

Công năng, chủ trị

Trừ phong thấp, thông lợi khớp. Chủ trị: Đau nhức cơ khớp, chân tay co duỗi khó khăn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.

DÂU (Lá)

Folium Mori albae

Tang diệp

Lá phơihaysấy khô của cây Dâu tằm (Morns alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Lá nhăn nheo, dễ gãy vụn. Lá nguyên hình trứng, hình trứng rộng, dài8 cmđến 15cm,rộng 7cmđến 13cm,có cuống; đầu lá nhọn, gốc lá cụt, tròn hay hình tim, mép có răng cưa, đôi khi chia thùy không đều. Mặt trên lá có màu lục vàng hoặc nâu vàng nhạt, đôi khi có nốt nhỏ nhô lên. Mặt dưới lá có màu nhạt, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá. Chất giòn. Hơi có mùi, vị nhạt, hơi chát, đắng.

Vi phẫu

Biểu bì trên gồm tế bào khá lớn, có lông chứa nang thạch, đơn bào hoặc đa bào. Biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn, có ít lông chứa nang thạch, nhưng nhiều lỗ khí hơn. Trong gân chính, dưới biểu bì có 2 đám mô dày, đám dưới dày và rộng hơn. Mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai hay hình phiền. Giữa gân lá có 1 hoặc 2 bó libe gỗ, xung quanh libe có sợi. Phiến lá gồm 1 hàng mô giậu, chứa diệp lục, mô khuyết có tế bào hình tròn hay nhiều cạnh, chứa tinh thể calci oxalat.

Bột

Màu lục vàng hay nâu vàng. Soi kính hiển vi thấy: Biểu bì trên có những tế bào phình to chứa nang thạch đường kính 47 µm đến 77µm.Lỗ khí ở biểu bì dưới thuộc kiểu hỗn bào, được bao quanh bởi 4 tế bào đến6tế bào không đều. Lông che chở đơn bào, dài 50µmđến 230 µm. Cụm tinh thể calci oxalat đường kính 5 µm đến 16 µm; thường gặp dạng tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Dùng lớp trên của hỗn hợp dung môi gồmtoluen -ethylacetat -acid formic (5 : 2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 30mletherdầu hỏa (60°Cđến 90 °C) (TT),đun hồi lưu trong 30 min, loại bỏ lớpetherdầu hỏa, lấy bã bay hơi hết dung môi đến khô, thêm 30mlethanol96 % (TT),lắc siêu âm trong 20 min, lọc và bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 10mlnước nóng, đun trên cách thủy 60°C, khuấy kỹ để hòa tan, lọc và bốc hơi dịch lọc tới khô, hòa cắn trong 1mlmethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột lá Dâu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình được bão hòa trước10min bằng pha động đến khi dung môi chạy được khoảng8 cm,lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, quansátdưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trênsắc kýđồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá15,0 % (Phụ lục9.6, 3 g,105 °C, 5 h).

Tro không tan trongacid

Không quá 4,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol (TT)làm dung môi.

Chế biến

Sau khi mới có sương (vào mùa thu), thu hái lá bánh tẻ, loại bỏ lá vàng úa và tạp chất, rửa sạch đem phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bào chế

Dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, vò nát, bỏ cuống lá, rây bỏ vụn nhỏ.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Cam, khổ, hàn. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Sơ tán phong nhiệt, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 12 g. Dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Bệnh hư hàn thì không nên dùng.

DÂU (Quả)

Fructus Mori albae

Tang thầm

Quả kép chín đỏ, phơi khô của cây Dâu tằm(Morus alba L), họ Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Quả kép hình trụ do nhiều quả bế tạo thành, dài 1cmđến 2cm,đường kính 5 mm đến8mm, màu nâu vàng nhạt đến đỏ nâu nhạt hoặc tím thẫm, cuống quả ngắn. Quả bế hình trứng, hơi dẹt, dài 2 mm, rộng 1 mm, có bao hoa nạc xẻ 4. Vị hơi chua và ngọt.

Bột

Màu đỏ tía. Tế bào đá của vỏ quả tụ thành đám, màu vàng nhạt, hình đa giác không đều, thành tế bào dày, lồi lõm, khúc khuỷu, có lỗ trao đổi rõ. Tế bào vỏ quả trong chứa các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Tế bào mô mềm chứa các khối chất màu đỏ tía hoặc đỏ nâu. Lông che chở đơn bào thường bị gãy, dài từ 12 µm đến 45 µm, dẹt ở phần chân tế bào, Tế bào biểu bì của vỏ quả màu nâu vàng, hình gần vuông hoặc hình đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành lồi lên dạng hạt.

Độ ẩm

Không quá18,0% (Phụ lục 9.6, 2 g, 100 -105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol85 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Tháng 4 đến6, quả chín có màu đỏ, hái về, rửa sạch, phơi khô hoặc sau khi đồ qua rồi phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng gió, phòng mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, toan, ôn. Vào các kinh tâm, can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Chủ trị: Chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, râu, tóc sớm bạc, tân dịch thương tổn, miệng khát, nội nhiệt tiêu khát (đái tháo), táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g. Dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

DÂU (Vỏ rễ)

Cortex Mori albae radicis

Tang bạch bì, Vỏ rễ dâu

Vỏ rễ đã cạo lớp bần, phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morusalba L), họ Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Mảnh vỏ rễ hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài rộng khác khau, dày 1 mm đến 4 mm; mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ ngang, nhưng dễ tước dọc thành dải nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang gồm: Libe rộng, có 2 đến 4 hàng tế bào. Ống nhựa mủ rải rác; sợi rải rác ở dạng đơn lẻ hoặc tụ lại thành bó, thành không hóa gỗ hoặc hơi hóa gỗ. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột, một số có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Các đám mô cứng lẫn với các tế bào đá rải rác trong vỏ rễ già, đa số các tế bào này có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.

Bột

Màu vàng xám nhạt, mùi thơm nhẹ. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều sợi, đa phần bị gãy, đường kính 13 µm đến 26 µm, thành dày, không hóa gỗ hoặc hơi hóa gỗ. Tinh thể calci oxalat hình khối, đường kính 11 µm đến 32µm.Tế bào mô cứng hình gần tròn, hình chữ nhật hoặc không đều, đường kính 22 µm đến 52 µm, thành dày hoặc rất dày, có ống và lỗ trao đổi rõ, một số có chứa tinh thể calci oxalat hình khối. Nhiều hạt tinh bột, hình gần tròn, đường kính 4 µm đến 16 µm nằm rải rác hoặc tập trung thành đám. Mảnh bần còn sót lại màu vàng, có các tế bào hình đa giác.

Định tính

A. Lấy 1 g bột vỏ rễ dâu, thêm 20mln-hexan (TT),đun hồi lưu 15 min trên bếp cách thủy, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 10mlcloroform(TT).Lấy 0,5mldung dịch này vào ống nghiệm, thêm 0,5mlanhydridacetic(TT),thêm từ từ thận trọng 0,5mlacid sulfuricđặc (TT)để có 2 lớp dịch, màu nâu đỏ xuất hiện giữa2lớp.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel60F254.

Dung môi khai triển:Acid acetic.

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mldung dịch natri carbonat bão hòa (TT),siêu âm khoảng 20 min, lọc. Điều chỉnhpHcủa dịch lọc đếnpH1- 2 bằngacidhydrocloric loãng(TT). Để yên trong 30 min và lọc. Lắc dịch lọc thu được vớiethylacetat (TT)hai lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịch chiếtethylacetat và bay hơi đến cắn khô. Hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột vỏ rễ Dâu (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được10 cm,lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có hai vết có huỳnh quang cùng màu sắc và giá trị Rf với hai vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi lá rụng, đến đầu mùa xuân, trước khi cây nảy mầm, đào lấy rễ dưới đất, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài thô màu nâu vàng, rửa sạch, bổ dọc, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hay sấy khô.

Tang bạch bì sợi: Lấy vỏ rễ khô, rửa sạch, ủ hơi mềm, tước sợi, phơi hoặc sấy khô.

Mật tang bạch bì (Chế mật): Lấy tang bạch bì sợi cho vào mật ong đã canh, trộn đều, ủ cho ngấm, rồi sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng và sở không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 10 kg vỏ rễ dâu, dùng2kg mật ong đã canh.

Bảo quản

Để nơi khô thoáng, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Thanh phế, bình suyễn, lợi thủy tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ6đến 12 g. Dạng thuốc sắc.

DẦU MÙ U

Oleum Calophylli inophylli

Dầu ép từ hạt của cây Mù u (Calophyllum inophyllumL.) họ Bứa (Clusiaceae) đã được tinh chế loại bỏ phần “nhựa”.

Mô tả

Dầu lỏng sánh, màu vàng tới vàng đậm, mùi thơm hắc đặc trưng.

Tỉ trọng tương đối

0,9135 đến 0,9155 (Phụ lục 6.5, phương pháp dùng picnomet).

Chỉ sốacid

1 đến 10 (Phụ lục 7.2).

Chỉ số xà phòng

218 đến 228 (Phụ lục 7.7).

Định tính

A. Lấy 0,5mlchế phẩm, thêm vào 2mletherethylic(TT), lắc đều cho tan. Thêm 2mlethanol95 %(TT) lắc đều cho tan. Chia đều dung dịch vào 2 ống nghiệm.

Ống 1: Thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịch sắtIIIclorid 5 % trongethanol(TT),lắc đều, dung dịch có màu xanh dương đậm.

Ống 2: Thêm 0,5mldung dịchkalihydroxyd 0,5 N trongethanol(TT),lắc đều, thêm vài giọtthuốc thửdiazo (TT). Dung dịch có màu đỏ cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelF254.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat (8 : 2)

Dung dịch thử:Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5mletherethylic(TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan 0,1 g dầu Mù u (mẫu chuẩn) trong 5mletherethylic(TT). Nếu không có dầu Mù u mẫu chuẩn thì hòa tan calophyllolid chuẩn trongetherethylic (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,06 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được10 cmđến12 cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng.

Nếu dùng dung dịch calophyllolid làm dung dịch đối chiếu thì quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu và giá trị Rf với vết của calophyllolid trong dung dịch đối chiếu.

Nếu dùng dung dịch dầu mù u làm dung dịch đối chiếu: Phun lên bản mỏngdung dịch vanilin -acid sulfuric(TT). Sấy bản mỏng ở 100 °C đến 105 °C trong khoảng 5 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động A: Acetonitril(TT).

Pha động B:Dung dịchacid acetic (TT)2,5 %.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,24 g chế phẩm cho vào bình định mức 20ml,làm ấm ở 60 °C trong 10 min rồi thêm 12mlhỗn hợpmethanol- nước(TT) (9 : 1), siêu âm trong 15 min. Bổ sung hỗn hợpmethanol- nước (TT) (9:1)đến vừa đủ 20,0ml.Lọc dung dịch thu được qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Pha các dung dịch chuẩncalophyllolidtrongmethanol(TT)có nồng độ khoảng 175; 87,5 và 35 µg/ml. Lọc mẫu qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm) (cộtZorbaxSB-C18 là phù hợp).

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm mẫu: 10 µl.

Nhiệt độ cột: 40 °C.

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 270 nm.

Cách tiến hành:

Tiến hành chạy sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha độngA

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0

20

80

30

80

20

35

20

80

40

20

80

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành tiêm dung dịch chuẩn. Hệ số đối xứng thu được từ pic calophyllolid phải nằm trong khoảng 0,8 - 1,5, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic calophyllolid trong6lần tiêm lặp lại không được quá2,0%, số đĩa lý thuyết tính theo pic calophyllolid phải không được dưới200000.

Tiêm lần lượt các dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Ghi các sắc ký đồ và diện tích pic.

Vẽ đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa diện tích pic calophyllolid và nồng độ của calophyllolid trong các dung dịch chuẩn và xác lập phương trình hồi quy tuyến tính, dựa vào đó tính nồng độ calophyllolid trong dung dịch thử (µg/ml).

Tính hàm lượng phần trăm (kl/kl) calophyllolid, C26H24O5, trong chế phẩm theo công thức:

X % (g/100 g) = 2Ct/mt

trong đó:

Ct là nồng độ calophyllolid trong dung dịch thử (µg/ml);

mt là khối lượng dầu (mg).

Chế phẩm phải chứa không dưới 0,36 % (kl/kl) calophyllolid, (C26H24O5).

Bảo quản

Giữ trong chai đầy, đậy nắp kín. Bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng.

DÂY ĐAU XƯƠNG (Thân)

Caulis Tinosporae sinensis

Thân đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây Dây đau xương[Tinosporasinensis(Lour.)Merr.], họ Tiết Dê (Menispermaceae).

Mô tả

Thân đã thái thành phiến, khô, dày mỏng không đều, thường dày 0,3cmđến 0,5cm,đường kính 0,5cmđến 2cm.Mặt ngoài màu nâu xám hoặc xanh xám. Lớp bản mỏng, khi khô nhăn nheo dễ bong. Mặt ngoài nhiêu lỗ vỏ nổi rõ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Mô mềm vỏ mỏng. Phần gỗ rộng xòe ra thành hình nan hoa bánh xe, tia ruột rõ. Phần ruột ở giữa tròn nhỏ.

Vi phẫu

Thân cây già có lớp bần không dày lắm, có lỗ vỏ nổi rõ. Mô mềm vỏ ít phát triển, thỉnh thoảng có những tế bào to chứa chất nhựa. Trong mô mềm vỏ thân cây non có những đám sợi, ở thân cây già có những đám mô cứng, nhỏ, kèm theo nhiều tinh thể calci oxalat hình chữ nhật hoặc hình quả trám. Phía ngoài khối libe-gỗ có một vòng mô cứng ở thân non, vòng này liên tục, ở thân già thì chia thành các cung úp lên từng bó libe-gỗ. Libe-gỗ xếp thành từng bó riêng biệt ngăn cách bởi tia ruột. Trước bó libe-gỗ, sau cung mô cứng có một đám tế bào thành mỏng. Libe là những tế bào thành mỏng xếp thành từng dãy xuyên tâm. Tầng phát sinh libe-gỗ uốn lượn qua các bó libe-gỗ. Gỗ cấp 2 có từng mạch to nằm rải rác trong mô mềm gỗ. Tia ruột rộng ở thân già, hẹp ở thân non, tế bào dài theo hướng xuyên tâm. Xen kẽ trong mô mềm ruột có những đám mô cứng nhỏ và tế bào mang tinh thể calci oxalat. Nhiều hạt tinh bột còn lại trên vi phẫu.

Bột

Màu xám, vị hơi đắng, hạt tinh bột có nhiều dạng thường hình trứng. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình cầu gai. Tế bào mó cứng nhiều hình dạng vách dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh mạch điểm, mạch mạng.

Định tính

Lấy 3 g bột dược liệu, cho vào bình có nút mài dung tích 50mlđến 100ml,thêm 1mldung dịch amoniac 10 % (TT),trộn đều. Thêm 25mlcloroform(TT)và lắc nhẹ trong 10 min, để yên một giờ. Lọc dịch chiết qua giấy lọc gấp nếp vào một bình gạn rồi lắc với 5mldung dịchacid sulfuric10 % (TT).Lấy phần dịchacidchia vào 3 ống nghiệm;

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thửMayer (TT), xuất hiện tủa trắng đục.

Ống 2: Thêm 2 giọt đến 3 giọtthuốc thử Bouchardat (TT),xuất hiện tủa đỏ nâu.

Ống 3: Thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịchacid picric1 % (TT),xuất hiện tủa màu vàng.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ đen thối: Không quá 0,5 %.

Tạp chất khác: Không quá1,0%.

Tỉ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Thu hái quanh năm, cắt lấy phần thân già, phân loại to nhỏ, thái lát mỏng, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Nơi khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, lương. Quy vào kinh can.

Công năng, chủ trị

Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp.

Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 20 g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu để uống hay dùng ngoài.

DIÊN HỒ SÁCH (Rễ củ)

TuberCorydalis

Huyền hồ sách, Nguyên hồ

Rễ củđã chế biếnkhô của cây Diên hồ sách[Coryd-alis yanhusuo (Y. H. Chou & ChunC. Hsu)W. T. Wang],họ Cải cần(Fumariaceae).

Mô tả

Rễ củ hình cầu dẹt không đều, đường kính 0,5cmđến 1,5cm.Mặt ngoài màu vàng hay vàng nâu, có vân nhăn hình mạng lưới không đều. Đỉnh có vết sẹo thân hơi lõm, đáy thường lồi lên. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang màu vàng, cứng như sừng, sáng bóng như sáp. Mùi nhẹ, vị đắng.

Bột

Màu lục vàng, hạt tinh bột đã hồ hóa thành từng khối màu vàng nhạt hoặc không màu. Mô cứng của nội bì màu vàng lục với các tế bào hình nhiều cạnh, gần vuông hoặc bầu dục, thuôn dài. Thành tế bào hơi lượn sóng, hóa gỗ, có các lỗ nhỏ dày đặc. Tế bào đá màu vàng nhạt, hình gần tròn hay thuôn dài, đường kính tới 60 µm, thành tương đối dày có các lỗ nhỏ dày đặc. Mạch xoắn đường kính 16 µm đến 32µm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G, dùng dung dịchnatri hydroxyd (TT)1 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển: n-Hexan -cloroform-methanol (7,5 : 4 : 1).

Dung dịch thử:Cho 1 g bột dược liệu vào một bình cầu, thêm 50mlethanol96 % (TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1 h. Để nguội, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô trên cách thủy. Hòa tan cặn trong 10mlnước,kiềm hóa bằngamoniac đậm đặc (TT),chiết bằngether(TT)3 lần, mỗi lần 10ml.Gộp các dịch chiếtether,bốc hơi đến cắn khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan tetrahydropalmatin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không có tetrahydropalmatin có thể dùng 1 g bột Diên hồ sách (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ngoài không khí. Hiện màu bằngthuốc thửDragendorff(TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trị Rf với vết tetrahydropalmatin hoặc các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (khi dùng Diên hồ sách mẫu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu).

Độ ẩm

Không quá15 % (Phụ lục9.6, 1 g,105 °C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 13,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào đầu mùa hạ khi cây khô héo. Đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, thân và lá, rửa sạch, luộc đến khi cắt ngang không còn lõi màu trắng và phơi cho khô.

Bào chế

Diên hồ sách sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch ủ mềm, thái phiến phơi khô hoặc khi dùng giã nát.

Thố Diên hồ sách (chế dấm) - sao với dấm: Cho dấm vào diên hồ sách sạch, trộn đều, ủ cho thấm đều dấm, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khô, thái lát hoặc khi dùng giã nát. Hoặc luộc với dấm: luộc với dấm nhỏ lửa cho đến khi dấm thấm hết vào thuốc, thái phiến dày, phơi khô, hoặc khi dùng giã nát. Dùng 2 lít dấm cho 10 kg dược liệu.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn. Vào các kinh Can, phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g hoặc uống mỗi lần từ 1,5 g đến 3 g dạng bột. Thường phối hợp với các dạng thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, người huyết hư, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt.

DIẾP CÁ

Herba Houttuyniae cordatae

Ngư tinh thảo

Bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Diếp cá (Houttuynia cordataThunb.), họ Lá giấp (Saururaceae).

Mô tả

Thân hình trụ tròn hay dẹt, cong, dài 20cmđến 35cm,đường kính 2 mm đến 3 mm. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có vân dọc nhỏ và có mấu rõ. Các mấu ở gốc thân còn vết tích của rễ. Chất giòn, dễ gãy. Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn, phiến lá gấp cuộn lại, nhàu nát, cuống đính ở gốc lá dài chừng 2cmđến 3cm,gốc cuống rộng thành bẹ mỏng. Mặt trên lá màu lục, vàng sẫm đến nâu sẫm, mặt dưới màu lục xám đến nâu xám. Cụm hoa là một bông dài 1cmđến 3cm, ởđầu cành, màu nâu vàng nhạt, cuống dài 3cm.Mùi tanh cá. Vị hơi chát, se.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới của lá gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông tiết đầu đơn bào, chân đa bào và lông che chở đa bào có xen lẫn tế bào tiết màu vàng ở mặt trên gân lá. Ở mặt dưới phiến lá có lỗ khí. Hạ bì trên từ phiến lá chạy qua gân giữa gồm một lớp tế bào to, thành mỏng. Hạ bì dưới tế bào bé hơn, bị ngăn cách bởi một số tế bào mô mềm ở giữa gân lá. Mô mềm có tế bào thành mỏng và ít khuyết nhỏ. Bó libe-gỗ ở giữa gân lá gồm có bó gỗ ở trên, bó libe ở dưới. Mô mềm phiến lá có những khuyết nhỏ và bó libe gỗ nhỏ.

Bột

Màu lục vàng, vị hơi mặn, hơi cay, mùi tanh.

Mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới gồm tế bào hình nhiều cạnh thành hơi dày, mang tế bào tiết. Biểu bì dưới có lỗ khí, tế bào tiết tròn, chứa tinh dầu màu vàng nhạt hay vàng nâu, bề mặt có vân, xung quanh có 5 tế bào đến 6 tế bào xếp tỏa ra. Lỗ khí có 4 tế bào đến 5 tế bào kèm nhỏ hơn. Lông che chở đa bào và tế bào tiết. Hạt tinh bột hình trứng, có khi tròn hay hình chuông dài 40 µm, rộng chừng 36 µm. Mảnh thân gồm tế bào hình chữ nhật thành mỏng và tế bào tiết. Mảnh mạch xoắn.

Định tính

A. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, thân và bột lá phát quang màu nâu hung.

B. Cho 1 g bột dược liệu vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh ấn chặt xuống, thêm vài giọtdung dịchfuchsinđã khử màuđể làm ướt bột ở phía trên, để yên một lúc. Nhìn qua ống nghiệm thấy bột ướt có màu hồng hoặc màu tím đỏ.

Cách pha dung dịch fuchsin đã khử màu:Hòa tan 0,2 gfuchsin base (TT)trong 100mlnước nóng, thêm 20mldung dịchnatrisulfit (TT)10 %, 2mlacid hydrocloric (TT)và pha loãng bằng nước đến vừa đủ 200ml,tiếp tục thêm 0,1 gthan hoạt tính (TT), khuấy và lọc nhanh. Để yênítnhất 1 h. Dung dịch chỉ pha khi dùng.

C.Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10mlethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy 10 min, lọc. Lấy 2mldịch lọc, thêm ít bộtmagnesi(TT) và 3 giọtacid hydroclonc (TT), đun nóng trên cách thủy, sẽ xuất hiện màu đỏ.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Thân rễ và tạp chất khác không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 11,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol96 %(TT) làm dung môi.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dược liệu phải chứa ít nhất 0,08 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Có thể thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất là thu hái lá vào mùa hạ, khi cây xanh tốt có nhiều cụm quả. Lúc trời khô ráo cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ gốc rễ, phơi hoặc sấy khô nhẹ.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, qui kinh

Vị cay, chua, mùi tanh, tính mát. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu sưng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 15 g đến 25 g dược liệu khô sắc nhanh; hoặc từ 30 g đến 50 g dược liệu tươi sắc hoặc giã vắt lấy nước uống.

Dùng ngoài lượng thích hợp, giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc lấy nước để xông hoặc rửa vết thương.

DIỆP HẠ CHÂU

Herba Phyllanthi urinariae

Chó đẻ răng cưa

Toàn cây tươi hoặc đã phơi sấy khô của cây Chó đẻ răng cưa (Phyllanthusurinaria L), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây cao khoảng 30cm,thân gần như nhẵn, mang nhiều cảnh nhỏ màu hơi tia. Lá mọc so le xếp thành hai dãy xít nhau trông như lá kép lông chim. Phiến lá thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, dài 5 mm đến 15 mm, đầu nhọn hay hơi tù, màu xanh sẫm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt dưới, không cuống hay có cuống rất ngắn. Hoa màu trắng mọc ở dưới lá, đơn tính, hoa đực hoa cái cùng gốc, hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở dưới. Hoa không có cuống hoặc có cuống rất ngắn. Quả nang hình cầu, đường kính có thể tới 2 mm, sần sùi, nằm sát dưới lá. Quả có sáu hạt. Hạt hình tam giác màu nâu nhạt, lưng hạt có vân ngang.

Vi phẫu

Thân:Vi phẫu có thiết diện tròn, có 2 đến 3 góc lồi không đều nhau. Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, dẹt, nằm ngang không đều nhau; mô mềm vỏ gồm những tế bào hình tròn hay hình bầu dục xếp ngang, không đều, xếp chừa những khe nhỏ, có chứa ít tinh bột. Một vài tinh thể calci oxalat hình khối trong mô mềm tủy.

Gân lá:Gân giữa mặt dưới lồi nhiều, mặt trên hơi lồi. Không có mô mềm giậu nhưP. amarus.Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rất nhiều, tập trung ở vùng mô mềm ngay dưới sợi.

Phiến lá:Biểu bì trên là những tế bào hình chữ nhật dẹt. Lỗ khí kiểu song bào. Lông che chở đa bào (2 tế bào), ngắn, vách dày ở sát mép lá.

Bột

Bột màu xanh, có vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì gồm những tế bào thành mỏng hình chữ nhật. Lông che chở đa bào. Mảnh mô mềm gồm những tế bào đa giác thành mỏng. Một vài đám tế bào mô mềm đang phân hóa thành mô dày (thành hơi dày lên ở góc). Bó sợi dài. Mảnh mạch chấm và mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Định tính

A. Lấy 5 g dược liệu, tán nhỏ, thêm 50mlethanol90 %(TT), lắc đều rồi đun hồi lưu trong cách thủy 30 min. Lọc, cô cách thủy còn 10ml,để nguội, chuyển vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2mlđể làm các phản ứng sau đây:

Ống 1: Thêm 4 giọt đến 5 giọtacidhydrocloric (TT),rồi thêm vào một ít bộtmagnesi(TT), xuất hiện màu đỏ.

Ống 2: Thêm 3 giọt đến 4 giọtdung dịch sắt(III)clorid 9 % (TT),xuất hiện màu xanh tím.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5mlnước,đun sôi, lọc. Lấy 2mlđến 3mldịch lọc đã để nguội, thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịchgelatin2 %(TT), xuất hiện tủa bông.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel GF254.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 4 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 25mlcloroform (TT), lắc siêu âm 15 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 4 g bột Diệp hạ châu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 %(TT), sấy bản mỏng ở 120°Cđến khi hiện rõ vết. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục9.6,1 g, 100°C, 4h).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: Không quá 8,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào vụ hè thu, đem về rửa sạch dùng tươi. Có thể cắt từng đoạn phơi khô; hoặc rửa sạch cả cây, phơi gần khô rồi bó lại, phơi âm can tiếp đến khô, khi dùng loại bỏ tạp chất, rửa qua nước, cắt đoạn 5cmđến 6cmphơi khô. Có thể lấy lá ép lại thành bánh.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Cam, khổ, lương. Vào các kinh can, phế.

Công năng, chủ trị

Tiêu độc, hoạt huyết, lợi mật, thanh can sáng mắt, lợi thủy. Dùng khi viêm gan hoàng đàn, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 20 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không dùng.

DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG

Herba Phyllanthi amari

Chó đẻ răng cưa thân xanh

Toàn cây tươi hoặc đã phơi hay sấy khô của cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarusSchum. et Thonn.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây cao 40cmđến 80cm,thân tròn, bóng, màu xanh, phân nhánh đều, nhiều. Lá mọc so le xếp thành 2 dãy xít nhau trông như lá kép hình lông chim. Phiến lá hình bầu dục, dài từ 5 mm đến 10 mm, rộng 3 mm đến 6 mm, màu xanh sẫm ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới. Hoa đực và hoa cái mọc thành cụm. Hoa đực có cuống ngắn 1 mm đến 2 mm, đài 5, có tuyến mật, nhị 3, chỉ nhị dính nhau. Hoa cái có cuống dài hơn hoa đực. Quả nang, nhẵn, hình cầu, đường kính 1,8 mm đến 2 mm, có đài tồn tại. Chứa 6 hạt hình tam giác, đường kính 1 mm, hạt có sọc dọc ở lưng.

Vi phẫu

Thân:Vi phẫu có thiết diện tròn, không có góc lồi. Từ ngoài vào trong gồm lớp cutin mỏng có răng cưa, đôi khi tạo thành những u lồi nhỏ. Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật nằm ngang không đều nhau. Mô dày gồm 1 đến 2 lớp tế bào hình tròn hay hình bầu dục. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình tròn hay hình bầu dục không đều, xếp chừa những khe nhỏ, có chứa ít tinh bột và tinh thể calci oxalat hình khối. Trụ bì gồm 3 đến 5 lớp tế bào, hóa mô cứng thành những cụm rời nhau, mỗi cụm gồm tế bào mô cứng và sợi. Libe và gỗ xếp thành vòng liên tục. Mô mềm tủy gồm những tế bào hình đa giác gần như tròn, xếp chừa những khe nhỏ, có rất ít tinh bột, không có tinh thể calci oxalat.

Gân lá:Gân giữa mặt dưới lồi rõ, mặt trên gần như phẳng, biểu bì trên là một lớp tế bào hình chữ nhật và gần đều nhau, lớp cutin mỏng có răng cưa rất nhỏ. Mô dày tròn ít rõ. Dưới mô dày có một lớp tế bào mô giậu. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn, xếp chừa những khe nhỏ. Libe và gỗ cấu tạo cấp 1 xếp thành hình cung, gỗ ở trên, libe ở dưới. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai trong một vài mô mềm ngay dưới libe.

Phiến lá:Biểu bì trên là những tế bào hình bầu dục không đều nhau, lớp cutin mỏng, có răng cưa rất nông. Tế bào biểu bì dưới có hình chữ nhật nằm ngang hơi dẹt hơn tế bào biểu bì trên. Lỗ khí có nhiều ở biểu bì dưới và ít hơn ở biểu bì trên, lỗ khí kiểu hỗn bào hay dị bào, ít song bào với 2 tế bào bạn không đều nhau. Chỉ số lỗ khí X ≥ 20. Mô mềm giậu là một lớp tế bào, chiếm gần nửa chiều dày phiến lá. Mô mềm khuyết gồm những tế bào không đều, vách uốn lượn nhiều, xếp chừa những khuyết to. Một vài tinh thể calci oxalat hình lăng trụ trong mô mềm giậu.

Bột

Bột màu xanh, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí, bó sợi dài, mảnh mô mềm tế bào đa giác, thành mỏng, mảnh mạch vạch, mạch xoắn.

Định tính

A. Lấy 5 g dược liệu, tán nhỏ, thêm 50mlethanol90 % (TT),lắc đều rồi đun hồi lưu trong cách thủy 30 min. Lọc, cô cách thủy còn 10ml,để nguội, chuyển vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2mlđể làm các phản ứng sau đây:

Ống 1: Thêm 4 giọt đến 5 giọtacidhydrocloric (TT),rồi thêm vào một ít bộtmagnesi (TT), xuất hiện màu đỏ.

Ống 2: Thêm 3 giọt đến 4 giọtdung dịch sắt(III)clorid 9 % (TT), xuất hiện màu xanh tím.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5mlnước, đun sôi trong vài phút rồi lọc. Lấy 2mldịch lọc đã nguội thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịchgelatin1 % (TT),xuất hiện tủa bông trắng.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môikhai triển: n-Hexan -ethylacetat (2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 4 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 25mlcloroform(TT),lắc siêu âm 15 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan phyllanthin chuẩn trongethanol(TT)để được dung dịch đối chiếu có nồng độ khoảng 2 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 4 g bột Diệp hạ châu đắng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % (TT),sấy bản mỏng ở 120°C đến khi hiện rõ vết. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trịRfvà màu sắc với vết của phyllanthin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và có các vết cùng màu sắc, giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 20,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm không quá 8,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:

Pha động A: Methanol(TT).

Pha động B: Dung dịchacid phosphoric0,1 %.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan phyllanthin chuẩn trongmethanol90 % (TT)để được dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác khoảng 30 µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài có dung tích 100ml,thêm chính xác 20,0mlmethanol90 % (TT),đậy nắp, cân xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, cân lại và bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol 90 % (TT),lắc đều, lọc qua giấy lọc, bỏ 5mldịch lọc đầu. Hút chính xác 1,0ml dịchlọc sau vào bình định mức 25ml,thêmmethanol90 % (TT)đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5 µm).

Detectorquang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,3 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi sau đây (có thể điều chỉnh tỷ lệ nếu cần);

Thời gian

(min)

Pha độngA

(%tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 - 25

65

35

25 - 26

65 → 80

3520

26 - 34

80

20

34 - 35

80 → 65

20 → 35

35 - 45

65

35

Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C24H34O6của phyllanthin chuẩn, tính hàm lượng của phyllanthin(C24H34O6) trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất0,5 % phyllanthin(C24H34O6), tính theo dượcliệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè thu. Thu hái về rửa sạch, dùng tươi hoặc cắt đoạn phơi khô, hoặc lấy lá ép thành bánh.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc, mọt.

Tính vị qui kinh

Vi khổ, lương. Vào kinh phế thận.

Công năng, chủ trị

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Chủ trị: tiểu tiện bí, rắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 16 g, sắc uống. Dùng ngoài: lấy cây tươi giã nát, đắp vào chỗ lở loét hoặc vết thương do côn trùng cắn.

DỪA CẠN (Lá)

Folium Catharanthi rosei

Lá phơi hay sấy khô của cây Dừa cạn[Catharanthus roseus(L.) G. Don], họ Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Lá nguyên hình bầu dục hẹp, màu lục xám hay lục nhạt, đầu hơi nhọn, gốc lá thuôn hẹp. Phiến lá dài 3,5cmđến 5cm,rộng 1,5cmđến 3cm.Gân hình lông chim, lồi ở mặt dưới lá. Cuống dài 0,3cmđến 0,7cm.Mùi hắc, vị đắng.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, mang 2 loại lông che chở: Lông che chở đa bào dài gồm 2 tế bào đến 5 tế bào (thường là 2), tế bào chân ngắn, tế bào đầu dài nhọn và loại lông che chở đơn bào ngắn.

Phần gân chính: Dưới lớp tế bào biểu bì trên là đám mô dày góc. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, kích thước không đều, giữa các tế bào mộ mềm để hở những khoảng gian bào hình ba cạnh. Bó libe-gỗ chồng kép hình cung xếp giữa gân lá gồm những đám libe tế bào nhỏ, xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ. Mạch gỗ xếp đều đặn.

Phần phiến lá gồm một hàng tế bào mô giậu xếp đều đặn và mô mềm khuyết tế bào nhỏ thành mỏng, xếp không đều.

Bột

Mảnh biểu bì mang lỗ khí và lông che chở đa bào, đôi khi đơn bào. Lỗ khí có ba tế bào phụ hình dạng thay đổi, thường có một tế bào nhỏ hơn 2 tế bào kia. Mảnh gân lá gồm tế bào thành mỏng, hình chữ nhật. Rải rác có lông che chở 2 đến 5 tế bào, bề mặt lấm tấm. Mảnh mô mềm giậu, mô mềm khuyết. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

Lấy 3 g bột được liệu cho vào một bình nón, thấm ẩm đều với 2mlamoniac đậm đặc (TT).Thêm 30mlcloroform(TT),để yên 30 min, thỉnh thoảng lắc đều. Lọc, dịch lọc cho vào bình gạn, lắc với 5mldung dịchacidsulfuric 10 % (TT)trong 2 đến 5 min. Để lắng, gạn lấy phần dung dịchacidcho vào 4 ống nghiệm, mỗi ống 0,5ml;lần lượt làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thửMayer(TT),xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Thêm 2 giọtthuốc thửDragendorff(TT),xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT),xuất hiện tủa nâu.

Ống 4: Thêm 2 giọtdung dịchacidpicric(TT),xuất hiện tủa vàng.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g 85 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 4,0 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5 %.

Bộ phận khác của cây: Không quá 3,0 %.

Tỷ lệ lá màu đen cháy: Không quá 1,0 %.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 15 g bột dược liệu khô kiệt, cho vào bình nón 250mlcó nút mài, thấm ẩm đều với 5mlamoniac (TT).Thêm chính xác 150mlcloroform(TT),lắc mạnh, để qua đêm. Lọc. Lấy 100mldịch lọc tương ứng với 10 g bột dược liệu, chiết vớidung dịchacid sulfuric10 % (TT)4 lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịch chiếtacidrồi kiềm hóa bằngamoniac (TT)đếnpH10, lắc vớicloroform(TT)4 lần (3 lần đầu mỗi lần dùng 15ml,lần thứ 4 dùng 10ml).Sau đó cho thêmamoniac (TT)đếnpH11 đến 12 rồi lắc tiếp vớicloroform(TT)4 lần như trên. Gộp dịch chiếtcloroform,loại nước bằngnatrisulfatkhan (TT),rửa dịch lọc và natrisulfatbằng 10mlcloroform(TT),gộp dịch rửa và dịch chiếtcloroform,cất thu hồi bớt dung môi rồi chuyển vào một bình đã xác định khối lượng. Bốc hơi dung môi cho tới khô. Làm khô trong bình hút ẩm vớisilica gelđến khối lượng không đổi và cân. Tính lượng alcaloid toàn phần có trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,7 % alcaloid toàn phần tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái lá trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc.

Tính vị, qui kinh

Vi hàn, lương, có độc. Vào các kinh tâm, can

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Chủ trị: Tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 16 g, dạng thuốc sắc.

DỪA CẠN (Rễ)

RadixCatharanthi rosei

Rễ phơi hay sấy khô của cây Dừa cạn[Catharanthus roseus (L.) G. Don], họ Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Rễ cong queo hoặc thẳng, dài 10cmđến 20cm,đường kính 1cmđến 2cm,phía trên có đoạn gốc thân dài 3cmđến 5cm,phía dưới có nhiều rễ con nhỏ. Mặt ngoài hơi nhẵn, có màu nâu vàng, đoạn thân màu xám có vết sẹo của cành con. Rễ cứng khó bẻ, mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang có màu trắng ngà, không mùi, vị đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang có hình tròn. Ngoài cùng là lớp bần rất dày, cấu tạo bởi nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng, xếp đồng tâm, các tế bào thường bị dồn ép lại. Libe gồm các bó xếp liền nhau tạo thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh libe-gỗ gồm một lớp tế bào. Phần gỗ có nhiều mạch gỗ xếp thành hàng sát nhau.

Bột

Bột có màu vàng nhạt, không mùi, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần, sợi đứng riêng lẻ hay xếp thành bó, mảnh mô mềm có chứa tinh bột, mảnh mạch điểm. Các hạt tinh bột đơn hoặc kép đôi, kép ba, đường kính 0,01 mm đến 0,015 mm.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, làm ẩm bột dược liệu bằngamoniac đậm đặc (TT) trong 30 min, thêm 25mlcloroform (TT), lắc kỹ trong 30 min, lọc vào bình gạn, chiết 3 lần bằngdung dịch acid hydrocloric 2 % (TT), mỗi lần 5ml.Lấy dịch chiếtacid(dung dịch A) để làm phản ứng sau: Lấy 4mldung dịch A cho vào 4 ống nghiệm, mỗi ống 1ml.

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa vàng nhạt.

Ống 2: Thêm 2 giọtthuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu nhạt.

Ống 4: Thêm 2 giọtdung dịch acid picric(TT), xuất hiện tủa vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (19 : 1).

Dung dịch thử: ChuyểndungdịchAcòn lại ở trên vào bình gạn, kiềm hóa bằngamoniac đậm đặc (TT) tớipH9 đến 10, lắc vớicloroform (TT) 2 lần, mỗi lần 5ml.Gộp các dịch chiếtcloroform,cô trên cách thủy tới còn khoảng 5mldùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòatan ajmalicinchuẩn trong hỗn hợp dung môicloroform - methanol (1 : 1) để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml. Nếu không có chất chuẩn thì dùng 5 g bột rễ Dừa cạn (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phunthuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vếtajmalicintrên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (nếu dùng chất chuẩn) hoặc dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 100°C đến 105°C, sấy tới khối lượng không đổi).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu (qua rây số 1000) cho vào bình Soxhlet, thêm 300mlmethanol (TT), chiết liên tục 5 h đến 6 h ở nhiệt độ 70°C đến 80°C cho kiệt alcaloid, cất thu hồimethanoldưới áp suất giảm tới cắn, hòa tan cắn vớidung dịch acid sulfuric 2 %(TT) 6 lần, lần đầu50 ml, 5lần sau mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtacid,lắc vớicloroform (TT)3 lần, mỗi lần 30ml.Bỏdịch cloroform.Kiềm hóa phần dịch chiếtacidbằngdung dịch amoniac đậm đặc(TT) tớipH10, chiết lấy alcaloid toàn phần bằng cách lắc vớicloroform (TT)6 lần, mỗi lần 30ml.Gộp các dịch chiếtcloroformvà lọc qua phễu lọc cónatrisulfatkhan(TT), rửa natrisulfatbằng 5mlcloroform (TT), gộp dịch lọc và dịch rửa, cất thu hồicloroformtới cắn, sấy cắn ở 105°C trong 1 h. Hòa tan cắn trong hỗn hợp dung môi gồm 10mlcloroformkhan(TT) và 10mlacid acetickhan(TT). Thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch tím tinh thể (CT).Chuẩn độ bằngdung dịchacidpercloric 0,01 N (CĐ)đến khi dung dịch có màu xanh lam hết ánh tím.

1mldung dịchacidpercloric 0,01 N (CĐ)tương ứng với 3,5242 mg alcaloid toàn phần tính theoajmalicin.

Hàm lượng alcaloid toàn phần trong rễ dừa cạn được tính theo công thức:

trong đó:

V là thể tíchdung dịchacidpercloric 0,01 N (CĐ) (ml);

k là hệ số điều chỉnh của dung dịch chuẩn độ;

a là lượng bột dược liệu đem định lượng (g);

b là độ ẩm của dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,7 % alcaloid toàn phần tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu lấy rễ, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy ở 50 °C tới khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị qui kinh

Vi khổ, lương, có độc. Vào các kinh can, tâm, thận.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, hạ huyết áp, giải độc, an thần. Chủ trị: tăng huyết áp, bệnh bạch cầu, làm nguyên liệu chiết xuất một số alcaloid trị một số bệnh ung thư.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g. Dạng thuốc sắc hoặc hãm.

Kiêng kỵ

Có thai không dùng.

ĐẠI (Hoa)

Flos Plumeriae rubrae

Bông sứ, Hoa sứ trắng

Hoa phơi hoặc sấy nhẹ đến khô của cây Đại[Plumeria rubra L. var.acutifolia(Alton) Woodson],họ Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Hoa dài 4cmđến 5cm,5 cánh mỏng màu trắng ở phía ngoài và vàng chanh ở dưới phía trong. Khi khô chuyển thành màu nâu đất, rất nhẹ, quăn queo, đôi khi cánh hoa xoắn lại. Mùi thơm nhẹ.

Bột

Bột màu nâu, mùi thơm, vị hơi ngọt. Soi kính hiển vi thấy: Hạt phấn hình cầu, đường kính khoảng 25 µm, màu vàng nhạt, có 3 lỗ nảy mầm rõ. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm những tế bào thành mỏng hình xoắn. Phần ống hoa có lông che chở một tế bào, mặt lông có nhiều nốt lấm tấm. Mảnh biểu bì đài hoa gồm các tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng, rải rác có các bó mạch xoắn.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa -ethylacetat -acid formic (7,5 : 2,5 : 0,1).

Dung dịch thử:Lấy phần bã của 5 g bột dược liệu sau khi chiết vớietherdầu hỏa (60°Cđến 90 °C) (TT),hoặcn-hexan (TT)(bã ở phần B mục Định lượng) đã được làm khô, tẩm với 5mldung dịch amoniac 25 % (TT),đậy kín và để yên trong 30 min. Chiết vớicloroform(TT)trong bình Soxhlet trong 2 h kể từ khi sôi dung môi. Cô thu hồi dung môi đến cắn khô. Hòa cắn với 10mldung dịchacid sulfuric10 % (TT),lọc. Tráng rửa bình và giấy lọc bằng 10mldung dịchacid sulfuric1 %(TT), tiếp tục rửa bằng 5mlnước.Gộp dịch lọc và dịch rửa, kiềm hóa bằngdung dịch amoniac 10 % (TT)đếnpH10 đến 11. Chiết vớicloroform(TT)lần lượt với 25ml,20ml,15ml,10ml.Gạn và lọc dịch chiếtcloroform quanatrisulfatkhan (TT).Cô thu hồi dung môi đến còn lại cắn khô. Hòa cắn với 1mlcloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòatan ajmalinchuẩn trongcloroform(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,1 mg/ml. Nếu không cóajmalin,dùng phần bã của 5 g hoa Đại (mẫu chuẩn) sau khi đã chiết bằngetherdầu hỏa (60°Cđến 90 °C)hoặcn - hexan (TT)như phần B của mục Định lượng, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phunthuốc thửDragendorff(TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trịRfvới vếtajmalincủa dung dịch đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trịRfvới các vết của dung dịch đối chiếu đã được chuẩn bị từ dược liệu chuẩn.

Độ ẩm

Không quá15,0 % (Phụ lục 9.6,1 g,85 °C, 4 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ hoa màu đen: Không quá 0,5 %.

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Định lượng

A. Alcaloid toàn phần:Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu, song song tiến hành xác định độ ẩm. Tẩm bột dược liệu với 5mldung dịch amoniac 25 % (TT),đậy kín và để yên trong 30 min, chiết vớicloroform(TT)bằng bình Soxhlet trong 2 h kể từ khi sôi dung môi. Cô thu hồi dung môi đến cắn khô. Hòa cắn với 10mldung dịchacid sulfuric10 % (TT),lọc. Tráng rửa bình và giấy lọc bằng 10mldungdịchacid sulfuric1 %(TT). Tiếp tục rửa bằng 5mlnước.Gộp dịch lọc và dịch rửa lại, kiềm hóa bằngdung dịch amoniac 10 %(TT) đếnpH10 đến 11. Chiết bằngcloroform (TT), lần lượt với 25ml,20ml, 15 ml, 10 ml.Gạn và lọc dịch chiếtcloroform quanatrisulfatkhan (TT)vào một bình đã biết trước khối lượng, rửa giấy lọc và natrisulfatkhan bằng 10mlcloroform(TT).Gộp dịch chiết và dịch rửa, cô thu hồi dung môi đến cắn. Sấy khô cắn ở 80 °C đến khối lượng không đổi, cân. Tính lượng alcaloid toàn phần chiết được theo công thức:

trong đó:

a là cắn chiết được (g);

b là khối lượng mẫu thử (g);

c là độ ẩm của dược liệu.

Lượng alcaloid toàn phần phải đạt từ 0,08 % đến 0,13 %.

B. Chất chiết được bằng n-hexan hoặcetherdầu hỏa (60°Cđến 90 °C):Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu, song song tiến hành xác định độ ẩm. Chiết vớin-hexan (TT)hoặcetherdầu hỏa (60°Cđến 90 °C) (TT)trong bình Soxhlet trong 2 h kể từ khi dung môi sôi. Lọc dịch chiết vào một bình đã biết trước khối lượng và được làm khô trong bình hút ẩm đến khối lượng không đổi. Cô thu hồi dung môi đến cắn. Sấy cắn ở 50 °C đến khô rồi giữ ở bình hút ẩm đến khối lượng không đổi. Cân, tính lượng chất chiết được theo công thức ở mục A, phần Định lượng. Lượng chất chiết được không thấp hơn 5,0 %.

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 8, hái hoa nở, đem phơi hoặc sấy ở 40 °C đến 50 °C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, bình. Vào các kinh phế.

Công năng, chủ trị

Nhuận tràng, hóa đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người bệnh suy nhược toàn thân, ỉa chảy, phụ nữ mang thai kiêng dùng.

ĐẠI HOÀNG (Thân rễ)

RhizomaRhei

Thân rễ đã cạo bỏ vỏ phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (RheumpalmatumL,Rheum officinaleBaill.), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).

Mô tả

Dược liệu là thân rễ hình trụ, hình nón, dạng cầu hay méo mó không đều, dài 3cmđến 17cm,đường kính 3cmđến 10cmhay những phiến mỏng, bề rộng có thể tới 10cmhay hơn. Thân rễ có mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu đỏ, đôi khi có những đám đen nhạt. Vết bẻ màu đỏ cam, có hạt lổn nhổn. Dạng phiến có màu vàng nâu có thể có những sọc đen, mềm, sờ hơi dính tay. Mùi đặc trưng, vị đắng và chát.

Vi phẫu

Mô mềm vỏ hẹp, libe ít phát triển, tầng sinh libe-gỗ có 3 đến 5 hàng tế bào, phía trong là phần gỗ xếp tỏa tròn. Phần ruột rộng có cấu tạo cấp ba được thành lập nhờ những tầng phát sinh phụ xuất hiện dưới dạng vòng tròn nhỏ sinh ra libe ở giữa và gỗ ở chung quanh. Các đám libe-gỗ cấp ba này có các tia ruột tỏa ra giống như những hình sao rất đặc biệt. Mô mềm có chứa tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Bột

Bột màu vàng nâu, mùi đặc trưng, vị đắng, chát. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh tế bào chứa chất màu vàng, tế bào mô mềm hình nhiều cạnh chứa hạt tinh bột, mảnh mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai từ 50 µm đến 200 µm, tinh bột đơn hay kép hình đĩa hay đa giác, có rốn hình sao. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm bột có huỳnh quang màu nâu.

Định tính

A. Đun sôi 0,1 g bột dược liệu với 5mldung dịchacid sulfuric1 N (TT)trong 2 min. Để nguội, lắc kỹ hỗn hợp với 10mletherethylic (TT).Tách riêng lớpethervào một bình gạn và lắc với 5mldung dịch amoniac 10 % (TT).Lớp dung dịch amoniac sẽ có màu đỏ tím.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG

Dung môi khai triển: Toluen - ethylacetat-methanol-acid formic- nước (30 : 10 : 2 : 0,5 : 5) (lắc đều, lấy lớp trên)

Dung dịch thử:Cân 1,0 g bột dược liệu, thêm 50mlmethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy trong 2 h, lọc, cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 20mldung dịchacidhydrocloric 10 %(TT)và 20mlcloroform(TT),đun hồi lưu trong cách thủy trong 2 h, để nguội. Chuyển dịch thu được vào bình gạn, gạn lấy lớpcloroform.Lớp nước còn lại lắc vớicloroform(TT)thêm 2 lần nữa, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtcloroformở trên, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn thu được trong 5mlethanol(TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:hòa tan emodin chuẩn trongethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,3 mg/ml. Nếu không có emodin chuẩn, lấy 1,0 g bột Đại hoàng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch đối chiếu và 10 µl dung dịch thử. Sau khi triển khai sắc ký, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết huỳnh quang màu vàng, có cùng giá trị Rr với vết emodin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu. Nếu dùng dược liệu đối chiếu, trên sắc ký đồ củadungdịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu. Các vết huỳnh quang vàng chuyển thành màu hồng khi hơ trong hơi amoniac.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 6 h).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:isopropyl ether-1-butanol-methanol (27 : 6 : 6).

Dungdịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 10mlethanol96 % (TT),đun hồi lưu 10 min, để nguội, lọc lấy dịch lọc.

Cách tiến hành:Chấm lên bản mỏng 10 µl dung dịch trên. Sau khi triển khai được khoảng 10cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Không được có vết phát huỳnh quang màu tím xanh ở khoảng Rf = 0,3 đến 0,6. Có thể có vết màu lơ nhạt.

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu.

Dung dịch thử:Lấy 3,0 g bột dược liệu cho vào một chén bằng sứ hoặc thạch anh, có nắp đậy. Đốt từ từ để than hóa hoàn toàn. Để nguội, thêm 1mlhỗn hợp (pha trước khi dùng) gồmacid nitric(TT)acidhydrocloric (TT)(1 : 3), bốc hơi tới khô trên cách thủy. Làm ẩm cắn bằng 3 giọtacidhydrocloric (TT),thêm 10mlnướcnóng và làm ấm trong 2 min. Sau đó, thêm 1 giọtdung dịch phenolphtalein (TT),thêm từng giọtamoniac đậm đặc (TT)cho đến khi dung dịch xuất hiện màu đỏ nhạt, thêm 2mlacid aceticloãng (TT),lọc (nếu cần), rửa phễu và cắn bằng 10mlnước.Chuyển dịch lọc và dịch rửa vào ống thử Nessler, thêmnướcvừa đủ 50ml.

Dung dịch đối chiếu:Bốc hơi đến khô trên cách thủy 1mlhỗn hợp (pha trước khi dùng) gồm 1 thể tíchacid nitric(TT)và 3 thể tíchacidhydrocloric (TT).Tiếp tục tiến hành như chỉ dẫn với dung dịch thử, sau đó thêm 3,0mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT)và thêmnướcvừa đủ 50ml.

Cách tiến hành:Thêm 1 giọtdung dịch natrisulfid(TT1)vào dung dịch thử và dung dịch đối chiếu, lắc mạnh, để yên 5 min. So sánh màu của 2 ống nghiệm bằng cách nhìn dọc ống hoặc quan sát trên nền trắng. Dung dịch thử không được đậm màu hơn dung dịch đối chiếu.

Arsen

Không quá 5 phần triệu.

Lấy 0,4 g bột dược liệu vào một chén bằng sứ hoặc thạch anh có nắp đậy, thêm 10mldung dịchmagnesi nitrat hexahydrat (TT)2 % trongethanol96 % (TT),đốt cho hếtethanol,nung nóng từ từ cho đến khi than hóa, nếu chưa than hóa hoàn toàn thì làm ẩm cắn bằng một lượng nhỏacid nitric(TT),tiếp tục nung tương tự như trên cho đến khi than hóa hoàn toàn. Để nguội, thêm 3mlacidhydrocloric (TT),hòa tan cắn bằng cách đun nóng trên cách thủy. Lấy dung dịch này tiếp tục tiến hành thử theo phương pháp A, phụ lục 9.4.2, dùng 2mldung dịch arsen mẫu 1 phần triệuAs(TT).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 30,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:Methanol- dung dịchacid phosphoric0,1 % (TT) (85 : 15).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,15 g bột dược liệu (qua rây có đường kính mắt rây 0,25 mm) vào bình nón nút mài 100ml,thêm chính xác 25mlmethanol(TT),đậy kín, cân. Đun sôi hồi lưu trong cách thủy 1 h, để nguội, cân và bổ sung lượng dung môi (nếu cần), trộn đều, lọc. Lấy chính xác 5mldịch lọc, bốc hơi trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 10mldung dịchacidhydrocloric 8 % (TT),lắc siêu âm trong 2 min, thêm 20mlcloroform(TT),đun sôi hồi lưu trong 1 h, để nguội, chuyển vào bình gạn. Tráng rửa bình nón bằng 10mlcloroform(TT),gộp dịch rửa cloroform vào bình gạn trên. Gạn lấy lớpcloroform.Chiết lớpacidcòn lại vớicloroform(TT)thêm 3 lần nữa, mỗi lần 10ml.Gộp các dịch chiếtcloroform ởtrên, cô trên cách thủy đến cạn. Cắn được hòa tan trongmethanol(TT)và chuyển vào bình định mức 10ml,thêmmethanol(TT)đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 µm, thu được dung dịch thử.

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác từng chất chuẩn là aloe-emodin, rhein, emodin, chrysophanol, và physcion, hòa tan trongmethanol(TT)để được 5 dung dịch chuẩn có nồng độ 80 µg/ml mỗi chất aloe-emodin, rhein, emodin, chrysophanol và dung dịch chuẩn physcion có nồng độ 40 µg/ml. Hút chính xác 2mlmỗi dung dịch chuẩn trên, trộn đều, được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ chính xác khoảng 16 µg/ml mỗi chất aloeemodin, rhein, emodin, chrysophanol và 8 µg/ml physcion.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (250 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnhC(5µm)hoặc cột tương đương.

Detectorquang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã nêu, ghi lại sắc ký đồ. Thứ tự rửa giải các chất lần lượt làaloeemodin, rhein, emodin, chrysophanol, và physcion. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của các chuẩn, tính hàm lượng của aloe-emodin, rhein, emodin, chrysophanol và physcion trong dược liệu.

Tổng hàm lượng aloe-emodin(C15H10O5),rhein (C15H8O6), emodin(C15H10O5),chrysophanol (C15H10O4), và physcion (C16H12O5) không được dưới 1,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi lá khô héo hoặc mùa xuân năm sau, trước khi cây nảy mầm. Đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ tua nhỏ, cạo vỏ ngoài, thái lát hoặc cắt đoạn, xuyên dây thành chuỗi, phơi khô.

Bào chế

Đại hoàng: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi âm can nơi thoáng mát.

Tửu Đại hoàng (Đại hoàng tẩm rượu): Lấy Đại hoàng phiến, dùng rượu phun ẩm đều, ủ qua, cho vào nồi đun nhỏ lửa, sao hơi se, lấy ra, phơi chỗ mát cho khô. Cứ 100 kg Đại hoàng phiến, dùng 10 lít rượu.

Thục đại hoàng: Thái Đại hoàng thành miếng nhỏ, trộn đều rượu cho vào thùng đậy kín, đặt vào nồi nước nấu cách thủy cho chín lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg Đại hoàng cần 30 lít rượu.

Đại hoàng thán: Cho phiến Đại hoàng vào nồi, sao to lửa đến khi mặt ngoài màu đen xém, bên trong màu nâu sẫm, nhưng vẫn còn hương vị Đại hoàng.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh ẩm, mốc, mọt, biến màu.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, can, tâm bào.

Công năng, chủ trị

Thanh trường thông tiện, tả hỏa giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.

Tửu đại hoàng: Thanh thượng tiêu. Chủ trị: Thượng tiêu nhiệt độc mắt đỏ, họng sưng, lợi răng sưng đau.

Thục đại hoàng: Tả hỏa giải độc. Chủ trị: Mụn nhọt, hỏa độc.

Đại hoàng thán: Lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: Huyết nhiệt, chứng xuất huyết có ứ (do tụ máu).

Cách dùng, liều lượng

Nhuận tràng, tẩy, xổ: Ngày dùng từ 3 g đến 12 g.

Dùng tả hạ không nên sắc lâu.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột trộn dấm để bôi, đắp nơi đau.

Kiêng kỵ

Không có uất nhiệt tích đọng thì không nên dùng.

Phụ nữ có thai không được dùng.

ĐẠI HỒI (Quả)

Fructus lllicii veri

Quả chín đã phơi khô của cây Hồi (lllicium verumHook.f.), họ Hồi (llliciaceae).

Mô tả

Quả phức, thường gồm 8 đại, đôi khi nhiều đại hơn, màu nâu đỏ đến nâu sẫm, xếp thành hình sao xung quanh một trụ trung tâm. Mỗi đại hình lòng thuyền, dài 1cmđến 2cm,rộng 0,5cm,cao 0,7cmđến 1cm.Bờ trên gần như thẳng, nhẵn, có một đường nứt thành 2 mảnh để lộ ra một hạt. Bờ dưới hơi tròn và sần sùi. Hai mặt bên nhăn nheo, tận cùng bởi một chỏm tù, ở một góc có khoảng nhẵn hơn (nơi đính giữa các đại). Mặt trong màu nhạt hơn và nhẵn bóng. Cuống quả nhỏ và cong, đính vào trụ quả. Hạt hình trái xoan, màu vàng nâu, nhẵn bóng. Quả có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm các tế bào biểu bì dẹt, phủ bởi một lớp cutin lồi lên, có lỗ khí. vỏ quả giữa gồm những tổ chức rời ra ở vùng ngoài và xít nhau ở vùng trong, có các tế bào rất nhỏ, thành hơi dày, có những chỗ màu nâu, có nhiều bó libe-gỗ và nhiều tế bào tiết tinh dầu rải rác. Vỏ quả trong gồm một dãy tế bào có hình dạng khác nhau tùy theo nơi quan sát. Trong phần bao bọc khoang quả có các tế bào hình chữ nhật, thành tương đối mỏng và xếp thành hình giậu. Trong phần tương ứng với đường nứt: Các tế bào nhỏ hơn, thành rất dày và có các ống trao đổi. Về phía trong được tăng cường bởi một khối tế bào mô cứng hình nhiều cạnh, thành rất dày. Tế bào biểu bì ở vách ngoài và vách bên của hạt đều dày, ở vách trong tương đối mỏng. Hạt có nội nhũ.

Bột

Tế bào vỏ quả ngoài có thành hơi dày, có vân ngoằn ngoèo và lỗ khí. Tế bào mô cứng của vỏ quả giữa hình thoi (nhìn bên) hay nhiều cạnh (nhìn trước mặt), thành rất dày, có ống trao đổi rõ. Tế bào mô cứng của vỏ quả trong hình chữ nhật thành hơi dày. Tế bào mô cứng của vỏ hạt (lớp ngoài) hình chữ nhật, thành rất dày. Tế bào mô cứng của vỏ hạt (lớp trong) có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Thể cứng của cuống quả to và phân nhánh, thành dày và có ống trao đổi nhỏ có vân rõ. Tế bào nội nhũ thành mỏng, trong có hạt aleuron. Ngoài ra, còn có sợi dài, mảnh mạch xoắn.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào một ống nghiệm. Đun sôi trong 2 min với 5mlethanol90 % (TT). Đểnguội, lọc, lấy 1mldịch lọc, thêm 10mlnước,dung dịch sẽ có tủa trắng.

B. Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 4mldung dịchkalihydroxyd 5 % (TT).Đun sôi trong 2 min, thêm 10mlnước,dung dịch sẽ có màu đỏ nâu.

C.Phương pháp sắclớp mỏng (Phụ lục5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa -ether (95 : 5).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, cho vào bình nón có nút mài dung tích 60ml.Thêm 10mlcloroform(TT),ngâm lạnh trong 4 h, lọc.

Dung dịch đối chiếu:Dung dịch tinh dầu Hồi (mẫu chuẩn) 0,1 % (tt/tt) trongcloroform(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng20 µlmỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 105°C trong5min. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử xuất hiện4 vết, trong đó vết số3lớn nhất có cùng giá trịRf(khoảng0,5)và cùng màu sắc (đỏ sau chuyển sang tím) với vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13, dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 20 g bột dược liệu thô, thêm 150mlnước,cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đông. Hái lấy quả từ màu lục biến thành vàng, nhúng qua trong nước sôi, sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm khoảng 5 đến 6 ngày cho khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh bay tinh dầu.

Tính vị, qui kinh

Tân, cam, ôn. Vào các kinh can, thận, tỳ vị.

Công năng, chủ trị

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g dạng thuốc sắc, ngâm rượu dùng xoa bóp.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng không dùng.

ĐẠI PHÙ BÌNH

Herba Pistiae

Bèo cái

Cả cây bỏ rễ đã phơi hay sấy khô của Bèo cái(Pistia stratiotesL), họ Ráy (Araceae).

Mô tả

Toàn cây đã bỏ rễ, lá mọc quanh gốc thành hình hoa thị, nhăn nheo, thường mọc thành cụm. Phiến lá hình trứng ngược, rộng từ 2cmđến 8cm,màu lục nhạt, mặt dưới có lông mịn. Chất mềm dễ vỡ vụn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi mặn, cay.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 30,0 % (Phụ lục 9.7). Nung đến khối lượng không đổi.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3).

Chế biến

Thường thu hái vào mùa hè, vớt lấy cả cây, để ráo nước, loại bỏ rễ và tạp chất, phơi khô. Có thể sao vàng hoặc đồ chín rồi phơi khô và tán bột.

Bào chế

Rửa sạch, loại bỏ rễ và tạp chất, thái nhỏ phơi khô. Có thể phơi khô, sao vàng hoặc đồ chín, phơi khô, tán bột.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, hàn. Vào hai kinh phế, thận.

Công năng, chủ trị

Phát hãn khu phong, hành thủy tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 8 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Giã nát với ít muối để đắp hoặc sắc nước đặc, xông rửa.

Kiêng kỵ

Không phải thực nhiệt, thực tà, người ra mồ hôi nhiều, thể hư không nên dùng. Có thai, cấm dùng.

ĐẠI TÁO (Quả)

Fructus Ziziphi jujubae

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Đại táo [Ziziphus jujubaMill.var. inermis(Bge.) Rehd.], họ Táo ta (Rhamnaceae).

Mô tả

Quả hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 2cmđến 3,5cm,đường kính 1,5cmđến 2,5cm,gốc quả lõm, có cuống quả ngắn. Vỏ quả ngoài mỏng, nhăn nheo, màu hồng tối, hơi sáng bóng. Vỏ quả giữa mềm, xốp, ngọt và có dầu, màu vàng nâu hay nâu nhạt, vỏ quả trong là một hạch cứng rắn, hình thoi dài, hai đầu nhọn, có 2 ô, chứa các hạt nhỏ hình trứng. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat -acid aceticbăng (14 : 4 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 2 g dược liệu vào bình nón, thêm 10mletherdầu hỏa (60 °C đến 90 °C) (TT),ngâm trong 10 min và lắc siêu âm 10 min, lọc, loại bỏ dịchetherdầu hỏa, để khô cắn trong không khí. Thêm 20mlether(TT),ngâm trong 1 h và lắc siêu âm 15 min, lọc. Cô dịch lọc đến còn khoảng 2mldùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g Đại táo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundung dịchacid sulphuric10 % trongethanol(TT),sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Mùa thu, hái quả chín, rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Lấy quả đại táo khô, loại hết tạp chất, rửa sạch, phơi khô, bỏ hạt trước khi dùng.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng,hysteria.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g.

ĐẠM TRÚC DIỆP

Herba Lophatheri

Cỏ lá tre

Toàn cây đã cắt bỏ rễ con phơi hay sấy khô của cây Đạm trúc diệp(Lophatherum gracileBrongn.) họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Thân dài 25cmđến 75cm,hình trụ, có đốt, mặt ngoài màu lục vàng, rỗng ở giữa. Bẹ lá mở tách ra. Phiến lá nguyên hình mác, dài 5cmđến 20cm,rộng 1cmđến 3,5cm,đôi khi bị nhàu và cuộn lại, mặt trên của lá màu lục nhạt hoặc màu lục vàng, các gân chính song song, gân nhỏ nằm ngang thành hình mạng lưới, với các mắt lưới hình chữ nhật, mặt dưới rõ hơn. Thể nhẹ, mềm dẻo. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Vi phẫu

Lá:Biểu bì trên và dưới có từng quãng tế bào to chứa nước xen lẫn với từng quãng tế bào biểu bì nhỏ, có lỗ khí và lông che chở đơn bao ngắn, đầu nhọn. Mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh có thành mỏng. Nhiều bó libe-gỗ xếp rời nhau theo hình vòng cung gần biểu bì dưới. Mỗi bó libe-gỗ gồm có vòng nội bì bao bọc xung quanh, libe ở giữa có vòng mô cứng bao bọc, gỗ nằm sát libe có 3 mạch gỗ to xếp thành hình chữ V, đặt trong mô mềm gỗ. Xen kẽ với các bó libe-gỗ này có nhiều bó libe-gỗ nhỏ hơn. Nhiều đám mô cứng rời nhau, nằm sát biểu bì trên và dưới ở phiến và gân lá. Ở biểu bì dưới đám mô cứng ứng với bó libe-gỗ nhỏ, có khi nối liền một số bó libe-gỗ ở giữa với biểu bì dưới.

Bột

Màu vàng lục. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào hình chữ nhật, hay gần vuông, thành lượn sóng, mang lông che chở và lỗ khí. Biểu bì dưới có tế bào thành lượn sóng nhiều và nhiều lỗ khí hơn biểu bì trên. Lỗ khí hình thoi ngắn, khe lỗ khí hai đầu phình to, giữa thắt lại hình quả tạ. Lông che chở gồm hai loại: lông đơn bào dài, đầu thuôn nhọn, gốc hẹp và nhô lên, ít gặp; lông đơn bào ngắn, đầu thuôn nhỏ, gốc phình to, có nhiều trên các đường gân. Sợi dài, đầu thuôn nhọn, co loại thành hơi dày khoang rộng; có loại thành dày, khoang hẹp. Sợi mô cứng hình thoi, thành dày (ít gặp). Tế bào hình chữ nhật, thành dày. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelF254.

Dung môi khai triển:Ethylacetat-acid formic- nước (5 : 0,8 : 0,2).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 30mlethanol70 % (TT),siêu âm 10 min, ly tâm 3000 rpm trong 5 min. Lấy lớp dung dịch ở phía trên, bay hơi trên cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 20mlnước,chuyển dung dịch vào bình gạn, lắc vớiethylacetat (TT)3 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtethylacetat,bay hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 2mlethanol70 % (TT)hoặc pha loãng đến nồng độ thích hợp dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan một lượng isoorientin chuẩn trongethanol70 % (TT)để thu được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Nếu không có isoorientin thì dùng 2 g bột Đạm trúc diệp (mẫu chuẩn) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu theo như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl dung dịch thử và 1,5 µl dung dịch isoorientin hoặc 4 µl dung dịch dược liệu đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được ¾ bản mỏng, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundung dịch nhômclorid1 % trongethanol trong 30 s, sấy bản mỏng ở 105 °C cho đến khi cácvếthiện rõ (khoảng 2 min), quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá13,0% (Phụ lục 9.6,1g,105 °C, 5h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không được quá 11,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không được quá 5,5 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu(Phụ lục 12.10).

Chất chiết được trongethanol(Phương pháp chiết nóng): Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùngethanol70 % (TT)làm dung môi.

Chất chiết được trong nước (Phương pháp chiết lạnh): Không ít hơn 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hè khi cây chưa nở hoa, cắt lấy phần trên mặt đất, rửa sạch. Loại bỏ tạp chất và rễ, cắt khúc, sàng sạch bụi bám, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, hàn. Vào các kinh tâm, phế, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

ĐAN SÂM (Rễ và Thân rễ)

Radix et RhizomaSalviaemiltiorrhizae

Rễ và thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm(Salvia miltiorrhizaBunge),họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Thân rễ ngắn, cứng chắc, đôi khi còn sót lại gốc của thân ở đỉnh. Rễ hình trụ dài, hơi cong, có khi phân nhánh và có rễ con, dài 10cmđến 20cm,đường kính 0,3cmđến 1cm.Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô ráp, có vân nhăn dọc. vỏ rễ già có màu nâu tía, thường bong ra. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gãy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hướng xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và se.

Dược liệu từ cây trồng tương đối mập chắc, đường kính 0,5cmđến 1,5cm.Mặt ngoài màu nâu đỏ, có nếp nhăn dọc, phần vỏ bám chặt vào gỗ không dễ bóc ra. Chất chắc, mặt bẻ gãy tương đối phẳng, hơi có dạng chất sừng.

Vi phẫu

Rễ: Lớp bần gồm 4-8 hàng tế bào, thành dày có chứa chất màu nâu, bị bẹp; đôi khi thấy lớp mô che chở ngoài cùng. Mô mềm vỏ dày cấu tạo bởi tế bào hình tròn hay bầu dục, thành mỏng, xếp đều đặn theo hướng tiếp tuyến có chứa các hạt màu nâu đỏ. Libe cấp 2 gồm những tế bào nhỏ, thành mỏng, xếp đều đặn và liên tục thành vòng tròn và tập trung dày hơn ở những chỗ tương ứng với các nhánh gỗ. Tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng liên tục. Mạch gỗ bị hóa gỗ, dạng hình thoi và mạch lưới nằm gần tầng phát sinh libe-gỗ và thưa dần khi gần vào phần giữa của của gỗ. Sợi gỗ tụ thành bó, rải rác theo hướng xuyên tâm. Tủy ở phần giữa của rễ.

Bột

Màu đỏ nâu. Soi kính hiển vi thấy: Các tế bào bần hình đa giác hoặc gần chữ nhật khi nhìn trên bề mặt, có chứa các khối màu nâu vàng, đường kính từ 12 µm đến 151 µm. Tế bào mô mềm vỏ hình gần vuông hoặc hình đa giác, có chứa các khối màu nâu đỏ. Sợi gỗ thường tụ thành bó, hình thoi dài có vân dọc hoặc chéo, đường kính từ 11 µm đến 60 µm, có màu vàng sặc sỡ nếu quan sát dưới kính hiển vi phân cực. Nhiều mạch lưới và mạch viền, đường kính từ 3 µm đến 120 µm.

Định tính

A. Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 5mlethanol(TT), đun sôi, lọc. Dịch lọc có màu đỏ vàng. Lấy 1mldung dịch thu được, thêm 1 giọtthuốc thử Nessler (TT),xuất hiện tủa màu nâu đất.

B. Đun sôi 5 g bột dược liệu với 50mlnướctrong 15 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trong cách thủy tới khô. Hòa cắn trong 5mlethanol (TT), lọc, lấy dịch lọc làm các phép thử sau:

Nhỏ vài giọt dịch lọc lên tờ giấy lọc, để khô và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, thấy huỳnh quang lục-xanh lơ.

Lấy 0,5mldịch lọc, thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT),sẽ có màu lục bẩn.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (60°C- 90 °C) -ethylacetat (4 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5mlether(TT),lắc kỹ, để yên 1 h, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cắn, hòa tan cắn trong 1mlethylacetat(TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 1 g bột Đan sâm (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan một lượng tanshinon IIA chuẩn trongethylacetat (TT)để thu được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản móng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trịRfvà màu sắc với các vết thu được trênsắc kýđồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có một vết màu đỏ đậm có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của tanshinon IIA trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat-toluen-acid formic-methanol (3 : 4 : 2 : 2 : 0,5).

Dungdịch thử:Lấy0,2 gbột dược liệu, thêm 25mlmethanol75 %(TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h. Lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến còn 1ml,dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan một lượngacidsalvianolic 8 chuẩn trongmethanol75 % (TT)để thu được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng5 µlmỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được ¾ bản mỏng, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng254nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cácvếtcùng giá trịRfvà màu sắc với vết củaacidsalvianolic B trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá12,0% (Phụ lục9.6, 1g,105 °C, 5h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3).

Dùng 1 g bột dược liệu và 3mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT)để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Chất chiết được trong dược liệu(Phụ lục 12.10).

Chất chiết được trongethanol(Phương pháp chiết nóng): Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chất chiết được trong nước (Phương pháp chiết lạnh): Không ít hơn 35,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùngnướclàm dung môi.

Định lượng

Định lượng tanshinon IIA

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:Methanol- nước (75 : 25).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,3 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón có nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol(TT),đậy nút, cân, sau đó đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, để nguội, cân lại và bổsungmethanol (TT)để được khối lượng ban đầu. Trộn đều và lọc qua màng lọc 0,45 µm, dùng dịch lọc làm dung dịch tiêm sắc ký.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan tanshinon IIA chuẩn trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ 16 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 270 nm.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Tốc độ dòng: 1,0- 1,5ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn. Tính số đĩa lý thuyết của cột. Số dĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 2000 tính theo pic của tanshinon IIA.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Ghi sắc ký đồ. Tính hàm lượng tanshinon IIA trong dược liệu dựa vào diện tích pic tanshinon IIA trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C19H18O3. trong tanshinon IIA chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,2 % tanshinon IIA (C19H18O3) tính theo dược liệu khô kiệt.

Định lượng acid salvianolic B

Pha động:Methanol- acetonitril - acidformic- nước (30 : 10 : 1 : 59).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón có nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol75 %(TT), đậy nút, cân, sau đó đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, để nguội, cân lại và bổsungmethanol75 %(TT) để được khối lượng ban đầu. Trộn đều và lọc qua màng lọc 0,45 µm, dùng dịch lọc làm dung dịch tiêm sắc ký.

Dung dịch chuẩn:Hòatan acidsalvianolic B chuẩn trongmethanol75 % (TT)để được dung dịch có nồng độ 0,14 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 25 cm x 4 mm nhồi pha tĩnhC(5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 286 nm.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn. Tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 2000 tính theo pic củaacidsalvianolic B.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượngacidsalvianolic B trong dược liệu dựa vào diện tíchpic acidsalvianolic B trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C36H30O16 trongacidsalvianolic B chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 3,0 %acidsalvianolic B (C36H30O16) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Mùa xuân hay mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con và thân còn sót lại, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.

Tửu đan sâm (Chế rượu):Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều, đậy kín, để 1 h cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg Đan sâm dùng 1 lít rượu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi hàn. Vào các kinh tâm, can.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đauthắtngực; mất ngủ, tâm phiền.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Không dung chung với Lê lô.

ĐẢNG SÂM (Rễ)

RadixCodonopsis

Đảng sâm bắc

Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm[Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.,Codonopsis pilosula(Franch.) Nannf.var.modesta (Nannf.)L. T. Shen hoặcCodonopsis tangshenOliv.], họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Mô tả

Codonopsis pilosula: Rễ hình trụ tròn hơi cong, thon dần về phía đuôi, thường phân nhánh, dài 10cmđến 35cm,đường kính 0,4cmđến 2cm.Mặt ngoài có màu nâu hơi vàng đến màu nâu hơi xám, phần trên có nhiều nốt sần nhỏ; các vết sẹo thân có mặt trên lõm xuống hình tròn lồi lên; có nhiều vân ngang dày đặc, càng xuống dưới càng thưa dần, đôi khi xuống tới 1/2 chiều dài của rễ; rễ Đảng sâm trồng có ít hoặc không có vân ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có lỗ vỏ; các vết sẹo của rễ nhánh thường có chất dẻo quánh màu nâu sẫm. Chất hơi chắc và dai, mặt bẻ hơi phẳng, có khe nứt hoặc tia xuyên tâm, phần vỏ khá dày có màu vàng nhạt đến hơi nâu, phần lõi có gỗ màu trắng ngà. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.

Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.var.modesta (Nannf.)L. T. Shen: Rễ dài từ 6cmđến 32cm,đường kính từ 0,6 - 2,5cm,mặt ngoài có màu màu nâu vàng đến vàng xám, có vân ngang dạng hạt dày đặc ở khoảng 1/2 rễ từ trên xuống. Mặt gẫy nhiều khe nứt, phần vỏ màu trắng xám tới nâu nhạt.

Codonopsis tangshenOliv.: Rễ dài từ 10cmđến 45cm,đường kính 0,5cmđến 1,8cm,mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám có nếp nhăn dọc. Chất hơi xốp và dẻo, mặt gẫy ít khe nứt.

Dược liệu thái phiến: Các lát dày hình gần tròn. Bên ngoài màu nâu xám tới nâu vàng, đôi khi có các u sẹo thân lồi lên và các nốt chồi trên rễ chính. Bề mặt phiến màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt ở phần vỏ và màu vàng nhạt ở phần gỗ; có khe nứt hoặc tia xuyên tâm. Mùi thơm đặc trưng, vị ngọt.

Vi phẫu

Codonopsis pilosula:Lớp bần gồm3 - 10hàng tế bào hình chữ nhật xếp thành hàng đồng tâm dãy xuyên tâm; các tế bào đá ở ngoài lớp bần. Mô mềm vỏ cấu tạo từ những tế bào thành mỏng hình đa giác xếp lộn xộn, lớp ngoài bị ép dẹp. Libe phát triển xếp thành dài dài chiếm phần lớn lát cắt, trong libe có nhiều ống tiết nằm rải rác. Tầng phát sinh libe-gỗ tạo thành vòng liên tục. Gỗ phát triển tạo thành các bó sắp xếp theo hướng xuyên tâm gồm các mạch gỗ hình tròn kích thước không đều nhau. Xen giữa các bó libe gỗ là những tia ruột.

Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.var.modesta (Nannf.)L. T. Shen: Các tế bào đá xếp thành vòng liên tục bên ngoài lớp bần, gồm 2 - 5 hàng tế bào. Các đám ống tiết sắp xếp thành theo hướng xuyên tâm từ phía trong libe ra phần ngoài thành dải cong, đôi khi xếp theo hướng tiếp tuyến tạo thành vòng không liên tục.

Codonopsis tangshenOliv.: Tế bào đá ở lớp ngoài cùng của bần, đơn lẻ hoặc tụ thánh đám, sắp xếp thành vòng không liên tục. Đám ống tiết sắp xếp không theo thứ tự.

Bột

Màu vàng nhạt, mùi thơm, vị hơi ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy: Các hạt tinh bột đơn lẻ hình tròn hay hình trứng. Nhiều tế bào thành dày khoang rộng, màu vàng nhạt, hình dạng khác nhau, có ống trao đổi rõ. Mảnh mô mang ống tiết chứa chất tiết màu nâu vàng dạng giọt hoặc giọt dầu. Nhiều mảnh mạch mạng, mạch chấm. Tinh thể inulin hình quạt, có vân. Tế bào bần hình gần chữ nhật, hình đa giác khi nhìn trên bề mặt.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu (qua rây số 355), thêm 20mlethanol70 % (TT),đun cách thủy trong 15 min.

Lọc lấy dịch trong để làm các phép thử sau: Cho 5mldịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc trong 15 s. Cột bọt bền ít nhất trong vòng 10 min.

Lấy 1mldịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô trên cách thủy đến cạn, hòa tan cắn bằng 1mlcloroform(TT).Thêm 1mlanhydridacetic(TT),thêm từ từ theo thành ống 1mlacid sulfuric(TT).Xuất hiện vòng tím đậm giữa 2 lớp dung dịch thử.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Butanol -acid acetic- nước (7 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 2,5 g bột dược liệu, thêm 50mlmethanol(TT),siêu âm 1 h, lọc. Lấy 25mldịch lọc, cất thu hồi dungmôi đếncắn khô. Hòa tan cắn trong 3mlnướcvà chuyển toàn bộ dung dịch vào cột (đường kính trong 1,5cm,dài 10cm,được nhồi nhựa marcroporous D101). Rửa giải bằng 50mlnước,bỏ nước rửa, tiếp tục rửa giải bằng 50mlethanol50 % (TT).Thu dịch rửa giảiethanol,bay hơi tới khô. Hòa tan cắn thu được trong 1mlmethanol(TT)được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan lobetyolin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml. Nếu không có lobetyolin chuẩn, lấy 2,5 g bột Đảng sâm (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy ở nhiệt độ 100°Ctrong 5 min đến 10 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết lobetyolin hoặc có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g,100 °C,5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 55,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol45 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, phơi khô.

Dược liệu thái phiến: Lấy dược liệu chưa thái lát, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Cam bình, vào kinh tỳ, phế.

Công năng, chủ trị

Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: Tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 đến 30 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn hay bột.

Kiêng kỵ

Không dùng chung với Lê lô.

ĐẢNG SÂM VIỆT NAM (Rễ)

RadixCodonopsisjavanicae

Phòng đảng sâm

Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm Việt Nam[Codonopsisjavanica (Blume.)Hook.f.],họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Mô tả

Rễ nạc hình trụ có khi phân nhánh, đường kính 0,3cmđến 1,5cm,dài6 cmđến 15cm.Đầu trên phát triển to, có nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài màu nâu đến nâu vàng. Mặt cắt dọc có màu trắng ngà đến vàng nhạt, lõi gỗ ở giữa phân nhánh, nhô lên tạo thành 2 rãnh dọc (quan sát rõ ở đầu trên của rễ). Thể chất chắc, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, không mịn. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.

Dược liệu thái phiến: Phiến dày 2 mm đến 3 mm hoặc đoạn dài 2cmđến 3cmmàu vàng nhạt. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 4 đến 5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có nhiều chỗ bị nứt rách. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào nhiều cạnh, hơi dài dẹt. Tế bào libe nhỏ xếp xít nhau. Mạch gỗ xếp thành hàng tạo thành hệ thống hình nan quạt tỏa ra từ tâm. Tia ruột có tế bào thành mỏng.

Bột

Màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt nhẹ. Mảnh mô mềm, khối inulin có nhiều hình dạng, hạt tinh bột đơn lẻ có rốn phân nhánh, mảnh mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình khối.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu (qua rây số 355), thêm 20mlethanol70 % (TT),đun hồi lưu trong cách thủy 15 min, lọc. Lấy 1mldịch lọc vào ống nghiệm sạch, cô trên cách thủy đến cạn, hòa tan cắn bằng 1mlcloroform(TT).Thêm 1mlanhydridacetic(TT),thêm từ từ theo thành ống 1mlacid sulfuric(TT) .Xuất hiện vòng tím đậm giữa2lớp dung dịch.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển:Cloroform -methanol- nước(65 : 35 : 10), lắc kỹ lấy lớp dưới.

Dung dịch thử:Lấy 5 g bột dược liệu (qua rây số 355), chiết vớietherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C) (TT)trong bình Soxhlet 1 h, lấy bã dược liệu cho bay hết hơietherdầu hỏa, thêm 50mlmethanol(TT)rồi chiết trong bình Soxhlet 1 h. Lấy dịch chiếtmethanolcô trên cách thủy đến cắn, thêm 30mlnước cấtđể hòa tan cắn. Lắc kỹ dung dịch này vớin-butanol bão hòa nước(TT) 3 lần, mỗi lần 20ml.Gộp dịch n-butanol, rửa 3 lần bằngnước cất,mỗi lần 30 ml. Lấy dịchbutanolcất thu hồi dung môi được cắn. Hòa tan cắn bằng 2mlmethanol(TT)được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan lobetyolin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng1mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 5 g bột Đảng sâm Việt Nam (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử. Dùng dung dịch dược liệu đối chiếu nếu không có lobetyolin chuẩn.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký (dung môi di chuyển được khoảng 12 - 13 cm), lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol96 % (TT),sấy ở nhiệtđộ 105 °C trong 10 min. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của lobetyolin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu. Nếu không dùng dùng dung dịch chất đối chiếu, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1,0 g, ở nhiệt độ 105 °C trong 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất vô cơ: Không quá 1 %.

Tỷ lệ các bộ phận khác của cây: Không quá 3 %.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,00 g dược liệu và thử theo phương pháp 3. Dùng 2mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT)để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 35,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Mùa thu đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bào chế

Đảng sâm phiến: Loại bỏ tạp chất, thái lát, phơi khô.

Đảng sâm chưng hoặc hấp: Lấy đảng sâm phiến rửa sạch, ủ mềm, hấp ở áp suất hơi nước là 0,5 kg/cm2trong 30 min hoặc chưng 2 h (Phụ lục 12.20). Lấy ra để nguội, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 60 °C đến 70 °C đến khi sờ không dính tay. Đóng gói trong bao bì kín.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Cam, bình (hơi ôn). Vào kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 20 g đến 40 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, ngâm rượu. Thường phối hợp trong các bài thuốc.

ĐẢNG SÂM VIỆT NAM CHẾ

RadixCodonopsisjavanicaepraeparata

Phiến thuốc đã được chế biến bằng phương pháp chưng hoặc hấp, sấy khô của rễ cây Đảng sâm Việt Nam[Codonopsisjavanica (Blume.) Hook.f.], họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Mô tả

Phiến dày 2 mm đến 3 mm, hoặc đoạn dài 2cmđến 3cm,màu nâu đen, mùi thơm, vị ngọt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol- nước (65 : 35 : 10), lắc kỹ lấy lớp dưới.

Dung dịch thử:Lấy 5 g phiến thuốc đã được nghiền nhỏ, chiết vớietherdầu hỏa(30 °C đến60 °C) (TT)trong bình Soxhlet 1 h, lấy bã dược liệu cho bay hết hơietherdầu hỏa, thêm 50mlmethanol(TT)rồi chiết trong bình Soxhlet 1 h. Lấy dịch chiếtmethanolcó trên cách thủy đến cắn, thêm 30mlnước cấtđể hòa tan cắn. Lắc kỹ dung dịch này vớin-butanol bão hòa nước (TT)3 lần, mỗi lần 20ml.Gộp dịch n-butanol, rửa 3 lần bằngnước cất,mỗi lần 30ml.Lấy dịchbutanolcất thu hồi dung môi được cắn. Hòa tan cắn bằng 2mlmethanol(TT)được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan lobetyolin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng1mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Nếu không có lobetyolin chuẩn, lấy 5 g bột Đảng sâm Việt Nam (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 13cm,lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol96 % (TT),sấynhiệt độ105 °Ctrong10min. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của lobetyolin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

B. Cho 0,5 g dược liệu đã cắt nhỏ vào bình nón 50ml,thêm 20mlnướcnóng, đun trên cách thủy trong 15 min. Lọc lấy 5mldịch lọc, thêm 1mlthuốc thử FehlingA(TT)và 1mlthuốc thửFehlingB (TT),đun trong cách thủy 30 s, xuất hiện tủa màu đỏ gạch.

Độ ẩm

Không quá15,0 % (Phụ lục9.6, 1 g,75 °C, đến khối lượng không đổi).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không được có.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,00 g dược liệu và thử theo phương pháp 3. Dùng 2mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT)để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 35,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi và 2 g dược liệu đã nghiền nhỏ.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Vị ngọt, tính bình (hơi ôn). Vào kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 20 g đến 30 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, ngâm rượu. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Phù hợp với trẻ em kém ăn, người lớn có thể trạng suy nhược.

ĐĂNG TÂM THẢO

Medulla Junci effusi

Cỏ bấc đèn

Ruột thân đã phơi hoặc sấy khô của Cỏ bấc đèn(Juncus effusus L), họ Bấc(Juncaceae).

Mô tả

Ruột thân hình trụ tròn nhỏ, đường kính 0,1cmđến 0,3cm,dài tới 90cm.Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, xốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.

Bột

Màu gần trắng. Soi kính hiển vi thấy: Tế bào mô mềm hình sao, liên kết với nhau dạng nhánh tạo thành các khoang chứa không khí hình tam giác hoặc tứ giác. Các nhánh có 4 đến8tế bào, dài 5 µm đến 15 µm, rộng 5 µm đến 12 µm, thành hơi dày, lỗ nhỏ, thành tiếp nối giữa các tế bào mỏng, đôi khi có dạng hạt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat (10 : 7).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlmethanol(TT),đun hồi lưu, để nguội, lọc, bốc hơi dịch lọc tới khô, rửa cắn bằng 2mlether(TT),bỏ dịchether,hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT)dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g Đăng tâm thảo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun dung dịchacidphosphomolybdic 5 % trongethanol (TT),sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6, 0,5 g, 85 °C, 4 h).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Dùng 5 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 %làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ đến mùa thu, cắt lấy thân, phơi khô, lấy riêng lõi, vuốt thẳng, buộc thành bó nhỏ.

Bào chế

Đăng tâm thảo: Trừ bỏ tạp chất, cắt đoạn.

Đăng tâm thán: Lấy Đăng tâm thảo sạch, cho vào nồi đất, bịt kín, đốt âm ỉ thật kỹ, để nguội, lấy ra.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, vi hàn. Vào kinh tâm, phế, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Thanh tâm hỏa, lợi tiểu tiện. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện ít, đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 1 g đến 3 g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Kiêng kỵ

Người thể hư, trúng hàn, tiểu tiện không kìm được không nên dùng.

ĐÀO (Hạt)

SemenPruni

Đào nhân

Hạt lấy ở quả chín của cây Đào[Prunus persica(L.) Batsch] hoặc cây Sơn đào[Prunus persicaBatsch var.davidiana Maximowicz],họ Hoa hồng (Rosaceae), được phơi hoặc sấy khô.

Có thể dùng:

Hạt lấy ở quả chín của câyCherrygồm:Prunus humilisBeg. hoặcPrunusThunb. hoặcPrunus pedunculataMaxim., họ Hoa hồng (Rosaceae), được phơi hoặc sấy khô.

Mô tả

Nhân hạt cây Đào:Hạt hình trứng dẹt, dài 1,2cmđến 1,8cm,rộng 0,8cmđến 1,2cm,dày 0,2cmđến 0,4cm.Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ nhô lên. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng. Đầu nhọn có rốn hình tuyến ngắn. Đầu tròn có màu hơi thẫm, hợp điểm không rõ, từ hợp điểm tỏa ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi thơm nhẹ, vị béo, hơi đắng.

Nhân hạt cây Sơn đào:Hạt hình trứng, dài 0,9cm,rộng 0,7cm,dày 0,5cm.

Nhân hạt câyCherry.

Hạt hình trứng, dài 0,5 - 0,8cm,rộng 0,3 - 0,5cm.Mặt ngoài có màu trắng ngà đến nâu nhạt, một đầu nhọn, một đầu tù. Đầu nhọn có rốn dạng vạch. Đầu tròn có màu hơi thẫm, hợp điểm có màu sẫm, từ hợp điểm tỏa ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng đục, nhiều chất dầu. Mùi thơm nhẹ, vị béo, hơi đắng.

Bột

Nhân hạt cây Đào:Tế bào đá màu vàng hoặc nâu vàng, nhìn bên có hình vỏ ốc, hình mũ sắt, hình cung hoặc hình bầu dục, cao 54 µm đến 153 µm, phần đáy rộng chừng 180 µm, thành tế bào một bên tương đối dày, có vân sọc dày đặc hơn phía bên kia, nhìn bề mặt hình trứng, hình hơi tròn, hình lục giác, hình đa giác hoặc gần vuông, ở thành tế bào đáy có lỗ lớn, mật độ tương đối dày.

Nhân hạt cây Sơn đào:Tế bào đá màu vàng nhạt, vàng cam hoặc cam đỏ, nhìn phía ngoài có hình vỏ ốc, hình dài hoặc hình bầu dục, cao 81 µm đến 279 µm, rộng khoảng 128 µm đến 198 µm, nhìn phía bề mặt có hình hơi tròn, hình lục giác, đa giác dài hoặc hơi vuông, thành dày, thành tế bào đáy dày, không đều, có lỗ nhỏ.

Định tính

Nhân hạt cây Đào và Sơn đào:

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -methanol- nước (20 : 5 : 4).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlmethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy 10 min, để nguội, lọc.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan amygdalin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml. Nếu không có chất đối chiếu, lấy 1 g nhân hạt cây Đào hoặc Sơn đào (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10cm,lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phundung dịchthymol [Hòa tan 1,5 gthymoldùng để pha dung dịch phun bản mỏng (TT)trong 100mlmethanol(TT),thêm 5,7mlacid sulfuric(TT), trộn đều]. Sấy bản mỏng ở 105°Cđến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của amygdalin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Nhân hạt câyCherry:

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Lấy lớp dưới của hỗn hợp dung môi Cloroform-ethylacetat -methanol- nước (3 : 8 : 5 : 2), để yên ở nhiệt độ dưới 10 °C.

Dung dịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlmethanol(TT),siêu âm 15 min, để nguội, lọc. Bay hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cắn trong 2mlmethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan amygdalin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 4 mg/ml. Nếu không có amygdalin chuẩn, lấy 2 g nhân hạtCherry(mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phundung dịchacidphosphomolybdic 5 % trongacid sulfuric[hòa tan 2 gacidphosphomolybdic (TT)trong 20mlnước,thêm từ từ 30mlacid sulfuric(TT),trộn đều]. Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của amygdalin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Nhân hạt cây Đào và Sơn đào:Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g,105 °C, 6 h).

Nhân hạt câyCherry: Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Không được có các hạt vỡ, vỏ hạt hay các tạp chất khác (Phụ lục 12.11).

Không bị ôi

Nghiền vài hạt dược liệu với nước nóng, không được ngửi thấy mùi ôi của dầu.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (12 : 88).

Dung dịch chuẩn:Hòa tan amygdalin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng20µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu đối với nhân hạt câyCherry,0,4 g bột dược liệu đối với nhân hạt cây Đào hoặc Sơn đào (qua rây có cỡ mắt rây 0,850 mm) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 20mlmethanol(TT),đậy nút và cân. Đun hồi lưu trong 1 h, để nguội và cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol(TT),lắc đều, lọc. Hút chính xác 1mldịch lọc vào bình định mức 10ml,thêmmethanol(TT)vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic amygdalin phải không dưới 5000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng amygdalin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C20H27NO11 của amygdalin chuẩn.

Nhân hạt cây Đào và Sơn đào phải chứa không dưới 1,2 % amygdalin(C20H27NO11), tính theo dược liệu khô kiệt

Nhân hạt câyCherryphải chứa không dưới2,0 % amygdalin(C20H27NO11), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch quả chín vào mùa hè hoặc mùa thu, loại bỏ phần thịt, xay vỡ hạch lấy hạt bên trong, phơi hoặc sấy khô.

Đào nhân: Loại bỏ tạp chất, khi dùng giã nát.

Đàn đào nhân: Lấy đào nhân sạch, loại bỏ tạp chất, cho vào nước sôi, đun đến khi vỏ lụa nhăn lại, thì vớt ra ngâm vào nước ấm, chà sát cho tách riêng vỏ ngoài, phơi khô, khi dùng giã nát.

Đào nhân sao: Đào nhân rửa sạch, để ráo nước, cho vào chảo, đun nhỏ lửa, đảo đều đến khi có màu vàng. Khi dùng giã nát.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong lọ đậy kín, có lót chất hút ẩm, tránh sâu mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, cam, bình. Vào các kinh tâm, can.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.

Cách dùng liều lượng

Ngày dùng từ 4,5 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Có thai không nên dùng.

ĐẬU ĐEN (Hạt)

SemenVignae cylindricae

Hạt đã phơi khô của cây Đậu đen[Vigna cylindrica(L.) Skeels], họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Hạt hình thận, vỏ màu đen bóng có chiều dài 6 mm đến 9 mm có chiều ngang từ 5 mm đến 7 mm, chiều dẹt 3,5 mm đến 6mm.Rốn hạt màu sáng trắng. Trọng lượng hạt từ 106 mg đến 115 mg. Hạt dễ vỡ thành 2 mảnh lá mầm. Đầu của 2 mảnh hạt có chứa 2 lá chồi, 1 trụ mầm.

Bột

Mảnh mô mềm chứa các hạt tinh bột, thành tế bào màu đen. Hạt tinh bột hình thận dài 15 µm đến 30 µm, rộng 10µmđến 18 µm, rốn một vạch hay phân nhánh, có vân tăng trưởng mờ. Mảnh vỏ gồm các tế bào nhỏ màu đen. Rải rác có các mảnh mạch nhỏ.

Định tính

Lấy khoảng 1 g dược liệu, thêm 10mlnước,đun sôi cách thủy trong 10 min. Để nguội, lọc. Lấy 5mldịch lọc cho vào ống nghiệm. Thêm 1mldung dịchacidhydrocloric 10 % (TT),dung dịch chuyển sang màu đỏ. Tiếp tụcthêm1mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),dung dịch chuyển sang màu xanh đen”

Proteintoàn phần

Cân chính xác 0,2 g bột dược liệu đã xác định độ ẩm cho vào bìnhKjeldahlrồi tiến hành theo phương pháp Định lượngnitrogentrong hợp chất hữu cơ (Phụ lục 10.9), phương pháp 1 nhưng dùngdung dịch acid sulfuric0,1 N (CĐ) để cho vào bình hứng và dùngdung dịch natrihydroxyd 0,1 N (CĐ)để chuẩn độacid sulfuricthừa trong dung dịch cất được.

Song song tiến hành làm mẫu trắng.

Hàm lượngproteintoàn phần được xác định theo công thức:

trong đó:

a là thể tíchdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)dùng để chuẩn độ mẫu trắng(ml);

b là thể tíchdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)dùng để chuẩn độ mẫu thử(ml);

m là khối lượng mẫu thử tính bằng g;

d là độ ẩm của mẫu thử;

0,0014 là hệ số tính chuyển lượngnitrogentương ứng 1mldung dịchacid sulfuric0,1 N;

5,07 là hệ số chuyển đổinitrogenraprotein.

Dược liệu phải có hàm lượngproteinkhông được dưới 25,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Độ ẩm

Không quá 10 % (Phụ lục 9.6).

Kích thước hạt

Toàn bộ hạt đậu đen qua rây số 7000 (đường kính lỗ mắt rây 7 mm). Số lượng hạt đậu đen qua rây 5000 không vượt quá 25 % (đường kính lỗ mắt rây 5 mm). Tất cả các hạt đậu đen không qua rây số 4000 (đường kính lỗ mắt rây 4 mm).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 0,15 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 0,1 % (Phụ lục 12.11).

Độ sượng

Cân 50 g dược liệu cho vào cốc có dung tích 250ml,đổ ngập nước, đun sôi cách thủy trong 60 min. Lấy 100 hạt bất kỳ rồi bóp trên 2 đầu ngón tay, đếm số hạt khôngbópđược. Độ sượng (là phần trăm hạt không bóp được) không được vượt quá 8 % (hạt/hạt).

Xác định độ nhiễm côn trùng

Cân khoảng 65 g dược liệu cho lên mặt sàng, nhúng cả sàng vào dung dịch chứa 10 gkaliiodid (TT)và 5 giod (TT)vừa đủ trong 500mlnước. Tiếp đó nhúng cả sàng vàodung dịchkalihydroxyd 0,5 % (TT).Lấy dược liệu ra khỏi sàng và rửa bằng nước lạnh trong 20 s. Không được thấy vết đen hoặc lỗ đen trên bề mặt hạt (không được nhiễm côn trùng).

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 6 hoặc tháng 7, chọn những quả già vỏ đã ngả màu đen, đem phơi khô và đập tách lấy riêng hạt. Tiếp tục phơi khô hạt đến độ ẩm qui định.

Bào chế

Đạm đậu sị: Lấy đậu đen vo sạch, ngâm nước thường 1 đêm. Phơi qua rây cho ráo nước, đồ chín. Trải đều trên nong nia hoặc trên chiếc chiếu sạch, đợi ráo lấy lá chuối khô sạch ủ kín 3 ngày, khi thấy lên meo vàng đem phơi khô ráo, tưới nước cho đủ ẩm, cho vào thùng ủ kín bằng lá dâu. Khi lên meo vàng thì lấy ra phơi 1 h lại tưới nước và ủ như trên. Làm như vậy cho đủ 5 đến 7 lần.

Cuối cùng đem chưng rồi phơi khô và cho vào bình đậy kín để dùng trong các bài thuốc.

Bảo quản

Đóng trong thùng kín, để nơi khô mát tránh mốc mọt, côn trùng.

Tính vị, qui kinh

Cam, bình. Qui vào kinh thận.

Công năng, chủ trị

Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 20 g đến 40 g, có thể hơn. Dùng để chế đậu sị và phụ liệu.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn mà không nhiệt độc không dùng. Ghét Long đởm, kỵ Hậu phác.

ĐẬU VÁN TRẮNG (Hạt)

SemenLablab

Bạch biển đậu

Hạt già phơi hay sấy khô của cây Đậu ván trắng[Lablab purpureus(L.)Sweet],họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Hạt hình bầu dục hoặc hình trứng, dẹt, dài 8 mm đến 13 mm, rộng 6 mm đến 9 mm, dày 4 mm. Vỏ ngoài màu trắng ngà, hoặc màu vàng, đôi khi có chấm đen, hơi nhẵn bóng, ở mép có một vòng màu trắng là mồng chiếm 1/3 đến 1/2 chiều dài hạt. Chất cứng chắc, vỏ mỏng giòn, có 2 lá mầm to màu trắng ngà. Mùi nhẹ, vị nhạt, khi nhai có mùi tanh của đậu.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào xếp đều đặn (giống mô giậu) và 2 lớp ở rốn hạt có hình hơi cong, tế bào nâng của 1 lớp hình quả tạ, có 3 đến 5 hàng tế bào nang ở rốn hạt. Mô mềm gồm 10 hàng tế bào nằm dưới hàng tế bào nâng, lớp trong của nó bị tiêu đi. Các tế bào lá mầm chứa nhiều tinh bột. Ở phía ngoài lớp tế bào biểu bì (giống mô giậu) ở rốn hạt có mồng, ở phía trong có các đám quản bào, thành dày có hình mạng với các mô hình sao ở hai bên, khoảng giữa tế bào hình sao có những khoang chứachấtmàu nâu.

Bột

Màu trắng ngà, miết lên tay thấy hơi nhờn, vị bùi, để lâu có mùi tanh gây buồn nôn. Nhiều hạt tinh bột kích thước lớn, hình trứng hay trái xoan, có rốn rách ở giữa. Mảnh mô mềm của lá mầm chứa nhiều hạt tinh bột. Mảnh vỏ hạt với tế bào dài dẹt. Mảnh tế bào rễ mầm hình chữ nhật hoặc hơi tròn, nhỏ, đều đặn.

Độ ẩm

Không quá12,0% (Phụ lục 9.6,1g,105 °C, 5h).

Tạp chất

Tỷ lệ hạt non, lép không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đông, hái các quả chín phơi khô lấy hạt, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Bạch biển đậu sống: Loại bỏ tạp chất xay vỡ hoặc giã dập khi dùng.

Bạch biển đậu sao: Lấy Bạch biển đậu sạch cho vào chảo sao nhỏ lửa (lửa văn) cho đến khi bề mặt thuốc có màu vàng nhạt thỉnh thoảng có đốm đen xay vỡ hoặc giã dập khi dùng.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi ôn. Quy vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ hòa trung, giải thử hỏa thấp, giải độc rượu. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.

ĐẬU XANH (Hạt)

SemenVignae aurei

Hạt đã phơi khô của cây Đậu xanhVignaaureus (Roxb.,) N.D.Khoi, Họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Hạt hình trụ màu xanh lục sáng có chiều dài 4 mm đến 6 mm, đường kính 3,5 mm đến 4,5 mm. Rốn hạt chạy dọc theo chiều dài hạt có màu sáng trắng. Trọng lượng hạt từ 61 mg đến 65 mg. Hạt dễ vỡ thành 2 mảnh lá mầm. Một đầu 2 mảnh hạt có chứa 2 lá chồi, 1 trụ mầm.

Bột

Hạt tinh bột hình trứng dài 15 µm đến 32 µm rộng 10 µm đến 15 µm. Các mảnh ngắn hình chữ nhật sáng màu. Mảnh vỏ cấu tạo từ các tế bào nhỏ màu xanh lục.

Proteintoàn phần

Cân chính xác 0,2 g bột dược liệu đã tán bột và xác định độ ẩm. Cho vào bìnhKjeldahlrồi tiến hành theo phương pháp Định lượngnitrogentrong hợp chất hữu cơ (Phụ lục 10.9), phương pháp 1 nhưng dùngdung dịchacid sulfuric0,1 N (CĐ)để cho vào bình hứng và dùngdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)để chuẩn độacid sulfuricthừa trong dung dịch cất được.

Song song tiến hành làm mẫu trắng.

Hàm lượngproteintoàn phần được xác định theo công thức:

trong đó:

a là thể tíchdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)dùng để chuẩn độ mẫu trắng(ml);

b là thể tíchdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)dùng để chuẩn độ mẫu thử(ml);

d là độ ẩm của mẫu thử;

m là khối lượng mẫu thử tính bằng g;

0,0014 là hệ số tính chuyển lượngnitrogentương ứng 1mldung dịchacid sulfuric0,1 N;

5,07 là hệ số chuyển đổinitrogenraprotein.

Dược liệu phải có hàm lượngproteintoàn phần không được dưới 23,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 3,6 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 0,26 % (Phụ lục 9.7).

Kích thước hạt

Toàn bộ đậu xanh qua rây số 5000 (đường kính lỗ mắt rây 5 mm) và số lượng đậu xanh qua rây số 4000 không được vượt quá 3 % (đường kính lỗ mắt rây 4 mm).

Tạp chất

Không quá 0,1 % (Phụ lục 12.11).

Độ sượng

Lấy 50 g đậu xanh cho vào cốc dung tích 250mlđổ ngập nước, đậy nắp, đun sôi cách thủy trong 60 min. Lấy 100 hạt bất kỳ bóp trên 2 đầu ngón tay. Đếm số hạt không bóp được. Độ sượng (là phần trăm hạt không bóp được) không vượt quá 17 % (hạt/hạt).

Xác định độ nhiễm côn trùng

Cân khoảng 30 g dược liệu, cho lên mặt sàng và nhúng cả sàng vào dung dịch chứa 10 gkaliiodid (TT)và 5 giod (TT)trong vừa đủ 500mlnước. Tiếp đó nhúng cả sàng vàodung dịchkalihydroxyd0,5 %(TT).Lấy hạt ra khỏi sàng và rửa mẫu bằng nước lạnh trong 20 s. Không được thấy vết đen hoặc lỗ đen trên bề mặt (không được nhiễm côn trùng).

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 5 hoặc tháng 6, chọn những quả đậu xanh già vỏ đã ngả màu đen hoàn toàn.

Đem phơi khô và đập tách lấy riêng hạt đậu xanh. Tiếp tục phơi khô đến độ ẩm quy định.

Bảo quản

Đóng trong thùng kín để nơi khô thoáng mát tránh mốc mọt, sâu bọ, côn trùng.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Quy vào kinh vị, đại tràng, tâm, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc. Chủ trị: Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 12 g đến 20 g, có thể hơn. Dùng riêng hoặc trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không thực nhiệt thì không dùng. Không dùng chung với Phỉ tử (Hạt hẹ).

ĐỊA CỐT BÌ

CortexRadicis Lycii

Vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium chinense Mill.)hay cây Ninh hạ câu kỷ (Lycium barbarumL), họ Cà (Solanaceae).

Mô tả

Dược liệu là những mảnh vỏ cuộn tròn hình ống nhỏ hoặc hình máng, dài 3cmđến 10cm,rộng 0,5cmđến 1,5cm,dày 1 mm đến 3 mm. Mặt ngoài màu vàng xám đến vàng nâu, xù xì, với những đường vân nứt dọc, không đều, dễ bóc; mặt trong màu vàng nhạt đến vàng xám, tương đối nhẵn, có vân dọc nhỏ. Chất nhẹ và giòn, dễ bẻ gãy, mặt gãy không phẳng, lớp ngoài màu vàng nâu, lớp trong màu trắng xám. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt sau đắng.

Vi phẫu

Lớp bần có 4 đến 10 hàng tế bào hoặc hơn. Tế bào mô mềm vỏ chứa tinh thể calci oxalat dạng cát tụ tập thành đám với nhiều hạt tinh bột. Đa số các bó tia libe phân cách bởi 1 hàng tế bào rộng; sợi đơn độc và rải rác, hoặc có 2 hay nhiều sợi họp thành đám.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton -acid formic (10 : 1 : 0,1).

Dung dịch thử:Lấy 1,5 g bột dược liệu, thêm 15mlmethanol(TT),lắc siêu âm 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlmethanol(TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1,5 g bột Địa cốt bì (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tro toàn phần

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.8).

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tỷ lệ vụn nát

Mảnh dưới 1,5cm:Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Thu hoạch vào đầu xuân và cuối thu, đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hoặc sấy khô, hoặc rửa sạch rễ, cắt thành từng đoạn 6cmđến 12cm,dùng dao rạch đến gỗ, cho vào đồ, vỏ rễ bong ra, lấy vỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất và lõi gỗ còn sót lại, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào các kinh phế, can, thận.

Công năng, chủ trị

Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hỏa. Chủ trị: Âm hư, sốt về chiều, cốt chưng, đạo hãn, phế nhiệt, ho khạc máu, nội nhiệt tiêu khát.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g. Dạng thuốc sắc.

ĐỊA DU (Rễ)

Radix Sanguisorbae

Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Địa du(Sanguisorbaofficinalis L.) hay cây Địa du lá dài[Sanguisorbaofficinalis L. var.longifolia(Bert.) YuetLi],họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Rễ hình thoi hoặc hình trụ không đều, hơi cong queo hoặc vặn, dài 5cmđến 25cm,đường kính 0,5cmđến 2cm,mặt ngoài màu nâu tro, màu nâu hoặc tía thẫm, thô, có nếp nhăn dọc, có vân nứt ngang và vết rễ con. Chất cứng. Mặt bẻ tương đối phẳng, vỏ có nhiều sợi dạng bông, từ màu trắng vàng đến màu nâu vàng, gỗ màu vàng hoặc nâu vàng, tia gỗ xếp thành hàng xuyên tâm. Lát cắt hình tròn hay hình bầu dục không đều, dầy 0,2cmđến 0,5cm,mặt cắt màu đỏ tía hoặc nâu. Không mùi, vị hơi đắng, săn.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào dài xếp theo hướng tiếp tuyến, thường màu vàng nâu. Mô mềm vỏ rộng, tế bào mô mềm tương đối đều, gần tròn hoặc bầu dục. Trong mô mềm có các khoảng gian bào lớn. Tia ruột nhiều, hẹp, thường có một dãy tế bào. Tầng phát sinh libe-gỗ thấy rõ. Rải rác trong mô mềm gỗ có những mạch gỗ to và những đám sợi mô cứng. Trong tế bào mô mềm có hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat to, hình cầu gai.

Bột

Màu xám, vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột hình tròn hoặc hình bầu dục, đơn, kép đôi, ít khi kép ba hoặc kép bốn. Mảnh mô mềm có chứa hạt tinh bột, đôi khi thấy cả tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch, mảnh bần màu vàng, tế bào có chiều dài gấp hai đến ba lần chiều rộng. Tinh thể calci oxalat đứng riêng lẻ.

Định tính

A. Lấy 2 g dược liệu thêm 20mlethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy khoảng 10 phút, lọc. Điều chỉnhpHdịch lọc đếnpH8 đến 9 bằngdung dịch amoniac loãng(TT), lọc. Phần kết tủa để riêng (tủa 1). Lấy dịch lọc, bốc hơi đến khô. Hòa tan cặn trong 10mlnước,lọc. Lấy 5mldịch lọc đem bốc hơi đến khô, thêm 1mlanhydrldacetic (TT)và 2 giọtacid sulfuric (TT)xuất hiện màu tím đỏ để lâu sẽ biến thành màu nâu.

B. Lấy một ít tủa 1, thêm 2mlnướcvà 2 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 %(TT) sẽ có màu lam sẫm đen.

Độ ẩm

Không quá13,0% (Phụ lục 9.6,1g,105 °C, 5h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Rễ màu nâu, đen: Không quá 10,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 12,0 % ( Phụ lục 9.8).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu, qua rây số 355, tiến hành phương pháp định lượng taninoid (Phụ lục 12.6). Hàm lượng taninoid trong dược liệu không được dưới 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Mùa xuân, khi cây sắp nảy chồi, hoặc mùa thu sau khi cây khô, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hoặc thái phiến rồi phơi khô.

Bào chế

Địa du phiến: Rửa sạch rễ Địa du, loại bỏ tạp chất, thân cây còn sót lại, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô để dùng.

Địa du thán sao: Lấy Địa du đã thái lát, sao lửa to đến khi mặt ngoài có màu đen sém và bên trong có màu vàng hay màu nâu. Lấy ra để nguội.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, trong bao bì kín, tránh sâu, mọt.

Tính vị qui kinh

Khổ, toan, sáp, vi hàn. Vào các kinh can, đại trường.

Công năng, chủ trị

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Cách dùng liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g. Dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột đắp nơi bị đau.

ĐỊA HOÀNG (Rễ)

RadixRehmanniae glutinosae

Sinh địa

Rễ củ đã phơi sấy khô của cây Địa hoàng[Reh mannia glutinosa(Gaertn.) Libosch.], họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Tiên địa hoàng (Địa hoàng tươi):Hình thoi hoặc dải dài 8cmđến 24cm,đường kính 2cmđến 9cm.Vỏ ngoài mỏng, mặt ngoài màu vàng đỏ nhạt, có vết nhăn dài, cong và có vết tích của mầm. Lỗ vỏ dài nằm ngang, có các vết sẹo không đều. Chất thịt, dễ bẻ, trong vỏ rải rác có các chấm dầu màu trắng vàng hoặc đỏ cam, phần gỗ màu trắng vàng với các dãy mạch xếp theo hướng xuyên tâm. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt đắng.

Sinh địa (Địa hoàng khô):Dược liệu là những khối hình dạng không đều, hoặc hình thuôn, khoảng giữa phình to, hai đầu hơi nhỏ, dài khoảng 4cmđến 15cm,đường kính khoảng 2cmđến 6cm.Loại củ nhỏ hình dải, hơi bị ép dẹt, cong queo hoặc xoắn lại. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc xám nâu, nhăn nheo nhiều, có các đường vân lượn cong nằm ngang không đều. Thể nặng, chất tương đối mềm, dai, khó bẻ gãy. Mặt cắt màu nâu đen hoặc đen bóng, dính. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm bao gồm các tế bào thành mỏng, rải rác có các tế bào tiết chứa những giọt dầu nhỏ màu đỏ cam. Trong libe cũng có tế bào tiết nhưng ít gặp hơn. Libe-gỗ cấp 2 khá phát triển. Mạch rây gần tầng sinh libe-gỗ. Tầng sinh libe-gỗ xếp thành vòng liên tục. Gỗ cấp 2 phân bố vào đến tâm, gồm những bó gỗ thưa và phân cách bởi tia ruột rộng, gồm nhiều hàng tế bào.

Bột

Bột màu nâu thẫm. Mảnh bần màu nâu nhạt, nhìn từ mặt bên gồm các tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, tế bào mô mềm gần tròn, tế bào tiết chứa giọt dầu màu vàng cam hay đỏ cam, mạch mạng đường kính tới 92 µm.

Định tính

A. Cho 0,5 g dược liệu đã cắt nhỏ vào 1 bình nón 50ml,thêm 25mlnướcnóng, đun tiếp trong cách thủy 30 min. Lọc lấy 5mldịch lọc, thêm 1mlthuốc thửFehling A(TT)và 1mlthuốc thửFehlingB (TT),đun trong cách thủy 30 min, sẽ thấy xuất hiện tủa màu đỏ gạch.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol- nước (14 : 6 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 2 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 20mlmethanol(TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ, để nguội, lọc. Cô dịch lọc còn khoảng 5mlđược dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu :Hòa tan catalpol trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,5 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu :Lấy 2 g Địa hoàng (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, chiết cùng điều kiện như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phunthuốc thử anisaldehyd(TT) và sấy ở 105 °C cho đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu, trong đó phải có vết cùng giá trịRfvà màu sắc với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu catalpol.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dungmôi khai triển:Ethylacetat -methanol-acid formic (16 : 0,5 : 2).

Dungdịch thử:Lấy1 gdược liệu đã cắt nhỏ, thêm 50mlmethanol80% (TT),lắc siêu âm 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn, hòa cắn trong 5mlnước.Lắc vớin-butanol đã bão hòa nước (TT)4 lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịch chiết n-butanol, cô đến cạn. Hòa cắn trong 2mlmethanol(TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan verbascosid chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 1 g Địa hoàng (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử, dung dịch dược liệu đối chiếu và 2 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phundung dịch 2-aminoethyl diphenylborinat 1 % trongmethanol(TT).Sấy bản mỏngở 105 °Ctrong5min, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu, trong đó phải có vết cùng giá trịRfvà màu sắc với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu verbascosid.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (với sinh địa) (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0% (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 65,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Định lượng

Catalpol

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril.

Pha động B: Dung dịchacid phosphoric0,1 %.

Dung dịch chuẩn :Cân chính xác một lượng chất chuẩn catalpol và hòa tan trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 100 µg/ml.

Dung dịch thử:Cắt một lượng dược liệu thành những mảnh nhỏ (kích thước khoảng 5 mm x 5 mm ), sấy ở 80°C,dưới áp suất giảm trong 24 h rồi nghiền thành bột thô. Cân chính xác khoảng 0,8 g bột dược liệu vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol(TT)và cân. Đun sôi hồi lưu trong 1,5 h, để nguội và cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol(TT),lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC(5 µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 0,6 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha đngA
(tt/tt)

Pha động B
(tt/tt)

0 - 10

1

99

10 - 30

1 → 4,5

99 → 95,5

30 - 60

4,510

95,5 → 90

60 - 63

10 → 1

90 → 99

Tiêmdungdịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic catalpol phải không dưới 5000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Ghi sắc ký đồ. Tính hàm lượngcatalpoltrong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C15H22O10 trong catalpol chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,20 % catalpol (C15H22O10), tính theo dược liệu khô kiệt của can địa hoàng.

Verbascosid

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril-dung dịchacid acetic0,1% (16 : 84).

Dung dịch chuẩn :Cân chính xác một lượng verbascosid chuẩn và hòa tan trong pha động để được dung dịch có nồng độ khoảng 10 µg/ml.

Dung dịch thử:Hút chính xác 20mldịch lọc thu được trong phần định lượng catalpol, thu hồi dung môi trong chân không đến gần cạn. Dùng pha động để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 5ml,thêm pha động vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 334 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn verbascosid phải không dưới 5000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng verbascosid trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng verbascosid chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,02 % verbascosid (C29H36O15) tính theo dược liệu khô kiệt của can địa hoàng.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân, đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch, dùng tươi là Tiên địa hoàng hoặc sấy nhẹ ở45 - 50 °C cho khô là Sinh địa.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Tiên địa hoàng: Vùi trong cát, tránh giá lạnh khô cứng.

Sinh địa: Để nơi thoáng, khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tiên địa hoàng: Cam, khổ, hàn. Vào các kinh tâm, can, thận.

Sinh địa: Cam, hàn. Vào các kinh tâm, can, thận.

Công năng, chủ trị

Tiên địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng sưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Sinh địa: Tư âm dưỡng huyết. Chủ trị: Huyết hư gây nóng sốt, nôn máu, máu cam, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 24 g. Dạng thuốc sắc.

ĐỊA LIỀN (Thân rễ )

Rhizoma Kaempferiaegalangae

Thiền liền, Lương khương

Thân rễ đã thái miếng phơi hay sấy khô của cây Địa liền(Kaempferiagalanga L.),họ Gừng(Zingiber-aceae).

Mô tả

Phiến dày khoảng 2 mm đến 5 mm, đường kính 0,6cmtrở lên, hơi cong lên. Mặt cắt màu trắng ngà có khi hơi ngà vàng. Xung quanh là vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu tro nhạt, nhăn nheo, có khi còn sót lại rễ con hoặc vết tích rễ con. Thể chất giòn dễ bẻ, có bột. Mùi thơm đặc trưng, vị cay.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 8 đến 15 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình nón hay nhiều cạnh, thành mỏng, chứa hạt tinh bột, rải rác có các bó libe-gỗ nhỏ. Vòng nội bì khung caspari liền với vòng trụ bì. Mô mềm ruột gồm tế bào thành hơi dày chứa nhiều hạt tinh bột và rải rác có các bó libe-gỗ. Tế bào chứa tinh dầu có cả ở mô mềm vỏ và mô mềm ruột.

Bột

Bột màu trắng ngà. Soi dưới kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột hình gần như ba cạnh, hình trứng hay hình tròn, đường kính 5 µm đến 30 µm, có rốn và vân mờ. Mảnh mô mềm với tế bào chứa tinh bột, hoặc kèm theo tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Mảnh bần màu nâu nhạt, mảnh mạch vạch.

Định tính

A. Ngâm 1 g bột dược liệu với 5mletherethylic (TT)trong 15 min, thỉnh thoảng lắc, lọc. Bay hơi dịch lọc đến cắn. Thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),đun nóng nhẹ trên cách thủy, xuất hiện màu nâu đỏ đến tím.

B. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol90 % (TT).Đun cách thủy 20 min, để nguội và lọc.

Lấy 1mldịch lọc cho vào một ống nghiệm, thêm từ từ 1mlacid sulfuric(TT)xuống đáy ống. Vòng tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng có màu nâu đỏ, sau chuyển sang nâu tím.

Lấy 1mldịch lọc, thêm từ từ 1mldung dịch natri carbonat 5 % (TT).Đun trong cách thủy 3 min, để nguội thêm 1 giọt đến 2 giọtthuốc thửdiazo(TT)sẽ có màu đỏ cam.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (18 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 0,25 g dược liệu, thêm 5mlmethanol(TT),siêu âm 10 min, lọc.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,25 g Địa liền (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên cùng một bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã tán nhỏ.

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp “Định lượng tinh dầu trong dược liệu” (Phụ lục 12.7). Lấy 30 g dược liệu, thêm 300mlnước,cất trong 3 h.

Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không ít hơn 1,4 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy thân rễ, rửa sạch, thái phiến mỏng, phơi khô. Khi dùng vi sao.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào hai kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Hành khí, ôn trung, tiêu thực, chỉ thống. Chủ trị: Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hóa kém.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Ngâm rượu trong 5 đến 7 ngày, lượng thích hợp, để xoa bóp. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư, thiếu máu hoặc vị có hỏa uất không dùng.

ĐỊA LONG

Pheretima

Giun đất

Toàn thân đã phơi hay sấy khô của con Giun[Pheretimaaspergillum (E.Perrier),PheretimavulgarisChen.,Pheretima guillelmi(Michaelsen),hayPheretimapectinifera], họ Cự dẫn (Megascolecidae). Loại đầu tiên là Quảng địa long, 3 loại còn lại là Hồ địa long.

Mô tả

Quảng địa long:Là những lát mỏng có dạng như mái ngói, cong, bìa hơi cuộn, dài 15cmđến 20cm,rộng 1cmđến 2cm,toàn thân chia thành nhiều đốt. Mặt ngoài phần lưng có màu nâu đến xám tím, ở phần bụng có màu nâu vàng nhạt. Lỗ sinh thực nằm ở đốt thứ 14 đến 16, màu tương đối sáng. Thắt lại ở phần đầu, bè ra và tròn ở phần đuôi. Lông tơ ngắn, thô và rất cứng, màu hơi sáng. Lỗ sinh thực đực nằm ở phần nhô ra ở phần bụng của đốt thứ 18, phía ngoài được bao quanh bởi nhiều vòng cấu tạo từ những nếp nhăn cạn trên da, có 1 đến 2 dãy khối u nhỏ ở hai bên của phần trước, mỗi bên có khoảng 10 đến 20 cái, số lượng thay đổi. Lỗ nang thụ tinh gồm 2 đôi ở giữa đốt 7 đến 8/9, vòng sinh thực chiêm giữa các đốt 5 đến 11 hình đai yên ngựa. Thể chất nhẹ, dai, khó bẻ gãy. Mùi hôi khó chịu, vị hơi mặn.

Hồ địa long:Dài 8cmđến 15cm,rộng 0,5cmđến 1,5cm,toàn thân chia thành nhiều đốt. Phần lưng màu nâu đến nâu vàng, phần bụng màu nâu vàng sáng, 3 đôi lỗ nang thụ tinh ở đốt 6/7 đến 8/9. Lỗ sinh thực cái ở đốt 14 đến 16, màu tương đối sáng. Một đôi lỗ sinh thực đực nằm ở đốt thứ 18.

LoàiPheretimavulgaris có lỗ sinh thực lộ ra hoàn toàn, có hình bông cải hoặc hình dương vật, loàiPheretima guillelmichẻ theo chiều dọc, loàiPheretimapectinifera có một hay nhiều lỗ sinh thực đực với một hay nhiều nhú ở bên trong.

Bột

Bột có màu xám hay vàng xám. Soi kính hiển vi thấy: Sợi cơ có sọc không màu hay màu nâu nằm rải rác hay dính đôi, đường kính 4 µm đến 25 µm mép thường không thẳng. Tế bào biểu bì màu nâu vàng, tế bào mô mềm chứa các hạt chất màu nâu sẫm.

Thỉnh thoảng có lông tơ thường bị vỡ nằm rải rác, màu nâu nhạt hay vàng nâu đường kính 24 µm đến 32 µm, đầu to, ngắn.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: n-Butanol -acid aceticbăng - nước (4 : 1 : 1).

Dung dịch thử:Đun sôi 1 g dược liệu trong 10mlnước,để nguội, ly tâm lấy phần dung dịch trong dùng làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan các chất đối chiếu lysin, leucin và valin trongnướcđể có các dung dịch lần lượt có hàm lượng là 1 mg, 1 mg và 0,5 mg trong 1ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch ninhydrin (TT),sấy ở 105 °C cho đến khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: Toluen -methanol (95 : 5 ).

Dung dịch thử:Lấy 1 g dược liệu, thêm 20mlcloroform(TT),siêu âm trong 20 min, lọc, để bay hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 1mlcloroform(TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g Địa long (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá12,0% (Phụ lục9.6, 1g,105 °C, 5h).

Tạp chất

Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 30 phần triệu [Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, lấy 1 g bột dược liệu để thử. Dùng 3,0mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu (TT)để chuẩn bị mẫu đối chiếu].

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 16,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Loài Quảng địa long được thu hoạch từ mùa xuân đến mùa thu. Hồ địa long được thu hoạch vào mùa hạ. Dùng lá Nghể răm ngâm nước, đổ lên mặt đất, bắt lấy giun đất bỏ lên. Loại bỏ những con giun đất có bệnh. Làm cho sạch nhớt. Kẹp thẳng giun đất vào que nứa, mổ bụng ngay lập tức, moi bỏ phủ tạng và đất, lau sạch, phơi khô hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn và phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Hàm, hàn. Quy vào các kinh can, tỳ, phế, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, trấn kinh, thông kinh lạc, bình suyễn, lợi niệu. Chủ trị: Sốt cao bất tỉnh, kinh giản co quắp, đau khớp, chân tay tê bại, bán thân bất toại, trúng phong ho suyễn do phế nhiệt, phù thũng, tiểu ít, cao huyết áp.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4,5 g đến 9 g, dạng bột. Thường phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người hư hàn.

ĐINH HƯƠNG (Nụ hoa)

Flos Syzygiiaromatici

Nụ hoa đã phơi hay sấy khô của cây Đinh hương[Syzygiumaromaticum(L.) Merill etPerry],họ Sim (Myrtaceae).

Mô tả

Nụ hoa giống như một cái đinh, màu nâu sẫm,bao gồmphần bầu dưới của hoa hình trụ, dài 10 mm đến 12 mm, đường kính 2 mm đến 3 mm và một khối hình cầu có đường kính 4 mm đến 6 mm. Ở phía dưới bầu đôi khi còn sót lại một đoạn cuống hoa ngắn, phía trên có 4 lá đài dày, hình 3 cạnh, xếp chéo chữ thập. Khối hình cầu gồm 4 cánh hoa chưa nở, xếp úp vào nhau. Bóc cánh hoa thấy bên trong có nhiều nhị, giữa có một vòi nhụy, thẳng, ngắn.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang bầu hoa có hình elip hoặc tròn, quan sát từ ngoài vào trong thấy: Biểu bì uốn lượn, gồm một lớp tế bào, bên ngoài có tầng cutin dày, rải rác có lỗ khí.

Phần mô mềm: Mô mềm ở phía ngoài cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng thường bị ép bẹt, có nhiều túi chứa tinh dầu hình trứng xếp thành 2 đến 3 vòng. Mô mềm phía trong cấu tạo bởi các tế bào đa giác, có chứa nhiều bó libe-gỗ, mỗi bó có gỗ ở giữa, libe bao quanh, bên ngoài libe là sợi hoặc các đám sợi.

Phần mô khuyết: Các tế bào thành mỏng nối tiếp nhau tạo thành mạng lưới, và những khuyết lớn.

Phần trụ giữa: Bên ngoài là một vài hàng tế bào mô mềm có chứa nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai; bó libe-gỗ là các vòng liên tục, gỗ ở trong, libe ở ngoài, trong cùng là phần mô mềm có chứa nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Bột

Bột màu nâu sẫm, mùi thơm hắc, vị cay. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm của bầu hoa có túi chứa tinh dầu hình cầu lớn, đường kính 80 µm đến 100 µm, mảnh biểu bì có mang lỗ khí, sợi ngắn, thành dày, khoang hẹp đứng riêng lẻ hay hợp thành bó 2 sợi đến 3 sợi; hạt phấn hoa hình 3 cạnh, màu vàng nhạt, đường kính 15 µm đến 20 µm; mảnh cánh hoa gồm nhiều tế bào thành mỏng; nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm trong tế bào hoặc đứng riêng lẻ bên ngoài; mảnh mạch xoắn riêng lẻ hay tập trung thành bó; các tế bào mô cứng.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Loại Đinh hương đã nở hoa, cuống hoa: Không quá 4,0 %.

Loại thứ phẩm: Không quá 2,0 %.

Các chất lạ khác: Không quá 0,5 %.

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng tinh dầu

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250ml,thêm 100mlnước cất.Dùng 0,50mlxylen (TT);cất trong 4 h. Dược liệu phải chứa ít nhất 15 % tinh dầu.

Chế biến

Thu hái khi nụ hoa có màu đỏ sẫm, loại bỏ tạp chất và cắt bỏ phần cuống hoa, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Đóng gói trong bao bì kín, để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.

Tính vị, qui kinh

Tân ôn. Vào các kinh phế, tỳ, vị, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn trung, giáng nghịch, bổ thận trợ dương. Chủ trị: Tỳ vị hư hàn, nấc, bụng đau lạnh, ỉa chảy, nôn mửa, thận hư liệt dương.

Cáchdùng, liều lượng

Ngày dùng từ 1 g đến 4 g dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán hoặc ngâm rượu (xoa bóp).

Kiêng kỵ

Không hư hàn không dùng, kỵ uất kim.

ĐINH LĂNG (Rễ)

Radix Polysciacis

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đinh lăng[Polysciasfruticosa (L.)Harms],họ Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang hình tròn, quan sát dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong thấy: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp đều đặn thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ, các tế bào thành mỏng, những lớp tế bào phía ngoài thường bị ép bẹp, trong mô mềm rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Libe tạo thành vòng, bị tia tủy chia thành các bó hình nón, tầng phát sinh libe-gỗ. Gỗ chiếm phần lớn diện tích vi phẫu, rễ càng già phần gỗ càng nhiều.

Bột

Bột màu vàng nhạt, thơm nhẹ, vị hơi ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột hình chuông, hình đa giác, đường kính 10 µm đến 20 µm đứng riêng lẻ, kép 2,3,4 hay tụ tập thành khối. Mảnh bần, các mảnh mạch mạng, mạch vạch. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai đường kính 45 µm đến 70 µm. Mảnh mô mềm thường chứa tinh bột.

Định tính

A. Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5mlnước cất,lắc mạnh trong 1 min, sẽ thấy bọt bền trong 10 min.

B. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol 90 %(TT),ngâm trong 3 h, lắc, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch lọc vào ống nghiệm nhỏ, thêm 0,5mlanhydridacetic(TT),thêm từ từ 0,5mlacid sulfuric(TT),tại lớp phân cách giữa hai dung dịch xuất hiện vòng màu đỏ.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 1mlthuốc thử Fehling (TT),đun sôi, xuất hiện tủa đỏ gạch.

C. Lấy một ít bột dược liệu đặt trên khay sứ, nhỏ thêm 1 giọtdung dịch Lugol (TT),bột chuyển sang màu xanh đen.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel60F254 đã hoạt hóa ở 100 °C trong 30 min.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat - aceton -acid formic (5 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 10 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 100mlnước, đun sôi nhẹ trong 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 20mldung dịchacidhydrocloric 4 M (TT),đun sôi hồi lưu trong 4 h, để nguội. Chuyển dịch thủy phân vào bình gạn, lắc kỹ vớicloroform(TT)2 lần, mỗi lần với 20ml.Gộp dịch chiếtcloroform,rửa bằngnước cấtcho đến khi nước rửa trung tính (kiểm tra bằng giấy quỳ). Gạn lấy dịch chiết cloroform, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT)được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Dung dịchacidoleanolic chuẩn trongethanol(TT)nồng độ 1 mg/ml và/hoặc lấy 10 g rễ Đinh lăng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch đối chiếu và 10 µl đến 20 µl dung dịch thử. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy bản mỏng ở 105 °C cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết củaacidoleanolic trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và/hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Tạp chất: Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được trongethanol: Không được ít hơn 5,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol90 % (TT)làm dung môi.

Chất chiết được trong n-butanol:Không được ít hơn 2,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây 355) cho vào bình Soxhlet, loại tạp bằngetherdầu hỏa (khoảng sôi từ 40°Cđến 60 °C) (TT)trong khoảng 2 h. Để nguội, lấy túi bột dược liệu ra, để bay hơi hếtetherdầu hỏa, xé túi bột, chuyển cả bột và túi giấy vào bình nón nút mài 100ml.Thêm chính xác 50,0mlmethanol80 %vào bình nón, đậy nắp, cân xác định khối lượng, đun sôi hồi lưu trong cách thủy 2 h, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân xác định lại khối lượng, bổ sung phần khối lượng bị giảm bằngmethanol80 %,lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Bỏ 5mldịch lọc đầu, hút chính xác 25,0mldịch lọc, cô trên cách thủy đến còn khoảng 1ml,dùng 20mlnước chuyển dịch và cắn trong bát cô vào bình gạn 100ml.Lắc kỹ lớp nước vớin-butanol bão hòa nước(TT)3 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiết n-butanol vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trên cách thủy đến cắn khô, sấy cắn ở 105 °C trong 3 h, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 min, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được trong dược liệu.

Chế biến

Thu hái, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

Chế biến

Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm. Đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô.

Bào chế

Đinh lăng sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Đinh lăng chế rượu gừng và mật: Tẩm rượu gừng 5 % vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm Mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm. Dùng 5 lít rượu gừng 5 % và 5 kg Mật ong cho 100 kg dược liệu.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Ngọt, bình. Quy vào kinh phế, tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ khí, lợi sữa, giải độc. Chủ trị: Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, kém ngủ, phụ nữ sau đẻ ít sữa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 2 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán bột. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác

ĐỖ TRỌNG (Vỏ thân)

Cortex Eucommiae

Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoidesOliv.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).

Mô tả

Dược liệu là những miếng vỏ phẳng hoặc hai bên mép hơi cong vào, to nhỏ không đều, dày 0,2cmđến 0,7cm,màu xám tro. Mặt ngoài sần sùi, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của cành con. Mặt trong vỏ màu sẫm, trơn, chất giòn, dễ bẻ gãy, mặt bẻ có nhiều sợi màu trắng ánh bạc, có tính đàn hồi như cao su. Vị hơi đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang dược liệu nhìn dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong có: Lớp bần dày, có chỗ bị nứt rách, gồm những tế bào dẹt thành hóa bần, xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm nhiều hàng tế bào, các tế bào phía ngoài thường bị ép dẹt. Mô cứng xếp từng đám rải rác trong mô mềm vỏ, có cả trong libe. Libe cấp 2 dày có những đám sợi. Một số tế bào chứa nhựa nằm rải rác trong mô mềm vỏ, trong libe và trong mô cứng. Tia ruột có khoảng 2 đến 3 hàng tế bào, uốn lượn chạy từ tầng sinh libe-gỗ đến mô mềm vỏ. Trong cùng là tầng sinh libe-gỗ.

Bột

Bột màu nâu xám không mùi, vị hơi đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm các tế bào hình đa giác, tế bào bần hình đa giác có thành hóa gỗ dày không đều và có nhiều lỗ nhỏ; tế bào bần hình chữ nhật có thành dày lên 3 mặt, mặt còn lại tương đối mỏng, có lỗ trao đổi rõ. Nhiều sợi nhựa dài, mảnh, ngoằn ngoèo, chụm thành từng đám màu trắng đục hoặc kéo dài như sợi dây, có dạng hạt trên bề mặt. Mảnh mô cứng gồm những tế bào màu vàng, dài hoặc hình trái xoan, có khoang hẹp, có ống trao đổi rõ. Các tế bào đá thường tụ lại thành khối, hình gần chữ nhật tới gần tròn, hình chữ nhật kéo dài hoặc hình không đều, thành dày, đôi khi có chứa nhựa.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlcloroform(TT),ngâm 2 h. Lọc lấy dịch lọc, để bay hơi hết dung môi đến cắn, thêm vào cắn 1mlethanol96 % (TT), để yên khoảng 5 min sẽ thấy xuất hiện màng có tính đàn hồi.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Dicloromethan -methanol-acid formic (3 : 1 : 0,1).

Dung dịch thử:Lấy 2,5 g bột dược liệu, thêm 30mlmethanol(TT),siêu âm trong 30 min. Lọc, cất thu hồi dung môi và cô dịch lọc dưới áp suất giảm tới cắn. Hòa tan cắn trong 20mlnước,chuyển toàn bộ dung dịch vào bình chiết và chiết bằng 50mldicloromethan (TT),bỏ lớp dicloromethanl và chiết lớp nước với 50mln-butanol (TT).Bay hơi dịch chiếtbutanoltới cắn khô dưới áp suất giảm, hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan pinoresinol diglucosid chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml hoặc lấy 2,5 g bột Đỗ trọng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 bản mỏng. Lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun hỗn hợpacid sulfuric- nước(20 : 80) lên bản mỏng, sấy bản mỏng ở 120 °C đến khi các vết hiện rõ. Kiểm tra dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu hoặc có vết cùng giá trịRfvà màu sắc với vết pinoresinol diglucosid thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 70°C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần(Phụ lục 9.8)

Không được quá 8,5 %.

Tro không tan trongacid (Phụ lục 9.7)

Không được quá 6,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 11,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol75 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:Hỗn hợp gồmnướcacetonitril (TT)được phối hợp theo chương trình dung môi dưới đây.

Dung dịch thử:Lấy chính xác khoảng 0,4 g bột dược liệu (qua rây có cỡ mắt rây 0,850 mm), thêm 10mlethanol50 % (TT).Siêu âm trong 30 min. Ly tâm với lực ly tâm tối đa là 5000xgtrong 5 min. Lọc lớp dung dịch qua màng lọc 0,45 µm và chuyển dịch lọc vào bình định mức 25ml.Lặp lại cách chiết như trên một lần nữa. Gộp dịch lọc vào bình định mức và thêmethanol50 % (TT)đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan pinoresinol diglucosid chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 1 mg/ml. Từ dung dịch này pha dãy dung dịch chuẩn có nồng độ 1, 10, 50, 100, 200 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 228 nm.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Nước
(% tt/tt)

Acetonitril
(% tt/tt)

Rửa giải

0 - 20

90 → 80

10 → 20

Đẳng dòng

Kiểm tra tính thích hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký 5 lần đối với dung dịch chuẩn 50 µg/ml. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic pinoresinol diglucosid không lớn hơn 5,0 % và độ lệch chuẩn tương đối thời gian lưu của pinoresinol diglucosid không được lớn hơn 2,0 %, số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic pinoresinol diglucosid không được nhỏ hơn 50000.

Độ phân giải giữa pic của pinoresinol diglucosid với pic gần nhất trên sắc ký đồ dung dịch thử không được nhỏ hơn 1,5.

Tiến hành sắc ký với các dung dịch chuẩn đã pha ở trên. Vẽ đường chuẩn biểu diễn sự liên quan giữa diện tích pic pinoresinol diglucosid và nồng độ các dung dịch tương ứng.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử. Xác định pic pinoresinol diglucosid trên sắc ký đồ của dung dịch thử bằng cách so sánh thời gian lưu với pic pinoresinol diglucosid trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn. Thời gian lưu của pinoresinol diglucosid trên hai sắc ký đồ khác nhau không được lớn hơn 5,0 %.

Tính hàm lượng pinoresinol diglucosid trong dược liệu dựa vào diện tích pic pinoresinol diglucosid trên sắc ký đồ của dung dịch thử, đường chuẩn đã lập và hàm lượng C32H42O16trong pinoresinol diglucosid chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,10 % pinoresinol diglucosid (C32H42O16) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6, bóc lấy vỏ, cạo bỏ vỏ thô, xếp đống cho đến khi mặt trong của vỏ có màu nâu tía đen thì phơi khô.

Đỗ trọng thái miếng: Cạo vỏ thô còn sót lại, rửa sạch, thái miếng hoặc sợi còn tơ, phơi khô, dùng sống hoặc chế.

Diêm đỗ trọng (Chế muối): Lấy Đỗ trọng thái miếng, tẩm nước muối trong 2 h (1 kg Đỗ trọng dùng 30 g muối trong 200mlnước), sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gãy, tính đàn hồi tơ kém so với khi chưa sao; vị hơi mặn.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, hạ áp. Chủ trị: Can thận bất túc, đau nhức lưng gối, xương khớp, gân cốt vô lực, di tinh, liệt dương, động thai ra máu, lưu thai chóng mặt, hoa mắt, tăng huyết áp.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc tán.

ĐỘC HOẠT (Rễ)

Radix Angelicae pubescentis

Rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt (Angelica pubescens Maxim.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ cái hình trụ, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới phân 2 đến 3 nhánh hoặc hơn, dài 10cmđến 30cm.Đầu rễ phình ra, hình nón ngược với nhiều vân ngang. Đường kính 1,5cmđến 3cm,đỉnh trên còn sót lại ít gốc thân, mặt ngoài màu nâu xám hay nâu thẫm, có vân nhăn dọc, với các lỗ vỏ, hơi lồi ngang và những vết sẹo rễ con hơi nổi lên. Chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có vỏ màu xám trắng, với nhiều khoang dầu màu nâu rải rác, gỗ từ màu vàng xám đến vàng nâu, tầng phát sinh màu nâu. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hăng, nếm hơi tê lưỡi.

Vi phẫu

Lớp bần có nhiều hàng tế bào. Vỏ hẹp với ít khoang tinh dầu. Libe rộng chiếm nửa bán kính của rễ. Khoang tinh dầu tương đối nhiều, xếp thành vài vòng tiếp tuyến, lớn tới 153 µm, xung quanh bao bọc bởi 6 tế bào đến 10 tế bào tiết. Tầng phát sinh tạo thành vòng tròn liên tục. Tia gỗ rộng có 1 đến 2 hàng tế bào. Mạch rải rác, đường kính tới 84 µm, thường xếp theo hình xuyên tâm, riêng lẻ. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột.

Định tính

A. Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 3mlether (TT), đun trên cách thủy hồi lưu 1 h, lọc và bốc hơi dịch lọc đến khô. Thêm vào cắn 30mlether dầu hỏa (30 °Cđến 60 °C)(TT), lắc và lọc. Hòa tan cắn trong 3mlethanol (TT) rồi đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) sẽ có huỳnh quang xanh tía.

B. Lấy 1 ml dung dịch ở phản ứng (A), thêm 3 giọt dung dịch hydroxylamin hydroclorid 70 % trong methanol (TT) mới pha và 3 giọt dung dịch kali hydroxyd 10% trong methanol (TT), đun nóng nhẹ trên cách thủy, để nguội rồi thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1 % trong acid hydrocloric (TT), lắc mạnh sẽ xuất hiện màu vàng cam.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60 F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat - aceton (8 : 2 : 0,5)

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10mlether ( TT), ngâm qua đêm, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới khô, hòa tan cắn trong 2mlcloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu :Lấy 2 g bột Độc hoạt (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử, được dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng để khô ở trong không khí rồi đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát huỳnh quang cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 0,250 mm, để dược liệu trong bình hút ẩm chứaphosphor pentoxyd (TT) trong 48 h, sau đó cân dược liệu), cho vào bình Soxhlet, thêm 70mlether (TT) và 1 số hạt thủy tinh. Đun hồi lưu trên cách thủy trong 4 h, để nguội, lọc, rửa bình và cặn bằngether (TT), gộp dịch lọc và dịch rửa vào bình định mức 100ml,thêmether (TT) đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác 50mldịch chiết, cho vào 1 cốc có mỏ đã được sấy đến khối lượng không đổi, bốc hơi dịch chiếtetherở nhiệt độ thường rồi đặt trong bình hút ẩm có chứaphosphor pentoxyd (TT) trong 24 h, cân xác định khối lượng cao chiết từ dược liệu. Chất chiết được trongetherkhông được dưới 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi thân, lá cây khô, lụi hoặc vào mùa xuân trước khi cây nảy chồi, đào lấy rễ, bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch, sấy đến gần khô, xếp đống 2 đến 3 ngày, sau khi mềm, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến mỏng, phơi khô hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, vi ôn. Vào các kinh thận, can, bàng quang.

Công năng

Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong đầu thống, phong hàn hiệp thấp đau đầu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

ĐƠN LÁ ĐỎ (Lá)

FoliumExcoecariae

Đơn mặt trời, Đơn tía

Dược liệu là lá đã phơi hay sấy khô của cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.),họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Lá hình bầu dục hai đầu thuôn nhọn, dài 6cmđến 12cm,rộng 2cmđến 4cm.Cuống lá dài 0,5cmđến 1cm.Phiến lá nguyên, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía. Có 10 đến 12 cặp gân lông chim nổi rõ ở mặt dưới lá, lõm ở mặt trên lá.

Vi phẫu

Phần gân lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào nhỏ xếp liên tục, kích thước tương đối đều nhau. Nằm sát biểu bì trên và biểu bì dưới là mô dày gồm những đám tế bào hình trứng, kích thước khác nhau, có thành dày bắt màu đỏ. Tiếp theo là mô mềm, gồm những tế bào có kích thước lớn, không đều nhau, có thành mỏng, xếp lộn xộn. Giữa gân lá là bó libe gỗ, hình cung, cung libe ở ngoài ôm lấy cung gỗ ở trong.

Phiến lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang, có thành ngoài hóa cutin. Dưới biểu bì trên là mô giậu gồm một hàng tế bào hình chữ nhật.

Bột

Bột lá có màu xanh nâu, mùi hắc nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: mảnh mô mềm, mạch mạng, mạch xoắn đứng riêng lẻ hay trong các mô, bó sợi, mảnh mô mềm, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh biểu bì có nhiều tế bào lỗ khí kiểu song bào.

Định tính

A. Cân 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 5mlethanol50 % (TT),đun trong cách thủy 5 min, lọc. Dịch lọc có màu đỏ tía.

B. Cân 5 g dược liệu đã được làm nhỏ cho vào bình Soxhlet rồi chiết vớietherdầu hỏa(30 °Cđến60 °C)(TT)cho đến khi hết màu. Bã dược liệu sau khi chiết bằngetherdầu hỏa để bay hơi hết dung môi, cho vào bình cầu dung tích 100ml,thêm 50mlethanol90 % (TT),lắp sinh hàn hồi lưu, đun trong cách thủy sôi 30 min, lọc. Dịch lọc cô cách thủy đến còn khoảng 3ml.Lấy 1mldịch chiếtethanolvào ống nghiệm, thêm một ít bộtmagnesi (TT)và vài giọtacidhydrocloric (TT),đun nóng nhẹ trên cách thủy, thấy xuất hiện màu hồng đỏ.

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Độ ẩm

Không quá13,0 % (Phụ lục9.6, 1g,85°C, 4h).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè. Lá hái về được phơi hoặc sấy tới khô. Trước khi dùng sao vàng. Cũng có thể dùng tươi.

Bảo quản

Trong bào bì kín, để nơi thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng nhạt, tính mát.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Chủ trị: Mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mày đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

Liều lượng, cách dùng

Ngày dùng 6 g đến 12 g lá khô (hoặc 20 g đến 40 g lá tươi), dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm.

Kiêng kỵ

Người hay chảy máu không nên dùng.

ĐƯƠNG QUY (Rễ)

Radix Angelicae sinensis

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy[Angelica sinensis (Oliv.)Diels.],họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ dài 10cmđến 20cm,gồm nhiều nhánh, thường phân biệt thành 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ.

Đường kính quy đầu từ 1,0cmđến 3,5cm,đường kính quy thân và quy vĩ từ 0,3cmđến 1,0cm.Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay, hơi đắng.

Vi phẫu

Lớp bần mỏng màu nâu nhạt. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng chứa tinh bột. Vùng libe có nhiều ống tiết tinh dầu. Tầng sinh libe-gỗ là một vòng ngoằn ngoèo rõ rệt. Mô mềm ruột có nhiều sợi.

Bột

Bột màu nâu vàng, mùi thơm đặc biệt. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đứng riêng lẻ. Các ống tiết tinh dầu thường bị vỡ. Mảnh mô mềm có nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn, mạch điểm.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel60 F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat (8 : 2).

Dung dịch thử:Lấy 4 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol95 % (TT)ngâm trong 1 h, thỉnh thoảng lắc. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến còn khoảng 10ml,được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 4 g bột Đương quy (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 2 vết phát quang xanh sáng to rõ và một số vết phụ khác cỏ cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel60 F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan-diclomethan -ethylacetat -acid formic (4 : 1 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 4 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol95 % (TT)ngâm trong 1 h, thỉnh thoảng lắc. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến còn khoảng 10ml,được dung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Dùng dung dịch đối chiếu của phép thử A.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòatan acid ferulicchuẩn trongethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13), dùng 10 g dược liệu cắt nhỏ.

Tro toàn phần

Không được quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,0 %( Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 40,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

A. Định lượng tinh dầu (Phụ lục 12.7).

Dùng 50 g bột dược liệu (qua rây số 355), thêm 250mlnước,một ít đá bọt và 75mlglycerin(TT),cất trong 4 h (khi cất phải tăng nhiệt độ dần dần để tránh bị trào do tạo bọt).

Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được ít hơn 0,4 % tính theo dược liệu khô kiệt.

B. Định lượngacid ferulic.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịchacid phosphoric0,085 % (17 : 83).

Dung dịch chuẩn:Hòatan acid ferulicchuẩn trongmethanol70 % (TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 12 µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài dung tích 100ml,thêm chính xác 20,0mlmethanol70 % (TT),đậy nắp, cân xác định khối lượng. Đun sôi hồi lưu cách thủy 30 min, để nguội, cân lại và bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol70 % (TT)nếu cần, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnhC (5µm).

Detectorquang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 321 nm.

Tốc độ dòng: 1,3 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl dung dịch thử, 10 µl dung dịch chuẩn.

Cách tiến hành:Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và ghi sắc ký đồ. Số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic củaacid ferulickhông được ít hơn 5000.

Tiêm dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tiến hành sắc ký. Ghi sắc ký đồ. Tính hàm lượngacid ferulictrong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượngC10H10O4củaacid ferulicchuẩn.

Hàmlượng acid ferulic (C10H10O4) không được ít hơn 0,05 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu. Đào lấy rễ, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.

Bào chế

Đương quy đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp. Tửu Đương quy: Lấy Đương quy đã thái thành lát, phun rượu cho đều, ủ qua, cho vào chảo đun nhỏ lửa, sao nhẹ đến khô, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Đương quy dùng 10 kg rượu. Dược liệu này là phiến mỏng dạng tròn hoặc không đều, mặt cắt có vân nâu nhạt. Chất dai, màu vàng thẫm, vị hơi đắng, mùi thơm nồng, có mùi rượu.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, tân, ôn. Vào các kinh can, tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư. Phong thấp tê đau, sưng đau do sang chấn.

Đương quy chích rượu: Dùng điều trị bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp tê đau, sưng đau do sang chấn.

Toàn Quy: Hòa huyết (vừa bổ huyết vừa hoạt huyết).

Quy vĩ: Hoạt huyết hóa ứ.

Quy thân: Dương huyết bổ huyết.

Quy đầu: Chỉ huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Kiêng kỵ

Tỳ vị có thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng.

ĐƯƠNG QUY DI THỰC (Rễ)

Radix Angelicae acutilobae

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy đi thực từ Nhật Bản[Angelicaacutiloba(Sieb. et Zucc.)Kitagawa],họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ chính ngắn và mập, dài 10cmđến 20cm,đường kính 2cmtrở lên, có nhiều rễ nhánh dài 15cmđến 20cm,đường kính 0,2cmtrở lên. Mặt ngoài màu nâu tối, có nhiều nếp nhăn dọc, nhiều sẹo lồi nằm ngang là vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm hơi hắc, vị ngọt nhẹ, sau hơi cay nóng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật thành dày xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, lớp phía ngoài thường bị ép bẹp, méo mó, rải rác có các khuyết tế bào hình dạng khác nhau. Thỉnh thoảng có các ống tiết tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm vỏ và libe. Libe-gỗ bị phân cách bởi các tia ruột tạo thành các bó dài riêng biệt. Tầng sinh libe-gỗ tạo thành vòng liên tục. Tia ruột gồm 2 đến 3 hàng tế bào xếp theo hướng xuyên tâm.

Bột

Bột có màu vàng nâu, mùi thơm, vị cay. Soi dưới kính hiển vi thấy: Có nhiều hạt tinh bột hình tròn hay hình trứng nhỏ đứng riêng lẻ hay từng đám, đường kính từ 5 µm đến 20 µm. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn, mạch điểm. Mảnh mô mềm có nhiều hạt tinh bột, rải rác có các giọt dầu màu vàng nhạt.

Định tính

A. Bột dược liệu phát quang dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng;Silica gel60F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat-aceton (7 : 2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu thêm 20mlaceton (TT)lắc thật kỹ (lắc trên máy lắc) trong 1 h. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 1mlcloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g Đương qui di thực (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết phát quang xanh lơ sáng có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Sau đó phun dung dịchkalihydroxyd 1 M trongethanol(TT), các vết này phát quang mạnh hơn.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro không tan trongacid

Không quá 4,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Thân, lá, hoa lẫn trong dược liệu: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 35,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 50 g bột dược liệu (qua rây số 355), thêm 250mlnước, một ít đá bọt và 75ml glycerin(TT),cất trong 4 h (khi cất phải tăng nhiệt độ dần dần để tránh bị trào do tạo bọt).

Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được ít hơn 0,1 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu cây trồng được10 - 12tháng. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, phơi hay sấy ở 50°Cđến 60°C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Cam, tân, ôn. Vào các kinh can, tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.

GẤC (Áo hạt)

Arillus Momordicae cochinchinensis

Áo hạt lấy từ hạt quả chín đem phơi hoặc sấy khô của cây Gấc[Momordica cochinchinensis (Lour.)Spreng.], họ Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Dược liệu là những màng dày khoảng 1 mm, dài 2cmđến 3cm,rộng 2cmđến 2,5cm,màu đỏ cam, bề mặt nhăn nheo. Thể chất khô giòn, dễ gãy vụn, mùi hăng nhẹ, vị nhạt.

Bột

Bột màu đỏ cam, soi kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, kích thước tương đối đều, thành hơi dày, xếp sít nhau, đều đặn. Nhiều hạt dầu tròn nhỏ màu cam. Rải rác có các khối chất màu nâu đen.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG

Dung môi khai triển: Cyclohexan -Etherethylic (4 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột thô dược liệu, thêm 10mletherdầu hỏa (40°Cđến 60 °C) (TT),ngâm trong 1 h, lọc. Cô đến cắn. Hòa cắn trong 1mletherdầu hỏa (40°Cđến 60 °C) (TT)làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Dung dịch β-carotennồng độ 0,1 mg/ml trongetherdầu hỏa (40 °C đến 60 °C) (TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết chính cùng màu, cùng giá trị Rf với vết của β-carotenđối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng khoảng 10 g dược liệu.

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8 ).

Chất chiết được trong dược liệu

Cân chính xác 10 g bột dược liệu vào một bình nón nút mài dung tích 250ml.Thêm 100mletherdầu hỏa (40°Cđến 60 °C),đun hồi lưu trên cách thủy ấm trong 30 min. Để lắng, gạn lấy dịch chiết. Chiết như trên 02 lần nữa, mỗi lần với 50mletherdầu hỏa (40°Cđến 60 °C).Lọc dịch chiết và tập trung các dịch lọc vào một chén đã cân bì, cô dịch lọc trên cách thủy đến khi hếtetherdầu hỏa. Để nguội trong bình hút ẩm. Cân và tính kết quả.

Hàm lượng cắn dầu không được dưới 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Quả gấc chín, bổ lấy hạt, phơi hoặc sấy hay đồ chín cho bớt dính, bóc lấy áo hạt, ép lấy dầu hoặc phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40 °C đến 60 °C. Màng áo hạt gấc dùng chế dầu gấc.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị qui kinh

Cam, bình. Vào kinh can, tỳ, vị.

Công năng chủ trị

Bổ tỳ, thanh can sáng mắt. Dùng cho trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh khô mắt, quáng gà.

Cách dùng, liều lượng

Dạng dầu. Người lớn 10 đến 20 giọt /ngày (2 lần/ngày). Trẻ em: 5 đến 10 giọt /ngày.

GẤC (Hạt)

SemenMomordicae cochinchinensis

Mộc miết tử

Hạt đã bóc áo hạt, phơi hay sấy khô, lấy từ quả chín của cây Gấc[Momordica cochinchinensis (Lour.)Spreng.], họ Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Hạt gần tròn, dẹt, giữa hơi phồng lên, đường kính 2cmđến 4cm,dày 0,5cm.Vỏ hạt cứng màu nâu đen, mép có răng tù và rộng. Phía trong vò cứng có màng mỏng như nhung, màu lục xám, trên mặt có những vết dài nhỏ màu nâu. Hai lá mầm màu trắng ngà ép vào nhau, có chất dầu. Mùi đặc biệt, vị đắng.

Bột

Màu vàng xám, tế bào mô cứng hình tròn hay bầu dục, thành dày hóa gỗ, mép lượn sóng, đường kính 50µmđến 120 µm, có khoang rõ rệt, hẹp. Tế bào mô mềm của lá mầm có hình nhiều cạnh, chứa dầu béo và hạt aleuron. Khối dầu hình tròn, đường kính 30 µm đến 70µm,có vân lưới rõ trên bề mặt.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu thô, thêm 20mlether(TT),ngâm ấm khoảng 30 phút, lọc. Lấy 2mldịch lọc, bốc hơi trên cách thủy đến khô. Thêm một ít bộtnatrisulfatkhan (TT)vào cặn, đun nóng, sẽ có bọt và hơi cay màu trắng bốc lên.

B. Lấy 1 g bột dược liệu thô, thêm 10mlethanol70 % (TT),đun trên cách thủy 30 phút [nếu cạn thì thêmethanol70 % (TT)vừa đủ thể tích], lọc. Lấy 2mldịch lọc cô trên cách thủy tới cắn sền sệt. Thêm vào cắn 20mlnướcnóng, khuấy đều, để nguội, lọc. Lấy 10mldịch lọc cho vào ống nghiệm, lắc mạnh theo chiều dọc của ống nghiệm 1 min. Để yên, có cột bọt bền 5 min.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13).

Chế biến

Thu hái quả chín vào mùa đông, bổ ra và phơi cho se, loại bỏ vỏ thịt quả, lấy hạt phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Mộc miết tử sống: Tách bỏ phần vỏ hạch cứng, lấy nhân, để nguyên hoặc mài với dấm để bôi.

Bột mộc miết tử sương: Sao nhân hạch mộc miết tử sạch, nghiền nát, bọc vào giấy bản và ép để loại hết chất dầu được bột trắng như sương.

Bảo quản

Để nơi khô ráo.

Tính vị, qui kinh

Khổ, cam, ôn, có độc. Quy vào kinh can, tỳ vị.

Công năng, chủ trị

Tán kết tiêu sưng, giải độc. Chủ trị: Sưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,9 g đến 1,2 g dạng uống. Dùng ngoài với một lượng bột thích hợp trộn với dầu hay dấm đắp tại chỗ, hoặc mài để bôi, hoặc ngâm rượu để bóp chỗ bị sưng dập.

Kiêng kỵ

Thận trọng đối với phụ nữ có thai.

GAI (Rễ)

RadixBoehmeriae niveae

Trữ ma căn

Rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Gai làm bánh[Boehmeria nivea(L .)Gaud.],họ Gai (Urticaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, hơi cong queo, dài 8cmđến 25cm,đường kính 0,8cmđến 2cm.Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu sẫm, có những vết nhăn dài theo chiều dọc và ngang, có lỗ bì và có vết tích của rễ con. Chất cứng, vết bẻ màu vàng có xơ, phần vỏ màu nâu xám, phần gỗ màu nâu nhạt, một số ở giữa có vòng đồng tâm, phần tủy (ruột) màu nâu, trong rỗng, tia ruột khá rõ. Mùi nhẹ, vị nhạt, nhai hơi dính răng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 đến 4 hàng tế bào hình chữ nhật, màu nâu. Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng, rải rác có các tế bào chứa chất nhày và tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đôi khi có đám sợi. Bó libe-gỗ bị ngăn cách nhau bởi các tia ruột kéo dài ra tận mô mềm vỏ, trong libe cũng có đám sợi. Mạch gỗ tròn, to, chạy dài đến ruột. Mô mềm ruột hẹp.

Bột

Màu vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy: Sợi dài, rời hoặc dính lại thành bó. Mảnh mô mềm có tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng, chứa đầy tinh bột. Hạt tinh bột tròn, nhỏ. Mảnh mạch gỗ rộng. Mảnh bần màu vàng sẫm, dày. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Độ ẩm

Không quá10,0% (Phụ lục9.6, 1g,105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nồng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ hay mùa thu. Đào lấy rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, để nguyên hay thái phiến, dùng tươi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào kinh can, tâm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 20 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lấy rễ tươi giã lấy nước để bôi, đắp hoặc sắc lấy nước rửa.

Kiêng kỵ

Vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.

-7-O-β-D

Rhizoma Zingiberis

Can khương

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Gừng(Zingiber officinaleRose.),họ Gừng(Zingiberaceae).

Mô tả

Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3cmđến 7cm,dày 0,5cmđến 1,5cm.Mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh trưởng của thân rễ. Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ. Mặt cắt ngang có sợi thưa. Mùi thơm, vị cay nóng.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, xếp tương đối đều đặn. Dưới lớp biểu bì là lớp suberoid gồm 5 đến 6 hàng tế bào tròn hoặc gần tròn nhuộm màu xanh, xếp xen kẽ nhau. Phía dưới lớp suberoid là lớp bần gồm những tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm và đồng tâm. Mô mềm vỏ gồm các tế bào tròn. Phía trong, lớp nội bì tạo thành vòng không liên tục, sát lớp nội bì là lớp trụ bì. Các bó libe gỗ rải rác trong phần mô mềm vỏ và mô mềm ruột, tập trung nhiều nhất ở sát lớp nội bì. Mỗi bó hình tròn hay hình trứng có 1 đến 6 mạch gỗ ở giữa, libe chồng lên gỗ, rải rác có các mạch gỗ bị cắt dọc. Những tế bào tiết tinh dầu rải rác khắp mô mềm ruột và mô mềm vỏ.

Bột

Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu màu vàng nhạt. Tinh bột hình trứng, có vân rõ. Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu vàng nâu. Sợi có thành mỏng. Mảnh mạch vạch, mạch vòng, mạch điểm.

Định tính

A. Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol70 % (TT),đun sôi, lắc đều, lọc.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 5 giọtdung dịch natri nitro-prusiat 1 % (TT),thêm 3 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 %(TT), xuất hiện màu đỏ. Thêm 2 giọtacid aceticbăng (TT), cótủa chuyển sang màu vàng.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 3 giọtdung dịch parani-troanilin(TT), thêm 0,5mldung dịch natri hydro-carbonat 5 %(TT), 4mlnước,đun sôi, để nguội, dung dịch có màu nâu đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan - aceton -acid aceticbăng (7,5 : 2,5 : 4 giọt).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 5mlaceton(TT), lắc trong 3 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Gừng (mẫu chuẩn) chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi phunthuốc thửvanilin-sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 110 °C cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 10 vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất: Không quá 1,0 %.

Tỉ lệ non xốp: Không quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được trong nước:Không ít hơn 14,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chất chiết được trongethanol90 %:Không ít hơn 6,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngethanol90 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Cho 30 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 300mlnước,tiến hành cất trong 3 h.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (can khương). Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao cháy (thán khương).

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, nhiệt. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị, thận, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Thán khương tăng cường chỉ huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.

HÀ THỦ Ô ĐỎ (Rễ)

Radix Fallopiae multiflorae

Dạ giao đằng

Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ[Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn.Polygonum multiflorum (Thunb.)], họ Rau răm (Polygonaceae).

Mô tả

Rễ củ tròn, hoặc hình thoi, không đều, củ nhỏ để nguyên, dài 6cmđến 15cm,đường kính 4cmđến 12cm;củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài màu nâu đỏ, có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Chất chắc, khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Mùi nhẹ, vị hơi đắng, hơi ngọt và chát.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 đến 4 hàng tế bào thành dày, chứa chất màu nâu. Mô mềm vỏ phát triển nhiều, rải rác có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình thoi. Từng đám libe cấp 2 rời nhau xếp thành một vòng tròn ứng với các đám gỗ cấp 2 ở bên trong. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp 2 chạy vào đến tâm. Tia ruột chạy từ tâm cắt libe-gỗ cấp 2 thành từng đám. Ngoài ra có các bó libe gỗ thứ cấp được hình thành sau gỗ cấp 2 nằm riêng lẻ hoặc chụm với nhau rải rác khắp mô mềm vỏ.

Bột

Mùi nhẹ, màu nâu hồng, vị hơi chát. Soi dưới kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép đôi, kép ba, nằm riêng lẻ hoặc kết thành khối, đường kính 5 µm đến 25µm,hình gần tròn, rốn hình sao hay phân nhánh.

Rải rác có các mảnh mạch điểm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 20µmđến 50 µm. Mảnh bần gồm các tế bào hình đa giác thành dày có màu đỏ nâu. Mảnh mômềmcó tế bào thành mỏng chứa tinh bột. Sợi nhỏ dài có vách dày với nhiều ống trao đổi.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, ngâm với 10mlnướctrong 30 min, gạn lấy 5ml,thêm 3 giọt đến 4 giọtdung dịch natri hydroxyd(TT) sẽ có màu đỏ sẫm.

B. Lấy 0,1 g bột, thêm 10mldung dịch natri hydroxyd 10%(TT) đun trong cách thủy trong 5 min, để nguội, lọc. Acid hóa dịch lọc bằngdung dịchacidhydrocloric 10 %(TT)đến môi trườngacid(thử bằng giấy quỳ), sau đó lắc với 20mletherethylic(TT), lớpetherethylic có màu vàng cam, gạn lấy 5ml ether,thêm 5mldung dịch amoniac đậm đặc (TT), lớp amoniac sẽ có màu đỏ.

C.Lấy 0,2 g bột dược liệu, đun trên cách thủy với 10mlethanol96 % (TT)trong 5 min, để nguội, lọc. Lấy 5mldịch lọc, để bay hơi đến khô, thêm 2mldung dịchantimonyclorid (TT)sẽ có màu đỏ hay tím đỏ.

D. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại lát cắt có màu vàng xám.

E. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Ethylacetat-methanol- nước (100 : 17 : 13).

Dung dịch thử: Lấy0,25 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol96 %(TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 30 min, để nguội, lọc, để bay hơi dịch lọc đến cạn. Thêm vào cắn 10mlnướcvà 1mldung dịchacidhydrocloric 10 %(TT), đun hồi lưu trong cách thủy 30 min, để nguội sau đó lắc vớietherethylic(TT)2 lần, mỗi lần 20ml.Gộp dịch chiếtether,để bay hơi tự nhiên còn khoảng 1mldùng làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan emodin trongethanol96 %(TT)để được dung dịch có nồng độ0,1 %.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu chuẩn), chiết như mô tả trong mục Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong khôngkhí ở nhiệt độ phòng, quan sát các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơiamoniac (TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu, trong đó phải có mộtvếtcùng màu sắc, cùng giá trị Rf với vết emodin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục9.6,1 g, 105°C,5 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 2,0 %(Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tỉ lệ xơ gỗ: Không quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 20,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh, dùngethanol30 % (TT)làm dung môi.

Định lượng anthraquinon kết hợp

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (Phụ lục 5.3).

Pha động:Methanol- dung dịchacid phosphoric0,1 % (80 : 20).

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác cácchấtchuẩn emodin và physcion và hòa tan trongmethanol(TT)để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ tương ứng là 80 µg/ml và 40 µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây có cỡ mắt rây 0,250 mm) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol(TT),đậy nút và cân. Đun sôi hồi lưu 1 h, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol (TT), lắc đều, lọc được dung dịch thử A (dùng để xác định anthraquinon tựdo (FAQ)). Hútchính xác 25mldung dịch thử A cho vào bình nón nút mài, cô trên cách thủy đến cạn. Thêm chính xác 20mldung dịchacidhydrocloric 8 % (TT),lắc siêu âm 5 min, thêm 20mlcloroform(TT),đun hồi lưu 1 h, làm nguội ngay lập tức rồi chuyển vào bình gạn. Rửa bình nón với 5mlcloroform (TT). Gộp dịch rửa vào bình gạn. Gạn lấy lớpcloroform.Lắc dung dịchacidvớicloroform(TT)3 lần nữa, mỗi lần dùng 15ml.Gộp dịch chiếtcloroform,cô trên cách thủy đến cạn. Dùngmethanol (TT) để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 10ml,thêmmethanol(TT)vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc được dung dịch thử B (dùng để xác định anthraquinon toàn phần (TAQ))

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn emodin phải không dưới 3000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và hai dung dịch thử. Tính hàm lượng emodin và physcion trong mỗi dung dịch thử và trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của các dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng các chất chuẩn emodin và physcoin. Từ đó tính hàm lượng anthraquinon kết hợp(CAQ).

Hàm lượng CAQ = Hàm lượng TAQ - Hàm lượngFAQ

Dược liệu phải chứa không dưới 0,1 % anthraquinon kết hợp (CAQ), tính theo tổng hàm lượng của emodin(C15H10O5)và physcion (C16H12O5), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn. Trước khi dùng thường nấu, đồ với đậu đen.

Bào chế

Chế Hà thủ ô đỏ: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g Đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết. Nếu đồ thì đồ 9 lần rồi phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.

Bảo quản

Để nơi khô, mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, sáp, ôn. Vào các kinh can, thận.

Côngnăng, chủ trị

Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.

Cáchdùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g Hà thủ ô đỏ đã chế, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

HÀ THỦ Ô TRẮNG (Rễ)

RadixStreptocauli

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô trắng[Streptocaulonjuventas(Lour.)Merr.], họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Mô tả

Rễ nạc hình trụ, đường kính 1cmđến 3cm.Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ vỏ nằm ngang và những vết tích của rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có màu trắng ngà đến màu vàng nâu nhạt, nhìn thấy rõ tầng phát sinh libe-gỗ. Vị hơi đắng, có nhiều bột.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang rễ hình tròn. Soi dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong có: Lớp bần cấu tạo bởi nhiều hàng tế bào hình chữ nhật, xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào có thành mỏng, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình khối. Libe cấp 2 bị phân chia bởi tia ruột thành các bó dài. Trong libe có sợi, ống nhựa mủ. Tầng sinh libe-gỗ quan sát rõ. Gỗ cấp 2 cấu tạo bởi những mạch gỗ lớn, có thành dày, xếp nối tiếp thành từng dãy rời nhau trong mô mềm gỗ.

Bột

Màu nâu nhạt, vị đắng sau chát. Soi kính hiển vi thấy: Các mảnh mô mềm, nhiều tinh thể calci oxalat hình khối, hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba, rải rác ở ngoài hay ở trong tế bào mô mềm. Các hạt tinh bột có rốn hạt hình chữ V hay chấm, những hạt to có thể quan sát thấy vân hạt. Mảnh bần màu vàng nâu. Nhiều mảnh mạch mạng, mạch chấm, sợi libe.

Định tính

A. Lấy 10 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 250ml,thấm ẩm bằngamoniac đậm đặc (TT)vừa đủ rồi thêm vào bình 20mlđến 25mlcloroform(TT),đun trên cách thủy sôi trong 2 min đến 3 min, lọc vào bình gạn qua giấy lọc đã được thấm ẩm bằngcloroform(TT).Lắc 2 lần, mỗi lần với 5mldung dịchacidhydrocloric 0,1 N (TT).Để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy lớpacid.Gộp dịch chiếtacidrồi chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT)sẽ xuất hiện tủa nâu.

Ống 2: Thêm 2 giọtthuốc thửMayer(TT)sẽ xuất hiện tủa trắng.

Ống 3: Thêm 2 giọtthuốc thửDragendorff(TT)sẽ xuất hiện tủa vàng cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlmethanol(TT),lắc kỹ trong 30 min. Lọc, cô dịch lọc trên cách thủy tới còn khoảng 1mldùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Hà thủ ô trắng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 105°Ctrong 3 min đến 5 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trịRfvà màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 %. (Phụ lục 9.6,1g, 105°C,5 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11).

Dược liệu còn sót gốc thân: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ rễ nhỏ (đường kính dưới 1cm):Không quá 10,0 %.

Chế biến

Thu hái quanh năm, đào lấy rễ củ về rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo 12 h rồi phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, sáp, lương. Vào hai kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý, kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 20 g, dạng thuốc sắc.

HẠ KHÔ THẢO (Cụm quả)

Spica Prunellae

Cụm quả đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Dược liệu hình chùy do bị ép nên hơi dẹt, dài 1,5cmđến 8cm,đường kính 0,8cmđến 1,5cm;màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài còn lại và lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hoa hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ, tràng hoa thường bị rụng, đài có 2 môi, 4 quả hạch nhỏ hình trứng, màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn. Thể nhẹ, chất giòn, mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Bột

Bột màu nâu đen, mùi nhẹ, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào một dãy, từ 5 đến 7 tế bào, đôi khi rất dài, bề mặt lấm tấm. Mảnh biểu bì dưới của lá có lỗ khí. Tế bào biểu bì đài hoa có vách ngoằn ngoèo. Mảnh mô mềm của cành gồm tế bào hình chữ nhật, xếp xen kẽ nhau. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, gai có đầu tù. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng. Đầu nhụy có tế bào dài và tỏa ra như nan quạt.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15mlethanol(TT),đun hồi lưu trong cách thủy 1 h, lọc. Lấy dịch lọc để thử các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dịch lọc cho vào một bát sứ nhỏ, bốc hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn bằng 1 giọtacid sulfuric(TT),xuất hiện màu đỏ tía chuyển dần sang màu lục tối.

Nhỏ một vài giọt dịch lọc lên một tờ giấy lọc rồi phun hỗn hợpdung dịch sắt(III)clorid 0,9 % (TT)dung dịchkali fericyanid0,6 % (TT)theo tỷ lệ (1 : 1), sẽ xuất hiện màu xanh lơ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -cloroform-ethylacetat -acid aceticbăng (20 : 5 : 8 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa cắn 2 lần, mỗi lần với 15mletherdầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT)trong khoảng 2 min, gạn bỏ dung dịchetherdầu hỏa. Hòa tan cắn trong 1mlethanol(TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g Hạ khô thảo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra và để khô trong không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màusắcvà giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tiếp tục phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy bản mỏng ở 100 °C tới khi hiện rõ các vết, quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạpchất(Phụ lục 12.11)

Thân cây: Không quá 5 %.

Tạp chất khác: Không quá 1 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Vào mùa hạ, hái khi cụm quả có màu đỏ nâu, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, hàn. Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giáng hỏa, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con người, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt, bướu cổ; tràng nhạc, viêm tuyến vú, nhọt vú sưng đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g. Dạng thuốc sắc.

HẬU PHÁC (Vỏ)

Cortex Magnoliae officinalis

Vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành phơi hay sấy khô của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. et Wils.) hoặc cây Ao diệp hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. etWilsvar. biloba Rehd. et Wils.), họ Ngọc lan (Magnoliaceae).

Mô tả

Vỏ thân: Vỏ khô cuộn thành ống đơn hoặc ống kép, dài từ 30cmđến 35cm,dày 0,2cmđến 0,7cm,thường gọi là “đồng phát” (ống hậu phác). Đầu vỏ khô gần phần rễ loe ra như loa kèn, dài từ 13cmđến 25cm,dày 0,3cmđến 0,8cm,thường gọi là “hoa đồng phác”. Mặt ngoài màu nâu xám, thô, đôi khi dạng vẩy dễ bóc ra, có lỗ vỏ hình bầu dục và có vân nhăn dọc rõ. Cạo bỏ vỏ thô hiện ra màu nâu vàng; mặt trong màu nâu tía hoặc nâu tía thẫm, tương đối trơn, có sọc dọc nhỏ, cạo ra có vết dầu rõ. Chất cứng khó bẽ gãy. Mặt gãy sần sùi, lấm tấm hạt, tầng ngoài màu nâu xám, tầng trong màu nâu tía hoặc nâu, có chất dầu, đôi khi có đốm sáng nhỏ. Mùi thơm, vị cay hơi đắng.

Vỏ rễ (căn phác); Dạng ống đơn hoặc phiến lát không đều, có khi cong queo giống như ruột gà gọi là kê trường phác. Chất cứng, dễ bẻ gãy, mặt gãy có xơ.

Vỏ cành (chi phác): Dạng ống đơn, dài 10cmđến 20cm,dày 0,1cmđến 0,2cm.Chất giòn, dễ bẻ gãy, mặt gãy có xơ.

Vi phẫu

Lớp bần có trên 10 hàng tế bào, có khi thấy tầng vỏ bong ra. Phía ngoài vỏ có vòng tế bào mô cứng và phía trong rải rác nhiều tế bào chứa dầu và nhóm tế bào mô cứng. Tia libe có 1 đến 3 hàng tế bào rộng, phần nhiều sợi xếp thành bó tập trung ở vùng trụ bì; rải rác có các tế bào chứa dầu.

Bột

Màu nâu, có nhiều sợi, đường kính 15 (µm đến 32 µm, thành rất dày, đôi khi có hình lượn sóng hoặc hình răng cưa ở một cạnh, hóa gỗ, ống lỗ không rõ. Tế bào mô cứng hình vuông, hình bầu dục, hình trứng, hoặc dạng phân nhánh không đều, đường kính từ 11 µm đến 65 µm, đôi khi có vân sọc rõ. Tế bào dầu hình bầu dục hoặc hơi tròn, đường kính 50 µm đến 85 µm, chứa chất dầu màu nâu vàng. Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật có thành dày, màu vàng nâu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat - aceton (9 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử:Lắc 0,5 g bột dược liệu với 5mlmethanol(TT)trong 30 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan magnolol chuẩn và honokiol chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ mỗi chất là 0,1 %. Nếu không có các chất đối chiếu, dùng 0,5 g bột vỏ Hậu phác (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT).Sấy bản mỏng ở 100°C trong 10 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cácvếtcùng màu sắc và giá trịRf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11).

Tỉ lệ vỏ chết: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 14,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6, bóc lấy vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành. Vỏ rễ và vỏ cành phơi âm can. Vỏ thân chần qua nước sôi, vớt ra, chất đống để nơi ẩm cho đến khi bề mặt lõi có màu nâu tía hay nâu thẫm, đổ mềm, cuộn thành ống phơi khô.

Bào chế

Hậu phác phiến: Cạo sạch vỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái lát, phơi khô.

Khương Hậu phác (chế gừng): Gừng tươi nghiền nát, ép, vắt lấy nước cốt gừng. Thêm một lượng nhỏ nước vào bã gừng, ép lấy nước gừng lần nữa. Trộn đều nước gừng. Tẩm nước gừng với Hậu phác phiến cho thấm hết nước gừng, sao nhỏ lửa đến khô, phiến cong, vết nứt có sợi và màu nâu tía. Dùng 10 kg Gừng tươi hoặc 3 kg Gừng khô cho 100 kg Hậu phác.

Bảo quản

Trong bao bì kín để nơi khô ráo, tránh mất mùi thơm.

Tính vị, qui kinh

Khổ, tân, ôn. Quy vào kinh tỳ, vị, phế, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư yếu, nguyên khí kém, phụ nữ có thai thận trọng khi dùng.

TIÊU (Quả)

Fructus Piperis nigri

Quả đã làm khô của cây Hồ tiêu(Piper nigrum L.) họ Hồ tiêu (Piperaceae). Gồm hai loại: Toàn bộ quả gần chín (Hồ tiêu đen), hoặc quả đã bỏ thịt quả rồi phơi khô (Hồ tiêu trắng hay hồ tiêu sọ).

Mô tả

Hồ tiêu đen: Quả hình cầu, đường kính 3,5 mm đến 5 mm. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều vết nhăn hình mạng lưới nổi lên. Đầu quả có vết của vòi nhụy nhỏ hơi nổi lên, gốc quả có vết sẹo của cuống quả. Chất cứng. Phần thịt quả có thể bóc ra được, vỏ quả trong màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt; mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Quả có chất bột, trong có lỗ hổng nhỏ là vị trí của nội nhũ. Mùi thơm, vị cay.

Hồ tiêu sọ: Mặt ngoài màu trắng tro hoặc màu trắng vàng nhạt, nhẵn.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài cấu tạo bởi một lớp tế bào xếp không đều và hơi uốn lượn. Vòng mô cứng xếp sát vỏ quả ngoài. Tế bào mô cứng hình nhiều cạnh, thành dày, khoang hẹp, có ống trao đổi rõ, xếp thành đámsátnhau thành nhiều vòng liên tục. Vỏ quả giữa: Vùng ngoài cấu tạo bởi tế bào nhỏ, thành mỏng, nhăn nheo, bị bẹp, kéo dài theo hướng tiếp tuyến, có nhiều tế bào chứa tinh dầu. Vỏ quả trong gồm tế bào mô cứng thành dày phía trong và hai bên thành hình chữ U. Một lớp tế bào vỏ hạt xếp đều đặn, thành mỏng. Vùng ngoại nhũ rất rộng, phía ngoài gồm 2 đến 3 lớp tế bào nhỏ thành mỏng, ở sát vỏ hạt; phía trong gồm tế bào lớn hơn, thành mỏng chứa nhiều tinh bột và tế bào tiết tinh dầu. Đối diện với cuống quả có một vùng nội nhũ rất nhỏ, cây mầm nằm trong nội nhũ.

Bột

Hồ tiêu đen: Bột màu tro thẫm, tế bào đá ở vỏ ngoài hình gần vuông, chữ nhật hoặc không đều, đường kính 19 µm đến 66 µm, thành tương đối dày. Tế bào đá vỏ quả trong hình đa giác, đường kính 20 µm đến 30 µm, nhìn mặt bên có hình vuông, thành tế bào có một mặt mỏng. Tế bào vỏ hạt hình đa giác, màu nâu, thành dày mỏng không đều và có hình chuỗi hạt. Giọt dầu tương đối ít, hình tròn, đường kính 51 µm đến 75 µm. Hạt tinh bột rất nhỏ, thường tụ tập lại thành khối.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 3mlamoniac đậm đặc (TT),trộn cho thấm đều, thêm 15mlcloroform(TT),lắc, đun hồi lưu trên cách thủy trong 15 min, lọc. Cho dịch lọc vào bình gạn, thêm 10mldung dịchacid sulfuric2 %(TT), lắc mạnh trong 1 min, để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy phầnacid,lọc trong lớp acid để làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch chiếtacid,thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat(TT), để yên 5 min dung dịch sẽ đục.

Lấy 1mldịch chiếtacid,thêm 6 giọtthuốc thửMayer(TT),để yên 5 min dung dịch sẽ đục.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat - aceton (7 : 3 : 1).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô, thêm 20mlethanol(TT),đun trên cách thủy 15 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Dung dịch piperin trongethanol(TT)có nồng độ 4 mg/ml. Nếu không có piperin, lấy khoảng 0,5 g bột Hồ tiêu (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT).Sấy bản mỏng ở 100 °C cho tới khi xuất hiện rõ các vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Hoặc

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen -etherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C) (8 : 2)

Dung dịch thử:Cất tinh dầu từ 10 g dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước (Phụ lục 12.7). Pha loãng 0,2mltinh dầu với 0,5mlcloroform(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 10 g bột Hồ tiêu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở100 °Ctrong10min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng giá trịRfvà cùng màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 12.13).

Tỷ lệ vụn nát

Hạt lép: 100 hạt hồ tiêu phải cân được ít nhất 4 g (Phụ lục 12.12).

Hàm lượng tinh dầu

Không ít hơn 2,5 % tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.7). Cân chính xác khoảng 50 g dược liệu, cho vào bình cầu của bộ dụng cụ cất tinh dầu, cất trong 5 h.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol 96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa thu đến mùa xuân năm sau, hái lấy quả xanh thẫm khi chùm quả xuất hiện 1 đến 2 quả chín đỏ hay vàng, phơi hay sấy khô ở 40°Cđến 50°C,quả ngả sang màu đen thơm gọi là Hồ tiêu đen (hắc Hồ tiêu). Còn hái quả lúc thật chín đỏ, ngâm dưới nước chảy 3 đến 4 ngày, sát bỏ thịt quả và vỏ đen, phơi khô. Dược liệu có màu trắng ngà, vị cay gọi là Hồ tiêu trắng (Hồ tiêu sọ).

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, vụn nát, khi dùng tán thành bột mịn.

Bảo quản

Nơi khô, mát, trong bao bì kín.

Tính vị, qui kinh

Tân, nhiệt. Quy vào kinh vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,6 g đến 1,5 g, dạng thuốc bột, dùng ngoài với lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Âm hư, hỏa vượng, trĩ, táo bón không nên dùng.

HOẮC HƯƠNG

Herba Pogostemonis

Bộ phận trên mặt đất, đã phơi khô của cây Hoắc hương[Pogostemon cablin (Blanco)Benth.], họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Thân hình trụ vuông, phân nhiều cành, cành hơi cong, dài 30cmđến 60cm,đường kính 2 mm đến 7 mm, có lông tơ. Chất giòn, dễ gãy, ở mặt gãy thấy tủy rõ. Thân già gần hình trụ, đường kính 10 mm đến 12 mm, màu nâu xám. Lá mọc đối, thường là một khối nhàu nát; lá nguyên hình trứng hoặc hình elip, dài 4cmđến 9cm,rộng 3cmđến 7cm,cả hai mặt lá màu lục xám có lông mượt như nhung, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn, gốc lá vát nhọn hoặc tròn, mép lá có răng cưa không đều, cuống lá thon nhỏ dài 2cmđến 5cm,có lông. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Lá: Biểu bì lá có nhiều lông che chở đa bào, gồm 2 tế bào đến 5 tế bào dài, đầu thuôn nhọn. Lông tiết tròn hay tròn dẹt. Biểu bì dưới có nhiều lỗ khí, lông che chở và lông tiết nhiều hơn biểu bì trên. Đám mô dày góc xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới của gân lá. Mô mềm phiến lá có các tế bào thành mỏng. Bó libe-gỗ ở giữa gân lá có libe phía dưới, gỗ phía trên. Phiến là có mô giậu ở trên, mô khuyết ở dưới.

Bột

Bột lá có màu nâu xám, có mùi thơm đặc trưng, có vị tê nhẹ. Soi kính hiển vi thấy: Những mảnh biểu bì mang lỗ khí. Nhiều lông tiết lớn (đa bào), đường kính 30 µm đến 70 µm và các lông tiết nhỏ với đầu có 1 tế bào đến 3 tế bào chân rất ngắn. Rải rác có các mảnh mạch xoắn, mạch điểm, mảnh cánh hoa. Hạt phấn hoa có đường kính 20 µm đến 30 µm.

Định tính

A. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột Hoắc hương có màu nâu gụ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C) -ethylacetat -acid aceticbăng (95 : 5 : 0,2).

Dung dịch thử:Pha loãng 0,5mltinh dầu thu được ở phần định lượng tinh dầu trong dược liệu với 5mlethylacetat (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5mltinh dầu cất được từ Hoắc hương (mẫu chuẩn) pha trong 5mlethylacetat (TT)được dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl đến 2 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch sắt(III)clorid 5 % trongethanol(TT),sấy bản mỏng ở 105°C cho tới khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 10 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất(Phụ lục 12.11).

Khôngquá 2,0 %.

Lá: Không dưới 20,0 %

Tro toàn phần

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 2,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 96% (TT)làm dung môi.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp "Định lượng tinh dầu trong dược liệu" (Phụ lục 12.7).

Cân chính xác khoảng 25 g dược liệu đã tán thành bột thô vào bình cầu có dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu, thêm 200mlnước, tiến hành cất trong 3 h.

Hàrn lượng tinh dầu trong dược liệu không được ít hơn 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Khi cây có cành lá xum xuê, cắt lấy phần cây trên mặt đất, ngày phơi, đêm đậy kín, làm nhiều lần như vậy cho đến khi dược liệu khô.

Bào chế

Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.

Bảo quản

Để nơi mát, khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, vi ôn. Vào các kinh tỳ, vị, phế.

Công năng, chủ trị

Giải thử, hóa thấp, chỉ nôn. Chủ trị: Chữa cảm nắng, hoắc loạn, bụng đầy trướng, nôn mửa, ỉa chảy.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc, hãm hay bột.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư, khí hư.

HOÀNG BÁ (Vỏ thân)

Cortex Phellodendri

Vỏ thân và vỏ cành (đã cạo bỏ lớp bần) phơi hay sấy khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinenseSchneid. hoặcPhellodendron amurenseRupr.), họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Vỏ thân màu vàng nâu, dày 0,3cmđến 0,5cm,dài 20cmđến 40cm,rộng 3cmđến 6cm.Mặt ngoài còn sót lại lớp bần màu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc, mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều vết nhăn dọc nhỏ, dài, vết bẻ lởm chởm, chất rắn, nhẹ, màu vàng rơm.

Vỏ cành dày 0,15cmđến 0,20cm,mảnh dài cuộn lại thành hình ống. Mặt ngoài có lớp thụ bì màu nâu xám, khi bong ra để lộ lớp bần màu nâu sẫm, trên có lấm tấm nhiều vết lỗ vỏ, mặt trong màu nâu nhạt hơn, có những vết nhăn nhỏ, dọc. Chất giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, để lộ mô mềm màu vàng rơm.

Vi phẫu

Lớp bần còn sót lại rất mỏng gồm vài hàng tế bào hình chữ nhật dẹt. Mô mềm vỏ chiếm 1/3 bề dày vỏ thân, gồm những tế bào có thành mỏng, nhiều đám sợi rải rác và có tinh thể calci oxalat hình thoi. Lớp libe cấp 2 dày, chiếm 2/3 bề dày vỏ thân, có nhiều đám sợi nằm trong libe, có thành dày, khoang hẹp; bên cạnh có tinh thể calci oxalat hình thoi. Tia ruột gồm 2 đến 4 dãy tế bào hình chữ nhật, thành mỏng, xếp ngoằn ngoèo theo hướng xuyên tâm.

Bột

Màu vàng tươi, không mùi, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy: Rất nhiều đám sợi mang tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, có đám sợi màu vàng nâu, hoặc vàng tươi, có đám sợi đứng riêng lẻ, thành dày. Mảnh mô mềm vỏ với các tế bào hình gần tròn. Mảnh bần (còn sót lại) gồm các tế bào hình chữ nhật, thành hơi uốn lượn, màu vàng nâu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại mặt cắt ngang dược liệu và bột vỏ thân có phát quang màu vàng tươi sáng.

Định tính

A. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 3mlnước, đun nhẹ, lọc lấy 2mldịch lọc, thêm 1mldung dịchacid sulfuric1 % (TT)thêm dầndung dịch bão hòa clor trong nước (TT).Để yên 10 min, chỗ tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng có 1 vòng màu đỏ sẫm.

B. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 1mlethanol90 % (TT),đun nhẹ, lọc. Lấy 1 đến 2 giọt dịch lọc nhỏ trên lam kính, hơ nhẹ trên đèn cồn đến gần khô, thêm 1 giọtdung dịchacid nitric25 % (TT)hoặc 1 giọtacidhydrocloric (TT),đậy lá kính mỏng lên. Sau 20 min soi kính hiển vi thấy những tinh thể hình kim màu vàng tươi.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Butanol -acid acetic -nước (7 : 1 : 2).

Dung dịch thử:Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 5mlmethanol(TT),đun nhẹ trong cách thủy, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan 1 mg berberin clorid chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấmriêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang màu vàng sáng cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của berberin clorid chuẩn thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Định tính phân biệt

P. amurense:Trong phần Định lượng, trên sắc ký đồ của dung dịch thử có hai pic có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic berberin clorid và palmatin clorid trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

P. chinensis:Trong phần Định lượng, trên sắc ký đồ của dung dịch thử có pic có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic berberin clorid và không cópiccó thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic palmatin clorid trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6).

Tạp chất

Khôngquá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịchacid trifluoacetic(TT)0,1 %.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch chuẩn:Hòa tan một lượng berberin clorid chuẩn và palmatin clorid chuẩn trongmethanol(TT)để được dãy dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 1, 10, 100, 200 và 400 mg/L mỗi chất chuẩn.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình định mức 50ml,thêm 10mlmethanol(TT),đậy nắp và cân, lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, cân lại và bổ sungmethanol(TT)để được khối lượng ban đầu. Trộn đều, ly tâm, lấy dịch trong lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh C (4 µm).

Detectorquang phổ tử ngoại khả kiến đặt ở bước sóng 346 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha độngA

Pha động B

0 - 20

90 → 10

10 → 90

Tiêm 5 lần dung dịch chuẩn ở nồng độ 200 mg/L vào hệ thống sắc ký, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả. Sai số tương đối của diện tích pic berberin clorid và palmatin clorid thu được trong 5 lần tiêm không được lớn hơn 5,0 %; sai số tương đối của thời gian lưu của pic berberin clorid và palmatin clorid của 5 lần tiêm không được lớn hơn 2,0 %; số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic berberin clorid và pic palmatin clorid không được nhỏ hơn 30000.

Tiêm các dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký, ghi sắc ký đồ, lập đường chuẩn biểu thị sự liên quan giữa nồng độ và diện tích pic berberin clorid.

Tiêm dung dịch thử, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả, ghi sắc ký đồ. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử và đường chuẩn đã lập, tính hàm lượng berberin clorid trong dược liệu.

Hàm lượng berberin clorid,(C20H18NO4.Cl), không được ít hơn 0,33 % đối với loàiP. amurensekhông ít hơn 2,5 % đối với loàiP. chinensis,tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Vỏ thân và vỏ cành cạo sạch lớp bần, cắt thành từng miếng, phơi hoặc sấy khô ở 50°C.

Bảo quản

Để nơi thoáng gió, khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hỏa, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Tỳ hư, đại tiện lỏng, ăn uống không tiêu không nên dùng.

HOÀNG CẦM (Rễ)

Radix Scutellariae

Rễ đã phơi hay sấy khô và cạo vỏ của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Rễ hình chùy, vặn xoắn, dài 8cmđến 25cm,đường kính 1cmđến 3cm.Mặt ngoài nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi, phần trên hơi ráp, có các vết khía dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng; phần dưới có các vết khía dọc và có các vết nhăn nhỏ. Rễ già gọi là Khô cầm, mặt ngoài vàng, trong rỗng hoặc chứa các vụn mục màu nâu đen hoặc nâu tối. Rễ con gọi là Điều cầm, chất cứng chắc, mịn, ngoài vàng, trong màu xanh vàng, giòn, dễ bẻ. Hoàng cầm không mùi. Vị hơi đắng.

Bột

Màu vàng hay vàng nâu. Sợi libe rải rác hoặc tập hợp thành bó, hình thoi, dài 60 µm đến 250 µm, đường kính 9 µm đến 33 µm, thành dày có nhiều ống trao đổi nhỏ. Tế bào đá hơi tròn hoặc hình vuông hay chữ nhật, thành dày hay rất dày. Tế bào bần màu vàng nâu, nhiều cạnh. Mảnh mạch nhiều, thường là mạch mạng, đường kính 24 µm đến 27 µm. Sợi gỗ thường đứt gãy, đường kính 12 µm với các lỗ xiên rải rác. Nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình cầu đường kính 2 µm đến 10 µm, có rốn nổi rõ, có khi hạt kép 2 đến 3.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 15 min, lọc. Lấy dịch lọc tiến hành các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch lọc nhỏ thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịch chì acetat 9,5% (TT), sẽ có tủa màu vàng.

Lấy 1mldịch lọc khác, cho thêm 1 ít bộtmagnesi (TT)và 3 giọt đến 4 giọtacid hydrocloric (TT)sẽ có màu đỏ.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20mlether (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 5 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 10mlethanol (TT). Lấy 3mldung dịch, nhỏ thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu lục xám sau chuyển thành màu nâu tía.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - methanol - acid formic (10 : 3 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30mlhỗn hợpethyl acetat - methanol (3 : 1), đun sôi hồi lưu trong cách thủy trong 30 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 5mlethanol (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Hoàng cầm (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí rồi phundung dịch sắt (III) clorid 1 % trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105°C cho đến khi hiện rõ vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá12,0 % (Phụ lục 9.6,1 g,105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol - dung dịch acid phosphoric 0,5 % (47 : 53).

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác và hòa tan baicalin chuẩn trongmethanol (TT) để được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 25 µg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,3 g bột dược liệu (qua rây số 710) vào bình nón nút mài, thêm 40mlethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy trong 3 h, để nguội, lọc. Chuyển dịch lọc vào bình định mức 100ml,tráng rửa bình nón và cắn 3 lần bằngethanol 70 % (TT), mỗi lần 10mlrồi gộp dịch rửa vào bình định mức trên, thêmethanol 70 % (TT) vừa đủ đến vạch, trộn đều. Lấy chính xác 1ml dungdịch trên vào bình định mức 10 ml, thêmmethanol (TT) vừa đủ đến vạch, trộn đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C dùng cho sắc ký (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1mlđến 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tính số đĩa lý thuyết, số đĩa lý thuyết không được dưới 2500 tính theo pic của baicalin.

Tiêm riêng biệt dung dịch thử và dung dịch chuẩn. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C21H18O11 của baicalin chuẩn, tính hàm lượng baicalin trong dược liệu Hàm lượng baicalin (C21H18O11) không được dưới 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rễ con, đất cát, phơi khô, đập bỏ lớp ráp ngoài (vỏ thô), đến khi vỏ màu nâu vàng thì đem phơi khô.

Bào chế

Hoàng cầm: Loại bỏ tạp chất, thân còn sót lại, ngâm vào nước lạnh hoặc ngâm vào nước sôi 10 min, hoặc đồ trong 30 min, lấy ra ủ cho mềm, thái phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô (tránh phơi nắng to). Dược liệu là phiến mỏng hình tròn hoặc hình không đều, vỏ ngoài màu vàng nâu đến màu nâu, mặt cắt màu vàng nâu đến vàng lục có vân xuyên tâm.

Tửu Hoàng cầm (chế rượu): Hoàng cầm đã thái phiến mỏng, phun rượu cho ướt, trộn đều. Dùng lửa nhỏ sao qua, đem phơi khô. Cứ 10 kg Hoàng cầm dùng 1,5 lít rượu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh tâm, phế, can đởm, đại trường, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc, an thai. Chủ trị: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng họng, nôn ra máu, máu cam, viêm gan mật, kiết lỵ, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chảy máu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người tỳ vị hư hàn, không có thấp nhiệt, thực hỏa thì không nên dùng.

HOÀNG ĐẰNG (Thân và rễ)

Caulis etRadix Fibraureae

Thân và rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng đằng (Fibraurearecisa PierreFibraureatinctoriaLour.),họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả

Những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10cmđến 30cm,đường kính 0,6cmđến 3cm.Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: Phần vỏ hẹp, phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa bánh xe, phần ruột ở giữa tròn và hẹp; thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng.

Vi phẫu

Cả 2 loài có cấu tạo thân và rễ giống nhau.

Thân:Lớp bần còn sót lại gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng có hình gần tròn, hình trứng hay hình chữ nhật, rải rác có những tế bào mô cứng, thành dày, khoang rộng có nhiều vân rõ. Tinh thể calci oxalat hình lập phương, hình chữ nhật hay hình thoi nằm trong các tế bào mô cứng hoặc gần các tế bào mô cứng. Vòng mô cứng liên tục, uốn lượn, lồi lõm theo các bó libe-gỗ, gồm những tế bào thành dày, khoang rộng, rải rác cũng có tinh thể calci oxalat. Bó libe nằm sát vòng mô cứng, phân cách nhau bởi các tia ruột hẹp, gồm 2 đến 3 hàng tế bào hình chữ nhật. Bó gỗ gồm nhiều mạch gỗ to, phân cách nhau bởi những tia ruột, rải rác cũng có vài tế bào mô cứng. Mô mềm ruột gồm những tế bào tròn hay nhiều cạnh.

Rễ:Lớp bần còn sót lại gồm những tế bào hình chữ nhật thành dày. Tầng phát sinh ngoài gồm 1 lớp tế bào thành mỏng xếp đều đặn. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, vòng mô cứng liên tục gồm những tế bào thành dày hóa gỗ, có vân rõ, rải rác nhiều tinh thể calci oxalat hình lập phương hoặc hình thoi. Libe và gỗ cấp 2 chia thành 2 hoặc 3 nan quạt. Mỗi nan quạt bị các tia ruột rộng cắt thành nhiều nhánh.

Bột

Bột màu vàng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng hình chữ nhật, hình thoi hoặc gần như tròn màu vàng. Mảnh mạch điểm, mạch vạch. Mảnh mô mềm có tế bào chứa tinh bột. Tinh thể calci oxalat hình lập phương hay hình khối chữ nhật. Các hạt tinh bột có dạng tròn, hình chuông hay hình trái xoan, có nhiều hạt kép đôi, rốn rõ, đường kính 10 µm đến 23 µm.

Định tính

A. Quan sát lát cắt dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ thấy phát quang màu vàng tươi.

B. Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 3mlđến 4mldung dịchacid sulfuric1 % (TT), lắc kỹ, lọc, lấy 2mlvào ống nghiệm, thêm 0,5mlnướcclor(TT)từ từ dọc thành ống nghiệm, giữa 2 lớp dung dịch sẽ có một vòng màu đỏ.

C. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 2mlethanol90 % (TT),ngâm trong 1 h. Lọc lấy dịch chiết, nhỏ lên phiến kính 1 giọt dịch chiết, rồi nhỏ vào đó 1 giọtdung dịchacid nitric32 % (TT). Sau 5 min đến 10 min đem soi kính hiển vi, sẽ quan sát thấy những tinh thể hình kim màu vàng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat-isopropanol-methanol- amoniac đặc (6 : 3 : 1,5 : 1,5 : 0,5).

Dungdịch thử:Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 5mlethanol90 % (TT),đun sôi trên cách thủy 2 đến 3 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan palmatin hydroclorid chuẩn trongethanol90 %(TT) để được dung dịch có nồng độ 0,1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 0,1 g bột Hoàng đằng (mẫu chuẩn) chiết như mô tả trong phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai trong bình sắc ký bão hòa hơi amoniac, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 2 vết màu vàng, trong đó có một vết có cùng màu và giá trịRf với vết palmatin hydroclorid trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu. Khi phun lên bản mỏngthuốc thửDragendorff(TT),trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu đỏ cam và giá trịRf với vết palmatin hydroclorid trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và có các vết cùng màu sắc và giá trịRf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngdung dịchacidhydrocloric 1 % trongmethanol(TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril-dung dịchacid phosphoric0,4 % (32 : 68).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,6 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón có nút mài, thêm chính xác 100mldung dịchacidhydrocloric 1 % trongmethanol (TT), đậy nút, cân và để yên qua đêm, sau đó đun trên cách thủy 1 h, để nguội, cân lại và bổ sungdung dịchacidhydrocloric 1 % trongmethanol (TT)để được khối lượng ban đầu. Trộn đều và lọc. Pha loãng 2,0mldịch lọc thành 10,0mlbằngdung dịchacidhydrocloric 1 % trongmethanol (TT), trộn đều và lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan palmatin clorid chuẩn trongdung dịchacidhydrocloric 1 % trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 30 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 25 cm x 4 mm nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 345 nm.

Nhiệt độ cột: 40 °C.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 5000 tính theo pic palmatin clorid.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượng palmatin clorid trong dược liệu dựa vào diện tích pic palmatin clorid trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượngC21H22ClNO4 trong palmatin clorid chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 2,0 % palmatin clorid (C21H22ClNO4) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Lấy rễ và thân cây Hoàng đằng, rửa sạch, cạo sạch lớp bần, cắt thành từng đoạn phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh tâm, can, đởm, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Chủ trị: Chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Cách dùng, liều lượng

Ngày từ 6 g đến 12 g dưới dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Bệnh thuộc hàn không nên dùng.

HOÀNG KỲ (Rễ)

Radix Astragalimembranacei

Rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng Kỳ Mông Cổ[Astragalusmembranaceus (Fisch.)Bge. var.mongholicus(Bge.)Hsiao,hoặc cây Hoàng Kỳ Mạc Giáp (Astragalusmembranaceus (Fisch.)Bge.], họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to, phần dưới nhỏ dần, dài 30cmđến 90cm,đường kính 1cmđến 3,5cm.Mặt ngoài màu vàng hơi nâu nhạt hoặc màu nâu nhạt, với nếp nhăn dọc và rãnh dọc không đều. Chất cứng, dai, không dễ bẻ gãy, mặt gãy nhiều sợi và nhiều tinh bột; phần vỏ màu trắng hơi vàng, gỗ màu vàng nhạt với những vết nứt và tia hình nan quạt. Phần giữa của rễ già, đôi khi có dạng gỗ mục nát, màu nâu hơi đen hoặc rỗng. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt và hơi tanh như mùi đậu khi nhai.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang rễ: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Dưới lớp bần là mô mềm vỏ các tế bào thường bị ép bẹt; lục bì có 3 đến 5 hàng tế bào mô dày. Phần ngoài của libe thường cong và có khe nứt, có các sợi xếp thành bó, thành tế bào dày lên và hóa gỗ hoặc hơi hóa gỗ, sắp xếp xen kẽ với các bó mạch rây. Tế bào đá đôi khi thấy rõ ở gần lục bì. Tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng liên tục. Mạch gỗ rải rác, dạng mạch đơn hay tụ họp thành nhóm 2 đến 3 cái; có sợi gỗ ở giữa các mạch; tế bào cứng đơn chiếc hoặc họp thành những nhóm 2 đến 3 cái, đôi khi nhìn thấy từng dãy. Tế bào mô mềm có chứa các hạt tinh bột.

Bột

Màu trắng hơi vàng, các sợi hợp thành bó hoặc rải rác, đường kính 5 µm đến 36 µm, thành sợi dày có khe nứt dọc trên bề mặt, 2 đầu sợi thường bị gãy thành dạng tua hoặc hình hơi cụt. Các mảnh mạch vạch; rải rác có các tế bào cứng hình tròn hoặc không đều, thành hơi dày. Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép đôi kép ba hình gần tròn hoặc hình trứng, đường kính 2 µm đến 21 µm nằm rải rác hoặc tập trung thánh đám. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mldicloromethan (TT),lắc siêu âm 30 min, lọc. Lấy 0,5mldịch lọc, cho vào ống nghiệm, thêm cẩn thận dọc theo thành ống nghiệm khoảng 0,5mlacid sulfuric(TT).Để yên khoảng 20 min. Ở giữa hai lớp chất lỏng sẽ xuất hiện một vòng màu nâu đỏ hoặc nâu vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Hệ dung môi khai triển:Cloroform-methanol- nước (13 : 7 : 2), lấy lớp dưới.

Dung dịch thử:Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 20mlmethanol (TT)đun sôi hồi lưu 1 h trên cách thủy, để nguội, lọc. Cho dịch lọc chảy qua một cột sắc ký (đường kính trong 10 mm đến 15 mm ) đã được nhồi 5 gnhôm oxyd trung tính(cỡ hạt từ 100 mesh đến 120 mesh). Rửa giải bằng 100mlmethanol40 %(TT). Bốc hơi dịch rửa giải trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 30mlnướcrồi lắc vớin-butanolđã bão hòa nước(TT) 2 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiết n-butanol, rửa bằngnước2 lần, mỗi lần 20ml,loại bỏ nước rửa, bốc hơi dịch chiết n-butanol trên cách thủy đến khô. Hòa cắn trong 0,5mlmethanol(TT), được dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan chất đối chiếu astragalosid IV trongmethanol (TT)để được dung dịch chất đối chiếu có nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 3 g bột Hoàng kỳ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết giống như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT).Sấy bản mỏng ở 105°Ctrong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng thường và đèn tử ngoại, bước sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu, trong đó phải có một vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết astragalosid IV (có màu nâu khi quan sát dưới ánh sáng thường; màu vàng cam khi quan sát dưới đèn tử ngoại) trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silicagel G.

Hệ dung môi khai triển:Cloroform-methanol (10 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 30mlethanol(TT),đun sôi hồi lưu trên cách thủy 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 15mldung dịch natri hydroxyd 0,3 % (TT),lọc. Điều chỉnh dịch lọc đếnpH= 5 - 6 bằngdung dịchacidhydrocloric 10 % (TT)rồi lắc với 15mlethylacetat(TT). Gạn lấy dịch chiếtethylacetat, lọc qua giấy lọc cónatrisulfatkhan(TT). Cô dịch chiếtethylacetat trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethylacetat(TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu :Lấy 2 g bột Hoàng kỳ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết giống như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, hơ trên hơiammoniac (TT)rồi soi bản mỏng dưới đèn tử ngoại, bước sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với các vết phát quang trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục9.6, 1g,105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 5 phần triệu Pb; 0,3 phần triệu Cd; 2 phần triệuAs;0,2 phần triệu Hg (Phụ lục 9.4.11).

Chất chiết được trong dược liệu(Phụ lục 12.10)

Chất chiết được trong nước:Không ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Sử dụng phương pháp chiết lạnh, dùngnướclàm dung môi.

Chất chiết được trongethanol96 %:Không ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Sử dụng phương pháp chiết lạnh, dùngethanol96 %(TT) làm dung môi.

Định lượng

Astragaiosid IV

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril(TT).

Pha động B: Nước.

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác một lượng astragalosid IV chuẩn và hòa tan trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,5 mg/ml và 0,25 mg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây có đường kính mắt rây 0,71 mm) vào một ống ly tâm thủy tinh kích thước 15 cm x 2 cm có nắp kín, thêm 30mlmethanol (TT), lắc siêu âm trong 30 min, ly tâm 2500 rpm trong 5 min. Hút lấy dịch trong. Rửa cắn 3 lần, mỗi lần với 15mlmethanol(TT),ly tâm với tốc độ và thời gian như trên. Tập trung các dịch chiếtmethanol,cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 10mldung dịch amoniac 10 % (TT),lắc siêu âm 5 min để hòa tan cắn. Chuyển dịch chiết sang bình gạn, chiết lần lượt với 20, 10, 10 và 10mln-butanol đã bão hòa nước (TT).Tập trung các dịch chiếtbutanol,cô trên cách thủy đến cạn. Dùngmethanol (TT)để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 10ml,thêmmethanol (TT)vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetor tán xạ ánh sáng bay hơi.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha độngA
(%tt/tt)

Pha động B
(% tt/tt)

0 - 10

0

100

10 - 45

0 → 60

100 → 40

45 - 60

60

40

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký với điều kiện sắc ký đã nêu trên và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trênpicastragalosid IV phải không dưới 4000. Xây dựng đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc giữa logarit của diện tíchpicastragalosid IV và logarit của nồng độ dung dịch chuẩn (µg/ml) theo phương trình y = ax + b.

Tiêm dung dịch thử. Sử dụng phương trình đường chuẩn biến đổi logarit của phương pháp ngoại chuẩn của 2 điểm đã lập ở trên để tính nồng độ của astragalosid IV trong dung dịch thử (µg/ml) theo công thức sau:

Ct = e(Ln(St)-b)/a

trong đó:

Ctlà nồng độastragalosid IV trong dung dịch thử (µg/ml);

St là diện tích pic astragalosid IV trong sắc ký đồ của dung dịch thử;

a là giá trị hệ số góc (giá trịintercept)của đường hồi quy tuyến tính đã lập ở trên;

b là bậc tự do (giá trịslope)của đường hồi quy tuyến tính đã lập ở trên.

Tính hàm lượng phần trăm của astragalosid IV trong dược diệu. Dược liệu phải chứa không dưới 0,04 % astragalosid IV (C41H68O14), tính theo dược liệu khô kiệt.

Calycosin-7-O-β-D-glucosid

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril(TT).

Pha động B: Dung dịchacid formic0,2%.

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác một lượng chất chuẩncalycosin-7-O-β-D-glucosidvà hòa tan trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 50 µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây có cỡ mắt rây 0,250 mm) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol (TT)và cân. Đun sôi hồi lưu trong 4 h, lấy ra, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol (TT), lắc đều, lọc. Hút chính xác 25mldịch lọc, cô trên cách thủy đến cạn. Dùngmethanol (TT)để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 5ml,thêmmethanol(TT)vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 260 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha độngA
(%tt/tt)

Pha động B
(% tt/tt)

0 - 20

20 → 40

80 60

20 - 30

40

60

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩncalycosin-7-O-β-D-glucosidphải không dưới 3000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượngcalycosin-7-O-β-D-glucosidtrong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C22H22O10 củacalycosin-7-O-β-D-glucosidchuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,02 %calycosin-7-O-β-D-glucosid(C22H22O10), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch rễ vào mùa xuân, mùa thu, loại bỏ rễ con và thân rồi phơi khô.

Bào chế

Hoàng kỳ: Loại bỏ tạp chất, phân loại to, nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô.

Mật chích Hoàng kỳ (chế mật): Hoàng kỳ đã thái phiến, lấy mật ong, hòa với ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa cho vàng, khi sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. Cứ 10 kg Hoàng kỳ dùng 2,5 kg đến 3,0 kg Mật ong.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ khí cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ, sinh cơ. Chủ trị: Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ; nội nhiệt tiêu khát; viêm thận mạn. Hoàng kỳ chích mật: Kiện tỳ ích khí.

Sinh Hoàng kỳ: Cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ sinh cơ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 30 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

HOÀNG LIÊN (Thân rễ)

RhizomaCoptidis

Thân rễ phơi khô của nhiều loài Hoàng liên chân gà nhưCoptis chinensis Franch.,Coptis quinquesectaWang,hoặcCoptis teeta Wall.,họ Hoàng liên (Ranun-culaceae).

Mô tả

Thân rễ là những mẩu cong queo, dài 3cmtrở lên, đường kính 0,2cmđến 0,8cm,có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh. Mặt ngoài màu vàng nâu hay vàng xám, mang vết tích của rễ con và cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang không phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có chỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ, cũng có khi rỗng. Không mùi, vị rất đắng và tồn tại lâu.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang thân rễ gần tròn, từ ngoài vào trong quan sát thấy: Lớp thụ bì bao gồm tầng hóa bần và lớp mô mềm vỏ ngoài đã chết. Lớp bần thứ cấp cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, xếp đều đặn. Tầng phát sinh bần. Mô mềm vỏ trong cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác thành mỏng hơi nhăn nheo, xếp lộn xộn, rải rác có các tế bào mô cứng hình đa giác, thành rất dày họp thành từng đám. Sợi tập hợp thành đám tạo thành vòng tròn rời nhau, tế bào sợi nhỏ hơn tế bào mô cứng, có thành dày khoang hẹp. Libe xếp thành từng đám tương ứng với các sợi bên ngoài và đứng sát với mặt trong của đám sợi. Tầng phát sinh libe-gỗ. Phần gỗ dày, gỗ phía trong liền nhau tạo thành vòng liên tục, gỗ phía ngoài bị phân cách bởi các tia ruột rộng tạo thành các nhánh riêng biệt. Trong cùng là mô mềm ruột, cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác, nhăn nheo xếp đều nhau và có khuyết tế bào rộng.

Bột

Màu vàng, vị rất đắng. Quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm, có huỳnh quang màu vàng tươi.

Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng màu vàng hình tròn hay nhiều cạnh có thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi. Mảnh mô mềm có tế bào chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột hình trứng hay bầu dục, dài 9 µm đến 12 µm, rộng khoảng 5 µm, mảnh bần màu vàng nâu gồm những tế bào hình nhiều cạnh. Mảnh mạch chấm, mạch vạch. Sợi là các tế bào hình chữ nhật, dài, thành dày, đứng riêng lẻ hay tập hợp thành bó.

Định tính

A. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 2mlethanol96 % (TT),đun nóng nhẹ, lọc. Lấy 1 - 2 giọt dịch lọc đặt trên phiến kính, để bay hơi tự nhiên đến khô, thêm 1 giọtdung dịchacid nitric25 % (TT),để yên 5 min rồi đem quan sát dưới kính hiển vi, thấy xuất hiện những tinh thể hình kim nhỏ màu vàng, đun nóng tiêu bản, tinh thể mất đi và dung dịch có màu hồng.

B. Lấy 0,1 g bột dược liệu, ngâm 2 h với 10mlnước,lấy 2mlnước ngâm, thêm 1 giọtacid sulfuric(TT)rồi thêm dầndung dịch bão hòa clor trong nước (TT).Giữa hai lớp chất lỏng có màu đỏ thẫm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Butanol -acid aceticbăng - nước (7 : 1 : 2).

Dung dịch thử:Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 5mlmethanol (TT), lắc mạnh trong 30 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan riêng biệt 0,5 mg berberin clorid vào 1 ml methanol(TT) và 0,5 mg palmatin clorid vào 1 ml methanol(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của berberin clorid và palmatin clorid đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:Hòa tan 3,4 gkalidihydrophosphat (TT),1,7 gnatrilaurylsulfat(TT)trong 1000mlhỗn hợp dung môi gồmnước - acetonitril (1 : 1),lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Pha một dung dịch chuẩn có chứa khoảng 0,015 mgpalmatin cloridvà 0,060 mgberberin cloridtrong 1mlmethanol(TT).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,07 g bột dược liệu (qua rây có đường kính mắt rây 0,25 mm) vào bình nón nút mài có dung tích 100ml,thêm 25mlhỗn hợp dung môi gồmmethanol-acidhydrocloric(100 : 1) và đun hồi lưu trên cách thủy 30 min, để nguội, lọc lấy dịch chiết. Lấy bã dược liệu tiến hành tương tự thêm 2 lần nữa. Gộp các dịch chiết, bốc hơi trên cách thủy tới cắn. Lắc cắn với nước nóng 5 lần, mỗi lần 15ml,lọc và gộp các dịch lọc, làm bay hơi trên cách thủy tới cắn khô. Cắn được hòa tan trongmethanol(TT)và chuyển vào bình định mức 50ml,thêmmethanol(TT)đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnhC(10µm)(Lichrosorb RP 18 là thích hợp).

Detectorquang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 345 nm.

Tốc độ dòng: 0,7 ml/min.

Thể tích tiêm: 20µl.

Cách tiến hành:Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C20H18ClNO4 của berberin clorid chuẩn, hàm lượng C21H22ClNO4 của palmatin chuẩn, tính hàm lượng của berberin clorid và palmatin clorid trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 3,5 % berberin clorid (C20H18ClNO4) và 0,5 % palmatin clorid (C21H22ClNO4), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy thân rễ già, rửa thật nhanh cho sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và gốc thân, phơi hay sấy khô.

Bào chế

Chải rửa sạch (không ngâm), ủ vừa mềm, thái mỏng, phơi trong râm cho khô.

Chế rượu: Lấy Hoàng liên đã thái phiến, tẩm rượu, ủ 30 min, sao khô. 1 kg dược liệu dùng 150mlđến 200mlrượu.

Chế gừng: Lấy Gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm một lượng nước thích hợp, vắt lấy nước, trộn với dược liệu đã thái phiến, ủ 30 min đến 60 min, sao khô. 1 kg dược liệu dùng 200 g Gừng tươi.

Chế muối: Dùng dung dịch muối ăn 5 % trộn với dược liệu đã thái phiến, ủ 30 min đến 60 min, sao khô. 1 kg dược liệu dùng 150mldung dịch muối ăn 5 %.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị qui kinh

Vị đắng, tính hàn. Vào kinh tâm, tỳ, vị, can, đởm, đại tràng.

Công năng chủ trị

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 2 g đến 12 g, dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Âm hư phiền nhiệt, tỳ hư tiết tả không nên dùng.

HOÀNG NÀN (Vỏ thân, vỏ cành)

CortexStrychniwallichianae

Vỏ thân hoặc vỏ cành đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng nàn(Strychnoswallichiana Steud.exDC.),họ Mã tiền (Loganiaceae).

Mô tả

Mảnh vỏ dày, thường có hình lòng máng hay cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài có nhiều nốt sần màu nâu xám. Mặt trong màu nâu đen, có nhiều đường vân nhỏ chạy dọc, vỏ giòn, dễ bẻ gãy, vết bẻ không phẳng, vị rất đắng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, rải rác có chỗ nứt rách và bong ra. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, các tế bào phía ngoài thường bị ép bẹt, có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối, trong mô mềm có vòng mô cứng tạo thành vòng liên tục, gồm các tế bào thành dày hóa gỗ, khoang hẹp. Libe cấp 2 phát triển nhiều, bị tia ruột ngăn cách thành từng bó hình nón. Những tia ruột gồm 1 đến 3 dãy tế bào chạy xuyên qua phần libe và phát triển rộng ra có khi đến mô mềm vỏ.

Bột

Bột màu nâu sẫm, vị rất đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Những mảnh bần màu vàng nâu gồm các tế bào nhiều cạnh thành dày, mảnh mô mềm có tế bào thành mỏng hình đa giác hay gần tròn mang tinh thể calci oxalat hình khối. Nhiều tế bào mô cứng thành rất dày, khoang hẹp nhìn thấy rõ các ống trao đổi. Nhiều tinh thể calci oxalat hình khối dài 25 µm đến 35 µm, rộng 10 µm đến 24 µm.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu thấm ẩm bằng 1mlamoniac đậm đặc (TT),thêm 10mlcloroform(TT),lắc trong 5 min. Lọc lớpcloroformqua giấy lọc cónatrisulfatkhan (TT).Chia dịch lọc làm hai phần rồi bốc hơi trên cách thủy tới khô.

Hòa tan một phần cắn trong 2 đến 3 giọtacid sulfuric(TT),thêm vài tinh thểkalidicromat (TT),nghiêng chén sẽ xuất hiện những vệt tím, mất màu nhanh(strychnin).

Thêm vào phần cắn còn lại 2 đến 3 giọtacid nitric(TT),sẽ xuất hiện màu đỏ cam (brucin).

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: SilicagelG.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton -ethanol- amoniac đậm đặc (4 : 5 : 0,6 : 0,4).

Dung dịch thử:Cho 0,5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 5mlhỗn hợpcloroform-ethanol(10 : 1) và 0,5mlamoniac đậm đặc (TT).Đậy nút và lắc trong 5 min, để yên trong 1 h, thỉnh thoảng lắc đều, lọc, dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòatan strychninvà brucin chuẩn trongcloroform(TT)để được dung dịch có nồng độ từng chất là 2 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng và hiện màu bằngthuốc thửDragendorff(TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trịRf và màu sắc với các vếtstrychninvà brucin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá12,0 % (Phụ lục 9.6,1 g,105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 17,0 % (Phụ 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài 250ml.Thêm chính xác 2,0mlamoniac (TT)và 100mlhỗn hợpetherethylic -cloroform (1 : 1). Đậy kín bình, để yên trong 24 h, thỉnh thoảng lắc. Để lắng, lọc nhanh dịch chiết qua giấy lọc gấp nếp đặt trong phễu có nắp đậy và tiến hành ở chỗ mát để lấy 50mldịch lọc, lắc dịch lọc lần lượt với 20, 20 và 10mldung dịchacid hydrocloric4,0 %(TT) để chiết alcaloid. Gộp các dịch chiết, kiềm hóa bằngamoniac (TT)đếnpH8 đến 9 (khoảng 2ml)và chiết alcaloid bằng hỗn hợpether ethylic-cloroform (1 : 1) lần lượt với 50ml,30mlvà 20ml.Gộp dịch chiết và làm bay hơi hết dung môi, cắn còn lại được sấy khô ở 100°C đến khối lượng không đổi, cân cắn. Hàm lượng alcaloid toàn phần (X) trong dược liệu được tính theo công thức sau:

trong đó:

m là khối lượng cắn (g);

p là khối lượng dược liệu đem cân (g);

a là độ ẩm dược liệu (%).

Hàm lượng alcaloid toàn phần không ít hơn 2,0 % tính theo dược liệu khô kiệt,

Chế biến

Khi trời khô ráo bóc lấy vỏ cây, vỏ cành to, phơi khô hay sấy nhẹ tới khô. Trước khi sử dụng cần phải chế biến như sau: Ngâm dược liệu trong nước, hoặc nước vo gạo từ 12 h đến 24 h. Vớt ra, rửa sạch. Cạo bỏ lớp vỏ vàng bên ngoài và vỏ đen bên trong. Tiếp tục ngâm nước vo gạo 3 ngày, 3 đêm. Mỗi ngày thay nước một lần. Rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô. Thái phiến nhỏ. Tẩm phiến với dầu vừng hoặc dầu lạc. Sao vàng.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô ráo.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn, rất độc. Vào kinh can, tỳ.

Công năng, chủ trì

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần uống tối đa 0,1 g. Ngày dùng 2 đến 4 lần. Không quá 0,4 g/ngày. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi.

HOÀNG TINH (Thân rễ)

RhizomaPolygonati

Củ cây cơm nếp, Đại hoàng tinh, Hoàng tinh đầu gà, Hoàng tinh dạng gừng

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của một số loài hoàng tinh:Polygonatum kingianumColl. Et Hemsl.,Polygonatum sibiricumRed. hoặcPolygonatum cyrtonemaHua, họ Mạch môn đông (Convallariaceae). Dựa vào hình thái khác nhau, người ta còn phân biệt Đại hoàng tinh, Kê đầu hoàng tinh (hoàng tinh đầu gà), Khương hình hoàng tinh (hoàng tinh dạng gừng).

Mô tả

Đại hoàng tinh:Thân rễ nạc, dài hơn 10cm,rộng 3cmđến 6cm,dày 2cmđến 3cm.Mặt ngoài màu vàng nhạt đến nâu vàng, có các mấu vòng, nếp nhăn và vết sẹo rễ dạng sợi, trên các mấu có vết tích của thân dạng vòng tròn lõm với phần giữa lồi lên. Chất cứng, dai, khó bẻ, mặt bẻ trông như sừng, màu vàng nhạt đến vàng nâu. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt, dai dính.

Hoàng tinh đầu gà (Kê đầu hoàng tinh):Dược liệu có hình trụ, cong queo, dài 3cmđến 10cm,đường kính 0,5cmđến 1,5cm.Đốt dài 2cmđến 4cm,hơi có dạng chùy, thường phân nhánh. Mặt ngoài màu trắng ngà đến vàng xám, trong mờ, có những nếp nhăn dọc, vết sẹo của thân hình tròn, đường kính 5 mm đến 8 mm.

Hoàng tinh dạng gừng (Khương hình hoàng tinh):Độ dài, ngắn không đều nhau, thường nối liền nhau thành nhóm vài củ. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu vàng, xù xì, phía trên có vết sẹo của thân hình tròn lồi, đường kính 0,8cmđến 1,5cm.

Không dùng làm thuốc nếu dược liệu có vị đắng.

Hoàng tinh phiến: Các phiến dày không đều. Bên ngoài có màu vàng nhạt đến màu nâu vàng. Mặt phiến hơi mịn bóng, màu vàng nhạt đến nâu vàng, có nhiều vết đốm của bó mạch. Chất hơi cứng và dai. Mùi nhẹ, vị ngọt và nhớt khi nhai.

Vi phẫu

Đại hoàng tinh:Tế bào biểu bì có thành tương đối dày. Nhiều tế bào nhày lớn chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim, rải rác trong mô mềm. Các bó mạch nằm rải rác, thường ở dạng bó mạch đồng tâm.

Hoàng tinh đầu gà (Kê đầu hoàng tinh)Hoàng tinh dạng gừng:Có dạng bó mạch chồng chất.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (60 °C -90 °C) -ethylacetat -acid formic (5 : 2 : 0,1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol70 % (TT),đun hồi lưu trong cách thủy 1 h, lọc dưới áp suất giảm. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 10mlnước.Lắc dung dịch thu được hai lần, mỗi lần với 20mln-butanol (TT),gộp dịch chiết n-butanol và bốc hơi đến khô. Hòa tan cắn thu được trong 1mlmethanol(TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Hoàng tinh (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở mục Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundung dịch vanilin 5 % trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 105°C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 18,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không được quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Nghiền nhỏ dược liệu, sấy khô vài giờ ở80 °C trước khi tiến hành.

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Phần gốc rễ còn sót và củ già đã xơ cứng: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 45,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy thân rễ, cắt bỏ thân cây và rễ con, rửa sạch, luộc hoặc đồ đến hết lõi trắng, lấy ra, phơi hoặc sấy khô.

Hoàng tinh phiến: Lấy hoàng tinh sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô.

Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Lấy Hoàng tinh sạch, trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun trong cách thủy để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô. Cứ 100 kg Hoàng tinh dùng 20 L rượu.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tỳ, phế, thận.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 16 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người phế vị có đờm thấp nặng, không nên dùng.

HOẠT THẠCH

Talcum

Khoáng thạch thiên nhiên có thành phần chủ yếu là silicat ngậm nước [Mg3(Si4O10)(OH)2].

Mô tả

Cục to nhỏ không đều, màu trắng, vàng, hoặc xám, lam nhạt sáng óng ánh như sáp. Chất mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Không mùi, không vị.

Định tính

Đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận bộttalc.

Chế biến

Loại bỏ tạp chất, đất cát.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, đập vỡ thành miếng, nghiền khô thành bột mịn hoặc thủy phi bằng cách thêm đồng lượng nước, nghiền ướt. Thêm nước, khuấy, để lắng, gạn bỏ phần huyền phù và chất nổi, làm vài lần như vậy, gạn lấy lắng cặn, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, qui kinh

Cam, đạm, hàn. Quy vào kinh vị, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.

Dùng ngoài trị thấp chẩn(eczema),thấp sang (lở loét), rôm sảy, chàm.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 20 g, dạng thuốc bột, sắc hoặc hòa với nước uống. Phối hợp trong các bài thuốc.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai và người có chứng dương hư.

HÒE (Nụ hoa)

Flos Styphnolobii japonici imaturi

Nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hòe[Styphnolobiumjaponicum (L.)Schott,Syn.SophorajaponicaL],họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 mm đến 6 mm, rộng 1 mm đến 2 mm, màu vàng xám. Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, dài bằng 1/2 đến 2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông. Hoa chưa nở dài từ 4 mm đến 10 mm, đường kính 2 mm đến 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng. Mùi thơm, vị hơi đắng.

Bột

Có nhiều hạt phấn hình cầu, đường kính 16 µm, có 3 lỗ rãnh, bề mặt có nếp nhăn dạng mắt lưới. Lông che chở đa bào gồm 2 tế bào đến 4 tế bào, tế bào ở phía đầu dài và thuôn nhọn, tế bào ở chân ngắn. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có nhiều vân nhỏ, sít nhau. Mảnh biểu bì đài hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có mang lỗ khí (kiểu thập tự) và lông che chở. Mảnh mạch xoắn.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol(TT).Đun sôi trong 3 min, để nguội, lọc. Dịch lọc (dung dịch A) dùng làm các phản ứng sau và chấm sắc ký lớp mỏng.

Lấy 2mldung dịch A pha loãng với 10mlethanol90 % (TT) rồi chia vào 3 ống nghiệm:

Ống 1: Thêm 5 giọtacidhydrocloric (TT)và ít bộtmagnesi (TT),dung dịch chuyển dần từ màu vàng nhạt sang màu hồng rồi tím đỏ.

Ống 2: Thêm 2 giọtdung dịch natri hydroxyd 20 % (TT),xuất hiện tủa vàng cam, tủa sẽ tan trong lượng dư thuốc thử.

Ống 3: Thêm 2 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 %(TT), dung dịch có màu xanh rêu.

B. Nhỏ 2 giọt đến 3 giọt dung dịch A lên tờ giấy lọc, để khô, soi dưới đèn tử ngoại (ở bước sóng 366 nm) sẽ quan sát thấy huỳnh quang màu vàng nâu.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Butanol -acid acetic- nước (4: 1: 5).

Dung dịch thử: Dung dịch A.

Dung dịch chuẩn:Hòatan rutinchuẩn trongethanol 90 %(TT)để được dung dịch có chứa 1 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng phát quang màu nâu và cùng giá trị Rf với vếtrutintrên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Hiện màu bằng hơiamoniac đậm đặc (TT),trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu vàng có cùng giá trịRf với vết rutinchuẩn (Rf: 0,5 đến 0,54) trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ hoa đã nở: Không quá 10,0 %

Tỷ lệ hoa sẫm màu: Không quá 1,0 %

Các bộ phận khác của cây: Không quá 2,0 % .

Định lượng

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác khoảng 0,2 grutinchuẩn đã sấy khô (trong chân không) tới khối lượng không đổi, cho vào một bình định mức 100ml.Hòa tan trong 70mlmethanol(TT)bằng cách làm ấm trên cách thủy. Để nguội, thêmmethanol(TT) đủ 100ml,lắc kỹ. Lấy chính xác 10mldung dịch này cho vào một bình định mức 100ml.Thêm nước tới vạch, lắc kỹ (mỗimlchứa 0,2mg rutinkhan).

Lập đường cong chuẩn: Lấy chính xác 1,0ml;2,0ml;3,0ml;4,0ml; 5,0 ml;6,0 ml dungdịch chuẩn cho vào bình định mức 25mlriêng biệt, thêmnướccho tới 6ml ởmỗi bình rồi thêm 1mldung dịch natri nitrit 5 % (TT),trộn kỹ. Để yên 6 min, thêm 1mldung dịch nhôm nitrat 10 % (TT),trộn kỹ, lại để yên 6 min. Thêm 10mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),thêmnướctới vạch, trộn kỹ và để yên trong 15 min. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) ở bước sóng 500 nm. Vẽ đường cong chuẩn lấy độ hấp thụ là trục tung, nồng độ là trục hoành.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu thô đã sấy khô ở 60°C trong 6 h cho vào bình Soxhlet. Thêm 120mlether(TT),chiết tới khi dịch chiết không màu. Để nguội và gạn bỏether.Thêm 90mlmethanol(TT)và chiết tới khi dịch chiết không còn màu. Chuyển dịch chiết vào một bình định mức 100ml,rửa bình chiết bằng những lượng nhỏmethanolrồi cho tiếp vào bình định mức. Thêmmethanolcho tới vạch và lắc kỹ. Lấy chính xác 10mldung dịch trên cho vào bình định mức 100ml,thêmnướctới vạch và trộn kỹ. Lấy chính xác 3mlcho vào bình định mức 25ml,thêm 3mlnước rồi thêm 1mldung dịch natri nitrit 5 % (TT),trộn kỹ. Để yên 6 min, thêm 1mldung dịch nhôm nitrat 10 % (TT),trộn kỹ, để yên 6 min. Thêm 10mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),thêmnướctới vạch, trộn kỹ và để yên trong 15 min. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm (Phụ lục 4.1). Tính khối lượngrutin(µg) của dung dịch thử từ nồng độ đọc được trên đường cong chuẩn và tính hàm lượng phần trămrutintrong dược liệu.

Hàm lượngrutintrong nụ hoa Hòe không ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Khi trời khô ráo (thường vào buổi sáng), ngắt các chùm hoa chưa nở, tuốt lấy nụ, loại bỏ các bộ phận khác của cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, hơi hàn. Vào các kinh can, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hỏa. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm uống như chè.

Cần sao đen khi dùng cầm máu.

Kiêng kỵ

Không có thực hỏa không được dùng.

HỒNG HOA (Hoa)

FlosCarthami tinctorii

Hoa đã phơi khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctoriusL), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Hoa dài 1cmđến 2cm,mặt ngoài màu vàng đỏ hay đỏ. Tràng hoa hình ống thon, phía trên xẻ làm 5 cánh hẹp, dài 0,5cmđến 0,8cm,hoa có 5 nhị. Bao phấn dính liền thành ống, màu vàng, núm nhụy dài hình trụ, hơi phân đôi, nhô ra khỏi cánh hoa. Chất mềm, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Bột

Màu vàng cam, thường thấy mảnh cánh hoa, chỉ nhị, núm nhụy, những tế bào tiết hình ống dài, kèm theo các mạch, đường kính tới 66 µm, chứa chất tiết, màu từ vàng nâu đến đỏ nâu. Thành ngoài tế bào biểu bì của đầu cánh hoa nhô lên như những lông tơ. Tế bào biểu bì trên của núm nhụy và vòi nhụy biệt hóa thành những lông đơn bào hình nón nhỏ hay hơi tù ở đỉnh. Hạt phần hình cầu, đường kính 60 µm đến 70 µm, có 3 lỗ nảy mầm, vỏ ngoài hạt phấn có gai. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình chữ nhật. Mảnh đầu cánh hoa gồm nhiều tế bào kết hợp lên nhau như lợp ngói. Tế bào chỉ nhị thành mỏng, hình chữ nhật. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

A. Ngâm 1 g dược liệu trong 10mlethanol50 % (TT)trong khoảng 10 min. Gạn dịch ngâm (phần trên) vào một cốc có mỏ, treo một băng giấy lọc và ngâm một phần vào dịch này. Sau 5 min, lấy băng giấy lọc ra, ngâm vàonướcrồi nhấc ra ngay. Phần trên băng giấy lọc có màu vàng nhạt, phần dưới băng giấy lọc có màu đỏ nhạt.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelH.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -acid formic- nước -methanol (7 : 2 : 3 : 0,4).

Dung dịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, thêm 5mldung dịch aceton 80 % (TT),đậy kín, lắc đều trong 15 min, lọc. Dịch lọc được dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Hồng hoa (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và cùng giá trịRf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Độ hấp thụ

Sắc tố màu vàng: Làm khô dược liệu trong 24 h vớisilica geltrong bình hút ẩm, sau đó nghiền thành bột mịn. Cân chính xác 0,1 g bột dược liệu, ngâm và lắc trong 150mlnướckhoảng 1 h, lọc dung dịch vào bình định mức dung tích 500mlbằng phễu lọc xốp thủy tinh số 3. Rửa phễu lọc và cắn bằngnướctới khi nước rửa không còn màu, thêmnướctới vạch và lắc kỹ. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch ở bước sóng 401 nm. Độ hấp thụ không được dưới 0,40.

Sắc tố màu hồng: Cân chính xác khoảng 0,25 g bột mịn dược liệu (thu được ở mục Sắc tố màu vàng), thêm 50mldung dịch aceton 80 % (TT),ngâm ở 50 °C trên cách thủy trong 90 min, để nguội, lọc qua phễu lọc xốp thủy tinh số 3 vào bình định mức dung tích 100ml.Rửa cắn với 25mldung dịch aceton 80 % (TT)bằng cách chia thành nhiều lần và gộp nước rửa vào bình định mức, thêmdung dịch aceton 80 % (TT)tới vạch, lắc kỹ. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch ở bước sóng 518 nm. Độ hấp thụ không dưới 0,20.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ hoa biến màu nâu đen: Không quá 0,5 %.

Tạp chất khác: Không quá 2,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 5,0% (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 30,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngnướclàm dung môi.

Định lượng

Hydroxysafflor yellow A

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:Methanol- acetonitril- dung dịchacidphosphoric 0,7 % (26 : 2 : 72).

Dung dịchthử:Cân chính xác khoảng 0,4 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol25 % (TT),cân và lắc siêu âm trong 40 min, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol25 % (TT),lắc đều, lọc. Dùng dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch chuẩn:Cân chính xáchydroxysafflor yellowA chuẩn và hòa tan trongmethanol25 % (TT)để được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 0,13 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnhC (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 403 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trênpic hydroxysafflor yellowA phải không dưới 3000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tiến hành sắc ký. Tính hàm lượng củahydroxysafflor yellowA trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C27H32O16 tronghydroxysafflor yellowA chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 1,0 %hydroxysafflor yellowA (C27H32O16) tính theo dược liệu khô kiệt.

Kaempferol

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:Methanol- dung dịchacid phosphoric0,4 % (52 : 48).

Dung dịchthử:Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 25mlmethanol(TT),cân. Đun hồi lưu trong 40 min, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol(TT),lắc đều, lọc. Hút chính xác 15mldịch lọc vào một bình cầu đáy bằng, thêm 5mlacidhydrocloric 17 % (TT),lắc đều rồi đun trên cách thủy trong 30 min để thủy phân, làm nguội ngay. Chuyển dịch đã thủy phân vào bình định mức 25ml,thêmmethanol(TT)vừa đủ đến vạch, lắc đều.

Dung dịch chuẩn:Cân chính xáckaempferolchuẩn và hòa tan trongmethanol(TT)để được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 9 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 367 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trênpic kaempferolphải không dưới 3000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tiến hành sắc ký. Tính hàm lượng củakaempferoltrong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C15H10O6trongkaempferolchuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,05 %kaempferol(C15H10O6). Tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy hoa đang nở và cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ, để nơi râm mát, thoáng gió hoặc phơi nắng nhẹ cho khô dần.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh ẩm và mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tâm, can.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, mụn nhọt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

HÚNG CHANH (Lá)

FoliumPlectranthi amboinici

Lá tươi hoặc phơi âm can của cây Húng chanh[Plectranthus amboinicus (Lour.)Spreng.], họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Lá hình bầu dục hay hình trứng rộng, đầu hơi nhọn hoặc tù, gốc hình nêm. Phiến lá dày, mọng nước, dài6 cmđến 10cm,rộng 4cmđến8 cm,mép khía tai bèo. Cả 2 mặt lá đều có lông tiết, mặt dưới nhiều hơn, cuống lá dài 2cmđến 4cm.Gân chính to, gân bên nhỏ, nổi rõ ở mặt dưới lá. Mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua.

Vi phẫu

Biểu bì trên và biểu bì dưới có lông che chở đa bào gồm 3 tế bào đến6tế bào. Lông tiết có 2 loại: loại đầu có 2 tế bào, chân đơn bào rất ngắn và loại đầu đơn bào, chân đơn bào. Phần gân lá có mô dày sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Tế bào mô mềm thành mỏng, to. Nhiều bó libe gỗ hình trái xoan xếp thành vòng tròn ở phần gân chính. Những bó phía trên nhỏ, những bó phía dưới to. Tất cả các bó đều quay gỗ vào phía trong. Phiến lá chỉ có một loại mô khuyết.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen -etherdầu hóa (30°Cđến 60 °C) (8 : 2).

Dung dịch thử:Cất tinh dầu từ 100 g dược liệu bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1mletherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C) (TT).

Dung dịch đối chiếu:Cất tinh dầu từ 100 g lá Húng chanh (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1mletherdầu hỏa(30 °Cđến60 °C)(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Phunthuốc thử vanilin -acid sulfuric(TT),sấy bản mỏng ở 110 °C khoảng 10 phút đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ, các vết của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Chế biến

Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo hái những lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu và lá già. Có thể phơi âm can.

Bảo quản

Nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Vào kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 16 g, dạng thuốc sắc, thuốc xông, vắt lá tươi uống, thường dùng lá tươi.

HUYỀN SÂM (Rễ)

RadixScrophulariae

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergerianaMiq. hoặcScrophularia ningpoensisHemsl.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Rễ củ nguyên, phần trên hơi phình to, phần dưới thuôn nhỏ dần, một số rễ hơi cong, dài 3cmđến 15cm.Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu đen, có nếp nhăn và rãnh lộn xộn, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ nhỏ còn sót lại. Mặt cắt ngang màu đen, phía ngoài cùng có lớp bản mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Thể chất mềm, hơi dẻo, mùi đặc biệt giống như mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.

Dược liệu thái lát: Những lát mỏng hình gần tròn hoặc hình bầu dục. Bên ngoài màu vàng xám hoặc nâu xám. Bề mặt lát màu đen, hơi bóng, đôi khi có khe nứt. Mùi mùi đặc biệt giống như mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.

Vi phẫu

Lớp bần có từ 3 đến 4 hàng tế bào nhăn nheo, có chỗ bị rách nứt. Mô mềm vỏ gồm những tế bào có thành mỏng. Trong mô mềm có những đám mô cứng gồm 1 tế bào hoặc từ 2 đến 5 tế bào có thành dày xếp rải rác. Libe cấp 2 hình chùy cấu tạo bởi những tế bào nhỏ xếp đều đặn, bị những tia tủy rộng phân cách. Gỗ cấp 2 có những mạch gỗ xếp thẳng hàng từ trong ra ngoài, tia tủy rộng, thành không hóa gỗ, ở miền tủy có đám mạch gỗ cấp 1.

Bột

Màu nâu đen, vị hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều tế bào mô cứng riêng lẻ hay tụ thành đám, hình chữ nhật, hơi vuông, hơi tròn hoặc hình thoi, dài 47 µm đến 250 µm, đường kính 23 µm đến 132 µm, thành dày, ống trao đổi nhỏ, phân nhánh. Mạch gỗ hầu hết là mạch vạch. Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh đều đặn có thành dày. Mảnh mô mềm. Tinh bột nhỏ, hình tròn nằm rải rác.

Định tính

A. Lấy 1 g dược liệu, thêm 10mlethanol96 % (TT),đun trong cách thủy 15 min, để nguội và lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 5mldịch lọc cho vào một chén sứ, cô trên cách thủy đến cắn. Thêm vào cắn 1mlanhydridacetic(TT)và 1mlcloroform (TT), khuấy đều, lọc. Cho dịch lọc vào một ống nghiệm khô, thêm từ từ theo thành ống khoảng 1mlacid sulfuric(TT).Giữa hai lớp chất lỏng có vòng màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu.

Nhỏ vài giọt dịch lọc lên một miếng giấy lọc, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm thấy bên trong của vết có màu vàng nhạt, rìa bên ngoài có màu xanh nhạt. Nhỏ tiếp lên phần bên trong của vết một giọtdung dịch natri hydroxyd 10 %(TT), để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 365 nm thấy có màu vàng lục sáng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol- nước (12 : 4 : 1), lấy lớp dưới.

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 25mlmethanol(TT),lắc đều và để ngâm 1 h, lắc siêu âm 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 25mlnước,lắc vớin-butanol đã bão hòa nước (TT)2 lần, mỗi lần 30ml.Gộp dịch chiết n-butanol, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 5mlmethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan harpagosid chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml và Lấy 2 g bột Huyền sâm (mẫu chuẩn) tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundungdịchvanillin5 % trongacid sulfuric(TT),sấy bản mỏng cho đến khi các vết hiệnrõ. Trênsắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trịRfvà màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu và có vết cùng giá trịRfvà màu sắc với vết harpagosid trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 60 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dungnướclàm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril(TT).

Pha động B: Dung dịchacid phosphoric0,03 % (TT).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol50 % (TT),đậy nút và cân. Ngâm 1 h rồi lắc siêu âm trong 45 min, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol50 % (TT),lắc đều, lọc, dùng dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan harpagid, harpagosid trongmethanol30 % (TT)để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ tương ứng chính xác khoảng 60 µg/ml và20µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnhC (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha đngA
(%tt/tt)

Pha đng B
(% tt/tt)

0 -10

3 → 10

97 → 90

10 - 20

10 → 33

90 → 67

20 - 25

33 → 50

67 → 50

25 - 30

50 → 80

50 → 20

30 - 35

80

20

35 - 37

80 → 3

20 → 97

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên cả 2pic harpagosidvà harpagid phải không dưới 5000.

Tiêm lần lượtdungdịch chuẩn và dung dịch thử, tiến hành sắc ký và tính hàm lượng của harpagid và harpagosid trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử,dungdịch chuẩn, hàm lượng C15H24O10 của harpagid chuẩn và hàm lượngC24H30O11của harpagosid chuẩn.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,45 % tổng hàm lượng của harpagid(C15H24O10) và harpagosid(C24H30O11), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào mùa đông khi thân và lá tàn lụi. Đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt đầu chồi thừa 3 mm, tách riêng từng rễ, phân loại to nhỏ. Phơi hoặc sấy ở 50°C đến 60°C đến gần khô. Đem ủ 5 ngày đến 10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hoặc nâu đen, rồi tiếp tục phơi đến khô.

Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi gần khô đem tãi ra trong nong nia thành một lớp dày chừng 15cm,để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần” có thể đậy lên trên bằng một lớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác. Trong khi ủ phải đảo luôn, không để dày quá, không đậy kín quá dễ bị hấp hơi, thối hỏng.

Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàm, hàn. Vào hai kinh phế, thận.

Công năng, chủ trị

Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.

HUYẾT GIÁC (Lõi gỗ)

LignumDracaenae

Là lõi gỗ phần gốc thân có chứa nhựa đã phơi hay sấy khô của cây Huyết giác {DracaenacambodianaPierre exGagnep. vàDracaena cochinchinensis(Lour.)S.C.Chen}, họ Huyết giác (Dracaenaceae).

Mô tả

Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.

Định tính

A. Cho 1 g dược liệu vào bình nón, thêm 10mlethanol96 % (TT),lắc siêu âm trong 10 min, lọc, được dịch chiết A. Lấy 1mldịch chiết A, pha loãng thành 5mlbằngethanol96 % (TT)và chia vào 2 ống nghiệm:

Ống 1: Kiềm hóa vớidung dịchkalihydroxyd 10 % (TT),màu đỏ đậm lên.

Ống 2:Acidhóa vớidung dịchacidhydrocloric 10 % (TT),màu đỏ chuyển sang màu cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel60F254.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Dịch chiết A.

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 1 g bột Huyết giác (mẫu chuẩn) vào bình nón, thêm 10mlethanol96 % (TT),lắc siêu âm trong 10 min, lọc.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai đến khi dung môi đi được khoảng 3/4 bản mỏng, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT).Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi xuất hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Vụn đen: Không quá 2,0 %.

Các tạp chất khác: Không quá 5,0 %.

Tro toàn phần

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol(TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịchacid acetic1 % - acetonitril (61 : 39) (có thể điều chỉnh tỷ lệ nếu cần).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 2,5 g dược liệu đã nghiền thành bột thô vào bình nón nút mài 100ml,thêm chính xác 50,0 mlmethanol (TT), đậy nắp, cân xác định khối lượng. Đun sôi hồi lưu trong cách thủy 30 min, để nguội, cân xác định lại khối lượng, bổ sung lượng mất đibằngmethanol(TT),lọc qua màng lọc 0,45 µm được dung dịch tiêm sắc ký.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan loureirin B trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,15 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (250 mm x 4.6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm) (cột Inertsil ODS-3 là thích hợp).

Tốc độ dòng: 1,0 ml/rnin.

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 276 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl

Cách tiến hành:Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử vào hệ thống sắc ký. Dựa vào diện tíchpic thu được từ dung dịch chuẩn, dung dịch thử và nồng độ loureirin B(C18H20O5) của dung dịch chuẩn, tính hàm lượng loureirin B trong dược liệu.

Hàm lượngloureirinB (C18H20O5) không được dưới 0,20 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng, thái lát và phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, sáp, bình. Quy vào các kinh tâm và can.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết chỉ thống, tán ứ sinh tân, chỉ huyết sinh cơ.

Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh.

Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền miệng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ8g đến 12 g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

HƯƠNG GIA BÌ (Vỏ rễ)

CortexPeriplocae

Vỏ rễ đã chế biến phơi khô của cây Hương gia bì (Periploca sepiumBge.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Mô tả

Mảnh vỏ dày từ 0,5 mm đến 3 mm có hình ống hoặc hình máng, dài 3cmđến 17cmhoặc có thể dài hơn, thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài màu vàng nâu, xù xì, có các đường vân nứt dọc, không đều, dễ bong. Nhẹ, giòn, dễ gãy, mùi thơm hắc đặc biệt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, hình đa giác xếp lộn xộn, rải rác mang tinh thể calci oxalat hình khối. Bó libe cấp 2 chiếm khoảng 2/3 vi phẫu. Những tia ruột gồm 2 đến 3 dãy tế bào. Rải rác trong mô mềm, libe có những túi chứa chất thơm.

Bột

Bột màu nâu, mùi thơm, vị đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Nhiều mảnh bần màu nâu sẫm, các mảnh mô mềm mang tinh bột, tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật, kích thước 30 µm đến 40 µm. Hạt tinh bột chủ yếu là hạt đơn nhỏ, hình gần tròn hoặc nhiều cạnh. Thể cứng hình đa giác có thành dày đứng riêng lẻ hay tập trung thành đám. Mảnh mạch thường là mạch điểm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen-ethylacetat-methanol (9 : 2 : 0.5).

Dung dịch thử:Lắc 1,0 g bột dược liệu với 5mlme-thanol (TT)trong 3 min, lọc. Dùng dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Hương gia bì (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phunthuốc thử vanilin1% trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 105°Ctrong 3 min đến 5 min. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu lấy vỏ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, trong bao bì kín.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn, có độc. Vào kinh can, thận.

Công năng chủ trị

Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ6g đến 12 g, dạng sắc hoặc ngâm rượu.

HƯƠNG NHU TÍA

Herba Ocimitenuiflori

É tia

Đoạn đầu cành có hoặc không có hoa được phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Hương nhu tía (Ocimumtenuiflorum L. hay O. sanctum L.),, họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Đoạn đầu thân và cành có thiết diện vuông, mặt ngoài màu nâu tím, có nhiều lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, cuống dài 1cmđến 2cm.Phiến lá hình trứng, đầu thuôn nhọn, dài 2cmđến 4cm,rộng 1,5cmđến 3,5cm,mép có răng cưa, màu xanh lục ở mặt trên, tím đậm hoặc phớt tím ở mặt dưới, có lông. Hoa là xim co ở đầu cành xếp thành từng vòng6đến8hoa. Dược liệu khô thường có một số lá và hoa đã rụng, để lại cuống ở trên cành. Quả bế, với bốn phân quả đựng trong đài tồn tại. Quả khô, ngâm vào nước sẽ trương nở một lớp chất nhầy màu trắng bao bọc chung quanh. Toàn cây có mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay, tê.

Vi phẫu

Lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới có mang lông che chở đa bào gồm 2 tế bào đến 10 tế bào xếp thành dãy dài. Tế bào của lông có thành khá dày, chỗ chân lông dính vào biểu bì các tế bào nhô cao tạo thành u lồi. Lông tiết có chân gồm 1 đến 2 tế bào ngắn, đầu thường có 2 đến 4 tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Ở vùng gân chính có mô dày nằm sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Cung libe-gỗ thường chia làm hai, phần trên có hai bó libe-gỗ nhỏ quay xuống đối diện với hai cung libe-gỗ to. Cung mô dày dính kèm theo phía dưới của cung libe. Phần phiến lá có một lớp mô giậu ở sát biểu bì trên, kế đến là mô khuyết.

Bột

Bột màu xanh nâu, mùi thơm, vị hơi cay. Dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào có nhiều đoạn thắt, bề mặt lấm tấm. Lông tiết chân 1 đến2tế bào ngắn, đầu có 2 đến 4 tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Mảnh biểu bì lá có lỗ khí (kiểu trực bào). Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng, mạch chấm. Hạt phấn hoa hình cầu đường kính 35 đến 39 µm, có 6 rãnh, bề mặt có dạng mạng lưới. Mảnh cánh hoa có tế bào màng ngoằn ngoèo, mang nhiều lông tiết. Sợi đứng riêng lẻhaychụm thành từng đám. Tế bào mô cứng thành dày và có ống trao đổi rõ.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy tinh dầu đã thu được ở phần Định lượng, pha loãng trongxylen (TT)theo tỷ lệ 1 : 1.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan 5 giọt eugenol chuẩn trong 1mlxylen(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 20 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phun dung dịchvanilin (TT)1 % trongacid sulfuric(TT),sấy bản mỏng ở 110°C trong 5 min.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trịRfvới vết của eugenol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu {trên sắc ký đồ của dung dịch thử, theo thứ tự từ vạch chấm sắc ký, các vết có màu sắc như sau: vết màu tím, vết màu vàng cam (eugenol), vết màu xanh tím}.

Có thể phundung dịch sắt(III)clorid 1 % trongethanol(TT)lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 30mlmethanol(TT),siêu âm 10 min, lọc. Lấy dịch lọc cất thu hồidungmôi tới còn khoảng1 mldùng làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Hòatan acid ursolicchuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng0,2mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun lêndung dịchacid sulfuric10 % trongethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105°C đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu tím đỏ và cùng giá trị Rf với vết củaacid ursolictrên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 13,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tro toàn phần

Không được quá 16,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Cho 40 g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu, thêm 300mlnước,0,5mlxylen (TT)vào ống hứng tinh dầu có khắc vạch, tiến hành cất trong 4 h.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái khi cây ra hoa, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt thành từng đoạn 2 - 3cm,phơi âm can đến khô.

Bảo quản

Dược liệu để nơi khô mát, tránh làm mất tinh dầu.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào hai kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Phát hãn, thanh thử, tán thấp hành thủy. Chủ trị: cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, cước khí, thủy thũng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng6g đến 12 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm

A là độ hấp thụ đo được ở bước sóng 512 nm;

Đoạn đầu cành có hoặc không có hoa được phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Hương nhu trắng(Ocimum gratissimumL), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Đoạn đầu thân và cành có thiết diện vuông, mặt ngoài màu xanh nhạt hay hơi trắng, có nhiều lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, cuống dài 3cmđến 7cm.Phiến lá hình trứng nhọn, mép có răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn, phủ lông mịn, dài8 cmđến 14cm,rộng 3cmđến6 cm.Hoa là xim co ở đầu cành, mỗi mấu có6hoa. Quả bế, với bốn phân quả đựng trong đài tồn tại. Toàn cây có mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay, tê.

Vi phẫu

Lá: Tiết diện gân chính của lá thường to hơn so với Hương nhu tía. Biểu bì trên và biểu bì dưới có mang lông che chở đa bào gồm 2 đến 10 tế bào xếp thành dãy dài. Tế bào của lông có thành khá dày, chỗ chân lông dính vào biểu bì không có các u lồi do các tế bào nhô cao (khác với hương nhu tía). Lông tiết có chân gồm 1 đến 2 tế bào ngắn, đầu thường có 2 đến 4 tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Ở vùng gân chính có mô dày nằm sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Cung libe-gỗ thường chia làm hai, phần trên có nhiều bó libe-gỗ nhỏ xếp thành hàng đối diện với hai cung libe-gỗ to. Cung mô dày dính kèm theo phía dưới của cung libe. Phần phiến lá có một lớp mô giậu ở sát biểu bì trên, kế đến là mô khuyết.

Bột

Bột màu xanh nâu, mùi thơm, vị hơi cay. Dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào có nhiều đoạn thắt, bề mặt lấm tấm. Lông tiết chân 1 đến 2 tế bào ngắn, đầu có 2 đến 4 tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Mảnh biểu bì lá có lỗ khí (kiểu trực bào). Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng, mạch chấm. Hạt phấn hoa hình cầu đường kính 35 đến 39 µm, có6rãnh, bề mặt có dạng mạng lưới. Mảnh cánh hoa có tế bào màng ngoằn ngoèo, mang nhiều lông tiết. Sợi đứng riêng lẻ hay chụm thành từng đám. Tế bào mô cứng thành dày và có ống trao đổi rõ.

Định tính

Tiến hành các phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) như mô tả trong chuyên luận Hương nhu tía.

Độ ẩm

Không được quá 13,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tro toàn phần

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Cho 40 g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu, thêm 300mlnước,0,5mlxylen (TT)vào ống hứng tinh dầu có khắc vạch, tiến hành cất trong 4 h.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái khi cây ra hoa, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt thành từng đoạn 2-3cm,phơi âm can đến khô. Có thể cất lấy tinh dầu để dùng. Nếu cất tinh dầu, thu hái vào lúc cây Hương nhu đã phát triển đầy đủ, có nhiều lá và hoa.

Bảo quản

Dược liệu để nơi khô mát, tránh làm mất tinh dầu.

Tinh dầu: Tránh ánh sáng, đựng đầy lọ, nút kín, để nơi mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào hai kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Phát hãn, thanh thử, tán thấp hành thủy, hành khí chỉ thống, kiện tỳ ngừng nôn. Chủ trị: Cảm nắng, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, cước khí thủy thũng, tỳ hư ỉa chảy, thấp chẩn, viêm da, rắn độc cắn.

Tinh dầu Hương nhu trắng: Tinh dầu lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm, vị cay, tê, để ngoài không khí biến màu nâu đen. Có tác dụng giảm đau tại chỗ, sát trùng, dùng làm thuốc phòng chữa thối rữa, thuốc chữa đau răng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng6g đến 12 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

HƯƠNG PHỤ (Thân rễ)

RhizomaCyperi

Củ gấu, Củ gấu biển, Củ gấu vườn

Thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của cây Hương phụ vườn(Cyperus rotundusL), hoặc cây Hương phụ biển(CyperusstoloniferusRetz.),họ Cói (Cyperaceae).

Mô tả

Hương phụ vườn:Thân rễ (thường gọi là củ) hình thoi, thể chất chắc, dài 1cmđến 3cm,đường kính 0,4cmđến 1cm.Mặt ngoài màu xám đen, có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1cmđến 0,6cm);trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen và có nhiều vết tích của rễ con. Vết cắt ngang có sợi, mặt nhẵn bóng, phần vỏ có màu xám nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm. Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.

Hương phụ biển:Thân rễ hình thoi, thể chất chắc, kích thước củ không đều nhau, kích thước trung bình 1cmđến 5cm,đường kính 0,5cmđến 1,5cm,mặt ngoài có màu nâu hay nâu sẫm; có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang củ (mỗi đốt cách nhau 0,1cmđến 0,6cm);trên mỗi đốt có lông cứng mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm và có nhiều vết tích của rễ con. Vếtcắtngang có sợi, mặt nhẵn bóng, phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm. Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.

Vi phẫu

Vi phẫu Hương phụ vườn và Hương phụ biển giống nhau. Biểu bì gồm một hàng tế bào hình trái xoan, to nhỏ không đều. Hạ bì gồm 2 đến 3 hàng tế bào thành dày hình vuông hay chữ nhật, rải rác có các đám sợi hóa gỗ. Mô mềm vỏ khoảng hai mươi đến ba mươi hàng tế bào thành mỏng, hình hơi tròn hay trái xoan, xếp lộn xộn, trong đó có nhiều hạt tinh bột và tế bào tiết hình tròn hoặc teo lại thành nhiều cạnh. Trong mô mềm vỏ còn có các đám libe-gỗ, mỗi đám gồm mạch gỗ bao quanh libe. Nội bì gồm một vòng tế bào hình vuông nhỏ, thành hơi dày. Trụ bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, thành mỏng, xếp sát nội bì. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình tròn to, thành mỏng, trong đó có chứa tinh bột và các đám libe-gỗ.

Bột

Bột của Hương phụ vườn màu hồng nhạt và của Hương phụ biển màu trắng xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng hình chữ nhạt hay nhiều cạnh, màu vàng nhạt, thành dày, có ống trao đổi rõ. Tế bào tiết hình tròn hay bầu dục, trong đó có chất tiết màu vàng, xung quanh có 5 tế bào đến 8 tế bào xếp tỏa ra rất đặc biệt. Hạt tinh bột hình tròn hay bầu dục, rộng 4 µm đến 25 µm, rốn và vân không rõ. Tế bào nội bì màu vàng, hình chữ nhật, thành dày. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

A. Lấy 10 g bột dược liệu, làm ẩm bằng 20mlamoniac (TT),lắc kỹ với 60mlcloroform(TT).Gạn lấy lớpcloroform,bốc hơi trên cách thủy tới cắn. Hòa cắn bằng 15mldung dịchacidhydrocloric 1 % (TT).Lọc, lấy dịch lọc chia đều vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 1 giọt đến 2 giọtthuốc thửMayer(TT),xuất hiện tủa trắng đục.

Ống 2: Thêm 1 giọt đến 2 giọtthuốc thửBouchardat(TT),xuất hiện tủa nâu.

Ống 3: Thêm 1 giọt đến 2 giọtthuốc thửDragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel GF254.

Dungmôi khai triển: Dicloromethan -ethylacetat -acid aceticbăng(80 : 1 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 1,0 g bột dược liệu, thêm 5mlether (TT),ngâmtrong 1 h, thỉnh thoảng lắc, lọc và để dịch lọc bay hơi tự nhiên đến cạn. Hòa tan cắn trong 0,5mlethylacetat(TT) được dung chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:hòa tan α-cyperon chuẩn trongethyl acetat(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml. Nếu không có α-cyperon chuẩn, lấy 1,0 g bột Hương phụ (mẫu chuẩn) tương ứng, chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch dược liệu đối chiếu, 2 µl dung dịch α-cyperon đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí rồi quan sát dưới ánhsángtử ngoại bước sóng 254 nm. Các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trịRfvới các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch được chuẩn bị từ dược liệu đối chiếu hoặc có vết cùng màu lam thẫm và cùng giá trịRf với vớivết α-cyperon thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Tiếp tục phun lên bản mỏngdung dịch 2,4-dinitrophenylhydrazin, các vết trên sắc ký đồ phải dần dần chuyển sang màu đỏ cam.

Cách pha dung dịch 2,4-dinitrophenylhydrazin: Lấy 1,5 g2,4-dinitrophenylhydrazin(TT), hòatan trong 20mlacid sulphuric50 % (TT),chuyển dung dịch thu được vào bình định mức 100ml,thêmnướcđến vạch, trộn đều, lọc.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13, dùng 10 g dược liệu đã tán nhỏ).

Tro toàn phần

Không quá 3,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ dược liệu còn lông và phần gốc thân còn gắn vào củ (dài quá 0,5cmđến 1cm):Không quá 8,0 %.

Tỷ lệ dược liệu cháy đen: Không quá 1,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu.

Dùng 1 g dược liệu, tiến hành thử theo phương pháp 3, Phụ lục 9.4.8. Sử dụng 2mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT)để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % đối vớiHương phụ(nguyên củ hoặc đã nghiền vụn, thái lát) tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp "Định lượng tinh dầu trong dược liệu" (Phụ lục 12.7). Dùng 50 g dược liệu thô, thêm 300mlnước,50mlglycerin(TT),cất tinh dầu trong 5 h.

Hàm lượng tinh dầu không được ít hơn 0,5 % đối vớiHương phụ(nguyên củ hoặc đã đập vụn, thái lát) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, phơi khô, đốt cháy hết thân lá, lông và rễ con, sau đó rửa sạch phơi khô.

Bào chế

Hương phụ:Lấy Hương phụ đã được chế biến ở trên, đập vụn hoặc làm ẩm và ủ một đêm cho mềm rồi thái lát mỏng, sấy khô. Dược liệu là những mảnh vụn, hoặc lát có mặt vỡ hoặc mặt cắt màu nâu vàng hay trắng, mùi thơm, vị đắng.

Hương phụ chế:Lấy Hương phụ chia đều làm 4 phần: tẩm 1 phần bằng nước muối 5 %, 1 phần bằng nước gừng 5 %, 1 phần bằng giấm và 1 phần bằng rượu . Tẩm đủ ướt hoặc theo tỷ lệ cứ 10 kg hương phụ dùng 2 lít nước muối 5 % hoặc 2 lít nước gừng 5 % hoặc 2 lít giấm hoặc 2 lít rượu. Ủ riêng mỗi phần trong 12 h rồi sao vàng đến khi có mùi thơm. Riêng phần tẩm rượu nên sao xong mới tẩm. Khi dùng trộn đều 4 phần với nhau.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt, tránh làm bay tinh dầu.

Tính vị, quy kinh

Vị hơi cay, hơi đắng, tính bình. Quy kinh can, tỳ, tam tiêu.

Công năng, chủ trị

Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Đau dạ dày, tiêu hóa kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên, đau đầu, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

HY THIÊM

Herba Siegesbeckiae

Cỏ đĩ

Bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Hy thiêm(Siegesbeckia orientalisL), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Thân rỗng ở giữa, đường kính 0,2cmđến 0,5cm.Mặt ngoài thân màu nâu sẫm đến nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc song song và nhiều lông ngắn sít nhau. Lá mọc đối, phiến lá nhăn nheo và thường cuộn lại; lá nguyên có phiến hình mác rộng, mép khía răng cưa tù, có ba gân chính. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông. Cụm hoa hình đầu nhỏ, gồm hoa màu vàng hình ống ở giữa, 5 hoa hình lưỡi nhỏ ở phía ngoài. Lá bắc có lông dính.

Dược liệu sau khi chế biến là những đoạn không đều nhau. Thân gần vuông, rỗng ở giữa, bên ngoài màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt, có rãnh dọc song song và nốt sần nhỏ. Mặt cắt có một phần ruột màu trắng. Lá thường vụn nát, màu lục xám, mép khía răng cưa tù, hai mặt phủ lông tơ màu trắng. Đôi khi gặp các đoạn thân mang cụm hoa hình đầu màu vàng. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Gân lá:Gân phía trên và dưới đều lồi, mặt dưới lồi nhiều hơn. Biểu bì trên và dưới gồm một hàng tế bào hình trứng nhỏ, xếp liên tục đều đặn, mang lông che chở đa bào, dài, thường có 6 đến 8 tế bào xếp thẳng hàng, vách ngăn giữa các tế bào phình to đặc biệt, các tế bào càng gần đầu lông càng dài và nhỏ dần. Dưới biểu bì là mô dày, cấu tạo bởi các tế bào hình tròn nhỏ, có thành dày ở góc, xếp đều đặn thành 2 đến 3 hàng. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn, thành mỏng, kích thước không đều nhau. Trong mô mềm rải rác có những ống tiết gồm 4 tế bào đến 5 tế bào nhỏ xếp thành vòng. Ở giữa gân lá có một bó libe-gỗ to, hình trứng, có lớp libe hình cung bao phía dưới bó gỗ, bó gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ tương đối nhỏ xếp thành hàng, tập trung thành đám. Trong gân lá có thể thấy 3 đến 5 bó libe-gỗ nhỏ hơn, xếp thành hình cung, có cấu tạo tương tự bó libe-gỗ to.

Phiến lá:Biểu bì trên và dưới cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, tế bào biểu bì trên có kích thước lớn hơn, có thể mang lông che chở đa bào cấu tạo tương tự như phần gân lá. Mô giậu là 2 hàng tế bào hình chữ nhật to, xếp sít nhau và thẳng góc với biểu bì trên. Mô khuyết là những tế bào thành mỏng, có kích thước không đều nhau. Giữa phiến lá có một số bó libe-gỗ hình trứng nhỏ của gân phụ.

Thân:Biểu bì gồm một hàng tế bào nhỏ, hình trứng, xếp đều đặn liên tục, có thể mang lông che chở đa bào cấu tạo tương tự như ở gân lá. Mô dày gồm 2 đến 3 hàng tế bào, có thành dày phát triển ở góc. Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình tròn, thành mỏng kích thước không đều nhau. Trong mô mềm vỏ, sát với bó libe-gỗ hơn có những bó sợi lớn, xếp thành vòng liên tục hoặc gián đoạn, bao lấy bó libe-gỗ. Ứng với mỗi bó sợi là một bó libe-gỗ hình trứng, tương đối to cũng xếp thành vòng liên tục. Trong bó libe-gỗ có libe hình bán nguyệt được bó sợi bao gần hết. Gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ to, xếp thành hàng, tập trung tạo thành bó. Trong cùng là mô mềm ruột gồm các tế bào to, hình tròn, thành mỏng, rải rác thấy một số ống tiết cấu tạo tương tự phần gân lá.

Bột

Màu lục xám. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, dài, thường có 6 đến 8 tế bào xếp thành hàng, vách ngăn giữa các tế bào phình to đặc biệt, các tế bào càng gần đầu lông càng dài và nhỏ dần. Hai loại lông tiết: loại đầu hình cầu đa bào, chân đơn bào và loại đầu hình cầu đơn bào, chân đa bào. Mảnh biểu bì mang lỗ khí. Mảnh mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình tròn, thành mỏng. Sợi đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành bó, tế bào sợi ngắn và nhỏ, khoang rộng. Hạt phấn hoa hình cầu gai tương đối to, gai thưa và nhọn, bề mặt có 3 lỗ rãnh, đường kính khoảng 33 µm đến 35 µm, màu vàng nhạt. Mảnh cánh hoa gồm tế bào màu vàng nhạt, thành mỏng. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

A. Lấy 3 g dược liệu đã tán nhỏ. Thêm 2mldung dịch amoniac 10 %(TT) , trộn cho thấm đều. Thêm 20mlcloroform(TT).Lắc, để yên 4 h. Lọc vào bình gạn. Thêm 10mldung dịchacid sulfuric10 %(TT). Lắc kỹ rồi để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp. Gạn lấy lớp dung dịchacid ởphía trên cho vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống nghiệm 1: Thêm 1 giọtthuốc thửMayer(TT),xuất hiện tủa trắng.

Ống nghiệm 2: Thêm 1 giọtthuốc thử Bouchardat (TT),xuất hiện tủa nâu.

Ống nghiệm 3: Thêm 1 giọtdung dịchacid picric1 % (TT),xuất hiện tủa vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi triển khai: Toluen -ethylacetat - aceton -acid formic (15 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 30mlethylacetat (TT), lắc siêu âm 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol96 % (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g Hy thiêm (mẫu chuẩn) đã nghiền nhỏ, tiến hành chiết như mô tả trong phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin -acid sulfuric(TT), sấy bản mỏng ở120 °Cđến khi hiện rõ các vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 100°C,4 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ lá trong dược liệu: Không ít hơn 40,0 %.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Khi trời khô ráo, cắt lấy cây có nhiều lá hoặc mới ra hoa, cắt bỏ gốc và rễ, phơi hoặc sấy đến khô ở 50°Cđến 60°C.Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, cắt đoạn, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng, gối, xương khớp; chân tay tê buốt, mụn nhọt.

Cánh dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

ÍCH MẪU

Herba Leonurijaponici

Phần trên mặt đất đã được cắt thành từng đoạn phơi hay sấy khô của cây ích mẫu (Leonurusjaponicus Houtt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Dược liệu là những đoạn thân, có hoặc không có lá, dài từ 5cmđến 7cm,đường kính 0,2cmđến 1cm,thiết diện vuông, bốn mặt lõm, thẳng, mặt ngoài có nhiều rãnh dọc, lông bao phủ ngắn. Thân có màu xanh xám hoặc màu xanh hơi vàng, chỗ rãnh màu nhạt hơn. Chất nhẹ, dai, vết bẻ có ruột ở giữa.Trên các đoạn thân, phần lớn mang lá mọc đối; lá có cuống, ở phần phía trên cuống ngắn hơn. Lá phía gốc và trên ngọn có hình dáng thay đổi. Lá mọc đối, phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, mỗi thùy lại chia 3 phần không đều, thùy mép nguyên hoặc hơi xẻ răng cưa. Lá màu xanh xám, thường nhàu nát và gãy vụn, dễ bị rụng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành vòng dày đặc, càng lên phía ngọn cụm hoa càng dày đặc. Tràng hoa màu hồng tím khi tươi. Khi khô chun sít lại. Quả nhỏ có 3 cạnh, nhẵn, màu xám nâu. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Thân:Mặt cắt ngang hình gần vuông, lồi ở 4 góc. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, được bao phủ bởi một lớp cutin ở phía ngoài, mang lông che chở đa bào và lông tiết, lông che chở nhiều ở 4 góc lồi. Lông tiết có đầu gồm 4 đến 8 tế bào, chân đơn bào. Mô dày gồm 6 đến 10 hàng tế bào thành dày rất phát triển ở 4 góc lồi. Mô mềm vỏ có từ 3 đến 4 hàng tế bào nhỏ, thành mỏng. Trong mô mềm vỏ sát libe có sợi xếp thành từng đám nhỏ. Gỗ gồm các mạch gỗ to xếp thành hàng rải rác trong mô gỗ. Libe khá hẹp gồm những tế bào nhỏ, xếp liên tục thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh nằm giữa libe và gỗ, gồm những tế bào hình chữ nhật, hoặc vuông, thành mỏng, xếp thành vòng. Mô mềm ruột khá rộng gồm những tế bào kích thước lớn, thành mỏng, càng vào giữa tế bào càng lớn hơn. Một số tế bào có chứa tinh thể calcioxalatehình kim và hình lăng trụ nhỏ.

Gân giữa lá:Biểu bì trên hoặc dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết. Mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới, gồm những tế bào thành dày. Mô dày trên gồm 2 đến 3 hàng tế bào. Mô dày dưới tạo thành hình vòng cung, chỗ dày nhất gồm 2 đến 3 hàng tế bào. Mô mềm gồm những tế bào tròn, thành mỏng. Libe gỗ xếp thành hình vòng cung ở giữa, gỗ xếp ở trên và libe ở dưới; đôi khi cung libe gỗ chia thành các cụm. Thỉnh thoảng trên cung chính có thêm một cung nhỏ với libe ở trên và gỗ ở dưới.

Phiến lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật. Tế bào biểu bì trên có kích thước tương đối lớn, tế bào biểu bì dưới nhỏ và dẹt hơn. Cả 2 mặt phiến lá đều mang lông che chở, lông tiết; biểu bì dưới có lỗ khí. Mô giậu và mô khuyết gồm các tế bào hình giậu không đều hoặc các tế bào hình gần tròn.

Bột

Bột có màu lục xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, hơi cong, thành dày, bề mặt có nhiều u lồi nhỏ. Lông tiết có đầu gồm 4 đến 8 tế bào, nhìn từ đỉnh có hình gần tròn hoặc ellip, chân rất ngắn. Mảnh mạch có lỗ trao đổi hình thang hoặc hình xoắn. Hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 20 µm đến 22 µm, 3 rãnh, bề mặt có chấm mờ, đám sợi có thành dày. Mảnh biểu bì mang lông che chở, lông tiết, lỗ khí. Mảnh lá có mạch gỗ xoắn.

Định tính

A. Lấy khoảng 3 g bột dược liệu, loại tạp bằngetherdầu hỏa(30 °C đến60 °C)(TT)trong dụng cụ Soxhlet 2 h. Lấy bã dược liệu cho bay hếtetherdầu hỏa, thấm ẩm bằng 5mlđến 7mlamoniac đậm đặc (TT).Thêm 20mlether(TT),lắc đều và để ngâm trong 2 h. Lọc, cất thu hồi dung môietherđến cắn, thêm vào cắn 5mlđến 7mldung dịchacid sulfuric10 % (TT),lắc kỹ, ly tâm. Gạn và chia dịch ly tâm vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống1:Nhỏ 1 giọtthuốc thửMayer (TT), xuất hiệp tủa trắng.

Ống 2: Nhỏ 2 giọtthuốc thửDragendorff(TT),xuất hiện tủa vàng cam.

Ống 3: Nhỏ 1 giọtthuốc thửBouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel 60F254

Dung môi khai triển: n-Butanol -acidhydroclohc -ethylacetat (8 : 2 : 0,5)

Dungdịch thử:Cân chính xác khoảng 1 g bột thô dược liệu, chuyển vào vào túi giấy lọc rồi cho vào bình chiết Soxhlet. Thêm 300mlethanol(TT)vào bình cầu đáy tròn dung tích 500ml.Tiến hành chiết trong khoảng 15 h. Lấy dịch chiếtethanol,cô dưới áp suất giảm đến còn khoảng 5ml,chuyển dịch chiết đậm đặc vào cột nhôm oxyd trung tính đã được chuẩn bị trước {10 gnhôm oxyd trung tính dùng cho sắc ký cột,cỡ hạt 0,063 - 0,200 mm, được nhồi ướt bằngethanol95 % (TT)vào cột thủy tinh có khóa, đường kính trong từ 1,5cmđến 1,8cmđể có chiều cao khoảng 4cm}.Rửa giải bằng 200mlethanol (TT), gộp dịch rửa giải vào bình cầu 250ml,cô cạn dưới áp suất giảm trong máy cất quay chân không. Hòa tan và chuyển toàn bộ cắn bằnghỗn hợp acetonitril - dung dịchacid acetic0,1 %(2 : 8) vào bình định mức 10ml,thêm cùng dung môi đến vạch, lắc đều (được dung dịch A). Lấy 3mldung dịch A, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 0,5mlethanol (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:hòa tan stachydrin hydroclorid chuẩn trongethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml. Nếu không có stachydrin hydroclorid chuẩn thì dùng 0,5 g bột thô Ích mẫu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả trong phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí rồi phunthuốc thửDragendorff (TT)đến khi hiện rõ vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết stachydrin hydroclorid của dung dịch đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,5 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C,4 h).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.5).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 55,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 13,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (80 : 20).

Dung dịch chuẩn (1):Hòa tanstachydrin hydrocloridchuẩn trongethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml.

Dung dịch chuẩn (2):Pha loãng 1mldung dung dịch chuẩn (1) bằngethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ stachydrin hydroclorid vào khoảng 0,4 mg/ml.

Dung dịch thử:Lấy phần dung dịch A thu được trong phép thử định tính B, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh aminopropyl liên kết silaca gel dùng cho sắc ký (5µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 203 nm.

Tốc độdòng:1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính thích hợp của hệ thống: Tiêm 6 lần dung dịch chuẩn (1). Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic stachydrin hydroclorid của 6 lần tiêm không được lớn hơn 2,0 %.

Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn (2), dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn (2) và hàm lượng C7H13NO2.HCl của stachydrin hydroclorid chuẩn, tính hàm lượng của stachydrin hydroclorid trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5 % stachydrin hydroclorid (C7H13NO2.HCl), tính theo dược liệu khô kiệt

Chế biến

Vào mùa hè (khoảng tháng 5 đến 6), khi có tới một nửa số hoa trên cây đã nở, có thể tiến hành thu hái. Chặt lấy phận trên mặt đất dài không quá 40cmkể từ ngọn xuống, phơi hay sấy khô. Bó lại thành từng bó. Cũng có thể, sau khi phơi khô, chặt từng đoạn 5cmđến 7cm,rồi đóng gói vào các bao tải, để nơi thoáng mát. Trước khi dùng cần sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, hơi hàn. Vào các kinh can, tâm bào.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thủy tiêu phù. Chủ trị: Rối loạn kinh nguyệt, kinh đau, kinh bế, khí hư bạch đới, rong kinh, rong huyết, huyết hôi ra không hết, phù thũng, tiểu tiện không lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người huyết hư không có huyết ứ.

ÍCH TRÍ (Quả)

FructusAlpiniae oxyphyllae

Riềng lá nhọn

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ích trí (Alpinia oxyphyllaMiq.), họ Gừng(Zingiberaceae).

Mô tả

Quả hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, dài 1,2cmđến 2cm,đường kính 1cmđến 1,3cm.Vỏ quả mỏng màu nâu hoặc nâu xám, có 13 đến 20 đường gờ nhỏ, trên bề mặt lồi lõm không đều, ở đỉnh có vết bao hoa, gốc có vết cuống quả. Hạt dính thành khối 3 múi có màng mỏng ngăn cách, mỗi múi có 6 đến 11 hạt. Hạt hình cầu dẹt hoặc nhiều cạnh, không đều, đường kính khoảng 3 mm, màu nâu sáng hoặc vàng sáng, áo hạt mỏng, màu nâu nhạt, chất cứng, nội nhũ màu trắng. Mùi thơm, vị cay, hơi đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang hạt: Tế bào mô mềm của áo hạt đôi khi còn sót lại. Tế bào vỏ hạt có hình gần tròn, gần vuông hoặc hình chữ nhật, hơi xếp theo hướng xuyên tâm, thành tương đối dày. Hạ bì gồm một hàng tế bào mô mềm, có chứa chất màu vàng nâu. Một hàng các tế bào chứa dầu hình gần vuông hoặc hình chữ nhật có chứa các giọt dầu màu vàng. Lớp sắc tố gồm những hàng tế bào chứa chất màu vàng nâu, rải rác có 1 đến 3 hàng các tế bào chứa dầu, tương đối lớn, hình gần tròn có chứa các giọt dầu màu vàng. Vỏ lụa gồm một hàng tế bào mô cứng xếp đều đặn (giống mô giậu) có chứa chất màu vàng hoặc màu đỏ nâu, thành bên và thành phía trong rất dày, khoang nhỏ có chứa hạt silic. Tế bào ngoại nhũ chứa đầy các hạt tinh bột. Tế bào nội nhũ chứa hạt aleuron và các giọt dầu.

Bột

Màu vàng nâu. Tế bào vỏ hạt dài khi nhìn trên bề mặt, đường kính tới 29 µm, thành hơi dày, thường xếp thẳng đứng với hạ bì. Các tế bào của lớp sắc tố nhăn nheo và giới hạn không rõ, chứa chất màu nâu đỏ hay nâu sẫm, thường bị vỡ vụn tạo thành các mảng sắc tố không đều. Tế bào chứa dầu hình gần vuông hay hình chữ nhật phân tán ở giữa các tế bào của lớp sắc tố. Tế bào mô cứng của vỏ lụa màu nâu hoặc vàng nâu, hình đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành dày, không hóa gỗ, trong có chứa hạt silic khi nhìn trên bề mặt, khi nhìn ở phía trên, thấy một hàng tế bào xếp đều đặn (giống mô giậu), thành phía trong và thành bên dày hơn, khoang lệch tâm có chứa hạt silic. Các tế bào ngoại nhũ chứa đầy các hạt tinh bột tụ lại thành khối tinh bột. Các tế bào nội nhũ chứa các hạt aleuron và giọt dầu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel GF254.

Dungmôi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Hòa tan một lượng tinh dầu của dược liệu (thu được ở phần định lượng) trongethanol(TT)để thu được dung dịch có chứa 10 µl tinh dầu trong 1ml.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan một lượng tinh dầu Ích trí (mẫu chuẩn) trongethanol(TT)để thu được dung dịch có chứa 10 µl tinh dầu trong 1ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl đến 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy tấm sắc ký ra để khô ở nhiệt độ phòng, sau quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc va cùng giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Phun lên bản mỏngdung dịchdinitrophenylhydrazin(TT),các vết trên sắc ký đồ chuyển dần sang màu đỏ da cam.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không dưới 1,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, hái lấy quả đã chuyển từ màu xanh lục sang màu đỏ, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Dùng sống: Loại bỏ tạp chất và vỏ ngoài, khi dùng giã nát.

Diêm ích trí (chế muối): Lấy cát, sao to lửa cho tơi, sau đó cho Ích trí vào, sao cho phồng vỏ, có màu vàng. Lấy ra rây sạch cát, giã bỏ vỏ, sấy sạch. Lấy nhân trộn với nước muối, ủ cho thấm đều, cho vào chảo đun nhỏ lửa, sao đều đến khô. Lấy ra để nguội, khi dùng giã nát (cứ 100 kg Ích trí nhân dùng 2 kg muối, cho nước sôi vào pha vừa đủ, lọc trong để dùng).

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh ẩm, nóng làm bay mất tinh dầu.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

KÉ ĐẦU NGỰA (Quả)

FructusXanthii strumarii

Thương nhĩ tử

Quả già đã phơi hoặc sấy khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium strumariumL), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Quả hình trứng hay hình thoi, dài 1,2cmđến 1,7cm,đường kính 0,5cmđến 0,8cm.Mặt ngoài màu xám vàng hay xám nâu, có nhiều gai hình móc câu dài 0,2cmđến 0,3cm,đầu dưới có sẹo của cuống quả. Vỏ quả giả rất cứng và dai. Cắt ngang thấy có hai ngăn, mỗi ngăn chứa một quả thật (quen gọi là hạt). Quả thật hình thoi có lớp vỏ rất mỏng, màu xám xanh rất dễ bong khi bóc phần vỏ quả giả. Hạt hình thoi, nhọn hai đầu, vỏ hạt màu xám nhạt có nhiều nếp nhăn dọc. Hai lá mầm dày, bao bọc cây mầm, rễ và chồi mầm nhỏ nằm ở phía đầu nhọn của hạt.

Vi phẫu

Vỏ quả giả (thực chất là lá bắc biến đổi): Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật đều đặn, phía ngoài phủ lớp cutin, có nhiều lông che chở đa bào, gai móc và lông tiết kiểu chân đa bào, đầu đa bào. Mô mềm gồm vài lớp tế bào hình nhiều cạnh thành mỏng. Mô cứng gồm 8 đến 10 hàng tế bào hình nhiều cạnh. Trong phần mô mềm có các bó libe-gỗ nhỏ.

Quả thật: Vỏ quả gồm 4 đến 5 lớp tế bào hình chữ nhật nhỏ xếp sít nhau. Vỏ hạt gồm hai hàng tế bào nhỏ tương đối đều nhau. Bên trong chứa hai lá mầm hình thuôn nhọn.

Bột

Màu nâu nhạt hay xám lục, có mùi thơm, vị hơi béo. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì có lông che chở đa bào, lông tiết, mảnh mạch, tế bào mô cứng, mảnh sợi của gai móc và hạt tinh bột tròn nhỏ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Butyl acetat -acid formic- nước (7 : 2,5 : 2,5).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 25mlmethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy 20 min, lọc. Bay hơi dịch lọc đến còn khoảng 2ml.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòatan acidclorogenic chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Nếu không cóacidclorogenic chuẩn, lấy 2 g bột quả Ké đầu ngựa (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm hoặc để tiếp xúc với hơi amoniac cho đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết thu củaacidclorogenic trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Bộ phận khác của cây: Không được quá 3,0 %.

Tỷ lệ quả non lép: Không được quá 10,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10), dùngethanol70 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả già chín, lúc trời khô ráo, hái lấy quả, loại bỏ tạp chất và cuống lá, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40°Cđến 45°Ccho đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, hoặc hoàn. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Đau đầu do huyết hư không nên dùng.

KÊ HUYẾT ĐẰNG (Thân)

Caulis Spatholobi suberecti

Huyết đắng

Thân đã thái thành phiến phơi hay sấy khô của cây Kê huyết đằng (Spatholobus suberectusDunn), họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều, dày 0,3cmđến 0,8cm.Bần màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắng hơi xám; chỗ mất lớp bần sẽ hiện ra màu nâu hơi đỏ. Mặt cắt ngang: Gỗ màu nâu hơi đỏ hoặc màu nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch; libe có chất nhựa cây tiết ra, màu nâu hơi đỏ đến màu nâu hơi đen, xếp xen kẽ với gỗ thành 3 đến 8 vòng, bình bán nguyệt, lệch tâm; phần tủy lệch về một bên. Chất khô cứng. Vị chát.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang: Bần gồm một số lớp tế bào chứa chất đỏ hơi nâu. Vỏ tương đối hẹp, có những nhóm tế bào đá với lỗ chứa đầy các chất đỏ hơi nâu; tế bào mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Các bó mạch khác thường do libe xen kẽ với gỗ, xếp thành một số vòng. Phía ngoài cùng libe là một lớp tế bào mô cứng gồm những tế bào đá và những bó sợi; đa số tia bị nén lại; nhiều tế bào tiết chứa đầy chất đỏ hơi nâu, thường có từ vài tế bào đến 10 tế bào hoặc nhiều hơn, xếp lớp theo chiều tiếp tuyến. Bó sợi tương đối nhiều, không hóa gỗ hoặc hơi hóa gỗ, vây tròn xung quanh có các tế bào chứa các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ tạo thành những sợi tinh thể; thành của tế bào chứa tinh thể hóa gỗ và dày lên; có các nhóm tế bào đá rải rác. Đôi khi tia gỗ chứa chất đỏ hơi nâu, các mạch gỗ đa số là mạch đơn, gần tròn, đường kính tới 400 µm, xếp rải rác, các bó sợi gỗ cũng thành hình các sợi tinh thể. Một số tế bào mô mềm gỗ có chứa chất màu nâu đỏ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol (30 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột thô dược liệu, thêm 100mlethanol96 % (TT), đun hồi lưu 1 h, lọc, cô dịch lọc tới cắn khô, hòa tan cắn trong 2mlmethanol(TT), thêm 1 gsilica gel, khuấy kỹ, đuổi hết dung môi, chuyển lên trên một cột có đường kính trong là 1,0cm(chứa 2 gsilicagel,kích thước hạt từ 75 µm đến 150 µm). Đầu tiên rửa giải bằng 30mletherdầu hỏa(60 °Cđến90 °C)(TT), sau độ rửa giải bằng 40mlcloroform(TT), lấy dịch rửa giảicloroformbay hơi đến cắn khô, hòa tan cắn trong 0,5 mlcloroform(TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Kê huyết đằng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 5 µl đến 10 µl môi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có huỳnh quang cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá13,0% (Phụ lục9.6, 1g,105 °C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 0,6 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Vào mùa thu, đông, chặt lấy thân leo, loại bỏ cành và lá, thái phiến, phơi khô.

Bào chế

Dược liệu dạng trụ dài, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm ủ đến khi mềm, thái phiến, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: Chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.

Cách dùng, lượng dùng

Ngày dùng từ 10 g đến 16 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp.

KÊ NỘI KIM

Endothelium Corneum Gigeriae Galli

Màng mề gà

Lớp màng trong đã phơi hoặc sấy khô của mề con Gà(Gallus gallus domesticusBrisson), họ Chim trĩ (Phasianidae).

Mô tả

Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại, dày khoảng 0,2cm.Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màng mỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc nhô lên. Chất giòn dễ gãy vỡ, vết gãy bóng như sừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C,4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 7,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Mổ gà, bóc lấy màng mề gà khi còn nóng, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Kê nội kim sao: Lấy Kê nội kim sạch, rang với cát, đến khi phồng lên, lấy ra, để nguội. Dược liệu sau khi sao có màu nâu vàng sậm tới màu vàng sém đen, trên bề mặt có những nốt phồng nhỏ, bị vỡ khi bóp nhẹ, mảnh vỡ bóng láng.

Kê nội kim chế dấm: Lấy Kê nội kim sạch, sao đến khi phồng lên, phun dấm, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg Kê nội kim dùng 15 L dấm.

Bảo quản

Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc tán.

Kiêng kỵ

Không bị tích trệ không nên dùng.

KHA TỬ (Quả)

Fructus Terminaliae chebulae

Chiêu liêu

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Chiêu liêu (Terminalia chebulaRetz.), họ Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Dược liệu hình quả trám hoặc hình trứng thuôn, dài 2cmđến 4cm,đường kính 2cmđến 2,5cm.Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc màu nâu thẫm, hơi sáng bóng; có 5 đến6cạnh dọc và vân nhăn không đều; phần đáy có vết sẹo cuống quả, hình tròn. Chất chắc, thịt quả dày 0,2cmđến 0,4cm,màu nâu hơi vàng, hoặc vàng nâu thẫm; hạch quả dài 1,5cmđến 2,5cm,đường kính 1cmđến 1,5cm,màu vàng nhạt, thô và cứng. Hạt hình thoi hẹp, dài khoảng 1cm,đường kính 0,2cmđến 0,4cm,vỏ cứng màu vàng nâu, đôi lá mầm màu trắng, chồng lên nhau và cuộn xoắn lại. Không mùi, vị chua, chát, sau ngọt.

Định tính

A. Ngâm 3 g bột dược liệu trong 30mlnước,sau 3 h, lọc, được dung dịch A.

Lấy 2mldung dịch A, thêm 1 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT),sẽ có tủa màu xanh da trời sẫm.

Lấy 2mldung dịch A, thêm 1 giọtthuốc thửgelatin- natri clorid (TT)sẽ có tủa màu trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat -acid formic (6 : 4 : 1).

Dung dịch thử: 3 g bột dược liệu (loại bỏ hạt) thêm 10mlethanol96 % (TT),siêu âm trong 20 min, sử dụng lớp dịch chiết ở trên làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòatan acidgalic chuẩn trongethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,5mg/1 ml.Nếu không cóacidgalic thì dùng 3 g bột Kha tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ngoài không khí và phundung dịchsắt (III)clorid 2 % trongethanol(TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết cócùngvị trí và màu sắc với vết củaacidgalic hoặc có các vết cùng màu sắc và Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu là dược liệu chuẩn.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 30,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Thu hái lấy quả chín vào mùa thu, đông, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bào chế

Kha tử đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng đập nát.

Thịt quả Kha tử: Lấy Kha tử sạch, ngâm qua nước, ủ mềm, bỏ hạch, phơi thịt quả đến khô.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Khổ, toan, sáp, bình. Vào các kinh phế, đại trường.

Công năng, chủ trị

Sáp trường chỉ tả, liêm phế, giáng hòa lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến6g, dạng thuốc sắc hay thuốc viên.

KHIẾM THỰC (Hạt)

Semen Euryales

Hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực(Euryalesferox Salisb.), họ Súng (Nymphaeaceae).

Mô tả

Hạt hình cầu, đường kính 5 mm đến8mm, phần lớn là hạt vỡ. Vỏ hạt màu đỏ nâu, một đầu màu trắng vàng, chiếm độ 1/3 hạt, có vết lõm là rốn hạt dạng điểm. Khi bỏ vỏ lụa hạt sẽ có màu trắng, chất tương đối cứng. Mặt gãy màu trắng, chất bột. Không mùi, vị nhạt.

Bột

Màu trắng ngà, vị nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột hình cầu, đường kính 1 µm đến 3 µm, rốn hạt không rõ, bề mặt hạt không nhẵn. Nhiều hạt tinh bột tập trung thành khối lớn, các mảnh vỏ hạt màu nâu đỏ.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C,4 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ nhân hạt biến màu: Không quá 1,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 30 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hoạch vào cuối thu đầu đông. Thu hái quả chín, loại bỏ vỏ quả, lấy hạch cứng, rửa sạch, loại bỏ vỏ cứng, lấy hạt, phơi khô.

Bào chế

Dùng hạt khô sống hoặc sao.

Khiếm thực sao: Lấy cám rang nóng đợi lúc khói bay lên, cho Khiếm thực sạch vào, sao cho tới màu hơi vàng, lấy ra sàng bỏ cám, để nguội (10 kg Khiếm thực cần 1 kg cám).

Bảo quản

Để nơi thoáng khô, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt chát, tính bình. Vào các kinh tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.

KHỔ HẠNH NHÂN

SemenArmeniacae amarum

Hạnh đắng, Hạnh nhân đắng

Hạt lấy ở quả chín phơi khô của cây Mơ (Prunus armeniacaL), họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Hạt hình tim dẹt, dài 1cmđến 1,9cm,rộng 0,8cmđến 1,5cm,dày 0,5cmđến 0,8cm.Mặt ngoài màu nâu vàng đến màu nâu thẫm, một đầu hơi nhọn, một đầu tròn,2mặt bên không đối xứng. Ở đầu nhọn có rốn vạch ngắn nổi lên. Ở phía đầu tròn có một hợp điểm với nhiều vân màu nâu sẫm tỏa lên. Vỏ hạt mỏng, hạt có 2 lá mầm màu trắng kem, nhiều dầu béo. Không mùi, vị đắng.

Vi phẫu

Vỏ hạt có những tế bào đá hình gần tròn tập hợp thành khối, thành tế bào dày, rõ rệt và đồng nhất, đường kính 60 µm đến 90 µm. Nhìn phía trên, tế bào đá có hình tam giác tù, thành tế bào rất dày ở đỉnh.

Định tính

A. Nghiền vài hạt dược liệu với nước, ngửi thấy mùi đặc biệt củabenzaldehyd.

B. Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào một ống nghiệm, nhỏ vào mấy giọt nước, treo một băng giấy nhỏ có tẩmacid picricbão hòa vào phía trên mặt dược liệu, nút kín ống nghiệm, ngâm ống trong cách thủy khoảng10min, băng giấy thuốc thử sẽ chuyển sang màu đỏ gạch.

Giấy tẩmacid picricbão hòa: Thấm ướt giấy bằngdung dịchacid picricbão hòa (TT),để khô ngoài không khí. Trước khi dùng thấm ướt bằngdung dịch natri carbonat 10 %.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform -ethylacetat -methanol-acid forrmic(15 : 40 : 22 : 10),dùng sau khi pha và được để ở 5°Cđến 10°Ctrong 12 h.

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu vào bình Soxhlet, thêm một lượngdicloromethan (TT)thích hợp. Đun hồi lưu 2 h, bỏ dịch chiết dicloromethan. Lấy bã bay hơi hết dung môi đến khô, thêm 30mlmethanol(TT),đun hồi lưu 30 min, để nguội, lọc.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan amygdalin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml. Nếu không có chất đối chiếu, lấy 2 g Khổ hạnh nhân (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng12 cm,lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, nhúng nhanh bản mỏng trongdung dịchacidphosphomolybdic 8 % trongethanolchứaacid sulfuric15 %.Sấy bản mỏng ở110 °Cđến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của amygdalin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 7,0 % (Phụ lục 12.13).

Không bị ôi

Nghiền vài hạt dược liệu với nước nóng, không được ngửi thấy mùi ôi của dầu.

Tạp chất

Không được có tạp chất và lẫn những mảnh vụn của vỏ quả trong (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịchacid phosphoric0,1 % (8 : 92).

Dung dịch chuẩn:Hòa tan amygdalin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 40 µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,25 g bột dược liệu (qua rây có cỡ mắt rây 0,850 mm) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 25 mlmethanol(TT),đậy nút và cân. Siêu âm (công suất 250 W, tần số 50 kHz) trong 30 min, để nguội và cân lại.Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol(TT),lắc đều, lọc. Hút chính xác 5 ml dịch lọc vào bình định mức 50ml,thêmmethanol50 % (TT)vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5 µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 207 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic amygdalin phải không dưới 7000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng amygdalin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượngC20H27NO11 của amygdalin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 3,0 % amygdalin (C20H27NO11), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Quả thu hoạch vào mùa hạ, hái quả chín, loại bỏ phần thịt, đập vỡ vỏ hạch, tách lấy các hạt bên trong, phơi khô.

Khổ hạnh nhân sống: Loại bỏ tạp chất, giã nát khi dùng.

Đàn khổ hạnh nhân: Lấy khổ hạnh nhân sạch, xóc trong nước sôi đến khi vỏ lụa hơi nhăn bỏ ra chà sát, loại bỏ vỏ lụa, phơi hoặc sấy khô, khi dùng giã nát.

Khổ hạnh nhân sao: Lấy đàn khổ hạnh nhân, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi chuyển thành màu vàng. Giã nát khi dùng.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, tân, ôn, ít độc. Qui vào các kinh phế, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4,5 g đến 9 g, dạng thuốc sắc, phối hợp trong các bài thuốc. Khi sắc các thuốc khác gần được mới cho khổ hạnh nhân vào.

Kiêng kỵ

Hư nhược mà ho không phải do tà khí thì không dùng, không dùng quá liều, kéo dài để tránh methemoglobin.

KHOẢN ĐÔNG HOA

Flos Tussilaginis farfarae

Cụm hoa chưa nở đã phơi hay sấy khô của cây Khoản đông (Tussilago farfara L), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cụm hoa là một đầu hình chùy dài, thường là 2 đến 3 cụm hoa cùng mọc trên 1 cành hoặc mọc đơn độc, dài 2cmđến 2,5cm,phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Đỉnh cuống cụm hoa có nhiều lá bắc dạng vẩy. Mặt ngoài của lá bắc đỏ tía hoặc đỏ nhạt, mặt trong được phủ kín bởi những đám lông trắng như bông. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

Bột

Màu vàng hơi nâu nhạt, thô, không mịn, bết vào nhau thành từng mảng do có nhiều lông quyện vào. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều mảnh biểu bì cánh hoa có tế bào hình đa giác to, trong tế bào lác đác có sắc tố màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh biểu bì lá bắc có các tế bào hình đa giác và các lỗ khí; trong một số tế bào có sắc tố màu đỏ hơi nâu. Nhiều lông đơn bào xoắn, trắng bông. Hạt phấn hình cầu màu vàng, màng ngoài có gai. Bó mạch gỗ màu đỏ cam. Mảnh đầu nhụy.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10mlethanol 96 %(TT) đun sôi, lắc kỹ, lọc lấy dịch lọc làm phản ứng. Lấy 1mldịch lọc thêm 1 giọtdung dịch sắt (III) clorid 5 %(TT), có màu xám đen và có tủa.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat (9,5 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 2mlether dầu hỏa (40 °C đến 60 °C) (TT), ngâm và thỉnh thoảng lắc trong 1 h. Lọc, bốc hơi tự nhiên đến cắn. Hòa cắn trong 1mlcloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Khoản đông hoa (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sau đó phundung dịch vanilin - acid sulfuric (TT), sấy 105°C cho đến khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Nụ hoa biến thành màu đen: Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được bằngethanol:Không dưới 14,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chất chiết được bằng nước: Không dưới 62,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngnước làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 12 hoặc khi trời lạnh, hoa vẫn còn dưới đất, hái lấy nụ, loại bỏ cuống hoa, đất cát, phơi âm can.

Bào chế

Khoản đông hoa: Loai bỏ tạp chất và cuống hoa còn sót lại.

Khoản đông hoa chế mật: Lấy Mật ong, có thể hòa loãng bằng một lượng nước sôi, trộn đều mật với Khoản đông hoa, ủ cho thấm đều, cho vào chảo sao nho lửa cho đến khi sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Dùng 2,5 kg Mật ong cho 10 kg Khoản đông hoa.

Bảo quản

Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, cam, ôn. Quy vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế hóa đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủtrị: Hovà suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư phế nhiệt, phế ráo.

KHỔ SÂM (Lá và cành)

Folium et Ramulus Crotonis tonkinensis

Lá và cành đã được phơi và sấy khô của cây khổ sâm (CrotontonkinensisGagnep.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Dược liệu là lá nguyên hay đã gãy vụn thành những mẩu dài khoảng 1cmđến 3cm,trộn lẫn với một số đoạn cành hay ngọn non có thể mang hoa, quả. Mảnh vụn của lá có hai màu rõ rệt: Mặt trên lục xám có rất nhiều đốm trắng lấm tấm, mặt dưới màu trắng bạc. Đoạn thân cành có màu xám trắng, thiết diện hơi tròn hoặc có khía dọc. Lá mọc so le hay mọc chụm ở gần ngọn. Phiến hình mác, gân giữa và gân phụ hai bên nổi rõ, xuất phát từ gốc. Nơi tiếp giáp giữa cuống lá và phiến có hai tuyến nhỏ. Hoa mọc thành chùm. Quả nang, chia thành ba ngăn rõ rệt; mỗi ngăn chứa một hạt màu nâu.

Lá khô giòn, dễ bẻ, vò ra có mùi thơm nhẹ, vị hơi chát, se lưỡi.

Vi phẫu

Lá:mặt cắt ngang gân giữa và một ít phiến lá ở hai bên có dạng lồi ở hai mặt trên và dưới. Biểu bì trên gần như không có lông, bề mặt của biểu bì dưới phủ đầy lông. Mỗi lông hình khiên được cấu tạo bởi nhiều tế bào dài, thành mỏng, trong suốt và hơi nhọn ở đầu, kết dính nhau tạo thành. Chân lông ngắn, có màu vàng nâu. Nhìn trên mặt biểu bì tách ra, lông có dạng hoa cúc đồng tiền gồm nhiều “cánh” tỏa tròn xếp trên một mặt phẳng với chân lông và vòng tròn nhỏ ở giữa. Xen lẫn giữa các tế bào biểu bì bình thường rải rác có tế bào biểu bì tiết to hơn, chứa chất tiết màu vàng nhạt đôi khi kết thành khối.

Phần gân giữa:Ở mặt trên và dưới rải rác có biểu bì tiết. Ngay sát biểu bì có mô dày góc ứng với phần lồi trên và dưới. Ở lá non, bó libe gỗ có hình cung. Ở lá trưởng thành, bó libe gỗ gồm nhiều đám rời xếp theo vòng tròn với gỗ ở vòng trong và libe ở vòng ngoài. Mô mềm của vùng gân giữa có nhiều tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai và ống nhựa mủ cắt ngang còn chứa chất nhựa dầu màu vàng nhạt.

Phần phiến lá:Sát biểu bì trên là một hàng mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật nhỏ và dài, rải rác có một số tế bào mô giậu to hơn chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, bên dưới mô giậu là mô khuyết. Tinh thể calci oxalat có ít trong vùng mô giậu và có nhiều hơn trong vùng mô khuyết

Thân:Thiết diện hơi tròn hoặc có chỗ lồi lõm. Ngoài cùng là biểu bì mang lông hình khiên như ở lá. Dưới biểu bì là nhiều lớp mô dày góc, rải rác có ống nhựa mủ xen lẫn. Mô mềm vỏ và tủy có chứa nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hạt tinh bột hình đa giác thường tụ thành đám và ống nhựa mủ xếp rải rác. Ở thân già có đám sợi trụ bì ở vùng sát bên ngoài libe cấp 1. Lớp libe cấp 2 khá dày với nhiều mạch rây to. Gỗ cấp 2 gồm mô mềm gỗ thẳng hàng và mạch gỗ to. Gỗ cấp 1 khá rõ với nhiều đám nhô hẳn vào vùng tủy. Libe trong tủy tụ thành từng đám to, vách khá dày, tế bào nhỏ hơn tế bào mô mềm tủy.

Bột

Bột dược liệu có màu xanh lá, ít có xơ, mùi thơm nhẹ, vị hơi chát, se lưỡi. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì có mang nhiều lông hình khiên và lỗ khí kiểu song bào. Lông hình khiên còn nguyên vẹn hay vỡ thành nhiều mảnh. Mảnh mạch vạch, mạch mạng. Hạt tinh bột riêng lẻ hay tụ lại thành đám. Sợi thành dày, không thấy ống trao đổi. Mảnh mô mềm chứa tinh bột. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Khối nhựa màu vàng nhạt.

Định tính

A. Lấy khoảng 2 g bột dược liệu vào bình nón dung tích 100ml,thêm 25mldung dịchacid sulfuric2 % (TT).Đun trong cách thủy ở 100 °C trong 10 min, lọc. Lấy khoảng 1mldịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm vài giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT),xuất hiện màu nâu đen.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏngSilica gel F254.

Dung môi khai triển: Hexan -ethylacetat (2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 1 g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 50mlmethanol(TT),siêu âm 30 min, lọc qua giấy lọc, cô dịch lọc còn khoảng 3ml.

Dungdịch đối chiếu:Hòa tan ent-kauran (ent-β-hydroxy-15-oxo kaur-16-en-18-yl acetat) chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml. Nếu không có ent-kauran chuẩn, dùng 1 g bột Khổ sâm (mẫu chuẩn) chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí hoặc sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 254 nm. Phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol (TT), sấy bản mỏng ở 110°C trong khoảng 5min đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và cùng giá trịRfvới vết của ent-kauran trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C,4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ thân cành

Không quá 20,0 %.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8)

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước cất hai lần (65 : 35).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 1,0 g bột dược liệu (qua rây số 355) cho vào túi giấy lọc đặt vào bình Soxhlet. Thêm 200mlmethanol (TT)và chiết trong 3 h. Lấy dịch chiết, cất thu hồi dung môi tới cắn, hòa tan cắn bằngmethanol(TT)và chuyển vào bình định mức 25ml,thêmmethanol(TT)đến vạch, lắc đều. Lọc, bỏ 5mldịch lọc đầu, lọc tiếp qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Cân chính xác khoảng 5 mg ent-keuran (ent-7β-hydroxy-15-oxo kaur-16-en-18-yl acetat) chuẩn, hòa tan bằng vừa đủ 5mlmethanol (TT)(dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 1 mg/ml). Pha loãng dung dịch thu được thành các nồng độ 5; 10; 50; 100; 200 và 500 µg/ml, lọc qua màng lọc 0,45 µm, được dãy các dung dịch chuẩn.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (4,6 mm x 25 cm) được nhồi pha tĩnhC (5 µm) hoặc tương đương.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Detectorquang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 233 nm.

Thời gian tiến hành sắc ký: 45 min.

Cách tiến hành:Tiến hành sắc ký các dung dịch chuẩn. Lập đường chuẩn biểu thị sự liên quan giữa nồng độ ent-kaurran và diện tích pic.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử. Dựa vào diện tích pic ent-kaurran thu được và đường chuẩn đã lập, tính hàm lượng ent-kaurran trong dược liệu.

Hàm lượng ent-kauran(C22H32O4) trong dược liệu không ít hơn 0,4 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch lá và ngọn non quanh năm, rửa sạch, cắt thành từng đoạn dài khoảng 1cmđến 3cm,phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Khi dùng sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát; tính mát. Quy vào các kinh can, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Chủ trị: Ung nhọt, lở loét ngoài da, viêm mũi, tiểu ra máu, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 15 g đến 20 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lấy nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt lở ngứa. Lượng thích hợp.

KHƯƠNG HOẠT (Thân rễ và rễ)

Rhizoma et Radix Notopterygii

Thân rễ và rễ đã phơi khô của cây Khương hoạt (Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang) hoặc Khương hoạt lá rộng (Notopterygium forbesii Boiss.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Khương hoạt: Thân rễ hình trụ, hơi cong queo, dài 4 cm đến 13 cm, đường kính 0,6 cm đến 2,5 cm, đầu thân rễ có sẹo gốc thân khí sinh. Mặt ngoài màu nâu đến nâu đen. Nơi bị tróc vỏ ngoài màu vàng, khoảng giữa các đốt ngắn, có vòng mấu nhỏ, gần liền nhau, tựa như hình con tằm (quen gọi là Tàm khương), hoặc khoảng giữa có các đốt kéo dài dạng đốt tre (gọi là Trúc tiết khương). Trên đốt có nhiều sẹo rễ con, dạng điểm hoặc dạng bướu và vẩy, màu nâu. Thể nhẹ, chất giòn xốp, dễ bẻ gãy. Mặt bẻ không phẳng, có nhiều kẽ nứt. Vỏ màu từ vàng nâu đến nâu tối, có chất dầu, có điểm chấm dầu, màu nâu. Gỗ màu trắng vàng, tia ruột xếp theo hướng xuyên tâm rõ. Lõi (ruột) màu vàng đến vàng nâu. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

Khương hoạt lá rộng (Khoan diệp khương hoạt): Rễ dạng chùy tròn, có vân nhăn dọc và lỗ vỏ dọc, mặt ngoài màu nâu, nơi gần thân rễ, có vân tròn sát liền nhau, dài 8 cm đến 15 cm, đường kính 1 cm đến 3 cm (quen gọi là điều khương). Thân rễ thô, hình trụ to, dạng có đốt, có mấu không đều, đỉnh có nhiều vết gốc thân khí sinh và rễ tương đối nhỏ còn sót lại (gọi là Đại đầu khương), chất giòn, xốp, dễ bẻ, mặt bẻ hơi phẳng: Vỏ màu nâu nhạt. Gỗ màu trắng vàng. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Dược liệu thái lát: Các lát cắt ngang hoặc xiên có hình gần tròn, không đều. Bên ngoài màu nâu tới đen, bề mặt lát có màu nâu ở phía ngoài, trắng ngà ở phần gỗ, đôi khi thấy các tia xuyên tâm. Chất nhẹ và giòn. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

Bột

Màu nâu, mùi thơm hắc, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần, tế bào chứa tinh dầu, khối tinh dầu màu vàng, ống tiết.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (8 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml methanol (TT), siêu âm 20 min, để lắng và dùng lớp dung dịch ở phía trên làm dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan nodakenin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,5 mg/ml. Nếu không có nodakenin chuẩn, lấy 1 g bột Khương hoạt (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Hàm lượng tinh dầu

Không dưới 2,8 % tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Định lượng notopterol và isoimperatoin

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (44 : 56), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,4 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 0,355 mm) vào bình nón nút mài, thêm chính xác 50 ml methanol (TT), đậy nút bình và cân xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội và cân lại, bổ sung methanol (TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan notopterol chuẩn và isoimperatorin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ lần lượt chính xác khoảng 60 µg/ml và 30 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 25 cm x 4,6 mm, được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 310 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và ghi sắc ký đồ. Tính toán số dĩa lý thuyết của cột. Số dĩa lý thuyết của cột tính trên pic notopterol phải không được dưới 5000.

Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Dựa vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C21H22O5 của notopterol chuẩn và C16H14O4 của isoimperatorin chuẩn, tính hàm lượng tổng cộng của notopterol và isoimperatorin trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,4 % tổng lượng notopterol (C21H22O5) và isoimperatorin (C16H14O4) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, loại bỏ rễ con và đất, phơi hoặc sấy khô hoặc thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, ôn. Vào các kinh bàng quang, can, thận.

Công năng, chủ trị

Tán phong hàn, trừ phong thấp, chỉ thống. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn (mình đau không có mồ hôi), phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Chứng thực nhiệt, hư nhiệt không nên dùng.

KIM ANH (Quả)

Fructus Rosae laevigatae

Quả già đã phơi hay sấy khô của cây Kim anh (Rosa laevigata Michx.). Họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Quả già (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 cm đến 4 cm, rộng 0,3 cm đến 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại. Mặt ngoài màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm bóng, hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của là đài và nhị. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Phần lớn đã được nạo sạch hạt (quả đóng) và lông. Quả đóng có góc, màu vàng nâu nhạt, rất cứng, có nhiều lông tơ. Vị hơi ngọt, chát.

Định tính

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 15 ml nước cất, đun cách thủy 5 min, lắc đều, lọc. Dùng dịch lọc để tiến hành các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 0,5 ml dung dịch natri hydrocarbonat bão hòa (TT), thêm một giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT). Lắc, dung dịch có màu tím đậm. Thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT), dung dịch mất màu.

Lấy 0,5 ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling (TT), đun sôi, xuất hiện tủa đỏ gạch.

Nhỏ 1 giọt dịch lọc trên phiến kính, thêm 2 giọt dung dịch phenylhydrazin hydroclorid 10 % (TT), đậy lá kính lên. Vài phút sau soi kính hiển vi thấy có tinh thể hình kim màu vàng.

Lắc mạnh 2 ml dịch lọc trong 1 min, xuất hiện nhiều bọt.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6).

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ quá không nạo sạch "Hạt" và "Lông": Không quá 3,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Chế biến

Thu hái vào tháng 10 đến 11, khi ‘quả’ chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.

Bào chế

Kim anh: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô.

Kim anh nhục (thịt ‘quả’ Kim anh): Lấy quả Kim anh sạch, ngâm mềm, bổ đôi, nạo hết ‘hạt’ (quả đóng) và lông ở trong, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Toan, cam, sáp, bình. Vào các kinh phế, thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần (tiểu nhiều lần); băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Có thấp nhiệt, tiểu tiện bí, rắt không nên dùng.

KIM NGÂN (Cuộng)

Caulis cum folium Lonicerae

Cành và lá phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla Rehd.; L confusa DC. L. cambodiana Pierre ex Danguy, họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Mô tả

Đoạn thân hình trụ dài 2 cm đến 5 cm, đường kính, 2 cm đến 0,5 cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt đến nâu sẫm, bên trong màu vàng nhạt, lõi xốp hoặc rỗng. Lá khô nguyên dạng hình trứng, mọc đối, dài 3 cm đến 5 cm, cuống ngắn, cả hai mặt có lông mịn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Thân: Mặt cắt ngang có thiết diện tròn. Biểu bì gồm một lớp tế bào nhỏ, đều đặn, mang nhiều lông che chở. Mô dày gồm 2 đến 3 hàng tế bào thành dày xếp sát dưới lớp biểu bì. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình tròn, thành mỏng. Tế bào không đều có thành dày hóa gỗ tạo thành một vòng phía trong mô mềm vỏ. Libe tạo thành vòng liên tục. Các mạch gỗ xếp thành hàng, các hàng tập hợp lại thành bó. Mô mềm ruột gồm các tế bào hình đa giác tròn, có thành hóa gỗ nhiều, tế bào càng ở trong kích thước càng lớn dần. Cành già thường có khuyết ở trung tâm.

Gân giữa lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn thành ngoài hóa cutin mang nhiều lông che chở. Mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 3 đến 4 lớp tế bào hình đa giác tròn có thành dày ở góc. Mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác, có kích thước lớn, thành mỏng, rải rác mang tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Bó libe gỗ ở giữa gân lá. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ.

Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào phía ngoài hóa cutin, rải rác mang lông che chở. Mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật xếp vuông góc với biểu bì trên.

Bột

Bột màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Lông che chở đơn bào, thành dày, nhẵn, chân lông hơi phình. Mảnh biểu bì mang lông che chở. Mạch dẫn có các loại mạch vạch, mạch điểm, mạch mạng, mạch xoắn. Hạt tinh bột đơn, kép đôi hay kép ba. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mô mềm phiến lá. Mảnh biểu bì mang lỗ khí.

Định tính

A. Lấy 10 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100 ml, thêm 20 ml ethanol 90 % (TT). Lắc kỹ, đun cách thủy trong 15 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến khi còn khoảng 5 ml. Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 2 giọt đến 3 giọt acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT), dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam đến đỏ.

B. Lấy 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất, lắc nhẹ trong 5 min, lọc. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dịch lọc. Thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) vào ống nghiệm thứ nhất, dung dịch có màu vàng đậm hơn so với ống nghiệm thứ hai không thêm dung dịch natri hydroxyd 10 %.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển: Butyl acetat - acid formic - nước (7 : 2,5 : 2,5).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 20 ml methanol (TT), lắc siêu âm trong 20 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan acid clorogenic chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không có acid clorogenic chuẩn thì dùng 1 g bột Kim ngân cuộng (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (65 : 35 : 10). Lắc kỹ, lấy lớp dưới.

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10 ml methanol 50 % (TT), lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, lọc.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Kim ngân cuộng (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 12,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Hái cành mang lá, loại bỏ tạp chất, cắt khúc dài 2 cm đến 5 cm, phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.

Tính vị qui kinh

Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Vào kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 15 g đến 30 g, dạng thuốc sắc.

KIM NGÂN (Hoa)

Flos Lonicerae

Nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla Rehd.; L. confusa DC. L. cambodiana Pierre, họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Mô tả

Nụ hoa hình ống hơi cong queo, dài 1 cm đến 5 cm, đầu to, đường kính khoảng 0,2 cm đến 0,5 cm. Mặt ngoài màu vàng đến nâu, phủ đầy lông ngắn. Phía dưới ống tràng có 5 lá đài nhỏ, màu lục. Bóp mạnh đầu nụ sẽ thấy 5 nhị và 1 vòi nhụy. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Hoa đã nở dài từ 2 cm đến 5 cm, tràng chia thành 2 môi cuộn ngược lại. Môi trên xẻ thành 4 thùy, môi dưới nguyên. Nhị và vòi nhụy thường thò ra ngoài tràng hoa.

Bột

Bột màu vàng nâu nhạt, có mùi thơm nhẹ. Hạt phần hình cầu, đường kính 53 µm đến 62 µm, màu vàng, có 3 lỗ rãnh nảy mầm rõ, bề mặt có nhiều gai nhỏ, thưa. Lông tiết gồm 2 loại: Lông tiết đầu hình chùy cấu tạo bởi 20 tế bào đến 30 tế bào và lông tiết đầu hình cầu gồm khoảng 10 tế bào. Lông che chở đơn bào cũng gồm 2 loại: Một loại thành dầy, nhẵn hoặc có những chấm lồi nhỏ, một loại thành mỏng, vết lồi rất rõ. Mảnh biểu bì cánh hoa có lông tiết, lông che chở.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100 ml, thêm 20 ml ethanol 90 %(TT). Lắc kỹ, đun cách thủy trong 15 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến khi còn khoảng 5 ml. Lấy 1 ml dung dịch vào ống nghiệm, thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT), dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam đến đỏ.

B. Lấy 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất, lắc nhẹ trong 5 min, lọc. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dịch lọc. Thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) vào ống nghiệm thứ nhất, dung dịch có màu vàng đậm hơn so với ống nghiệm thứ hai không thêm dung dịch natri hydroxyd 10 %.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển: Butyl acetat - acid formic - nước (7 : 2,5 : 2,5).

Dung dịch thử: Lấy 0,2 g bột dược liệu thêm 10 ml methanol (TT) lắc siêu âm trong 20 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol (TT).

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan acid clorogenic chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 0,2 g bột Kim ngân hoa (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6,1 g, 85 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ cành lá: Không quá 2 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tỷ lệ hoa đã nở

Không quá 10 % (cân 100 g hoa Kim ngân, chọn riêng hoa đã nở, cân và tính tỷ lệ phần trăm).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 29,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 96 % làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịch acid phosphoric 0,4 % (13 : 87).

Dung dịch chuẩn: Hòa tan acid clorogenic chuẩn trong methanol 50 % (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,15 mg/ml

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm chính xác 50,0 ml methanol 50 % (TT), đậy nắp, cân xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, cân lại và bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol 50 % (TT) nếu cần, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 327 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành: Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và ghi sắc ký đồ. Số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic của acid clorogenic không được ít hơn 1000.

Tiêm dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Ghi sắc ký đồ. Tính hàm lượng acid clorogenic trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C16H18O9 của acid clorogenic chuẩn.

Hàm lượng acid clorogenic (C16H18O9) không được ít hơn 1,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Hái nụ hoa có lẫn ít hoa đã nở, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Vi khổ, lương. Vào các kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cầm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 16 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm. Có thể ngâm rượu làm hoàn tán.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn ỉa chảy, hoặc vết thương, mụn nhọt có mủ loãng do khí hư; mụn nhọt đã có mủ, vỡ loét không nên dùng.

KIM TIỀN THẢO

Herba Desmodii styracifolii

Đồng tiền lông, Vẩy rồng, Mắt trâu

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Kim tiền thảo [Desmodium styracifolium (Osbeck.) Merr.], họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Dược liệu có thân hình trụ, cắt ngắn thành đoạn dài 3 cm đến 5 cm, đường kính khoảng 0,2 cm đến 0,3 cm, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt bẻ lởm chởm. Lá đơn hay kép mọc so le, lá kép gồm 3 lá chét, tròn hoặc thuôn, đường kính 2 cm đến 4 cm, đỉnh tròn, tù, gốc hình tim hoặc tù, mép nguyên, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn; mặt dưới hơi trắng, có lông. Gân hình lông chim, cuống dài 1 cm đến 2 cm, hai lá kèm hình mũi mác dài khoảng 0,8 cm. Mùi thơm.

Vi phẫu

Lá: Có gân lồi ở mặt dưới. Tế bào biểu bì của gân chính có kích thước nhỏ hơn so với tế bào ở phiến lá. Mặt trên của phiến lá nhẵn, mặt dưới mang nhiều lông che chở và lông tiết. Lông che chở có loại đa bào, dài (chân có 1 đến 2 tế bào rất ngắn, tế bào ở đầu rất dài), cũng có loại đơn bào ngắn hơn và đầu thường cong hình móc câu. Lông tiết đa bào có chân phình to gồm nhiều tế bào, phía trên lông thon nhỏ, đầu tù. Mô mềm giậu và mô mềm ở 2 bên phiến lá hơi lấn sâu vào phần gân lá khá đặc biệt. Lớp mô dày góc nằm sát biểu bì trên và dưới của gân chính. Đám mô cứng nhỏ có hình tròn rất đặc sắc bao bọc bó libe-gỗ phụ, nằm sát lớp mô dày trên. Bó libe-gỗ chính hình cung, sát libe là một vòng mô cứng, đa số phát triển thành sợi.

Thân: Mặt cắt gần như tròn. Biểu bì gồm những tế bào khá nhỏ mang nhiều lông che chở, lông tiết (giống như ở lá). Mô dày phiến gồm 2 đến 3 lớp tế bào. Mô mềm vỏ, thỉnh thoảng có những khoảng gian bào, thành hơi nhăn. Ở vùng sát với mô cứng thường có chứa tinh thể calci oxalat hình khối lập phương. Mô cứng thường hóa sợi tạo thành cung phủ lên bó libe. Bó libe-gỗ gồm libe cấp 1 là những tế bào nhỏ có thành mỏng, xếp lộn xộn, có nhiều quản bào. Libe cấp 2 gần như liên tục gồm những tế bào xếp đồng tâm và xuyên tâm khá đều đặn. Gỗ tạo từng bó gồm gỗ cấp 2 và gỗ cấp 1, xen kẽ giữa những tia gỗ. Tầng sinh libe-gỗ khá liên tục. Mô mềm tùy rộng, cấu tạo bởi những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ (nằm sát phần bị nhuộm màu xanh với thuốc nhuộm carmin-lục iod) rất đặc biệt.

Bột

Bột có màu lục nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào gồm chân có 1 đến 2 tế bào rất ngắn, phần trên của lông rất dài, có đầu nhọn; lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn hay có móc hình câu. Lông tiết đa bào chân phình to gồm 2 hàng tế bào, mỗi hàng khoảng 4 đến 5 tế bào với chất tiết màu vàng, phần trên của lông thuôn dài, đầu tù. Mảnh biểu bì mang lông che chở và lỗ chân lông bị gãy còn sót lại, có hình tròn. Lỗ khí kiểu song bào (1 to, 1 nhỏ) thường nằm rời. Mảnh biểu bì dưới của lá mang đầy lông che chở. Mảnh biểu bì thân gồm những tế bào dài, thành mỏng bên trong thường có rải rác vết sắc tố màu nâu, vàng nâu. Thỉnh thoảng có tế bào mô cứng có thành dày. Nhiều bó sợi bị tưa ra. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, đun nóng trong cách thủy trong 15 min, thỉnh thoảng lắc nhẹ. Để nguội, lọc qua giấy lọc, bốc hơi dịch lọc đến cắn. Hòa tan cắn bằng 5 ml ethanol 96 % (TT) được dung dịch A.

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm vào một ít bột magnesi (TT) và 3 giọt đến 5 giọt acid hydrocloric (TT), sẽ xuất hiện màu hồng đến đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - acid formic - acid acetic - nước (100 : 11 : 11 : 26).

Dung dịch thử: Lấy 3 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài 100 ml, thêm 50 ml methanol (TT). Lắc siêu âm trong 30 min, lọc qua giấy lọc, cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 30 ml nước nóng rồi chuyển vào bình gạn, để nguội, thêm 30 ml cloroform (TT), lắc kỹ. Gạn bỏ dịch chiết cloroform (lớp dưới), lớp nước được lắc hai lần với n-butanol (TT), mỗi lần 30 ml. Gộp các dịch chiết n-butanol, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 3 g Kim tiền thảo (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phun dung dịch nhôm clorid 3 % (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Tro toàn phần không quá 8,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacidhydrocloric

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Thân già và rễ: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 95 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, rửa sạch dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn ngắn, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn và phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàm, lương. Quy vào các kinh can, đởm, thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt lâm, thạch lâm, phù thũng, hoàng đản.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 15 g đến 30 g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

KINH GIỚI

Herba Elsholtziae cillatae

Bán biên tô, Tiểu kinh giới, Bài hương thảo

Đoạn ngọn cành mang lá, hoa, đã phơi hay sấy khô của cây Kinh giới [Elsholtzia ciliata (Thunb) Hyland.], họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Đoạn thân hoặc cành dài 30 cm đến 40 cm, thân vuông, có lông mịn. Lá mọc đối hình trứng, dài 3 cm đến 9 cm, rộng 2 cm đến 5 cm, mép có răng cưa, gốc lá dạng nêm, men xuống cuống lá thành cánh hẹp, cuống dài 2 cm đến 3 cm. Cụm hoa là một xim co ở đầu cành, dài 2 cm đến 7 cm, rộng 1,3 cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả bế nhỏ, thuôn, nhẵn bóng, dài 0,5 cm, Dược liệu mùi thơm đặc biệt, vị cay.

Vi phẫu

Thân: Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, có lông che chở đa bào gồm 5 tế bào đến 7 tế bào và lông tiết chân đơn bào đầu đa bào. Mô dày sát biểu bì, ở những chỗ lồi của thân lớp mô dày thường dày hơn. Mô mềm vỏ. Libe cấp 2. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp 2 tạo thành một vòng liên tục. Mô mềm ruột.

Bột

Bột màu nâu đen, mùi thơm, vị cay. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì lá có nhiều lỗ khí và lông tiết, tế bào bạn của lỗ khí giống tế bào biểu bì, thành tế bào ngoằn ngoèo. Mảnh thân tế bào hình đa giác. Hạt phấn hoa màu vàng. Mảnh mạch mạng, mạch vạch.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Đoạn ngọn cành dài quá 40 cm: Không quá 4,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Chế biến

Lúc trời khô ráo, cắt lấy đoạn cành có nhiều lá và hoa, đem phơi hoặc sấy ở 40 °C đến 50 °C đến khô.

Bào chế

Kinh giới rửa sạch, thái ngắn 2 cm đến 3 cm để dùng sống, có thể sao qua hoặc sao cháy cho bớt thơm cay.

Bảo quản

Để nơi khô mát, trong bao bì kín.

Tính vị, quy kinh

Tân, vi khổ, ôn. Vào các kinh can, phế.

Công năng, chủ trị

Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.

Sao đen: Chỉ huyết. Chủ trị: rong huyết, băng huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 16 g dược liệu khô, hoặc 30 g dược liệu tươi, dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm. Dùng ngoài, lượng thích hợp, sao vàng chà sát da khi bị dị ứng ngứa.

Kiêng kỵ

Biểu hư, tự ra mồ hôi nhiều, không có ngoại cảm, phong hàn không nên dùng.

LÁ HEN

Folium Calotropis

Bồng bồng,Namtỳ bà

Lá phơi hay sấy khô của cây Lá hen [Calotropis gigentea (L.) Dryand. ex Ait. f.], họ Thiên lý (Asclepi-adaceae).

Mô tả

Lá có cuống ngắn khoảng 0,5 cm, lá to hình thuôn dài, dài từ 12 cm đến 20 cm, rộng 5 cm đến 10 cm, hai mặt đều có lông trắng, mặt dưới nhiều hơn. Mặt dưới lá có gân nổi rõ; gân giữa rộng và có một tuyến lớn ở phía gần cuống lá. Xung quanh tuyến có lông màu hung đỏ, hơi cứng và thô.

Vi phẫu

Phần gân lá: Phía trên phẳng, phía dưới lồi. Biểu bì trên và dưới là một lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn, có lông che chở đa bào (biểu bì dưới có nhiều lông hơn). Mô dày nằm dưới biểu bì là gồm 2 đến 3 lớp tế bào hình tròn, thành dày. Tiếp đến là mô mềm, gồm những tế bào lớn hơn, hình trứng hay hình đa giác, có thành mỏng, kích thước không đều nhau, có ống nhựa mủ nằm rải rác trong mô mềm, hoặc trong mạch gỗ. Bó libe-gỗ gân chính gồm có cung gỗ gồm những mạch gỗ, xếp thành dãy, bao bọc bởi vòng libe. Rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai đường kính 0,03 mm đến 0,04 mm, trong tế bào mô mềm.

Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào nhỏ, xếp thành hàng đều đặn, rải rác có lỗ khí. Trên biểu bì, mang lông che chở đa bào. Phía dưới biểu bì trên là mô giậu, gồm 3 đến 4 hàng tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với mặt lá. Mô mềm, gồm những tế bào thành mỏng, xếp sít nhau, để hở những khoảng gian bào. Rải rác trong phiến lá có mạch xoắn, bó libe-gỗ, libe ở ngoài, gỗ ở trong.

Bột

Có màu lục nhạt, vị đắng hơi chát. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì có nhiều lỗ khí và lông che chở đa bào. Nhiều lông che chở đa bào, thành mỏng, trong suốt. Nhiều mảnh mạch xoắn, rải rác có các mảnh mạch vạch. Rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Định tính

A. Lấy khoảng 20 g bột thô dược liệu, cho vào bình nón, thể tích 250 ml. Thêm 70 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT). Đun sôi 10 min. Lọc, chuyển dịch lọc vào bình gạn dung tích 100 ml. Kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch amoniac 25 % (TT) tới pH 10. Chiết alcaloid bằng cloroform (TT) 3 lần mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết cloroform, lắc với dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) 3 lần mỗi lần 5 ml. Cô dịch chiết acid còn khoảng 3 ml, sau đó cho vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1 ml. Tiến hành các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọt giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam.

Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac (50 : 9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 5 g bột thô dược liệu, loại tạp bằng ether dầu hỏa trong bình Soxhlet, tãi bã dược liệu để bay hết dung môi. Thấm ẩm dược liệu bằng dung dịch amoniac 10 % (TT). Thêm 30 ml cloroform (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 15 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cắn, hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Lá hen (mẫu chuẩn), tiến hành như với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử vanilin - acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng vị trí và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tro toàn phần

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Chế biến

Thu hái vào tháng 9 đến tháng 11. Lau sạch phấn trắng ở mặt sau lá. Phơi khô. Khi dùng rửa sạch, để ráo nước, thái chỉ, sao qua hoặc tẩm mật ong, sao vàng.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để ở nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, hơi chát, tính mát. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Chủ trị: Hen suyễn kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngoài, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi.

LÁ LỐT

Herba Piperis lolot

Phần trên mặt đất tươi hay phơi sấy khô của cây Lá lốt (Piper lolot C. DC.), họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả

Đoạn ngọn cành dài 20 cm đến 30 cm. Lá nhăn nheo, nhàu nát. Mặt trên lá màu lục xám, dưới lục nhạt. Lá hình tim dài 5 cm đến 12 cm, rộng 4 cm đến 11 cm. Đầu lá thuôn nhọn, gốc hình tim, phiến mỏng, mép nguyên, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá, gân giữa thẳng, dài, rõ, các gân bên hình cung, gân cấp 1 hình lông chim, gân cấp 2 hình mạng. Cuống dài 2 cm đến 3,5 cm, gốc cuống lá ôm lấy thân. Thân hình trụ, phình ra ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn, biểu bì dưới của gân lá mang lông che chở đơn bào và đa bào ngắn, đầu nhọn có từ 2 tế bào đến 3 tế bào xếp thành dãy, lỗ khí ở mặt dưới phiến lá. Đám mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Mô mềm gồm tế bào tròn, thành mỏng. Một bó libe-gỗ to nằm giữa gân lá, gồm có vòng mô dày bao bọc xung quanh, bó gỗ có nhiều mạch to xếp phía trên, cung libe ở phía dưới. Phiến lá có mô mềm đồng hóa xếp giữa hai lớp hạ bì, tế bào nhỏ, thành mỏng xếp lộn xộn. Rải rác có tế bào tiết tinh dầu trong mô mềm và trong libe.

Bột

Màu lục xám, mùi thơm, vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì trên của lá gồm tế bào thành mỏng, hình nhiều cạnh, mang tế bào tiết. Mảnh biểu bì dưới là tế bào thành mỏng, nhăn, mang lỗ khí và tế bào tiết. Tế bào tiết màu vàng, xung quanh có khoảng 6 tế bào sắp xếp tỏa ra. Tế bào biểu bì dưới gân lá hình nhiều cạnh, thành mỏng, mang lông che chở đơn bào hay đa bào ngắn, đầu nhọn. Mảnh thân cây: Tế bào hình nhiều cạnh, mang lỗ vỏ, lông che chở và tế bào tiết, có khi lông đã rụng để lại những vết tròn nhỏ. Sợi mô cứng thành mỏng hay hơi dày, khoang rộng. Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch điểm.

Định tính

A. Cân 3 g bột dược liệu cho vào bình nón, làm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), thêm 50 ml hỗn hợp đồng thể tích ether (TT)cloroform (TT), lắc, lọc. Chuyển dịch lọc vào bình gạn, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT). Lắc, gạn lấy phần dịch acid (dung dịch A) và làm các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 giọt thuốc thử Bou-chardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 giọt dung dịch acid picric 1 % (TT), xuất hiện tủa vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol- nước (100 : 17 : 13).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, cho vào bình nón dung tích 100 ml, thêm 50 ml ethanol 90 % (TT), đun sôi hồi lưu trong trong 1 h, để nguội, lọc, bốc hơi dịch lọc đến cắn. Hòa cắn trong nước bằng cách đun nóng trong cách thủy và khuấy 3 lần, mỗi lần 10 ml, gạn lấy phần dung dịch, gộp các dung dịch thu được để vào tủ lạnh ở 2 °C đến 8 °C qua đêm, lọc. Lấy dịch lọc lắc với 15 ml ethyl acetat (TT), gạn lấy dịch chiết ethyl aceat, bay hơi tới cắn, hòa cắn trong 1 ml ethanol 96 % (TT) được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Lá lốt (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6).

Tạp chất

Tạp chất không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.12).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp “Định lượng tinh dầu trong dược liệu” (Phụ lục 12.7). Lấy 30 g dược liệu, thêm 300 ml nước, cất trong 3 h.

Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được ít hơn 0,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch quanh năm, lúc trời khô ráo, cắt lấy cây, loại bỏ gốc rễ, rửa sạch, đem phơi hay sấy ở 40 °C đến 50 °C đến khô

Bảo quản

Để nơi khô, tránh làm rụng lá, mất màu và mùi thơm.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, mùi thơm. Vào các kinh tỳ, phế.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, hạ khi chỉ thống, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi, ra mồ hôi tay chân.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g lá khô hoặc từ 15 g đến 30 g lá tươi, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: sắc đặc, ngậm chữa đau răng.

Kiêng kỵ

Vị nhiệt, táo bón không nên dùng.

LẠC TIÊN

Herba Passiflorae foetidae

Phần trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.), họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Mô tả

Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5 cm, mang tua cuốn và lá, có thể có lẫn hoa và quả. Thân và lá có nhiều lông. Cuống lá dài 3 cm đến 4 cm. Phiến lá mỏng màu lục hay hơi vàng nâu, dài và rộng khoảng 7 cm đến 10 cm, chia thành 3 thùy rộng, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nông, gốc lá hình tim. Lá kèm hình vẩy phát triển thành sợi mang lông tiết đa bào, tua cuốn ở nách lá.

Vi phẫu

Lá: Phiến lá gồm biểu bì trên, mô giậu, mô mềm và biểu bì dưới. Biểu bì trên và dưới có lông che chở và lông tiết. Lông che chở đơn bào, nhỏ. Lông tiết có chân đa bào gồm nhiều dãy tế bào xếp thành hàng dọc, thon dần về phía ngọn, đầu đơn bào hình trứng, chứa chất tiết màu vàng.

Gân chính gồm biểu bì trên và dưới, mô dày dưới biểu bì, mô mềm và ở giữa là bó libe-gỗ. Trong libe và rải rác trong mô mềm có tinh thể calci oxalat hình cầu gai có đường kính 7 µm đến 12 µm.

Bột

Có nhiều lông che chở đơn bào, lông tiết đa bào còn nguyên hay bị gãy. Mảnh biểu bì có lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm hay libe có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90 % (TT). Đun sôi trong 5 min, lọc nóng dịch chiết qua 0,1 g than hoạt tính (TT) trên giấy lọc gấp nếp, thu được 5 ml dịch lọc. Lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm ít bột magnesi (TT) rồi thêm 0,2 ml acid hydrocloric (TT). Để yên vài phút, dung dịch sẽ có màu đỏ cam.

B. Lấy 10 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thấm ẩm bằng dung dịch amoni hydroxyd 10 % (TT) trong 15 min. Thêm 40 ml cloroform (TT), thỉnh thoảng lắc. Sau 30 min, lọc, cô dịch lọc đến còn 10 ml rồi chuyển vào bình gạn. Thêm vào bình gạn 5 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT). Lắc kỹ và gạn lớp acid, chia dịch chiết thu được vào 3 ống nghiệm:

Ống nghiệm 1: Thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng đục.

Ống nghiệm 2: Thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa đỏ nâu.

Ống nghiệm 3: Thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - acid formic - acid acetic băng - nước (100 : 11 : 11 : 35). Cho hỗn hợp dung môi vào bình gạn rồi lắc đều, thu lấy lớp trên.

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml methanol (TT). Chiết siêu âm trong 10 min, lọc. Bổ sung methanol (TT) hoặc cô đặc để thu được 5 ml dịch lọc.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan vitexin chuẩn trong methanol (TT) để thu được dung dịch có nồng độ 0,1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 1 g bột Lạc tiên (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 6 µl dung dịch thử và 6 µl dung dịch dược liệu đối chiếu (hoặc 4 µl dung dịch chất đối chiếu). Chấm dải dài 7 mm. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng và sấy khô ở 120 °C trong 2-3 min. Phun lên bản mỏng dung dịch 2-aminoethyl diphenyl borat 1 % trong methanol (TT), sau đó phun dung dịch polyethylen glycol 400 5 % trong methanol (TT). Để khô bản mỏng ngoài không khí khoảng 30 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết vitexin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11).

Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5 %.

Tạp chất hữu cơ: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ vụn nát

Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 25,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 18,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi.

Định lượng

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,25 g bột dược liệu (qua rây số 250) cho vào bình nón 250ml,thêm 40mlethanol 60 % (TT) và đun hồi lưu trong cách thủy 30 min. Để nguội, lọc dịch chiết qua giấy lọc gấp nếp vào bình định mức dung tích 100ml.Chuyển toàn bộ giấy lọc và bã dược liệu vào bình nón và tiếp tục chiết thêm 2 lần nữa, mỗi lần 30mlethanol 60 % (TT). Lọc, gộp các dịch lọc vào bình định mức trên, thêmethanol 60 %(TT) tới vạch, lắc đều, thu được dung dịch A.

Lấy chính xác 5mldung dịch A cho vào cốc có mỏ, cô trong cách thủy tới cắn khô. Dùng 10mlhỗn hợpmethanol - acid acetic băng (10 : 100) để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 25ml,thêm 10mlhỗn hợp chứaacid boric (TT)2,5 % vàacid oxalic (TT)2 % trongacid formic khan (TT).Bổsungacid acetic khan (TT) tới vạch, lắc đều.

Dung dịch mẫu trắng:Lấy chính xác 5mldung dịch A cho vào cốc có mỏ, cô cách thủy tới cắn khô. Dùng 10mlhỗn hợpmethanol - acid acetic băng (10 : 100) để hòa tan và chuyển toàn bộ cặn vào bình định mức 25ml,thêm 10mlacid formic khan (TT). Bổsungacid acetic khan (TT)tới vạch, lắc đều.

Sau 30 min, đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của các dung dịch trên ở bước sóng 401 nm trong cóng đo 1cm.Tính hàm lượng phần trămflavonoidtoàn phần (tính theo vitexin) theoA(1 %, 1cm).Lấy 628 là giá trị củaA(1 %, 1cm)của vitexin ở bước sóng 401 nm.

Hàm lượngflavonoidtoàn phần trong dược liệu tính theo vitexin (C21H20O10) không được nhỏ hơn 1,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Cắt lấy dây, lá, hoa Lạc tiên, thái ngắn, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, tránh ánh sáng làm biến màu.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, lương. Vào các kinh tâm, can.

Công năng, chủ trị

An thần, giải nhiệt, mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 20 g đến 40 g, dạng thuốc sắc. Ngoài ra có thể uống cao lỏng, siro, rượu thuốc với lượng tương ứng. Nên uống trước khi đi ngủ.

LIÊN KIỀU (Quả)

Fructus Forsythiae suspensae

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Liên kiều [Forsythia suspensa (Thunb.) Vahl.], họ Nhài (Oleaceae).

Mô tả

Quả hình trứng đến hình trứng hẹp, hơi dẹt, dài 1,5 cm đến 2,5 cm, đường kính 0,5 cm đến 1,3 cm. Mặt ngoài có vết nhăn dọc không đều và nhiều chấm nhỏ nhô lên. Mỗi mặt có một rãnh dọc. Đỉnh nhỏ, nhọn, đáy có cuống quả nhỏ hoặc vết cuống đã rụng. Có 2 loại quả Liên kiều là Thanh kiều và Lão kiều. Thanh kiều thường không nứt ra, màu nâu lục, chấm nhỏ màu trắng xám nhô lên ít, chất cứng, hạt nhiều, màu vàng lục, nhỏ dài, một bên có cánh. Lão kiều nứt ra từ đỉnh hoặc nứt thành 2 mảnh, mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, mặt trong màu vàng nâu nhạt, trơn phẳng, có một vách ngăn dọc. Chất giòn dễ vỡ. Hạt màu nâu, dài 5 mm đến 7 mm, một bên có cánh, phần lớn đã rụng. Mùi thơm nhẹ, vị đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang vỏ quả: Vỏ ngoài là một hàng tế bào biểu bì có phủ một lớp cutin, thành phía ngoài và bên dày dần lên. Vỏ quả giữa gồm tế bào mô mềm ở phía ngoài với các bó mạch rải rác và nhiều hàng tế bào đá ở phía trong, tế bào hình thon dài, hình gần tròn hoặc hình bầu dục, thành dày mỏng không đều, thường xếp theo dạng tiếp tuyến xen kẽ, kéo dài tới vách ngăn dọc. Vỏ quả trong gồm một lớp tế bào mô mềm dẹt và rất nhỏ.

Bột

Bột có màu vàng nâu nhạt đến nâu, mùi rất thơm, vị hơi chát. Dưới kính hiển vi thấy: Mảnh tế bào mô cứng hoặc tế bào mô cứng riêng lẻ gồm các tế bào hình bầu dục, thuôn dài hoặc gần tròn, thành dày, ống trao đổi có thể nhìn thấy rõ hoặc không rõ. Mảnh tế bào vỏ quả màu vàng nhạt (vỏ quả giữa) hoặc vàng nâu (vỏ quả ngoài) gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng. Mảnh mạch vạch có kích thước nhỏ và ít thấy. Khối nhựa màu nâu đỏ. Mảnh nội nhũ gồm tế bào hình đa giác thành mỏng, trong suốt không màu, chứa nhiều giọt dầu béo. Tế bào vỏ hạt màu nâu đen nằm rải rác trong các tế bào vỏ quả ngoài hay trong tế bào nội nhũ.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml methanol (TT), đun trên cách thủy 2 min, lọc, lấy dịch lọc để làm các phản ứng sau:

Lấy 5 ml dịch lọc, cô đến cắn, hòa cắn trong 1 ml anhydrid acetic (TT) và 1 ml cloroform (TT), khuấy kỹ cho tan, lọc. Cho dịch lọc vào ống nghiệm khô rồi cẩn thận thêm từ từ dọc theo thành ống nghiệm 0,5 ml acid sulfuric (TT). Màu tím đỏ xuất hiện giữa 2 lớp dung dịch.

Lấy 5 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, cho thêm 0,1 g bột magnesi (TT) và 1 ml acid hydrocloric (TT), để yên, sẽ xuất hiện màu từ đỏ nhạt đến đỏ vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (8 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C)(TT), đậy nút, lắc siêu âm 20 min, lọc. Gạn bỏ dung dịch ether dầu. Làm khô cắn trên cách thủy, thêm 20 ml methanol (TT), đậy nút, lắc siêu âm 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 5 ml methanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 1 g bột Liên kiều (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan forsythin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,25 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105 °C tới khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của forsythin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 3,0 % (đối với Thanh kiều), không quá 9,0 % (đối với Lão kiều) (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không được quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 30 % (đối với Thanh kiều) và không được ít hơn 16,0 % (đối với Lão kiều) tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 65 % làm dung môi.

Định lượng

Forsythin

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (25 : 75).

Dung dịch chuẩn: Hòa tan forsythin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,2 mg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây số 180) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 15 ml methanol (TT) và cân. Để yên qua đêm, lắc siêu âm trong 25 min, để nguội và cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol (TT), lắc đều, lọc. Hút chính xác 5 ml dịch lọc, cô trên cách thủy đến gần cạn, trộn với 0,5 g bột nhôm oxyd trung tính (TT) rồi chuyển hỗn hợp vào cột thủy tinh (đường kính trong 1 cm đến 1,5 cm) đã nhồi sẵn 1 g bột nhôm oxyd trung tính (TT) (cỡ 100 mesh đến 120 mesh). Rửa giải bằng 80 ml ethanol 70 % (TT). Cô dịch rửa giải trên cách thủy đến cạn. Dùng methanol 50 % (TT) để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 5 ml, thêm methanol 50 % (TT) vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 277 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic forsythin phải không dưới 3000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng forsythin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C27H34O11 của forsythin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,15 % forsythin (C27H34O11), tính theo dược liệu khô kiệt

Forsythosid A

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịch acid acetic băng 0,4 % (15 : 85).

Dung dịch chuẩn: Hòa tan forsythosid A chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,1 mg/ml (pha trước khi dùng).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 180) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 15 ml methanol 70 % (TT), đậy nút và cân. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol 70 % (TT), lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 330 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic forsythosid A phải không dưới 5000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng forsythosid A trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C29H36O15 của forsythosid A chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,25 % forsythosid A (C29H36O15), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu. Thu hái những quả gần chín và hơi xanh lục, loại bỏ tạp chất, đồ chín và phơi khô gọi là Thanh kiều. Thu hái những quả đã chín nục, phơi khô và loại bỏ tạp chất gọi là Lão kiều.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, loại bỏ cuống, chà xát cho nứt quả, sàng bỏ hạt, lõi, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Nơi khô ráo.

Tính vị, qui kinh

Khổ, vi hàn. Quy vào kinh tâm, đởm, tam tiêu, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát, tinh thần hôn ám (mê sảng), phát ban; lâm lậu kèm bí tiểu tiện.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g, dạng thuốc sắc, thường kết hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, âm hư nội nhiệt, nhọt đã vỡ song mủ loãng.

LÔ HỘI (Nhựa)

Aloe

Chất dịch đã cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội (chủ yếu từ Aloe vera L. và Aloe ferox Mill.), họ Lô hội (Asphodelaceae).

Mô tả

Khối nhựa có kích thước không đồng đều, màu nâu đen bóng, dễ vỡ vụn, chỗ vỡ óng ánh như thủy tinh. Mùi hơi khó chịu, vị đắng nồng.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 50 ml nước, lắc kỹ trong 5 min. Lọc (dung dịch A).

Lấy 5 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm và thêm 0,2 g dinatri tetraborat (TT), đun nóng đến tan. Lấy 1 ml dịch trong ống nghiệm pha loãng với 30 ml nước cất, lắc kỹ. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ có huỳnh quang màu vàng sáng xuất hiện.

Lấy 2 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm, thêm 2 ml nước bão hòa brom (TT), xuất hiện tủa màu vàng.

B. Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 5 ml dung dịch sắt (III) clorid 3 % (TT) và 5 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT). Lắc đều rồi đun trên cách thủy 10 min, để nguội, thêm 15 ml ether ethylic (TT), lắc kỹ trong 1 min. Gạn lấy lớp ether và lắc dịch chiết ether với 5 ml dung dịch amoniac 10 % (TT). Lớp amoniac có màu hồng tím.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước - ethyl acetat - methanol (13 : 100 : 17).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), đun sôi trong cách thủy. Lắc trong vài phút, lọc.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 25 mg barbaloin chuẩn, hòa tan trong methanol (TT) và pha loãng đến 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt 10 µl mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Khai triển sắc ký khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun dung dịch kali hydroxyd 10 % trong methanol (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải không có vết có huỳnh quang màu tím, phải cho vết có huỳnh quang và giá trị Rf tương ứng với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6,1,000 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Can chính xác khoảng 0,4 g bột dược liệu đã qua rây có kích thước mắt rây 0,18 mm vào một bình nón dung tích 250 ml. Làm ẩm dược liệu với 2 ml methanol (TT) và thêm 5 ml nước cất đã đun nóng 60 °C, lắc đều. Thêm 75 ml nước và đun trong cách thủy 60 °C trong 30 min, thỉnh thoảng lắc. Để nguội, lọc vào bình định mức có dung tích 1000 ml, tráng bình nón và rửa giấy lọc với 20 ml nước và hứng vào bình định mức trên. Thêm nước tới vạch. Trộn đều. Lấy chính xác 10 ml dịch chiết trên cho vào một bình cầu có dung tích 100 ml. Thêm 1 ml dung dịch sắt (III) clorid 60 % (TT)6 ml acid hydrocloric (TT). Đun hồi lưu trong cách thủy 4 h. Để nguội, rồi chuyển toàn bộ dung dịch vào một bình gạn, rửa bình cầu lần lượt bằng 4 ml nước, 4 ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (TT) và 4 ml nước. Gộp tất cả dịch các lần rửa vào bình gạn trên. Chiết hỗn hợp trên với ether ethylic (TT) ba lần, mỗi lần 20 ml. Gộp tất cả dịch chiết ether vào một bình gạn khác và rửa 2 lần với nước, mỗi lần 10 ml. Gạn lớp ether vào một bình định mức có dung tích 100 ml. Thêm ether ethylic (TT) tới vạch. Lấy chính xác 20 ml dung dịch ether ethylic cho bốc hơi tới cắn trên cách thủy. Hòa tan cắn bằng 10 ml dung dịch magnesi acetat 0,5 % trong methanol (TT). Đo độ hấp thụ ở bước sóng 512 nm (Phụ lục 4.1), dùng methanol (TT) làm mẫu trắng. Hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen tính theo barbaloin được tính theo công thức sau:

trong đó:

A là độ hấp thụ đo được ở bước sóng 512 nm;

m là lượng bột dược liệu đã trừ độ ẩm (g);

X là hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen tính theo barbaloin.

Nhựa của loài Aloe có hàm lượng dẫn chất hydroxy-anthracen không dưới 18 % tính theo barbaloin (C21H22O9) đối với dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Cắt lá cây, ép lấy chất dịch ở trong, đem cô khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, trong lọ kín.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh can, vị, đại trường.

Công năng, chủ trị

Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,06 g đến 0,20 g. Dùng để tẩy, mỗi lần từ 1 g đến 2 g. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng hoặc phụ nữ có thai không dùng.

LỘC NHUNG

Cornu Cervi Pantotrichum

Nhung hươu

Sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực (Cervus nippon Temminck), họ Hươu (Cervidae).

Mô tả

Nhung hươu sao (còn gọi là Hoa lộc nhung): Có hình trụ, phân nhánh. Loại có 1 nhánh phụ thường được gọi là “nhánh đôi”, nhánh chính (nhánh lớn) dài khoảng 17 cm đến 20 cm, đường kính mặt cắt ngang từ 4 cm đến 5 cm; nhánh mọc ra cao hơn mặt cắt khoảng 1 cm được gọi là “nhánh phụ” dài từ 9 cm đến 15 cm, đường kính hơi nhỏ hơn nhánh chính. Lớp da mặt ngoài có màu nâu đỏ hoặc màu nâu, thường bóng, được phủ một lớp lông dày, mềm, có màu vàng đỏ hoặc vàng nâu, phần đầu trên lông dày hơn phần phía dưới, có một gân màu đen xám ở đế giữa nhánh chính và nhánh phụ, da và lông dính sát vào nhau. Mặt cắt có màu trắng hơi vàng, phía ngoài không có xương, phần giữa có nhiều lỗ nhỏ dày đặc. Thể chất nhẹ. Có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.

Loại sừng có 2 nhánh phụ thường được gọi là “nhánh ba”, nhánh chính dài 23 cm đến 33 cm và có đường kính nhỏ hơn nhánh chính của loại nhánh đôi, hình hơi cong và dẹt, đỉnh hơi nhọn, phần dưới thường có các gân dọc nổi và các u lồi lên. Da có màu vàng hơi đỏ, lông mềm hơi thưa và mập.

Lộc nhung vào mùa thu cũng tương tự như mùa hè, nhưng nhánh lớn dài hơn và không tròn hoặc phần dưới dày hơn phần trên và có nhiều gân dọc. Da màu vàng xám, lông mềm tương đối thô. Phần ngoài của mặt cắt thường bị xương hóa. Thể chất tương đối nặng. Không có mùi tanh.

Định tính

A. Lấy khoảng 0,1 g bột dược liệu, thêm 4 ml nước, đun nóng 15 min, để nguội, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt thuốc thử ninhydrin (TT), trộn đều, đun sôi vài phút, màu tím hơi xanh xuất hiện. Lấy 1 ml dịch lọc khác, thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), trộn đều, thêm từng giọt dung dịch đồng sulfat 0,5 % (TT), xuất hiện màu tím hơi xanh.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G, dùng dung dịch natri carboxymethylcelulose 0,2 % đến 0,5 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic băng - nước (3 : 1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,4 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 70 % (TT), lắc siêu âm 15 min, lọc, dịch lọc để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,4 g bột Lộc nhung (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử được dung dịch đối chiếu Lộc nhung. Hòa tan glycin chuẩn trong ethanol 70 % (TT) để được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml làm dung dịch đối chiếu glycin.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 8 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu Lộc nhung và 1 µl dung dịch đối chiếu glycin, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm đến 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch ninhydrin 2 % trong aceton (TT), sấy ở 105 °C cho đến khi hiện rõ vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch mẫu thử phải có vết cùng màu, cùng Rf với vết trên sắc ký đồ mẫu đối chiếu lộc nhung và mẫu đối chiếu glycin.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, cưa lấy Lộc nhung, cưa xong khâu mép mặt cắt lại, treo trên bếp than hồng, vẩy nước nóng vừa phải, quay trở luôn, để khô dần, nhung sẽ không bị nứt. Sấy liên tục 3 đến 4 ngày đêm đến khi khô hẳn, cũng có thể sấy nhung đến khô dẻo, lấy dao sắc thái ra từng miếng, tiếp tục sao nhỏ lửa cho khô hẳn.

Bào chế

Lộc nhung phiến: Lấy lộc nhung khô, đốt cháy hết lông, cạo sạch, lấy băng vải cuốn quanh thân nhung. Đổ rượu trắng đã đun nóng vào các lỗ nhỏ mặt miệng nhung đã cưa đến khi nhung mềm hoặc tẩm rượu rồi đổ cho mềm, đem thái ngang thành lát tròn, mỏng, ép phẳng, sấy khô.

Bột lộc nhung: Lấy Lộc nhung hươu, đốt bỏ lông, cạo sạch, cắt thành mảnh nhỏ, nghiền thành bột mịn.

Bảo quản

Để nơi khô, trong bao bì kín, có kèm chất hút ẩm, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàm, ôn. Vào các kinh thận, can.

Công năng, chủ trị

Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc (cơ năng), trẻ chậm liền thóp, lưng gối đau lạnh, gân xương mềm yếu, rong huyết, nhọt lâu ngày không liền miệng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 1 g đến 2 g, tán bột hòa vào nước thuốc uống. Đầu tiên uống liều nhỏ rồi sau đó tăng dần, không nên uống ngay liều lớn.

Kiêng kỵ

Thực nhiệt âm hư dương thịnh không nên dùng.

LONG ĐỞM (Rễ và Thân rễ)

Radix et Rhizoma Gentianae

Rễ và thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Long đởm (Gentiana scabra Bunge), cây Điều diệp long đởm (Gentiana manshunca Kitag.), cây Tam hoa long đởm (Gentiana triflora Pall.) hoặc cây Kiên long đởm (Gentiana rigescens Franch.); họ Long đởm (Gentianaceae). Ba loại đầu gọi là Long đởm, loại cuối cùng gọi là Kiên long đởm.

Mô tả

Long đởm: Thân rễ có đường kính 0,3 cm đến 1 cm, được cột thành từng bó không đều, xén thành từng đoạn dài 1 cm đến 3 cm, mặt ngoài của thân rễ màu xám thẫm hoặc nâu thẫm, phần trên có những vết sẹo thân hoặc phần sót lại của thân cây, phần xung quanh và phía dưới mang nhiều rễ mảnh.

Rễ hình trụ hơi vặn, dài 10 cm đến 20 cm, đường kính 0,2 cm đến 0,5 cm, mặt ngoài màu vàng nhạt hay nâu vàng, phần nhiều phía trên có những nếp nhăn ngang rõ rệt, phía dưới hẹp hơn, có những nếp nhăn dọc và vết sẹo của rễ con. Chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt gẫy hơi bằng phẳng, vỏ trắng vàng hay nâu vàng, gỗ màu nhạt hơn và có vòng chấm chấm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.

Kiên long đởm: Lớp bên ngoài dạng màng, dễ bong, không thấy nếp nhăn ngang. Gỗ màu trắng vàng, dễ tách khỏi vỏ.

Vi phẫu

Long đởm: Biểu bì gồm một lớp tế bào, thành phía ngoài tương đối dày. Vỏ hẹp và có khe; nội bì rõ, gồm những tế bào kéo dài theo hướng tiếp tuyến, mỗi tế bào bị chia cắt bởi những thành tế bào kéo dài tạo thành những tế bào nhỏ hơn hình gần chữ nhật. Libe rộng và có khe. Tầng phát sinh không rõ. Mạch được xếp thành 3 đến 10 nhóm. Tủy rõ rệt. Tế bào mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ.

Kiên long đởm: Các mô ngoài nội bì phần lớn rơi rụng. Nội bì rõ rệt. Libe chiếm 2/3 phần tính theo bán kính mặt cắt. Các mạch trong gỗ được phân bổ đều đặn và dày đặc tạo thành tia. Không có tủy.

Bột

Màu nâu vàng. Soi kính hiển vi thấy:

Bột Long đởm: Tế bào biểu bì hình thoi khi nhìn trên bề mặt. Tế bào nội bì hình chữ nhật khá rộng khi nhìn trên bề mặt, trên thành tế bào có các nếp nhăn ngang nhỏ, mỗi tế bào bị chia bởi các vách ngăn kéo dài tạo thành những tế bào nhỏ, hầu hết những vách ngăn kéo dài dày lên tạo thành hình chuỗi hạt. Tế bào mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ. Mạch mạng và mạch hình thang, đường kính khoảng 45 µm.

Bột Kiên long đởm: Không có biểu bì. Tế bào nội bì hình gần vuông hoặc hình chữ nhật, trên thành tế bào có các nếp nhăn ngang tương đối dày và sít nhau, có khi dày tới 3 µm, mỗi tế bào được chia thành vài tế bào nhỏ xếp song song với nhau, vách ngăn hơi dày hoặc dạng chuỗi hạt.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu thêm 5 ml ethanol 96 % (TT), đun trên cách thủy 15 phút, lọc lấy dịch lọc. Trên một tờ giấy lọc, chấm dịch lọc này thành 3 vết riêng biệt rồi sấy khô giấy lọc. Vết thứ nhất dùng làm vết đối chứng; vết thứ hai được nhỏ chồng thêm 1 giọt dung dịch kali hydroxyd 5 % (TT); vết thứ ba được nhỏ chồng thêm 1 giọt dung dịch nhôm clorid 1 % trong methanol (TT). Quan sát màu các vết dưới ánh sáng tử ngoại 365 nm. Kết quả: vết đối chứng có màu xanh lơ nhạt; vết thứ hai có màu nâu tím; vết thứ ba có màu xanh lơ nhạt, sáng hơn vết chứng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat- methanol- nước (8 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml methanol (TT), đun trên cách thủy trong khoảng 15 phút, lọc, cô dịch lọc trên cách thủy còn khoảng 2 ml thu được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột Long đởm (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, đào lấy thân rễ và rễ, rửa sạch và phơi âm can.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch ủ mềm, cắt đoạn 2 cm đến 3 cm phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Nơi khô, thoáng.

Tính vị, qui kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh can, đởm, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hỏa. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn không dùng.

LONG NHÃN

Arillus Longan

Áo hạt (cùi) của quả đã phơi hay sấy khô của cây Nhãn (Dimocarpus longan Lour.), họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Mô tả

Cùi quả nhãn dày mỏng không đều, rách nứt theo thớ dọc, màu vàng cánh gián hay màu nâu, trong mờ, một mặt nhăn không phẳng, một mặt sáng bóng, có vân dọc nhỏ, dài 1,5 cm, rộng 2 cm đến 4 cm, dày chừng 0,1 cm, thường thấy cùi kết dính. Thể chất mềm nhuận, dẻo dai, sờ không dính tay. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt đậm.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang: Một hàng tế bào biểu bì ngoài gồm những tế bào hình gần vuông. Một hàng tế bào biểu bì trong gồm những tế bào thành hơi dày và được phủ một lớp cutin hơi dày. Giữa biểu bì ngoài và biểu bì trong là những tế bào mô mềm lớn, hình trụ, đường kính 148 µm, xếp thành nhiều hàng. Một số tế bào mô mềm có chứa khối chất màu vàng nhạt và những giọt dầu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C, 4 h).

Tạp chất

Tỷ lệ màu nâu sẫm không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 70,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Mùa hạ và mùa thu, hái quả nhãn đã chín, đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ từ 40 °C đến 50 °C đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, bóc bỏ vỏ cứng và hạt, lấy cùi đã nhăn vàng sấy ở 50 °C đến 60 °C đến khi sờ không dính tay (độ ẩm dược liệu dưới 15,0 %) thì bỏ ra. Chú ý giữ vệ sinh khi bóc cùi và khi sấy, phơi.

Chùm quả trước khi phơi hoặc sấy có thể nhúng nước sôi từ 1 min đến 2 min.

Bảo quản

Đóng gói trong các thùng, hòm kín, có lót thêm chất chống ẩm. Để nơi khô, mát, thoáng, tránh mốc, mọt, đề phòng dược liệu bị ẩm ướt, chua và biến màu.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người ở trong có đàm hỏa, thấp trệ, đàm ẩm.

LỨC (Lá)

Folium Plucheae pteropodae

Sài hồ nam

Lá phơi hay sấy khô của cây Lức (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình trứng ngược, hầu như không cuống, dài 3 cm đến 4 cm, rộng 1 cm đến 2 cm, mép có răng cưa, phiến lá dày, láng ở mặt trên, mặt dưới xanh nhạt hơn mặt trên, vò có mùi thơm.

Vi phẫu

Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày góc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài. Bó libe-gỗ có cấu tạo gồm gỗ ở trên, libe ở giữa, đám mô cứng ở dưới và bao quanh bó libe-gỗ. Lớp mô mềm giậu có ở dưới biểu bì trên và biểu bì dưới của lá.

Bột

Bột có màu xanh lục đậm, mùi thơm, vị chua hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí. Lông che chở đa bào một dãy gồm 3 đến 5 tế bào cong queo. Mảnh mạch vạch, mạch điểm.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Thân còn sót lại: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 3,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hái quanh năm. Cắt các cành mang lá non về rửa sạch, dùng tươi hoặc cắt đoạn phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vị hàn. Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: Ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 20 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Hư hỏa không nên dùng.

LỨC (Rễ)

Radix Plucheae pteropodae

Hải sài

Rễ phơi hay sấy khô của cây Lức (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Rễ nguyên hay đã chặt thành đoạn, đường kính 0,5 cm đến 2 cm, dài 1 cm đến 3 cm (nếu còn nguyên có thể dài đến 20 cm). Vỏ ngoài màu nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc và có vết tích của rễ con hay đoạn rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có màu trắng đến trắng ngà. Chất giòn, dễ bẻ gãy.

Vi phẫu

Lớp bần tương đối mỏng, tế bào xếp khá đều đặn. Mô mềm vỏ gồm tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có nhiều chất tiết. Trụ bì hỏa mô cứng nằm rải rác sát nội bì. Nội bì rõ. Libe cấp 1 thường nằm tương ứng với đám mô cứng. Libe cấp 2 khá liên tục nhưng không nhìn rõ được tế bào. Tầng phát sinh libe-gỗ khá liên tục. Gỗ cấp 2 gồm mạch gỗ to và mô mềm gỗ chiếm tâm, có những tia ruột chạy qua vùng gỗ và loe rộng ra ở vùng libe.

Soi bột

Bột có màu vàng nâu nhạt, mùi thơm, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm các tế bào xếp đồng tâm và xuyên tâm khá đều đặn, đôi khi không đều. Mảnh mô mềm có chứa ống tiết (đôi khi còn chất tiết). Tế bào mô cứng có thành mỏng thường tập trung thành đám. Mảnh mạch điểm rất nhiều, mạch mạng.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Thân còn sót lại: không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: không quá 1,0 %.

Chế biến

Đào lấy rễ, bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi hàn. Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: Ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 20 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Hư hỏa không nên dùng.

MA HOÀNG

Herba Ephedrae

Bộ phận trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Staff.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.), Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk. et C.A. Meyer); họ Ma hoàng (Ephedraceae).

Mô tả

Thảo ma hoàng: Là những nhánh hình trụ tròn, đường kính 1 mm đến 2 mm, ít phân nhánh. Mặt ngoài màu xanh lá cây nhạt đến xanh vàng, có nhiều rãnh dọc, hơi ráp tay. Thân chia thành nhiều đốt và dóng rõ, môi dóng dài 2,5 cm đến 3 cm; lá hình vẩy nhỏ, dài 3 mm đến 4 mm, mọc đối ít khi mọc vòng, phía trên đầu lá nhọn và cong. Thể chất giòn, dễ gãy, vết bẻ có xơ, ruột có màu nâu đỏ. Mùi thơm nhẹ. Vị hơi đắng, chát.

Mộc tặc ma hoàng: Thân có đường kính 1 mm đến 1,5 mm, không ráp tay, thường phân nhánh nhiều. Dóng dài 1 cm đến 3 cm. Lá là những vẩy hình tam giác, dài 1 mm đến 2 mm, màu trắng xám, đầu lá không cuộn lại; ruột có màu đỏ nâu đến nâu đen.

Trung gian ma hoàng: Đường kính 1,5 mm đến 3 mm, thường phân nhánh, ráp tay, dóng dài 2 cm đến 6 cm. Lá là vẩy dài 2 mm đến 3 mm, thường mọc vòng, đầu lá nhọn.

Vi phẫu

Thảo Ma hoàng: Biểu bì ngoằn ngoèo, có lớp cutin dày, lỗ khí thường ở những chỗ lõm. Tại các góc lồi nằm sát biểu bì có những bó sợi thành rất dày không hóa gỗ. Vùng mô mềm vỏ khá rộng, có những bó sợi nhỏ nằm rải rác. Trụ bì có hình uốn khúc và ở dưới những góc lồi có những bó sợi. Vòng libe-gỗ gồm 8 đến 15 bó, libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong (mạch gỗ chưa phân hóa). Mô mềm ruột chứa những khối có màu nằm rải rác, đôi khi có những đám sợi.

Mộc tặc ma hoàng: 8 đến 10 bó sợi ở vùng trụ bì. Tầng sinh libe-gỗ là một vòng liên tục. Không có sợi trong ruột.

Trung gian ma hoàng: Có 12 đến 15 bó sợi nằm ở vùng trụ bì. Tầng sinh libe-gỗ có dạng tam giác. Sợi trong mô mềm ruột nằm rải rác, riêng lẻ hay thành bó.

Bột

Màu vàng xanh hay vàng nâu vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì thân mang lỗ khí, lớp cutin có u lồi. Sợi dài có vách dày nằm riêng lẻ hay chụm thành bó. Mảnh mô mềm gồm có những tế bào hình chữ nhật, thành mỏng. Mảnh mang màu nâu, nâu đen. Mảnh mạch vạch có kích thước nhỏ.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước và vài giọt dung dịch acid hydrocloric 5 % (TT), đun sôi 2 đến 3 min. Lọc. Chuyển dịch lọc vào một bình gạn, thêm vài giọt amoniac (TT) để kiềm hóa, rồi chiết với 5 ml cloroform (TT). Gạn dịch cloroform vào hai ống nghiệm.

Ống 1: Thêm dung dịch đồng (II) clorid (TT) carbon disulfid (TT), mỗi loại 5 giọt, lắc đều và để yên, lớp cloroform có màu vàng đậm.

Ống 2: Dùng để làm ống kiểm chứng, thêm 5 giọt cloroform (TT) thay cho carbon disulfid, lắc đều và để yên, lớp cloroform không có màu hay có màu vàng rất nhạt.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac (20 : 5 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng vài giọt amoniac (TT), thêm 10 ml cloroform (TT), đun hồi lưu 1 h, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới cắn, thêm 2 ml methanol (TT) vào cắn rồi khuấy đều. Lọc, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan một lượng ephedrin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch ninhydrin (TT) và sấy ở 105 °C khoảng 5 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết ephedrin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tỷ lệ vụn nát

Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu cho vào bình Soxhlet, thêm 3 ml amoniac (TT), 10 ml ethanol (TT) và 20 ml ether (TT). Để yên 24 h, thêm ether (TT) và đun hồi lưu trên cách thủy trong 4 h cho đến khi hết alcaloid. Chuyển dịch chiết vào một bình gạn, rửa bình chiết bằng một lượng nhỏ ether (TT). Lắc dịch chiết với dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT) lần đầu 20 ml, sau đó lắc tiếp 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết acid lại, kiềm hóa bằng dung dịch natri hydroxyd 40 % (TT), bão hòa bằng natri clorid (TT), lắc với ether (TT) lần đầu 20 ml và 4 lần tiếp theo mỗi lần 10 ml. Gộp các dịch ether lại, rửa 3 lần mỗi lần 5 ml dung dịch natri clorid bão hòa (TT). Gộp các nước rửa lại và lắc với 10 ml ether (TT). Gộp các dịch ether lại, thêm chính xác 30 ml dung dịch acid sulfuric 0,01 M (CĐ), lắc đều, để yên lớp acid trong bình gạn cho phân lớp: lấy riêng lớp acid cho vào bình nón 250 ml, dịch ether được rửa 3 lần, mỗi lần với 5 ml nước. Gộp nước rửa vào bình nón đựng acid trên, đun cách thủy đuổi hết ether và để nguội, chuẩn độ acid thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 M (CĐ), dùng 2 giọt đỏ methyl (TT) làm chất chỉ thị màu. 1 ml dung dịch acid sulfuric 0,01 M (TT) tương đương với 3,305 mg ephedrin (C10H15NO). Dược liệu phải chứa không dưới 0,8 % alcaloid toàn phần tính theo ephedrin C10H15NO.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi thân còn hơi xanh, cắt về, phơi khô, bó lại thành từng bó.

Bào chế

Ma hoàng: Bỏ phần gốc thân hóa gỗ, rễ còn sót và tạp chất, cắt đoạn, phơi khô.

Mật ma hoàng: Lấy Ma hoàng, thêm mật ong và ít nước sôi, tẩm đều, ủ một lúc rồi sao nhỏ lửa cho đến khi sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Ma hoàng dùng 20 kg mật ong.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh ẩm.

Tính vị quy kinh

Tân, vi khổ, ôn. Vào các kinh phế, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Phát hãn giải biểu hàn, chỉ ho, bình suyễn, lợi thủy. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, dương thủy; ngực tức, ho suyễn, hen phế quản, phù thũng.

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn.

Sinh ma hoàng: Phát hãn giải biểu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Dương hư tự ra mồ hôi, không nên dùng.

MÃ ĐỀ (Hạt)

Semen Plantaginis

Xa tiền tử

Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae).

Mô tả

Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, dài rộng khoảng 1 mm. Mặt ngoài màu nâu hay tím đen. Nhìn gần thấy trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng khá rõ. Nhìn qua kính lúp thấy những vân lăn tăn trên bề mặt hạt. Rốn hạt lõm.

Bột

Bột màu nâu xám, có chất nhầy. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh vỏ ngoài gồm những tế bào đa giác hoặc hình chữ nhật, thành tương đối dày, chứa chất dự trữ màu vàng xám. Mảnh nội nhũ gồm những tế bào hình đa giác thành rất dày và trong suốt, giữa tế bào có chất dự trữ lổn nhổn màu vàng nâu. Nhiều giọt dầu. Hạt tinh bột tròn và nhiều cạnh.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Hạt lép: Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Chỉ số trương nở

Không ít hơn 5 (Phụ lục 12.19).

Chế biến

Hái quả già, giũ lấy hạt, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, mát.

Bào chế

Lấy hạt Mã đề sạch, sao cho đến khi nổ giòn, phun dung dịch muối ăn và sao khô. Dùng 2 kg muối ăn cho 100 kg dược liệu, thêm nước vừa đủ để thấm ẩm dược liệu.

Dược liệu sau khi chế có mặt ngoài màu nâu tối hoặc nâu vàng, mùi hơi thơm, vị mặn.

Tính vị, quy kinh

Cam, lương, Vào các kinh can, phế, thận, tiểu trường, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 16 g đến 20 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

MÃ ĐỀ (Lá)

Folium Plantaginis

Lá đã phơi hay sấy khô của cây Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae).

Mô tả

Lá nhăn nheo, nhàu nát, giống như cái thìa, đỉnh tù, đáy thuôn hẹp, dài 7 cm đến 10 cm, rộng 5 cm đến 7 cm. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt. Phiến lá dày, nhẵn. Mép nguyên có 3 đến 5 gân hình cung, lồi nhiều về phía mặt dưới lá. Cuống dài 5 cm đến 10 cm, rộng ra về phía gốc.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào hình gần vuông, xếp đều đặn có chứa lỗ khí và lông tiết. Lớp mô dày góc dưới gân lá xếp sát biểu bì, gồm những tế bào hình nhiều cạnh. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn hoặc nhiều cạnh, thành mỏng và hơi uốn lượn, có khoảng gian bào hình nhiều cạnh. Bó libe-gỗ hình tròn xếp giữa gân lá gồm: vòng nội bì bao bọc xung quanh, cung libe xếp sát cung mô dày dưới, gỗ ở trên libe, mạch gỗ xếp nối nhau thành dãy thẳng hàng.

Bột

Màu xám nâu nhạt, vị hơi chát, hơi đắng, hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo mang lỗ khí và lông tiết. Lỗ khí có tế bào bạn hình dạng thay đổi, biểu bì trên có nhiều hơn biểu bì dưới. Lông tiết có đầu 2 tế bào, chân đa bào đính trên tế bào tròn, thành mỏng, xung quanh có nhiều đường vân tỏa ra, có khi lông đã rụng để lại vết tích của chân lông. Mảnh cuống lá gồm tế bào hình nhiều cạnh mang lông tiết đầu 2 tế bào. Mảnh mạch.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, tiến hành vi thăng hoa, soi kính hiển vi thấy có tinh thể hình kim.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi 1 min rồi để nguội, lọc. Lấy 1 giọt dịch lọc nhỏ lên phiến kính, hơ nhẹ trên đèn cồn cho khô, đem soi kính hiển vi thấy có tinh thể hình vuông và hình chữ nhật.

C. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu phát quang màu nâu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Hái lá lúc cây sắp ra hoa hay đang ra hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô ở 40 °C đến 50 °C.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, qui kinh

Cam, hàn. Vào các kinh can, phế, thận, tiểu trường, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 16 g đến 20 g, dạng thuốc sắc, cao thuốc. Dùng ngoài để chữa bỏng (lấy bông nhúng vào cao thuốc đắp lên chỗ bỏng, băng lại, mỗi ngày thay một lần).

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.

MÃ TIỀN (Hạt)

Semen Strychni

Hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Mã tiền (Strychnos nux-vomica L.) hoặc một số loài thuộc chi Strychnos khác có chứa strychnin, họ Mã tiền (Loganiaceae).

Mô tả

Loài Strychnos nux-vomica L.: Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép; một số hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính 1,2 cm đến 2,5 cm, dày 0,4 cm đến 0,6 cm, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt tỏa ra xung quanh. Rốn hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ noãn (là một điểm nhỏ cao lên ở trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng.

Vi phẫu

Vỏ hạt có các tế bào biến đổi thành lông che chở đơn bào, thon dài, ngả theo chiều từ tâm hạt ra ngoài, gốc lông phình to. Lớp tế bào mô cứng dẹt, thành rất dày. Nội nhũ gồm những tế bào hình nhiều cạnh.

Bột

Rất nhiều lông che chở đơn bào dài và mảnh, thường bị gãy thành nhiều đoạn. Mảnh gốc lông phình to, thành dày. Mảnh tế bào mô cứng có ống trao đổi rõ. Mảnh nội nhũ gồm những tế bào hình nhiều cạnh thành dày, một vài tế bào chứa dầu và hạt aleuron.

Định tính

A. Trên mặt cắt ngang của dược liệu, nhỏ 1 giọt acid nitric (TT), mặt cắt sẽ nhuộm màu đỏ cam. Trên mặt cắt khác, nhỏ một giọt dung dịch amoni vanadat 1 % trong acid sulfuric (TT), mặt cắt sẽ có màu tím.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton - ethanol - amoniac (4 : 5 : 0,6 : 0,4).

Dung dịch thử: Cho 0,5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 5 ml hỗn hợp cloroform - ethanol (10 : 1) và 0,5 ml amoniac đậm đặc (TT), đậy nắp và lắc trong 5 min, để yên trong 1 h, thỉnh thoảng lắc đều. Lọc, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch strychnin và brucin chuẩn có nồng độ 2 mg/ml trong cloroform (TT).

Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ, vết của dung dịch mẫu thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6).

Tro toàn phần

Không quá 3,5 % (Phụ lục 9.8 ).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Hạt lép và đen: Không quá 3,5 %.

Các tạp chất khác: Không quá 0,2 %.

Định lượng

Cân chính xác 0,4 g bột dược liệu (qua rây có số 355) vào bình nón nút mài 100 ml. Thêm chính xác 20 ml cloroform (TT) và 0,3 ml amoniac đậm đặc (TT). Đậy kín bình và cân. Đun hồi lưu trên cách thủy trong 3 h, hoặc chiết trong bể siêu âm 45 min. Cân lại và bổ sung cloroform để được khối lượng ban đầu. Lắc đều, lọc nhanh vào bình nón. Lấy chính xác 10 ml dịch lọc cho vào bình gạn 50 ml. Chiết 4 lần mỗi lần 10 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT). Lọc dịch acid qua giấy lọc đã thấm ướt trước bằng dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT) vào một bình định mức 50 ml. Rửa giấy lọc bằng một lượng nhỏ dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT), gộp dịch rửa vào bình định mức và thêm cùng dung môi cho tới vạch, lắc kỹ. Hút chính xác 10 ml dung dịch này cho vào bình định mức 50 ml pha loãng vừa đủ bằng dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT), lắc đều. Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 262 nm và 300 nm (Phụ lục 4.1). Cốc đo dày 1 cm, so với mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT).

Hàm lượngstrychninđược tính theo công thức:

trong đó:

a là độ hấp thụ ở 262 nm;

b là độ hấp thụ ở 300 nm;

m là khối lượng mẫu thử (g);

X là độ ẩm của dược liệu (g).

Hàm lượngstrychnin(C21H22N2O2) không ít hơn 1,2 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa đông, hái những quả già, bổ ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả, hạt lép, non, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50°C đến 60°C đến khô.

Bào chế

Lấy hạt mã tiền sạch, sao với cát sạch cho phồng đến khi có màu nâu thẫm hoặc màu hạt dẻ sẫm. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ, thì đổ hạt và cát ra; rây bỏ hết cát, cho hạt vào máy rây cho sạch lông nhung đã bị cháy.

Hạt Mã tiền tẩm dầu vừng: Cho hạt Mã tiền sạch vào nước hoặc nước vo gạo, ngâm một ngày đêm; hay cho hạt Mã tiền vào nước đun sôi, lấy ra, lại ngâm nước rồi lại lấy ra vài lần như vậy cho đến khi thấy mềm. Lấy hạt, cạo bỏ vỏ hạt, bỏ cây mầm thái mỏng, sấy khô tẩm dầu vừng (mè) một đêm; lấy ra sao đen màu vàng, để nguội cho vào lọ đậy kín.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn, có đại độc. Vào các kinh can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Thông kinh hoạt lạc giảm đau, mạnh gân cốt, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau.

Cách dùng, liều lượng

Dùng Mã tiền chế.

Người lớn 0,05 g/lần, 3 lần trong 24 h, liều tối đa 0,10 g/lần, 3 lần trong 24 h. Trẻ em từ 2 tuổi trở xuống không được dùng. Trẻ em từ 3 tuổi trở lên, dùng 0,005 g cho mỗi tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Không dùng quá liều quy định.

Dùng quá liều có thể ngộ độc: Chân tay máy động, kinh giật khó thở, nặng thì có thể hôn mê.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

MẠCH MÔN (Rễ)

Radix Ophiopogonis japonici

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Mạch môn đông [Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl], họ Mạch môn đông (Convallariaceae).

Mô tả

Rễ hình thoi, hai đầu hơi nhỏ lại, dài 1,5 cm đến 3,5 cm, đường kính phần giữa từ 0,2 cm đến 0,8 cm. Mặt ngoài có màu vàng nâu hoặc trắng ngà và nhiều nếp nhăn dọc nhỏ; trong mờ; một đầu thấy lõi giữa nhỏ. Chất mềm dẻo; Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần ruột trắng ngà, có lõi nhỏ ở chính giữa. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt sau đó hơi đắng. Dính răng khi nhai.

Vi phẫu

Lớp bần mỏng cấu tạo bởi những tế bào có thành dày, có những chỗ bị rách bong ra. Hạ bì gồm vài lớp tế bào nhỏ thành hơi dày. Vùng mô mềm vỏ rộng gấp 3 đến 4 lần vùng mô mềm tủy. Các tế bào mô mềm có thành mỏng, hình tròn hay nhiều cạnh ở phần ngoài, tế bào kéo dài theo hướng xuyên tâm ở phần trong; rải rác có tinh thể calci oxalat hình kim đôi khi là hình cầu gai. Tế bào nội bì có thành dày ở phía trong và hai bên như hình chữ U. Trụ bì gồm 1 lớp tế bào có thành mỏng. Các bó gỗ cấp 1 xếp thành dãy, mạch lớn phía trong và mạch nhỏ phía ngoài xếp xen kẽ với bó libe cấp 1. Vùng mô mềm ruột hẹp gồm các tế bào có thành mỏng, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ, rải rác có tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim thường nhỏ hơn các tế bào xung quanh.

Bột

Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh có thành dày. Mảnh mô mềm gồm tế bào có thành mỏng, hình tròn hoặc nhiều cạnh, có chứa tinh thể calci oxalat hình kim dài 40 µm đến 70 µm, rộng 2 µm đến 4 µm, đứng riêng rẽ hay xếp thành từng bó. Tế bào mô cứng hình chữ nhật có thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ, thường xếp thành từng đám, có nhiều tinh bột.

Định tính

A. Quan sát mặt cắt ngang của dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm thấy có phát quang màu xanh nhạt sáng, mạnh nhất ở vùng lõi và giảm dần ở vùng vỏ.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trên bếp cách thủy 15 min, lọc. Lấy khoảng 1 ml dịch lọc pha loãng với nước cất thành 10 ml. Lắc mạnh 15 s, có bọt bền.

C. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml nước, đun trong cách thủy 15 min, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc thêm 1 ml thuốc thử Fehling (TT), đun sôi, có kết tủa đỏ gạch.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Dicloromethan - methanol - nước (8 : 2 : 0,3).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 5,0 g bột dược liệu vào bình cầu cổ mài 250 ml, thêm 100 ml methanol (TT). Đun hồi lưu trên cách thủy 60 min. Để nguội, lọc. Rửa bã dược liệu bằng 10 ml methanol (TT). Gộp dịch lọc và dịch rửa. Cất thu hồi dung môi tới cắn. Hòa cắn và chuyển hỗn hợp thu được vào bình chiết dung tích 100 ml bằng 25 ml nước. Thêm 25 ml nước bão hòa n-butanol (TT). Lắc kỹ. Lấy dịch chiết n-butanol và bay hơi trên cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 3 ml methanol (TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy khoảng 5,0 g bột Mạch môn (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Nếu không dùng dược liệu chuẩn, lấy ophiopogonin D chuẩn hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1,0 mg/1 ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulphuric 10 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc phải có vết vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của ophiopogonin D trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 18,0 % (Phụ lục 9.6, 1,0 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11)

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 60,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, phơi nắng, xếp đống nhiều lần cho gần khô (khô khoảng 70 % đến 80 %), loại bỏ rễ tua, phơi hay sấy nhẹ đến khô. Trước khi dùng sao cách cát.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, đập dẹt, rút bỏ lõi, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, vi hàn. Vào các kinh tâm, phế, vị.

Công năng, chủ trị

Dưỡng vị sinh tân, nhuận phế thanh tâm. Chủ trị: Phế nhiệt do âm hư, ho khan, ho lao, tân dịch thương tổn, tâm phiền mất ngủ, tiêu khát, táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không nên dùng.

MẠCH NHA

Fructus Hordei germinatus

Quả chín nảy mầm phơi khô của cây lúa Đại mạch (Hordeum vulgareL.), họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Mạch nha hình thoi dài 8 mm đến 12 mm, đường kính 3 mm đến 4 mm, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên lưng có mày bao quanh với 5 đường gân và râu dài đã gãy rụng. Phía bụng được bao trong mày hoa, bóc bỏ vỏ ngoài thấy mặt bụng có một rãnh dọc, phần dưới mọc ra mầm non và rễ con, mầm non dài dạng mũi mác, dài 0,5cmvới vài sợi rễ nhỏ cong queo. Chất cứng, mặt bẻ gãy màu trắng có tinh bột. Không mùi, vị hơi ngọt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển (1): Toluen -n-hexan -ethylacetat (10 : 10 : 2).

Dung môi khai triển (2): Toluen -n-hexan - ethylacetat (10 : 10 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 5 g bột dược liệu vào bình nón 100ml,thêm 30mlethanol(TT),siêu âm trong 40 min, lọc. Thêm vào dịch lọc 1,5mldung dịchkalihydroxyd 50 %(TT), đun hồi lưu trong cách thủy 15 min, làm nguội bằng cách để trong cách thủy đá 5 min. Chuyển vào một bình chiết, rửa bình nón 2 lần mỗi lần với 20mlnướcvà gộp nước rửa vào bình chiết. Chiết vớietherdầu hỏa(30 °C đến60 °C) (TT)3 lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịch chiếtetherdầu hỏa, để bay hơi đến khô. Hòa tan cặn trong 1mlethylacetat(TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 5 g bột Mạch nha (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết tương tự như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký với hệ dung môi (1), sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng ngoài không khí. Tiếp tục triển khai sắc ký với hệ dung môi (2), sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng ngoài không khí. Phundung dịchacid nitric15% trongethanol. Sấy ở100 °C đến khi xuất hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang có cùng giá trịRfvà màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tỷ lệ mọc mầm

Lấy 10 g hạt lúa đại mạch (theo phương pháp lấy mẫu dược liệu, Phụ lục 12.1), chia làm 2 phần. Mỗi phần trải trên một nửa bề mặt phẳng, có đường ngăn chéo. Đếm số hạt mọc mầm trên tổng số hạt Đại mạch, tính ra tỷ lệ phần trăm số hạt mọc mầm. Tỷ lệ mọc mầm của dược liệu không được dưới 85 %.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Lấy hạt đại mạch đã nhặt sạch, ngâm nước 2 h đến 3 h. Vớt ra, bỏ vào rá, đậy kín. Mỗi ngày vẩy nước 1 lần, giữ độ ẩm cho đến khi hạt lúa nứt mầm dài độ 0,5cm,lấy ra phơi khô gọi là sinh mạch nha.

Bào chế

Mạch nha sao: Lấy sinh mạch nha sạch, rang nhỏ lửa, sao đến màu vàng nâu, lấy ra để nguội, sẩy sạch bụi tro vụn là được.

Tiêu mạch nha: Lấy mạch nha sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho vàng sém, lấy ra để khô, sẩy hết tro bụi.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hóa kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g. Làm mất sữa: 60 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, hoặc đang thời kỳ cho con bú không nên dùng.

MAI MỰC

OsSepiae

Ô tặc cốt

Mairửa sạch phơi hay sấy khô của con Cá mực(Sepia esculentsHoyle),họ Mực nang (Sepiidae).

Mô tả

Mai mực hình bầu dục dài 13cmđến 23cm,rộng 6,5 cm đến 8cmvà dẹt, mép mỏng, giữa dày 2cmđến 4cm.Lưng cứng, màu trắng hay trắng ngà, hai bên có rìa màu vàng đậm hơn. Trên mặt lưng có u hạt nổi lên, xếp thành những đường vân hình chữ U mờ. Mặt bụng màu trắng, xốp, có những đường vân ngang nhỏ, dày đặc, tựa như những làn sóng gợn, có 1 rãnh dọc nông ở giữa mặt bụng. Mép như sừng của phần đuôi mở rộng dần và uốn cong về phía bụng, tận cùng phần đuôi có gai như chất xương, thường bị gẫy và rơi rụng. Trừ phần lưng và mép bụng, có thể chất cứng, còn toàn bộ mai mực có thể dùng móng tay nghiền dễ dàng thành bột mịn. Vị hơi mặn và chát. Mùi hơi tanh.

Bột

Phần nhiều màu trắng, dưới kính hiển vi thấy: Đa số ở dưới dạng phiến mỏng trong suốt, không đều, một số có gợn nhỏ. Những mảnh vỡ không đều, mặt có hình vân lưới hay đốm nổi gợn lên.

Định tính

Lấy khoảng 0,5 bột dược liệu, thêm 10mldung dịchacidhydrocloric 10 % (TT),sẽ có sủi bọt và tan gần hết.

Độ ẩm

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Mực bắt về loại bỏ thịt, giữ lại mai, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Cạo bỏ vỏ cứng ngoài, rửa sạch, phơi khô, thái thành miếng nhỏ hoặc tán thành bột mịn.

Bảo quản

Nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Hàm, ôn. Quy vào can, thận.

Công năng, chủ trị

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g, dạng thuốc bột hoặc phối ngũ trong các bài thuốc.

Dùng ngoài: Tán mịn, đắp lượng thích hợp vào chỗ lở loét.

Kiêng kỵ

Kỵ Bạch cập, Bạch liễm, Phụ tử.

MẠN KINH TỬ

Fructus Viticis trifoliae

Quan âm biển

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh (Vitextrifolia L.) hay cây Mạn kinh lá đơn (Vitexrotundifolia L. f.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Mô tả

Quả hình cầu, đường kính 4 mm đến 6 mm, mặt ngoài màu xám đen hoặc nâu đen, phủ lông nhung màu xám nhạt như sương, có 4 rãnh dọc nông, đỉnh hơi lõm, đáy có đài tồn tại màu xám nhạt và cuống quả ngắn. Lá đài bao bọc 1/3 đến 2/3 quả, có 5 răng, trong đó có 2 răng xẻ tương đối sâu, được phủ kín lông tơ mượt. Chất nhẹ và cứng, khó đập vỡ. Mặt cắt ngang quả có 4 ô, mỗi ô có một hạt. Mùi thơm đặc biệt, vị nhạt, hơi cay.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm 2 lớp: Biểu bì và hạ bì. Biểu bì có 1 lớp cutin khá dày, rải rác có lông tiết hình cầu. Hạ bì tế bào dài, dẹt, thành cũng tương đối dày.

Vỏ quả giữa: Phía ngoài tế bào không đều, hình nhiều cạnh, bầu dục hoặc tròn, thành mỏng; phía trong tế bào dài xếp dọc, thành dày hơn.

Vỏ quả trong: cấu tạo bởi tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc bầu dục, thành rất dày, càng vào phía trong thành tế bào càng dày.

Vỏ hạt cấu tạo bởi 1 đến 2 lớp tế bào hình mạng.

Nội nhũ gồm 1 đến 4 lớp tế bào hình bầu dục, trong có những hạt lổn nhổn.

Bột

Màu nâu xám, tế bào biểu bì của lá đài hình hơi tròn, thành tế bào thường lượn sóng. Lông che chở có 2 đến 3 tế bào, tế bào ở đỉnh lớn hơn, có hình bướu. Tế bào vỏ quả ngoài hình nhiều cạnh, có đường vân kẻ của cutin và vết tích lông đã rụng, có lông tiết và lông che chở. Lông tiết có 2 loại, loại lông đơn bào ở đầu và 1 đến 2 tế bào ở chân và loại lông có 2 đến 6 tế bào ở đầu và 1 tế bào ở chân. Lông che chở có 2 đến 4 tế bào, dài 14 µm đến 68 µm, thường cong thành núm lồi. Tế bào vỏ quả giữa hình hơi tròn hay bầu dục, thành hơi hóa gỗ, có lỗ rõ. Tế bào tiết thường bị vỡ, có chứa các chất tiết, tế bào kề bên chứa giọt dầu màu vàng nhạt. Tế bào mô cứng của vỏ quả trong hình bầu dục hay hình vuông, đường kính 10 µm đến 35 µm. Tế bào vỏ hạt hình tròn hoặc hơi tròn, đường kính 35 µm đến 42 µm, thành có vân lưới, hóa gỗ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat (8 : 2).

Dung dịch thử:Cất tinh dầu từ 40 g dược liệu bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1mletherdầu hỏa (30 - 60 °C) (TT).

Dung dịch đối chiếu:Cất tinh dầu từ 40 g Mạn kinh tử (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1mletherdầu hỏa (30 - 60 °C) (TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí rồi phunthuốc thử vanilin -acid sulfuric(TT), sấy bản mỏngở 110 °C trong 10 phút, sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ quả non, quả lép: Không quá 5,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được trongnước:Không dưới 11,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngnướclàm dung môi.

Chất chiết được trongethanol:Không được dưới 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 96% (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.

Bào chế

Mạn kinh tử sống: Loại bỏ tạp chất.

Mạn kinh tử sao: Cho mạn kinh tử vào chảo, vi sao nhỏ lửa cho đến khi khô thơm. Giã dập khi dùng.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, vi hàn. Vào kinh can, phế, bàng quang, vị.

Công năng, chủ trị

Sơ tán phong nhiệt, khu phong thắng thấp. Chủ trị: cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Huyết hư không nên dùng.

MĂNG CỤT (Vỏ quả)

Pericarpium Garciniae mangostanae

Vỏ quả chín phơi hay sấy khô của quả cây Măng cụt (Garcinia mangostana L), họ Măng cụt (Clusiaceae).

Mô tả

Mảnh vỏ quả màu đỏ nâu, hơi cong queo, kích thước từ 3 cm đến 5 cm. Vỏ quả ngoài có màu nâu sậm, khá nhẵn, vỏ quả giữa có màu đỏ nâu, vết bẻ ở phần này cho thấy có những ống tiết chứa chất nhựa màu vàng hay vàng cam. Vỏ quả trong màu nâu nhạt, nhẵn, nhìn thấy rõ những mạch dẫn nhựa nhỏ và những vết hằn của múi. Đôi khi còn sót lại những lá đài đồng trưởng có hình gần như tròn, đính trên cuống.

Bột

Màu nâu, không mùi, vị hơi chát. Soi kính hiển vi: tế bào mô cứng có kích thước thay đổi, hình dạng biến thiên, thành rất dày, lỗ trao đổi rõ. Mảnh mô mềm gồm những tế bào có thành mỏng, mang chất màu (đỏ nâu). Khối nhựa có màu (cam, đỏ cam, nâu). Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (nhỏ, ít).

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30 ml nước, đun trong cách thủy sôi 15 min. Lọc qua 1 đến 2 lớp giấy lọc (dung dịch A).

Phản ứng 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dung dịch A.

Ống 1: Thêm 1 giọt đến 2 giọt thuốc thử gelatin - natri clorid (TT), xuất hiện tủa trắng đục.

Ống 2: Thêm 1 giọt đến 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1 % (TT), dung dịch có màu xanh rêu.

Phản ứng 2: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dung dịch A.

Ống 1: Thêm 3 giọt thuốc thử Stiasny, đun nóng trong cách thủy 10 min, xuất hiện tủa vón màu đỏ gạch.

Ống 2: Thêm 1 đến 2 giọt nước brom (TT), xuất hiện tủa ngà.

Cách pha thuốc thử Stiasny: Hỗn hợp formaldehyd - acid hydrocloric (2 : 1), chỉ pha khi dùng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G60F254.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - acid formic (5 : 4 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml hỗn hợp dung môi cloroform - ethyl acetat - acid formic (5 : 4 : 1), siêu âm trong 30 min, lọc, lấy dịch lọc bốc hơi trên cách thủy đến cắn. Hòa cắn trong 2 ml hỗn hợp dung môi trên được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g bột Măng cụt (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên một bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát huỳnh quang cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch khi vỏ quả đã chuyển sang màu đỏ hoặc màu tím. Bỏ phần thịt quả và hạt, lấy vỏ dùng tươi hay phơi khô.

Bảo quản

Bao bì kín, nơi khô ráo.

Tính vị quy kinh

Vị chát, tính ấm. Vào kinh đại tràng.

Công năng, chủ trị

Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.

Cách dùng, liều dùng

Ngày dùng từ 20 g đến 60 g, dưới dạng thuốc sắc, hoặc dịch chiết thụt rửa âm đạo trị bạch đới.

MÂM XÔI (Quả)

Fructus Rubi

Đùm đũm

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Mâm xôi (Rubus alceaefolius Poir.), họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Dược liệu là quả tụ hình cầu, thường đính với cuống, gồm nhiều quả hạch nhỏ xếp sít nhau thành cụm hình mâm xôi. Quả chín khô màu đỏ thẫm, đường kính khoảng 0,5 cm đến 1,0 cm. Quả hạch nhỏ mang nhiều tua dài, uốn theo nhiều phía, bên trong chứa hạch hình thận. Đầu quả lồi tròn, gốc quả lõm gắn vào cuống và 5 lá đài. Phía trong lá đài có nhiều chỉ nhị màu nâu đen, rời nhau. Quả có vị chua, hơi ngọt.

Bột

Bột màu nâu đỏ, soi kính hiển vi thấy nhiều lông che chở đơn bào, thành dày, màu nâu nhạt, thuôn nhọn hoặc hơi uốn lượn đường kính khoảng 7 µm đến 12 µm, dài khoảng 70 µm đến 300 µm. Mảnh mang màu đỏ hoặc vàng. Mảnh biểu bì gồm các tế bào hình đa giác hoặc tế bào dài và dẹt. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai đường kính 15 µm đến 25 µm, nằm trong đám mô mềm hoặc rải rác. Rải rác có các mảnh mạch màu vàng nhạt hay nâu đỏ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột thô dược liệu, thêm 15 ml ethyl acetat (TT), ngâm trong 1 h, thỉnh thoảng lắc, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới cạn. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol 96 % (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Mâm xôi (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl các dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric đặc (TT), sấy ở 110 °C đến khi rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng vị trí và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Vào tháng 5 đến 7, khi quả chín, hái về, loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.

Tính vị qui kinh

Cam, toan, ôn. Vào kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Ích thận, cố tinh. Chủ trị: Tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn.

MẬT ONG

Mel

Mật ong là mật của con Ong mật gốc châu Á (Apis cerana Fabricus) hay Ong mật gốc châu Âu (Apis mellifera L.), họ Ong mật (Apidae).

Mô tả

Chất lỏng đặc sánh, hơi trong và dính nhớt, có màu trắng đến màu vàng nhạt hoặc vàng cam đến nâu hơi vàng. Khi để lâu hoặc để lạnh sẽ có những tinh thể dạng hạt dần dần tách ra. Mùi thơm, vị rất ngọt.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Không dưới 1,38 (Phụ lục 6.5).

Nếu chế phẩm có đường kết tinh cần đun nóng trên cách thủy ở nhiệt độ không quá 60 °C cho tan hết đường, trộn đều, để nguội và tiến hành đo tỷ trọng bằng phương pháp dùng picnomet hay cân thủy tĩnh.

Độ acid

Hòa tan 10 g chế phẩm với 100 ml nước cất mới đun sôi để nguội, thêm 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) và 4 ml dung dịch natri hydroxyd (0,1 mol/l), xuất hiện màu hồng bền vững trong 10 s.

Tinh bột và dextrin

Đun 2 g chế phẩm với 10 ml nước cất, để nguội, thêm 1 giọt thuốc thử iod, không được có màu xanh hoặc màu đỏ.

Cách pha thuốc thử iod: Hòa tan 26,0 g iod (TT) và 72 g kali iodid (TT) trong 100 ml nước, thêm 6 giọt acid hydrocloric (TT) và pha loãng với nước đến vừa đủ 500 ml, trộn đều và lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp.

Tạp chất

Trộn đều 1 g chế phẩm với 2,0 ml nước cất, ly tâm. Gạn lấy phần cặn đem soi dưới kính hiển vi, ngoài hạt phấn hoa ra, không được có tạp chất khác.

Tro toàn phần

Không quá 0,4 % (Phụ lục 9.8).

Tro sulfat

Từ 0,1 đến 0,4 % (Phụ lục 9.9).

Clorid

Không quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch A: Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong nước, thêm nước vừa đủ 40,0 ml và lọc. Lấy 2,5 ml dung dịch A để tiến hành thử.

Calci

Không quá 0,06 %.

Lấy 1,0 ml dung dịch A, pha loãng với nước cất thành 10,0 ml. Dung dịch thu được không được chứa calci nhiều hơn 6,0 ml dung dịch calci mẫu 10 phần triệu thêm nước vừa đủ 10,0 ml (Phụ lục 9.4.3).

Sulfat

Không quá 0,02 %.

Lấy 7,5 ml dung dịch A để tiến hành thử (Phụ lục 9.4.14).

Chất nhầy tổng hợp

Không được xuất hiện tủa do chất nhày tổng hợp.

Pha loãng chế phẩm khoảng 8 lần với nước cất đun nóng. Nếu có chất nhầy tổng hợp sẽ xuất hiện tủa. Tủa này có khuynh hướng tan lại khi để nguội. Tủa tạo thành khi đun nóng, đem lọc, hòa tan tủa trong nước cất và thêm dung dịch fuchsin đã khử màu (TT), dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng. Làm bão hòa dung dịch bằng natri sulfat khan (TT), sẽ cho tủa bông màu đỏ đậm.

Sacarin

Phương pháp chuyển sacarin thành acid salicylic:

Acid hóa 50 ml chế phẩm với dung dịch acid hydrocloric 16 % (TT). Chiết 3 lần, mỗi lần với 5 ml ether (TT). Gộp các dịch chiết ether rồi rửa với 5 ml nước cất. Bốc hơi ether. Hòa tan cắn trong một ít nước nóng, thêm nước cất cho vừa đủ 10 ml, thêm 2 giọt dung dịch acid sulfuric 38 % (TT). Đun sôi, thêm từng giọt dung dịch kali permanganat 5 % (TT) (cho quá thừa 1 giọt đến khi có màu hồng). Để nguội, hòa tan 1 g natri hydroxyd (TT) vào dung dịch, lọc vào một chén sứ, đun cách thủy đến khô rồi đem nung ở 210 °C đến 215 °C trong 20 min.

Hòa cắn trong nước cất acid hóa bằng dung dịch acid hydrocloric 16 % (TT), chiết với ether (TT) và bốc hơi ether. Nhỏ vào cắn 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1 % (TT), không được xuất hiện màu tím.

Đường tráo nhân tạo hoặc chất tạo màu với resorcin

Lắc 5 g chế phẩm với 20 ml ether etylic (TT). Lọc lấy dịch ether vào một ống nghiệm. Thêm 2 ml thuốc thử Fischer [Hòa tan 1 g resorcin (TT) trong acid hydrocloric đậm đặc (TT) vừa đủ 100 ml]. Lắc mạnh, quan sát màu của lớp dung dịch phía dưới, không được có màu đỏ cánh sen rõ rệt trong vòng 20 min.

Vết rỉ sắt

Lấy 1 ml chế phẩm, thêm 4 ml nước cất và 4 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT), lắc đều. Nhỏ vài giọt dung dịch kali ferocyanid 5 % (TT), không được xuất hiện màu xanh.

Định lượng

Dung dịch thuốc thửFehling: Gồm dung dịch A và dung dịch B.

Dung dịch A:

Đồng sulfat tinh thể (TT)

34,66 g

Dung dịch acid sulfuric 15% (TT)

2 đến 3 giọt

Nước cất vừa đủ

500 ml

Dung dịch B:

Natri kali tartrat (TT)

173 g

Natri hydroxyd (TT)

50 g

Nước cất vừa đủ

500 ml

Dung dịchglucosechuẩn 1%: Cân chính xác khoảng 1 g glucose chuẩn (đã sấy ở 100 °C đến 105 °C đến khối lượng không đổi) cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước để hòa tan và pha loãng với nước đến vạch, lắc đều.

Xác định độ chuẩn T: Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling A (TT), 10,0 ml dung dịch Fehling B (TT) và 5 ml dung dịch kali ferocyanid 5 % cho vào một bình nón. Đun sôi dung dịch Fehling trong bình nón rồi chuẩn độ bằng dung dịch glucose chuẩn 1 % (nhỏ từng giọt) cho đến khi chuyển màu từ xanh lơ sang nâu xám. Thời gian từ khi bắt đầu chuẩn độ cho đến khi kết thúc là 4 min và luôn giữ cho dung dịch sôi đều trong suốt quá trình định lượng.

Tính độ chuẩn T [lượng glucose khan (g) tương đương với 1 ml thuốc thử Fehling đã dùng].

Thông thường độ chuẩn T từ 0,00345 g đến 0,00375 g (tương đương với 6,9 ml đến 7,5 ml dung dịch glucose chuẩn 1 %).

Tiến hành định lượng: Cân chính xác khoảng 2 g chế phẩm cho vào bình định mức 100 ml. Thêm nước để hòa tan và pha loãng với nước vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung dịch chế phẩm 2 %).

Tiến hành định lượng như phần xác định độ chuẩn T, bắt đầu từ “Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling...” nhưng dùng dung dịch chế phẩm 2 % để chuẩn độ thay cho dung dịch glucose chuẩn 1 %. Tính hàm lượng (%) đường khử tự do trong chế phẩm theo công thức sau:

trong đó:

T là lượng glucose khan (g) tương ứng với 1 ml thuốc thử Fehling đã chuẩn độ;

V là thể tích dung dịch chế phẩm 2 % đã tiêu thụ (ml);

P là khối lượng chế phẩm đem thử (g).

Hàm lượng đường khử tự do trong chế phẩm tính theo glucose khan không được dưới 64 % (kl/kl).

Bảo quản

Đựng trong bình, lọ, chai nút kín, không đựng trong thùng sắt. Để nơi mát, tránh ẩm thấp, tránh côn trùng (ruồi, bọ, chuột...).

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh phế, tỳ, đại trường.

Công năng, chủ trị

Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hòa các vị thuốc.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 15 g đến 30 g. Dùng ngoài điều trị mụn nhọt không thu miệng, bỏng nước, bỏng lửa, liều lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Sôi bụng, ỉa chảy hay đầy bụng, không nên dùng.

MẪU ĐƠN BÌ (Vỏ rễ)

Cortex Radicis Paeoniae suffruticosae

Vỏ rễ phơi khô của cây Mẫu đơn (Paeonia suf-fruticosa Andr.), họ Mẫu đơn (Paeoniaceae).

Mô tả

Mẫu đơn bì hình ống hoặc nửa hình ống, có khe nứt dọc, hai mép thường cuộn cong vào trong hoặc mở ra, dài 5 cm đến 20 cm, đường kính 0,5 cm đến 1,2 cm, dày 0,1 cm đến 0,4 cm. Mặt ngoài màu nâu hay vàng nâu, có nhiều lỗ bì nằm ngang và vết sẹo rễ nhỏ, nơi tróc vỏ bần, có màu phấn hồng. Mặt trong của vỏ màu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn dọc nhỏ, rõ, thường có nhiều tinh thể nhỏ sáng. Chất cứng giòn, dễ bẻ gãy. Mặt gãy gần phẳng, có tinh bột, màu phớt hồng. Vị hơi đắng và se. Mùi thơm đặc biệt.

Bột

Màu nâu đỏ nhạt, hạt tinh bột rất nhiều, hạt đơn loại hình tròn hoặc hình đa giác, đường kính 3 µm đến 16 µm, rốn có dạng điểm hoặc kẽ nứt hoặc hình chữ V, hạt kép có từ 2 đến 6 hạt hợp thành. Những bỏ tinh thể calci oxalat có đường kính 9 µm đến 45 µm, đôi khi các tế bào chứa các tinh thể này lại đứng liền nhau, xếp thành các cụm bó tinh thể, có khi một tế bào lại chứa nhiều bó calci oxalat. Tế bào bần hình chữ nhật, thành hơi dày màu đỏ nhạt.

Định tính

A. Lắc 0,15 g bột dược liệu với 25 ml ethanol (TT) trong vài phút rồi lọc. Pha loãng 1 ml dịch lọc với ethanol (TT) thành 25 ml dung dịch. Đo quang phổ hấp thụ (Phụ lục 4.1), dung dịch thu được phải có cực đại hấp thụ ở bước sóng 274 nm ± 1 nm.

B. Lắc 0,5 g bột dược liệu với 5 ml ether ethylic (TT) trong 10 min, lọc; bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô, hòa cắn trong 3 ml ethanol (TT), cho thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu tía đỏ.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat (3 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10 ml ether ethylic (TT), lắc kỹ, để yên 10 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô, thêm 2 ml aceton (TT) để hòa tan cắn khô, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan paeonol chuẩn trong aceton (TT) thành dung dịch có nồng độ 5 mg/ml. Nếu không có paeonol, lấy 1 g bột Mẫu đơn bì (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy tấm sắc ký ra, để khô trong không khí, rồi phun dung dịch sắt (III) clorid 5 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỉ lệ gỗ lẫn: Không quá 5,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu cho vào trong bình cầu, cất kéo hơi nước cho đến khi dịch cất ra được khoảng 450 ml, thêm nước vừa đủ 500 ml, lắc đều. Đo quang phổ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng 274 nm. Tính hàm lượng paeonol trong dược liệu theo A (1 %, 1 cm). Lấy 862 là giá trị A (1 %, 1 cm) của paeonol ở bước sóng 274 nm.

Dược liệu phải chứa paeonol (C9H10O3) không dưới 1,2 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu. Đào lấy rễ, loại bỏ rễ nhỏ và đất, bóc lấy vỏ rễ, phơi khô.

Bào chế

Rửa sạch nhanh vỏ rễ, ủ mềm, thái đoạn, phơi khô.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, vi hàn. Vào các kinh tâm, can, thận.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hóa ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai.

MẪU LỆ

Concha Ostreae

Vỏ hàu, vỏ hà

Vỏ đã phơi khô của một số loại Hàu như: Hàu ống (Ostrea gigas Thunberg), Hàu sông (Ostrea rivularis Gould) hay Hàu Đại liên (Ostrea talienwhanensis Crosse), họ Hàu (Ostreidae).

Mô tả

Hàu ống (O. gigas): Dược liệu có hình dạng phiến thon dài, hai vỏ, gân ở lưng và bụng hầu hết song song, dài 10 cm đến 50 cm, dày 4 cm đến 15 cm. Vỏ bên trái lớn hơn vỏ bên phải; vỏ bên phải tương đối nhỏ, vẩy cứng, dày, xếp thành lớp hoặc tầng vân đều đặn, mặt ngoài vỏ phẳng hoặc có một vài chỗ lõm màu tía nhạt, trắng xám, hoặc nâu vàng; mặt trong màu trắng sứ. Hai cạnh của vỏ không có răng cưa nhỏ. Vỏ trái lõm rất sâu, vân thô và to hơn vỏ bên phải. Mặt gắn ở đỉnh nhỏ. Chất cứng nặng, mặt gãy có dạng tầng, màu trắng tinh, không mùi, vị hơi mặn.

Hàu sông (O. rivularis): Thường dài 15 cm đến 25 cm, hình tròn trứng hoặc hình tam giác, vỏ trái lớn hơn vỏ phải, vỏ phải phẳng hơn. Mặt ngoài vỏ bên phải hơi gồ ghề, có màu xám, tía, nâu, vàng. Có vảy đồng tâm, vảy non mỏng, giòn, vảy sinh trưởng đã lâu năm nhiều tầng, mặt trong màu trắng, mép có khi có màu tía nhạt.

Hàu Đại liên (O. talienwhanensis): Hình tam giác, mép lưng, bụng có hình chữ V. Mặt ngoài vỏ bên phải có màu vàng nhạt, có vảy đồng tâm thưa, gợn sóng lên xuống, mặt trong màu trắng bóng; vỏ bên trái, vảy đồng tâm, dày, cứng; từ bộ phận đỉnh vỏ, tỏa ra tia sườn rõ rệt, mặt trong lõm có dạng của một cái hộp, mặt khớp nối nhỏ.

Độ ẩm

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Có thể thu hoạch quanh năm, loại bỏ thịt, lấy vỏ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Mẫu lệ khô, khi dùng rửa sạch, làm khô, tán vụn thành bột hoặc nung rồi mới tán bột.

Mẫu lệ nung (Đoạn mẫu lệ): Lấy mẫu lệ đã rửa sạch, đặt trên lò than, nung đến khi thành màu trắng tro xốp, lấy ra để nguội, nghiền nhỏ.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Hàm, vi hàn. Vào các kinh can, đởm, thận.

Công năng, chủ trị

Mẫu lệ: Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.

Đoạn mẫu lệ: Cố sáp. Chủ trị: Tự hãn, đạo hãn, di tinh, băng huyết, đới hạ, đau dạ dày ợ chua.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 30 g, dạng thuốc sắc (cho vào túi vải màn sắc mẫu lệ trước), dạng thuốc tán.

Kiêng kỵ

Nếu âm hư mà không có hỏa và ỉa chảy thuộc hàn khí thì cấm dùng.

MIẾT GIÁP

Carapax Trionycis

Mai ba ba

Mai đã phơi hay sấy khô của con Ba ba (Trionyx sinensis Wiegmann), họ Ba ba (Trionychidae).

Mô tả

Miết giáp hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lưng cong lên, dài 10 cm đến 15 cm, rộng 9 cm đến 14 cm, mặt ngoài màu nâu đen hoặc lục sẫm, hơi sáng óng ánh, có vân lưới nhỏ, đốm màu vàng xám hoặc màu tro, dọc sống có đường gờ. Đốt sống cổ cong vào phía trong. Có 8 đôi xương sườn xếp 2 bên đốt sống thẳng ra mép. Chất cứng, mùi hơi tanh, vị mặn.

Độ ẩm

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Không được quá 1,0% (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Ba ba bắt được quanh năm, phần lớn thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Mổ lấy phần cứng ở trên lưng, cho vào nước sôi, đun 1 h đến 2 h cho đến khi lớp da trên mai có thể bong ra. Vớt lấy mai, bóc hết thịt còn dính lại, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Miết giáp: Lấy miết giáp khô, cho vào nồi đồ khoảng 45 min, lấy ra để vào nước nóng, lập tức dùng bàn chải cứng chải sạch da thịt còn sót lại, rửa sạch, phơi khô.

Thố miết giáp (chế dấm): Lấy cát sạch cho vào nồi rang cho tới khi cát tơi ra, cho Miết giáp vào, sao tới khi mặt ngoài hơi vàng. Lấy ra, loại bỏ cát, ngâm qua dấm, để khô, khi dùng giã nát. Cứ 10 kg mai Ba ba dùng 2 lít dấm.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh sâu, mọt, thỉnh thoảng đem phơi lại.

Tính vị, quy kinh

Hàm, vi hàn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Tư âm tiềm dương, nhuyễn kiên, thoái nhiệt, trừ trưng hà. Chủ trị: Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 24 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Hư mà không nhiệt, vị yếu hay nôn mửa, tỳ hư có tiết tả, phụ nữ có thai không nên dùng.

MÒ HOA TRẮNG

Herba Clerodendri philippini

Mấn trắng, Lẹo trắng, Mò mâm xôi

Thân, cành mang lá đã phơi hay sấy khô của cây Mò hoa trắng (Clerodendrum philipplnum Schauer), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Mô tả

Dược liệu còn nguyên: Đoạn thân non vuông, đoạn thân già tròn, dài 20 cm đến 40 cm, đường kính 0,3 cm đến 0,8 cm, có lông vàng nhạt. Thân chia thành nhiều gióng dài 4 cm đến 7 cm, quanh mấu có một vòng lông tơ mịn. Lá mọc đối, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, dài 10 cm đến 20 cm, rộng 8 cm đến 15 cm, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ, có ít lông cứng và ở mặt dưới thường có tuyến nhỏ tròn, màu vàng, gân lá nổi rõ, gân phụ có hình mạng lưới, cuống lá phủ nhiều lông. Lá vò có mùi hăng đặc biệt. Cụm hoa do các xim nhỏ tập hợp thành chùy ở đỉnh thân, phủ dầy lông màu hung, dài 11 cm đến 15 cm. Lá bắc hình trái xoan hoặc hình mũi mác. Hoa màu trắng hoặc vàng ngà. Nhị và vòi nhụy thò dài. Quả hạch hình cầu, đen bóng, có lá đài tồn tại màu đỏ.

Dược liệu đã cắt đoạn: Đoạn thân, cành lá được cắt thành đoạn dài khoảng 1 cm.

Vi phẫu

Lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở đa bào, có 3 đến 8 tế bào. Lông tiết đa bào nằm sâu trong biểu bì, chân ngắn, đầu to, tròn, gồm 6 đến 8 tế bào xếp xòe ra, ngoài có lớp cutin bao bọc, phồng lên hình đầu. Tuyến tiết đa bào to, hình đĩa, nằm sát biểu bì. Mặt dưới gân chính lồi nhiều hơn. Hai đám mô dày ở 2 chỗ lồi của gân chính. Có 9 đến 11 bó libe-gỗ xếp thành một vòng tròn ở gân giữa. Libe ở bên ngoài, gần như nối liền nhau. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật, thường ở mô mềm ruột của gân giữa. Mô giậu gồm một hàng tế bào.

Bột

Màu lục xám, mảnh lông che chở, lông tiết đa bào nhìn thẳng từ trên xuống có hình tròn, nhìn nghiêng đầu to, chân bé, tuyến tiết hình đĩa đa bào, có khi vỡ thành từng mảnh. Mảnh biểu bì dưới có nhiều lỗ khí gồm 2 đến 4 tế bào kèm, có khi có cả lông tiết và vết tích lông che chở. Lỗ khí bị tách riêng. Tinh thể calci oxalat hình khối vuông hoặc hình chữ nhật. Mảnh mô mềm gân lá gồm các tế bào hình chữ nhật.

Định tính

Lấy 3 g bột lá cho vào bình nón có nút mài, dung tích 100 ml. Thêm 1 ml dung dịch amoniac 10% (TT). Trộn đều. Thêm vào bình 20 ml cloroform (TT), lắc nhẹ 10 min, để yên trong 1 h, lọc dịch chiết vào một bình gạn, thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT), lắc nhẹ vài phút, để lắng. Gạn lấy lớp dung dịch acid cho vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt thuốc thử Dragendorff (TT) sẽ có kết tủa màu vàng cam.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hái cành lá quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Khi dùng thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Có thể nấu cao đặc.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, mát. Vào các kinh tâm, tỳ, can, thận.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 12 g đến 16 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

MƠ MUỐI

Fructus Armeniacae praeparatus

Diêm mai, Bạch mai

Quả già màu vàng đã chế muối của cây Mơ (Prunus armeniaca L. Syn Armeniaca vulgaris Lam.), họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Quả hạch hình cầu dẹt, to nhỏ không đều, đường kính 1 cm đến 3 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt có nhiều nếp nhăn. Đáy có vết cuống quả hình tròn lõm sâu. Thịt quả mềm dính muối, thịt quả bị rách để lộ vỏ quả trong cứng rắn, màu nâu nhạt. Hạt hình trứng dẹt, màu vàng nhạt. Vị chua, mặn.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - cloroform - ethyl acetat - acid formic (20 : 5 : 8 : 0,1).

Dung dịch thử. Lấy 5 g bột chế phẩm (phần thịt quả), thêm 30 ml methanol (TT), lắc siêu âm trong 30 min, để nguội và lọc. Bay hơi dịch lọc tới khô, hòa tan cặn trong 20 ml nước và chuyển vào bình gạn; chiết với ether (TT) hai lần, mỗi lần 20 ml, gộp dịch chiết và bay hơi dịch chiết tới khô. Ngâm cặn thu được trong 15 ml ether dầu hỏa (TT) (độ sôi 30 °C đến 60 °C) loại bỏ lớp ether dầu hỏa, làm như vậy 2 lần, trong khoảng 2 min. Hòa tan cắn còn lại trong 2 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Sử dụng 5 g Mơ muối (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT) và sấy ở 105 °C cho đến khi xuất hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Chế biến

Diêm mai (Bạch mai): Hái quả Mơ gần chín vàng, không bị rụng, phơi héo, dùng nước rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào vại sành, muối như muối cà (không đổ nước). Được 3 ngày, 3 đêm, vớt ra, phơi khô tai tái rồi lại cho vào vại muối lần thứ 2 một ngày một đêm nữa. Sau đó lấy ra, phơi, sấy đến độ ẩm dưới 15 %, trên quả Mơ muối kết tinh thành lớp màu trắng là được.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm.

Tính vị, quy kinh

Toan, hàm, ôn. Vào các kinh can, tỳ, phế, đại trường.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hỏa tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn tính, đau bụng, hồi quyết (đau bụng do giun đũa).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 10 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác. Bạch mai có thể dùng thịt quả bỏ hạch cứng, dùng sắc thuốc thì không cần bỏ hạch cứng.

Kiêng kỵ

Bệnh cần phát tán không nên dùng.

MỘC HƯƠNG (Rễ)

Radix Saussureae lappae

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, còn gọi là Vân mộc hương, Quảng mộc hương [Saussurea lappa (DC) C. B. Clarke], họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Rễ hình trụ tròn hoặc hình chùy, dài 5 cm đến 15 cm, đường kính 0,5 cm đến 5 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu nhạt. Có vết nhăn và rãnh dọc khá rõ, đôi khi có vết tích của rễ con. Thể chất hơi cứng, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng nâu hoặc nâu xám. Mùi thơm hắc đặc biệt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm vài lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ ngoài mỏng gồm các tế bào phần nhiều hình đa giác, thành mỏng. Dải libe cấp 2 rời nhau, ngoằn ngoèo, xếp thành dãy xuyên tâm. Trong và ngoài các dải libe rải rác có các túi tiết tinh dầu. Tầng sinh libe-gỗ gồm một vòng tế bào. Gỗ cấp 2 xếp thành dãy xuyên tâm, hợp thành từng dải ứng với mỗi dải libe. Tia ruột gồm 6 đến 10 hàng tế bào thành mỏng.

Bột

Màu vàng nâu, vị cay hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu nâu vàng. Mảnh mô mềm chứa những hạt inulin màu hơi vàng. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn và mạch mạng. Sợi hợp thành từng bó hoặc đứng riêng lẻ, túi tiết tinh dầu hình tròn, chứa chất tiết màu vàng. Ngoài ra có nhiều hạt inulin hình khối, hình chuông, màu hơi vàng, có vân mờ, có kích thước khác nhau.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat (95 : 5).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 10 min, lọc. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Mộc hương (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun hỗn hợp gồm 0,5 ml anisaldehyd (TT) được trộn lần lượt với 10 ml acid acetic khan (TT), 85 ml methanol (TT) và 5 ml acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng 80 °C đến khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và có cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g bột thô dược liệu.

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 4,5 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 30,0 g bột thô dược liệu, thêm 300 ml nước, cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,4 %.

Chế biến

Đào lấy rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và thân lá còn sót lại hoặc bỏ cả vỏ ngoài (lớp bần) rồi cắt thành khúc dài 5 cm đến 15 cm, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, tân, ôn. Vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can.

Công năng, chủ trị

Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hòa vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, bột.

Kiêng kỵ

Các chứng bệnh do khí hư, huyết hư mà táo thì không dùng.

MỘC HOA TRẮNG

Cortex Holarrhenae

Mực hoa trắng, Thừng mực lá to

Vỏ cây đã phơi hoặc sấy khô của cây Mộc hoa trắng [Holarrhena pubescens (Buch. - Ham.) Wall, ex G. Don., Syn. Holarrhena antidysenteria (Roxb. ex Flem.) A. DC.], họ Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Miếng vỏ hơi cong, dài ngắn không nhất định, dày 0,2 cm đến 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu sẫm, rải rác có những đám màu trắng xám, có nhiều nốt sần nhỏ, dễ tách ra. Mặt trong nhẵn, màu vàng nhạt hay vàng nâu. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm, nhìn thấy rõ nhiều lớp chồng lên nhau. Mặt cắt có mô mềm mỏng, màu nâu đỏ thẫm, libe dày màu vàng nhạt, có nhiều lớp và lổn nhổn như có sạn. Không mùi, vị rất đắng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 hàng đến 5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ màu nâu đỏ thẫm. Lớp libe cấp 2 rất dày, trong có xen kẽ nhiều đám mô cứng xếp thành nhiều tầng có các ống nhựa mủ. Bên cạnh mỗi đám sợi có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối. Tia ruột gồm một đến hai tế bào chạy dài theo hướng xuyên tâm, thành tế bào mỏng. Trong cùng là tầng sinh libe-gỗ.

Bột

Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình đa giác thành mỏng. Mảnh bần màu nâu nhạt. Tế bào mô cứng đứng rời hay xếp thành từng đám có màu vàng nhạt, hình nhiều cạnh, thành dày, khoang rộng có ống trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật dài khoảng 40 µm, rộng khoảng 30 µm. Mảnh mạch. Hạt tinh bột hình trứng dài có rốn rõ.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc (TT), thêm 10 ml cloroform (TT), lắc đều, đậy kín, ngâm trong 12 h. Lọc, lấy dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (TT), lắc kỹ. Gạn lấy lớp acid cho vào 3 ống nghiệm:

Ống 1: Thêm 2 giọt đến 3 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Thêm 2 giọt đến 3 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 giọt đến 3 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - dung dịch amoni hydroxyd 10 % (50 : 9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac (TT), đậy kín, để yên 12 h, sau đó cho dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 20 ml cloroform (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 15 min, để nguội, lọc. Bay hơi dịch lọc trên cách thủy tới cắn. Hòa cắn trong 1 ml cloroform (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan 1 mg conessin chuẩn trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có conessin chuẩn thì dùng 5 g vỏ Mộc hoa trắng (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết conessin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu. Hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 5,5 % (Phụ lục 9.7).

Kim loại nặng

Không quá: 10 phần triệu Pb; 2 phần triệu Cd; 0,5 phần triệu Hg; 3 phần triệu As (Phụ lục 9.4.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 N (TT), để yên 1 h, sau đó trải dược liệu ở chỗ thoáng cho khô. Chiết bằng hỗn hợp dung môi ethanol - cloroform (1 : 3) trong bình Soxhlet cho đến kiệt alcaloid (kiểm tra bằng thuốc thử Mayer). Lấy dịch chiết lắc 5 lần với dung dịch acid hydrodoric 2 N (TT), mỗi lần lần lượt với 20 ml, 20 ml, 10 ml, 10 ml và 10 ml. Tập trung các dịch chiết acid và kiềm hóa từ từ bằng amoniac đậm đặc (TT) cho đến pH 9 đến 10. Chiết lại bằng cách lắc 5 lần với 20 ml, 20 ml, 10 ml, 10 ml 10 ml cloroform (TT). Trước khi chiết lần cuối cùng thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 2 N (TT) vào dịch nước. Lấy 10 ml nước cất cho vào bình gạn, rửa lần lượt từng dịch chiết cloroform, rửa như vậy 2 lần. Gộp các dịch chiết clorofomn, thêm chính xác 20 ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N (CĐ) và lắc kỹ 5 min. Chuyển dịch acid vào bình nón, rửa dịch cloroform 2 lần, mỗi lần với 10 ml nước cất và gộp các nước rửa vào dịch acid trong bình nón. Thêm 3 giọt dung dịch chỉ thị hỗn hợp (xem ghi chú) và chuẩn độ acid thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi dung dịch chuyển màu xanh nhạt.

Song song tiến hành một mẫu trắng như sau: Lấy chính xác 20 ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N (CĐ), thêm 20 ml nước và 3 giọt dung dịch chỉ thị hỗn hợp, chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi dung dịch chuyển màu xanh nhạt.

1 ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N (CĐ) tương đương với 0,017829 g alcaloid toàn phần.

Hàm lượng phần trăm (kl/kl) alcaloid toàn phần của dược liệu tính theo công thức:

trong đó:

n' là số ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) dùng cho mẫu trắng;

n là số ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) dùng cho mẫu thử;

P là khối lượng dược liệu tính bằng g (đã trừ độ ẩm).

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % alcaloid toàn phần tính theo conessin (C24H40N2) và tính theo dược liệu khô kiệt.

Ghi chú: Trộn 13 ml dung dịch xanh methylen [hòa tan 0,15 g xanh methylen (TT) trong 100 ml ethanol (TT) với dung dịch đỏ methyl (hòa tan 0,04 g đỏ methyl (TT) trong 70 ml ethanol (TT) và 25 ml nước] cho đủ 100 ml.

Chế biến

Lúc trời khô ráo, bóc lấy vỏ thân cây, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

MỘC QUA (Quả)

Fructus Chaenomelis

Quả chín đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Mộc qua [Chaenomeles speciosa (Sweet) Nakai], họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Quả thuôn dài, bổ dọc thành hai nửa đối nhau, dài 4 cm đến 9 cm, rộng 2 cm đến 5 cm, dày 1 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài màu đỏ tía hoặc nâu đỏ, có nếp nhăn sâu, không đều; mép mặt bổ cong vào phía trong, cùi quả màu nâu đỏ, phần giữa lõm xuống, màu vàng nâu. Hạt dẹt hình tam giác dài, thường rơi ra ngoài; mặt ngoài hạt nhẵn bóng. Chất cứng, mùi thơm nhẹ, vị chua, hơi chát.

Bột

Bột màu nâu tía. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì tế bào hình chữ nhật. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có tế bào mô cứng đứng riêng hay họp thành từng đám, màu vàng, hình trái xoan, thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ, lọc, được dịch lọc A dùng để làm các phản ứng sau:

Lấy 2 ml dịch lọc A, bốc hơi trên cách thủy đến cắn khô, thêm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 1 ml cloroform (TT), khuấy kỹ và lọc vào một ống nghiệm khô. Cho thận trọng dọc theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric (TT), ở giữa hai lớp dung dịch sẽ xuất hiện vòng màu đỏ tím, lớp dung dịch phía trên có màu xanh lục.

Nhỏ vài giọt dịch lọc A lên một miếng giấy lọc, để khô rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ thấy vết huỳnh quang xanh nhạt sáng.

Nhỏ chồng lên vết dịch lọc này 1 giọt đến 2 giọt dung dịch nhôm clorid 1 % trong methanol (TT), để khô rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ thấy vết huỳnh quang xanh lục sáng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - acid formic - nước (8 : 1,5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 ml dịch lọc A, cô trên cách thủy đến cắn khô, thêm vào cắn 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Dùng 1 g bột Mộc qua (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Trên một bản mỏng chấm riêng biệt 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí sau đó phun dung dịch nhôm clorid 1 % trong methanol (TT). Để khô bản mỏng và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải cho các vết cùng màu và cùng giá trị Rf so với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ acid

Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, lắc mạnh, để lắng 1 giờ, lọc lấy dịch lọc, tiến hành thử độ pH (Phụ lục 6.2), pH phải từ 3 đến 4.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % (Phụ lục 12.10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ hoặc mùa thu. Hái lấy quả màu vàng hơi xanh lục, luộc đến khi vỏ ngoài biến thành màu trắng hơi xám, vớt ra bổ đôi dọc quả và phơi khô.

Bào chế

Rửa sạch, ủ mềm hay đồ kỹ rồi thái lát mỏng và phơi khô.

Bảo quản

Nơi khô, tránh ẩm và mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Toan, ôn. Vào các kinh tỳ, vị, can, phế.

Công năng, chủ trị

Bình can dương, thư cân, hòa vị, hóa thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ6g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

MỘC TẶC

Herba Equiseti debilis

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Mộc tặc (Equisetum debileRoxb.), họ Mộc tặc (Equisetaceae).

Mô tả

Nhiều đoạn thân và cành hình ống dài 7cmđến 15cm,có khi tới 30cm,đường kính 1 mm đến2mm, màu nâu sẫm. Cành màu lục nhạt, hơi vàng hay xám tro, có nhiều rãnh dọc song song, thành nhiều đốt. Mỗi mấu mang một vòng lá nhỏ, hình sợi màu nâu, dẹt ở gốc và dính liền nhau thành một bẹ màu lục nhạt, có răng cưa nâu ôm lấy cành. Ở mỗi mấu có nhiều nhánh con mọc vòng, màu nâu. Chất giòn, dễ bẻ gãy. Mặt ngoài cành sờ ráp tay do biểu bì có chất silic. Bẻ đôi cành thấy gióng rỗng, mấu gần đặc.

Vi phẫu

Biểu bì có một lớp tế bào xếp đều đặn, tầng cutin dày. Vòng mô dày liên tục sát biểu bì, phát triển nhiều ở những chỗ lồi, tế bào thành dày đều. Mô mềm vỏ chia làm 2 phần: Phần ngoài hình nhiều cạnh, hơi kéo dài theo hướng xuyên tâm, thành mỏng, tế bào chứa nhiều lạp lục; phần trong có các bó libe-gỗ xếp theo một vòng xen kẽ với các mô khuyết. Mỗi bó libe-gỗ gồm: Vòng nội bì, libe xếp giữa 2 dãy mạch gỗ, một khuyết nhỏ sát bên trong bó libe. Khuyết trung tâm rộng, chiếm khoảng 2/3 thiết diện vi phẫu.

Bột

Màu lục nhạt, vị hơi ngọt, hơi đắng chát. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì ở phần gốc thân màu da cam, tế bào hình chữ nhật dài, thành lượn sóng đều đặn. Mảnh quản bào hình thang. Mảnh mô dày gồm những tế bào hình chữ nhật thành dày khi nhìn trên bề mặt hoặc hình gần tròn khi nhìn ở mặt bên. Mảnh biểu bì ở phần giữa thân màu lục nhạt, tế bào hình chữ nhật ngắn hoặc gần vuông. Mảnh biểu bì thân với các lỗ khí đặc biệt. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, bột Mộc tặc phát quang lấm tấm vàng.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15mlethanol70 % (TT),đun nhẹ trên cách thủy trong 5 min, thỉnh thoảng lắc, lọc, cô dịch lọc còn khoảng2 mlrồi cho vào ống nghiệm, thêm10 mlnước,lắc mạnh trong 1 min (30 lần lắc), xuất hiện bọt bền trong 30 min.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Cyclohexan -ethylacetat -acid formic (8 : 4 : 0,4).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 25mlmethanol75% và 1mlacidhydrocloric (TT),đun hồi lưu trong 1 h, lọc, cô dịch chiết đến cắn. Hòa tan cắn trong 10mlnước,chiết 2 lần vớiethylacetat (TT),mỗi lần 10ml,cô dịch chiếtethylacetat đến cắn. Hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT)để dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòatan kaempferolchuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ1mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Nếu không có kaempterol, lấy 1 g bột Mộc tặc (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và 2 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí rồi phundung dịch nhôm clorid5 % trongethanol. Quan sát ngay dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát quang cùng màu sắc và giá trị Rf với vếtkaempferoltrên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 4,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 96% (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu, cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất, phơi âm can đến khô.

Bào chế

Loại bỏ thân héo và gốc rễ còn sót lại, phun nước, ủ mềm, cắt đoạn và phơi khô.

Bảo quản

Nơi khô ráo.

Tính vị, qui kinh

Cam, vi khổ, bình. Quy vào kinh can, đởm, phế.

Công năng, chủ trị

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ6g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

MỘT DƯỢC (Gôm nhựa)

Myrrha

Chất gôm nhựa của cây Một dược[Commiphoramyrrha(Nees) Engl.] và câyBalsamodendron chrenbergianumBerg., họ Trám (Burseraceae).

Mô tả

Một dược thiên nhiên: Có dạng khối, cục, hạt không đều, cục lớn dài6 cm.Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, có khi trong mờ. Một số có khối màu nâu đen, nhiều dầu, trên phủ bụi phấn màu vàng. Chất cứng, giòn. Mặt bị vỡ không phẳng. Có mùi thơm đặc biệt. Vị đắng hơi cay. Loại có màu nâu vàng, mặt vỡ hơi trong, tinh dầu nhuận, hương thơm nồng, vị đắng, không có tạp là tốt.

Định tính

Lấy vài hạt nhỏ một dược, cho thêmdung dịch vanilin trongacidhydrocloric (TT),lắc đều, sẽ có màu đỏ thắm.

Độ ẩm

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tạp chất

Vỏ cây còn sót lại không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hoạch từ tháng 7 đến 9 là tốt nhất, khi đó lượng Một dược nhiều, phẩm chất tốt. Năm sau, từ tháng 1 đến 3 lại có thể thu hoạch được. Nhựa cây được chảy ra từ vết nứt tự nhiên của cây Một dược. Để thu hoạch được nhiều, người ta có thể khía sâu vào vỏ thân và cành to. Nhựa mới chảy ra thành giọt sền sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, dần dần biến thành khối cục cứng trong không khí, có màu vàng sẫm, nâu vàng hoặc có khi đỏ nhạt, cuối cùng là màu đỏ sẫm. Thu lấy nhựa, loại bỏ tạp chất.

Bào chế

Bột Một dược: Lấy Một dược sạch, giã vụn, sao qua với Đăng tâm thảo, tán bột mịn. Cứ 40 g Một dược dùng 1 g Đăng tâm thảo.

Bột Một dược thủy phi: Cho ít rượu vào Một dược, nghiền nát, cho nước vào thủy phi đến bột mịn, phơi khô.

Cách khác: Lấy Một dược sạch, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến mặt ngoài hơi tan, lấy ra, để nguội hoặc sao đến mặt ngoài hơi tan thì phun dấm, tiếp tục sao đến khi mặt ngoài sáng bóng, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Một dược dùng6lít dấm.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh ẩm, trong bao bì kín.

Tính vị, qui kinh

Khổ, bình. Vào các kinh can, tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh. Chủ trị: Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau, sưng đau do sang chấn, trĩ, mục trướng (đục thủy tinh thể). Dùng ngoài để thu miệng, lên da non, vết loét lâu lành.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Dùng ngoài tán bột để bôi, đắp.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, mụn nhọt đã vỡ không nên dùng.

MUỒNG TRÂU (Lá)

Folium Senna alatae

Lá chét phơi hay sấy khô của cây Muồng trâu[Senna alata(L.) Roxb. Syn.Cassia alata L.],họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Lá kép hình lông chim, dài 30cmđến 40cm,gồm8đến 12 đôi lá chét hình trứng hoặc hình bầu dục hẹp tròn ở hai đầu, lá chét dài 5cmđến 13cm,rộng 2,5cmđến 7cm,to dần về phía ngọn. Cuống ngắn hơi phình to ở gốc. Gân lá hình lông chim. Mặt trên là màu xanh đậm, mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn, hai mặt nhẵn. Mép lá nguyên.

Vi phẫu

Gân giữa của lá có mặt trên phẳng, mặt dưới lồi. Biểu bì trên và biểu bì dưới cả phần gân lá và phần phiến lá có lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn, mặt dưới lá mật độ lông dày hơn. Riêng phần phiến lá có u lồi cutin và lỗ khí ở cả hai mặt. Các tế bào mô dày góc xếp thành đám nằm sát biểu bì ở phần gân lá. Một cung libe-gỗ nằm giữa gân lá, hai đầu cung cuộn vào phía trong nhưng không giáp nhau. Libe nằm thành từng đám nhỏ liên tục, gồm những tế bào nhỏ thành nhăn nheo, xen kẽ với các đám libe là mô mềm libe gồm những tế bào to hơn, tròn, vách mồng. Gỗ tập trung thành một đám dày những tế bào có thành hóa gỗ ở vùng mặt trên cuống lá và tạo một vòng cung gồm những bó gỗ hình tam giác ở mặt dưới vùng cuống lá. Phía ngoài cung libe-gỗ có một vòng mô cứng bao quanh thành một vòng kín hình tim ở vùng gân lá, gồm những tế bào có thành dày. Phía trong cung libe-gỗ có mô mềm đặc gồm những tế bào thành mỏng hình đa giác. Tinh thể calci oxalat hình lập phương nằm trong những tế bào mômềmven theo cung mô cứng.

Phần mô mềm gồm những tế bào to, thành mỏng, vùng phiến lá có những khuyết hình xoan.

Phần phiến lá có hai lớp mô giậu, chiếm ½ bề dày của phiến lá.

Bột

Bột màu xanh, chất xốp nhẹ. Soi kính hiển vi thấy: mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới của lá có tế bào thành mỏng mang lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn, lỗ khí kiểu song bào và u lồi cutin. Mảnh biểu bì của cuống lá và gân lá có mang lông che chở đơn bào. Mảnh lông đơn bào bị gãy, mảnh mô mềm. Sợi kèm tinh thể calci oxalat hình khối lập phương riêng lẻ. Mảnh mạch điểm, mạch mạng, mạch xoắn và mạch vạch.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mldung dịchacid sulfuric25 % (TT)đun sôi trong 2 min, để nguội, lọc vào bình gạn. Cho vào dịch lọc 5mlcloroform(TT),lắc. Để lắng, gạn lấy lớpcloroform,thêm 2mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),lắc, để lắng, lớp kiềm có màuhồnghoặc đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethylacetat (5 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu đun cách thủy với 20mlethanol96 % (TT)trong 30 min, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Thêm vào cắn 10mlnước1mldung dịchacidhydrocloric 10 % (TT)đun cách thủy 30 min, để nguội sau đó lắc với 20mletherethylic(TT) 2 lần, dịchetherđược bay hơi đậm đặc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Pha dung dịch chrysophanol chuẩn 0,1 % trongethanol96 % (TT).Nếu không có chất đối chiếu, dùng 2 g bột lá Muồng trâu (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và đặt bản mỏng trên hơi amoniac. Trênsắc kýđồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc vàRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 0,7 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) cho vào bình nón 100ml.Thêm 5mlacid aceticbăng(TT). Đun hỗn hợp trong 20 min dưới ống sinh hàn ngược trong cách thủy sôi. Để nguội, thêm vào bình nón 40mletherethylic(TT) và đun hồi lưu trên cách thủy 15 min. Để nguội, lọc qua bông vào một bình gạn 250ml,rửa bông bằng 10mletherethylic (TT).Cho bông trở lại vào bình nón, lặp lại cách chiết như trên 2 lần, mỗi lần dùng 10mletherethylic (TT)và đun hồi lưu cách thủy có sinh hàn ngược được làm lạnh bằng nước đá trong 10 min. Để nguội, lọc qua bông. Tráng bình nón bằng 10mletherethylic (TT),lọc qua bông trên. Tập trung các dịch lọcetherethylic vào bình gạn trên. Thêm cẩn thận 50mldung dịch kiềm - amoniac(xem ghi chú) vào dịch chiếtetherethylic đựng trong bình gạn, lắc trong 5 min. Sau khi hỗn hợp đã phân lớp hoàn toàn, gạn lớp nước màu đỏ trong suốt vào bình định mức 250ml.Tiếp tục chiết lớpether3 lần, mỗi lần với 40mldung dịch kiềm-amoniac (TT).Tập trung các dịch chiết kiềm vào bình định mức và thêmdung dịch kiềm - amoniactới vạch.

Hút 25ml dungdịch thu được cho vào một bình nón và đun nóng 15 min trong cách thủy với ống sinh hàn ngược. Để nguội, đo mật độ quang ở bước sóng 520 nm (Phụ lục 4.1), so sánh với mẫu trắng là dung dịch kiềm - amoniac.

Nồng độ anthranoid trong dung dịch cần đo được biểu thị bằng 1,8 dihydro anthraquinon và xác định bằng đường cong chuẩn.

Xây dựng đường cong chuẩn: Pha một dãy dung dịchcobaltclorid (CoCl2.6H2O) có nồng độ từ 0,2 % đến 5 % và đo mật độ quang các dung dịch này ở bước sóng 520 nm (Phụ lục 4.1). Trên trục tung ghi mật độ quang đo được. Trên trục hoành ghi nồng độ dẫn chất anthranoid tương ứng với nồng độcobaltclorid, tính ra mg trong100 ml.

Theo quy ước, mật độ quang của dung dịchcobaltclorid 1 % bằng mật độ quang của 0,36 mg 1,8 dihydro anthraquinon trong100 mldung dịch kiềm - amoniac.

Hàm lượng phần trăm dẫn chấtanthranoidso với dược liệu tính theo công thức:

trong đó:

c là nồng độ dẫn chất anthranoid bằng mg/100mltính theo đường cong chuẩn;

a là khối lượng dược liệu (g);

h là độ ẩm dược liệu (%).

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,2 % dẫn chất anthranoid biểu thị bằng 1,8 dihydro anthraquinon tính theo dược liệu khô kiệt.

Ghi chú:Dung dịch kiềm - amoniac: Lấy 5 gnatri hydroxyd(TT) thêm 2mlamoniac(TT), thêmnướcvừa đủ100ml.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi âm can, hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh can, đại trường.

Công năng, chủ trị

Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng dược liệu đã sao khô).

Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da thần kính, ngứa lở.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 5 g (nhuận tràng), dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp, rửa sạch, giã nát lá, lấy nước cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tươi vò, chà sát vào chỗ bị hắc lào.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

NGA TRUẬT (Thân rễ)

RhizomaCurcumaezedoariae

Tam nại, Nghệ đen, Ngải tím

Thân rễ đã chế biến phơi hay sấy khô của cây Nga truật[Curcuma zedoaria(Berg.) Roscoe],họ Gừng(Zingiberaceae).

Mô tả

Thân rễ hình trứng, dài 4cmđến6 cm,đường kính 2,5cmđến 4cm,mặt ngoài màu nâu, vàng xám đến màu nâu xám, có những mấu nhô lên, hình vòng, các đốt dài khoảng 5 mm đến8mm có những vân nhăn dọc nhỏ, những vết sẹo của rễ đã loại đi và vết nhô ra của nhánh ngang. Nhìn qua kính lúp, thấy mặt ngoài thân rễ phủ những lông thô. Chất rắn như sừng, khó cắt. Mặt cắt ngang màu nâu xám, có một vòng nâu xám nhạt ở giữa, phân cách trụ dày với phần vỏ dày 2 mm đến 5 mm. Mùi thơm nhẹ, đặc biệt, vị mát lạnh, hăng, cay, đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang thân rễ: Một số lớp vỏ bao (chu bì), lớp vỏ rộng, hóa gỗ, có những bó mạch nhỏ và to nằm rải rác. Lớp tương tự nội bì, gồm các tế bào thành mỏng. Kế tiếp là một đám những bó mạch không đều, tập trung sát trung trụ gần như tạo thành vòng tròn. Trong mô mềm rải rác có những tế bào chứa tanin và những ống dầu to, dễ thấy. Tế bào mô mềm chứa đầy những hạt tinh bột đơn, hạt tinh bột có rốn dạng điểm lệch tâm.

Bột

Màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ, vị hăng, cay, đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm gồm những tế bào có thành mỏng chứa các hạt tinh bột đã bị hồ hóa. Nhiều hạt tinh bột đơn bị hồ hóa không còn nhìn rõ vân và rốn. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch. Bó sợi nhỏ.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g bột dược liệu.

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Gốc thân, vảy lá còn sót lại: Không quá 1,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không được ít hơn1,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa đông, khi phần trên mặt đất khô héo. Đào lấy thân rễ, rửa sạch, đồ chín đến thấu lõi, rồi phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, sau đó loại bỏ rễ con và tạp chất.

Bào chế

Nga truật: Lấy Nga truật khô, ngâm qua, rửa sạch, đồ mềm, thái lát mỏng, phơi hay sấy khô.

Thố Nga truật (chế dấm): Lấy lát Nga truật sạch, tẩm dấm một đêm, 600 g Nga truật, ngâm trong 160mldấm, 160mlnước, đun đến thấu lõi (cạn chất lỏng), sao đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, ôn. Vào các kinh can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

Cơ thể hư yếu sau khi sinh có tích trệ không nên dùng, muốn dùng phải phối hợp với Nhân sâm, Bạch truật.

NGẢI CỨU

Herba Artemisiae vulgaris

Ngọn thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Ngọn thân dài không quá 30cm,có khía dọc, màu vàng nâu hay nâu xám, có lông tơ. Lá mọc so le, có cuống hoặc không, thường nhăn nheo, cuộn vào nhau. Lá có nhiều dạng: Lá trên ngọn nguyên, hình mác; lá phía dưới xẻ một hoặc hai lần hình lông chim. Mặt trên lá màu xám đến xanh đen, nhẵn hay có rất ít lông tơ, mặt dưới lá màu tro trắng, có rất nhiều lông tơ trắng như mạng nhện nằm dẹp, cụm hoa đầu, gồm nhiều hoa hình ống.

Vi phẫu

Lá: Phần gân lá: Gân chính lồi lõm ở cả 2 phía trên và dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình trứng và đều mang 2 loại lông che chở đa bào: lông đa bào một dãy và lông đa bào hình chữ T (đầu lông có 1 tế bào hình thoi nằm ngang, chân lông đa bào đính vào giữa tế bào hình thoi). Sát lớp biểu bì là đám mô dày gồm 2 hàng đến 3 hàng tế bào có thành dày ở góc. Mô mềm gồm các tế bào hình gần tròn hoặc hình nhiều cạnh, thành mỏng, tương đối đều. Có 3 đến 5 bó libe-gỗ rời nhau xếp thành hình cung cân đối: bó ở giữa to nhất, các bó hai bên nhỏ dần (cấu tạo libe-gỗ chồng kép). Libe gồm những tế bào nhỏ hình đa giác xếp bao lấy gỗ, các mạch gỗ xếp thành hàng tương đối đều đặn.

Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 1 hàng tế bào có kích thước lớn hơn tế bào ở phần gân lá, mang lông che chở đa bào. Biểu bì dưới mang lỗ khí nhô hẳn ra ngoài biểu bì. Dưới lớp biểu bì trên có 1 lớp mô giậu gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với biểu bì, kế đến là mô khuyết.

Thân: Mặt cắt ngang có hình gần như đa giác do có nhiều chỗ lồi, từ ngoài vào trong có: Biểu bì gồm 1 hàng tế bào nhỏ hình trứng, mang lông che chở đa bào 1 dãy và lông đa bào hình chữ T. Đám mô dày tập trung ở các chỗ lồi. Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng xen kẽ giữa các đám mô dày. Từng đám mô cứng hình thoi (hai đầu nhỏ, ở giữa phình to) nằm úp lên phần libe của các bó libe-gỗ. Tầng phát sinh libe-gỗ và libe tạo thành vòng. Gỗ và đám mô cứng phía ngoài libe tạo thành bó tròn, tập trung nhiều ở các chỗ lồi. Mô mềm ruột cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, các tế bào phía ngoài hình tròn hay đa giác; ở giữa bị kéo dài ra, phần trung tâm các tế bào tròn và to hơn.

Bột

Lông che chở (bị gãy hoặc còn nguyên) đa bào hoặc đa bào hình chữ T (đầu đơn bào hình thoi, chân lông đa bào một dãy). Lông tiết: đầu có một tế bào, chân có 3 tế bào. Mảnh biểu bì thân gồm tế bào hình chữ nhật. Mảnh biểu bì lá gồm tế bào có thành mỏng, nhăn nheo. Lỗ khí thường tách rời khỏi biểu bì và đứng riêng lẻ. Sợi dài, thành hơi dày, đứng riêng lẻ hoặc tụ họp thành từng đám. Tế bào mô cứng hình trái xoan thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch xoắn.

Định tính

A. Lấy 5 g dược liệu đã cắt nhỏ cho vào bình nón có nút mài dung tích 50ml,thêm khoảng 30mlnước, đun sôi 3 min đến 5 min. Gạn lấy dịch chiết nước vào chén sứ, cô còn khoảng 1ml.Thêm 5mlethanol 96 %(TT), lọc qua giấy lọc được dung dịch A để làm các phản ứng sau:

Phản ứng 1: Nhỏ vào 3 lỗ của khay sứ trắng, mỗi lỗ 3 giọt dung dịch A, lần lượt làm như sau:

Lỗ 1: Thêm 1 giọtdung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), dung dịch chuyển màu xanh đen.

Lỗ 2: Thêm 1 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), xuất hiện tủa màu vàng, tủa tan trong lượng thừa thuốc thử.

Lỗ 3: Thêm 1 giọt thuốc thử Diazo (TT) và 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), xuất hiện màu đỏ tươi.

Phản ứng 2: Nhỏ 2 giọt đến 3 giọt dung dịch A lên một tờ giấy lọc, để khô. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, thấy huỳnh quang vàng lục. Tiếp xúc với hơi amoniac, xuất hiện màu vàng tươi.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (15 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 30mlethyl acetat (TT), lắc đều, ngâm trong 1 h. Gạn lấy dịch chiếtethylacetat, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol 96 % (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Ngải cứu (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 25 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun hỗn hợpdung dịch acid boric 10 % - dung dịch acid oxalic 10 % (2 : 1), sấy bản mỏngở 100 °C trong 5 min rồi quan sát bản mỏng dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 15,0% (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ thân và cành: Không quá 35,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 200mlnước, cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,25 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thường thu hái vào tháng 5 đến 6 (lúc chưa ra hoa), chặt lấy đoạn cành dài không quá 40cm,mang nhiều lá, loại bỏ tạp chất, phơi âm can hay sấy nhẹ tới khô.

Bào chế

Ngải cứu khô: Loại bỏ tạp chất và cành, rây bỏ chất vụn, thu được Ngải diệp, rửa qua nước cho mềm, thái ngắn, phơi khô.

Ngải thán (hoặc Thố Ngải thán): Chọn Ngải diệp sạch cho vào nồi sao to lửa đến khi đa phần (khoảng 7 phần 10) chuyển thành màu đen, trộn đều với dấm, sao khô hoặc lấy ra phơi ở chỗ mát 2 ngày đến 3 ngày cho khô. Cứ 100 kg lá Ngải cứu dùng 15 L dấm.

Ngải nhung dùng để (châm) cứu: Lá Ngải cứu sạch phơi khô, sao qua, để cho mềm, cho vào cối giã kỹ, khi nào mịn như nhung là được, bỏ xơ và bột vụn.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, ôn. Vào các kinh can, tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị đau do sang chấn: Lấy Ngải cứu tươi, rửa sạch, giã, đắp nơi đau với liều thích hợp.

Kiêng kỵ

Âm hư huyết nhiệt, không nên dùng.

NGHỆ (Thân rễ)

Rhizoma Curcumae longae

Khương hoàng, Uất kim

Thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi hoặc sấy khô của cây Nghệ vàng (Curcuma longa L), họ Gừng(Zingiberaceae).

Mô tả

Thân rễ hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, đôi khi phân nhánh ngắn dạng chữ Y, dài 2cmđến 5cm,đường kính 1cmđến 3cm.Mặt ngoài màu xám nâu, nhăn nheo, có những đường vòng ngang sít nhau, đôi khi còn vết tích của các nhánh và rễ. Mặt cắt ngang thấy rõ 2 vùng vỏ và trụ giữa; trụ giữa chiếm gần 2/3 đường kính. Chất chắc và nặng. Mặt bẻ bóng, có màu vàng cam. Mùi thơm hắc, vị hơi đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Tiêu bản mới cắt, chưa nhuộm tẩy thấy rõ lớp bần dày, gồm nhiều hàng tế bào dẹt, trong đó rải rác có những tế bào màu vàng hoặc xanh xám, phía ngoài rải rác còn có lông đơn bào dài. Mô mềm vỏ gồm những tế bào tròn to, thành mỏng, chứa hạt tinh bột (dược liệu đã đồ chín thì tinh bột ở trạng thái hồ) và rải rác trong mô mềm còn có tế bào tiết tinh dầu màu vàng và các bó libe-gỗ nhỏ. Nội bì và trụ bì rõ. Mô mềm ruột có cấu tạo giống mô mềm vỏ. Trong mô mềm ruột có những bó libe-gỗ rải rác nhiều hơn, một số bó tập trung sát trụ bì, gần như tạo thành một vòng tròn.

Bột

Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng chứa các hạt tinh bột. Nhiều hạt tinh bột hình trứng dài 12 µm đến 50 µm, rộng 8 µm đến 21 µm, có vân đồng tâm và rốn lệch tâm. Tế bào chứa tinh dầu và nhựa tạo thành những đám lổn nhổn màu vàng. Mảnh mạch mạng và mạch vạch.

Định tính

A. Lắc 0,5 g bột dược liệu với 3mlethanol 90 %(TT), để lắng. Nhỏ 3 đến 4 giọt dịch chiếtethanollên giấy lọc. Để khô, trên giấy lọc còn lại vết màu vàng. Tiếp tục nhỏ từng giọtdung dịch acid boric 5 % (TT)rồidung dịch acid hydrocloric loãng (TT), làm như vậy vài lần và hơ nóng nhẹ cho khô, vết vàng sẽ chuyển thành màu đỏ. Sau đó thêm 3 giọtdung dịch amoniac (TT), sẽ tiếp tục chuyển sang màu xanh đen.

B. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu có huỳnh quang màu vàng tươi.

C.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi triển khai: Cloroform - acid acetic (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào cốc thủy tinh, thêm 5mlmethanol(TT),đun tới sôi rồi để nguội, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan curcumin chuẩn trongmethanol (TT)để dung dịch có nồng độ khoảng 0,3 mg/ml. Nếu không có curcumin chuẩn, dùng 0,1 g bột Nghệ (mẫu chuẩn) chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 25 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun hỗn hợp gồm 15mldung dịch acid boric 3 % (TT) và 5mldung dịch acid oxalic 10 %(TT), đã trộn kỹ.

Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết (3 vết) cùng màu sắc và giá trịRf với 3 vết của curcumin chuẩn hoặc dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ non, xốp: Không quá 1,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 12,0 % (Phụ lục 12.10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh. Dùngethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

A. Định lượng tinh dầu (Phụ lục 12.7).

Lấy chính xác khoảng 30 g dược liệu đã tán thành bột thô vào bình cầu có dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ dùng định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 150mlnước, tiến hành cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 4,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

B. Định lượng curcuminoid:

Xác định bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến (Phụ lục 4.1).

Dung dịch chuẩn gốc: Hòa tan curcumin chuẩn trongmethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 400 µg/ml.

Lập đường chuẩn: Từ dung dịch chuẩn gốc tiến hành pha dãy dung dịch curcumin chuẩn trongmethanol (TT) có nồng độ lần lượt là 0,8; 1,6; 2,0; 2,4 và 3,2 µg/ml. Đo độ hấp thụ của các dung dịch trên tại bước sóng 420 nm, dùng mẫu trắng làmethanol (TT). Từ kết quả thu được lập đường chuẩn biểu thị sự liên quan giữa nồng độ curcumin và độ hấp thụ.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 300 mg bột thô dược liệu, cho vào bình định mức 10ml,thêmtetrahydrofuran (TT), trộn đều và pha loãng tới vạch bằng cùng dung môi. Để ở nhiệt độ phòng trong 24 h, thỉnh thoảng lắc. Để lắng, lấy chính xác 1mldịch trong ở phía trên vào bình định mức 25,0ml,thêmmethanol (TT) đến vạch, lắc đều. Pha loãng 1,0mldung dịch thu được thành 50,0mlbằngmethanol (TT) và đo độ hấp thụ của dung dịch tại bước sóng 420 nm, mẫu trắng làmethanol (TT). Dựa vào đường chuẩn đã lập ở trên và kết quả thu được, tính hàm lượng curcumin trong dung dịch thử và trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 5,0 % curcuminoid tính theo curcumin, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy thân rễ, phơi khô, cũng có thể đồ hoặc hấp trong 6 h đến 12 h rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Rửa sạch, ngâm 2 h đến 3 h, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô.

Ngâm trong đồng tiện 3 ngày 3 đêm (ngày thay đồng tiện một lần), thái lát, phơi khô, sao vàng (hành huyết).

Bảo quản

Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh bay mất tinh dầu. Cần phơi sấy luôn để tránh mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn. Vào các kinh can tỳ.

Công năng, chủ trị

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết do sang chấn; viêm loét dạ dày; vết thương lâu liền miệng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Dùng ngoài dưới dạng dịch tươi bôi vào vết thương để chóng lên da non.

Kiêng kỵ

Cơ thể suy nhược, không có ứ trệ, không nên dùng.

NGÔ CÔNG

Scolopendra

Ngô công là cơ thể khô của loài Rết(Scolopendra morsitans Linnaeus),họ Rết (Scolopendridae).

Mô tả

Cơ thể rết thường nhỏ dài 7cmđến 13cm.Thân dẹt bao gồm khoảng 20 đốt, các đốt thân gần giống nhau, mỗi đốt mang một đôi chân. Rết có một đôi râu ngắn. Đầu ngắn do 6 đến 7 đốt hợp lại. Hai bên đầu có nhiều mắt đơn. Miệng nằm giữa 2 hàm trên. Đôi chân thứ nhất biến đổi thành chân hàm có móc chứa nọc độc, hướng thẳng về phía trước. Tuyến độc nằm trong gốc háng hay sâu hơn nữa. Hai đốt cuối thường không có chân. Đôi chân cuối cùng thường dài và duỗi về phía sau. Kết cấu mỏng manh dễ gãy theo đường nứt. Mùi hơi khó chịu đặc trưng, nếm thấy có vị hăng cay, hơi mặn.

Độ ẩm

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g,100 - 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được

Không được dưới 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Rết dùng làm thuốc được bắt vào mùa xuân hoặc mùa hè, được duỗi thẳng bằng que nứa xuyên từ đầu đến đuôi đem phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ que nứa, rửa sạch sao nóng nhẹ đến khi có màu vàng, cắt thành miếng nhỏ.

Bảo quản

Nơi khô mát tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Quy vào kinh can.

Công năng, chủ trị

Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 g đến 5 g trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai.

NGÔ THÙ DU (Quả)

Fructus Evodiae rutaecarpae

Quả gần chín, phơi khô của cây Ngô thù du[Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth. hoặcEvodia rutaecarpa (Juss.)Benth. var.officinalis (Dode)HuanghoặcEvodia rutaecarpa (Juss.) Benth. var.bodinieri (Dode)Huang],họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Quả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường kính 0,2cmđến 0,5cm,mặt ngoài màu lục vàng thẫm đến màu nâu, thô, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng xuống. Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả còn sót lại cuống phù lông tơ vàng. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang quả thấy rõ 5 ô, mỗi ô chứa 1 hạt đến 2 hạt màu vàng nhạt. Mùi thơm ngát, vị cay, đắng.

Bột

Bột màu nâu. Lông che chở đa bào gồm 2 đến 6 tế bào, dài 140 µm đến 350 µm, vách ngoài có mấu bướu rõ rệt. Một số khoang tế bào chứa các chất màu vàng nâu đến đỏ nâu. Lông tiết có đầu hình bầu dục, gồm 7 đến 14 tế bào thường chứa chất tiết màu vàng và chân có 2 đến 5 tế bào. Cụm tinh thể calci oxalat hình cầu gai hoặc hình lăng trụ, đường kính 10 µm đến 25 µm. Tế bào mô cứng hình gần tròn hoặc hình chữ nhật, thành dày và có ống trao đổi rõ, đường kính 35 µm đến 70 µm, khoang rộng. Mảnh mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hình lăng trụ. Đôi khi còn thấy các mảnh vỡ màu vàng của các khoang dầu.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào ống nghiệm, thêm 10mldung dịch acid hydrocloric 1 % (TT), lắc mạnh vài phút, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 2mldịch lọc, thêm 1 giọtthuốc thử Mayer (TT), lắc đều, sẽ có tủa màu trắng ngà.

Lấy 1mldịch lọc, thêm từ từ 2mldung dịch p-dimethyl aminobenzaldehyd (TT), đun nóng trên cách thủy, giữa hai lớp dung dịch sẽ hình thành vòng nâu đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (60 °C đến 90°C) - ethyl acetat - triethylamin (7 : 3 : 0,1).

Dung dịch thử: Lấy 0,4 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol 96 % (TT), siêu âm 30 min ở nhiệt độ phòng, lọc, dịch lọc được dùng làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan riêng biệt rutaecarpin chuẩn và evodiamin chuẩn trongethanol 96 % (TT) để được dung dịch có nồng độ chất chuẩn lần lượt là 0,2 mg/ml và 1,5 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có các chất chuẩn trên, lấy 0,4 g bột Ngô thù du (mẫu chuẩn) tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với với vết rutaecarpin và evodiamin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g,100 - 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không được quá 10,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Cuống quả đã tách rời và tạp chất khác: Không quá 7,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 30,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu (Phụ lục 12.7). Dùng 100 g dược liệu. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,25 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Ngô thù du sống: Thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11, khi quả chưa nứt, cắt cành có quả, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (40°Cđến 50 °C), loại bỏ cành, cuộng, lá, cuống quả và tạp chất khác.

Ngô thù du chế: Giã hoặc tán thô Cam thảo và sắc với đồng lượng nước, lọc bỏ bã, cho Ngô thù du sống vào dụng cụ có nắp, trộn với nước sắc Cam thảo và ủ cho thấm hết, sao se, lấy ra phơi khô. Dùng 6 kg Cam thảo cho chế 100 kg Ngô thù du.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn, khổ, tiểu độc. Quy vào kinh tỳ, vị, can, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giáng nghịch, chỉ ẩu. Chủ trị: Quyết âm đầu thống, hàn sán đau bụng, hàn thấp, cước khí, thượng vị đau trướng kèm nôn, ợ chua, ngũ canh tả.

Dùng ngoài: Hòa dấm đắp huyệt dũng tuyền, chữa loét miệng lưỡi, huyễn vựng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 1,5 g đến 4,5 g, phối ngũ trong các bài thuốc.

Dùng ngoài với lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Không dùng kéo dài và cho người âm hư nội nhiệt.

NGỌC TRÚC (Thân rễ)

Rhizoma Polygonati odorati

Thân rễ đã phơi khô của cây Ngọc trúc[Polygonatum odoratum (Mill.) Druce],họ Mạch môn đông (Convallariaceae).

Mô tả

Dược liệu hình trụ tròn, hơi dẹt, ít phân nhánh, dài 4cmđến 18cm,đường kính 0,3cmđến 1,6cm.Mặt ngoài màu trắng hơi vàng hoặc hơi vàng nâu, trong mờ, có vân nhăn dọc và vòng đốt tròn hơi lồi, có vết sẹo của rễ con dạng điểm tròn, màu trắng và vết thân khí sinh dạng đĩa tròn. Chất cứng giòn hoặc hơi mềm, dễ bẻ gãy, mặt bẻ tựa như sừng. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt, nhai có cảm giác nhớt dính.

Vi phẫu

Tế bào bần, dẹt ở hai đầu, hoặc hình chữ nhật nén dẹt, thành ngoài hơi dày lên, chất như sừng. Nhiều tế bào chứa chất nhày rải rác trong mô mềm, đường kính 80 µm đến 140 µm, có chứa tinh thể calci oxalat hình kim. Rải rác có các bó mạch xếp đối xứng, một vài bó mạch gỗ bao quanh libe.

Độ ẩm

Không quá 16,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 100- 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 60mgglucose khan (mẫu chuẩn) (đã sấy khô ở 105°C đến khối lượng không đổi) cho vào bình định mức 100ml.Hòa tan trongnước và pha loãng với cùng dung môi tới vạch, lắc kỹ (1mldung dịch chứa 0,6mgglucose khan).

Xây dựng đường cong chuẩn: Lấy chính xác 1,0 ml; 1,5 ml; 2,0 ml; 2,5 ml; 3,0 mldungdịch chuẩn cho vào bình định mức 50 ml riêng biệt, thêmnước vừa đủ tới vạch, trộn kỹ. Lấy chính xác lần lượt mỗi 2 mlcủa từng dung dịch trên cho vào các ống nghiệm có nắp, thêm vào mỗi ống 1mldung dịch phenol 4 %,lắc kỹ, thêm nhanh 7,0mlacid sulfuric (TT), lắc, giữ trong cách thủyở 40 °C trong 30 min, rồi làm lạnh trong nước đá khoảng 5 min. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 490 nm (Phụ lục 4.1), dùng hỗn hợp dung môi tương ứng làm mẫu trắng. Vẽ đường cong chuẩn, lấy độ hấp thụ làm trục tung và nồng độ là trục hoành.

Tiến hành: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu thô cho vào bình cầu đáy tròn, thêm 100mlnước, đun hồi lưu 1 h, lọc qua bông lấy dịch lọc. Chiết như trên 1 lần nữa. Gộp các dịch lọc, bay hơi bớt dung môi rồi chuyển dịch chiết vào bình định mức 100ml,pha loãng với nước tới vạch, lắc kỹ. Lấy chính xác khoảng 2 ml dung dịch trên, thêm 10mlethanol 96 %(TT), quấy và ly tâm, hòa tan tủa vàonước, rồi chuyển vào bình định mức 50ml,pha loãng với cùng dung môi tới vạch. Lấy chính xác khoảng 2 ml dung dịch trên, tiến hành như đã mô tả ở phần Dung dịch chuẩn bắt đầu từ “thêm 1mldung dịch phenol 4 %".Đo độ hấp thụ, tính lượngglucose(mg) của mẫu thử từ nồng độ đọc được trên đường cong chuẩn và tính hàm lượng phần trăm polysacharid.

Hàm lượng polysacharid trong dược liệu không ít hơn 6,0 %, tính theo lượngglucose(C6H12O6), có trong dược liệu khô.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi cho mềm, đem ra lăn và phơi, cứ làm như vậy, lăn đi lăn lại rồi phơi, đến khi không còn lõi cứng, phơi khô là được hoặc đem đồ Ngọc trúc tươi, rồi vừa lăn, vừa phơi, đến khi trong mờ thì phơi khô là được.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày hoặc cắt đoạn và phơi khô.

Dạng thái phiến:Lấy dược liệu đã phơi khô, thái phiến vát dài 3cmđến 5cm,dày 2 mm đến 5 mm.

Ngọc trúc chế mật ong-.Ngọc trúc đã thái phiến đem tẩm với mật ong (tỷ lệ: 1 đến 1,5 kg mật ong/10 kg dược liệu), ủ 30 min đến 60 min, sấy se, rồi dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng, mùi thơm, sờ không dính tay là được.

Dạng chưng: Ngọc trúc rửa sạch, đồ 6 h đến 8 h, ủ 1 ngày 1 đêm; tiếp tục làm như vậy 2 đến 3 lần đến khi vị thuốc có màu đen, thái khúc dài 2cmđến 3cm.

Ngọc trúc chế rượu:Ngọc trúc rửa sạch, ủ mềm, đồ 8 h cho mềm, thái khúc, thêm rượu (tỷ lệ: 1,5 kg rượu/10 kg Ngọc trúc), chưng 4 h. Đựng dược liệu vào dụng cụ bằng đồng hoặc bằng nhôm.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc, sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tinh mát. Vào các kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân, chỉ khát. Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều chóng đói.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp không nên dùng.

NGŨ BỘI TỬ

Galla chinensis

Tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử[Melaphis chinensis (Bell.) Baker =Schlechtendalia chinensis Bell.], ký sinh trên cây Muối, tức cây Diêm phu mộc(Rhus chinensis Muell.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).

Mô tả

Túi hình trứng (Đỗ bội) hoặc hình củ ấu (Giác bội), phân nhánh nhiều hay ít, nguyên hoặc vỡ đôi, vỡ ba.

Đỗ bội: Hình trứng, hoặc hình thoi, dạng nang, dài 2,5cmđến 9cm,đường kính 1,5cmđến 4cm.Mặt ngoài màu nâu xám, hơi có lông tơ mềm. Chất cứng giòn, dễ vỡ vụn. Mặt gãy có dạng chất sừng, sáng bóng, dày 0,2cmđến 0,3cm;mặt trong phẳng, trơn, khoang rỗng có chứa xác chết của ấu trùng, màu nâu đen, và chất bột bài tiết ra, màu xám. Mùi đặc biệt, vị se.

Giác bội: hình củ ấu, phân nhánh, không đều, dạng sừng, mặt ngoài có lông tơ mềm rõ rệt, vách tổ tương đối mỏng.

Vi phẫu

Biểu bì có nhiều lông che chở, thành dày. Mô mềm chứa hạt tinh bột nhỏ và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Bó libe-gỗ rải rác, đôi khi có ống nhựa đi kèm.

Bột

Màu vàng nâu, vị chát. Soi kính hiển vi thấy lông che chở cấu tạo bởi 1 đến 2 tế bào, dài 70 µm đến 350 µm. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột, đường kính 10 µm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính khoảng 25 µm; ống nhựa ít gặp. Mảnh mạch xoắn.

Định tính

A. Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 4mlnước, đun nóng nhẹ, lọc. Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọtdung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), sẽ có tủa đen lơ.

Lấy 1mldịch lọc trên, thêm 2 giọtdung dịch kali stibi tartrat (TT), sẽ có tủa trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - acid formic (5 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô, thêm 2mlmethanol (TT), siêu âm 15 min. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòatan acidgalic trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml hoặc dùng 0,5 g Ngũ bội tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch thử trên. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với vết củaacidgalic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol - dung dịch acid phosphoric 0,1 % (15 : 85), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) cho vào bình nón nút mài khô, thêm chính xác 50mldung dịch acid hydrocloric 4 M (TT), cân xác định khối lượng, đun trên cách thủy trong 3,5 giờ (để thủy phân), để nguội, cân lại và thêmdung dịch acid hydrocloric 4 M (TT)để được khối lượng ban đầu. Trộn đều, lọc. Lấy chính xác 1mldịch lọc cho vào bình định mức 100ml,pha loãng vớimethanol50 % (TT)tới vừa đủ thể tích, trộn đều.

Dung dịch đối chiếu:Hòatan acidgalic trongmethanol50 % (TT)để được dung dịch có nồng độ đã biết khoảng 0,04 mg/ml và trộn đều.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 273 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min đến 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩnacidgalic phải không được dưới 3000.

Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C7H6O5 củaacidgalic chuẩn, tính hàm lượngacidgalic trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không được ít hơn 50,0 %acidgalic (C7H6O5) được tạo ra khi thủy phân, tính theo dược liệu khô kiệt.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C,5 h).

Tro toàn phần

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Mảnh lá, mẩu cành: không quá 0,5 %.

Tỷ lệ vụn nát(Phụ lục 12.12)

Vỡ đôi, vỡ ba: Không quá 50 %.

Mảnh dưới 2 mm: Không quá 5 %.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, lấy về, luộc qua hoặc đồ cho đến khi mặt ngoài có màu tro, diệt chết nhộng sâu, lấy ra, phơi hoặc sấy khô. Dựa vào hình dạng bên ngoài mà chia ra Đỗ bội hay Giác bội.

Bào chế

Đập vỡ Ngũ bội tử, loại bỏ tạp chất, đem dùng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh dập vỡ vụn nát.

Tính vị, quy kinh

Toan, sáp, hàm, bình. Vào các kinh phế, đại tràng, thận.

Công năng, chủ trị

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máu, ngoại thương xuất huyết, nhọt độc, sang độc, ngoài da loét do thấp, phế hư ho lâu ngày, phế nhiệt ho có đờm.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.

NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM (Vỏ thân, vỏ cành)

Cortex Schefflerae heptaphyllae

Vỏ thân và vỏ cành đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim[Schefflera heptaphylia (L.)Frodin],họ Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Mảnh vỏ hơi cong kiểu hình máng, dài 20cmđến 50cm,rộng 3cmđến 10cm,dày khoảng 0,3cmđến 1cm.Dược liệu đã được cạo lớp bần, có màu nâu nhạt, lốm đốm vết xám trắng nhạt. Mặt cắt ngang gồm lớp ngoài lổn nhổn như có sạn, lớp trong có sợi xốp và dễ tách dọc. Vỏ nhẹ và giòn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Lớp bần còn sót lại gồm khoảng 10 hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang, thành hơi dày, xếp chồng lên nhau thành dãy xuyên tâm đều đặn.

Tầng sinh bần-lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nằm ngang, xếp đều đặn. Tế bào mô cứng thành rất dày, hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, nằm ngang, khoang hẹp, xếp thành vòng liên tục sát tầng sinh bần - lục bì.

Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng, hẹp và kéo dài theo hướng tiếp tuyến, trong mô mềm vỏ có các ống tiết rải rác. Vòng libe cấp 2 dày chiếm 2/3 chiều dày vỏ thân, tế bào libe thành mỏng. Sợi libe xếp thành đám, xen kẽ thành nhiều tầng trong libe. Tế bào sợi tròn thành dày. Cạnh đám sợi có tinh thể calci oxalat, tia tủy hẹp gồm 3 dãy tế bào đi xuyên qua vùng libe cấp 2, theo hướng xuyên tâm.

Bột

Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình nhiều cạnh màu vàng nhạt, thành rất dày, có ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hay tụ họp thành từng đám. Sợi thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh bần gồm tế bào chữ nhật, xếp đều đặn, thành dày. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng. Tinh thể calci oxalat hình chữ nhật, hình lập phương, rộng khoảng 40 µm. Hạt tinh bột nhỏ, đường kính 4µm,đôi khi tới 16 µm.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 20mlethanol 96 %(TT), đun sôi, lắc, để nguội rồi lọc. Lấy 1ml dịchlọc, cho vào ống nghiệm, thêm 5 giọtanhydric acetic (TT), thêm từ từ theo thành ống nghiệm 0,5mlacid sulfuric (TT). Lớp phân cách giữa hai dung dịch có vòng màu đỏ nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Hệ dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (65 : 35 : 10), lắc đều, lấy lớp dưới.

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g dược liệu đã được xay nhỏ, thêm 25mlhỗn hợpmethanol nước (tỷ lệ 4 : 1), đun sôi hồi lưu trên cách thủy trong 30 min, lọc, cô dịch lọc trên cách thủy đến cắn khô. Hòa cắn trong 2mlmethanol (TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Ngũ gia bì chân chim (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phundung dịch vanilin 1 %trong acid phosphoric 50 %(TT). Sấy bản mỏng ở 120°C trong 5 min. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 4,5 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Vỏ thân, vỏ cành thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu; lúc trời khô ráo, bóc lấy vỏ cây theo kích thước quy định, rửa sạch, bỏ lõi, cạo bỏ lớp bần ở ngoài, phơi trong bóng râm, ủ với lá chuối 7 ngày (thỉnh thoảng đảo cho đều, để nổi mùi hương) rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ (50°C đến60 °C) cho khô.

Bào chế

Vỏ rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn, đồ mềm, thái miếng phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, sáp, lương. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 20 g vỏ khô, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

NGŨ GIA BÌ GAI (Vỏ rễ, vỏ thân)

Cortex Acanthopanacis trifoliati

Vỏ rễ và vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì gai[Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.], họ Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Mảnh vỏ cuộn hình lòng máng, dài 10cmđến 20cm,chiều rộng 0,5cmđến 1cm,dày khoảng 1 mm đến 3 mm. Mặt ngoài có lớp bần mỏng, màu vàng nâu nhạt có một số đoạn rách nứt, để lộ lớp trong màu nâu thẫm. Mặt cắt ngang lởm chởm. Chất nhẹ, giòn, hơi xốp. Mùi thơm nhẹ.

Vi phẫu

Lớp bần gồm một số hàng tế bào hình chữ nhật, xếp chồng lên nhau thành dãy xuyên tâm đều đặn. Tầng phát sinh bần lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, hình dạng méo mó. Trong mô mềm vỏ rải rác có ống tiết và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Sợi mô cứng xếp thành từng đám rải rác theo một vòng không liên tục giữa ranh giới mô mềm và libe. Vùng libe dày có các tia tủy xuyên tâm. Tầng sinh libe-gỗ.

Bột

Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình nhiều cạnh màu vàng nhạt, thành rất dày, ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hoặc tụ lại từng đám. Sợi thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh bần với tế bào hình nhiều cạnh, thành dày, màu vàng nhạt. Tế bào mô mềm hình nhiều cạnh, thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột nhỏ hình nhiều cạnh, đơn hoặc kép. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, có đường kính 12 µm đến 40 µm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n - Butanol - ethanol - dung dịch amoniac (7 : 2 : 5).

[Pha dung dịch amoniac: Trộn 1 thể tíchamoniac đậm đặc (TT) với 3 thể tíchnước].

Dung dịch thử: Ngâm 0,5 g bột dược liệu với 5mlethanol 80 % (TT), đun trong cách thủy khoảng 15 min, lọc lấy phần dịch trong.

Dung dịch đối chiếu: Hòatanacid oleanolic trongcloroform (TT) để được dung dịch chứa 0,5 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl dung dịch thử và 10 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch vanilin 1 % (TT) trong hỗn hợp cùng thể tíchmethanol (TT) acid phosphoric (TT). Sấy bản mỏng ở 120°Ckhoảng 5 min, xuất hiện 3 vết màu tím trong đó có 1 vết cùng màu và cùng Rf với vết củaacid oleanolic.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tro toàn phần

Không quá 6,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vỏ rễ, vỏ thân vào mùa hạ, mùa thu. Ủ cho thơm, phơi trong bóng râm, chỗ thoáng gió hoặc sấy nhẹ ở 50°C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Khu phong, chỉ thống, dưỡng huyết. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

NGŨ VỊ TỬ

Fructus Schisandrae

Quả chín phơi hoặc sấy khô của cây Ngũ vị bắc[Schisandra chinensis (Turcz.) Baill],họ Ngũ vị (Schisandraceae).

Mô tả

Quả hình cầu không đều hoặc hình cầu dẹt, đường kính 5 mm đến 8 mm. Mặt ngoài màu đỏ, đỏ tía hoặc đỏ thẫm, nhăn nheo, có dầu, thịt quả mềm. Có trường hợp mặt ngoài màu đỏ đen hoặc phủ lớp phấn trắng. Có 1 hạt đến 2 hạt hình thận, mặt ngoài màu vàng nâu, sáng bóng. Vỏ hạt mỏng, giòn. Thịt quả mùi nhẹ, vị chua. Sau khi đập vỡ, hạt có mùi thơm. Vị cay, hơi đắng.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm một hàng tế bào hình vuông hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, bên ngoài phủ lớp cutin, rải rác có tế bào dầu.

Vỏ quả giữa có 10 hàng tế bào mô mềm hoặc hơn, chứa hạt tinh bột, rải rác có những bó mạch chồng chất, nhỏ.

Vỏ quả trong gồm 1 hàng tế bào mô mềm hình vuông nhỏ.

Lớp ngoài của vỏ hạt có 1 hàng tế bào mô cứng, gồm các tế bào xếp xuyên tâm kéo dài, thành dày, có các lỗ nhỏ dày đặc và các ống. Ngay bên dưới lớp ngoài của vỏ hạt có vài hàng tế bào mô cứng gồm các tế bào hình gần tròn, hình tam giác, hoặc hình đa giác có lỗ lớn hơn. Bên dưới lớp tế bào mô cứng có vài hàng tế bào mô mềm.

Phần sống noãn của hạt có các bó mạch; có một hàng tế bào hình chữ nhật chứa các giọt dầu màu vàng nâu, dưới nữa là 3 hàng đến 5 hàng tế bào nhỏ.

Tế bào vỏ trong của hạt nhỏ, thành hơi dày, xếp thành hàng. Tế bào nội nhũ chứa giọt dầu béo và hạt aleuron.

Bột

Màu tía thẫm, tế bào mô cứng của vỏ hạt có hình đa giác hoặc đa giác kéo dài khi nhìn trên bề mặt, đường kính 18 µm đến 50µm,thành dày với các ống lỗ nhỏ, sít nhau; các khoang chứa chất dầu màu nâu sẫm. Tế bào mô cứng của lớp trong vỏ hạt có hình đa giác, hình tròn hoặc các dạng hình không đều, đường kính tới 83 µm, thành hơi dày với lỗ to. Tế bào vỏ quả ngoài hình đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành tế bào phía ngoài lồi lên tạo thành dạng chuỗi hạt, phủ lớp vân cutin; rải rác có tế bào dầu. Tế bào vỏ quả giữa nhăn nheo, chứa chất màu nâu và hạt tinh bột.

Định tính

A. Lấy 1 g dược liệu thô, cho vào ống nghiệm, thêm 10mlnước, ngâm 10 min, thỉnh thoảng lắc đều, lọc. Cô bốc hơi dịch lọc đến còn 2mlđến 3ml,cho thêm 10mlđến 15mlethanol 96 % (TT), lắc mạnh trong 5 min, lọc. Bốc hơi hếtethanol,thêm nước đến 10ml,thêm 1 ít bột than hoạt, lắc đều, lọc. Lấy 2mldịch lọc, trung hòa bằngdung dịch natri hydroxyd 5 % (TT), thêm 1 giọtdung dịch đồng sulfat (TT), đun sôi, lọc, thêm 1 giọtdung dịch kali permanganat (TT), màu tím biến mất, xuất hiện kết tủa trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Lấy lớp trên của hỗn hợp ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) - ethyl format - acid formic (15 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 20mlcloroform (TT). Đun hồi lưu cách thủy khoảng 30 min, lọc, bốc hơi dịch lọc tới cắn. Hòa tan cắn trong 1mlcloroform (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan deoxyschisandrin chuẩn trongcloroform (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 %. Nếu không có chất đối chiếu thì dùng 1 g Ngũ vị tử (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5µlmỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết huỳnh quang có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỉ lệ vụn nát

Quả có đường kính dưới 0,5cm:Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 19,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 96% (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy quả chín, phơi khô hoặc sau khi đồ chín, phơi khô, loại bỏ cuộng và tạp chất.

Bào chế

Ngũ vị tử sống: Loại bỏ tạp chất, giã vụn khi dùng.

Thố Ngũ vị tử (chế dấm): Lấy Ngũ vị tử trộn với một lượng đủ dấm, cho vào coóng kín, đồ đến có màu đen, lấy ra, phơi hay sấy khô, khi dùng giã dập. Cứ 100 kg Ngũ vị tử bắc cần 20 lít dấm, nếu cần pha loãng thêm. Sau khi chế mặt ngoài ngũ vị tử có màu đen, nhuận do có tinh dầu, hơi sáng bóng, thịt quả mềm, dính. Mặt ngoài vỏ quả trong có màu nâu đỏ, sáng bóng. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc.

Tính vị, qui kinh

Toan, hàm, ôn. Quy vào kinh phế, thận.

Công năng, chủ trị

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài, tự hãn, đạo hãn, tân dịch hao tổn, háo khát, mạch hư, nội nhiệt, tiêu khát, đánh trống ngực và mất ngủ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 1,5 g đến 6 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Đang cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban.

NGƯU BÀNG (Quả)

Fructus Arctii lappae

Ngưu bàng tử

Quả chín phơi khô của cây Ngưu bàng (Arctium lappa L), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Quả hình trứng ngược dài, hơi dẹt, hơi cong, dài 5 mm đến 7 mm, rộng 2 mm đến 3 mm. Mặt ngoài màu nâu hơi xám, có đốm màu đen, có vài gân dọc, thường có 1 đến 2 gân giữa tương đối rõ. Đỉnh tròn tù, hơi rộng, có vòng tròn ở đỉnh và vết vòi nhụy nhọn còn sót lại ở chính giữa. Đáy quả hơi hẹp lại. Vỏ quả tương đối cứng, khi nứt ra, trong có một hạt. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng hơi vàng, có dầu. Không mùi, vị đắng, hơi cay và tê lưỡi.

Bột

Màu nâu hơi xanh lục; tế bào đá của vỏ quả trong hơi dẹt, hình thoi thon nhỏ dần, hình bầu dục dài hoặc hình trứng thon dần khi nhìn trên bề mặt. Nhìn từ phía bên, tế bào đá có hình gần chữ nhật hoặc thon dài, hơi cong, dài 70 µm đến 224 µm, rộng 13µmđến 70µm;thành tế bào dày tới 20 µm, hóa gỗ, có các lỗ trao đổi. Nhìn trên mặt cắt ngang, tế bào vân lưới của vỏ quả giữa có hình đa giác, thành tế bào nhiều lớp chồng chất uốn lượn có chỗ dày lên. Nhìn trên mặt cắt dọc, thấy tế bào thon dài, thành tế bào có vân nhỏ, dày đặc, đan chéo. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ có đường kính 3 µm đến 9 µm, có nhiều trong tế bào mô mềm màu vàng của vỏ quả giữa, đường viền của các tế bào đá nhìn không rõ. Các tế bào lá mầm chứa đầy hạt aleuron, một số tế bào chứa những cụm tinh thể calci oxalat và những giọt dầu nhỏ.

Định tính

A. Quan sát bột dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) thấy có huỳnh quang màu lục.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (40 : 8 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol 95 % (TT), chiết siêu âm 30 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới cắn, hòa cắn trong 2mlmethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột Ngưu bàng (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng đến khi hiện rõ vết. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có màu sắc và giá trị Rf giống các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 14,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Dùng 2,5 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10), dùngethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy chùm quả chín, phơi khô, đập nhẹ lấy quả, loại bỏ tạp chất rồi lại phơi khô.

Bào chế

Ngưu bàng tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng đập thành từng mảnh.

Ngưu bàng tử sao: Cho Ngưu bàng tử sạch vào nồi, sao nhỏ lửa đến khi hơi phồng lên, hơi có mùi thơm. Khi dùng giã nát.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, hàn. Vào các kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Giải biểu nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thông lợi hầu họng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

NGƯU TẤT (Rễ)

Radix Achyranthis bidentatae

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), họ Rau giền (Amaranthaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, dài 20cmđến 30cm,đường kính 0,5cmđến 1,0cm.Đầu trên mang vết tích của gốc thân, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng nâu, có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ và vết tích của rễ con.

Vi phẫu

Mặt cắt rễ gần tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm các tế bào nhỏ, dẹt, xếp thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, phần ngoài có nhiều chỗ bị bong ra. Mô mềm vỏ cấu tạo từ những tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng, xếp lộn xộn. Libe-gỗ xếp thành từng bó, mỗi bó có libe phía ngoài, mạch gỗ ở phía trong. Các bó libe-gỗ xếp rải rác thành bốn vòng đồng tâm, ở tâm các bó libe-gỗ có hình tam giác cân xếp sát nhau tạo thành những hình quạt.

Bột

Bột màu nâu nhạt, mùi hơi hắc, vị ngọt sau đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần, mảnh mô mềm thành mỏng, nhiều mảnh mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước 30 µm đến 40 µm và những mảnh vỡ hình khối của các tinh thể này.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 50mldung dịch natri clorid 1 % (TT), đun sôi nhẹ, lọc, cho dịch lọc vào ống nghiệm, lắc, xuất hiện nhiều bọt bền vững(saponin).

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (40 : 1).

Dung dịch thử: Cân 2 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol (TT), đun cách thủy hồi lưu trong 40 min, rồi để yên. Lấy 10mldung dịch ở phía trên, thêm 10mlacid hydrocloric (TT), đun hồi lưu trong 1 h, cô dịch chiết còn khoảng 5ml,rồi thêm 5mlnước, chiết với 20mlcloroform (TT). Bốc hơi dịch chiếtcloroformtới cắn, hòa cắn trong 2mlethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịchacidoleanolic chuẩn 0,1 % trongethanol (TT). Nếu không cóacidoleanolic chuẩn có thể dùng 2 g bột rễ Ngưu tất (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch đối chiếu và 10 µl đến 20 µl dung dịch thử. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ngoài không khí rồi phun thuốc thử hiện màu làdung dịch acid phosphomolypdic 5 % trong ethanol (TT)và sấy ở 120°C trong 5 min. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu và giá trịRf với vết củaacidoleanolic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng Ngưu tất chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trịRf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước - acid formic (7 : 3 : 0,5 : 0,05).

Dung dịch thử: Cân 4 g bột dược liệu, thêm 50mlmethanol 80 %(TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 3 h, để nguội, lọc, cất thu hồi dung môi và cô dịch lọc tới cắn, hòa cắn trong 15mlnước và chuyển dung dịch thu được vào cột (đường kính trong 1,5cm,dài 15cm)đã được nhồi nhựa macroporous D101, rửa giải lần lượt bằng 100mlnước, 100mlethanol 20 % (TT), 100mlethanol 80 % (TT). Bỏ dịch rửa nước vàethanol20 %, thu lấy dịch rửaethanol80 % và bay hơi đến cắn khô. Hòa tan cắn trong 1mlmethanol 80 %(TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan riêng biệt β-ecdysteron và ginsenosid Ro chuẩn trongmethanol (TT) để được hai dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml. Nếu không có các chất chuẩn trên, dùng 4 g bột rễ Ngưu tất (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phundung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric (TT) và sấy ở 105°C trong đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỉ lệ gốc thân còn sót lại: Không quá 1,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Kim loại nặng

Không quá 3 phần triệu Pb; 0,8 phần triệu Cd; 1 phần triệu Hg, 2,0 phần triệuAs(Phụ lục 9.4.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 6,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngn-butanol đã bão hòa nước (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa đông, khi thân và lá khô héo, đào lấy rễ, chọn loại rễ to, cắt bỏ rễ con, loại bỏ đất, buộc thành bó nhỏ, phơi đến khi héo, khô nhăn, xông lưu huỳnh 2 lần cho mềm. Cắt bằng phần đầu, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh ẩm và mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, toan, bình. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xương; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, băng huyết không dùng.

NHA ĐẢM TỬ

FructusBruceaejavanicae

Xoan rừng, Sầu đâu cứt chuột

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Sầu đâu cứt chuột[Brucea javanica (L.) Merr.], họ Thanh thất (Simarubaceae).

Mô tả

Quả nhỏ hình trứng hay trái xoan, dài 6 mm đến 10 mm, đường kính 4 mm đến 7 mm. Mặt ngoài màu đen hoặc nâu. Trên mặt vỏ quả có những nếp nhăn hình mạng với các ô có hình đa giác không đều, cả hai mặt đều có gân rõ, đỉnh quả nhọn, đáy có vết cuống quả, vỏ cứng và giòn. Hạt hình trứng, dài 5 mm đến 6 mm, đường kính 3 mm đến 5 mm, mặt ngoài màu trắng hoặc trắng ngà, có vân lưới, vỏ hạt cứng mỏng, mặt trong vỏ hạt màu vàng, nhẵn bóng, nhân hạt (gồm nội nhũ và cây mầm) màu trắng kem, có dầu. Không mùi, vị rất đắng.

Vi phẫu

Ngoài cùng là lớp biểu bì dày, tiếp theo là mô mềm của vỏ quả giữa gồm một số hàng tế bào dẹt hình đa giác, trong có các mạch gỗ. Vòng mô cứng được tạo bởi các tế bào đa giác đều đặn, có thành dày. Trong cùng là mô mềm của nội nhũ, gồm các tế bào đa giác hoặc hơi tròn.

Bột

Bột vỏ quả: Màu nâu, tế bào biểu bì hình đa giác, chứa chất màu nâu, tế bào mô mềm hình đa giác, chứa cụm tinh thể calci oxalat hình lăng trụ đường kính tới 30 µm. Tế bào đá hình tròn hoặc hình đa giác, đường kính 14 µm đến 38 µm.

Bột hạt: Màu trắng ngà, tế bào vỏ hạt cứng hình đa giác, hơi kéo dài. Tế bào nội nhũ và lá mầm chứa hạt aleuron.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15mldung dịch natri clorid 1 % (TT), đun sôi nhẹ, lắc, lọc. Dịch lọc cho vào ống nghiệm, lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 15 s, xuất hiện bọt bền ít nhất trong 60 min, cột bọt không được dưới 1cm.

B. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 2mlcloroform (TT), lắc đều, để yên 2 min, lọc, cô dịch lọc tới cắn, hòa cắn vào 1mlanhydrid acetic (TT)rồi cho vào ống nghiệm, cẩn thận thêm từ từ dọc theo thành ống 0,5mlacid sulfuric (TT). Mặt ngăn cách giữa hai lớp sẽ có màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu xanh rêu.

C. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 2mlamoniac đậm đặc (TT), trộn cho thấm đều, để yên 15 min, thêm 15mlcloroform (TT), lắc, đun hồi lưu trên bếp cách thủy 15 min, lọc. Cho dịch lọc vào bình gạn, thêm 10mldung dịch acid sulfuric 2 %(TT), lắc trong 1 min, để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy phầnacid,lọc trong để làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch chiếtacid,thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT), dung dịch đục sau 5 min.

Lấy 1mldịch chiếtacid,thêm 6 giọtthuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa màu nâu (sau khoảng 5 min).

Độ ẩm

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ quả có màu nâu nhạt: Không quá 50,0 %.

Tỷ lệ quả non lép: Không quá 5,0 %.

Cành, cuống quả: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không được quá 6,5 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 16,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 96%làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ vỏ cứng và các tạp chất, tách lấy hạt.

Bảo quản

Nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Khổ, hàn, hơi độc. Quy vào kinh đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amip, sốt rét. Dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,5 g đến 2 g, dùng dạng nang hoặc bọc trong Long nhãn để nuốt, có thể ép bớt dầu để tránh bị nôn. Dùng ngoài với lượng thích hợp, giã nát hoặc ép lấy dầu bôi.

Kiêng kỵ

Không dùng quá liều và kéo dài vì có thể gây đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, kém ăn, người mệt, không dùng cho người suy nhược, tỳ vị hư hàn.

NHÀU (Quả)

Fructus Morindae citrifoliae

Quả già hay quả chín, tươi hoặc khô của cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Quả tụ do nhiều quả đơn dính sát nhau tạo thành. Quả có hình bầu dục hơi thuôn dài, kích thước dài 4cmđến 8cm,rộng 2,5cmđến 5cm;cuống dài khoảng 0,5cmđến 1cm,dễ rụng khi chín. Quả già màu xanh lục, thể chất cứng chắc, mặt ngoài sần sùi có nhiều mắt hình đa giác, mỗi “mắt” là một quả đơn gồm có lớp cơm mềm bao quanh một hạt hình trứng. Khi chín, quả có màu trắng hoặc vàng nhạt, thể chất mềm, dễ rã ra, mùi khai. Mặt cắt ngang có màu trắng, mọng nước, gồm nhiều ô đính quanh một giá ở trung tâm, mỗi ô chứa một hạt; để lâu ngoài không khí chuyển thành màu nâu đen.

Lát cắt khô có hình gần như tròn hay bầu dục, màu nâu đen, thể chất dai, cứng, khó bẻ. Hạt hình trứng, dài khoảng 0,5cmđến 1cm,vỏ ngoài màu nâu bóng, nhân hạt màu trắng, có chứa nhiều dầu béo.

Vi phẫu

Thịt quả: Ngoài cùng là biểu bì có mang lỗ khí, kế đến là lớp mô mềm gồm các tế bào đa giác hơi tròn, thành mỏng, rải rác có tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim tụ thành bó. Thỉnh thoảng có bó mạch bị cắt ngang hoặc cắt dọc hay xéo. Hạt bị cắt ngang cho thấy lớp vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật xếp đứng sát nhau như mô giậu; kế đến là phôi nhũ gồm các tế bào hình đa giác, bên trong chứa rất nhiều giọt dầu béo.

Bột

Bột quả có màu xám đen (quả già) hoặc màu nâu đen (quả chín), không có xơ, mùi hăng, vị the.

Mảnh vỏ quả ngoài có mang lỗ khí; mảnh mô mềm của vỏ quả giữa thường có chứa tinh thể calci oxalat hình kim; tinh thể calci oxalat hình kim rời hay tụ thành bó rất nhiều; giọt dầu béo tròn, chiết quang; mảnh mạch vạch, mạch điểm rất ít; mảnh vỏ hạt gồm các tế bào có dạng giống sợi dài xếp song song, dính thành đám nhiều hay ít; mảnh phôi nhũ gồm tế bào hình đa giác chứa nhiều giọt dầu béo.

Định tính

A. Dùng phần dịch lọc còn lại trong phần xác định hàm lượng chất chiết được để làm phản ứng định tính.

Nhỏ vài giọt dịch lọc lên giấy lọc, để khô, nhỏ tiếp vài giọt dịch lọc, để khô. Soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, vết dịch lọc có phát quang màu xanh dương.

Lấy khoảng 2mldịch lọc cho vào ống nghiệm, cô cách thủy còn khoảng 1ml,thêm vài giọtdung dịch natri hydroxyd 10 %(TT), xuất hiện màu đỏ nâu.

Lấy 2mldịch lọc, thêm khoảng 2mlacid hydrocloric (TT)nhẹ nhàng trên thành ống nghiệm để tạo thành hai lớp. Nhúng ống nghiệm vào nước nóng hơn 95°C khoảng 30 s, xuất hiện vòng màu xanh lá ở mặt phân cách, loang dần lên lớp trên.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G60F254.

Dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat - acid formic (80 : 19 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu khô, thêm 30mlethanol 96 %(TT) hoặc 20 g dược liệu tươi đã nghiền nhỏ, thêm 80mlethanol 96 %.(TT). Đun hồi lưu cách thủy trong 10 min. Lọc lấy dịch lọc. Cô cách thủy đến cắn, hòa cắn trongbenzen (TT) để được khoảng 1mldung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 3 g bột quả Nhàu khô (mẫu chuẩn), thêm 20mlethanol 96 %(TT) hoặc lấy 20 g quả nhàu tươi (mẫu chuẩn) đã nghiền nhỏ, thêm 80mlethanol 96 %(TT). Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10cm,lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏngdung dịch vanilin -acid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 100°C đến105 °C trong khoảng 5 min.

Trên sắc đồ của dung dịch thử phải có nhiều hơn 5 vết màu tím hay xanh tím, trong đó có hai vết khá to, màu tím đậm có giá trị Rf ứng với khoảng 0,4 ± 0,05; 0,8 ± 0,05 và phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ hạt: Không quá 30,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Sử dụngethanol 96 %(TT)làm dung môi. Dùng 5 g dược liệu; sấy cắn ở 100 °C đến khối lượng không đổi.

Chế biến

Thu hoạch quả quanh năm, khi quả già hoặc sắp chín, rửa sạch, cắt thành từng khoanh tròn dầy khoảng 3 mm đến 5 mm, phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín.

Tính vị, quy kinh

Vị chát. Vào kinh thận, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Chủ trị: Táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Liều lượng, cách dùng

Ngày dùng từ 12 g đến 16 g, dạng thuốc sắc (chữa cao huyết áp), hoặc ngâm rượu.

NHÀU (Rễ)

Radix Morindae citrifoliae

Rễ cắt ngắn hoặc thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nhàu (Morinda citrifolia L), họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Dược liệu là từng đoạn rễ dài ngắn, to nhỏ không đều. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt có nhiều nếp nhăn dọc và lớp bần bong ra. Mặt bẻ lởm chởm không đều, mặt cắt ngang có màu vàng. Cũng có thể là phiến mỏng màu vàng sẫm.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang rễ hình tròn, từ ngoài vào trong có: lớp bần gồm 2 đến 3 hàng tế bào hình chữ nhật xếp thành dãy đồng tâm. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng hình nhiều cạnh không đều. Trong mô mềm có tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim và có những đám sợi. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh libe-gỗ, mạch gỗ nằm rải rác trong mô gỗ.

Bột

Bột có màu vàng sẫm. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: mảnh bần, hạt tinh bột đứng riêng lẻ, có hạt kép đôi, kép ba. Sợi đứng riêng lẻ hay tụ lại thành bó. Tinh thể calci oxalat hình kim. Mảnh mạch điểm, mạch mạng.

Định tính

A. Lấy 0,2 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10mlcloroform (TT), lắc mạnh trong 2 min, lọc vào bình gạn nhỏ, thêm 5mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), lắc đều, để yên, lớp dung dịch kiềm phía trên có màu tím đỏ.

B. Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu cho vào một chén sứ, hơ nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn và đảo đều cho bay hết hơi nước. Sau đó đậy lên chén sứ một phiến kính và đặt lên phiến kính ít bông đã thấm nước lạnh rồi đốt mạnh trong 5 min. Lấy tấm kính ra soi dưới kính hiển vi, sẽ thấy những tinh thể hình kim màu vàng. Nhỏ lên tinh thể một giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), sẽ xuất hiện màu hồng tím.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat - acid formic (75 : 25 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu vào ống nghiệm, thêm 5mlcloroform (TT),lắc mạnh trong 2 min, lọc lấy dịch lọc đem cô trên cách thủy tới cắn khô, hòa tan cắn trong 1mlcloroform (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột rễ Nhàu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng, hiện màu bằng hơiamoniac (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trịRf và màu sắc với vết đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Đào rễ về rửa sạch đất cát, chặt thành khúc nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Vị chát, tính bình. Vào kinh thận, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can giáng nghịch. Chủ trị: Đau nhức xương khớp, huyết áp cao, phụ nữ sau khi sinh yếu mệt; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 30 g đến 40 g. Dạng thuốc sắc, ngâm rượu.

NHÂN SÂM (Thân rễ và Rễ)

Rhizoma et Radix Ginseng

Thân rễ và Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey), họ Nhân sâm (Araliaceae). Sâm trồng gọi là viên sâm, sâm mọc hoang gọi là sơn sâm.

Mô tả

Viên sâm: Sâm trồng, phơi hoặc sấy khô; rễ cái có hình thoi hoặc hình trụ tròn, dài khoảng 3cmđến 15cm,đường kính 1cmđến 2cm,mặt ngoài màu vàng hơi xám, phần trên hoặc toàn bộ rễ có nếp nhăn dọc rõ, có khía vân ngang, thô, không liên tục, rải rác và nông, phần dưới có 2 đến 3 rễ nhánh và nhiều rễ con nhỏ, dài, thường có mấu dạng củ nhỏ không rõ. Thân rễ (Lô đầu) sát ở đầu rễ, dài 1cmđến 4cm,đường kính 0,3cmđến 1,5cm,thường cong và co lại, có rễ phụ (gọi là Đinh) và có vết sẹo thân, tròn, lõm, thưa (gọi là Lô uyển). Chất tương đối cứng, mặt bẻ màu trắng hơi vàng, có tinh bột rõ; tầng phát sinh vòng tròn, màu vàng hơi nâu; vỏ có ống tiết nhựa, dạng điểm, màu vàng nâu và những kẽ nứt dạng xuyên tâm. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và ngọt.

Hồng sâm: Hấp, sấy và phơi khô rễ viên sâm thu được Hồng sâm.

Sơn sâm: Nhân sâm mọc hoang, phơi hay sấy khô. Dược liệu là rễ cái, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ; có hình chữ V, hình thoi hoặc hình trụ, dài 2cmđến 10cm;mặt ngoài màu vàng hơi xám, có vân nhăn dọc, đầu trên có các vòng vân ngang, trũng sâu, dày đặc; thường có 2 rễ nhánh; các rễ con trông rõ ràng, mảnh dẻ, nhỏ sắp xếp có thứ tự; có mấu nổi lên rõ gọi là “mấu hạt trân châu”. Thân rễ mảnh dẻ, nhỏ, dài; bộ phận trên có các vết sẹo thân, dày đặc, các rễ phụ tương đối dày đặc, trông tựa như hình hạt táo.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang: Tầng bần có một số hàng tế bào. Vỏ hẹp; phía ngoài libe có khe nứt, phía trong libe có tế bào mô mềm, sắp xếp tương đối dày hoặc rải rác, với những ống nhựa chứa chất tiết màu vàng. Tầng phát sinh hình vòng tròn; tia gỗ rộng, các mạch rải rác, đơn hoặc tụ họp lại, xếp thành dãy xuyên tâm, gián đoạn, đôi khi có kèm theo các sợi không hóa gỗ; tế bào mô mềm có chứa những cụm tinh thể calci oxalat.

Bột

Bột viên sâm: Màu trắng hơi vàng, mảnh vụn ống nhựa dễ nhìn thấy, chứa chất tiết dạng khối, màu vàng. Cụm tinh thể calci oxalat có góc nhọn đường kính từ 20µmđến 68µm.Tế bào bần gần hình vuông, hoặc hình nhiều cạnh, thành mỏng, hơi nhăn. Các mạch hình vân lưới và hình thang, đường kính 10 µm đến 56 µm. Khá nhiều hạt tinh bột, hạt đơn gần hình cầu, hình bán nguyệt hoặc hình nhiều cạnh, không đều; đường kính 4 µm đến 20 µm, rốn dạng điểm hoặc dạng khe; hạt kép do 2 hạt đến 6 hạt đơn hợp thành.

Vi phẫu và bột của Hồng sâm: Giống như đã mô tả ở trên, trừ đặc điểm hạt tinh bột.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5mlethanol 96 %(TT), lắc 5 min; lọc. Lấy một ít dịch lọc, bốc hơi đến cắn khô; nhỏ giọt vào cắndung dịch clorofomn bão hòa stibi triclorid (TT), rồi bốc hơi đến khô, sẽ có màu tím.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - methanol - nước (15 : 40 : 22 : 10), lấy lớp dưới.

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 40mlcloroform (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, loại bỏ dịchcloroform,làm khô bã dược liệu. Làm ẩm bã dược liệu bằng 0,5mlnước, sau đó thêm 10mln - butanol bão hòa nước (TT), lắc siêu âm 30 min; gạn lấy dịch chiếtbutanol,thêm 3 thể tíchamoniac đậm đặc (TT), lắc đều rồi để yên cho tách lớp. Gạn lấy lớp trên, bốc hơi đến khô, hòa tan cắn trong 1mlmethanol (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Nhân sâm (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử được dung dịch đối chiếu dược liệu.

Hòa tan các chuẩn ginsenosid Rb1, Re, Rf và Rg1 trongmethanol (TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn khoảng2mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl đến 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phundung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105°C trong vài phút, quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết hoặc các vết phát quang cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết hoặc các vết phát quang của các dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Định lượng

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tiến hành chạy sắc ký theo chương trình ở bảng sau:

Thời gian
(min)

% Acetonitril
(tt/tt)

% Nước
(tt/tt)

0 - 35

19

81

35 - 55

19 29

81 → 71

55 - 70

29

71

70 - 100

29 → 40

71 → 60

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (rây qua rây có cỡ mắt rây 0,25 mm) vào túi giấy lọc rồi đặt vào bình chiết Soxhlet, thêm 40mlcloroform (TT), đun 3 h hồi lưu trên cách thủy, để nguội, loại bỏ lớpcloroform,để bay hơi hoàn toàn dung môi ra khỏi cắn. Chuyển cắn và túi giấy lọc đựng cần sang bình nón 100ml.Thêm chính xác 50mln-butanol đã bão hòa nước (TT), đậy nút và để yên qua đêm, lắc siêu âm trong 30 min, lọc. Lấy chính xác 25mldịch lọc, bốc hơi đến khô, hòa tan cắn trongmethanol (TT) rồi chuyển vào bình định mức 5ml,thêmmethanol (TT) vừa đủ và trộn đều.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác các chuẩnginsenosid Rg1, Re, Rf và Rb1 và hòa tan trongmethanol (TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn khoảng 0,2 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 203 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính toán số dĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn ginsenosid Rg1 phải không được dưới 6000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của các chuẩn, tính hàm lượng của các ginsenosid Rg1, Re, và Rb1 trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,3 % tổng hàm lượng của ginsenosid Rg1 (C42H72O14) và ginsenosid Re (C48H82O18); và không dưới0,2% hàm lượng ginsenosid Rb1 (C54H92O23), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thường thu hoạch Nhân sâm vào mùa thu (tháng 9 đến tháng 10), ở những cây trồng từ 4 năm trở lên, rửa sạch, phơi nắng nhẹ, hoặc sấy nhẹ đến khô. Cũng có khi chế bằng cách đồ rồi ép để được hồng sâm.

Bào chế

Viên sâm: Ủ mềm, thái phiến mỏng, phơi khô.

Sơn sâm: Khi dùng tán thành bột hoặc giã nát, hay phân ra thành miếng nhỏ.

Bảo quản

Đựng trong hộp kín, để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, khổ, bình. Vào kinh tỳ, phế, tâm.

Công năng, chủ trị

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn, miệng khát nước, nội nhiệt tiêu khát, đái tháo, bệnh lâu ngày gầy yếu, tâm hồi hộp, suy tim kiệt sức, hay choáng ngất.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 10 g. Dạng thuốc hãm hoặc lấy dịch chiết bằng cách: Thái lát mỏng cho vào chén sứ, thêm ít nước, đậy nắp, đun cách thủy đến khi chiết hết mùi vị.

Kiêng kỵ

Không được dùng phối hợp với Lê lô, Ngù linh chi.

NHÂN TRẦN

Herba Adenosmatis caerulei

Thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây Nhân trần (Adenosma caeruleum R.Br.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Thân hình trụ, rỗng ruột, màu nâu đen, có lông nhỏ, mịn. Lá mọc đối, nhăn nheo, hình trái xoan, dài 3,5cmđến 4,5cm,rộng 2cmđến 3cm.Mặt trên lá màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, hai mặt đều có lông. Mép lá khía răng cưa tù. Gân lá hình lông chim. Cuống lá dài 0,3cmđến 0,5cm.Cụm hoa chùm hoặc bông ở kẽ lá. Cánh hoa thường rụng, còn sót lá bắc và đài xẻ 5 thùy. Quả nang, nhiều hạt nhỏ (ít gặp). Dược liệu có màu tím nâu, mùi thơm nhẹ, vị cay mát, hơi đắng, hơi ngọt.

Vi phẫu

Lá: Gân lá phía trên hơi lõm, phía dưới lồi. Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào hình chữ nhật không đều mang lông che chở đa bào và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Mô dày góc nằm sát biểu bì trên của phần gân giữa. Mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng to nhỏ không đều. Bó libe gỗ hình cung nằm giữa gân lá, gồm cung libe bao bọc quanh gỗ, tế bào libe nhỏ dài, không đều thành mỏng xếp khít nhau. Dưới bó libe gỗ có mô cứng (từng đám 3 - 6 tế bào hay từng tế bào riêng lẻ). Mô giậu gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp dọc dưới lớp biểu bì trên.

Thân: Mặt cắt thân tròn, đôi khi vuông. Thân rỗng. Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng hình trứng xếp lộn xộn. Vòng libe mỏng gồm các tế bào thành mỏng xếp thành vòng liên tục. Trong libe rải rác có đám sợi 2 đến 3 tế bào. Mạch gỗ hình nhiều cạnh thành dày xếp thành dãy xuyên tâm. Mô mềm ruột gồm tế bào hình gần tròn, thành mỏng.

Bột

Bột dược liệu màu nâu sẫm, mùi thơm nhẹ, vị cay mát, hơi đắng, hơi ngọt. Quan sát đặc điểm vi học dưới kính hiển vi cho thấy: Mảnh biểu bì lá gồm tế bào thành mỏng ngoằn nghèo, mang lông che chở, lông tiết và lỗ khí. Lông che chở đa bào còn nguyên, hoặc lông bị cắt ngắn còn 1 đến 2 tế bào, đầu lông nhọn gốc phình to, tế bào giữa đôi khi thắt lại. Lông tiết cũng gồm hai loại, loại đơn bào hình trái xoan hay hình phễu, chân đa bào một dãy và loại đầu đa bào hình cầu thường là 8 tế bào, chân ngắn đơn bào. Mảnh biểu bì thân gồm tế bào hình chữ nhật thành mỏng, có vân, mang lông che chở đa bào hoặc lông tiết. Tế bào mô cứng hình chữ nhật, thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ. Tế bào sợi dài, thành hơi dày, khoang rộng, ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hay tập trung thành từng bó. Mảnh mạch xoắn, mảnh mạch điểm. Mảnh mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, hình nhiều cạnh xếp khít nhau. Mảnh đài hoa gồm các tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo, cũng mang hai loại lông tiết.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Định tínhflavonoid.

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl aceat - aceton -acid formic (5 : 2 : 2 :1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 3 g dược liệu, cho vào bình Shoxlet, chiết loại tạp bằngetherdầu hỏa (40 - 60 °C) cho đến khi dịch chiết chỉ còn màu vàng nhạt (khoảng 12 h). Lấy bã dược liệu để bay hơi hếtetherdầu hỏa, chiết tiếp như trên bằng 100mlmethanol(TT)khoảng 8 h, gạn lấy dịch chiếtmethanol,cô trên cách thủy đến còn khoảng 5mlđược dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan apigenin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 2 µg/ml. Nếu không có apigenin chuẩn, lấy 3 g bột Nhân trần (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun hỗn hợpdung dịchacid boric10 % - dung dịchacid oxalic 10 %(2 : 1),sấy bản mỏng ở 105 °C trong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trịRfvới vết của apigenin hoặc có các vết cùng màu và giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Định tính cineol trong tinh dầu.

Bản mỏng:Silica gel60F254.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa - toluen - ethyl acetat (100 : 15 : 5).

Dung dịch thử: Pha loãng lượng tinh dầu cất được trong phần Định lượng với 10mlcloroform(TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan cineol chuẩn trongcloroform(TT) để được dung dịch có nồng độ 2 µg/ml

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịchvanilin 1 % trongacid sulfuric(TT), sấy bản mỏng ở 105°C trong 5 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 4 vết chính có màu từ hồng đến hồng tím, trong đó có một vết có cùng màu và giá trịRfvới vết của cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

A. Định lượng tinh dầu.

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ. Cất kéo hơi nước với 200mlnước trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,35 % tính theo dược liệu khô kiệt.

B. Định lượngflavonoidtoàn phần.

Cân chính xác khoảng 50 g bột dược liệu (qua rây số 355) đã xác định độ ẩm, thêm 350mlethanol70 %(TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, gạn, lọc lấy dịch chiết. Chiết tương tự như trên thêm 2 lần nữa, gộp các dịch chiết, cất thu hồi dung môi đến khi còn khoảng 50 % thể tích thì đem cô cách thủy cho đến khi hếtethanol,thêm nước cất cho vừa đủ 30ml,trộn đều, lắc vớicloroform(TT) 5 lần, mỗi lần 30ml,gạn bỏ dịchcloroform,tiếp tục lắc vớiethylacetat (TT) 5 lần, mỗi lần 30ml.Gộp các dịch chiếtethylacetat, cô trên cách thủy đến khô, sấy cắnở 60 °C đến khối lượng không đổi, cân, rồi tính hàm lượng chất chiết được trongethylacetat(flavonoidtoàn phần) trong dược liệu.

Hàm lượngflavonoidtoàn phần trong dược liệu không được ít hơn 0,17 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái khi cây đang ra hoa, phơi trong bóng râm hay sấy ở 40°C đến 50°C đến khô. Tránh sấy quá nóng làm bay mất tinh dầu.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, vi hàn. Vào các kinh can đởm

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật, tiểu vàng, tiểu đục ít, phụ nữ sau sinh ăn chậm tiêu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 10 - 15 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp, sắc lấy nước rửa hoặc giã nhỏ đắp nơi đau.

NHÂN TRẦN TÍA

Herba Adenosmatis bracteosi

Thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây Nhân trần tía (còn gọi là Nhân trần Tây Ninh)(Adenosma bracteosum Bonati), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Thân mảnh có 4 cánh ở 4 góc, nhẵn, màu tía. Lá thuôn dài 2cmđến 4cm,rộng 0,6cmđến 0,9cmmép lá có răng cưa, đầu lá nhọn. Lá mỏng thường cuộn lại và dễ rụng. Cụm hoa là chùm, đặc, dài 1,5cmđến 5cm.Cánh hoa màu tím nhạt, thường rụng, chỉ còn lại lá bắc và đài. Quả nang dài 2 mm, hạt nhỏ li ti màu đen hay màu nâu tía.

Dược liệu có mùi thơm nồng, vị cay mát và hơi đắng.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) - toluen - ethyl acetat (100 : 15 : 5).

Dung dịch thử: Đun sôi 5 g dược liệu đã được cắt nhỏ với 50mlnước, cất kéo hơi nước trong bộ cất tinh dầu khoảng 2 h, hứng lấy 10mldịch chiết. Để nguội, lắc với 2mltoluen(TT), gạn lấy phần dịch chiết toluen làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g Nhân trần tía (mẫu chuẩn) tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên, sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phundung dịch vanilin trongethanol96 % (TT) (chỉ pha trước khi dùng), sấy bản mỏngở 105 °C trong 5 min. Sắc ký đồ dung dịch thử phải có các vết màu từ xanh đến xanh tím, có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ để thử.

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Định lượng tinh dầu

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 200mlnước, cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,25 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái khi cây đang ra hoa, phơi hoặc sấy ở 40°C đến 50°C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, qui kinh; Công năng, chủ trị; Liều lượng, cách dùng

Xem chuyên luận Nhân trần.

NHŨ HƯƠNG (Gôm nhựa)

Gummi resina Olibanum

Chất gôm nhựa lấy từ các cây Nhũ hương(Boswelliacarterii Birdw.),họ Trám (Burseraceae).

Mô tả

Nhựa cây khô có dạng hạt hình cầu nhỏ, dạng giọt nước hoặc khối nhỏ không đều dài 0,5 mm đến 3 mm, có khi dính thành cục, màu vàng nhạt và thường có pha màu lục nhạt, màu lam hoặc màu đỏ nâu, trong mờ, mặt ngoài có một tầng bụi phấn màu trắng, sau khi bỏ lớp bụi phấn mặt ngoài vẫn không sáng bóng. Chất cứng giòn, mặt gãy dạng sáp không sáng bóng, cũng có một số nhỏ mặt gãy sáng bóng dạng pha lê. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Nhai dược liệu lúc đầu vỡ vụn, sau đó nhanh chóng mềm thành khối keo, nước bọt thành dạng sữa và có cảm giác cay thơm nhẹ.

Định tính

Khi gặp nhiệt dược liệu mềm ra, đốt có mùi thơm nhẹ (nhưng không được có mùi tùng hương), bốc khói đen và để lại tro màu đen. Hòa trong nước, nhũ hương cho một dịch lỏng đục như sữa, nhũ hương tan trong một phầnethanol, ether, cloroform.

Phân biệt Nhũ hương thật với chất giả mạo, lẫn tinh dầu thông, côlôphan: Hòa nhu hương vàoacid acetic (TT), thêm vài giọtacid sulfuric (TT), không được có màu đỏ.

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Vào mùa xuân hoặc mùa hạ có thể thu gom Nhũ hương, tốt nhất là mùa xuân. Thu hoạch Nhũ hương bằng cách: rạch các vết dọc theo cây từ dưới lên, rạch sâu thì lấy được nhựa nhiều, hứng lấy nhựa, lúc nhựa khô lấy về. Nếu nhựa khô rơi xuống đất thường dính tạp chất, phẩm chất kém.

Bào chế

Lấy Nhũ hương sạch, tán bột với Đăng tâm thảo. Dùng 1 g Đăng tâm thảo cho 40 g Nhũ hương.

Lấy Nhũ hương sạch, sao nhỏ lửa cho mặt ngoài chảy ra có màu hơi vàng lấy ra để nguội.

Thố Nhũ hương (chế dấm): Lấy Nhũ hương sạch cho vào chảo sao nhỏ lửa cho mặt ngoài chảy ra, phun dấm và tiếp tục sao đến khi mặt ngoài sáng trong, lấy ra để nguội. Dùng 0,6 L dấm cho 10 kg Nhũ hương.

Bảo quản

Trong bao bì kín để nơi khô ráo, tránh mất mùi thơm.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn mùi thơm. Vào kinh tâm, can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống, tiêu sưng, sinh cơ. Chủ trị: Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, phối ngũ trong các bài thuốc. Dùng ngoài lượng bột mịn thích hợp đắp vào vết thương.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, mụn nhọt đã vỡ, người không có ứ trệ.

NHỤC ĐẬU KHẤU (Hạt)

SemenMyristicae

Hạt đã phơi khô của cây Nhục đậu khấu (Myristicafragrans Houtt.), họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae).

Mô tả

Hạt hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 2cmđến 3cm,đường kính 1,5cmđến 2,5cm.Mặt ngoài màu nâu tro hoặc vàng xám, có khi phủ phấn trắng, có rãnh dọc, mờ nhạt và nếp nhăn hình mạng lưới không đều. Có rốn ở đầu tù (rốn ở vị trí rễ mầm) là một điểm lồi tròn, màu nhạt. Hợp điểm lõm và tối, noãn nhăn dọc nối hai đầu hạt. Ngoài cùng là lớp vỏ hạt rồi đến lớp ngoại nhũ sát lớp vỏ hạt. Cây mầm nằm trong một khoang rộng. Chất cứng, mặt gãy có vân hoa đá màu vàng nâu, đầu tù. Có thể thấy phôi nhăn, khô, nhiều dầu, mùi thơm nồng, vị cay.

Vi phẫu

Ngoài cùng là lớp vỏ hạt, tế bào có thành hơi dày. Lớp ngoại nhũ sát lớp vỏ hạt, tế bào nhỏ có chứa chất màu nâu và xếp kéo dài theo hướng tiếp tuyến. Rải rác có những bó mạch, những tinh thể calci oxalat hình nhiều cạnh trong phần vỏ. Phần ngoại nhũ ăn sâu vào nội nhũ, phần nội nhũ gồm các tế bào to nhỏ không đều, chứa hạt tinh bột, giọt dầu và giọt aleuron. Hạt tinh bột đơn có đường kính 10 µm đến 20 µm, có rốn rõ, thường tụ lại thành đám 2 hạt đến 6 hạt, đường kính 25 µm đến 30 µm.

Bột

Màu nâu đỏ đến nâu xám, mùi thơm hắc, vị cay đắng. Có nhiều mảnh nội nhũ có chứa hạt tinh bột, giọt dầu và hạt aleuron. Mảnh vỏ hạt đôi khi có chứa tinh thể calci oxalat hình nhiều cạnh, Rải rác có tinh thể calci oxalat tách rời. Giọt dầu. Mảnh tế bào ngoại nhũ chứa chất màu nâu. Mảnh mạch ít gặp. Tinh bột đa số là hạt đơn, đường kính 25 µm đến 30 µm, điểm rốn rõ.

Định tính

A. Cắt vi phẫu rồi nhuộm bằngdung dịch iod (TT), nhỏglycerin(TT) lên vi phẫu, quan sát ngay dưới kính hiển vi, thấy hạt aleuron tương đối lớn giữa các hạt tinh bột màu xanh lam. Nếu thayglycerin bằngcloral hydrat (TT), quan sát thấy dầu béo hiện ra dưới dạng khối phiến, dạng lát vẩy, hơ nóng lập tức biến thành giọt dầu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat (8 : 2).

Dung dịch thử: Hòa tan tinh dầu của dược liệu thu được ở phần định lượng trongcloroform(TT) để dung dịch chứa 0,2mltinh dầu trong 1ml.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tinh dầu của Nhục đậu khấu (mẫu chuẩn) trongcloroform(TT) để được dung dịch chứa 0,2mltinh dầu trong 1ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin -acid sulfuric(TT),sấyở 105 °C cho đến khi các vết hiện rõ. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 20 g bột dược liệu. Dược liệu phải chứa ít nhất 6,0 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào mùa hè và mùa thu, hái quả nở, bóc bỏ vỏ, tách riêng phần thịt quả và hạt. Hạt phơi và sấy khô, đập lấy nhân hạt.

Bào chế

Nhục đậu khấu sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Nhục đậu khấu lùi (ổi Nhục đậu khấu): Lấy bột mỳ hòa vào lượng nước thích hợp, cho Nhục đậu khấu vào khuấy đều để tạo lớp áo hoặc tẩm ẩm Nhục đậu khấu cho vào nồi bao, vừa quay nồi bao vừa cho bột mỳ và phun nước và hơ nóng nhẹ để tạo 3 lớp đến 4 lớp bao bột mỳ. Cho Nhục đậu khấu đã chuẩn bị ở trên vào chảo cát hoặc Hoạt thạch nóng, sao cho đến khi lớp Bột mỳ có màu xém, sàng bỏ cát hoặc Hoạt thạch, bỏ vỏ Bột mỳ và để nguội. Dùng 50 kg Hoạt thạch cho 100 kg Nhục đậu khấu.

Bảo quản

Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Quy vào kinh tỳ, vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Nhiệt tả, nhiệt lỵ không dùng.

NHỤC THUNG DUNG (Thân)

Herba Cistanches

Thân thảo, nạc, có chất thịt, có vảy, đã phơi khô của cây Nhục thung dung (Cistanche deserticolaY.C.Ma, hoặcCistanche tubulosa (Schrenk)Wight),họ Lệ dương (Orobanchaceae).

Mô tả

Cistanche deserticola: Dược liệu hình trụ dẹt, hơi cong, dài 3cmđến 15cm,đường kính 2cmđến 8cm.Mặt ngoài màu nâu sẫm hoặc nâu xám, phủ đầy những phiến vảy, sắp xếp như ngói lợp, đỉnh vảy nhọn thường bị gãy. Chất thịt và hơi dẻo, thể nặng, khó bẻ gãy, mặt gãy màu nâu sẫm có những đốm nâu nhạt của những bó mạch xếp theo vòng lượn sóng. Mùi nhẹ, vị ngọt hơi đắng.

Cistanche tubulosa: Gần như hình thoi, hình thoi dẹt và hình trụ dẹt, hơi cong, dài 5cmđến 25cm,đường kính 2,5cmđến 9cm.Mặt ngoài màu nâu sẫm. Mặt gãy trông giống như hạt, màu nâu xám có những đốm với những bó mạch xếp rải rác.

Dược liệu thái lát: Những lát dày, không đều. Mặt ngoài màu nâu đến nâu xám, đôi khi mang các vảy thịt. Bề mặt phiến có các nốt bó mạch màu hơi nâu hoặc vàng nâu, xếp thành vòng ngoằn ngoèo. Mùi nhẹ, vị ngọt hơi đắng.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 8mldung dịchacidhydrocloric 0,5 % trongethanol(TT), đun hồi lưu trên cách thủy 10 min, lọc nóng. Trung hòa dịch lọc bằngdung dịch amoniac 10 % (TT) và bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 3mldung dịchacidhydrocloric 1 % (TT), lọc. Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọt đến 2 giọtthuốc thửDragendorff(TT), sẽ có kết tủa đỏ cam hay nâu đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Bản mỏng có pha tĩnh polyamid.

Dung môi khai triển: Methanol - acid acetic - nước (2 : 1 : 7).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20mlmethanol(TT), lắc siêu âm 15 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến vừa cạn. Hòa cắn trong 2mlmethanol(TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan riêng biệt echinacosid chuẩn và verbascosid chuẩn trongmethanol(TT)để được 2 dung dịch, mỗi dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml. Hoặc lấy 1 g bột Nhục thung dung (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên lớp phim mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi soi dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trịRfvới vết của echinacosid và verbascosid, hoặc có các vết cùng màu sắc và giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 35,0 % (đối vớiCistanche deserticola): không ít hơn 25,0 % (đối vớiCistanche tubulosa)tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngethanol50 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha độngA:Methanol (TT).

Pha động B: Dung dịch acid formic 0,1 %.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan echinacosid chuẩn và verbascosid chuẩn trongmethanol50%(TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn chính xác khoảng 0,2 mg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây số 250) vào một bình định mức màu nâu 100ml,thêm chính xác 50mlmethanol50%(TT), đậy bình, lắc đều, cân và để ngâm 30 min. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol50%(TT), lắc đều, để yên, lọc dung dịch phía trên được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 330 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha độngA
(% tt/tt)

Pha động B
(% tt/tt)

0 - 17

26,5

73,5

17 - 20

26,5 → 29,5

73,5 → 70,5

20 - 27

29,5

70,5

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic echinacosid phải không dưới 3000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng echinacosid và verbascosid trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C35H46O20của echinacosid chuẩn và hàm lượng C29H36O15của verbascosid chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,3 % (đối vớiCistanche deserticola) và không dưới 1,5 % (đối vớiCistanche tubulosa) tổng hàm lượng echinacosid (C35H46O20) và verbascosid (C29H36O15), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, lấy dược liệu về, loại bỏ hoa và tạp chất, rửa sạch, cắt khúc, phơi khô.

Dược liệu thái lát: Lấy Nhục thung dung đã cắt khúc phơi khô, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô. Tửu thung dung (Chế rượu); Lấy Nhục thung dung thái lát, thêm rượu, trộn đều, cho vào trong bình thích hợp, đậy kín, nấu cách thủy hoặc đồ cho ngấm hết rượu, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Nhục thung dung dùng 3 lít rượu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn, ôn. Vào các kinh thận, đại trường.

Công năng, chủ trị

Bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Thận hỏa vượng, táo bón do thực nhiệt, ỉa lỏng do dương hư không nên dùng.

NÚC NÁC (Vỏ thân)

CortexOroxyli

Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác[Oroxylon indicum (L.)Vent.],họ Núc nác (Bignoniaceae).

Mô tả

Vỏ cuộn lại thành hình ống hay hình cung, dày 0,6cmđến 1,3cm,dài ngắn không nhất định. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, nhăn nheo, có nhiều đường vân dọc, ngang. Mặt trong nhẵn, màu vàng xám hay vàng lục. Mặt bẻ ngang có lớp bản mỏng. Mô mềm vỏ lổn nhổn như có nhiều sạn, trong cùng có lớp sợi dễ tách theo chiều dọc.

Vi phẫu

Lớp bần rất dày, gồm 30 lớp đến 40 lớp tế bào hình chữ nhật xếp tương đối đều đặn theo hướng tiếp tuyến, có nhiều chỗ lớp bần nứt rách rất sâu. Mô mềm vỏ gồm tế bào có thành mỏng, hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến, rải rác có nhiều đám mô cứng. Libe cấp 2 rất dày, libe bị các tia tủy cắt ra thành từng nhánh. Tế bào libe thành mỏng xếp đều đặn và bị bẹp từng vòng theo hướng tiếp tuyến. Nhiều đám sợi, tế bào thành dày hóa gỗ, rõ rệt, kết tầng trong libe. Tia ruột rộng, từ 3 đến 5 dãy tế bào hình chữ nhật, xếp theo hướng xuyên tâm, chạy từ tầng sinh libe-gỗ đến mô mềm và tinh thể calci oxalat hình kim rải rác khắp mô mềm vỏ và libe. Tầng sinh libe-gỗ.

Bột

Màu vàng, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: nhiều sợi dài, màu vàng nhạt, thành dày, thành sợi đôi khi có chỗ lồi đều, có ống trao đổi rõ. Tế bào mô cứng màu vàng, hình nhiều cạnh, thành hơi dày, khoang rộng, ống trao đổi rõ. Rất nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, hai đầu thuôn nhọn hoặc vuông đường kính 2 µmđến 4 µm nằm rải rác hoặc tập trung thành bó. Mảnh bần gồm tế bào hình nhiều cạnh thành dày. Mảnh mô mềm hình đa giác, thường chứa tinh thể calci oxalat hình kim.

Định tính

Lấy 0,5 g bột thô dược liệu vào ống nghiệm, thêm 5mlethanol(TT), lắc. Đun cách thủy 5 đến 10 min, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch lọc, thêm 3 giọtacidhydrocloric(TT), thêm một ít bộtmagnesi(TT), sẽ có màu vàng cam.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 1 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5%(TT), dung dịch sẽ có màu xanh nâu hay xanh đen.

Lấy 1mldịch lọc, thêm từ từ theo thành ống 0,5mlacid sulfuric(TT), sẽ thấy chia làm 2 lớp, lớp phía dưới có màu nâu, để yên màu nâu càng rõ.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96%(TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hái quanh năm, đẽo lấy phần vỏ phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, cạo bỏ lớp bần, rửa sạch, thái phiến dài 2cmđến 5cm,phơi khô, hoặc sao nhỏ lửa cho đến khi bề mặt dược liệu có màu vàng.

Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Quy vào các kinh, bàng quang, tỳ.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản, mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 2 g đến 3 g, dạng thuốc bột hoặc từ 8 g đến 16 g dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không dùng.

Ô ĐẦU (Rễ củ)

Radix Aconiti

Ô đầu là rễ củ chính đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitumfortunei Hemsl., hoặcAconitum carmi-chaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Rễ củ hình củ ấu hay hình con quay, dài 3cmđến 5cm,đường kính 1cmđến 2,5cm,phía trên củ có vết tích của gốc thân. Mặt ngoài màu nâu hay nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con đã cắt. Chất cứng chắc, rắn và dai, khó bẻ, vết cắt màu nâu xám nhạt. Vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê lưỡi.

Vi phẫu

Cắt ngang phần chóp củ thấy có: Lớp bần màu nâu. Mô mềm vỏ gồm 3 đến 4 hàng tế bào thành mỏng, hình nhiều cạnh, dẹt, nằm ngang. Nội bì gồm 1 hàng tế bào rõ. Trụ bì gồm 2 đến 3 hàng tế bào xếp đều đặn, sát với nội bì. Trong mô mềm rải rác có nhiều đám mạch rây và cả hạt tinh bột. Libe khá phát triển và bị các tia ruột chia cắt ra thành từng dãy xuyên tâm. Tầng sinh libe-gỗ gồm 1 đến 2 hàng tế bào nhỏ. Gỗ cấp 2 xếp thành những hình chữ V. Tia ruột rộng và mô mềm ruột phát triển.

Bột

Mảnh bần màu nâu, thành dày. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng, trong chứa các hạt tinh bột. Các hạt tinh bột nhỏ, hình đĩa, hình chuông hay hình đa giác, đường kính 2 µm đến 25µm,đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép ba. Mảnh mạch mạng, mạch vạch. Tế bào mô cứng thành dày. Rải rác có tinh thể calci oxalat hình kim hay hình khối. Sợi dài.

Định tính

A. Cho khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón có dung tích 50ml,có nút mài, thấm ẩm bằngamoniac đậm đặc (TT). Sau 10 min thêm 20mlether(TT), lắc đều, nút kín và để yên 30 min, thỉnh thoảng lắc. Gạn lấy lớpether,làm khan bằngnatrisufatkhan (TT), lọc và bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới khô. Hòa tan cắn với 5mldung dịchacid sulfuricloãng (TT), được dung dịch A.

Lấy 1mldung dịch A, thêm 2 giọtthuốc thửMayer(TT) sẽ xuất hiện tủa trắng.

Lấy 1mldung dịch A, thêm 2 giọtthuốc thử Bou-chardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu.

Lấy 1mldung dịch A, thêm 2 giọtthuốc thửDra-gendorff(TT) sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.

Lấy 2mldung dịch A, đun trong cách thủy sôi 5 min, thêm vài tinh thểresorcin(TT), tiếp tục đun trong 20 min sẽ xuất hiện màu đỏ với huỳnh quang xanh.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằngamoniac đậm đặc (TT), để yên 20 min, chiết bằngcloroform(TT) trong bình Soxhlet trong khoảng 30 min. Lấy dịch chiết, cất thu hồi dung môi. Cắn còn lại hòa tan trong 2mlethanol(TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan aconitin chuẩn trongethanol(TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phunthuốc thửDragendorff(TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết aconitin của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu đã xác định độ ẩm, cho vào bình nón có nút mài dung tích 250ml.Thêm 50mlhỗn hợpether - cloroform (3 : 1) và 4mlamoniac đậm đặc(TT). Đậy nút, lắc kỹ, để qua đêm, gạn, lấy dịch lọc. Cho vào bã 50mlhỗn hợpether-cloroform (3 : 1), lắc kỹ, để 1 h, lọc, thu dịch lọc. Rửa bã 4 lần, mỗi lần với 15mlhỗn hợpether - cloroform (3 : 1), thu dịch rửa. Gộp dịch lọc và dịch rửa. Bốc hơi cách thủy ở nhiệt độ 50°C đến 60°C đến cắn. Hòa tan cắn bằng 5mlethanol(TT). Thêm chính xác 15mldung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ) và 15mlnước cất mới đun sôi để nguội, 3 giọtđỏmethyl(TT). Chuẩn độ bằngdung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu vàng.

1mldung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ) tương đương với 12,9 mg alcaloid toàn phần tính theo aconitin(C34H47O11N).

Hàm lượng phần trăm alcaloid toàn phần (X %) của dược liệu khô kiệt tính theo công thức:

trong đó:

p là khối lượng dược liệu khô kiệt (g);

n là sốmldung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đã dùng.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,6 % alcaloid toàn phần tính theo aconitin(C34H47O11N).

Chế biến

Thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8, trước khi hoa nở, đào lấy rễ củ, bỏ rễ con, rễ tua, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, nhiệt, rất độc. Vào 12 kinh, chủ yếu các kinh tâm can, thận tỳ.

Công năng, chủ trị

Khu phong, trừ thấp tý, ôn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.

Cách dùng, liều lượng

Dùng ngoài xoa bóp dưới dạng thuốc ngâm rượu. Không được uống.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, trẻ em không được dùng.

Ô DƯỢC (Rễ)

RadixLinderae

Rễ phơi hay sấy khô của cây Ô dược[Lindera aggregata (Sims) Kosterm.], họ Long não (Lauraceae).

Mô tả

Hình thoi, hơi cong, có chỗ phình to ở giữa, hai đầu hơi lõm vào thành hình chuỗi hạt, dài 6cmđến 15cm,đường kính chỗ phình to 1cmđến 3cm,mặt ngoài màu vàng nâu, có vết nhăn dọc, nhỏ và còn lại một ít vết tích của rễ con. Chất cứng.

Ô dược phiến: Lát dày 2 mm đến 3 mm, mặt cắt ngang có màu trắng vàng hay vàng nâu nhạt, có tia gỗ tỏa ra, có thể nhìn thấy các vòng gỗ hàng năm, màu gỗ phần trung tâm thẫm hơn. Mùi thơm, vị hơi đắng, cay, cảm giác mát lạnh.

Bột

Màu trắng vàng, có nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình cầu hoặc hình trứng, đường kính 4 µm đến 39 µm, rốn hình chữ V, chữ Y hoặc dạng khe; hạt tinh bột kép do 2 hạt đến 4 hạt đơn ghép thành. Sợi gỗ màu vàng nhạt, phần lớn xếp thành bó, đường kính 20 µm đến 30 µm, thành dày khoảng 5 µm có nhiều lỗ. Sợi libe hầu như không có màu, hình thoi dài, phần nhiều rải rác và đơn lẻ, đường kính 15 µm đến 17 µm, thành rất dày, với các thành ống có lỗ không rõ rệt. Những mạch có lỗ ở bờ cạnh, đường kính khoảng 68 µm xếp thành hàng dày sít nhau. Thành tế bào của sợi gỗ hơi dày lên và có lỗ dày đặc. Tế bào dầu hình chữ nhật, chứa chất tiết màu nâu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel H.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat (15 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thô, ngâm 30 min trong 30mletherdầu hỏa (30°C đến 60 °C), siêu âm 10 min (duy trì ở nhiệt độ dưới 30°C trong bình cách thủy). Lọc. Bay hơi dịch lọc đến cắn. Hòa tan cắn trong 1mlethylacetat (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan linderalacton chuẩn trongethylacetat (TT) để được dung dịch có chứa 0,75 mg/ml làm dung dịch đối chiếu. Nếu không có linderalacton thì dùng 0,5 g Ô dược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1%trongacid sulfuric(TT). Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết (hoặc với vết của linderalacton) trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Rễ già xơ cứng: Không quá 3,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 12,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol70 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch rễ Ô dược quanh năm tốt nhất vào mùa thu đông hay đầu mùa xuân.

Rễ đào về, loại bỏ tạp chất, bỏ rễ con, rửa sạch, phân loại to nhỏ, ngâm nước khoảng 1 ngày rồi ủ mềm, thái lát dày 2 mm đến 3 mm, phơi hoặc sấy khô gọi là ô dược phiến.

Bào chế

Ôdược phiến: Rễ rửa sạch, ngâm nước, ủ mềm, thái phiến dài 3cmđến 5cm,phơi khô.

Ôdược sao vàng: Ô dược phiến được sao cho đến khi có màu vàng.

Ôdược sao cám: Rang cám đến khi có mùi thơm thì cho Ô dược đã thái phiến vào sao cho đến khi phiến ô dược có màu vàng nhạt. Hoặc có thể tẩm mật ong vào Ô dược phiến rồi đem sao với cám đến khi có màu vàng, mùi thơm, rây bỏ cám.

Ôdược chích rượu (Ô dược 10 kg, rượu 2kg):Tẩm rượu vào Ô dược đã được thái phiến, để yên 30 min cho hút hết rượu rồi sao với cám đến khi bề mặt phiến thuốc có màu vàng, rây bỏ cám.

Ôdược chích muối (Ô dược 10 kg, muối ăn 160 g): Ô dược đã thái phiến, tẩm dung dịch nước muối 5 %, để 30 min cho hút hết nước muối rồi sao với cám đến khi bề mặt phiến thuốc có màu vàng nhạt, rây bỏ cám.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ, thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Hành khí, chỉ thống, kiện vị tiêu thực, ôn thận, tán hàn. Chủ trị: Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Khí hư, nội nhiệt không nên dùng.

PHÒNG KỶ

Radix Stephaniae tetrandrae

Phòng kỷ bắc, Phấn phòng kỳ

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore),họTiết dê (Menis-permaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ không đều, hoặc hình nửa trụ, thường cong queo, dài 5cmđến 10cm,đường kính 1cmđến 5cm.Mặt ngoài màu vàng, nơi uốn cong thường có rãnh ngang, trũng sâu, có mấu và mắt gỗ. Thể chất nặng, rắn chắc, mặt bẻ gãy phẳng, màu trắng xám, rải rác có tinh bột. Mùi nhẹ, vị đắng.

Vi phẫu

Lớp bần đôi khi còn sót lại. Trong phần vỏ rải rác có nhóm tế bào đá xếp theo hướng tiếp tuyến. Dải libe tương đối rộng. Tầng phát sinh libe-gỗ là 1 vòng. Gỗ chiếm đại bộ phận với các tia gỗ rộng; mạch thưa, xếp theo hướng xuyên tâm, bên cạnh các mạch có kèm theo các sợi gỗ. Tế bào mô mềm chứa đầy hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình que nhỏ.

Định tính

A. Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 20mldung dịchacid sulfuric0,5 M (TT), đun nóng trong 10 min, lọc. Điều chỉnh dịch lọc đếnpH9 bằngdung dịch amoniac(TT). Chiết dịch lọc với 25mlbenzen(TT). Lấy 5mldịch chiếtbenzen,bốc hơi đến khô, cho thêm vài giọtthuốc thửsulfomolybdic(TT)vào cắn khô sẽ hiện ra màu tím, chuyển dần thành màu lục, màu lục bẩn rồi thẫm lại.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - aceton - methanol (6 : 1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15mlethanol(TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 1 h, để nguội, lọc và bốc hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cắn trong 5mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Phòng kỷ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phunthuốc thửDragendorff(TT). Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Loại xơ nhiều, nhẹ xốp, ítbột, xám đen: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngmethanol(TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi tái, cắt khúc 5cmđến 20cm,rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thái lát dày, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh bàng quang, thận tỳ.

Công năng, chủ trị

Lợi thủy tiêu thũng, khu phong chỉ thống. Chủ trị: Thủy thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 10 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Suy nhược hàn tính không nên dùng.

PHÒNG PHONG (Rễ)

RadixSaposhnikoviae divaricatae

Rễ đã được phơi khô của cây Phòng phong[Saposhnikovia divaricata (Turcz.)Schischk.], họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới, hơi ngoằn ngoèo, dài 15cmđến 30cm,đường kính 0,5cmđến 2cm.Mặt ngoài màu nâu xám, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngoài thường bong tróc ra, nhiều nốt bì khổng trắng và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rễ mang nhiều vân lồi hình vòng cung, đôi khi là những túm gốc cuống lá dạng sợi có màu nâu, dài 2cmđến 3cm.Thể chất nhẹ, dễ gãy, vết gãy không đều, vỏ ngoài màu nâu và có vết nứt, lõi màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.

Dược liệu sau khi đã thái lát: Các lát hình tròn hoặc hình elip. Bên ngoài màu nâu xám có các nếp nhăn dọc, sần sùi, đôi khi có các u lồi ngang kéo dài giống các lỗ vỏ, các lát đầu rễ có mang các gốc cuống lá dạng sợi. Mặt cắt màu nâu nhạt và phần vỏ bị nứt, khe nứt màu vàng nhạt, phần gỗ có các tia xuyên tâm. Mùi thơm, vị hơi ngọt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 5 đến 40 lớp tế bào hình chữ nhật, dài 15 µm đến 50 µm, rộng 7 µm đến 12 µm, thành mỏng. Mô mềm lục bì hẹp gồm 5 đến 7 lớp tế bào chữ nhật dài, có nhiều ống tiết hình bầu dục. Vùng các bó libe có rất nhiều ống tiết có đường kính 35 µm đến 75µm,ống tiết có hình tròn hay bầu dục, mỗi ống tiết có 4 đến 10 tế bào tiết bao quanh, ống tiết chứa chất tiết màu vàng; các tia libe thường uốn lượn và bị dồn ép ở phần ngoài. Tầng phát sinh libe-gỗ liên tục. Mạch gỗ nhiều, xếp thành tia. Tủy vẫn còn mô mềm với ít ống tiết hay gỗ chiếm tâm.

Bột

Bột có màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Ống tiết đường kính 17 µm đến 60 µm, chứa chất tiết vàng nâu. Các bó libe-gỗ của gốc cuống lá thường đi kèm các bó sợi. Mảnh mạch mạng đường kính 10 µm đến 40 µm. Tế bào mô cứng màu vàng lục, hình bầu dục hay dạng chữ nhật có thành dày.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (4 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20mlaceton (TT), siêu âm 20 min, lọc, cô dịch lọc trong cách thủy đến cắn, hòa cắn trong 1mlethanol96%(TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Phòng phong (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử và/hoặc hòa tan 5-O-methylvisamminosid chuẩn vàprim-O-glucosylcimifuginchuẩn trongethanol96%(TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chất chuẩn 1 mg/1ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không được quá 6,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 13,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol - nước (40 : 60).

Dung dịch thử: Lấy chính xác khoảng 0,25 g bột dược liệu (qua rây có cỡ mắt rây 0,180 mm) vào bình nón nút mài, thêm chính xác 10mlmethanol50%(TT). Đậy nút và cân. Đun hồi lưu trên cách thủy 2 h. Để nguội và cân lại. Bổsungmethanol(TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan riêng biệt 5-O-methylvisamminosid chuẩn vàprim-O-glucosylcimifuginchuẩn trongmethanol(TT) để được hai dung dịch chuẩn có nồng độ mỗi chất chuẩn chính xác khoảng 60 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 254 nm.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký. Tính số đĩa lý thuyết của cột theo pic của prim-O-glucosylcimifugin.Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 2000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với các dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượng 5-O-methylvisamminosid chuẩn vàprim-O-glycosylcimifugintrong dược liệu dựa vào diện tích pic 5-O-methylvisamminosid chuẩn vàprim-O-glycosylcimifugintrên sắc ký đồ của dung dịch thử, sắc ký đồ dung dịch chuẩn và hàm lượng C22H28O10trong 5-O-methylvisamminosid chuẩn và hàm lượng C22H28O11 trongprim-O-glycosylcimifuginchuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,24 % tổng hàm lượng prim-O-glucosylcimifugin (C22H28O11) và 5-O-methylvisamminosid (C22H28O10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu khi cây có hoa, đào lấy rễ, loại vỏ rễ con và đất, phơi khô.

Bào chế

Loại vỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày và phơi khô.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, cam, ôn. Vào kinh can, phế, vị, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 12 g, thường phối hợp trong các bài thuốc.

PHỤ TỬ

RadixAconitilateralis

Phụ tử là rễ củ nhánh đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitumfortunei Hemsl. hoặcAconitum car-michaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Rễ củ hình con quay, dài 3,5cmđến 5cm,phía trên to, đường kính 1,5cmđến 2,5cm,có vết nối với củ chính, không có vết của thân cây, phía dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, vòng quanh phần trên củ có một số nhánh lồi lên như cái bướu. Chất cứng chắc, khó bẻ. Vết cắt màu nâu xám. Vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê lưỡi.

Vi phẫu

Lớp bần màu nâu xám. Mô mềm vỏ gồm 3 đến 4 hàng tế bào thành mỏng. Nội bì gồm một hàng tế bào rõ. Trụ bì gồm 2 đến 3 hàng tế bào đều đặn sát với nội bì. Trong mô mềm rải rác có những đám mạch rây. Tầng phát sinh libe-gỗ gồm 2 hàng tế bào xếp thành vòng khá rõ. Libe khá phát triển, những bó gỗ cấp 2 và cấp 1 xếp thành hình chữ V rộng. Tia ruột rộng và mô mềm ruột phát triển.

Bột

Mảnh bần tế bào hình chữ nhật, thành dày. Mảnh mô mềm tế bào gần tròn hoặc hơi dài, thành mỏng, chứa các hạt tinh bột. Rất nhiều hạt tinh bột hình đĩa, hình chuông, hình nhiều cạnh, đường kính 2 µm đến 25 µm, có nhiều hạt kép đôi, kép ba. Mảnh mạch mạng, mạch vạch.

Định tính

A. Cho khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón có nút mài, dung tích 50ml,thấm ẩm bằngamoniac đậm đặc (TT). Sau 10 min thêm 20mlether(TT), lắc đều, nút kín và để yên 30 min, thỉnh thoảng lắc. Gạn lấy lớpether,làm khan bằngnatrisufatkhan (TT), lọc và bốc hơi trên cách thủy tới khô. Hòa tan cắn với 5mldung dịchacid sulfuricloãng (TT), lọc. Dùng dịch lọc thu được để làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch chiết, thêm 2 giọtthuốc thửMayer(TT) sẽ xuất hiện tủa trắng.

Lấy 1mldịch chiết, thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu.

Lấy 1mldịch chiết, thêm 2 giọtthuốc thửDragen-dorff(TT) sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằngamoniac (TT), để yên 20 min, chiết bằngcloroform(TT) trong bình Shoxlet trong khoảng 30 min. Cất thu hồi dung môi. Hòa tan cắn trong 2mlmethanol(TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan aconitin trongmethanol(TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phunthuốc thửDragendorff(TT). Trên sắc ký đồ, dịch thử có 7 vết, trong đó phải có vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết aconitin của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Kimloại nặng

Không quá 1 phần triệu Pb; 0,1 phần triệu Cd; 0,2 phần triệu Hg, 3,0 phần triệuAs(Phụ lục 9.4.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu (qua rây số 355) đã xác định độ ẩm, cho vào bình nón có nút mài dung tích 250ml.Thêm 50mlhỗn hợpether-cloroform (3 : 1) và 4mlamoniac (TT). Đậy nút, lắc kỹ, để qua đêm, gạn, lấy dịch lọc. Cho vào bã 50mlhỗn hợpether - cloroform (3 : 1), lắc kỹ, để 1 h, lọc, thu dịch lọc. Rửa bã 4 lần, mỗi lần với 15mlhỗn hợpether- cloroform (3 : 1), thu dịch rửa. Gộp dịch lọc và dịch rửa. Bốc hơi cách thủynhiệt độ 50°C đến60 °C. Hòa tan cắn bằng 5mlethanol(TT).Thêm chính xác 15mldung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ) và 15mlnước cất mới đun sôi để nguội, 3 giọt đỏmethyl(TT). Chuẩn độ bằngdung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu vàng.

1mldung dịchacid sulfuric0,02 N (CĐ) tương đương với 12,9 mg alcaloid toàn phần tính theo aconitin(C34H47O11N).

Hàm lượng phần trăm alcaloid toàn phần (X %) của dược liệu khô kiệt tính theo công thức:

trong đó:

p là khối lượng dược liệu khô kiệt (g);

n là sốmldung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đã dùng.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,6 % alcaloid toàn phần tính theo aconitin(C34H47O11N).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi trời nắng ráo, đào về, loại bỏ rễ củ chính và rễ tua, thu lấy rễ củ nhánh (Phụ tử), rửa sạch để chế thành Diêm phụ tử, Hắc phụ tử, Bạch phụ tử.

Bào chế

A. Diêm phụ tử (còn gọi là Sinh phụ tử): Rễ củ con loại to, rửa sạch bỏ vào vại, thêm magnesi clorid, muối ăn và nước (cứ 100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 30 kg muối ăn, 60 lít nước), ngâm 10 ngày, lấy ra phơi khô rồi lại cho vào vại. Cứ thế, ngày phơi, tối ngâm (nước ngâm phải sâm sấp trên củ) cho đến khi muối thấm tới phần giữa củ và củ trở nên cứng chắc, mặt ngoài củ thấy muối kết tinh trắng là được. Trong quá trình ngâm thỉnh thoảng thêm magnesi clorid, muối ăn, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu. Trước khi dùng thái lát mỏng 5 mm, rửa nước đến hết vị cay tê, đem phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu chưa thái lát có hình nón, dài 3,5cmđến 5cm,đường kính 1,5cmđến 2,5cm.Bên ngoài màu xám đen được phủ một lớp bột muối nhỏ, đỉnh có vết sẹo lõm, bao quanh là các rễ con ngắn hoặc các vết sẹo của rễ con. Chất chắc. Mặt cắt ngang có màu nâu xám, viền ngoài có các đường nứt chứa đầy bột muối nhỏ và vòng phát sinh libe-gỗ nhiều cạnh, trong vòng phát sinh libe-gỗ có các bó mạch gỗ tập hợp thành đám không đều. Mùi nhẹ, vị mặn, cay, tê.

Đạm phụ phiến: Lấy Diêm phụ tử, ngâm nước, mỗi ngày thay nước 2 - 3 lần để tẩy hết muối, nấu kỹ cùng với Cam thảo, Đậu đen và nước cho đến khi không còn lõi trắng và bổ ra nếm không thấy tê cay thì thôi. Lấy dược liệu ra, loại bỏ Cam thảo, Đậu đen, thái lát, phơi khô (100 kg Diêm phụ tử dùng 5 kg Cam thảo, 10 kg Đậu đen).

B. Hắc phụ tử: Rễ củ con loại trung bình, rửa sạch, cho vào vại, thêm magnesi clorid, nước ngâm vài ngày (100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 20 L nước). Sau đó luộc chín không còn lõi trắng, lấy ra rửa sạch, để cả vỏ, thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng 5 mm. Lại ngâm với magnesi clorid và rửa bằng nước một lần nữa. Cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải để tẩm đến khi lát mỏng có màu nước chè đặc. Sau đó rửa bằng nước đến hết vị cay, phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu là các lát cắt dọc rộng ở phía trên, hẹp dần về phía dưới, dài 1,7cmđến 5cm,rộng 0,9cmđến 3cm,dày 0,2cmđến 0,5cm.Vỏ ngoài màu nâu đen, mặt cắt màu vàng sẫm, có dầu và bóng láng, trong mờ và có các bó mạch chiều dọc. Chất cứng và dễ gãy. Mặt gãy như sừng, mùi nhẹ, vị nhạt.

C. Bạch phụ tử: Rễ củ con loại nhỏ, rửa sạch cho vào vại, ngâm trong nước magnesi clorid (pha như trên) vài ngày. Sau đó đun tới chín đến giữa củ, lấy ra bóc vỏ bỏ. Thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng 3 mm, rửa hết vị cay tê, hấp chín, phơi khô, xông hơi diêm sinh, rồi phơi đến khô.

Dược liệu là các lát dày khoảng 3 mm, không có vỏ ngoài, màu trắng vàng, trong mờ.

D. Phụ phiến sao: Lấy cát rang nóng, cho Hắc phụ tử và Bạch phụ tử vào sao cho đến khi phồng lên và hơi biến màu. Lấy ra sàng bỏ cát, để nguội.

Các dược liệu đã bào chế phải đáp ứng phép thử giới hạn aconitin như sau:

Giới hạn aconitin

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Nhôm oxyd kiềm.

Dung môi khai triển: n - Hexan - ethyl acetat (1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 20 g bột thô Hắc phụ tử, Bạch phụ tử hoặc Đạm phụ phiến cho vào một bình nón, thêm 150mlether(TT), lắc 10 min, thêm 10mldung dịch amoniac [lấy 400mlamoniac (TT), thêmnước vừa đủ 100ml],lắc 30 min, để yên 1 h đến 2 h. Tách lấy lớp dịch chiếtethervà làm bay hơi dung môi đến cắn. Hòa tan cắn trong 2mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan aconitin trongethanol(TT) để được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 6 µl dung dịch thử và 5 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch là hỗn hợp đồng thể tích của dung dịchkaliiodid {hòa tan 16,5 gkaliiodid (TT) trong vừa đủ 1000mlnước} thuốc thửDragendorff(TT). Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng ban ngày. Kích thước của vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn vết aconitin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu hoặc không có vết nào xuất hiện trên sắc ký đồ của dung dịch thử.

Bảo quản

Để nơi khô mát, trong bình kín, tránh ẩm.

Tính vị, qui kinh

Tân, cam, đại nhiệt, có độc. Vào các kinh tâm, thận, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4 g đến 12 g dược liệu đã bào chế đạt tiêu chuẩn giới hạn aconitin, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, âm hư nội nhiệt, trẻ em dưới 15 tuổi không được dùng. Không nên phối hợp với Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch liễm.

PHỤC LINH

Poria

Bạch linh

Thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm Phục linh[Poriacocos (Schw.) Wolf],họ Nấm lỗ (Polyporaceae), mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông.

Mô tả

Thể quả nấm Phục linh khô: Hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.

Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi.

Phục linh khối: Sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.

Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.

Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.

Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.

Bột

Màu trắng tro. Soi kính hiển vi thấy: Có những khối sợi nấm dạng hạt không đều và những khối phân nhánh, không màu, sợi nấm không màu hoặc màu nâu nhạt, mảnh dẻ, nhỏ, dài, hơi cong, phân nhánh, đường kính 3 µm đến 8 µm, ít khi có sợi nấm đường kính tới 16 µm.

Ngâm bột dược liệu trongdung dịch cloral hydrat khoảng 30 min, sẽ thấy bột tan dần (bột có hiện tượng trong dần).

Định tính

A. Lấy 1,0 g bột dược liệu, thêm 5mlaceton (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 5 min, thỉnh thoảng lắc, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cặn trong 0,5mlanhydridacetic(TT), thêm 1 giọtacid sulfuric(TT), xuất hiện màu đỏ nhạt, sau chuyển thành màu xanh.

B. Nhỏ 1 giọtdung dịch iod- iodid(TT)lên bột dược liệu sẽ có màu đỏ thẫm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - acid formic (20 : 5 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 50mlether(TT), siêu âm 10 min, lọc, bay hơi dịch lọc đến cắn, hòa cắn trong 1mlmethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Phục linh (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch vanilin 2%trong hỗn hợpacid sulfuric-ethanol(4:1), sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Tỷ lệ qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 2,5 %, tính theo dược liệu khôkiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và bề mặt nhăn nheo, phơi âm can đến khô. Trước khi dùng ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.

Hoặc khi Phục linh còn tươi, thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió đến khô.

Tùy theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.

Bảo quản

Nơi khô mát tránh ẩm, vụn nát.

Tính vị, qui kinh

Cam, đạm, bình. Quy vào kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ hòa trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thủy thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư thấp nhiệt không nên dùng.

QUA LÂU (Hạt)

Semen Trichosanthis

Qua lâu tử

Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Qua lâu (Trichos-antheskirilowii Maxim.) hoặc cây Song biên qua lâu(Trichosanthes rosthornii Harms),họ Bí (Cucurbit-aceae).

Mô tả

Hạt qua lâu hình bầu dục dẹt, phẳng, dài 12 mm đến 15 mm, rộng 6 mm đến 10 mm, dày 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, trơn nhẵn. Xung quanh mép hạt có rãnh tròn. Đỉnh hạt tương đối nhọn, có rốn hình điểm, lõm xuống. Đáy hạt tròn tù. Vỏ hạt ngoài cứng, vỏ hạt trong là màng mỏng, màu lục xám, bọc lấy 2 lá mầm dày, màu trắng ngà, chứa nhiều dầu. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt dịu, hơi đắng.

Hạt Song biên qua lâu tương đối to hơn hạt Qua lâu và dẹp hơn, dài 15 mm đến 25 mm, rộng 8 mm đến 14 mm, dày 2,5 mm đến 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu. Mép hạt có rãnh rõ, tương đối sâu vào trong. Đỉnh hạt rộng và phẳng hơn.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat (5 : 1).

Dung dịch thử: Cho 1 g dược liệu vào bình nón, chiết siêu âm trong 10 min với 10mletherdầu hỏa (60 °C đến 90 °C) (TT), lọc. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột quả Qua lâu (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, xuất hiện ít nhất 3 vết tắt quang tương đương với các vết ở sắc đồ của dung dịch đối chiếu. Các vết này chuyển sang màu nâu xám khi tiếp tục phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT).

Tạp chất

Tỷ lệ hạt thối lép: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 20,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Cân chính xác khoảng 4 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh. Dùngetherdầu hỏa (60°C đến90 °C) (TT) làm dung môi. Dịch thu được đem cô ở áp suất giảm đến cắn có khối lượng không đổi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bổ quả, lấy hạt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Qua lâu tử: Loại bỏ tạp chất và hạt lép hỏng, rửa sạch, phơi khô, giã nát khi dùng.

Qua lâu tử sao: Lấy Qua lâu tử sạch, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi hạt phồng lên, lấy ra để nguội. Khi dùng giã vụn.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, khổ, hàn. Vào các kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế, hóa đàm và nhuận tràng. Chủ trị: Ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Phản Ô đầu, Phụ tử, và Thiên hùng.

QUA LÂU (Quả)

FructusTrichosanthis

Quả chín đã bỏ hạt được phơi hay sấy khô của cây Qua lâu(Trichosantheskirilowii Maxim.), hoặc cây Song biên qua lâu (Trichosanthes rosthomii Harms),họ Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Quả hình bầu dục rộng hoặc hình cầu, dài 7cmđến 15cm,đường kính 6cmđến 10cm.Mặt ngoài màu đỏ cam hoặc vàng cam, nhăn nheo hoặc nhẵn bóng. Đỉnh quả còn sót lại gốc vòi nhụy. Đáy quả hơi nhọn với cuống quả còn sót lại. Quả nặng nhẹ khác nhau không đồng nhất. Chất xốp, dễ vỡ. Mặt trong màu trắng vàng, có các xơ hình mắt lưới màu vàng đỏ. Ruột quả màu vàng cam, dính đặc sệt, có nhiều hạt kết dính lại thành đám. Có mùi như mùi đường cháy.

Qua lâu thái lát hoặc cắt miếng: Những lát hoặc miếng không đều, cuộn lại, dài 6 đến 12cm.Mặt ngoài màu đỏ cam hoặc vàng cam, bị co lại hoặc tương đối mịn; mặt trong màu trắng ngà, có các sợi dạng lưới màu vàng đỏ. Chất giòn, dễ bẻ gãy. Có mùi như mùi đường cháy. Vị hơi chua và ngọt.

Bột

Màu nâu vàng. Nhiều tế bào đá tụ thành đám hoặc rải rác, màu lục vàng hoặc vàng nhạt, hình vuông hoặc hình đa giác tròn, thành có ống trao đổi nhỏ, dày đặc. Tế bào biểu bì vỏ quả hình gần vuông hoặc hình gần đa giác, thành dày lồi lên uốn lượn. Tế bào biểu bì vỏ hạt hình gần đa giác hoặc không đều, thành hơi lượn sóng, có các vạch cutin thẳng. Tế bào mô cứng tương đối lớn, đơn lẻ, màu nâu, hình dạng khác nhau. Mảnh mạch xoắn, mạch lưới.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol - acid formic - nước (12 : 1 : 0,1 : 0,1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlmethanol(TT), siêu âm trong 20 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 5mlnước. Lắc dung dịch thu được vớin-butanol bão hòa nước (TT)bốn lần, mỗi lần 5ml,gộp dịch chiết n-butanol và bốc hơi đến khô. Hòa tan cắn trong 2mlmethanol(TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột quả Qua lâu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả tại mục Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric 10% trongethanol(TT).Sấy bản mỏng ở 105°C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết huỳnh quang cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá16,0 % (Phụ lục9.6, 1 g,105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới31,0%tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngnướclàm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy quả chín, cắt và loại bỏ cơm quả và hạt, hong khô nơi thoáng mát và phơi âm can hoặc sấy nhẹ đến khô.

Qua lâu thái lát hoặc cắt miếng: Lau sạch, dát mỏng, thái lát hay cắt thành miếng.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, hàn. Vào các kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: Ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Phản Ô đầu, Phụ tử và Thiên hùng. Không dùng cho người tỳ hư gây ỉa lỏng.

QUẾ (Cành)

Ramulus Cinnamomi

Quế chi

Cành phơi hay sấy khô của cây Quế (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số loài Quế khác (Cinna-momum zeylanicum Blume, Cinnamomum loureirii Nees.), họ Long não (Lauraceae).

Mô tả

Cành hình trụ tròn, thường chặt khúc dài 2 cm đến 4 cm, đường kính 0,3 cm đến 1 cm. Mặt ngoài màu nâu đến màu nâu đỏ, có nhiều vết nhăn dọc nhỏ và các vết sẹo cành, sẹo của chồi và nhiều lỗ vỏ. Chất cứng giòn, dễ gãy. Trên bề mặt vết cắt thấy: lớp vỏ màu nâu, bên trong có gỗ màu vàng nhạt tới nâu vàng, ruột gần tròn. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt và hơi cay.

Vi phẫu

Mặt cắt hình tròn từ ngoài vào trong có: Biểu bì có một hàng tế bào, mang lông che chở đơn bào. Với cành già ngoài cùng là lớp bần. Mô mềm vỏ có từ 3 đến 5 lớp tế bào, một số tế bào có thành dày lên về một phía; các tế bào chứa tinh dầu và các tế bào mô cứng nằm rải rác trong mô mềm vỏ. Nhóm các tế bào mô cứng sắp xếp thành vòng không liên tục, đi kèm với các bó sợi. Với cành già hơn tế bào cứng tạo thành vòng liên tục. Libe tạo thành bó hay vòng. Tầng phát sinh libe-gỗ. Các mạch gỗ xếp thành hàng hướng tâm. Trong cùng là mô mềm ruột. Các tinh thể calci oxalat hình kim tập trung ở tia ruột và mô mềm ruột.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n-Hexan - cloroform - ethyl acetat (4 : 1 : 1).

Dung dịch thử: lấy 2,0 g bột dược liệu qua cỡ rây số 250, thêm 10 ml ether (TT), lắc trong 3 min, lọc.

Dung dịch đối chiếu: dung dịch aldehyd cinnamic 0,1 % trong ether (TT). Hoặc lấy 2,0 g bột cành Quế (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch 2,4-dinitrophenyl hydrazin (TT). Quan sát dưới ánh sáng thường.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 5 vết màu da cam, trong đó có một vết có cùng màu và giá trị Rf với vết aldehyd cinnamic của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng cành Quế để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 4,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hái vào mùa xuân và mùa hè, bỏ lá lấy cành phơi hoặc sấy khô, hoặc nhân lúc tươi chặt đoạn dài 2 cm đến 4 cm, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát; trong bình kín.

Tính vị qui kinh

Tân, cam, ôn. Vào kinh phế, tâm, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù, đái không thông lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng và phụ nữ có thai không dùng.

QUẾ (Vỏ thân, vỏ cành)

Cortex Cinnamomi

Vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến và phơi khô của cây Quế Cinnamomum cassia Presl. hoặc một số loài quế khác (Cinnamomum zeylanicum Blume, Cinnamomum loureirii Nees.) họ Long não (Lauraceae).

Mô tả

C. cassia: Mảnh vỏ thường được cuộn tròn thành ống, dài 5 cm đến 50 cm, rộng 1,5 cm đến 10 cm, dày 1 mm đến 8 mm. Mặt ngoài màu nâu đến nâu xám, có các lỗ vỏ và vết cuống lá (không nhìn thấy ở vỏ đã hóa bần dày). Mặt trong màu nâu đỏ đến nâu sẫm, nhẵn hoặc hơi gồ ghề. Chất cứng và giòn, dễ bẻ gãy; mặt bẻ không nhẵn, có xơ. Mặt cắt ngang có hai lớp: lớp ngoài màu vàng nâu, hơi thô ráp, lớp trong màu nâu đỏ, có xơ ngắn; Có một vòng màu nâu hơi vàng giữa hai lớp. Mùi thơm, vị cay ngọt, sau tê nhẹ.

Ở loài quế C. zeylanicum, vỏ thường mỏng hơn vỏ của loài C. cassia, lớp trong màu nâu vàng, mùi thơm nhẹ.

Ở loài quế C. loureirii, lớp bần màu nâu ngoài cùng có thể bị cạo bỏ nên chỉ còn một lớp màu nâu hơi đỏ hay nâu sẫm, mùi rất thơm, thể chất giòn, dễ bẻ, vết bẻ có xơ.

Vi phẫu

Ngoài cùng là bần gồm nhiều lớp tế bào xếp thành hàng, khá dày, có nhiều chỗ bị bong ra hoặc nứt rách. Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình nhiều cạnh hoặc có dạng chữ nhật nằm ngang, thành mỏng chứa hạt tinh bột rất nhỏ. Rải rác trong mô mềm có tế bào tiết tinh dầu, tế bào tiết chất nhầy, tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ. Sát lớp bần có tế bào mô cứng xếp riêng lẻ hay các đám mô cứng xếp thành từng cụm, tế bào hình nhiều cạnh hoặc thuôn dài với thành dày đều đặn. Một số tế bào mô cứng có thành dày theo hình chữ U. Sát libe là vòng mô cứng gần như liên tục với tế bào có thành dày, khoang hẹp. Lớp libe cấp 2 phát triển nhiều, gồm tế bào thành mỏng xen lẫn với một số tế bào biến thành sợi có thiết diện vuông hoặc hơi tròn, thành dày, nằm rải rác. Libe cấp 2 bị tia tủy gồm từ 1 đến 5 dãy tế bào chia cắt thành từng cụm, nhiều tia tủy phát triển rộng ra đến mô mềm vỏ, chứa tinh thể calci oxalat hình kim. Rải rác trong libe còn có tế bào tiết tinh dầu, tế bào tiết chất nhầy, tế bào chứa tinh bột như trong mô mềm vỏ.

Bột

Bột màu vàng nâu hoặc nâu sẫm, mùi thơm, vị cay, hơi ngọt.

Nhiều sợi màu vàng nhạt, dài 200 µm đến 400 µm, đường kính 20 µm đến 50 µm, thành dày, khoang hẹp. Tế bào mô cứng gồm hai loại: một loại hình trái xoan hay chữ nhật, thành dày, khoang rộng hay hẹp, có ống trao đổi rõ; một loại tế bào có thành dày lên hình chữ U, khoang hẹp hơn, ống trao đổi rõ. Các tế bào mô cứng thường đứng riêng rẽ hoặc tụ thành từng đám, dài 60 µm đến 120 µm, rộng 30 µm đến 50 µm. Mảnh mô mềm, tế bào thành mỏng, trong chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột nhỏ, hình nhiều cạnh hoặc hơi tròn, đường kính 6 µm đến 15 µm, đứng riêng rẽ hoặc kép đôi, kép ba. Tinh thể calci oxalat hình kim thường bị gãy thành đoạn ngắn. Mảnh bần màu vàng nâu, gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành khá dày.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n-Hexan - cloroform - ethyl acetat (4 : 1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2,0 g bột dược liệu qua cỡ rây số 250, thêm 10 ml ether (TT), lắc trong 3 min, lọc.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch aldehyd cinnamic chuẩn có nồng độ 0,1 % trong ether (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm đến 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun lên bản mỏng dung dịch 2,4-dinitrophenyl hydrazin (TT). Quan sát dưới ánh sáng thường.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 5 vết màu da cam, trong đó có một vết có cùng màu và giá trị Rf với vết aldehyd cinnamic của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g bột thô dược liệu.

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Cân chính xác khoảng 20 g dược liệu khô đã xay nhỏ (qua rây số 355) vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 200 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Cho 0,5 ml xylen (TT) vào ống hứng tinh dầu có khắc vạch, tiến hành cất trong 3 h với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/min.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt).

Chế biến

Vào tháng 4 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10, chọn những cây quế sống 5 năm trở lên để bóc vỏ (cây sống càng lâu càng tốt). Trước khi bóc, lấy lạt buộc quanh thân và cành to, cách khoảng 40 cm đến 50 cm buộc một vòng để cắt cho đều. Dùng dao nhọn cắt đứt phân nửa thân hoặc cành, rồi cắt dọc từng đoạn. Mỗi lần lấy vỏ, chỉ lấy một nửa bên, để lại nửa bên cho cây tái sinh. Sau đó lấy que nứa đã vót nhọn và mỏng lách vào khe, tách vỏ quế ra, để riêng từng loại. Chú ý khi bóc vỏ quế không được làm sót lại gỗ vì như vậy quế sẽ giảm giá trị.

Vỏ quế to dày phải ủ, ngâm nước một ngày, rửa sạch, để ráo nước. Lấy lá chuối tươi, hơ mềm lót quanh sọt dày độ 5 cm, xếp vỏ quế vào đầy sọt, đậy bằng lá chuối (cũng dày 5 cm). Buộc chặt để 3 ngày (mùa nóng) hoặc 7 ngày (mùa lạnh), hàng ngày đảo trên xuống dưới, dưới lên trên cho nóng đều. Dỡ quế ở sọt ra, đem ngâm nước 1 h nữa. Vớt ra đặt lên phên nứa, lấy một phên nứa khác đè lên, ép cho phẳng, để chỗ khô mát đến khi quế se. Lấy từng thanh quế, buộc ép vào ống nứa tròn thẳng (để cho dáng thẳng và đẹp), trong thời gian buộc ép như vậy, hàng ngày mở ra hai lần, lau chùi mặt trong cho bóng, rồi lại buộc vào. Cứ làm như vậy hàng ngày cho đến khi khô là được. Thời gian ủ quế đến khi hoàn tất phải mất 15 ngày đến 16 ngày (mùa nóng) hoặc 1 tháng (mùa mưa) và có khi hơn.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, gọt bỏ lớp bần, nếu làm thuốc hoàn tán thì giã nát, tán thành bột; với thuốc thang thì mài với nước thuốc để uống.

Bảo quản

Để nơi khô, mát; trong bình kín.

Để tránh làm mất hương vị của quế, lấy sáp ong miết vào hai đầu của thanh quế, bọc giấy polyetylen, cho vào thùng kín để nơi khô mát.

Tính vị, qui kinh

Tân, cam, đại nhiệt. Vào các kinh thận, tỳ, tâm, can.

Công năng, chủ trị

Bổ hỏa trợ dương tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết thông kinh. Chủ trị: Lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

Cách dùng, liều dùng

Ngày dùng từ 1 g đến 4 g, dạng thuốc hãm, hoặc thuốc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai không dùng.

QUI GIÁP VÀ QUI BẢN

Carapax et Plastrum Testudinis

Mai rùa và yếm rùa

Mai và yếm đã phơi khô của con Rùa đen (Ô quy) (Chinemys reveesii Gray), họ Rùa (Emydidae).

Mô tả

Mai và yếm rùa liền nhau nhờ các cầu xương. Mai hơi dài hơn yếm.

Mai có hình bầu dục hẹp, khum khum, dài 7,5 cm đến 22 cm, rộng 6 cm đến 18 cm, phần phía trước hơi hẹp hơn phía sau, mặt ngoài màu nâu hoặc màu nâu đen, đầu phía trước có 1 khối sừng cổ, giữa sống lưng có 5 khối sừng đốt. Ở 2 bên mai có 4 khối sừng sườn, đối nhau, cạnh mỗi bên lại có 11 khối sừng rìa. Phần đuôi có 2 khối sừng mông (đồn giáp).

Yếm rùa có dạng phiến (tấm) gần như hình bầu dục, hình chùy viên, hình chữ nhật dài, rộng 5,5 cm đến 17 cm, dài 6,4 cm đến 21 cm, mặt ngoài yếm màu nâu vàng nhạt đến nâu có 12 tấm khối sừng, mỗi tấm có vân dạng tia xạ, màu nâu tía. Mặt trong màu trắng vàng đến màu trắng tro, có vết máu hoặc thịt còn sót lại. Sau khi cạo, làm sạch, có thể thấy ở phía trong có 9 khối xương dẹt (9 bản), mép nối các tấm có răng cưa khớp vào nhau. Phía đầu hình tròn tù hoặc bằng, phía đuôi có 1 khía hình tam giác, 2 cạnh đều, có dạng cánh, cong chếch lên ở 2 bên. Chất cứng, rắn, có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.

Chế biến

Thu bắt quanh năm, nhưng thường vào mùa thu và mùa đông. Sau khi bắt được rùa, giết, bóc lấy mai và yếm, loại bỏ thịt còn sót lại, phơi khô (gọi là huyết bản). Hoặc sau khi bắt được rùa, luộc qua rồi bóc lấy mai và yếm, cạo sạch thịt còn sót lại, phơi khô (thang bản).

Huyết bản bóng láng, không bóc da, có khi còn vết máu.

Thang bản màu thâm hơn, có vết da bị lóc, mặt trong màu trắng tro, hoặc màu vàng nhạt, không bóng.

Bào chế

Quy giáp và quy bản: Lấy mai rùa và yếm rùa, đồ 45 phút, lấy ra để trong nước nóng, cạo sạch ngay thịt da còn sót lại, rửa sạch, phơi khô.

Quy giáp và quy bản chế dấm: Cho cát sạch vào nồi, sao to lửa cho khô, cho Quy giáp và Quy bản vào, sao đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra, loại bỏ cát, ngâm qua dấm, phơi khô. Khi dùng giã vụn (10 kg Qui giáp và Qui bản dùng 2 lít dấm).

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Hàm, cam, vi hàn. Vào các kinh can, thận, tâm.

Công năng, chủ trị

Tư âm tiềm dương, ích thận cường cốt, dưỡng huyết bổ tâm. Chủ trị: Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ băng lậu đới hạ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 24 g, sắc trước các vị thuốc khác. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người bệnh hư nhược mà không có hỏa, người hư hàn, ỉa lỏng không được dùng. Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng.

RAU MÁ

Herba Centellae asiaticae

Tinh tuyết thảo

Toàn cây tươi hoặc phơi khô của cây Rau má (Centella asiatica Urb.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rau má là loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu. Lá hình mắt chim, rộng 2 cm đến 4 cm, khía tai bèo, cuống lá dài 2 cm đến 4 cm ở những nhánh mang hoa và 8 cm đến 12 cm ở những nhánh thường. Cụm hoa là một tán đơn ngắn, hình tán đơn, mọc ở nách lá. Quả rủ mọc đôi, dẹt, tròn, rộng 3 mm đến 5 mm, có cạnh dọc nhô lên và vân lưới nhỏ rõ rệt, cuống quả rất ngắn.

Dược liệu khô thường cuộn lại thành khối. Rễ dài 2 cm đến 4 cm, đường kính 1 mm đến 1,5 mm; mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu vàng xám. Thân dài nhỏ, cong queo, màu vàng nâu, có vân nhăn dọc, trên mấu thường thấy rễ. Phiến lá có nhiều vết nhăn rách, đường kính 1 cm đến 4 cm, màu lục xám, mép có răng thô. Cuống lá dài 3 cm đến 6 cm, cong queo. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Vi phẫu

Thân: Biểu bì gồm 2 đến 3 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô dày ở những chỗ lồi của thân. Ống tiết ở sát biểu bì, đường kính 23 µm đến 24 µm gồm có 5 đến 7 tế bào tiết. Mô mềm ruột. Các bó libe-gỗ chồng kép, xếp theo vòng tròn liên tục, mỗi bó gồm: một đám mô cứng, libe và gỗ. Tầng sinh libe-gỗ gồm một lớp tế bào xếp đều đặn giữa libe và gỗ. Mô mềm ruột.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 20 % (TT), để qua đêm. Lọc, thêm dung dịch chì acetat 10% (TT) vào dịch lọc đến khi tủa hết. Lọc lấy dung dịch, sau đó loại chì thừa bằng 5 ml dung dịch natri sulfat bão hòa (TT). Lọc, lấy dịch lọc cho vào bình gạn, thêm cùng một thể tích hỗn hợp ethanol - cloroform (1 : 3). Lắc, để lắng, gạn lấy phần ethanol - cloroform. Làm khan nước trong 12 h với natri sulfat khan (TT), bốc hơi dung môi trên cách thủy cho đến khô. Hòa cắn trong 2 ml ethanol (TT) được dung dịch A dùng làm các phản ứng sau:

Lấy 0,5 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm, cho một vài tinh thể α-naphtol (TT) rồi thêm 1 ml acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ carmin.

Lấy 0,5 ml dung dịch A, thêm 0,5 ml thuốc thử mới pha, gồm hỗn hợp 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) và 9,5 ml dung dịch acid picric bão hòa (TT), xuất hiện màu đỏ da cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (7 : 3 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 1,0 g bột dược liệu (qua cỡ rây số 250), thêm 25 ml ethanol 96 % (TT), đun hồi lưu 30 min, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 20 ml nước, chiết hai lần với n-butanol bão hòa nước (TT), mỗi lần 15 ml. Gộp các dịch chiết n-butanol, rửa bằng 15 ml nước bão hòa n-butanol (TT), bỏ lớp nước, lấy lớp n-butanol bốc hơi đến khô. Hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan asiaticosid chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có asiaticosid thì dùng 1 g Rau má (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 5 µl đến 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu và giá trị Rf với vết asiaticosid trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụlục 9.6, 1g, 85°C, 4h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 3,5 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 25,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Hái toàn cây, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô, khi dùng cắt đoạn.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, hàn. Vào các kinh can, tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng. Tiểu tiện rắt buốt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 30 g đến 40 g Rau má tươi, vò nát, lấy nước hoặc sắc uống. Dùng dược liệu khô, ngày dùng từ 15 g đến 30 g. Dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Dùng dược liệu tươi, giã nát, đắp chữa vết thương do ngã, gãy xương, bong gân và làm tan ung nhọt, lượng thích hợp.

RAU SAM

Herba Portulacae

Phần trên mặt đất được phơi hoặc sấy khô của cây Rau sam (Portulaca oleracea L.) họ Rau sam (Portul-acaceae).

Mô tả

Đoạn thân lá có thể mang hoa và quả, dài ngắn không đều, có thể tới 30 cm, mềm dẻo, thường cuộn lại thành đám rối màu nâu hay nâu đen. Thân hình trụ đường kính 1 mm đến 2 mm có những rãnh dọc. Là hình trứng ngược, đầu lá có thể hơi lõm vào dạng như hình tim, mọc đối, ở ngọn lá mang có thể mọc gần như tỏa tròn phía dưới hoa. Hoa không cuống, mọc thành cụm ở đầu cành. Quả nang mở bằng nắp với nhiều hạt nhỏ. Mùi đặc trưng; vị nhạt hơi chua.

Vi phẫu

Thân có tiết diện gần như tròn. Một hay hai lớp mô dày phiến. Mô mềm vỏ to với các tế bào gần tròn, có nhiều khoảng gian bào. Mô mềm có nhiều tinh thể calci oxalat. Bó libe-gỗ cấp 1 có dạng tam giác riêng lẻ hay hợp thành hình chữ V với gỗ ở phía trong, libe phía ngoài. Mô mềm tủy hẹp.

Lá có hình cung mặt trên, lồi rõ mặt dưới nơi gân giữa. Bó libe-gỗ làm thành hình lưỡi liềm tạo bởi 3 bó libe-gỗ cách rời nhau bởi hai khe hẹp gồm những tế bào nhỏ. Dưới lớp libe là lớp mô dày cũng bị chia cắt tương tự bó libe-gỗ. Mô mềm vùng phiến lá có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai và nhiều khuyết.

Bột

Bột màu nâu, mùi đặc trưng.

Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu song bào, mảnh mô mềm mang đầy tinh thể calci oxalat hình cầu gai với kích thước thay đổi. Hạt tinh bột hình cầu có rốn hình sao. Mảnh mạch vạch, mạch mạng, đám tế bào mô cứng. Thỉnh thoảng gặp các mảnh biểu bì cánh hoa, các hạt phấn.

Định tính

A. Lấy 10 g bột dược liệu cho vào bình nón, chiết với 50 ml ethanol 95 % (TT) trên cách thủy trong 10 min. Lọc lấy dịch lọc, cô trên cách thủy còn khoảng 1/4 thể tích. Lắc dịch chiết với 20 ml ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT) (chia làm 3 lần 10, 5, 5 ml). Lấy dịch cồn-nước còn lại, thêm 10 ml nước, chiết với ethyl acetat (TT) 3 lần, mỗi lần 10, 5, 5 ml. Gộp chung dịch ethyl acetat rồi bốc hơi dung môi trên cách thủy tới cạn. Hòa tan cắn trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 % (TT), lọc. Chia dịch lọc vào 3 ống nghiệm nhỏ, thêm riêng biệt vào mỗi ống 2 giọt đến 3 giọt các thuốc thử Mayer (TT), Bouchardat (TT)Bertrand (TT), lắc nhẹ. Các dung dịch phải xuất hiện tủa.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G60F254.

Dung môi khai triển: cloroform - methanol - amoniac (9 : 1 : 1 giọt).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 3 g bột dược liệu, thêm 10 ml n-hexan (TT), siêu âm trong 10 min, gạn bỏ lớp n-hexan, để dược liệu trên cách thủy cho bay hơi hết dung môi. Để nguội, thêm 20 ml cloroform (TT), lắc siêu âm 30 min, lọc, bay hơi dịch lọc trên cách thủy còn khoảng 1 ml làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 3 g bột Rau sam (mẫu chuẩn) chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Trên một bản mỏng chấm riêng biệt 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung dịch vanilin 2 % trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 110 °C cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 16,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thuốc được thu hái vào mùa hè và mùa thu, loại vỏ tạp chất và rễ còn sót lại, rửa sạch, hấp qua hay trần qua nước sôi và phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái đoạn, phơi khô.

Bảo quản

Nơi thoáng gió, tránh ẩm.

Tính vị, quy kinh

Toan, hàn. Vào các kinh tâm, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9 g đến 10 g dược liệu khô hoặc từ 30 g đến 60 g dược liệu tươi. Dùng ngoài giã nát đắp tại chỗ với lượng thích hợp.

RÂU MÈO

Herba Orthosiphonisspiralis

Thân, cành mang lá, hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Râu mèo [Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr. {Clerodentranthus spicatus (Thunb.) C.Y. Wu}], họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Thân non vuông, nhẹ, xốp, dài 20 cm đến 50 cm, đường kính 1 mm đến 3 mm, mặt ngoài màu nâu tím sẫm, có rãnh dọc và có lông trắng nhỏ. Lá nguyên có cuống ngắn, phiến hình mũi mác dài 4 cm đến 6 cm, rộng 2 cm đến 3 cm, mép có răng cưa, đầu lá thuôn nhọn, hai mặt lá màu lục sẫm, phần gân chính có phủ lông mịn. Cụm hoa là xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Dược liệu có mùi hăng, vị hơi mặn và sau hơi đắng.

Vi phẫu

Lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở và lông tiết. Lông che chở có nhiều ở phần gân giữa, gồm 2 đến 6 tế bào, mặt lông phủ cutin lởm chởm. Lông tiết có chân ngắn 1 đến 2 tế bào, đầu 2 đến 4 tế bào, chân ngắn một tế bào nằm sâu trong lớp biểu bì. Hai đám mô dày nằm sát biểu bì trên và dưới ở phần gân chính. Bó libe-gỗ xếp hình vòng cung tách đôi nằm giữa phần mô mềm của gân chính. Phần phiến lá có mô giậu gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp thẳng đứng dưới lớp biểu bì trên. Mô khuyết gồm 4 đến 6 hàng tế bào hình tròn.

Bột

Mảnh biểu bì và lỗ khí kiểu trực bào, lông che chở và lông tiết có dạng như đã mô tả ở phần vi phẫu. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (5 : 2 : 2 :1).

Dung dịch thử: Ngâm và lắc kỹ 1 g bột dược liệu với 5 ml cloroform (TT) trong khoảng 10 min. Lọc và dùng dịch trong làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Râu mèo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, làm khô bản mỏng và phun hỗn hợp dung dịch acid boric 10 % - dung dịch acid oxalic 10% (2 : 1), sau đó sấy ở 105 °C đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, vết màu vàng cho phát quang màu xanh lá mạ sáng.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hái vào tháng 3 đến tháng 4, lúc cây có nụ, trước khi nở hoa. Lấy lá, thân và ngọn có nụ hoa về phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Tính vị, qui kinh

Cam đạm, vi khổ, lương. Vào các kinh thận, bàng quang

Công năng, chủ trị

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Cách dùng, liều dùng

Ngày dùng từ 5 g đến 6 g, dạng hãm hoặc sắc.

RẺ QUẠT (Thân rễ)

RhizomaBelamcandae chinensis

Xạ can

Thân rễ để nguyên hay được cắt thành phiến mỏng đã phơi hay sấy khô của cây Rẻ quạt [Belamcanda chinensis (L.) DC.], họ La đơn (Iridaceae).

Mô tả

Đoạn thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, dài 3 cm đến 10 cm, đường kính 1 cm đến 2 cm, có những vân ngang là vết tích của nơi đính lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1 cm đến 5 cm, rộng 1 cm đến 2 cm, dày 0,3 cm đến 1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng nâu. Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần ngoài màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe-gỗ. Phiến cắt dọc có vỏ ngoài màu nâu sẫm, mặt cắt có những sợi dọc. Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Lớp bần dày, gồm những tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, rải rác có thể có các bó libe-gỗ là vết tích bó mạch của lá. Nội bì gồm một lớp tế bào nhỏ bao quanh phần trụ giữa. Các bó libe-gỗ đồng tâm (gỗ bao bọc libe) tập trung ở vùng sát nội bì, thưa hơn ở phần trung tâm. Mô mềm ruột gồm những tế bào thành mỏng có chứa hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.

Bột

Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh, thành dày, màu nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn và hơi trái xoan, đường kính 2 µm đến 17 µm, thỉnh thoảng gặp những hạt tinh bột kép gồm 2 đến 5 hạt đơn. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ nguyên hay bị gãy.

Định tính

Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 40 ml ethanol (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 30 phút. Lọc, cô dịch lọc còn khoảng 10 ml.

Nhỏ dịch chiết lên giấy lọc thành 2 vết riêng biệt, nhỏ tiếp lên một vết dịch chiết 1 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), để khô, soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết dịch chiết không có natri hydroxyd cho huỳnh quang vàng cam nhạt, vết dịch chiết có natri hydroxyd cho huỳnh quang vàng sáng.

Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi (TT) và 2 giọt đến 3 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT). Dung dịch có màu đỏ cam.

Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 2 ml cloroform (TT) và 2 ml dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), lắc mạnh. Đun trên cách thủy 2 phút, lắc đều, lớp nước kiềm có màu đỏ.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 8,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 18,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 90 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào đầu mùa xuân, khi cây mới nảy mầm hoặc cuối thu, khi lá khô héo, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Dược liệu khô đã loại bỏ tạp chất rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, hóa đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hoặc bột; làm viên ngậm, uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không nên dùng.

RIỀNG (Thân rễ)

RhizomaAlpiniaeofficinari

Thân rễ đã phơi khô của cây Riềng (Alpinia officinarum Hance), họ Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả

Thân rễ hình trụ, thường cong và phân nhánh nhiều, dài 5 cm đến 9 cm hoặc hơn, đường kính 2 cm đến 4 cm. Mặt ngoài màu nâu đỏ đến nâu sẫm, có nhiều nếp nhăn dọc và những mấu vòng màu xám; mỗi mấu dài 0,2 cm đến 1 cm, mang vết tích của rễ con. Thể chất dai, chắc, khó bẻ gẫy. Mặt gẫy màu vàng xám hay nâu đỏ. Vùng trụ chiếm 1/3 mặt cắt của thân rễ. Mùi thơm, vi hăng, cay.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, nhỏ xếp tương đối đều đặn, một số tế bào còn chứa khối nhựa màu nâu đỏ. Mô mềm vỏ khuyết. Nội bì thấy rõ, sát lớp nội bì là lớp trụ bì. Các bó libe gỗ rải rác trong phần mô mềm vỏ và mô mềm ruột, tập trung nhiều nhất ở sát lớp nội bì. Mỗi bó hình tròn hay hình trứng có mạch gỗ và libe ở giữa, bao quanh là các sợi, rải rác có các mạch gỗ bị cắt dọc. Nhiều tế bào tiết tinh dầu rải rác khắp mô mềm ruột và mô mềm vỏ.

Bột

Mảnh biểu bì gồm các tế bào hình đa giác, màu vàng nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu màu vàng nhạt. Tinh bột hình que ngắn, tròn ở hai đầu. Sợi có thành mỏng. Khối nhựa màu nâu đỏ. Mảnh mạch vạch, mạch vòng, mạch điểm.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, thêm 20 ml ethanol 96 % (TT), đun sôi, lắc đều, lọc. Lấy 2 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 1 % (TT), xuất hiện màu xanh đen.

Lấy 5 ml dịch lọc cho vào chén sứ, cô đến cắn. Hòa cắn với 5 ml thuốc thử xanthydrol {Lấy 10 mg xanthydrol hòa tan trong 99 ml acid acetic đậm đặc (TT), thêm 1 ml acid hydrocloric (TT), dùng trong vòng 1 ngày đến 2 ngày}, chuyển vào ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút bông rồi nhúng vào nước nóng trong 3 phút đến 5 min, dung dịch xuất hiện màu đỏ mận.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) - ethyl acetat (8 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 5 ml cloroform (TT), lắc trong 5 phút, lọc, cô dịch lọc còn khoảng 0,5 ml, lấy dịch này làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Riềng (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun thuốc thử vanilin - sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 110 °C cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết (ít nhất 5 vết) cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 5,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 90 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu, loại bỏ các rễ sợi và các bẹ vảy lá còn sót lại. Rửa sạch, cắt đoạn và phơi khô.

Bào chế

Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng và phơi khô.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, nhiệt. Quy vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Nôn mửa do vị hỏa và hoắc loạn do tràng nhiệt không nên dùng.

RONG MƠ

Sargassum

Toàn bộ sợi tảo được rửa qua nước ngọt, phơi khô của một số loài Rong mơ (Sargassum henslowianum J. Agarah), họ Rong đuôi ngựa (Sargassaceae).

Mô tả

Loại tản có phao hình cầu hay hình bầu dục: Tản cấu tạo bởi những sợi phân nhánh màu đỏ nâu đến nâu đen; đường kính khoảng 0,1 cm, khô, giòn, dễ gẫy. Những sợi này mang những bộ phận mỏng, dẹt như lá. Kích thước thay đổi, loại nhỏ nhất dài 0,8 cm đến 1 cm, rộng khoảng 0,2 cm, loại to nhất dài 10 cm đến 12 cm, rộng khoảng 1 cm, có 1 gân giữa, soi lên ánh sáng có màu nâu đỏ và có những chấm đen. Mép có răng cưa. Rải rác từng quãng có những phao để rong mọc đứng trong nước. Phao hình cầu hay hình bầu dục, kích thước phao thay đổi tùy theo từng loại rong; loại nhỏ nhất dài khoảng 0,2 cm, đường kính khoảng 0,1 cm; loại to nhất dài khoảng 1 cm, đường kính khoảng 0,6 cm, màu đỏ nâu đến nâu đen, trong chứa đầy khí. Gốc tản rộng.

Loại tản có phao hình hạt gạo: Hình dạng chung như trên, nhưng phần dẹt như lá dài khoảng 2 cm, rộng khoảng 0,3 cm. Phao hình hạt gạo dài khoảng 0,8 cm, đường kính khoảng 0,1 cm, đầu nhọn, mặt ngoài cũng có chấm đen.

Mùi tanh, vị hơi mặn.

Vi phẫu

Bộ phận dẹt như lá: Ngoài cùng có một lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn màu nâu tím, bao xung quanh từng quãng có bộ phận sinh sản ăn sâu vào trong gọi là bào phòng. Trong bào phòng có lông. Lớp ruột gồm tế bào hình nhiều cạnh, to, không đều xếp sít nhau. Trong tế bào ruột còn có một hoặc nhiều hạt hình bầu dục chứa chất dự trữ. Ở giữa ruột có một đám tế bào nhỏ hơn.

Bộ phận hình sợi: Về cấu tạo bên trong giống như bộ phận dẹt nói trên, chỉ khác hình dạng bên ngoài, không có bộ phận sinh sản. Ở gốc tản lớp ngoài gồm những tế bào hình sợi xoắn chặt với nhau thành từng lớp ngang dọc tương đối đều.

Bộ phận như quả (phao): Phía ngoài gồm một lớp tế bào nhỏ, xếp sít nhau bắt màu nâu sẫm. Ở giữa gồm các tế bào to tròn, màng mỏng, xếp sít nhau (không có khoảng gian bào). Trong cùng gồm một lớp tế bào dẹt.

Định tính

A. Lấy 1 g dược liệu cắt vụn, thêm vào 20 ml nước, ngâm lạnh 2 h, lọc, cô dịch lọc trên cách thủy đến khi còn khoảng 3 ml đến 5 ml, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), sẽ xuất hiện tủa màu nâu lắng xuống.

B. Cho 5 g bột dược liệu vào 1 chén sứ đường kính 5 cm đến 6 cm, thêm 0,5 g natri hydroxyd (TT) và 1 g kali carbonat (TT). Đốt hỗn hợp trên cho đến khi có màu đen. Sau đó cho vào lò nung và nung ở 350 °C trong 1 h. Để nguội, thêm 5 ml nước và thêm từ từ acid sulfuric (TT) cho đến khi hỗn hợp có pH acid. Chuyển tất cả vào 1 bình gạn, thêm 3 ml cloroform (TT) và từng giọt dung dịch cloramin T (TT) 0,5 % trong nước (TT), lắc cho đến khi lớp cloroform có màu tím đỏ.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 18,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu, vớt Rong mơ, rửa bằng nước ngọt 2 lần đến 3 lần để loại muối và tạp chất. Phơi hoặc sấy khô ở 40 °C đến 50 °C.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi qua, cắt đoạn, phơi khô.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàm, hàn. Quy vào các kinh vị, can, thận.

Công năng, chủ trị

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thủy tiêu phù. Chủ trì: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, có thể dùng dược liệu tươi.

Kiêng kỵ

Không nên phối hợp với Cam thảo, Nguyên hoa, Đại kích. Tỳ vị hư hàn thấp trệ không nên dùng.

SA NHÂN (Quả)

FructusAmomi

Quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của cây Sa nhân (Amomum villosum Lour, Amomum longiligulare T. L. Wu), họ Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả

Amomum villosum Lour.: Hình bầu dục hay hình trứng, dài 1,5 cm đến 2 cm, đường kính 1 cm đến 1,5 cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm, có 3 gờ tù (vách ngăn); mỗi ngăn có chứa 7 đến 26 hạt. Bên ngoài mỗi hạt có một màng mỏng, màu trắng mờ (áo hạt) chụm thành một khối. Hạt màu nâu sẫm, cứng nhăn nheo, đường kính 2 cm đến 3 cm, dính theo lối đính noãn trụ giữa. Cắt ngang thấy vỏ hạt màu nâu sẫm, hình khối nhiều mặt, ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ màu trắng ngà. Mùi thơm, vị hơi cay.

Amomum longiligulare T. L. Wu: Hình bầu dục hay hình trứng dài, có 3 gờ tù, dài 1,5 cm đến 2 cm, đường kính 0,8 cm đến 1,2 cm. Bên ngoài mỗi quả có gờ phân nhánh mịn như tuyết, có sẹo của cuống hoa để lại. Hạt màu nâu sẫm, cứng. Khối lượng các hạt tương đối nhỏ, mỗi quả có 3 đến 24 hạt, đường kính 1,5 mm đến 2 mm. Mùi thơm và vị hơi nhạt.

Định tính

A. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu phát quang màu tím nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat (22 : 1).

Dung dịch thử: Hòa tan tinh dầu thu được trong mục định lượng trong ethanol 96 % (TT) để được dung dịch có chứa 20 µl/ml.

Dung dịch đối chiếu: Lấy Sa nhân (mẫu chuẩn) cất lấy tinh dầu và chuẩn bị như dung dịch thử hoặc hòa tan bornyl acetat trong ethanol 96 % (TT) để được dung dịch có chứa 10 µl/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric. Sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu hoặc phải có vết có cùng màu đỏ tía và giá trị Rf với vết bornyl acetat trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ hạt rời: Không quá 10,0 %.

Tạp chất hữu cơ: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ hạt non: Không quá 2,0 %.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7), dùng 20 g bột dược liệu và 150 ml nước, cất trong 4 giờ. Dược liệu phải chứa ít nhất 3,0 % tinh dầu đối với loài A. villosum và ít nhất 1,5 % tinh dầu đối với loài A. longiligulare tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, lúc trời khô ráo, hái lấy quả chín, để cả vỏ, tãi phơi ngay cho thật khô; nếu không gặp nắng phải sấy kịp thời; tốt nhất ngày phơi, đêm sấy, khoảng 4 ngày đến 5 ngày thì khô. Quả Sa nhân khô kiệt đem bóc bỏ vỏ, lấy hạt đem phơi hoặc sấy nhẹ (40 °C đến 45 °C) đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, thoáng gió tránh nóng ẩm.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tỳ, vị, thận.

Công năng, chủ trị

Hành khí hóa thấp, ôn trung tán hàn, khai vị tiêu thực, an thai. Chủ trị: Ăn không tiêu, đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy thuộc hàn, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.

Cách dùng, liều dùng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Âm hư nội nhiệt không nên dùng.

SA SÂM (Rễ)

Radix Glehniae

Sa sâm bắc

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Sa sâm {Glehnia littoralis Fr. Schmidt ex Miq.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, dài 15 cm đến 45 cm, đường kính 0,4 cm đến 1,2 cm. Đầu trên hơi nhỏ, phần giữa phình to, phần dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu trắng vàng nhạt, hơi thô, đôi khi còn sót lại lớp ngoài. Nếu không bỏ lớp ngoài, bên ngoài có màu nâu vàng, có vân hay nếp nhăn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc, còn vết rễ con lốm đốm màu vàng nâu. Đầu rễ nhọn dần, cổ rễ thường mang gốc thân màu vàng nâu, chất giòn, dễ bẻ gãy. Mặt bẻ: phần ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, phần gỗ ở trong màu vàng. Mùi đặc biệt. Vị hơi ngọt.

Vi phẫu

Mô mềm gồm vài hàng tế bào, có ống tiết rải rác (nếu không bỏ lớp ngoài sẽ thấy tầng bần), phần libe rộng, tia ruột rõ ràng, nhóm ống rây đổ ra phía ngoài xếp như hình dải hẹp; ống tiết rải rác, đường kính 20 µm đến 65 µm, bên trong chứa chất tiết màu vàng nâu, có 5 đến 8 tế bào tiết bao quanh. Tầng phát sinh libe-gỗ có hình vòng tròn. Những tia gỗ gồm 2 đến 5 hàng tế bào, mạch gỗ phần lớn sắp xếp theo hình chữ V, tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột đã hồ hóa.

Bột

Màu trắng ngà. Mảnh mô mềm, mảnh bần. Mảnh mạch vạch. Mạch điểm mảnh mô mềm gỗ tế bào hẹp, dài, có khi dính cả mạch gỗ.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Mẩu gốc thân còn sót lại và tạp chất khác: Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu, đào lấy rễ, cắt bỏ thân cây và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoặc phơi đến se, nhúng vào nước sôi, bỏ lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô.

Khi dùng loại bỏ tạp chất và phần thân còn sót lại, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, vi hàn. Vào các kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế, thanh táo nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút. Miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4,5 g đến 9 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng kết hợp với Lê lô. Không dùng cho người ho do phế hàn.

SÀI ĐẤT

Herba Wedeliae

Phần trên mặt đất còn tươi hoặc phơi hay sấy khô của cây Sài đất [Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.], họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Những đoạn thân ngắn không đều, mang lông cứng. Lá mọc đối gần như không cuống. Phiến lá hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, dài 1,5 cm đến 5 cm, rộng 0,8 cm đến 2 cm. Hai mặt có lông nhám, mặt trên màu lục xám, có đốm trắng, mặt dưới màu nhạt hơn. Gân chính và cặp gân phụ đầu tiên nổi rõ. Mép lá có 3 đến 5 đôi răng cưa rất thưa và nông. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở ngọn cành, cuống cụm hoa dài 5 cm đến 10 cm. Hoa ở vòng ngoài đơn tính (hoa cái), có cánh hoa hình lưỡi nhỏ, hoa ở giữa lưỡng tính, hình ống. Dược liệu có mùi hơi thơm. Vị hơi mặn.

Vi phẫu

Lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới có lông che chở gồm 3 đến 6 tế bào chứa nang thạch, gốc hơi phình to, đầu nhọn. Mặt ngoài lông che chở xù xì, trừ tế bào đầu lông nhọn và nhẵn. Rất hiếm loại lông nhẵn. Biểu bì ở lá non có thể mang lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào.

Phần gân giữa: Tương ứng với hai phần lồi của gân chính có hai đám mô dày ở ngay sát lớp biểu bì. Ở giữa có một bó libe-gỗ chính, có thể kèm theo một hoặc 2 bó libe-gỗ phụ, có cấu tạo giống libe-gỗ chính nhưng nhỏ hơn. Bó libe-gỗ có kèm 2 đám mô dày ở phía trên và dưới, libe xếp sát mô dày bên dưới, gỗ gồm một số mạch gỗ xếp sát đám mô dày phía trên.

Phần phiến lá: Mô giậu nằm sát biểu bì trên, có một hoặc hai lớp tế bào hình chữ nhật, xếp dọc, sát nhau. Dưới mô giậu là mô khuyết.

Bột

Có nhiều lông che chở, nguyên vẹn hoặc gãy thành từng đoạn. Mỗi lông có 3 đến 6 tế bào chứa nang thạch, đầu nhọn, gốc hơi phình to, chứa chất màu vàng nhạt. Mặt ngoài lông xù xì. Riêng tế bào ở đầu lông nhẵn. Lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào (rất ít). Mảnh biểu bì gồm những tế bào thành hơi nhăn, thường có kèm lỗ khí và lông che chở. Lỗ khí có 3 đến 4 hoặc 5 đến 6 tế bào kèm (kiểu hỗn bào). Nơi chân lông che chở dính với biểu bì có khoảng 11 đến 15 tế bào biểu bì xếp tỏa như hình hoa thị. Mảnh mạch mạng, mạch chấm, mạch xoắn. Sợi thành dày, khoang rộng. Tế bào mô dày hình nhiều cạnh, có ống trao đổi. Mảnh cánh hoa gồm tế bào thành mỏng hơi nhăn. Hạt phấn hoa hình cầu, màu vàng, mặt ngoài xù xì, có thể nhìn thấy rõ 3 lỗ nảy mầm ở một số hạt phấn.

Định tính

Cho khoảng 5 g đến 6 g dược liệu đã cắt nhỏ vào bình nón 250 ml, thêm khoảng 50 ml ethanol 90 % (TT). Lắc đều. Đun hồi lưu trong 30 phút. Lấy dịch lọc cô cách thủy còn khoảng 5 ml đến 6 ml để làm các phản ứng sau:

A. Lấy 1 ml đến 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT): dung dịch từ màu xanh chuyển sang đỏ cam, để lâu màu nhạt dần.

B. Lấy 1 ml đến 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch natri carbonat 10 % (TT), 3 ml đến 4 ml nước, đun sôi, để nguội, thêm 3 giọt thuốc thử diazo (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ thẫm.

C. Nhỏ lên giấy lọc 1 giọt đến 2 giọt dịch lọc đã cô. Thêm 1 giọt dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (TT). Để khô. Quan sát dưới ánh đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm, sẽ thấy huỳnh quang màu vàng nhạt (so sánh với vết dịch lọc trên giấy không nhỏ dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol).

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 20,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước lỗ mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ lá biến màu (cháy đen): Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ gốc rễ còn sót lại: Không quá 1,0 %.

Chế biến

Thu hái quanh năm. Cắt những đoạn thân trên mặt đất, loại bỏ rác bẩn, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Vi hàm, vi khổ, lương. Vào ba kinh: Tâm, phế, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 20 g đến 40 g, dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

SÀI HỒ (Rễ)

RadixBupleuri chinensis

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bắc Sài hồ (Bupleurum chinense DC.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ hoặc hình nón thon dài, dài 6 cm đến 15 cm, đường kính 0,3 cm đến 0,8 cm. Phần đầu rễ phình to; ở đỉnh rễ mang có từ 3 đến 15 gốc thân hoặc có gốc lá dạng sợi ngắn. Phần dưới của rễ phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu sáng, có nhiều vết nhăn dọc, vết sẹo của rễ con và lỗ vỏ. Chất cứng và dai, khó bẻ gãy, mặt gãy có những lớp sợi, vỏ màu nâu sáng, phần gỗ màu trắng ngà. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Sài hồ phiến: Những phiến dày không đều. Bên ngoài màu nâu đen hoặc nâu nhạt, có các nếp nhăn dọc và vết sẹo của rễ con. Bề mặt phiến hơi trắng ngà, có xơ. Chất cứng. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm vài hàng tế bào dẹt. Vỏ hẹp, có các ống tiết chứa dầu; các ống tiết cũng nằm rải rác trong libe, gồm các tế bào tiết bao quanh, có chứa các chất tiết màu nâu vàng hoặc vàng lục hoặc các giọt dầu; libe thường có các khe nứt. Tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng liên tục. Gỗ rộng, chiếm phần lớn rễ, mạch gỗ riêng lẻ hoặc tụ thành đám; tia gỗ rõ. Sợi gỗ rất phát triển xếp thành vòng không liên tục trong mô mềm gỗ.

Bột

Bột có màu nâu xám. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm các tế bào màu nâu vàng, hình đa giác. Ống tiết chứa dầu thường bị gãy, có chứa một phần chất tiết màu nâu vàng hoặc vàng lục, đường kính 10 µm đến 50 µm. Sợi gỗ riêng lẻ hoặc tụ thành đám, thành dày, hóa gỗ. Nhiều mạch lưới và mạch xoắn.

Định tính

A. Lắc mạnh 0,5 g bột dược liệu với 10 ml nước, cho bọt bền.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - ethanol - nước (8 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô, thêm 20 ml methanol (TT), đun hồi lưu ở 80 °C trong khoảng 1 h, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến còn khoảng 5 ml, lọc.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan saikosaponin A chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml và/hoặc lấy khoảng 0,5 g bột Sài hồ (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 8 đến 12 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch p-dimethylaminobenzaldehyd (TT) 2 % trong acid sulfuric (TT) 40 %. Sấy bản mỏng ở 60 °C cho tới khi xuất hiện vết (khoảng 5 min). Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trị Rf với vết saikosaponin A và/hoặc có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Thân, lá còn sót lại: Không quá 10,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 3,5 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 11,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3)

Pha động: Acetonitril - nước (38 : 62).

Dung dịch thử: Lấy chính xác khoảng 0,25 g bột dược liệu (qua rây số có cỡ mắt rây 0,850 mm) cho vào bình nón dung tích 50 ml, thêm 15 ml dung dịch amoni hydroxyd trong methanol {trộn 1 thể tích dung dịch amoni hydroxyd 25 % (TT) với 4 thể tích methanol (TT)}. Siêu âm trong 30 min. Ly tâm 3200 r/min trong 10 min, lấy lớp dịch ở trên. Bã dược liệu được chiết như trên 2 lần nữa. Rửa bình và bã dược diệu bằng 15 ml methanol (TT). Gộp dịch lọc và dịch rửa. Cất thu hồi dung môi đến cắn. Hòa tan cắn trong methanol (TT) vừa đủ 5 ml. Lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan saikosaponin A chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 1 mg/ml. Từ dung dịch này pha dãy dung dịch chuẩn có nồng độ 25, 50, 100, 300 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 210 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký trong 30 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký 5 lần đối với dung dịch saikosaponin A chuẩn 100 µg/ml. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic saikosaponin A không lớn hơn 5,0 % và độ lệch chuẩn tương đối của thời gian lưu của saikosaponin A không được lơn hơn 5,0 %. Số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic saikosaponin A không được nhỏ hơn 4000.

Độ phân giải giữa pic của saikosaponin A với pic gần nhất trên sắc ký đồ dung dịch thử không được nhỏ hơn 1,5.

Tiến hành sắc ký với các dung dịch chuẩn đã pha ở trên. Vẽ đường chuẩn biểu diễn sự liên quan giữa diện tích pic saikosaponin A và nồng độ các dung dịch tương ứng.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử. Xác định pic saikosaponin A trên sắc ký đồ của dung dịch thử bằng cách so sánh thời gian lưu với pic saikosaponin A trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn. Thời gian lưu của pic saikosaponin trên hai sắc ký đồ khác nhau không được quá 3,0 %.

Tính hàm lượng saikosaponin A trong dược liệu dựa vào diện tích pic saikosaponin A trên sắc ký đồ của dung dịch thử, đường chuẩn đã lập và hàm lượng C42H68O13 trong saikosaponin A chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,16 % saikosaponin A (C42H68O13) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu, đào lấy rễ, cắt bỏ thân, lá trên mặt đất, rũ sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô.

Sài hồ phiến: Loại bỏ tạp chất và phần sót lại của thân, lá, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.

Thố Sài hồ (Sài hồ sao dấm): Lấy Sài hồ phiến, cho dấm vào trộn đều, ủ cho đến khi dấm thấm hết vào lõi, cho vào chảo, sao nhỏ lửa, đảo đều đến khô. Dùng 12 lít dấm cho 100 kg Sài hồ.

Bảo quản

Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, vi, hàn. Quy vào các kinh: Can, đởm, tâm bào, tam tiêu.

Công năng, chủ trị

Hòa giải biểu lý, sơ can, thăng dương. Chủ trị: Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người can dương thượng thăng, âm hư hỏa vượng.

Chú ý:

Thân rễ cây Sài hồ lá dài(Bupleurum longiradiatum Turcz)bề ngoài phủ nhiều mấu tròn rất độc, không thể dùng làm vị thuốc Sài hồ được.

SÁP ONG TRẮNG

Ceraalba

Sáp ong trắng là sáp ong vàng đã được tẩy màu.

Mô tả

Những khối sáp có hình dáng không nhất định, kích thước không đều nhau, thể rắn, màu trắng đục, cứng và giòn hơn Sáp ong vàng, không còn mùi mật ong, không vị, không tan trong nước, tan trongethanol96 % vàethernóng.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Khoảng 0,96 (Phụ lục 6.5).

Độ chảy

62°C đến 69°C (Phụ lục 6.7).

Mỡ,acidbéo, nhựa và xà phòng

Yêu cầu và phương pháp thử: Xem chuyên luận “Sáp ong vàng”.

Chỉ sốacid

Từ 17 đến 24.

Phương pháp thử: Xem chuyên luận “Sáp ong vàng”.

Chỉ số xà phòng

80 đến 100.

Phương pháp thử: Xem chuyên luận “Sáp ong vàng”.

Bảo quản

Để nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.

SÁP ONG VÀNG

Cera flava

Chất sáp lấy từ tổ các loài Ong mật (ApisceranaFabr. hoặcApis mellifera L.,) hoặc các loài Ong mật khác thuộc chiApis,họ Ong (Apidae).

Mô tả

Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được. Thể chất giòn hơn khi để ở nhiệt độ lạnh. Thoảng mùi mật ong, không vị. Không tan trong nước, tan được một phần trongethanol96 % nóng, tan trongethernóng,cloroform,dầu béo và tinh dầu.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: 0,960 đến 0,966 (Phụ lục 6.5).

Độ chảy

62°C đến 66°C (Phụ lục 6.7).

Mỡ,acidbéo, nhựa, xà phòng

Lấy 2 g chế phẩm vào một cốc có mỏ dung tích 250ml,thêm 70mldung dịch natri hydroxyd 3,5 N(TT), đun sôi cẩn thận trong 30 phút. Duy trì thể tích bằng cách thêm nước cho đủ. Để hỗn hợp nguội ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 giờ. Chất lỏng phải trong hoặc chỉ hơi mờ. Lọc qua bông thủy tinh,acidhóa dịch lọc bằngacidhydrocloric(TT), dịch lọc không được đục, không tủa.

Chỉ sốacid

17 đến 24 (Phụ lục 7.2).

Cân chính xác khoảng 3 g chế phẩm, cho vào bình nón có dung tích 250ml,thêm 50mlethanol (TT)đã trung hòa trước vớidung dịchkalihydroxyd 0,1 N(TT). Đun nóng đến khi chảy tan hỗn hợp, lắc đều. Thêm 0,5mldung dịch phenolphtalein(TT) và chuẩn độ khi còn nóng bằngdung dịchkalihydroxyd 0,1 N trongethanol(CĐ)đến khi dung dịch có màu hồng nhạt, bền vững trong 30 s, ghi số nmldung dịchkalihydroxyd 0,1N (CĐ)đã dùng.

Chỉ sốacidcủa chế phẩm được tính theo công thức:

Chỉ sốacid=

n x 5,61

Lượng chế phm (g)

n là số ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã dùng

Chỉ số xà phòng

80 đến 100 (Phụ lục 7.7).

Mẫu thử: Cân chính xác khoảng 3 g chế phẩm, cho vào một bình nón nút mài có dung tích 250ml,thêm chính xác 25mldung dịchkalihydroxyd 0,5 N trongethanol(CĐ)và 50mlethanol96 %(TT). Lắp sinh hàn hồi lưu. Đun hỗn hợp 4 giờ trong cách thủy sôi (hỗn hợp không còn bị đục khi pha loãng với nước), lấy ra để nguội, pha loãng dung dịch trong bình với 25mlnước đun sôi để nguội. Thêm vào bình 5 giọtphenolphtalein(TT). Chuẩn độ bằngdung dịchacidhydrocloric 0,5 N (CĐ)cho đến khi dung dịch mất màu.

Mẫu trắng: Thực hiện trong điều kiện giống mẫu thử nhưng không có chế phẩm.

Tính kết quả theo công thức:

Chỉ số xà phòng hóa =

(b -a)x28,05

Lượng chế phẩm đem thử (g)

trong đó:

a là số mldung dịchacidhydrocloric 0,5 N (CĐ) dùng cho mẫu thử;

b là số mldung dịchacidhydrocloric 0,5 N (CĐ) dùng cho mẫu trắng.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh nhiệt độ cao.

SÂM BỐ CHÍNH (Rễ)

Radix Abelmoschi sagittifolii

Bố chính sâm, Thổ hào sâm, Nhân sâm Phú Yên

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm bố chính[Abelmoschus sagittifolius (Kurz)Merr.], họ Bông(Malvaceae).

Mô tả

Rễ củ hình trụ, đầu dưới thuôn nhỏ, dài 10cmtrở lên, đường kính 0,5cmđến 1,5cm,đôi khi phân nhánh. Mặt ngoài màu trắng ngà, có nhiều nếp nhăn và vết sẹo của rễ con. Mặt bẻ màu trắng, có nhiều bột, không có xơ. Mùi hơi thơm, vị nhạt và nhày.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 đến 6 hàng tế bào, có khi tới 10 hàng đến 15 hàng. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào hình nhiều cạnh, chứa hạt tinh bột. Rải rác trong mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai và các túi tiết chất nhầy. Bó libe hình nón, rải rác có vài đám sợi. Bó gỗ cấu tạo bởi những đám mạch gỗ rải rác trong mô mềm gỗ. Tia ruột gồm 2 đến 3 hàng tế bào từ vùng gỗ ra tới vùng libe thì loe thành hình phễu. Tế bào tia ruột cũng chứa tinh bột.

Bột

Bột màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều hạt tinh bột riêng lẻ, hình dạng thay đổi, kích thước từ 12 µm đến 34 µm, có khi 2 đến 3 hạt dính với nhau. Sợi libe có thành hơi dày, rộng khoảng 20 µm. Mảnh mạch điểm, mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mô mềm gồm nhiều tế bào chứa tinh bột.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlnước cất, lắc trong 15 min, lọc qua bông thu được dung dịch A.

Lấy 1mldung dịch A, thêm 1mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), dung dịch có màu vàng chanh.

Lấy 2mlđến 3mldung dịch A, thêm vài giọt dungdịch chì acetat 20 % (TT), sẽ có tủa trắng.

B. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm), bột dược liệu phát quang màu trắng sáng.

C. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol 96 %(TT), đun cách thủy 10 min, để nguội, lọc. Lấy 1mldịch lọc, thêm 1mldung dịch natri hydrocarbonat 5 % (TT), đun cách thủy trong 3 phút, để nguội. Thêm 1 đến 2 giọtthuốc thử Diazo (TT), màu đỏ cam xuất hiện.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydroclorid

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu đã qua rây có kích thước mắt rây 2 mm, cho vào bình nón thêmethanol 25 % (TT) ngập dược liệu, siêu âm nhiều lần ở nhiệt độ 40°C đến 45°C đến hết chất nhầy {kiểm tra bằngdung dịch chì acetat 20 %(TT): Lấy 1mldịch chiết lần cuối cùng, thêm vài giọtdung dịch chì acetat 20 %(TT), không còn tủa nữa là được}. Gộp các dịch chiếtethanol,bốc hơi đến dạng cao lỏng (1/5). Kết tủa chất nhầy bằngdung dịch chì acetat 20 %(TT) (dùng 15mlđến 20ml).Lọc qua giấy lọc đã cân bì trước. Rửa tủa trên giấy lọc đến khi nước rửa hết phản ứng của chì [kiểm tra bằngdung dịchnatrisulfat10 %(TT): lấy 1mldịch lọc, thêm vài giọtdung dịch natrisulfat10 % (TT),khi không còn tủa trắng là được]. Sấy khô tủa ở 110 °C đến khối lượng không đổi và cân.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 25,0 % chất chiết được bằngethanol25 % (TT)tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đông. Đào lấy rễ củ, loại bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô. Có thể đồ chín hoặc ngâm nước gạo, vớt ra rửa sạch, đồ chín rồi phơi khô.

Bào chế

Rễ khô đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái phiến phơi khô. Khi dùng có thể chế Gừng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, bình. Vào hai kinh tỳ, phế.

Công năng, chủ trị

Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, trừ đờm. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, tán bột, hoặc ngâm rượu uống.

Kiêng kỵ

Thể tạng hư hàn, phải chích gừng. Không dùng chung với Lê lô.

SÂM CAU (Thân rễ)

Rhizoma Curculiginis

Tiên mao

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.), họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).

Mô tả

Thân rễ hình trụ, hơi cong queo, dài 3cmđến 10cm,đường kính 4 mm đến 12 mm. Mặt ngoài màu nâu đen tới màu nâu, xù xì, có các lỗ sẹo rễ con và nhiều vết nhăn ngang. Chất cứng và giòn, dễ bẻ gãy, mặt gãy không phẳng, màu nâu nhạt tới nâu hoặc nâu đen ở giữa. Mùi thơm nhẹ, vị đắng và cay.

Vi phẫu

Lớp bần có 3 đến 10 hàng tế bào. Vỏ rộng, thường thấy các bó mạch là vết tích của các rễ con, các tế bào ở mép vỏ chứa tinh thể calci oxalat, nội bì rõ. Các bó mạch của trụ giữa chồng kép, rải rác. Tế bào chứa chất nhày rải rác trong mô mềm, hình hơi tròn, đường kính 60 µm đến 200 µm, có chứa cụm tinh thể calci oxalat dài 50 µm đến 180 µm. Tế bào mô mềm chứa đầy hạt tinh bột.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol - acid formic (10 : 1 : 0,1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol 96 %(TT), đun hồi lưu trên cách thủy 30 phút, lọc. Bay hơi dịch lọc tới cắn, hòa tan cắn trong 1mlethyl acetat (TT), gạn lấy lớp dung dịch trong ở phía trên làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Sâm cau (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng.

Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trịRf và màu sắc với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Hoặc phun lên bản mỏng hỗn hợp dung môi gồmdung dịch kali ferocyanid 2 % (TT) và dung dịchsắt (III) clorid (TT) 2 % (1 : 1). Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trịRf và màu sắc với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Rễ con và gốc thân: Không quá 4 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol 96 %(TT) làm dung môi.

Chế biến

Cây được thu hái vào mùa thu hay mùa đông. Đào lấy củ, loại bỏ đuôi và rễ sợi, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, hơi độc. Quy kinh can thận.

Công năng, chủ trị

Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nhức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g. Thường phối hợp với các thuốc khác.

SÂM ĐẠI HÀNH (Thân hành)

Bulbus Eleutherinis subaphyllae

Sâm cau, Tỏi lào, Hành lào

Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Sâm đại hành(Eleutherine subaphyllaGagnep.), họ Lay ơn (Iridaceae).

Mô tả

Thân hành (quen gọi là củ) tròn như củ hành hay dài, đường kính chỗ lớn nhất 1cmđến 2cm,dài 4cmđến 5cm,bên ngoài có một vài lớp vẩy khô, phần trên màu nâu, phần dưới màu đỏ, các lớp bên trong màu đỏ tươi như máu. Cắt ngang củ thấy màu đỏ nhạt xen lẫn những vòng đồng tâm màu trắng. Củ còn mang một ít rễ nhỏ, dài 1cmđến 3cm.

Vi phẫu

Cắt ngang lớp vẩy mọng nước thấy: Biểu bì ngoài gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm có nhiều hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình que. Bó libe-gỗ chồng kép hình trái xoan nằm giữa lớp mô mềm, libe bao bọc hai đầu, gỗ ở giữa, mạch gỗ ít, xếp lộn xộn, lớp biểu bì trong gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, mỏng hơn biểu bì ngoài.

Bột

Bột màu hồng, vị lúc đầu hơi đắng, sau ngọt. Soi kính hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột đa dạng, kích thước mỗi hạt 1,6 µm đến 40 µm, một số hạt nhìn rõ rốn. Tinh thể calci oxalat hình que, có loại đầu nhọn trông như đầu bút chì, có loại đầu tù. Mảnh mạch. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột. Mảnh biểu bì ngoài. Mảnh biểu bì trong.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu cắt nhỏ.

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hoạch từ cây 1 năm tuổi trở lên. Khi cây tàn lụi, đào lấy thân hành, cắt bỏ phần rễ, lá, rửa sạch thái dọc củ thành lát, phơi hoặc sấy khô (dưới 60 °C). Để nguyên miếng hoặc tán bột. Nếu chưa dùng thì sau khi đào củ, rũ sạch đất, để nguyên cả lớp rễ và vỏ ngoài, tách ra từng củ, vùi vào cát ẩm để cho củ lâu khô.

Bảo quản

Phần củ khô để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt. Củ tươi vùi vào cát ẩm hoặc nơi ẩm.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh can, tỳ, phế.

Công năng, chủ trị

Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết, sinh cơ, chỉ khái, tiêu độc. Chủ trị: Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu. Thương tích tụ huyết (giã đắp), ho gà, viêm họng, tê bại do suy dinh dưỡng, mụn nhọt, lở ngứa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g thuốc sắc, hãm, bột hoặc thuốc viên.

SÂM VIỆT NAM (Thân rễ và rễ)

Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis

Sâm Ngọc Linh, Sâm K5

Thân rễ và rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), họ Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Thân rễ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, ít khi có hình trụ thẳng, dài 3cmđến 15cm,đường kính 0,5cmđến 1,5cm.Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh; những vết vân ngang nổi rõ chia thân rễ thành nhiều đốt, đặc biệt có nhiều sẹo do thân khí sinh hàng năm tàn lụi để lại. Thể chất cứng chắc, giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, màu xám nhạt. Mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt.

Rễ củ có dạng hình con quay dài 2,4cmđến 6,5cm,đường kính 1,5cmđến 2cm(ở cây mọc hoang), thường hợp thành bó 2 đến 4 rễ củ hình thoi, đôi khi có rễ trụ dài (ở cây trồng). Rễ củ có màu nâu nhạt, có những vân ngang và nốt các rễ con. Thể chất nạc, chắc, khó bẻ gãy. Vị đắng, hơi ngọt.

Vi phẫu

Thân rễ: lớp bần gồm 4 - 6 hàng tế bào hình chữ nhật, thành hơi cong, màu lục, lớp ngoài thường bị bong rách ra. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình nhiều cạnh thường dày lên ở góc, chứa nhiều ống tiết chứa chất tiết màu nâu đỏ, đôi khi có rải rác tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Tầng sinh libe-gỗ liên tục, các bó libe-gỗ có dạng hình thoi, phân cách nhau bởi tia tủy rộng. Gỗ gồm những tế bào thành dày, đặt trong mô mềm gỗ ít hóa gỗ. Ruột cấu tạo bởi các tế bào có thành dày lên ở góc hay để hở những khoảng gian bào, ống tiết thường ở vị trí ứng với các bó libe-gỗ ở cả phía trong lẫn phía ngoài. Rễ củ: lớp bần gồm 4 - 7 lớp tế bào hình chữ nhật, các lớp ngoài thường bị bong ra. Mô mềm vỏ rộng, chiếm một nửa bán kính của rễ; gồm nhiều tế bào thành mỏng, kích thước và hình dạng thay đổi, chứa nhiều ống tiết và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Ống tiết chứa chất tiết màu nâu đen hay vàng nâu tập trung ở vùng libe và xếp thành nhiều vòng. Tầng sinh libe - gỗ liên tục gồm một lớp tế bào hình chữ nhật dẹt. Libe - gỗ xếp thành từng bó riêng lẻ, kéo dài theo hướng xuyên tâm. Tế bào gỗ thành dày, mô mềm gỗ không hóa gỗ. Tia tủy rộng gồm nhiều tế bào xếp theo hướng xuyên tâm.

Bột

Màu vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy: những hạt tinh bột riêng lẻ hay hợp thành đám, hình bầu dục, hình cầu, kích thước không đều, rốn hạt là một vạch. Mảnh bần với những tế bào hình nhiều cạnh, thành dày màu vàng nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, màu trắng hay vàng nhạt. Mảnh mạch vạch, mạch mạng. Rải rác có chất tiết màu vàng nâu hay nâu đen. Đôi khi có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai hay hình khối.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: n-butanol - nước - acid acetic (4 : 5 : 1, lớp trên).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5mlmethanol (TT), đun trên cách thủy, để nguội, lọc được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan riêng biệt ginsenosid-Rg1, ginsenosid-Rb1 và majonosid-R2 trongmethanol (TT) để được các dung dịch tương ứng có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 110 °C trong 10 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trịRfvới các vết của ginsenosid-Rg1, ginsenosid-Rb1, majonosid-R2 trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu; và vết tương ứng với vết của majonosid-R2 phải là vết chính khi quan sát dưới ánh sáng thường và cho phát quang vàng dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 365 nm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước với tỷ lệ theo chương trình dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan các chất chuẩn ginsenosid-Rb1, ginsenosid-Rd, ginsenosid-Rg1 và majonosid-R2 trongmethanol 70 % (TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn lần lượt chính xác khoảng 0,1 mg/ml; 0,1 mg/ml; 0,3 mg/ml; 0,5 mg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 100 mg bột dược liệu (qua rây số 355) vào ống nghiệm có nắp, thêm chính xác 10mlmethanol 70 %(TT), đậy nắp, cân. Chiết bằng siêu âm trong 40 min ở 30°C, mỗi 10 min lắc đều ống, để nguội, cân lại, bổsungmethanol 70 %(TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 196 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Acetonitril
(% tt/tt)

Nước
(% tt/tt)

0 - 11

21

79

11 - 25

21 → 32

79 → 68

25 - 35

32 → 40

68 → 60

35 - 40

40-95

60-5

40 - 60

95

5

60 - 61

95 → 21

5 79

61 - 71

21

79

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tiến hành sắc ký. Thứ tự rửa giải: ginsenosid-Rg1; majonosid-R2; ginsenosid-Rb1, ginsenosid-Rd.

Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của các chuẩn, tính hàm lượng của cácginsenosid-Rb1,ginsenosid-Rd, ginsenosid-Rg1 và majonosid-R2 trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,5 % ginsenosid-Rb1 (C54H92O23), 0,5 % ginsensosid-Rd (C48H82O19), 1,5 % ginsenosid-Rg1 (C42H72O14) và 3,5 % majonosid-R2 (C41H70O14), tính trên dược liệu khô kiệt. Tỉ lệ hàm lượng majonosid-R2 và ginsenosid Rg1 phải nằm trong khoảng 1 - 1,5.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 2 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch thân rễ và rễ củ vào tháng 9 đến 12, rửa sạch, phơi nắng hay sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô. Tránh ẩm, mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam. Vào hai kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 g đến 10 g, dạng thuốc sắc, tán bột.

Kiêng kỵ

Thể tạng hư hàn, phải chích gừng. Không dùng chung với Lê lô.

SẮN DÂY (Rễ củ)

Radix Puerariae thomsonii

Cát căn

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, được cắt thành đoạn dài 12cmđến 15cm,đường kính 4cmđến 8cm,có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các đường rãnh dọc một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.

Vi phẫu

Cắt ngang rễ đôi khi thấy lớp bần còn sót lại từng mảng màu nâu, gồm nhiều tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình nhiều cạnh không đều, thành mỏng. Trong mô mềm vỏ có libe-gỗ cấp 3 xếp thành một vòng đồng tâm hoặc thành từng vòng nhỏ. Libe cấp 2 hình nón, trong có nhiều đám sợi. Tầng sinh libe-gỗ thành vòng liên tục, gồm nhiều tế bào dẹt, có thành mỏng. Gỗ cấp 2 ít phát triển, rải rác có mạch gỗ với lớp mỏng mô mềm gỗ và những đám sợi nhỏ. Tia ruột khá rộng, loe ra ở phần mô mềm vỏ. Trong mô mềm vỏ còn chứa nhiều hạt tinh bột và rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối.

Soi bột

Bột màu trắng hơi vàng, soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình chỏm cầu, hình gần tròn hoặc hình nhiều cạnh, đường kính 3 µm đến 37 µm, rốn hình chấm, hình khe nứt hoặc hình sao; hạt kép gồm 2 hạt đến 10 hạt. Sợi thường tụ lại thành bó, thành dày và hóa gỗ, xung quanh là các tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ tạo thành các sợi tinh thể. Các tế bào chứa tinh thể calci oxalat này có thành dày, hóa gỗ. Ít khi nhìn thấy tế bào đá hình gần tròn hoặc hình nhiều cạnh, đường kính 38 µm đến 70 µm. Mạch khá rộng, có đường viền lõm vào, vết lõm hình 6 cạnh, hình elip được sắp xếp rất dày đặc.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (7 : 2,5 : 0,25).

Dung dịch thử: Lấy 0,8 g bột thô dược liệu, thêm 20mlmethanol (TT), lắc đều, ngâm trong 2 giờ, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan puerarin chuẩn trongmethanol (TT) để có nồng độ khoảng 1 mg/ml.

Nếu không có chuẩn puerarin thì có thể dùng 0,8 g bột thô Sắn dây (mẫu chuẩn) chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi bản mỏng dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm hoặc 366 nm.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện một số vết, trong đó phải có một vết chính có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết puerarin của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng bột Sắn dây chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6,1 g, 100°C đến 105°C, đến khối lượng không đổi).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.

Bảo quản

Để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, cam, lương bình. Quy vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.

SEN (Hạt)

Semen Nelumbinis nuciferae

Liên nhục

Hạt còn màng mỏng của quả già đã phơi hay sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).

Mô tả

Hạt hình trái xoan, dài 1,1cmđến 1,3cm,đường kính 0,9cmđến 1,1cm.Mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu, có nhiều đường vân dọc. Ở đầu trên có núm màu nâu sẫm. Bóc màng ngoài màu nâu để lộ hai lá mầm bằng nhau và xếp úp vào nhau, màu trắng ngà, hạt chứa nhiều tinh bột. Giữa hai lá mầm có hai đường rãnh dọc đối xứng nhau. Chồi mầm màu xanh lục, nằm ở giữa đường rãnh dọc của hai lá mầm.

Bột

Có nhiều hạt tinh bột hình trứng, rộng 2 µm đến 6 µm, dài 4 µm đến 14 µm, có khi dài tới 32 µm; hoặc hình tròn có đường kính 2 µm đến 19 µm, rốn phân nhánh, vân không rõ. Mảnh mô mềm của lá mầm gồm tế bào chứa tinh bột. Mảnh vỏ hạt rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đôi khi có mảnh mạch.

Định tính

A. Đặt một ít bột dược liệu lên phiến kính, nhỏ một giọtdung dịch ninhydrin 2 % (TT), hơ nóng, đậy một lá kính lên, soi kính hiển vi thấy bột có màu tím; nhỏ thêm một giọtalcol isoamylic (TT), bột chuyển sang màu hơi hồng.

B. Đặt một ít bột dược liệu lên phiến kính, nhỏ một giọtdung dịch 2,4 - dinitrophenyl hydrazin hydroclorid (TT), rồi đậy lá kính lên, soi kính hiển vi thấy ở mép kính có tinh thể hình kim màu vàng.

C. Lấy khoảng 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm rồi thêm 10mlethanol 90 %(TT), đun sôi 5 min, lọc, dịch lọc có màu vàng nhạt. Lấy 1mldịch lọc, thêm 1mlthuốc thử Fehling (TT), đun sôi, xuất hiện tủa đỏ gạch.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Hạt vỡ: Không quá 5,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,15 % .

Chế biến

Vào mùa thu, lấy quả bế ở gương sen chín già, loại vỏ cứng bên ngoài, phơi hoặc sấy ở 50°C đến 60°C cho đến khô.

Bào chế

Lấy hạt ngâm nước một lát, ủ mềm, loại bỏ tâm sen, phơi hoặc sấy khô hạt.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, sáp, bình. Vào các kinh tỳ, thận, tâm.

Công năng, chủ trị

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: Tỳ hư tiết tả, di mộng tinh, đới hạ, hồi hộp, mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Thực nhiệt, táo bón không nên dùng.

SEN (Lá)

Folium Nelumbinis nuciferae

Liên diệp

Lá bánh tẻ đã bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).

Mô tả

Lá nguyên hình tròn, nhăn nheo, nhàu nát, đường kính 30cmđến 60cm,mặt trên màu lục tro, hơi nháp, mặt dưới màu lục nâu, nhẵn bóng, mép nguyên, ở giữa lá có vết tích của cuống lá lồi lên màu nâu. Lá có từ 17 đến 23 gân tỏa tròn hình nan hoa bánh xe. Gân lồi về phía mặt dưới lá. Lá khô giòn, dễ vụn nát, có mùi thơm.

Vi phẫu

Biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nhỏ, mặt ngoài có núm lồi lên. Biểu bì dưới có tầng cutin dày. Mô mềm giậu có một lớp tế bào xếp sát biểu bì trên, chạy từ phiến lá qua gân lá. Mô dày ở gân lá cấu tạo bởi tế bào thành hơi dày, xếp thành đám sát biểu bì dưới. Tế bào mô mềm có thành mỏng. Xen kẽ giữa những tế bào mô mềm có nhiều khuyết to, kích thước không đều, xung quanh mỗi khuyết có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Nhiều bó libe-gỗ kích thước khác nhau. Ở giữa gân có 2 bó libe-gỗ to, những bó libe-gỗ nhỏ xếp rải rác xung quanh. Mỗi bó libe-gỗ có vòng mô cứng bao bọc, gỗ phía trên, libe phía dưới.

Bột

Mảnh biểu bì trên gồm tế bào hình nhiều cạnh, kích thước không đều, thành ít nhăn nheo, có lỗ khí ở dạng biến thiên. Thành phía ngoài của tế bào biểu bì có nhiều núm lồi lên. Núm nhìn phía dưới mặt là những vòng tròn nhỏ, rải rác có những núm bị tách khỏi biểu bì hình ba cạnh hay hình chuông. Mảnh biểu bì dưới gồm tế bào thành nhăn nheo. Sợi thành hơi dày, có khoang rộng, có mảnh mạch mạng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 25µmđến 36 µm.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlnước đun sôi, lắc, lọc. Lấy 1mldịch lọc thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch sắt (III) clorid 5 %(TT) sẽ xuất hiện tủa xanh đen.

B. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100ml,thêm 50mlethanol 90 %(TT), lắc kỹ, rồi đun trong cách thủy sôi trong 30 phút, lọc. Cô dịch lọc còn khoảng 3ml.Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt đến 10 giọtacid hydrocloric (TT) và một ít bộtmagnesi (TT) hoặc bộtkẽm (TT). Đun cách thủy 2 đến 3 min, dung dịch chuyển từ màu vàng sang đỏ.

C. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlacid hydrocloric 1 %(TT), lắc 15 phút, lọc. Kiềm hóa dịch lọc bằngdung dịch amoniac 10 %(TT) đếnpH9 đến 10. Chiết alcaloid bằngcloroform (TT) ba lần, mỗi lần 5ml.Gộp dịch chiếtcloroform(dung dịch A). Để lại 1mldung dịch A làm dung dịch thử trong phép thử D; đem lắc dịch chiếtcloroformvớidung dịch acid hydrocloric 1 %(TT) hai lần, mỗi lần 5ml.Gộp dịch chiếtacidchia vào 4 ống nghiệm:

Ống 1: Thêm 1 đến 2 giọtthuốc thử Mayer (TT), sẽ xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Thêm 1 đến 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT), sẽ xuất hiện tủa đỏ nâu.

Ống 3: Thêm 1 đến 2 giọtthuốc thử Dragendorff (TT), sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 4: Thêm 1 đến 2 giọtdung dịch acid picric 10% (TT), sẽ xuất hiện tủa vàng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac đậm đặc (50 : 9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1mldung dịch A cô trên cách thủy đến còn khoảng 0,5ml.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 1mg nuciferinchuẩn trong 1mlcloroform (TT). Nếu không cónuciferin,có thể dùng Lá sen (mẫu chuẩn) và chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phunthuốc thử Dragendorff (TT). Quan sát dưới ánhsángthường.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện nhiều vết, trong đó có vết có màu sắc và giá trị Rf giống vết củanuciferinchuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng lá Sen để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Cuống lá còn sót lại: Không quá 2 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu Pb; 0,5 phần triệu Cd; 0,4 phần triệu Hg, 8 phần triệuAs(Phụ lục 9.4.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằngamoniac đậm đặc (TT), để 1 giờ, sau đó cho vào túi làm bằng giấy lọc, đặt vào bình Soxhlet, chiết bằngethanol 96 %(TT) cho đến kiệt alcaloid (Phụ lục 12.3, dùngthuốc thử Bouchardat). Cất thu hồi dung môi, hòa tan cắn trongdung dịch acid hydrocloric 5 %(TT) (5 lần, mỗi lần 5ml).Lọc, rửa dịch lọcacidbằngether dầu hỏa (TT)3 lần, mỗi lần 10ml.Kiềm hóa dịch chiếtacidbằngamoniac đậm đặc (TT)đếnpH10, sau đó lắc vớicloroform (TT)5 lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịch chiếtcloroform,rửa dịchcloroformbằngnước cất đếnpHtrung tính rồi bốc hơi dung môi tới khô. Hòa tan cắn với một lượng chính xác 10mldung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ). Thêm 5mlnước cất và 2 giọtđỏ methyl (TT). Chuẩn độ dung dịchacidhydrocloric 0,1 N thừa bằngdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Hàm lượng alcaloid toàn phần (X) trong lá Sen tính bằng phần trăm theo công thức:

trong đó:

n là sốmldung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã dùng;

a là khối lượng bột dược liệu đem định lượng đã trừ độ ẩm (g).

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,8 % alcaloid toàn phần tính theonuciferin,C19H21O2N,trên dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào mùa hạ và mùa thu, khi cây bắt đầu nở hoa, cắt lấy lá bánh tẻ, phơi nắng cho khô 7 đến 8 phần 10, cắt bỏ cuống, gấp lá thành hình bán nguyệt, phơi tiếp đến khô.

Bào chế

Lá Sen (Hà diệp) khô, phun nước cho hơi mềm, thái thành các dải, miếng, phơi hoặc sấy khô.

Lá sen thán sao (Hà diệp thán): Lấy lá Sen sạch đã thái thành dải, cho vào nồi kín, nung chín kỹ, để nguội, lấy ra.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Vi khổ, lương. Vào ba kinh can, tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh thử, lợi thấp, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, háo khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu do huyết nhiệt.

Thán lá Sen: Chỉ huyết hóa ứ, chữa các loại chảy máu và băng kinh rong huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g dược liệu khô, dược liệu tươi dùng từ 15 g đến 30 g.

Thán lá sen: Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán.

SEN (Cây mầm)

Embryo Nelumbinis nuciferae

Liên tâm, Tâm sen

Tâmsenlà cây mầm lấy từ hạt cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).

Mô tả

Tâm sen dài khoảng 1cm,rộng khoảng 0,1cm,phần trên là chồi mầm màu lục sẫm, gồm 4 lá non gấp vào trong. Phần dưới là rễ và thân mầm hình trụ màu vàng nhạt, mặt cắt ngang có nhiều lỗ hổng (xem bằng kính lúp).

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào xếp đều đặn. Tế bào mô mềm tròn thành mỏng. Có nhiều bó libe-gỗ kích thước to dần tại những bó libe-gỗ ở vòng phía trong. Mỗi bó libe-gỗ gồm libe phía ngoài, gỗ phía trong. Có nhiều khuyết to xếp thành một vòng xen giữa hai vòng bó libe-gỗ trong cùng.

Bột

Màu lục sẫm, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy mảnh mô mềm gồm nhiều tế bào chứa diệp lục. Hạt tinh bột hình cầu hay hình trứng, đường kính 4 µm đến 6 µm có khi tới 15µm.Mảnh biểu bì.

Định tính

A. Cân khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol 90 %(TT), đun cách thủy 5 phút, sau đó gạn lọc qua bông. Dịch lọc đem cô đến cắn và hòa tan cắn với 5mldung dịch acid sulfuric 5 %(TT), lọc lấy dịch lọc. Cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống 1mldịch lọc để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọtthuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Thêm 2 giọtthuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ.

Ống 3: Thêm 2 giọtthuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu

Ống 4: Thêm 2 giọtthuốc thử acid picric (TT), xuất hiện tủa vàng

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac (50 : 9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng 1mlamoniac đậm đặc (TT). Thêm 10mlcloroform (TT) để yên trong 20 phút, thỉnh thoảng lắc, sau đó lọc qua bông. Chuyển dịch lọc vào bình gạn nhỏ, lắc lại với 10mldung dịch acid sulfuric 5 %(TT), tách lớpacid,kiềm hóa bằngamoniac (TT) rồi lắc lại vớicloroform (TT) và lấy dịch chiếtcloroformcô cách thủy còn khoảng 0,5mldùng làm dung dịch thử.

Dung dịch dối chiếu: Hòatan nuciferinchuẩn vàocloroform (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không cónuciferin,có thể dùng 1 g Tâm sen (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phunthuốc thử Dragendorff (TT). Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ ít nhất có 5 vết màu đỏ cam, trong đó phải có vết có cùng màu và giá trị Rf với vếtnuciferintrên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng Tâm sen để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 0,3 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu Pb; 1 phần triệu Cd; 0,4 phần triệu Hg, 1 phần triệuAs(Phụ lục 9.4.11).

Định lượng

Tiến hành như trong chuyên luận “Sen (lá)”. Tâm sen phải chứa ít nhất 1,0 % alcaloid toàn phần tính theonuciferintrên dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Lấy quả bế ở gương sen đã chín già, loại bỏ vỏ cứng bên ngoài, ngâm, ủ cho mềm, bỏ lớp vỏ lụa đỏ, thông lấy tâm sen, phơi hay sấy nhẹ 40°C đến 50°C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Quy vào các kinh tâm, thận.

Công năng, chủ trị

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 2 g đến 5 g, phối hợp trong các bài thuốc.

SƠN THÙ (Quả)

Fructus Corni officinalis

Sơn thù du

Quả chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù du (Comus officinalis Sieb. et Zucc.), họ Thù du (Cornaceae).

Mô tả

Quả bị vỡ, nhăn nheo do bị tách bỏ hạt. Quả hình trứng, dài 1cmđến 1,5cm,rộng 0,5cmđến 1cm.Mặt ngoài màu đỏ tía đến tím đen, nhăn nheo, sáng bóng. Đỉnh quả có vết sẹo hình tròn của đài, đáy quả có vết của cuống quả. Chất mềm, mùi nhẹ, vị chua, đắng nhẹ.

Bột

Màu nâu đỏ. Tế bào biểu bì vỏ quả màu vàng cam, hình đa giác hoặc hình chữ nhật, đường kính 16 µm đến 30µm,mặt ngoài tế bào biểu bì dày, sần sùi, cutin hóa. Khoang chứa sắc tố màu vàng cam nhạt. Tế bào vỏ quả giữa màu nâu vàng cam, phần nhiều bị nhăn. Khối inulin với những đường vằn dạng quạt, đường kính 23 µm đến 105 µm. Cụm tinh thể calci oxalat có đường kính 12 µm đến 32µmít thấy. Tế bào đá hình vuông, hình trứng, hình chữ nhật, các lỗ rõ và có một khoang lớn. Nhiều hạt tinh bột hình trứng, đôi khi có rốn phân nhánh và vân mờ. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - acid formic (20 : 4 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlethyl acetat (TT), siêu âm 15 min, lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 2mlethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòatan acid ursolicchuẩn trongethanol (TT) để được dung dịch chứa 1 mg/ml. Nếu không có chất chuẩn, dùng 0,5 g bột Sơn thù (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phundung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), sấy105°C tới khi các vết xuất hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải xuất hiện vết màu đỏ tím có cùng màu và giá trịRfvới vết củaacid ursolicđối hoặc phải có các vết có cùng màu và giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải xuất hiện vết có huỳnh quang màu vàng cam có cùng màu và giá trịRfvới vết củaacid ursolichoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - ethanol - acid acetic băng (50 : 10 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol (TT), lắc siêu âm 15 min, lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 2mlethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan một lượng loganin chuẩn trongethanol (TT) để được dung dịch chứa 1 mg/ml. Nếu không có loganin chuẩn, lấy 0,5 g bột Sơn thù (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phundung dịch vanillin 5 %trong acid sulfuric (TT), sấy ở 105°C tới khi các vết xuất hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải xuất hiện vết màu đỏ tím có cùng màu và giá trịRfvới vết của loganin hoặc có các vết cùng màu và giá trịRfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Hạt và cuống quả còn sót lại: Không quá 3,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8) .

Tro không tan trong acid

Không quá 0,5 %(Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 50,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùngnước làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (15 : 85).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,1 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 25mlmethanol 80 %(TT), đậy nút, cân. Đun hồi lưu trong 1 h, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol 80 %(TT), lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan loganin chuẩn trongmethanol 80 %(TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 40 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 240 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn loganin phải không dưới 3000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng của loganin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C17H26O10 của loganin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,6 % loganin (C17H26O10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa thu, đầu mùa đông, thu hái khi vỏ quả chuyển sang màu đỏ, sấy ở nhiệt độ thấp hoặc nhúng vào nước sôi cho chín tái rồi kịp thời bóc bỏ hạt, lấy cùi, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Sơn thù nhục: Loại bỏ tạp chất và hạt quả còn sót lại.

Tửu Sơn thù nhục (sao rượu): Lấy Sơn thù nhục sạch trộn đều với rượu, cho vào lọ hoặc bình, đậy kín, đun cách thủy đến khi hút hết rượu, lấy ra, sao khô là được. Cứ 10 kg Sơn thù nhục, dùng khoảng 0,60 L đến 1 L rượu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Toan, sáp, vi ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: Di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Dùng thận trọng khi tiểu khó, ít.

SƠN TRA (Quả)

Fructus Mali

Quả chín đã thái phiến được phơi hay sấy khô của cây Sơn tra(Malus doumeriBois. A. Chev.) họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Quả thịt hình cầu, vỏ quả ngoài màu nâu bóng, nhăn nheo, phần thịt quả màu nâu, cứng chắc, ở giữa có 5 hạch cứng. Dược liệu khô là quả được cắt thành từng phiến dày khoảng 0,2 cm đến 0,5 cm, đường kính khoảng 1,5 cm đến 3,0 cm. Phiến có dạng tròn hay bầu dục, hơi cong queo, một số phiến mang cuống quả, một số phiến có hoặc không có hạch cứng tùy theo vị trí cắt. Hạt màu nâu đen, hình trứng nhăn nheo, nhân hạt màu trắng ngà. Thịt quả có vị chua, chát.

Vi phẫu

Quả:Vỏ quả ngoài gồm một lớp tế bào biểu bì với lớp sáp dày bao bọc phía ngoài. Kế đến là nhiều lớp tế bào hình khối đa giác hay hơi thuôn dài có thành mỏng. Trong phần thịt quả rất dày, xen lẫn với các tế bào mô mềm, rải rác có nhiều tế bào mô cứng thành rất dày, ống trao đổi rõ, tụ thành đám gồm 2 đến 3 tế bào hay từng tế bào riêng lẻ. Một số lát cắt có thể nhìn thấy bó libe - gỗ bị cắt ngang hay cắt dọc trong phần thịt quả. Gần đến vùng tiếp giáp với hạt có nhiều đám mô cứng to và xếp sát nhau gần như tạo thành vòng liên tục. Tiếp theo phía trong của vùng mô cứng là lớp mô mềm bao gồm các tế bào thành mỏng. Vỏ quả trong, chỗ dính với hạt, có vòng tế bào mô cứng liên tục gồm các tế bào hình chữ nhật nằm ngang hoặc dọc, đan xen với nhau, thành dày, ống trao đổi rõ, khoang hẹp hơn tế bào mô cứng ở vùng vỏ quả giữa.

Hạt: Ngoài cùng là lớp tế bào vỏ hạt gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, xếp theo hướng xuyên tâm. Tiếp theo là 3 đến 5 lớp tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng tiếp tuyến, thành mỏng chứa nội chất màu nâu. Trong cùng là vài lớp tế bào mô mềm hình đa giác. Nhân hạt gồm 2 lá mầm xếp úp vào nhau, mỗi lá mầm có lớp biểu bì bao bọc ở mặt ngoài. Phần mô mềm ở vùng tiếp giáp của hai lá mầm gồm các tế bào hình giậu gồm 3 đến 5 hàng tế bào và kế tiếp là tế bào hình đa giác. Bó libe gỗ chưa phát triển rõ rệt, xếp rời nhau trên một hàng ở giữa lá mầm.

Bột

Bột màu nâu đỏ, khô tơi, có ít xơ, mùi thơm, vị chua, chát.

Tế bào vỏ quả ngoài hình chữ nhật nhỏ, thường tách rời. Tế bào mô mềm thịt quả hình đa giác, thường dính thành đám, chứa chất màu nâu. Tế bào mô cứng của thịt quả gồm từng tế bào riêng lẻ hoặc chụm 2 đến 3 tế bào, đám tế bào mô cứng của hạch quả gồm nhiều tế bào hình chữ nhật khoang hẹp, thuôn dài hơn. Mảnh vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau như mô giậu. Mô mềm lá mầm thường chứa giọt dầu béo. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhỏ và hiếm.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tỷ lệ vụn nát

Phần bột vụn nát và mảnh vỡ có đường kính nhỏ hơn 1,5 cm: Không quá 2 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ nâu đen

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hái quả vừa chín, cắt thành lát dày khoảng 0,3cmđến 0,7cm,phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Toan, cam, ôn. Vào các kinh tỳ, vị, can.

Công năng, chủ trị

Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: Ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 20 g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

TAM THẤT (Rễ củ)

Radix Panasis notoginseng

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Tam thất[Panax notoginseng (Burk.)F. H. Chen], họ Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Rễ củ có hình dạng thay đổi, hình trụ hay hình chùy, dài 1,5cmđến 4,0cm,đường kính 1,2cmđến 2,0cm.Mặt ngoài màu vàng xám nhạt, có khi được đánh bóng, trên mặt có những vết nhăn dọc rất nhỏ. Trên một đầu có những bướu nhỏ là vết tích của rễ con, phần dưới có khi phân nhánh. Trên đỉnh còn vết tích của thân cây. Chất cứng rắn, khó bẻ, khó cắt. Khi đập vỡ, phần gỗ và phần vỏ dễ tách rời nhau. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu (ống tiết), phần gỗ ở trong màu xám nhạt, mạch gỗ xếp hình tia tỏa tròn. Mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng hơi ngọt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 4 đến 5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ chứa nhiều tinh bột, rải rác có những ống tiết chứa chất nhựa, đôi khi thấy tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Tầng sinh libe-gỗ thành vòng liên tục, các bó libe-gỗ cách nhau bởi những tia ruột rộng, gồm nhiều hàng tế bào (cũng chứa hạt tinh bột). Rất ít mạch gỗ.

Bột

Nhiều hạt tinh bột hình tròn, hình chuông hay hình nhiều cạnh, đường kính 3 µm đến 13 µm, đôi khi có hạt kép 2 đến 3. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh, hoặc tròn, thành mỏng, có chứa tinh bột. Đôi khi thấy ống tiết trong có chất tiết màu vàng nâu. Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật hay nhiều cạnh. Đôi khi có tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch mạng.

Định tính

A. Đặt một ít bột dược liệu trên khay sứ, nhỏ 1 giọt đến 2 giọtacid aceticbăng (TT)và 1 giọt đến 2 giọtacid sulfuricđậm đặc (TT)sẽ xuất hiện màu đỏ, để yên màu đỏ sẽ sẫm dần lại.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15ml ethanol70 % (TT) đun trên cách thủy 10 min, lọc. Lấy khoảng 1mldịch lọc pha loãng với nước cất thành 10ml.Lắc mạnh 15 s, có bọt bền.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Lắc đều hỗn hợp cloroform-ethylacetat -methanol- nước (15 : 40 : 22 : 10), gạn lấy lớp dưới.

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, trộn đều với 10mlnước,thêm 10mln-butanol đã bão hòa nước (TT)vào hỗn hợp trên, lắc trong 10 min, để yên trong 2 h. Lọc lấy dịch chiếtbutanolcho vào bình gạn. Thêm vào bình gạn 30mlnước đã bão hòabutanol(TT),lắc kỹ, để yên cho tách lớp (ly tâm nếu cần). Gạn lấy lớpbutanol,cô trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT) làmdung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 1 g bột Tam thất (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử được dung dịch dược liệu đối chiếu.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan ginsenosid Rg1, ginsenosid Rb1 và notoginsenosid R1 chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn khoảng 0,5 mg/ml được dung dịch chất đối chiếu.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy ở105°C cho đến khi xuất hiện rõ vết. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm.

Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có màu sắc và giá trịRfgiống các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có các vết cùng màu và giá trị Rf giống với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 16,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngmethanol (TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:

Pha động A:Acetonitril(TT).

Pha động B:Nước.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,6 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón có nút mài, thêm chính xác 50mlmethanol (TT), đậy nút, cân, để yên qua đêm, sau đó đun hồi lưu trên cách thủy ở 80 °C trong 2 h, để nguội, cân lại và bổsungmethanol (TT)để được khối lượng ban đầu. Trộn đều và lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan ginsenosid Rg1 chuẩn, ginsenosid Rb1 chuẩn và notoginsenosid R1 chuẩn trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ tương ứng chính xác khoảng 0,4 mg/ml; 0,4 mg/ml và 0,1 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 25 cm x 4 mm nhồi pha tĩnhC (5µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 203 nm.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Tốc độ dòng: Từ 1 ml/min đến 1,6 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha độngA
(%tt/tt)

Pha động B
(% tt/tt)

0 - 12

19

81

12 - 60

1936

8164

60 - 61

3619

6481

61 - 66

19

81

Thứ tự rửa giải: Notoginsenosid R1; ginsenosid Rg1; ginsenosid Rb1.

Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 4000 tính theo pic của notoginsenosid R1. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ginsenosid Rb1 trong 6 lần tiêm lặp lại không được lớn hơn 2,0 %.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượng ginsenosid Rg1, ginsenosid Rb1 và notoginsenosid R1 trong dược liệu dựa vào diện tích pic ginsenosid Rg1, ginsenosid Rb1notoginsenosid R1trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C42H72O14 trong ginsenosid Rg1 chuẩn, hàm lượngC54H92O23 trong ginsenosid Rb1 chuẩn và hàm lượng C47H80O18 trong notoginsenosid R1 chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,4 % notoginsenosid R1 (C47H80O18) và không íthơn 5,0 % tổng hàm lượng ginsenosid Rg1(C42H72O14), ginsenosid Rb1(C54H92O23) và notoginsenosid R1 (C47H80O18), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch cây trồng được 4 đến 7 năm vào mùa thu trước khi hoa nở. Đào lấy rễ củ, rửa sạch chia ra rễ chủ, rễ nhánh và gốc thân, phơi khô.

Bào chế

Rửa sạch Tam thất, phơi hoặc sấy khô ở 50°Cđến 70°C,tán thành bột mịn.

Bảo quản

Nơi khô thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, ôn. Vào kinh can, vị.

Công năng, chủ trị

Tán ứ chỉ huyết, tiêu sưng giảm đau. Chủ trị: Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khối huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, tán bột, uống mỗi lần từ 1 g đến 3 g.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai.

TANG KÝ SINH

Herba Loranthi Gracifilolii

Tầm gửi trên cây dâu

Những đoạn thân cành và lá đã phơi khô, lấy từ cây Tầm gửi[Loranthusgracilifolius Schult. =Taxillusgracilifolius (Schult.) Ban], họ Tầm gửi (Loranth-aceae), sống kí sinh trên cây Dâu tằm(Morusalba L), họ Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Những đoạn thân, cành hình trụ, dài 3cmđến 4cm,đường kính 0,3cmđến 0,7cm,có phân nhánh, những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất cứng rắn. Mặt cắt ngang thấy rõ ba phần: phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn, màu nâu xám, dài 3,5cmđến 4,5cm,rộng 2,5cmđến 3,5cm,cuống lá dài 0,4cmđến 1,2cm,gân lá hình mạng lưới.

Vi phẫu

Thân:Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào nhỏ màu nâu, hình chữ nhật, mặt ngoài có những lỗ bì rải rác nổi lên. Mô mềm vỏ hẹp, tế bào to hơn tế bào bần và hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến, có những đám sợi hình dạng không cố định làm thành một vòng quanh mô mềm vỏ và chứa tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật. Libe hẹp, bị tia ruột cắt ra thành từng đám đứng trước bó gỗ. Gỗ rất rộng, bị tia ruột chia thành từng bó, mạch gỗ thưa, mô mềm gỗ hóa gỗ rõ rệt. Tia ruột thường có 2 đến 4 dãy tế bào. Mô mềm ruột tế bào to, hình đa giác hoặc hơi tròn, rải rác có những đám sợi chứa tinh thể calci oxalat.

Lá:Tầng cutin tương đối dày. Biểu bì ít thấy lỗ khí. Mô mềm thịt lá chỉ có một loại tế bào hình đa giác. Mô mềm gân giữa lá tế bào hình đa giác, to nhỏ không đều. Libe-gỗ có khi rải thành hình cung, có khi thành bó. Nhiều đám sợi rải rác trong mô mềm gân lá, có khi xen vào bó libe-gỗ, chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Bột

Bột màu nâu, không mùi, vị nhạt, quan sát dưới kính hiển vi thấy: Các mảnh bần, mảnh biểu bì chứa lỗ khí, các lỗ khí có kích thước khoảng 25 µm theo chiều dọc. Mảnh mô mềm gồm những tế bào to, thành mỏng. Mảnh phiến lá, tế bào mô cứng thành dày có chứa tinh thể calci oxalat, sợi riêng lẻ hay tập trung thành từng đám. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng. Tinh thể calci oxalat hình khối thường hơi vuông kích thước khoảng 29 µm. Hạt tinh bột tròn đường kính khoảng 20 µm rốn hạt là một điểm hoặc phân nhánh; đôi khi có hạt phấn 3 cạnh.

Định tính

Lấy 2 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 20mlethanol90 % (TT),đun cách thủy 30 phút, lọc nóng, bay hơi dịch lọc đến còn 3ml,dùng dịch lọc này làm các phản ứng sau:

Cho 1mldịch lọc vào ống nghiệm, thêm khoảng 0,05 g bộtmagnesi (TT)và 5 giọtacidhydrocloric (TT),lắc đều, để yên 5 min đến 10 min, xuất hiện màu hồng đỏ.

Cho 1mldịch lọc vào ống nghiệm, thêm 2 giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT)xuất hiện tủa xanh đen.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Hái lấy dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm.

Bào chế

Khi dùng có thể sao qua hoặc tẩm rượu sao qua.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, bình. Vào hai kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương-khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 20 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp.

TÁO (Hạt)

Seme Ziziphi mauritianae

Táo nhân, Toan táo nhân

Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây táo ta hay còn gọi là cây Táo chua(ZiziphusmauritianaLamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae).

Mô tả

Hạt hình cầu hay hình trứng dẹt có một đầu hơi nhọn, một mặt gần như phẳng, một mặt khum hình thấu kính, dài 5 mm đến 8 mm, rộng 4 mm đến 6 mm, dày 1 mm đến 2 mm. Ở đầu nhọn có rốn hạt hơi lõm xuống, màu nâu thẫm. Mặt ngoài màu nâu đỏ hay nâu vàng, đôi khi có màu nâu thẫm. Chất mềm, dễ cắt ngang.

Vi phẫu

Vỏ hạt có hai lớp tế bào: Bên ngoài là lớp tế bào biểu bì xếp đều đặn, bên trong là lớp tế bào mô cứng hình chữ nhật, thành dày, xếp đứng theo hướng xuyên tâm. Sát với tế bào mô cứng có vài hàng tế bào mô mềm thành mỏng bị bẹp, rải rác có một vài bó libe-gỗ. Nội nhũ gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng xếp lộn xộn, trong tế bào có những giọt dầu và các chất dự trữ. Mặt trong gồm một lớp tế bào hình bầu dục dài. Trong cùng là hai lá mầm bằng nhau, xếp úp vào nhau.

Bột

Mảnh mô cứng của vỏ ngoài gồm tế bào khá to, màu vàng hay vàng nâu. Mảnh mô mềm vỏ giữa là những tế bào thành mỏng, không đều. Mảnh vỏ trong gồm tế bào màu vàng, hình nhiều cạnh, thành dày và lượn sóng. Mảnh nội nhũ gồm các tế bào chứa những hạt tinh bột nhỏ và chất dự trữ. Mảnh lá mầm gồm những tế bào có nhiều cạnh tương đối đều, thành mỏng, trong có những giọt dầu. Những giọt dầu rải rác.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlethanol(TT).Lắc đều, đun hồi lưu trên cách thủy trong 1 h, để nguội. Lọc, dịch lọc đem cô cách thủy đến khi còn lại 5mlđến 6ml,dùng dung dịch này làm các phản ứng sau:

Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1mldung dịch trên. Ống 1 thêm 1mldung dịch natri hydroxyd 10 % (TT)và đun nhẹ. Sau đó cho vào mỗi ống 5mlnước.Dung dịch trong ống 1 trong suốt hoặc ít đục hơn ống 2. Sau đó cho vào ống 1 hai giọtdung dịchacidhydrocloric 10 % (TT),lập tức có vẩn đục rồi kết tủa bông lắng xuống.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen -acid acetic- nước (7 :5 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30mletherdầu hỏa (40 - 60 °C) (TT),đun hồi lưu trên cách thủy trong 2 h, lọc bỏ dịchetherdầu. Bã còn lại được loại bỏ hết dung môi bằng cách đặt trên cách thủy nóng, thêm 30mlmethanol(TT),đun hồi lưu trên cách thủy trong 2 h, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 2mlethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g bột Táo nhân (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),sấy bản mỏng ở110°C cho đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.6, 105°C, 2 - 5 g, 5 h).

Tỷ lệ hạt dập vỡ

Không quá 10 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hoạch quả chín từ cuối mùa thu đến đầu mùa đông, loại bỏ thịt quả, lấy hạch cứng rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, xay bỏ vỏ hạch cứng, sàng lấy hạt, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Toan táo nhân: Loại bỏ vỏ hạch cứng sót lại, khi dùng giã nát.

Toan táo nhân sao: Lấy toan táo nhân sạch, sao nhỏ lửa đến khi phồng lên và hơi thẫm màu. Khi dùng giã nát.

Bảo quản

Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, toan, bình. Quy vào các kinh can, đởm, tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị

Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim đập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người thực tà uất hỏa không dùng.

TẮC KÈ

Gekko

Toàn thân đã chế biến của con Tắc kè(Gekko gekkoL), họ Tắc kè (Gekkonidae).

Mô tả

Tắc kè có 4 chân. Toàn thân dẹt, do đã chế biến nên có hình dáng đặc biệt. Đầu dài từ 3cmđến 5cm,trên có 2 mắt, miệng có răng nhỏ và đều. Thân dài từ 8cmđến 15cm,rộng 7cmđến 10cm.Đuôi dài 10cmđến 15cm.Toàn thân có vẩy nhỏ, mỏng, màu sắc tùy loại (màu tro xanh với điểm vàng, đỏ hay xám nâu). Hai chân trước và 2 chân sau được căng thẳng trên 2 que ngang. Từ đầu con Tắc kè đến cuối đuôi cũng được căng bởi một que dọc. Phần thân được căng vuông vắn và cân đối bởi 2 que chéo. Mùi hơi tanh, vị hơi mặn.

Tắc kè nguyên con, đủ đuôi, không vụn nát, chắp vá, sâu mọt.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Chế biến

thể bắt tắc kè quanh năm, đập chết, moi bỏ phủ tạng, lau khô bằng vải hay giấy bản, dùng nẹp tre để căng giữ cho thân Tắc kè thẳng và phẳng ngay ngắn. Dùng dải giấy bản cuốn buộc chặt đuôi sát với nẹp tre để phòng mất đuôi, sau đó phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp(40 °C đến50 °C).

Bào chế

Dùng tươi: Nhúng Tắc kè vào nước sôi, cạo sạch vảy, chặt bỏ đầu từ mắt trở nên, chặt bỏ các bàn chân, lột da. Mổ bỏ phủ tạng, lấy vải (hoặc giấy bản) lau sạch, nấu cháo.

Dùng khô: Chặt bỏ đầu từ mắt trở lên và các bàn chân, cạo sạch vảy, cắt thành miếng nhỏ.

Tửu cáp giới: Lấy những miếng Tắc kè khô, tẩm rượu cho mềm, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô hoặc nướng vàng hay sao nhỏ lửa cho đến màu vàng thơm. Sau đó ngâm rượu hoặc tán thành bột làm hoàn tán.

Bảo quản

Để trong thùng kín có Xuyên tiêu, nơi khô mát, tránh mốc mọt, không được xông sinh. Tránh làm gãy nát, không được gãy mất đuôi.

Tính vị, quy kinh

Hàm, bình, hơi độc. Quy vào kinh phế, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay suyễn do thận không nạp khí, ho và ho ra máu, liệt dương, di tinh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng hoàn, tán, rượu thuốc hoặc có thể nấu cháo.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người ngoại tà thực nhiệt, ho do phong hàn.

TẰM VÔI

Bombyx Botryticatus

Bạch cương tàm, Cương tàm

Toàn thân phơi hoặc sấy khô của con Tằm nhà nuôi giai đoạn 4 đến 5(Bombyx mori L), họ Tằm tơ (Bombycidae) bị nhiễm vi nấm Bạch cương(Botrytis bassianaBals.), họ Mucedinaceae, phân ngành Nấm bất toàn (Deuteromycotina).

Mô tả

Tằm vôi hơi có hình trụ, thường cong queo, nhăn nheo, dài 2cmđến 5cm,đường kính 0,5cmđến 0,7cm,mặt ngoài màu vàng tro, bao phủ bởi sợi nấm kí sinh và bào tử dạng phấn trắng. Toàn thân chia đốt rõ rệt. Đầu tương đối tròn, mắt ở 2 bên, hai bên lườn bụng có 8 đôi chân giả, đuôi hơi chẻ đôi. Chất cứng giòn, dễ bẻ gãy, mặt gãy bằng phẳng, sáng bóng, lớp ngoài trắng như bột, lớp giữa có 4 vòng tuyến tơ màu đen sáng hay nâu sáng. Mùi hơi tanh, vị hơi mặn.

Bột

Màu nâu xám hoặc nâu xám thẫm. Soi kính hiển vi thấy: Sợi nấm hầu như không màu, cong queo hoặc hình dấu ngoặc, với các sợi xoắn ốc màu nâu hoặc nâu thẫm. Mặt ngoài, mô biểu bì có vân nhăn nheo, hình lưới và những điểm nhỏ nhọn mọc cao lên từ những đường sọc, với những lỗ lông cứng tròn, mép của các lỗ này màu vàng. Lông cứng màu vàng hoặc màu nâu vàng, mặt ngoài trơn bóng, thành hơi dày. Trong mô lá dâu tằm chưa tiêu hóa hết, phần lớn chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Vào mùa xuân và mùa thu, chọn những con tằm nguyên vẹn, chết cứng, trong và ngoài đều trắng do bị nhiễm vi nấmBotrytis bassianaBals, rửa sạch, phơi nắng (có phủ vải xô), hoặc sấy nhẹ (40°C đến50 °C) đến khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Tằm vôi sao: Bỏ cám vào chảo, rang đều cho đến khi bốc khói. Cho Tằm vôi đã rửa sạch vào và đảo đều cho đến khi bề mặt của Tằm vôi chuyển thành màu vàng. Sàng loại bỏ cám, để nguội. Dùng 1 kg cám cho 10 kg Tằm vôi.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Hàm, tân, bình. Qui vào các kinh tâm, can, tỳ, phế.

Công năng, chủ trì

Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc. Trẻ em dùng liều thích hợp theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

TẦM GỬI

Herba Loranthi

Những đoạn thân, cành và lá đã phơi khô của loài Tầm gửi (Loranthus chinensis DC.)hoặcLoranthus cochinchinensis Lour.),họ Tầm gửi (Loranthaceae) sống kí sinh trên cây gạo, bưởi, mít.

Mô tả

Những đoạn thân, cành hình trụ dài 3cmđến 4,5cm,đường kính 0,2cmđến 0,5cmcó khi phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu xám có nhiều lỗ bì nhỏ, chất cứng chắc. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc đã cắt thành từng mảnh. Lá nguyên hình trứng, hơi dày, dài 6cmđến 8cm,rộng 2,5cmđến 4,5cm,cuống lá 0,5cmđến 1cm,đỉnh lá nhọn, gân lá hình lông chim không rõ.

Vi phẫu

Vi phẫu 2 loài tương tự nhau.

Gânlá: Phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, xếp đều đặn, phía ngoài phủ lớp cutin mỏng. Sát biểu bì là lớp mô dày. Mô mềm là những tế bào thành mỏng hình đa giác hay hình trứng. Trong mô mềm có các đám mô cứng tạo thành cung rải rác bao quanh các bó libe-gỗ. Có 3 bó libe-gỗ lớn ở 3 gân chính, cung libe phía trên và phía dưới bao quanh bó gỗ. Gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ xếp thành hàng xen kẽ trong nhu mô tạo thành các bó riêng biệt.

Phiến lá: Biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật tương tự gân lá. Mô giậu không rõ. Trong mô mềm có thể cứng và rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối.

Thân: Mặt cắt ngang có thiết diện tròn. Bần gồm nhiều hàng tế bào xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, mặt ngoài phủ một lớp cutin mỏng. Mô mềm vỏ là những tế bào hình trứng hay đa giác thành mỏng. Trong mô mềm rải rác có các đám mô cứng. Libe gồm các bó nhỏ, ngoài mỗi bó có bó sợi, tầng phát sinh libe-gỗ không rõ. Phần libe-gỗ rất phát triển, libe phía ngoài, phần gỗ phía trong xếp thành các dải. Trong cùng là mô mềm ruột cấu tạo bởi các tế bào hình tròn hay đa giác có kích thước lớn, thành mỏng, rải rác có chứa các đám tinh thể calci oxalat hình khối.

Bột

Cả hai loài đều có đặc điểm tương tự.

Bột màu vàng lục, không mùi, không vị. Soi dưới kính hiển vi quan sát thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí, mảnh mô mềm lá có các tế bào hình đa giác thành mỏng. Sợi đứng riêng lẻ hay tụ thành bó. Tế bào mô cứng có nhiều hình dạng khác nhau, thành dày, khoang hẹp. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình khối.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 50mlethanol 90 % (TT), đun cách thủy 10 min, lọc nóng, dùng dịch lọc làm các phản ứng sau:

Cho 1mldịch lọc vào ống nghiệm, thêm một ít bộtmagnesi (TT) và 5 giọtacid hydrocloric (TT), lắc đều rồi đặt vào nồi cách thủy nóng, xuất hiện màu đỏ.

Cho 1mldịch lọc vào ống nghiệm, thêm 2 giọt đến 3 giọtdung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu xanh đen.

Nhỏ 1 giọt dịch lọc lên tờ giấy lọc, sấy khô rồi hơ lên miệng lọ amoniac đặc đã mở nút sẽ thấy màu vàng của vết đậm lên.

Cho 1mldịch lọc vào ống nghiệm, thêm 3 giọt đến 5 giọtdung dịch natri hydroxyd 10% (TT), xuất hiện tủa và màu vàng của dung dịch tăng lên rõ rệt.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - acid formic - nước (6 : 5 : 1,5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu chiết bằngmethanol (TT) trong Soxhlet 2 giờ. Cất thu hồi dung môi đến cắn, hòa tan cắn bằng nước sôi 3 lần, mỗi lần 8mlđến 10mllọc vào bình gạn. Lắc dịch lọc đã nguội vớin-hexan (TT) để loại tạp, sau đó lắc vớiethyl acetat (TT) 3 lần, mỗi lần 8ml,gộp dịch chiếtethylacetat cô tới khô, hòa tan cắn trong 1mlmethanol (TT) để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g Tầm gửi (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundung dịch nhôm clorid 3 % trong ethanol (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bức sóng 366 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hái dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn 3cmđến 5cm,phơi khô trong bóng râm. Khi dùng có thể tẩm rượu sao qua.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, bình. Vào kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 20 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

TẦN GIAO (Rễ)

RadixGentianae

Rễ đã được phơi hay sấy khô của một số loài Tần giao: Tần giao (Gentiana macrophylla Pall.,Gentiana straminea Maxim.,Gentiana dahurica Fisch.),họ Long đởm (Gentianaceae).

Mô tả

Gentiana macrophylla Pall.:Rễ gần như hình trụ, trên to, dưới nhỏ, xoắn vặn, dài 10cmđến 30cm,đường kính 1cmđến 3cm.Mặt ngoài màu nâu hơi vàng đến màu vàng hơi xám, có nếp nhăn theo chiều dọc hoặc vặn. Đầu rễ còn sót lại mẩu gốc thân. Chất cứng, giòn, dễ bị bẻ gãy. Mặt bẻ hơi có dầu, phần vỏ có màu vàng hoặc vàng nâu, phần gỗ màu vàng. Mùi đặc trưng, vị đắng, hơi chát.

Gentiana straminea Maxim: Rễ hơi hình nón, thường được mở rộng ra do một số rễ nhỏ tụ lại, đường kính tới 7cm.Mặt ngoài màu nâu, thô, có vết nứt với lỗ vân dạng mạng lưới. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mặt bẻ thường có dạng gỗ bị mục.

Gentiana dahurica Fisch.:Rễ hơi hình nón hoặc trụ, dài 8cmđến 15cm,đường kính 0,2cmđến 1cm.Mặt ngoài có màu vàng nâu. Rễ chính thường là một rễ, đầu rễ còn sót lại gốc thân. Phần dưới của rễ thường phân nhánh. Mặt bẻ có màu trắng vàng.

Dược liệu thái lát: Những lát dày, hình gần tròn, không đều. Bên ngoài màu nâu vàng, vàng xám hoặc nâu, xù xì, có các rãnh vặn xoắn hoặc dạng mạng lưới. Bề mặt phiến có màu vàng hoặc vàng nâu ở phần vỏ và màu vàng ở phần gỗ, đôi khi có gỗ mục ở lõi giữa. Mùi đặc trưng, vị đắng, hơi chát.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu thô, thêm 30mlhỗn hợpcloroform - methanol - amoniac (75 : 25 : 5), ngâm 2 h, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy còn khoảng 1ml,thêm 2mldung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và tiếp tục bốc hơicloroform,để nguội, lọc. Cho dịch lọc vào 2 ống nghiệm:

Ống 1, thêm vài giọtthuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa màu trắng vàng nhạt.

Ống 2, thêm vài giọtthuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa màu đỏ nâu.

B. Mặt cắt ngang của dược liệu quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) có huỳnh quang màu trắng vàng hoặc vàng kim.

C. Phương pháp sắclớp mỏng (Phụ lục5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol - nước (10 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mlmethanol (TT), lắc siêu âm 15 min, lọc, dùng dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 0,5 g bột Tần giao (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan gentiopicrin chuẩn trongmethanol (TT) để được dung dịch chứa 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử, dung dịch dược liệu đối chiếu và 1 µl dung dịch chất đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí rồi quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của các dung dịch dược liệu đối chiếu và dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 9,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g,105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không được quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không được quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 24,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịch acid acetic 0,1 % (9 : 91).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 20mlmethanol (TT),đậy nút, cân. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội và cân lại, bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol (TT), lắc đều, lọc.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan riêng biệt gentiopicrin chuẩn và loganin chuẩn trongmethanol (TT) để thu được hai dung dịch chuẩn có nồng độ tương ứng chính xác khoảng 0,5 mg/ml và 0,3 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnhC (5µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại, đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn gentiopicrin Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic gentiopicrin phải không dưới 3000.

Tiến hành sắc ký lần lượt đối với các dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng gentiopicrin và loganin trong dược liệu, căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C16H20O9 của gentiopicrin chuẩn và hàm lượng của C16H24O10 của loganin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 2,5 % tổng hàm lượng của gentiopicrin(C16H20O9) và loganin(C16H24O10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch.

Gentiana macrophylla Pall.,Gentiana straminea Maxim.: Phơi mềm dược liệu, xếp đống cho ra mồ hôi và đến khi mặt ngoài có màu vàng đỏ hoặc vàng xám, lấy ra dàn mỏng phơi khô, hoặc không để đổ mồ hôi mà phơi khô ngay.

Gentiana dahurica Fisch.:Gọt bỏ vỏ đen lúc còn tươi, phơi khô.

Dược liệu thái lát: Lấy dược liệu khô chưa thái lát, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, qui kinh

Khổ, bình. Vào các kinh vị, đại tràng, can, đởm.

Công năng, chủ trị

Trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, ngừng tê đau. Chủ trị: Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

TẤT BÁT (Quả)

FructusPiperis longi

Tiêu thất, Tiêu lốt, Tiêu lá tim, Tiêu dài

Cụm quả chín hoặc gần chín, phơi khô của cây Tất bát(Piper longum L), họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả

Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập hợp thành, dài 1,5cmđến 3,5cm,đường kính 0,3cmđến 0,5cm,mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu, có nhiều quả nhô lên, sắp xếp đều đặn và xiên chéo. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hoặc vết cuống đã rụng. Chất cứng, giòn, dễ gãy. Quả mọng nhỏ, hình cầu, đường kính 1 mm. Mùi thơm, vị cay.

Bột

Bột màu nâu xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào đá hình gần tròn, hình trứng dài hoặc hình đa giác, đường kính 25 µm đến 61 µm, có khi tới 170 µm, thành tương đối dày, đôi khi có đường sọc kẻ rõ. Túi tiết hình gần tròn, đường kính 25 µm đến 66 µm. Tế bào vỏ hạt màu nâu đỏ, hình đa giác dài, thành có dạng chuỗi hạt. Hạt tinh bột nhỏ, thường tụ tập thành khối.

Định tính

A. Lấy một lượng nhỏ bột dược liệu, cho vào ống nghiệm, thêm 1 giọtacid sulfuric (TT), sẽ hiện ra màu đỏ tươi, dần dần biến thành màu nâu đỏ, sau cùng chuyển thành màu nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G60F254.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton (7 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5mlethanol 96 % (TT), lắc siêu âm trong 30 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1 g bột Tất bát (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏngở 110 °C cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 3 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol 96 % (TT) làm dung môi. Sấy cắn thu được ở 100°C trong 3 h.

Chế biến

Thu hoạch khi cụm quả chuyển từ màu xanh lục sang màu đen, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, nhiệt. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Ôn trung khử hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 1,5 g đến 3 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột, cho vào lỗ răng sâu.

Kiêng kỵ

Nếu phế tỳ có thực nhiệt uất hỏa và tràng vị táo nhiệt gây đau thì cấm dùng.

TẾ TÂN

RadixetRhizomaAsari

Rễ và thân rễ đã phơi khô của cây Bắc tế tân[Asarum heterotropoides Fr. Schmidtvar.mandshuricum (Maxim.) Kitag.], cây Hán thành tế tân (Asarum sieboldii Miq. var.seoulense Nakai), hoặc Hoa tế tân(Asarum sieboldii Miq.) cùng họ Mộc hương (Aristolochiaceae). Hai loài trên còn gọi là Liêu tế tân.

Mô tả

Bắc tế tân: Thường cuộn lại thành một khối lỏng lẻo. Thân rễ mọc ngang hình trụ, không đều, phân nhánh ngắn, dài 1cmđến 10cm,đường kính 2 mm đến 4 mm; mặt ngoài màu nâu xám, xù xì, với những mấu vòng, đốt dài 2 mm đến 3 mm, có các vết sẹo thân hình dĩa ở đầu nhánh. Rễ mảnh dẻ, mọc gần nhau ở các mấu, dài 10cmđến 20cm,đường kính 1 mm; mặt ngoài màu vàng xám, nhẵn hoặc có vết nhăn dọc, với những rễ con nhỏ hoặc vết sẹo. Chất giòn, dễ bị bẻ gãy, mặt bẻ phẳng, màu trắng hơi vàng, hoặc trắng. Mùi hăng và thơm; vị cay với cảm giác tê lưỡi.

Hán thành tế tân: Thân rễ có đường kính 1 mm đến 5 mm, đốt dài 0,1cmđến 1cm.

Hoa tế tân: Thân rễ dài 5cmđến 20cm,đường kính 1 mm đến 2 mm, đốt dài 0,2cmđến 1cm.Mùi và vị hơi nhẹ.

Tế tân cắt đoạn: Dược liệu sau khi cắt đoạn gồm những đoạn dài ngắn không đều. Các đoạn thân rễ hình trụ tròn, mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều vòng nốt sần. Đoạn rễ mảnh hơn, mặt ngoài màu nâu xám, mịn hoặc có nếp nhăn dọc. Mặt cắt trắng ngà hoặc màu trắng. Mùi hăng và thơm; vị cay với cảm giác tê lưỡi.

Vi phẫu

Phần biểu bì còn lại gồm một lớp tế bào. Vỏ rộng, rải rác nhiều tế bào dầu; ngoại bì gồm một lớp tế bào, hình thuôn, thành hóa bần và hơi hóa gỗ; nội bì rõ, có thể nhìn thấy những chấm hóa bần ở màng xuyên tâm của tế bào nội bì (đai Caspari). Trụ bì gồm 1 đến 2 lớp tế bào. Gỗ sơ cấp. Bó libe, mỗi bó có từ 1 đến 3 tế bào mô mềm lớn hơn nằm ở trung tâm nhưng đường kính của các tế bào này nhỏ hơn nhiều so với mạch lớn nhất; trong bó libe còn có các tế bào không lớn. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) - ethyl acetat (3 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20mlmethanol (TT), lắc siêu âm 45 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 2mlethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan một lượng asarinin chuẩn trongmethanol (TT)để được dung dịch chứa 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có asarinin chuẩn, lấy 0,5 g bột Tế tân (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng10 µlmỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phundung dịch vanillin 1 %trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏngở 105 °C cho đến khi hiện rõ vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không được quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9,8).

Tro không tan trong acid

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.7).

Giới hạn acid aristolochic I

Đạt yêu cầu về giới hạnacidaristolochic I (Phụ lục 12.22).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 9,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Tinh dầu

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được dưới 2,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Asarinin

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT).

Pha động B: Nước.

Pha động được sử dụng theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian
(min)

Pha độngA
(% tt/tt)

Pha động B
(% tt/tt)

0 - 20

50

50

20 - 26

50 → 100

50 → 0

Dung dịch chuẩn: Hòa tan asarinin chuẩn trongmethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 50 µg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 15mlmethanol (TT) đậy bình và cân. Lắc siêu âm trong 45 min, để nguội và cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằngmethanol (TT), lắc đều, lọc qua giấy lọc thường rồi lọc qua màng lọc 0,45 µm được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5 µm).

Nhiệt độ cột:40 °C.

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 287 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn asarinin phải không dưới 10000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tiến hành sắc ký và tính hàm lượng asarinin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C20H18O6 của asarinin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,05 % asarinin (C20H18O6) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ và đầu mùa thu, khi quả chín, đào lấy cả cây Tế tân, rửa sạch, phơi âm can.

Tế tân cắt đoạn: Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, vẩy nước vào cho mềm, cắt thành từng đoạn, phơi âm can đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tâm, phế, thận, can.

Công năng, chủ trị

Khu phong, tán hàn, thông khiếu, giảm đau, ôn phế, hóa đàm ẩm. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc, bột, hay viên. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Không dùng phối hợp với Lê lô.

Dùng thận trọng với người âm hư hỏa vượng.

THẠCH CAO

Gypsum fibrosum

Đại thạch cao, băng thạch

Chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là calcisulfatngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O).

Mô tả

Thạch cao là một khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt.

Định tính

A. Lấy một miếng thạch cao (chế phẩm) cho vào một ống nghiệm có nút bần đã đục lỗ, đốt lên, hơi ẩm sẽ đọng lại ở thành ống nghiệm, miếng thạch cao trở nên trắng đục.

B. Lấy khoảng 0,2 g bột chế phẩm, thêm 10mldung dịchacidhydrocloric loãng (TT),đun nóng để hòa tan, đượcdung dịchA, tiến hành thử phản ứng calci vàsulfatnhư sau:

Sulfat:

Thêm 1mldung dịch bari clorid 5 %(TT) vào 3mldung dịch A, có tủa trắng, tủa không tan trongacidhydrocloric(TT)acid nitric(TT).

Thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch chì acetat 20 %(TT) vào 3mldung dịch A, có tủa màu trắng, tủa này tan trongdung dịch amoni acetat 10 %hoặcdung dịch natri hydroxyd 4,3 %.

Calci:

Làm ẩm chế phẩm vớiacidhydrocloric (TT),lấy que dây Bạch kim (Pt) chấm vào, hơ lên ngọn lửa không màu, sẽ thấy màu đỏ vàng nhạt.

Thêm 2 giọtdung dịch đỏmethyl (TT)vào 3mldung dịch A, trung hòa bằngamoniac đặc (TT),sau đóacidhóa bằngacidhydrocloric loãng(TT), thêm vài giọtdung dịch amoni oxalat 3,5 % (TT),sẽ có tủa trắng tan trongacidhydrocloric(TT) nhưng không tan trongacid acetic (TT).

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu.

Dung dịch thử:Lấy 4 g bột chế phẩm thêm 4mlacid aceticbăng(TT) và 96mlnước,đun sôi 10 min, để nguội, thêmnướccho vừa đúng thể tích ban đầu, lọc. Lấy 25mldịch lọc cho vào ống Nessler A.

Dung dịch đối chiếu: Cho vào ống Nessler B gồm 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu, 2 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5, thêm nước vừa đủ 25 ml.

Thêm vào mỗi ống Nessler trên 2mldung dịch thioacetamid(TT), để yên 2 phút. So sánh màu của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu bằng cách quan sát từ trên xuống dọc theo trục của ống nghiệm trên nền trắng. Màu của dung dịch thử không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu.

Lấy 1 g chế phẩm, thêm 15mlacidhydrocloric(TT)nướcđến 40ml,đun nóng để hòa tan. Tiến hành thử giới hạn arsen (Phụ lục 9.4.2). Dùng 2mldung dịch arsen mẫu 1 phần triệulàm dung dịch so sánh.

Định lượng

Cân chính xác 0,2 g bột chế phẩm mịn, cho vào một bình nón, thêm 10mldung dịchacidhydrocloric loãng(TT), đun nóng để hòa tan, thêm 100mlnướcvà 1 giọt dung dịchđỏmethyl (TT), thêm nhỏ giọtdung dịchkalihydroxyd 10 %(TT) đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt, sau đó thêm tiếp 5ml.Thêm một lượng nhỏhỗn hợp chỉ thị màu calcein(Nghiền đều 0,1 gcalceinvà 10 gkaliclorid),chuẩn độ bằngdung dịch dinatri edetat 0,05 M (CĐ)đến khi huỳnh quang lục vàng nhạt mất đi và chuyểnsangmàuda cam. 1 mldungdịchdinatri edetat 0,05 M (CĐ) tương đương với8,608 mg CaSO4.2H2O.Thạch cao phải có hàm lượng calcisulfatdihydrat (CaSO4.2H2O) không được dưới 95,0 %.

Chế biến

Lấy thạch cao, rửa sạch, phơi khô, đập ra thành miếng nhỏ, loại bỏ các đá tạp, sau nghiền thành bột thô gọi là sinh thạch cao.

Bào chế

Đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao sạch, đập thành khối nhỏ, bỏ vào lò lửa không khói, nung đến khi tơi bở, lấy ra, để nguội, đập vụn.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Sinh thạch cao: Cam, tân, đại hàn. Vào các kinh phế, vị, tam tiêu, tâm bào.

Đoạn thạch cao: Cam, tân, sáp, hàn.

Công năng, chủ trị

Sinh thạch cao: Thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi.

Đoạn thạch cao: Thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết. Chủ trị: Dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, ngứa do thấp chẩn, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương chảy máu.

Cách dùng, liều lượng

Sinh thạch cao: Ngày dùng từ 10 g đến 36 g, dạng thuốc sắc (sắc trước các loại thuốc khác).

Đoạn thạch cao: Tán bột đắp nơi đau, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Chứng hư hàn không dùng.

THẠCH HỘC (Thân)

Herba Dendrobii

Thân tươi hay khô của cây Thạch hộc: Kim thoa thạch hộc(Dendrobium nobileLindl.), Hoàn thảo thạch hộc, Thạch hộc hoa gừng(Dendrobium loddigesii Rolfe),Hoàng thảo thạch hộc(Dendrobium chrysanthum Wall, exLindl.), Thiết bì thạch hộc(Dendrobium candidum Wall, exLindl.), Mã tiên thạch hộc(DendrobiumfimbriatumHook.f.) và các loại thạch hộc tương tự khác, họ Lan (Orchidaceae).

Mô tả

Thạch hộc tươi:Hình trụ hoặc trụ dẹt, dài 30cm,đường kính 0,4cmđến 1,2cm.Mặt ngoài có màu lục vàng, nhẵn, có đường vân dọc và các đốt rõ, màu sẫm hơn mang các bẹ lá. Thân mập, mọng nước, dễ bẻ gẫy. Mùi nhẹ, vị hơi đắng, sau ngọt và có chất nhày khi nhai.

Sau khi cắt đoạn, dược liệu là các đoạn hình trụ hoặc hình trụ dẹt, đường kính 0,4cmđến 1,2cm.Mặt ngoài màu lục vàng, trơn mịn hoặc có vạch dọc. Thể chất mập, mọng nước. Mùi nhẹ, vị hơi đắng sau ngọt, có chất nhày khi nhai.

Thạch hộc khô:

Kim thoa thạch hộc (Dendrobium nobile):Hình trụ tròn dẹt, dài 20cmđến 40cm,đường kính 0,4cmđến 0,6cm,các đốt dài 2,5cmđến 3cm.Mặt ngoài có màu vàng kim hoặc màu vàng lục, có rãnh dọc sâu. Chất cứng, giòn. Mặt bẻ tương đối phẳng, mặt bẻ xốp. Vị đắng.

Hoàn thảo thạch hộc (Dendrobium loddigesii):Hình trụ, mảnh khảnh, thường uốn cong hoặc cuộn thành một khối, dài 15cmđến 35cm,đường kính 0,1cmđến 0,3cm,đốt dài 1cmđến 2cm.Mặt ngoài màu vàng kim sáng bóng, có vân dọc nhỏ. Chất mềm, dai, chắc. Mặt bẻ gãy tương đối bằng phẳng. Không có mùi, vị nhạt.

Hoàng thảo thạch hộc (Dendrobium chrysanthum):Dài 30cmđến 80cm,đường kính 0,3cmđến 0,5cm,đốt dài 2cmđến 3,5cm.Mặt ngoài màu vàng kim đến màu nâu vàng nhạt. Có rãnh dọc. Nhẹ và chắc, dễ bẻ gãy, mặt bẻ gãy hơi có xơ. Nhai có cảm giác dính.

Nhĩ hoàn thạch hộc{Thiết bì thạch hộc(Dendrobium candidum)sau khi cắt bỏ rễ phơi hoặc sấy khô}: Hình xoáy ốc hoặc hình lò so, thường có 2 đến 4 vòng xoáy. Sau khi kéo thẳng ra dài 3,5cmđến 8cm,đường kính 0,2cmđến 0,3cm.Mặt ngoài màu lục vàng có vân nhăn dọc nhỏ. Chất rắn chắc, dễ bẻ gãy, mặt bẻ gãy phẳng. Nhai có cảm giác dính.

Mã tiên thạch hộc (Dendrobiumfimbriatum) và các loài thạch hộc tương tự khác: Hình trụ dài, dài 20cmđến 150cm,đường kính 0,4cmđến 1,2cm,đốt dài 2cmđến 6cm.Mặt ngoài màu vàng đến vàng sậm. Có rãnh dọc sâu. Chất xốp, mặt bẻ gãy có xơ dạng sợi. Vị hơi đắng, có chất nhày khi nhai.

Thạch hộc khô sau khi cắt đoạn: Dược liệu là các đoạn hình trụ hoặc hình trụ dẹt. Mặt ngoài màu vàng kim, vàng lục hoặc vàng nâu, bóng, có các rãnh dọc sâu hoặc có nếp nhăn dọc ở các góc, đôi khi thấy các mấu màu nâu. Mặt cắt màu vàng nhạt tới vàng nâu, rải rác có các vết tích của bó mạch dạng điểm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng hoặc nhạt, nhai có chất nhày.

Bột

Màu lục xám hoặc vàng xám. Các mảnh cutin màu vàng; tế bào biểu bì hình đa giác dài hoặc gần đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành có cutin dạng hạt. Sợi trụ bì thành bó hoặc rải rác, hình thoi hoặc mảnh dẻ, thành tương đối dày, ít lỗ trao đổi, có mang các tế bào nhỏ có chứa các tinh thể silic xếp thành hàng. Sợi gỗ mảnh, đầu nhọn hoặc tù, đôi khi thành hơi dày. Mảnh mạch lưới, mạch thang, mạch điểm, đường kính 12 µm đến 50 µm. Tinh thể calci oxalat hình kim tụ thành bó hoặc rải rác.

Định tính

A. Kim thoa thạch hộc (Dendrobium nobile):

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (60 °C đến 90 °C) - aceton (7 : 3).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu (nghiền dược liệu khô), thêm 10mlmethanol(TT),siêu âm 30 min, để nguội, lọc, lấy dịch lọc làm dịch chấm sắc ký.

Dungdịch đối chiếu:Hòa tan dendrobin chuẩn trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,5 mg/ml. Nếu không có dendrobin chuẩn, lấy 1 g bột Kim thoa thạch hộc (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phunthuốc thửDragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B.Mã tiên thạch hộc (Dendrobiumfimbriatum) và các loài thạch hộc tương tự khác:

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:Etherdầu hỏa (60 °C đến 90 °C) -ethylacetat(3 : 2).

Dung dịch thử:Lấy 0,5 g bột dược liệu (nghiền dược liệu khô), thêm 25mlmethanol (TT), siêu âm 45 min, để nguội, lọc, bay hơi dịch lọc trên cách thủy tới cạn, hòa tan cắn trong 5mlmethanol (TT)được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan dendrophenol chuẩn trongmethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,2 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105°C đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của dendrophenol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % đối với dược liệu khô (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % đối với dược liệu khô (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Tỷ lệ dược liệu có màu nâu, xám: Không quá 1 % đối với dược liệu khô (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Quanh năm đều có thể thu hái.

Dùng tươi:Sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn.

Dùng khô:

Đối với Thiết bì thạch hộc: Cắt bỏ rễ con, vừa sao vừa vặn cho đến khi có hình xoắn ốc hoặc lò so, sấy khô quen gọi là Nhĩ hoàn thạch hộc (thạch hộc vòng tai).

Đối với các loài Thạch hộc khác: Sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất, luộc qua hoặc sấy mềm, vừa đảo vừa sấy cho đến khi bao lá khô. Khi dùng cắt đoạn.

Bảo quản

Dược liệu khô: Để nơi khô.

Dược liệu tươi: Để nơi mát, ẩm.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi hàn. Vào các kinh vị, thận, phế.

Công năng, chủ trị

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn (nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát). Vị âm hư, vị nhiệt (ăn kém, nôn khan, môi miệng khô, lở loét miệng). Tiêu khát.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g dược liệu khô, từ 15 g đến 30 g dược liệu tươi, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

THANH CAO HOA VÀNG (Lá)

FoliumArtemisiae annuae

Thanh hao hoa vàng

Lá đã phơi hay sấy khô của cây Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua L.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Lá màu vàng nâu hoặc nâu sẫm, giòn, dễ vụn nát, mùi thơm hắc đặc biệt, vị đắng. Có thể lẫn một ít cành non hoặc ngọn non.

Vi phẫu

Phần gân giữa:Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn có tầng cutin mỏng, mang lông che chở và lông tiết. Đám mô dày xếp sát biểu bì trên và dưới. Mô mềm vỏ tế bào thành mỏng nhăn nheo. Một số bó libe-gỗ to nằm giữa gân lá gồm: Cung mô cứng úp vào nhau, tế bào mô cứng thành dày hình nhiều cạnh; cung libe nằm sát cung mô cứng dưới; bó gỗ hình thoi gồm những mạch gỗ xếp thành dãy nằm giữa cung libe và cung mô cứng trên.

Phần phiến lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn, mang lông che chở và lông tiết. Biểu bì dưới mang lỗ khí. Mô giậu ở cả hai mặt của phiến lá. Trong phần mô khuyết từng quãng có bó libe-gỗ nhỏ.

Bột

Mảnh biểu bì gồm tế bào thành mỏng mang lỗ khí. Lông che chở hình chữ T, đầu lông đơn bào hình thoi, chân đa bào gồm 2 đến 3 tế bào. Một loại lông che chở khác đa bào một dãy, đầu thuôn nhỏ. Lông tiết đầu hai tế bào, chân 1 đến 2 dãy tế bào. Mảnh mô mềm. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Hệ dung môi: Toluen -ethylacetat (95 : 5).

Dung dịch thử:Lấy 1 g dược liệu cho vào bình dung tích 100ml,thêm 30mletherdầu hỏa(30 °C đến 60 °C) (TT),đun sôi hồi lưu trên cách thủy 5 min đến 10 min. Để nguội, lọc lấy dịch chiết, cô trên cách thủy đến khô. Hòa cắn trong 1mlcloroform (TT), thêm 9mlethanol(TT),lắc đều, lọc, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Dung dịchartemisininchuẩn 0,1 % trongethanol(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử {gồm 0,025 g4-dimethylaminobenzaldehyd (TT)trong 5,0mlacid acetic(TT)và 5,0mlacid phosphoric 10 % (TT)}. Sấy bản mỏng ở 110 °C trong 5 min. Trên sắcđồ của dung dịch thử phải có một vết màu xanh tím cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Tỉ lệ cành non và ngọn non: Không quá 10,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 2,0 %.

Định lượng

Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1), kết hợp phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Hệdungmôi:n-Hexan - ethyl acetat (70 : 30).

Dungdịch thử:Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây số 355), chiết vớietherdầu hỏa (30°Cđến 60 °C)(TT) trong bình Soxhlet dung tích 50mltrên cách thủy trong 6 h, cất thu hồi dung môi lấy cắn. Hòa tan cắn trong 1mlcloroform (TT)và cho vào bình định mức 10ml,tráng cốc đựng cắn bằngethanol (TT)rồi thêm cùng dung môi đến vạch. Lọc qua giấy lọc, bỏ 0,5mlđến 1mldịch lọc đầu, lấy khoảng 2mldịch lọc tiếp theo.

Dung dịch đối chiếu:Cân chính xác 0,010 gartemisininchuẩn, hòa tan trong 10mlethanol (TT)(pha dùng trong ngày).

Bản mỏngsilica gelG (20cm x 20 cm)đã được hoạt hóa ở 110°C trong 2 h, được chia vạch thành 5 băng, chấm lần lượt mỗi băng 0,1mlcác dung dịch thử (băng 1 và 2) và dung dịch đối chiếu (băng 3 và 4), chấm thành vạch dài 2cm,rộng 0,3cm;băng 5: chấm 0,1mlethanol (TT)làm mẫu trắng.

Tiến hành sắc ký, sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 18cm,lấy bản mỏng ra, để khô dung môi ngoài không khí trong 1 h. Phun nước cất làm ướt bản mỏng để xác định các vùng cóartemisinin,các vếtartemisininchuẩn sẽ xuất hiện màu trắng đục trên sắc ký đồ. Vạch đường ngang ở phía trên và phía dưới vếtartemisininđã được xác định sao cho cách đều hai mép của vết 0,5cmđến 0,7cm.Cạo riêng biệt các vùng cóartemisinincủa vết1, 2,3 và 4. Cạo vùng không chứa arteminsinin của vết 5 làm mẫu trắng. Cho vào mỗi mẫu bộtsilica gelcạo được nói trên 1mlethanol (TT), lắc kỹ. Thêm 9 ml dung dịch natri hydroxyd 0,05 N (TT),lắc kỹ, cho vào tủ ấm 50°C trong 30 min. Lấy ra để nguội 15 min, lọc lấy dịch lọc trong và đo độ hấp thụ của các dung dịch so với dung dịch mẫu trắng ở bước sóng 292 nm (Phụ lục 4.1). Kết quả đo của mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu là giá trị trung bình của 2 lần đo nhắc lại.

Từ độ hấp thụ của dung dịch chuẩn và dung dịch đối chiếu, nồng độ của dung dịchartemisininchuẩn, tính hàm lượngartemisinintrong dược liệu.

Hàm lượngartemisininphải không được ít hơn 0,7 % tính theo dược liệu khô.

Chế biến

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng, loại bỏ thân cành, lấy lá phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc, mọt.

Công dụng

Dùng chiết xuấtartemisinin.

THANH CAO

Herba Artemisiae apiaceae

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Thanh cao(ArtemisiaapiaceaHance), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cành hình trụ, nhẵn, có rãnh dọc nông, màu vàng nâu, đường kính 0,2cmđến 0,6cm,dài 40cmđến 60cm,mang nhiều hoa và lá. Phần trên thân phân nhánh nhiều. Chất nhẹ, dễ bẻ gãy, ruột trắng. Phiến lá và hoa hay bị rụng. Lá hoàn chỉnh có hình bầu dục dài, xẻ sâu dạng lông chim hai lần, phiến xẻ nhỏ hình bầu dục dài, hoặc dạng răng cưa, hình tam giác nhọn đầu. Cụm hoa đầu hình bán cầu, đường kính 0,3cmđến 0,4cm,gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Thân: Biểu bì. Lớp mô mềm vỏ tương đối hẹp. Nội bì có tế bào kéo dài theo hướng tiếp tuyến, thành hơi dày. Sợi mô cứng từng đám xếp thành một vòng. Phần gỗ ứng với đám mô cứng phát triển rộng hơn, phía trong mạch gỗ nhiều và to hơn. Mô mềm ruột.

Bột

Mảnh lá bắc tế bào gần như hình chữ nhật. Mảnh lá đài gồm các tế bào dài. Sợi dài, thành khá dày, đứng riêng hoặc tụ thành đám. Mảnh mạch điểm, mạch vạch.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã tán nhỏ để thử.

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Các bộ phận khác của cây: Không quá 2,0 %.

Phần cụm hoa và lá: Không ít hơn 35,0 %.

Tỷ lệ vụn nát

Hoa, lá rụng: Không quá 10 % (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Thu hái khi cây đang ra hoa. Chặt cả cây, bỏ rễ, loại bỏ tạp chất, chặt nhỏ, phơi khô (dùng sống) hoặc sao qua (dùng chín). Cây có nhiều lá, hoa, khô chắc, có mùi thơm là tốt. Để tăng tính âm còn tẩm với miết huyết.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh vụn nát và rụng lá, hoa.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi tân, hàn. Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải thử, lương huyết thoái hư nhiệt. Chủ trị: Bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, sốt rét, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người khí hư, ỉa lỏng không nên dùng.

THẢO QUẢ (Quả)

FructusAmomi aromatici

Quả chín đã phơi khô của cây Thảo quả (Amomum aromaticumRoxb.), họ Gừng(Zingiberaceae).

Mô tả

Quả hình bầu dục dài, đôi khi có 3 góc tù, dài 2cmđến 4,5cm,đường kính 1,5cmđến 2,5cm.Mặt ngoài màu nâu đến nâu hơi đỏ, có rãnh và cạnh gờ dọc, đầu quả có vết tích của vòi nhuỵ hình tròn nhô lên, phần đáy có cuống quả hoặc sẹo cuống quả. Vỏ quả, chất bền, dai. Bóc lớp vỏ quả thấy bên trong ở phần chính giữa có màng vách ngăn màu nâu hơi vàng, phân chia khối hạt thành 3 phần, mỗi phần có khoảng 8 hạt đến 11 hạt; các hạt hình nón, đa diện, đường kính khoảng 5 mm, mặt ngoài màu nâu có màng áo hạt trắng hơi xám phủ ngoài. Hạt có một sống noãn có rãnh dọc và một rốn hạt lõm ở đỉnh nhọn. Chất cứng, nội nhũ màu trắng hơi xám. Có mùi thơm đặc trưng, vị cay và hơi đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang của hạt: Tế bào mô mềm của áo hạt chứa hạt tinh bột. Tế bào biểu bì của vỏ hạt cứng màu nâu hình chữ nhật với thành tương đối dày, hạ bì gồm một lớp tế bào mô mềm có chứa các chất màu vàng; một hàng tế bào gần vuông hoặc hình chữ nhật; dài 42 µm đến 162 µm theo chiều tiếp tuyến và 48 µm đến 68 µm dài theo hướng xuyên tâm; có chứa những giọt tinh dầu màu vàng; lớp sắc tố gồm có vài hàng tế bào nhỏ màu nâu. Vỏ lụa gồm một hàng tế bào đá, hình giậu, màu nâu hơi đỏ ở thành bên, thành trong dầy lên nhiều, khoang nhỏ chứa hạt silic. Tế bào ngoại nhũ chứa hạt tinh bột và một số cụm tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Tế bào nội nhũ chứa hạt alơron và hạt tinh bột.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏngSilica gelG.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (17 : 3).

Dung dịch thử:Lấy phần tinh dầu đã cất khi định lượng (xem mục định lượng) hòa tan trongethanol(TT)thành dung dịch có chứa 50 µl trong 1ml.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tancineoltrongethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 20 µl trong 1ml.Có thể dùng tinh dầu Thảo quả (mẫu chuẩn), pha như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 5 % trongacid sulfuric(TT),sấy bản mỏngở 105 °C trong vài phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu xanh da trời có cùng giá trị Rf với vết cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng tinh dầu Thảo quả làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1,4 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Thảo quả nhân: Lấy Thảo quả, loại bỏ tạp chất, cho vào nồi sao lửa nhỏ đến màu vàng xém và hơi phồng, lấy ra để nguội, bỏ vỏ cứng, sàng lấy hạt. Khi dùng giã nát.

Khương Thảo quả nhân: Lấy hạt Thảo quả, thêm nước gừng, trộn đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến khô, để nguội. Khi dùng giã nát. Cứ 10 kg hạt Thảo quả dùng 1 kg Gừng tươi.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc.

THẢO QUYẾT MINH (Hạt)

SemenSennae torae

Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Thảo quyết minh còn gọi là Quyết minh, Muồng[Sennatora(L.) Roxb.; Syn.Cassiatora L],họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Hạt hình trụ, đôi khi hình tháp, hai đầu vát chéo, dài 3 mm đến 6 mm, đường kính 1 mm đến 2,5 mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hay lục nâu, bóng. Bốn cạnh bên thường nổi rõ thành đường gờ, một đường gờ nhô lên thành ngấn.

Thể chất cứng, khó tán vỡ. Cắt ngang thấy nội nhũ màu xám trắng hay vàng nhạt, lá mầm màu vàng hay nâu nhạt. Không mùi, vị hơi đắng.

Định tính

A. Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 10mldung dịchacid sulfuric10 % (TT),đun cách thủy sôi 10 phút. Sau khi nguội, thêm 10mlcloroform(TT)vào hỗn hợp trên, lắc đều, để yên cho tách thành hai lớp. Gạn lấy lớpcloroform,thêm 2mlđến 3mldung dịch amoniac 10 %(TT), lắc, lớp nước sẽ có màu đỏ.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào một chén nung nhỏ bằng sứ hay nắp chai bằng kim loại. Hơ nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn và khuấy đều lớp bột cho bay hết hơi nước. Sau đó đậy chén nung bằng một phiến kính thích hợp và đặt lên trên tấm kinh túm bông tẩm nước lạnh rồi đốt mạnh trong khoảng 5 phút. Lấy tấm kính ra soi dưới kính hiển vi sẽ quan sát thấy những tinh thể hình kim màu vàng. Nhỏ lên đám tinh thể một giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),dung dịch sẽ có màu hồng.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất(Phụ lục 12.11)

Hạt lép: Không quá 1,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 2,0 %.

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu Pb; 0,3 phần triệu Cd; 0,1 phần triệu Hg; 1 phần triệuAs(Phụ lục 9.4.11).

Chế biến

Thu hoạch quả già vào cuối mùa thu, khoảng tháng 9 đến 11, phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bào chế

Quyết minh tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở 50°C đến 60°C, khi dùng xay vỡ vụn.

Quyết minh tử sao: Lấy Quyết minh tử sạch, cho vào chảo, đun nhỏ lửa, đảo chậm đến khi mặt ngoài của thuốc chuyển sang màu nâu sẫm, có mùi thơm, lấy ra để nguội.

Bảo quản

Nơi khô ráo thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Hàm, bình. Quy vào các kinh can, thận, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Người hay bị phân lỏng không dùng.

THĂNG MA (Thân rễ)

Rhizoma Cimicifugae

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của các loài Thăng maCimicifuga heracleifolia Kom.,Cimicifugadahurica(Turcz.)Maxim, hoặcCimicifuga foetida L, họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Thân rễ là những khối dài ngắn không đều, thường phân nhánh nhiều, có nhiều mấu nhỏ, dài 10cmđến 20cm,đường kính 2cmđến 4cm.Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu, thô nháp, còn sót lại nhiều rễ nhỏ. Phần trên thân rễ có một số vết sẹo của thân, dạng lỗ tròn, mặt trong của lỗ có vân dạng mạng lưới. Phần dưới thân rễ lồi lõm không phẳng, có sẹo của các rễ nhỏ. Chất nhẹ, cứng, khó bẻ. Mặt bẻ gãy không phẳng, có xơ, màu vàng lục hoặc vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi đắng và chát.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silicagel GF254.

Dung môi khai triển: Toluen -cloroform-acid acetic (6 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 50mlethanol96 % (TT),đun sôi hồi lưu trong 1 h, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 1mlethanol(TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòatan acid ferulicacid isoferulicchuẩn trongethanol96 % (TT)để được hai dung dịch chuẩn tương ứng có nồng độ 1 mg/ml và/hoặc lấy 1 g bột Thăng ma (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu, cùng giá trị Rf với các vết củaacid ferulicacid isoferulictrên sắc ký đồ của dung dịch các chất đối chiếu và/hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu, cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịch acid phosphoric 0,1 % (13 : 87).

Dungdịch chuẩn:Cân chính xác khoảng 10mg acid isoferulicchuẩn vào bình định mức 50mlmàu nâu, thêmethanol10 % (TT)để hòa tan và pha loãng vừa đủ thể tích với cùng dung môi, trộn đều. Lấy chính xác 1mldung dịch này cho vào bình định mức 10mlmàu nâu và thêmethanol10 % (TT)đến vạch, trộn đều được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 20 µg/ml.

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 710) vào bình nón nút mài, thêm chính xác 25mlethanol10 % (TT),đậy nút, cân. Đun hồi lưu trong 2,5 h, để nguội, đậy nút, cân lại, bổ sung khối lượng bị mất bằngethanol10 %(TT), trộn đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C dùng cho sắc ký (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 316 nm.

Tốc độ dòng: 1mlđến 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký. Tính số đĩa lý thuyết, số đĩa lý thuyết không được dưới 5000 tính theo pic củaacid isoferulic.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch thử và dung dịch chuẩn. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C10H10O4 củaacid isoferulicchuẩn, tính hàm lượngacid isoferulictrong dược liệu

Hàm lượngacid isoferulic(C10H10O4) không được dưới 0,10 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào thân rễ về, rửa sạch, cắt bỏ thân mầm, phơi đến khi rễ con khô. Dùng lửa đốt hoặc cắt bỏ rễ con rồi phơi đến khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm qua, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng.

Tính vị, quy kinh

Tân, vi cam, vi hàn. Vào các kinh phế, tỳ, vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

THỊ ĐẾ

Calyx Kaki

Tai Hồng

Đài đồng trưởng đã phơi hay sấy khô thu được từ quả chín của cây Hồng (Diospyros kakiL.f.), họ Thị (Ebenaceae).

Mô tả

Dược liệu hình tròn dẹt, đường kính 1,5cmđến 2,5cm, ởgiữa hơi dày, hơi nhô lên, có sẹo tròn của cuống quả đã rụng, mép tương đối mỏng, xẻ tư, phiến xẻ thường uốn cong lên, dễ gãy nát. Phần đáy còn cuống quả hoặc chỉ còn vết cuống quả, dạng lỗ tròn. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, mặt trong màu nâu vàng, phủ đầy lông nhung nhỏ. Chất cứng và giòn, không mùi, vị chát.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Toluen (đã bão hòa với nước) - methyl format-acid formic (5 : 4 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10mlethanol70 % (TT),ngâm ấm trong 2 h, lọc, bay hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 1mlmethanol(TT)dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòatan acidgalic chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml. Hoặc lấy 2 g Thị đế (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và 2 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phundung dịch sắt(III)clorid 1,3 % trongethanol(TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết củaacidgalic đối chiếu. Nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất

Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 4 h).

Chế biến

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Rửa sạch, loại bỏ tạp chất và cuống quả, phơi khô hoặc đập nát vụn, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, sáp, bình. Vào kinh vị.

Công năng, chủ trị

Giáng nghịch, hạ khí. Chủ trị: Nấc (ách nghịch).

Cách dùng, liều lượng

Ngày uống từ 4,5 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc.

THIÊN MA (Thân rễ)

RhizomaGastrodiae elatae

Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên ma (Gastrodia elataBI.), họ Lan (Orchidaceae).

Mô tả

Thân rễ hình bầu dục hoặc hình trụ dẹt hơi cong, dài 3cmđến 15cm,rộng 1,5cmđến 6cm,dày 0,5cmđến 2cm.Mặt ngoài màu trắng hơi vàng đến vàng nâu, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng, đôi khi thấy những dải nhỏ màu nâu. Phía đỉnh (đầu) dược liệu có những chồi hình mỏ vẹt, màu nâu đỏ đến nâu sẫm hoặc có vết thân; phía đuôi có một vết sẹo tròn. Chất cứng rắn như sừng, khó bẻ gãy, mặt bẻ tương đối phẳng, màu trắng hơi vàng đến màu nâu. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

Bột

Bột màu trắng hơi vàng đến màu vàng nâu. Soi dưới kính hiển vi thấy: tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc đa số có hình nhiều cạnh, đường kính 70 µm đến 180 µm; thành dày 3 µm đến 8 µm, hóa gỗ, có lỗ rõ rệt. Tinh thể calci oxalat hình kim xếp thành bó hay rải rác, dài 25 µm đến 75 µm (có thể tới 93 µm). Khi ngâm trongthuốc thửglycerin-acid acetic(TT),thấy các tế bào mô mềm chứa polysaccharid đã bị hồ hóa không màu, một số tế bào chứa hạt tinh bột nhỏ hình trứng dài, bầu dục dài hoặc gần hình tròn, cho màu nâu hoặc tía hơi nâu vớidung dịch iod-iodid (TT).Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, đường kính 8 µm đến 30 µm.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlnước, ngâm trong 4 h, thỉnh thoảng lắc đều, lọc. Thêm vào dịch lọc 2 giọt đến 4 giọtdung dịch iod-iodid (TT),sẽ hiện màu đỏ tím hay màu màu rượu vang đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -methanol- nước (9 : 1 : 0,2).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 5mlmethanol70 % (TT),siêu âm trong 30 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy khoảng 0,5 g bột Thiên ma (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan gastrodin chuẩn trongmethanolđể được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử, dung dịch dược liệu đối chiếu và 5 µl dung dịch chất đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịchacidphosphomolybdic 10 % trongethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105°C cho đến khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có một vết cùng màu và giá trị Rf với vết của gastrodin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không được quá 4,5 % (Phụ 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được nhỏ hơn 10,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol(TT)làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịchacid phosphoric0,05 % (3 : 97).

Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón có nút mài, thêm chính xác 50mlethanol50 %(TT), đậy nút, cân, sau đó đun hồi lưu trên cách thủy 3 h, để nguội, cân lại và bổsungethanol50 % (TT)để được khối lượng ban đầu. Trộn đều và lọc. Bay hơi 10mldịch lọc đến gần khô. Hòa tan cắn trong hỗn hợp dung môi gồmacetonitril - nước(3 : 97), chuyển toàn bộ dung dịch thu được vào bình định mức 25ml,pha loãng với cùng dung môi đến vạch.Trộn đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn:Hòa tan gastrodin chuẩn trong pha động để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 50 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detectorquang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 220 nm.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Cách tiến hành:

Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 5000 tính theo pic của gastrodin. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic gastrodin trong 6 lần tiêm lặp lại không được lớn hơn 2,0%.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượng gastrodin trong dược liệu dựa vào diện tích pic gastrodin trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C13H18O7trong gastrodin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,20 % gastrodin(C13H18O7), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch từ mùa đông đến mùa xuân năm sau, rửa sạch ngay, đồ kỹ, trải mỏng, sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Rửa sạch, ủ mềm hay đồ đến mềm, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Vào kinh can.

Công năng, chủ trị

Bình can tức phong. Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư.

THIÊN MÔN ĐÔNG (Rễ)

Radix Asparagi cochinchinensis

Thiên đông, Tóc tiên leo

Rễ đã chế biến phơi hay sấy khô của cây Thiên môn đông [Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.], họ Thiên môn đông (Asparagaceae).

Mô tả

Dược liệu là những đoạn rễ dài khoảng 5 cm đến 18 cm, đường kính 0,5 cm đến 1 cm, hai đầu thuôn nhỏ dần, màu vàng nhạt đến vàng nâu (màu hổ phách), trong, mờ, sáng bóng. Thể chất cứng, dai, có chất nhầy dính, mặt cắt mịn bóng. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.

Bột

Màu trắng ngà, mùi đặc trưng, vị ngọt hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: mảnh mô mềm gồm tế bào thành mỏng, chứa tinh thể calci oxalat. Tinh thể calci oxalat hình kim xếp thành bó hay rải rác, dài 40 µm đến 99 µm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethyl acetat (2 : 1). Để bão hòa dung môi trong 20 min.

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2,0 g dược liệu đã tán nhỏ, thêm 5 ml nước, ngâm trong 1 h cho trương nở, nghiền kỹ trong cối, chuyển dược liệu đã nghiền nhỏ vào bình nón bằng 20 ml methanol (TT), siêu âm 30 min, tiếp tục đun hồi lưu trên cách thủy 30 min, lọc lấy phần dịch chiết, phần bã dược liệu được chiết nhắc lại 2 lần, mỗi lần bằng 20 ml methanol (TT). Gộp các dịch chiết methanol, bay hơi trên cách thủy đến gần cạn. Hòa cắn thu được bằng 5 ml nước, lắc hỗn hợp với cloroform (TT) 2 lần, mỗi lần 20 ml, để yên cho tách lớp, gạn lấy phần dịch cloroform, bay hơi dung môi đến cạn. Hòa cắn thu được trong 2 ml methanol (TT) để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan β-sitosterol chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,1 mg/ml và/hoặc lấy 2,0 g Thiên môn đông (mẫu chuẩn) đã tán nhỏ, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch dược liệu đối chiếu, 6 µl dung dịch β-sitosterol. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun hỗn hợp gồm 1 ml acid sulfuric (TT), 20 ml anhydrid acetic (TT) và 50 ml cloroform (TT) (thuốc thử Liebermann Burchard), sấy bản mỏng ở 105 °C trong 2 - 3 min. Quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và/hoặc phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của β-sitosterol trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 16,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Rễ non teo: Không quá 2 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 80,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Dùng phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch rễ (củ) ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu và mùa đông (thường là tháng 10 đến 12), đào cả cụm gốc thân và rễ củ, bỏ gốc thân và rễ con, lấy rễ củ rửa sạch, luộc hoặc đồ đến khi mềm, trong lúc nóng loại bỏ vỏ mỏng ngoài cùng, rút lõi, phơi hay sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, nhanh chóng rửa sạch, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, khổ, hàn. Vào các kinh phế, thận.

Công năng, chủ trị

Dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, sinh tân. Chủ trị: Phế ráo ho khan, đờm dính, họng khô, miệng khát, ruột ráo táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc bột. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kị

Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.

THIÊN NIÊN KIỆN (Thân rễ)

Rhizoma Homalomenae occultae

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thiên niên kiện [Homalomena occulta (Lour.) Schott], họ Ráy (Araceae).

Mô tả

Dược liệu là đoạn thẳng hay cong queo, có nhiều xơ, chắc, cứng, dài 10 cm đến 30 cm, đường kính 1 cm đến 1,5 cm, hai đầu đều nhau. Mặt ngoài màu nâu nhạt hay nâu sẫm, có nhiều nếp nhăn dọc hay vết tích của rễ con. Bẻ ngang dược liệu hơi dai, vết bẻ có màu nâu nhạt hay nâu sẫm, có một số sợi màu vàng ngà lởm chởm như bàn chải. Mùi thơm hắc, vị cay.

Vi phẫu

Lớp bần màu vàng nâu. Mô mềm gồm các tế bào tròn, có thành mỏng. Từ ngoài vào trong quan sát thấy: Các đám sợi lớn, thành dày; các bó libe-gỗ. Sự sắp xếp giữa gỗ và libe cũng có nhiều dạng khác nhau: những bó libe-gỗ lớn có libe nằm ở giữa, mạch gỗ xếp xung quanh thành một vòng; những bó libe-gỗ nhỏ, mạch gỗ thường không khép kín, nằm ở hai phía đối diện của libe, một phía chỉ có một đến hai mạch gỗ, phía đối diện nhiều mạch tập trung thành hình vòng cung. Những bó libe-gỗ này thường sắp xếp gần với các bó sợi. Trong mô mềm có thể thấy các tế bào chứa tinh dầu, tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim và hình cầu gai, các khoảng gian bào.

Bột

Màu vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều bó sợi gồm các tế bào dài, thành hơi dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ. Tế bào mô cứng có thành hơi dày, khoang hơi rộng, có ống trao đổi rõ. Mảnh tế bào mô mềm gồm những tế bào hình chữ nhật, hình bầu dục hoặc hình tròn, bên trong có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai hoặc các bó tinh thể hình kim, các tế bào chứa tinh dầu màu vàng đậm, thành mỏng, hình trái xoan. Nhiều mảnh mạch vạch, mạch mạng, mạch xoắn. Hạt tinh bột hình trái xoan. Các tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình kim nằm rải rác bên ngoài.

Định tính

Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml ether (TT), lắc trong 30 min, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, bốc hơi dung môi ở nhiệt độ phòng đến cắn. Thêm vào cắn 1 giọt đến 2 giọt dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT). Xuất hiện màu đỏ tía.

Độ ẩm

Không quá 14,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp “Định lượng tinh dầu trong dược liệu” (Phụ lục 12.7). Dùng bình cầu 1 lít, 50 g dược liệu đã được tán thành bột thô, 300 ml nước, cất trong 4 h. Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không ít hơn 0,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào mùa xuân hay mùa thu, thu lấy những thân rễ già, rửa sạch, bóc loại bỏ vỏ ngoài và các rễ con, cắt thành đoạn ngắn 10 cm đến 30 cm, sấy nhanh ở nhiệt độ 50 °C cho khô đều mặt ngoài, bóc bỏ vỏ ngoài và rễ con. Tiếp tục phơi hoặc sấy ở 50 °C đến 60 °C cho đến khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, ủ mềm, thái lát, phơi râm hay sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, cam, ôn. Quy vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4,5 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu.

Dùng ngoài: Thân rễ tươi giã nát, sao nóng, bóp vào chỗ đau nhức, hoặc ngâm Thiên niên kiện khô với rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư hỏa vượng, mồm khô, họng đắng.

THIÊN TRÚC HOÀNG

Concretio Silicae Bambusae

Thiên trúc hoàng là cặn khô từ chất tiết trong thân cây Hóp sào hoặc cây Nứa (Bambusa textilis McClure hoặc Schizostachyum chinense Rendle), họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Cặn tạo thành là những khối có hình dáng và kích thước không nhất định, màu xanh xám, hơi vàng, trắng xám hoặc trắng, trong mờ và hơi bóng láng. Thể chất cứng, khó bẻ gẫy, dễ hút ẩm. Không mùi, khi nếm thấy dính vào lưỡi.

Định tính

Vô cơ hóa hoàn toàn khoảng 1 g dược liệu, hòa cắn với nước, lọc lấy phần tan. Lấy 2 ml dịch lọc thêm 2 ml dung dịch ammoni molybdat [Hòa tan 10 g ammoni molybdat (TT) trong nước vừa đủ 100 ml], lắc đều, thêm 1 ml dung dịch sắt (II) sulfat 8 % (TT), dung dịch sẽ có màu nâu đen sau 5 min sẽ chuyển thành màu xanh dương bền.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Chỉ số thể tích

Cho nhẹ nhàng 10 g bột dược liệu cỡ trung bình vào ống đong, thể tích dược liệu không nhỏ hơn 35 ml.

Hệ số hút nước

Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, để yên một lát (khoảng 3 phút), lọc qua giấy lọc đã thấm ẩm, dịch lọc không được quá 44 ml.

Tro toàn phần

Không thấp hơn 80,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu thập dược liệu vào mùa thu và mùa đông. Lấy những cục chất tiết màu trắng đục hoặc trắng trong ở những đốt cây tre bị đốt cháy. Loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Đựng trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào kinh tâm.

Công năng, chủ trị

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, phối hợp với các vị thuốc khác.

THỎ TY TỬ

Semen Cuscutae

Hạt lấy ở quả chín đã phơi hay sấy khô của dây Tơ hồng (Cuscuta autralis R. Br. Hoặc Cuscuta chinensis Lam.), họ Tơ hồng (Cuscutaceae).

Mô tả

Hạt gần hình cầu, đường kính 0,9 mm đến 1,5 mm. Mặt ngoài có màu nâu xám hoặc nâu vàng, hoặc nâu đỏ, thô ráp cùng nhiều nốt sần nhỏ. Một đầu có rãnh hình dải hẹp, hơi trũng xuống. Chất rắn chắc, khó bóp vỡ. Mùi thơm nhẹ. Vi nhạt.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào, hình vuông hoặc hình gần chữ nhật, thành bên dày. Sát biểu bì có hai hàng tế bào xếp song song (mô giậu), tế bào hàng bên ngoài ngắn hơn tế bào hàng bên trong, có một đường phân cách rõ nằm tại phần nửa trên của hàng tế bào bên trong. Mô mềm hẹp, gồm các tế bào có thành nhăn nheo nằm dưới mô giậu. Tế bào nội nhũ hình đa giác hoặc gần tròn, thành dày. Lá mầm xoắn lại, đôi khi thấy vài mảnh lá mầm. Tế bào lá mầm hình gần vuông hoặc gần tròn, chứa các hạt aleuron.

Bột

Màu nâu vàng hoặc nâu sẫm. Tế bào biểu bì của áo hạt hình gần vuông hoặc gần hình chữ nhật, thành tương đối dày khi nhìn từ mặt bên; có hình đa giác, thành tế bào ở các góc dày lên khi nhìn trên bề mặt. Tế bào vỏ quả đều đặn xếp song song với nhau, có hai hàng tế bào khi nhìn từ mặt bên, tế bào hàng bên ngoài ngắn hơn tế bào hàng trong; các tế bào hình đa giác có thành dày, bị co lại khi nhìn trên bề mặt. Tế bào ngoại nhũ hình đa giác hoặc gần tròn, thành dày, có chứa các hạt aleuron. Tế bào lá mầm hình gần tròn hoặc gần vuông chứa đầy hạt aleuron và những hạt dầu béo.

Định tính

A. Lấy một lượng nhỏ dược liệu, ngâm vào nước sôi, trên mặt nước xuất hiện một lớp chất nhày dính, đun sôi thêm đến khi vỏ hạt nứt ra sẽ để lộ phôi cuộn tròn màu vàng nhạt.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - aceton - acid formic - nước (25 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1,0 g bột dược liệu, thêm 40 ml methanol (TT), siêu âm trong 30 min, lọc, bay hơi dịch lọc tới khô bằng cách cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan hyperin chuẩn trong methanol (TT) để thu được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml hoặc lấy 1,0 g bột Thỏ ty tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử thu được dung dịch dược liệu đối chiếu.

Câch tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 8 cm, lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch nhôm triclorid 1 % trong ethanol (TT) và để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trị Rf với vết hyperin trên sắc ký đồ của dung dịch hyperin hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không được quá 8 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu (Phụ lục 12.10)

Chất chiết được trong ethanol (phương pháp chiết lạnh): Không nhỏ hơn 9,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùng ethanol 70 % (TT) làm dung môi.

Chất chiết được trong nước (phương pháp chiết lạnh): Không nhỏ hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt, dùng nước làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch acid phosphoric 0,1 % - acetonitril (83 : 17).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1,0 g bột dược liệu (qua rây số 355), thêm 80 ml methanol 50 % (TT). Đun hồi lưu trong 1 h. Để nguội đến nhiệt độ phòng. Lọc và chuyển dịch lọc vào bình định mức 100 ml. Rửa bã dược liệu hai lần, mỗi lần bằng 10 ml methanol 50 % (TT). Gộp dịch lọc và dịch rửa vào bình định mức và thêm methanol 50 % (TT) tới vạch. Lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan hyperin chuẩn trong methanol 50 % (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,2 mg/ml. Từ dung dịch này pha dãy dung dịch chuẩn có nồng độ 2,5, 5, 10, 25, 50 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 354 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký trong thời gian 50 min.

Kiểm tra tính thích hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký 5 lần đối với dung dịch hyperin chuẩn 10 µg/ml. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic hyperin không lớn hơn 5,0 % và độ lệch chuẩn tương đối thời gian lưu của hyperin không được lớn hơn 2,0 %. Số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic hyperin không được nhỏ hơn 10000.

Độ phân giải giữa pic hyperin với pic gần nhất trên sắc ký đồ dung dịch thử không được nhỏ hơn 1,5.

Tiến hành sắc ký với các dung dịch chuẩn đã pha ở trên. Vẽ đường chuẩn biểu diễn sự liên quan giữa diện tích pic hyperin và nồng độ các dung dịch tương ứng.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử. Xác định pic hyperin trên sắc ký đồ của dung dịch thử bằng cách so sánh thời gian lưu với pic hyperin trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn. Thời gian lưu của hyperin trên hai sắc ký đồ khác nhau không được lớn hơn 5,0 %.

Tính hàm lượng hyperin trong dược liệu dựa vào diện tích pic hyperin trên sắc ký đồ của dung dịch thử, đường chuẩn đã lập và hàm lượng C21H20O12 trong hyperin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,10 % hyperin (C21H20O12) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, thu lấy dây mang quả, phơi khô, đập lấy hạt rồi loại bỏ tạp chất.

Bào chế

Thỏ ty tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô.

Thỏ ty tử chế muối: Phun nước muối lên dược liệu sạch, trộn đều cho hạt ngấm nước, sao nhỏ lửa đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg dược liệu cần 2 kg muối. Dược liệu sau khi chế mặt ngoài màu vàng nâu, nứt nẻ và có mùi thơm nhẹ. Ngâm vào nước sôi sẽ xuất hiện một lớp màng nhày trên mặt. Sau khi sắc có thể lộ ra phôi cuộn màu vàng đến màu nâu thẫm.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh can, thận, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ, mắt hoa, ỉa lỏng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

THỔ HOÀNG LIÊN (Thân rễ)

Rhizoma Thalictri foliolosi

Thân rễ có kèm theo rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.), họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Đoạn thân rễ màu nâu sẫm dài 2 cm đến 8 cm, đường kính 0,3 cm đến 1,1 cm, thường cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷu. Dễ bẻ gãy, vết bẻ có màu vàng nhạt, không phẳng. Mặt cắt ngang có 2 phần rõ rệt: Phần vỏ màu nâu sẫm, phần gỗ màu vàng, ruột màu xám. Rễ dài 3 cm đến 15 cm, đường kính 0,1 cm đến 0,4 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, có các nếp nhăn dọc. Rễ mềm hơn thân rễ và mặt cắt ngang cũng có hai phần rõ rệt, phần ngoài màu vàng nhạt, lõi gỗ phía trong màu vàng đậm. Vị rất đắng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm vài hàng tế bào bị bẹp, thành hơi dày và nhăn nheo. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, thành mỏng. Có đám sợi xếp thành một vòng trong mô mềm vỏ, mỗi bó đặt trước một lớp libe-gỗ. Libe và gỗ cấp 2 xếp thành từng bó. Libe ở phía ngoài, gồm những tế bào nhỏ hình đa giác xếp đều đặn thành dãy liên tục hay gián đoạn. Gỗ ở phía trong, mỗi bó có thể không phân nhánh hay phân ra nhiều nhánh. Tia ruột xen kẽ giữa các bó libe-gỗ. Mô mềm ruột gồm những tế bào to hơn mô mềm vỏ.

Bột

Mảnh bần màu vàng nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, thành mỏng. Sợi đứng riêng lẻ hay tập trung thành từng bó. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối chữ nhật. Mảnh mạch mạng, mạch điểm. Tế bào mô cứng có thành dày và ống trao đổi rõ. Các hạt tinh bột hình chuông hoặc hình trứng, hình tròn.

Định tính

A. Lấy khoảng 3 g bột dược liệu cho vào bình nón 100 ml, thêm 30 ml ethanol 90 % (TT), đun sôi trên cách thủy 5 min. Lọc lấy dịch chiết (dung dịch A). Lấy khoảng 5 ml dung dịch A cho vào chén sứ, cô cách thủy đến khô, hòa tan cắn với 3 ml dung dịch acid sulfuric 2 % (TT) rồi chuyển vào một ống nghiệm, cho thêm vài giọt nước clor (TT) hoặc nước brom (TT) hay dung dịch cloramin T 10% (TT), lắc đều sẽ thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.

B. Lấy 2 giọt dung dịch A đặt lên phiến kính, để bốc hơi cho khô, thêm 1 giọt acid hydrocloric (TT) hay dung dịch acid nitric 25 % (TT). Đậy lá kính lên để yên khoảng 15 min đến 20 min rồi đem quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy những tinh thể hình kim màu vàng.

C. Phương pháp sắc lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac đậm đặc (80 : 20 : 1).

Dung dịch thử. Dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch berberin clorid chuẩn 1 % trong ethanol 90 % (TT) và dung dịch palmatin clorid chuẩn 1 % trong ethanol 90 % (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, để bay hết dung môi, phun lên bản mỏng thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, ít nhất có hai vết có màu đỏ cam và có cùng giá trị Rf với vết berberin và palmatin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,5 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tạp chất hữu cơ: Không quá 1,0 %.

Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5 %.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 2,5 g bột dược liệu cho vào bình Zaitchenko hoặc Soxhlet, chiết bằng 50 ml ethanol 90 % (TT) cho đến khi hết màu vàng. Cất thu hồi ethanol trên cách thủy cho tới khi còn khoảng 1/10 thể tích ban đầu. Thêm 30 ml nước và 2 g đến 3 g magnesi oxyd (TT), tiếp tục đun trên cách thủy ở 60 °C đến 70 °C trong 15 min, thỉnh thoảng lắc bình. Lọc lấy dịch lọc và cô đến cắn dưới áp suất giảm, rửa cắn bằng 30 ml đến 40 ml nước nóng, rửa làm nhiều lần cho đến khi nước rửa không còn màu vàng nữa. Gộp các nước rửa với dịch lọc vào một bình có dung tích 200 ml. Để nguội, thêm 5 ml dung dịch kali iodid 50 % (TT) và khuấy để kết tủa berberin iodid. Ly tâm, gạn bỏ dịch trong ở phía trên. Thêm vào tủa còn lại 20 ml dung dịch kali iodid 2 % (TT) và khuấy thật kỹ, ly tâm, bỏ dịch trong ở phía trên. Dùng 10 ml nước cất (chia làm nhiều lần) chuyển tủa vào một bình nón có nút mài dung tích 250 ml. Đun trên cách thủy, lắc bình cho berberin iodid phân tán đều trong nước. Khi nhiệt độ trong bình lên tới 70 °C, thêm aceton (TT) (khoảng 8 ml đến 9 ml), vừa thêm vừa lắc tới khi tủa berberin iodid vừa tan hết thì ngừng ngay. Đậy nút bình, tiếp tục đun 1 min đến 2 min. Sau đó thêm thật nhanh 3 ml dung dịch amoniac (TT), lắc bình cho đến khi berberin-aceton kết tủa. Để ở chỗ mát một đêm. Lọc tủa berberin-aceton vào phễu xốp thủy tinh G3 (đường kính lỗ xốp 16 µm đến 40 µm) đã cân trước. Hứng dịch lọc vào một bình khác, đo thể tích dịch lọc. Rửa tủa bằng 10 ml ether (TT), sấy khô ở 105 °C trong 3 h, để nguội trong bình hút ẩm rồi cân.

1 g tủa tương ứng với 898,2 mg berberin.

1 ml dịch lọc tương ứng với 0,0272 mg berberin.

Hàm lượng phần trăm berberin (X %) trong dược liệu khô theo công thức:

trong đó:

P là khối lượng dược liệu định lượng đã trừ độ ẩm (g);

a là khối lượng tủa thu được (g);

V là thể tích dịch lọc đo được (ml).

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % berberin (tính theo dược liệu khô kiệt).

Chế biến

Thường thu hoạch rễ vào tháng 6 đến 8. Lúc trời khô ráo, đào lấy rễ và thân rễ, rửa nước thật nhanh cho sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và gốc thân, rồi phơi hay sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng phơi khô hoặc tẩm rượu sao khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh can, tâm, tỳ, vị, đởm, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc bột, thuốc viên và thuốc sắc.

Dùng ngoài (nước sắc, ngậm) trị lở loét ở miệng. Tán Thổ hoàng liên với đậu đỏ, đắp trị trĩ.

Kiêng kỵ

Thiếu máu, khó tiêu, chứng hàn.

THỔ PHỤC LINH (Thân rễ)

Rhizoma Smilacis glabrae

Khúc khắcV1 là số ml dung dịch kali 

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ phục linh, còn có tên là Khúc khắc (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).

Mô tả

Dược liệu chưa thái lát: Các đoạn có hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, mang các mấu chồi, dài 5 cm đến 22 cm, đường kính 2 cm đến 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tía, có vết sẹo thân nhô lên và các rễ nhỏ và rễ sợi cứng chắc còn sót lại. Chất cứng, khó bẻ gãy, mặt gãy có sợi, màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, có thể thấy các chấm của các bó mạch và nhiều chấm sáng nhỏ hơn. Không mùi; vị hơi ngọt và se.

Dược liệu thái lát: Các lát mỏng không đều hoặc hình bầu dục, mép không phẳng. Mặt cắt màu trắng ngà đến nâu đỏ, có tinh bột, các nốt dạng điểm của bó mạch và nhiều các chấm sáng nhỏ. Nhớt và trơn khi bị ướt. Không mùi, vị hơi ngọt và se.

Vi phẫu

Bên ngoài là lớp bần, tế bào có thành dày, màu nâu đen. Mô mềm có 2 lớp: Lớp ngoài hẹp, không chứa tinh bột, chứa chất màu từ nâu đến đỏ, tế bào thường có hình nhiều cạnh, có khi có lớp tế bào mô cứng hẹp, nằm sát phía trong lớp mô mềm ngoài. Lớp mô mềm trong chiếm cả phần còn lại, tế bào hình nhiều cạnh hoặc kéo dài, chứa nhiều hạt tinh bột, đôi khi có những tế bào chứa chất màu. Ở cả 2 lớp mô mềm có những tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim, tụ họp lại thành từng bó. Các bó libe gỗ xếp rải rác trong mô mềm. Rải rác có những đám sợi và mạch gỗ bị cắt theo chiều dọc.

Bột

Màu nâu nhạt, có rất nhiều hạt tinh bột. Hạt đơn hình cầu, hình đa giác hoặc hình vuông, đường kính 8 µm đến 48 µm, rốn có dạng kẽ nứt, hình sao, hình chữ Y hoặc dạng điểm. Hạt lớn có thể thấy gợn vân. Hạt kép có từ 2 đến 4 hạt hợp thành. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 40 µm đến 144 µm, ở trong tế bào chứa chất nhày hoặc nằm rải rác khắp nơi. Tế bào mô cứng dạng bầu dục, vuông hay tam giác, đường kính 25 µm đến 128 µm, dày đặc ống lỗ, ngoài ra có tế bào mô cứng màu nâu sẫm dạng sợi dày, dài, đường kính 50 µm, 3 mặt dày, 1 mặt mỏng. Những sợi họp thành bó hoặc nằm rải rác, đường kính 22 µm đến 67 µm. Có nhiều ống mạch điểm và quản bào, đa số có mạch điểm kéo dài thành hình thang.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - acid formic (13 : 32 : 9).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), siêu âm 30 min, để nguội, lọc.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan astilbin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,1 mg/ml. Nếu không có astilbin chuẩn, lấy 1 g bột Thổ phục linh (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịch nhôm clorid 1 % trong ethanol (TT), để yên 5 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải xuất hiện vết có huỳnh quang cùng màu và cùng giá trị Rf với vết của astilbin hoặc có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ non xốp: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol - dung dịch acid acetic băng 1 % (39 : 61).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,8 g bột dược liệu (qua rây có cỡ mắt rây 0,850 mm) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 100 ml methanol 60 % (TT), đậy nút, cân. Đun hồi lưu trong 1 h, để nguội, đậy nút, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol 60 % (TT), lắc đều, lọc được dung dịch thử.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan astilbin chuẩn trong methanol 60 % (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,2 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 291 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic astilbin phải không dưới 5000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng của astilbin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C21H22O10 của astilbin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,45 % astilbin (C21H22O10), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Mùa hạ, mùa thu, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Với dược liệu chưa thái lát: Trước khi dùng lấy dược liệu khô rửa sạch, ủ mềm, thái lát, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, bình. Vào các kinh can, vị.

Công năng, chủ trị

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thủy ngân.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 30 g, dạng thuốc sắc, cao thuốc hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Không nên uống nước chè khi dùng thuốc, không dùng cho người có can thận âm hư.

THÔNG THẢO (Lõi thân)

Medulla Tetrapanacis papyriferi

Lõi thân khô của thân cây Thông thảo [Tetrapanax papyrifera (Hook.) K. Koch], họ Nhân sâm (Arali-aceae).

Mô tả

Hình trụ, dài 20 cm đến 40 cm, đường kính 1 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài có màu trắng hoặc vàng nhạt, có rãnh dọc nông. Thể nhẹ, chất mềm, xốp, hơi có tính đàn hồi, dễ bẻ gãy, mặt bẻ phẳng, có màu trắng bạc, sáng bóng, phần giữa có tâm rỗng, đường kính 0,3 cm đến 1,5 cm, hoặc có màng mỏng trong mờ, sắp xếp hình thang khi nhìn trên mặt cắt dọc. Ruột đặc ít thấy. Không mùi, vị nhạt.

Vi phẫu

Toàn bộ là tế bào mô mềm hình bầu dục, hình tròn hoặc hình đa giác. Tế bào phía ngoài nhỏ hơn, lỗ vân rõ. Một số tế bào chứa cụm tinh thể calci oxalat có đường kính 15 µm đến 64 µm.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.4).

Chế biến

Chặt lấy thân cây thông thảo vào mùa thu, cắt thành từng đoạn dài 20 cm đến 40 cm, phơi hơi héo. Dùng gậy gỗ tròn gần bằng lõi thông thảo đẩy lõi ra, làm cho thẳng, phơi khô. Khi dùng phải loại tạp chất và thái lát.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, vi hàn. Vào các kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thủy thũng, sau đẻ không ra sữa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 5 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người khí hư không có nhiệt, thai phụ không được dùng.

THỤC ĐỊA

Radix Rehmanniae glutinosae praeparata

Rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng [Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.], họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol - acid formic (16 : 0,5 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 1 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 50 ml methanol (TT) 80 %, lắc siêu âm 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn, hòa cắn trong 5 ml nước. Lắc với n-butanol đã bão hòa nước (TT) 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết n-butanol, cô đến cạn. Hòa cắn trong 2 ml methanol (TT) làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan verbascosid chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng nhiệt độ phòng, phun dung dịch 2’-aminoethyl diphenylorinat (TT) 1 % trong methanol, sấy bản mỏng ở 105 °C trong 5 min. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại tại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 18,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần, Tro không tan trongacid,Chất chiết được trong dược liệu: Phải đáp ứng các yêu cầu và phương pháp thử đã mô tả trong chuyên luận Địa Hoàng.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịch acid acetic 0,1 % (16 : 84).

Dung dịch thử: Cắt một lượng dược liệu thành những mảnh nhỏ (kích thước khoảng 5 mm x 5 mm), sấy ở 80 °C, dưới áp suất giảm trong 24 h rồi nghiền thành bột thô. Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 100 ml methanol (TT), đậy nút, cân. Đun sôi hồi lưu 30 min, để nguội và cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol (TT), lắc đều, lọc. Lấy chính xác 50 ml dịch lọc, Cất thu hồi dung môi trong chân không đến gần khô. Dùng pha động để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 10 ml, thêm pha động vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan verbascosid chuẩn trong pha động để được dung dịch có nồng độ khoảng 10 µg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetor quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 334 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn. Tính số dĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic verbascosid phải không dưới 5000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử.

Tính hàm lượng verbascosid trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C29H36O15trong verbascosid chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,02 % verbascosid (C29H36O15) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Cách 1:

Lấy Sinh địa đã rửa sạch, cho vào thùng, xếp củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90 kg Sinh địa thêm 10 lít rượu. Đun đến sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa từ6h đến8h cho đến cạn. Trong khi đun, cứ khoảng 1 h lại lấy nước ở đáy nồi tưới lên các củ cho thấm đều. Sau lấy ra phơi 3 ngày, rồi lại đem nấu lần thứ 2 với nước gừng. Dùng 2 kg Gừng tươi giã nhỏ cho vào nước, khuấy đều, lọc lấy nước, nấu với Sinh địa. Sau đó lại vớt Sinh địa ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy 5 lần đến 7 lần, đến khi dược liệu có màu đen nhánh.

Cách 2:

Công thức:

Sinh địa

100kg

Sa nhân

1,5kg

Gừng tươi

10,0kg

Rượu (hàm lượngethanol22 % đến 25 %)

45,0 lít

Lấy sinh địa, loại bỏ đất cát, rửa sạch, để ráo nước.

Lấy gừng tươi, rửa sạch, thái nhỏ hoặc xay ướt.

Lấy sa nhân, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, đập, giã hoặc xay nhỏ.

Cho gừng tươi và sa nhân vào nồi nấu hai vỏ. Thêm nước, đun sôi, điều chỉnh nhiệt độ để sôi âm ỉ trong 1 h, rút dịch chiết sa nhân - gừng để được khoảng 50 lít.

Cho sinh địa đã ráo nước vào nồi nấu hai vỏ. Tẩm sinh địa với 1/2 lượng rượu theo công thức (22,5 lít) cùng với dịch chiết sa nhân - gừng, ngâm ủ trong 2 h. Nếu lượng dịch sa nhân - gừng, rượu chưa đủ ngập sinh địa thì bổ sung thêm nước sạch (yêu cầu cao hơn mặt sinh địa 2cmđến 3cm).Tiến hành nấu trong 3 ngày, mỗi ngày đun âm ỉ trong6h. Đêm ngừng nấu. Sau mỗi ngày bổ sung thêm nước sôi cho đủ ngập. Đến ngày thứ 4 thì rút dịch nấu, gộp cùng 1/2 lượng rượu còn lại.

Sinh địa trong nồi được đảo trên dưới cho đều. Đổ lượng dịch nấu gộp với rượu ở trên vào nồi và ngâm ủ trong 2 h. Bổ sung nước cho ngập rồi đun âm ỉ tiếp trong6h. Đêm ngừng nấu. Ngày thứ 5 tiếp tục nấu và điều chỉnh lượng nước sao cho lượng dịch nấu rút ra ngày hôm sau chỉ còn khoảng 9 lít đến 10 lít. Sinh địa được nấu trở nên đen nhánh, có mùi thơm, vị ngọt. Để nguyên hoặc thái lát dày 3 mm đến 4 mm. Sấy. Tẩm với dịch còn lại trong quá trình nấu. Quá trình tẩm - sấy (hoặc phơi nắng) được làm liên tục cho tới khi hết dịch và thục địa thu được trở nên đen, láng bóng, khô, dẻo, thớ dai chắc, sờ không dính tay là được.

Bảo quản

Đựng trong thùng gỗ, để nơi khô mát, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi ôn. Vào các kinh can, thận, tâm.

Công năng, chủ trị

Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tủy. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Kỵ sắt. Tỳ vị hư hàn không dùng.

THUYỀN THOÁI

Periostracum Cicadae

Xác ve sầu

Xác lột của con Ve sầu lúc có cánh(Cryptotympanapustulata Fabricius),họ Ve sầu (Cicadidae).

Mô tả

Thuyền thoái hình bầu dục, hơi cong, dài chừng 3,5cm,rộng 2cm.Mặt ngoài màu nâu vàng, trong mờ, sáng bóng. Đầu có một đôi râu dạng sợi, thường bị rụng, hai mắt lồi mọc ngang, trán lồi ra ở phía trước, miệng rộng, môi trên rộng, ngắn, môi dưới dài ra thành vòi hình ống. Ở lưng có vết nứt hình chữ thập, miệng nứt rách cuộn vào phía trong, hai bên sống lưng có hai đôi cánh nhỏ, ở ngực và phía bụng có 3 đôi chân phủ lông nhỏ màu nâu vàng, đôi chân trước to, khỏe, có răng cưa; hai đôi chân sau hơi nhỏ, dài. Bụng tròn, tù, có 9 đốt. Thể nhẹ, chất mỏng, trong rỗng, dễ vỡ. Không mùi, vị nhạt.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C, 4 h).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Vào mùa hè, thu, lấy xác ve sầu, loại bỏ đất cát, rửa sạch, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, trong lọ kín, tránh làm vụn nát, tránh sâu, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào các kinh phế can.

Công năng, chủ trị

Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Chứng hư không do phong nhiệt, phụ nữ có thai không nên dùng.

THƯƠNG LỤC (Rễ củ)

RadixPhytolaccae

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Thương lục (PhytolaccaesculentaVan Houtte), họ Thương lục(Phytolaccaceae).

Mô tả

Dược liệu là những phiến mỏng hoặc những mảnh cắt ngang, dọc, dày mỏng không đều. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu xám. Những mảnh cắt ngang có hình dạng cong queo, mép ngoài teo lại, đường kính 2cmđến8 cm.Mặt cắt ngang màu trắng ngà đến nâu vàng nhạt, gỗ lồi lên tạo thành nhiều vòng đồng tâm. Những lát cắt dọc thường bị cong lên hoặc cuộn lại, dài khoảng 5cmđến8 cm,rộng khoảng 1cmđến 2cm,có thể thấy những vằn gỗ lồi lên, song song với nhau. Thể chất cứng. Mùi thơm nhẹ; vị hơi ngọt sau tê.

Vi phẫu

Lớp bần có từ vài hàng tế bào đến trên 10 hàng. Vỏ hẹp. Mô mềm vỏ có cấu trúc cấp 3 với nhiều vòng tầng phát sinh libe gỗ đồng tâm, mỗi vòng gồm nhiều bó libe-gỗ. Libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong. Sợi gỗ nhiều, thường tụ thành đám hoặc bao quanh mạch gỗ. Tế bào mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình kim, một số ít tế bào chứa các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ đứng riêng lẻ hoặc từng đám; tế bào mô mềm còn chứa các hạt tinh bột. Tia ruột hẹp.

Bột

Bột màu xám nhạt, soi kính hiển vi thấy: Tinh thể calci oxalat dạng hình kim nhỏ, dài 40 µm đến 72 µm họp thành bó hoặc đứng rải rác; tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, riêng lẻ hoặc từng đám. Sợi gỗ phần lớn xếp thành bó, đường kính10µm đến20µm, thành dày hoặc hơi dày với nhiều vết lõm hình chữ X. Tế bào bần màu vàng nâu, hình chữ nhật hoặc hình đa giác, một số ít chứa những hạt nhỏ. Hạt tinh bột đơn, hình gần tròn hoặc hình thuôn, đường kính 3 µm đến 28 µm, rốn hình khe nứt, dạng điểm, hình sao và hình chữ V, vân không rõ; ở những hạt lớn có thể thấy rõ vân tăng trưởng đồng tâm, rốn lệch tâm; hạt tinh bột kép 2 đến 3, ít gặp.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Dung môi khai triển:Cloroform-methanol (7: 1)

Dung dịch thử:Lấy 2 g bột thô dược liệu, thêm 20mlethanol96 % (TT),lắc siêu âm trong 10 min, lọc. Bã được chiết như trên một lần nữa. Gộp các dịch chiếtethanol,bốc hơi trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong1 mlethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Thương lục (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm lên bản mỏng 30 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng12 cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),sấyở 120 °C đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có những vết tương tự về Rf và màu sắc với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C đến 105°C, áp suất thường, đến khối lượng không đổi).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).

Kim loại nặng

Không quá 20 ppm (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 7,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùngethanol96 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu cho đến đầu mùa xuân, loại bỏ rễ con, đất cát phơi khô.

Bào chế

Thương lục phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát, hay cắt thành đoạn, phơi hay sấy khô.

Thố thương lục (Chế dấm): Thương lục rửa sạch, ủ mềm, thái lát, ủ với dấm cho mềm, thái lát, ủ với dấm cho thấm đều, sao nhỏ lửa cho tới khô. Dùng 3 lít dấm cho 10 kg Thương lục.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn, có độc. Vào kinh thận.

Công năng, chủ trị

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Cách dùng và liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài, đắp tại chỗ với lượng thích hợp rễ tươi nghiền nát hay bột của rễ khô.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, người thủy thũng do tỳ hư.

THƯƠNG TRUẬT

RhizomaAtractylodis

Thân rễ đã phơi khô của cây Mao thương truật[Atractylodes lancea(Thunb.)DC.],hoặc cây Bắc thương truật[Atractylodes chinensis (DC.) Koidz],họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Mao thương truật: Thân rễ dạng chuỗi hạt không đều hoặc những mấu nhỏ hình trụ, hơi cong, có khi phân nhánh, dài 3cmđến 10cm,đường kính 1cmđến 2cm.Mặt ngoài màu nâu xám, có vân nhăn và những đường vân xoắn ngang và vết tích của rễ con. Phần đỉnh có những vết sẹo của thân. Chất cứng, chắc, mặt bẻ màu vàng nhạt hoặc trắng xám, rải rác có nhiều khoang dầu màu vàng da cam hoặc đỏ nâu, để hở lâu ngoài không khí sẽ có kết tinh thành hình kim nhỏ, màu trắng. Mùi đặc trưng, vị hơi ngọt, cay và đắng.

Bắc thương truật: Thân rễ có nhiều bướu dẹt hoặc hình trụ, dài 4cmđến 9cm,đường kính 1cmđến 4cm.Mặt ngoài màu nâu hơi đen, khi gọt vỏ ngoài có màu nâu hơi vàng. Chất xốp, mặt bẻ rải rác có túi dầu màu vàng. Mùi thơm nhẹ, vị cay và đắng.

Thương truật thái lát: Các phiến dày hình gần tròn hoặc không có hình dạng nhất định. Bên ngoài màu nâu xám đến nâu vàng, có nếp nhăn, đôi khi có vết sẹo của rễ con. Mặt phiến có màu vàng nhạt hoặc trắng xám, rải rác có nhiều khoang dầu màu vàng da cam hoặc đỏ nâu, để hở lâu ngoài không khí sẽ có kết tinh thành hình kim nhỏ, màu trắng. Mùi đặc trưng, vị hơi ngọt, cay và đắng.

Vi phẫu

Lớp vỏ ngoài có các tế bào đá, mô mềm vỏ không có các bó sợi; các khoang dầu có chứa các chất màu nâu nhạt đến nâu vàng, tụ lại ở phần cuối của tia ruột. Nhiều bó mạch bao quanh gỗ tạo thành bó, sắp xếp theo hướng xuyên tâm ở phần gần tầng phát sinh. Các lỗ mạch và tia ruột tương tự như các khoang dầu. Các tế bào mô mềm chứa tinh thể inulin hình cầu và nhiều tinh thể calci oxalat hình kim.

Bột

Bột màu nâu. Soi kính hiển vi thấy: Có nhiều tinh thể calci oxalat hình kim rất nhỏ, dài 5 µm đến 30 µm trong tế bào mô mềm. Đa số sợi hợp thành bó, sợi dài hình thoi, đường kính tới 40 µm, thành tế bào dày, hơi hóa gỗ. Khá nhiều tế bào đá, đôi khi kết nối với tế bào bần, có nhiều cạnh, hình gần tròn hoặc gần hình chữ nhật, đường kính 20 µm đến 80 µm, thành rất dày. Thường thấy inulin có các nếp nhăn thành tia trên bề mặt.

Định tính

A. Ngâm 1 g bột dược liệu trong 5mlether (TT)khoảng 5 min, lọc. Nhỏ vài giọt dịch lọc trên một đĩa sứ men trắng. Sau khietherbốc hơi hết, thêm 1 giọt đến 2 giọt dung dịch mới pha gồm: 2 gp-dimethylaminobenzaldehyd(TT),3,3mlacid sulfuric (TT)và 0,4mlnước; sau đó thêm 2 giọtethanol96 % (TT)xuất hiện màu đỏ hồng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (10 : 0,8).

Dung dịch thử:Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10mlethylacetat(TT), siêu âm 15 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu:Lấy 1 g bột Thương truật (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu:Hòa tan atractylodin chuẩn trongn-hexan (TT)để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,24 mg/ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng rẽ 10 µl mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịchp-dimethylaminobenzaldehyd 5 %trongdungdịchacid sulfuric 10 % (TT), sấy bản mỏng ở105°C tới khi hiện rõ vết (khoảng 2 min). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc có vết cùng màusắcvà giá trị Rf với vết atractylodin của dung dịch chất đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Kim loại nặng

Không được quá10phần triệu.

Tiến hành như sau:

Dung dịch thử:Lấy 3,0 g bột dược liệu vào 1 chén bằng sứ hoặc thạch anh, có nắp đậy. Đốt dần dần để than hóa hoàn toàn. Để nguội, thêm 1mlhỗn hợp (pha trước khi dùng) gồm 1 thể tíchacid nitric(TT)và 3 thể tíchacidhydrocloric (TT),bốc hơi tới khô trên cách thủy. Làm ẩm cắn bằng 3 giọtacidhydrocloric (TT),thêm 10mlnướcnóng và làm ấm trong 2 min. Sau đó thêm 1 giọtdung dịch phenolphtalein (TT),thêm từng giọtamoniac đậm đặc (TT)cho đến khi dung dịch xuất hiện màu đỏ nhạt, thêm 2mlacid aceticloãng(TT), lọc (nếu cần), rửa phễu và cắn bằng 10mlnước. Chuyển dịch lọc và dịch rửa vào ống thử Nessler, thêmnướcvừa đủ 50ml.

Dung dịch đối chiếu:Bốc hơi đến khô 1mlhỗn hợp (pha trước khi dùng) gồm 1 thể tíchacid nitric (TT)và 3 thể tíchacidhydrocloric(TT). Sau đó tiến hành như chỉ dẫn với dung dịch thử, sau đó thêm 3,0mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT)và thêmnướcvừa đủ 50ml.

Cách tiến hành:Thêm 1 giọtdung dịch natrisulfid (TT1)vào dung dịch thử và dung dịch đối chiếu, lắc mạnh, để yên 5 min. So sánh màu của 2 ống nghiệm bằng cách nhìn dọc ống hoặc quan sát trên nền trắng. Dung dịch thử không được đậm màu hơn dung dịch đối chiếu.

Arsen

Không được quá 5 phần triệu.

Lấy 0,4 g bột dược liệu vào 1 chén bằng sứ hoặc thạch anh có nắp đậy, thêm 10mldung dịch magnesi nitrat hexahydrat(TT)2 % trongethanol96 %(TT), đốt hếtethanol,nung nóng từ từ cho đến khi than hóa, nếu chưa than hóa hoàn toàn thì làm ẩm cắn bằng một lượng nhỏacid nitric(TT),tiếp tục nung tương tự như trên cho đến khi than hóa hoàn toàn. Để nguội, thêm 3mlacidhydrocloric(TT), hòa tan cắn bằng cách đun nóng trên cách thủy. Lấy dung dịch này tiếp tục tiến hành thử theo phương pháp A, Phụ lục 9.4.2, dùng 2mldung dịch arsen mẫu 1 phần triệuAs (TT).

Định lượng

Tiến hành phương pháp Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 50,0 g bột dược liệu, bình cầu thể tích 1000ml,thêm từ 250mlđến 500mlnước, 2 mlxylen (TT)vào ống hứng tinh dầu, nhiệt độ sôi ở 130°C đến 150°C. Cất trong 5 h.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,4 % tinh dầu, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Đào lấy thân rễ, loại bỏ đất cát và rễ con, phơi hoặc sấy khô.

Thương truật thái lát: Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.

Thương truật sao cám: Cho cám vào chảo, đun nóng, đợi khi khói bốc lên, thêm thương truật thái lát, sao cho tới khi mặt ngoài chuyển thành màu vàng thẫm, lấy ra, sàng bỏ cám. Cứ 100 kg Thương truật phiến dùng10kg cám gạo.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, khổ, ôn. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính, ngoại cảm phong hàn và thấp (người nặng nề uể oải, không có mồ hôi).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

TÍA TÔ (Lá)

FoliumPerillae frutescensis

Tô diệp

Lá (hoặc có lẫn nhánh non) đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô[Perillafrutescens (L.)Britt.],họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Phiến lá thường nhàu nát, cuộn lại và gãy, lá được dàn phẳng có hình trứng, dài 4cmđến 11cm,rộng 2,5cmđến 9cm,chóp lá nhọn, gốc lá tròn hoặc vát nhọn, rộng, mép lá có răng tròn. Hai mặt lá đều có màu tía hoặc mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía có lông màu trắng xám mọc rải rác và nhiều vảy tuyến dạng điểm. Cuống lá dài 2cmđến 7cm,màu tía hoặc lục tía. Thể chất giòn. Cành non có đường kính 2 mm đến 5 mm, màu lục tía, mặt cắt ngang có tủy ở giữa. Mùi thơm, vị hơi cay.

Vi phẫu

Gân lá:Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào dẹt và nhỏ. Có nhiều lỗ khí ở biểu bì dưới. Lông tiết nằm trong những chỗ lõm của biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy. Mô dày nằm ở những chỗ lồi của gân giữa. Mô mềm gồm các tế bào thành mỏng. Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá gồm có phần gỗ ở phía trên, phần libe ở phía dưới.

Phiến lá:Gồm có mô mềm giậu chứa chất màu vàng, chiếm 2/3 phiến lá ở phía trên, mô mềm khuyết mỏng ở phía dưới.

Bột

Màu nâu, mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, bề mặt lấm tấm. Lông tiết đầu đa bào, cuống rất ngắn. Mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào có thành ngoằn ngoèo, có lỗ khí và lông tiết. Phiến lá gồm tế bào chứa diệp lục, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhỏ. Mảnh mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn.

Định tính

A. Phản ứng trên bề mặt lá: Nhỏ lên mặt dưới là vài giọtdung dịchacidhydrocloric 10 % (TT)xuất hiện màu đỏ. Nhỏ lên mặt dưới lá vài giọtdung dịchkalihydroxyd 5 % (TT)sẽ xuất hiện màu lục sáng, sau đó chuyển thành màu lục vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bảnmỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: Dùng lớp trên của hỗn hợp dung môi gồm etherdầu hỏa (60 ° đến 90 °)-ethylacetat (19 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 0,7 g bột thô dược liệu vào bình cầu, thêm 250mlnước,trộn đều, lắp bình vào dụng cụ cất tinh dầu, tiến hành cất tinh dầu (Phụ lục 12.7), thêm 1,5mletherdầu hỏa(60 °C đến90 °C) (TT)thay cho xylen, đun sôi nhẹ trong 2 h, để nguội, tách riêng phầnetherdầu hỏa làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,7 g bột thô lá Tía tô, tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15cm,lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phundung dịch 2,4-dinitrophenyl-hydrazintrongacidhydrocloric (TT),để yên cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Benzenhexaclorid(BHC):Không quá 0,2 phần triệu (Phụ lục 12.17).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá Tía tô mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi mát, khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Giải biểu tán hàn, hành khí hòa vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Ho khan, ho ra máu, người âm hư hàn nhiệt, hoặc nóng trong, mồ hôi ra nhiều và không phải ngoại cảm phong hàn không nên dùng.

TÍA TÔ (Quả)

Fructus Perillae frutescensis

Tô tử

Quả chín già phơi khô của cây Tía tô[Perilla frutescens (L.)Britt.],họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Quả hình trứng hoặc gần hình cầu, đường kính khoảng 1,5 mm. Bên ngoài màu nâu xám và tía thẫm, có các gợn hình vân lưới hơi lồi. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có hai lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị hơi cay.

Bột

Màu nâu xám. Tế bào biểu bì của vỏ hạt hình ép dẹt khi nhìn ở mặt bên, hình bầu dục khi nhìn trên bề mặt, thành dày cong queo có vết như tạc khắc dày đặc. Các tế bào vỏ ngoài màu nâu vàng, dẹt khi nhìn ở mặt bên, thành có nhiều u lồi nhỏ; hình gần tròn khi nhìn trên bề mặt, có các vạch cutin nhỏ, hơi cong. Tế bào đá của vỏ quả trong hình dạng không đều khi nhìn ở mặt bên, hình gần đa giác khi nhìn trên bề mặt, tế bào viền không rõ, khoang hình sao. Tế bào lá mầm hình gần chữ nhật, chứa đầy các giọt dầu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n-Hexan - toluen - ethyl acetat - acid formic (2 : 5 : 2,5 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 25mlmethanol (TT), siêu âm trong 30 min. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 1mlmethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột quả Tía tô (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch nhôm clorid 5 %.Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có huỳnh quang cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín già, cắt cả cây Tía tô, đập lấy quả, loại tạp chất, phơi khô.

Tô tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô.

Tô tử sao: Lấy Tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nổ đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tínhvị,quy kinh

Tân, ôn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

TÍA TÔ (Thân)

Caulis Perillae frutescensis

Tô ngạnh

Thân đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô[Perillafrutescens (L.)Britt.],họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Dược liệu hình trụ vuông, bốn góc tù, dài ngắn không đều nhau, đường kính 0,5cmđến 1,5cm.Mặt ngoài màu nâu hơi tía hoặc tía thẫm, bốn mặt có rãnh và vân dọc nhỏ, mấu hơi phình to, có các vết sẹo cành và vết sẹo lá mọc đối. Thể nhẹ, chất cứng, mặt gãy có dạng phiến xẻ. Phiến thái dày 2 mm đến 5 mm, thường giống hình thoi dài, vát, gỗ màu vàng nhạt, tia tùy nhỏ và dày đặc, tỏa ra từ trung tâm; tủy màu trắng mềm và thưa thớt. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Benzenhexaclorid(BHC):Không quá 0,2 phần triệu (Phụ lục 12.17).

Chế biến

Mùa thu, sau khi quả chín, cắt phần trên mặt đất, bỏ cành con và lá, loại bỏ tạp chất, phơi khô, hoặc thái khúc hay phiến, rồi phơi khô.

Bào chế

Thân Tía tô khô chưa thái, loại bỏ tạp chất, nhúng vào nước, vớt ra, ủ mềm, thái khúc hoặc phiến dày, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

TIỀN HỒ (Rễ)

Radix Peucedani

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ (Peucedanum decursivum Maxim), hoặc cây Tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ Tiền hồ hoa trắng: Dược liệu hình trụ không đều hoặc hình chóp, hơi vặn, phần đầu rễ to, phần dưới thường phân nhánh và nhỏ dần; dài 3cmđến 15cm,đường kính 1cmđến 2cm.Mặt ngoài màu nâu đen hoặc vàng xám. Đầu rễ thường có vết sẹo của gốc thân. Có nhiều vân ngắn xếp theo vòng ở phần trên của rễ, ở phần dưới có những rãnh dọc hoặc nếp nhăn dọc và các nốt ngang. Thể chất cứng, dễ bẻ gãy, vết gãy không phẳng, màu trắng hay vàng nhạt. Mặt cắt ở vỏ rải rác có nhiều đốm màu vàng nâu, tầng phát sinh libe gỗ là một vòng màu nâu có thể quan sát thấy bằng mắt thường; có nhiều tia tỏa ra từ vùng tâm của rễ. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

Rễ Tiền hồ: Tương tự rễ Tiền hồ hoa trắng, đôi khi có vết của gốc thân còn sót lại, ở đầu rễ có vết tích của bẹ lá dạng màng. Mặt bẻ màu trắng, các tia xuyên tâm không thấy rõ.

Vi phẫu

Rễ: Có thiết diện hơi tròn. Ngoài cùng là lớp bần khá dày, hay bị bong tróc từng mảng. Kế đến là lục bì gồm các tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, chứa nhiều tinh bột. Lớp lục bì ở rễ già dày hơn ở rễ non. Mô mềm vỏ khá dày (chiếm khoảng một nửa bán kính rễ), gồm các tế bào thành mỏng, gần như tròn, rải rác có các ống tiết ly bào với các tế bào bao quanh ống tiết còn nguyên vẹn, bên trong chứa tinh dầu dưới dạng giọt tròn màu vàng nhạt hay vàng nâu. Libe và gỗ cấp 2 bị nhiều tia tủy (gồm 4 đến 20 hàng tế bào) cắt thành từng cụm. Tia tủy chạy dài ra đến tận mô mềm vỏ gần sát lớp bần. Lớp libe cấp 2 gồm các tế bào thành mỏng xen kẽ với các tế bào thành khá dày tụ thành đám. Ở rễ già, libe hóa sợi từng đám lan rộng đến gần sát lớp bần. Trong libe cũng có nhiều ống tiết như ở mô mềm vỏ. Gỗ cấp 2 gồm một số mạch thiết diện hơi tròn xen lẫn với mô mềm gỗ thành còn chưa hóa gỗ. Ở rễ già, mô mềm gỗ hóa sợi thành từng đám rải rác trong vùng tủy.

Bột

Bột màu nâu, có ít xơ, mùi thơm.

Mảnh bần; mảnh mô mềm chứa tinh bột; mảnh ống tiết bị vỡ; mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng; sợi thành dày, khoang hẹp có ống trao đổi; hạt tinh bột rời hay tụ thành đám.

Định tính

A. Đun hồi lưu 5 g bột dược liệu với 30mlethanol 96 %(TT) trong 10 min. Lọc, lấy dịch lọc tiến hành các phản ứng sau:

Lấy 2mldịch lọc, nhỏ vài giọtdung dịch acid hydrochloric 10 % (TT): Dung dịch có tủa đục. Nhỏ tiếp khoảng 10 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) cho đếnpHkiềm: Dung dịch trở nên trong và tăng màu vàng.

Nhỏ từ từ dịch chiết lên giấy lọc thành 2 vết, mỗi vết gồm 2 đến 3 giọt dịch lọc, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, sẽ hiện lên vết huỳnh quang màu xanh da trời nhạt. Thêm 1 giọt đến 2 giọtdung dịch natri hydroxyd 10% (TT) lên 2 vết, che miếng kim loại lên một trong 2 vết, soi lại dưới ánh sáng tử ngoại, sau vài phút mở miếng kim loại ra. Lúc đầu, vết không che sẽ có huỳnh quang sáng hơn vết bị che, sau vài giây, cả hai vết sẽ sáng như nhau.

Lấy 3mldịch lọc bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn trong 1mlacid acetic băng (TT) thêm 5 giọtacetyl clorid (TT) và một vài tinh thểkẽm clorid (TT), đun trong cách thủy 1 min đến 2 min, màu đỏ sẽ xuất hiện.

B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng. Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohxan - ethyl acetat - aceton (9 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử: Đun hồi lưu 5 g bột dược liệu với 30mlethanol 96 %(TT) trong 10 min. Lọc, lấy khoảng 10mldịch lọc cô trên cách thủy đến cắn (hoặc lấy phần dịch lọc còn lại ở mục định tính A để cô). Hòa tan cắn trong khoảng 3mlcloroform (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Dùng 5 g bột Tiền hồ (mẫu chuẩn tương ứng tương ứng), tiến hành chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sau đó phun dung dịchkali hydroxyd 5%trong ethanol (TT) rồi sấy nhẹ trong 5 min. Phun tiếpdung dịch vanilin 1 % -acid sulfuric (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa đông và đầu mùa xuân năm sau khi thân cây và lá đã héo hoặc trước khi cây có hoa, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch và phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Tiền hồ phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.

Mật tiền hồ (chế mật): Hòa loãng Mật ong trong lượng ít nước sôi, trộn đều Tiền hồ và Mật ong, ủ qua cho Mật ong thấm đều hết, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến khi sờ không dính tay, lấy ra, để nguội. Dùng 2 kg Mật ong cho 10 kg Tiền hồ.

Bảo quản

Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, vi hàn. Quy vào các kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Tán phong thanh nhiệt, giáng khí, hóa đàm. Chủ trị: Ho và suyễn do phế thực nhiệt có nhiều đàm màu hơi vàng và dính, ho do ngoại cảm phong nhiệt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, thường phối hợp với các thuốc khác.

TIỂU HỒI (Quả)

Fructus Foeniculi

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Tiểu hồi (Foeniculum vulgare Mill.),họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Quả bế đôi, hình trụ, hơi cong, dài 4 mm đến 8 mm, đường kính 1,5 mm đến 2,5 mm. Mặt ngoài màu xanh hơi vàng hoặc vàng nhạt, hơi thuôn về phía 2 đầu, đỉnh mang chân vòi nhụy nhô ra, màu nâu vàng, đôi khi có cuống quả nhỏ ở phần đáy. Mỗi mặt lưng mang 5 gân nổi rõ và chỗ tiếp giáp giữa 2 nửa quả phẳng và rộng. Mặt cắt ngang hình 5 cạnh, bốn cạnh của mặt lưng gần đều nhau. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi ngọt và cay.

Bột

Bột màu vàng bẩn, mùi thơm. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh vỏ quả ngoài gồm tế bào hình đa giác. Mảnh vỏ quả giữa gồm tế bào có lỗ nằm xiên. Mảnh vỏ quả trong gồm nhiều tế bào dài không đều. Mảnh nội nhũ gồm các tế bào thành dày chứa hạt aleuron và các tinh thể calci oxalat nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác. Mảnh mô mềm có ống tiết dài màu vàng hơi nâu. Mảnh mô mềm màu vàng nhạt gồm các tế bào hình đa giác thành mỏng.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G, dùng dung dịchnatri carboxylmethylcelulo 0,2 % đến 0,5 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) - ethyl acetat (17 : 2,5).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlether ethylic (TT), siêu âm 10 min, lọc và bốc hơi dịch lọc đến cạn. Hòa cắn trong 1mlcloroform (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòatanaldehydanisicchuẩn trongethanol (TT)để được dung dịch chứa 1 µg/ml hoặc nếu không có aldehydanisicthì dùng 2 g bột Tiểu hồi (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng8 cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch dinitrophenylhydrazin (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu đỏ cam tương ứng với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

B. Cân 3 g dược liệu, thêm 10mlethanol 80 %(TT), ngâm 3 h, lắc, lọc, lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch lọc, thêm 0,5mlnước, dung dịch đục trắng như sữa.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 3 giọt dung dịchsắt (III) clorid 5 %(TT), dung dịch có màu vàng sẫm.

C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, mặt cắt ngang của quả, bột quả có màu trắng sáng.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã nghiền nhỏ.

Tạp chất

Không quá 4,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Cho 30 g dược liệu đã tán thành bột thô vào bình cầu có dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ dùng định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 200mlnước, tiến hành cất trong 3 h.

Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín cắt cây về phơi khô trong bóng râm, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất.

Bào chế

Diêm tiểu hồi (Chế muối): Hòa muối vào một lượng nước thích hợp, trộn đều với dược liệu, để cho ngấm hết nước muối, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến màu hơi vàng, lấy ra để nguội. 10 kg Tiểu hồi cần 0,2 kg muối.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Vào các kinh can, thận, tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hòa vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các dạng thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng, người có thực nhiệt không dùng.

TIỂU HỒI (Quả)

Fructus Foeniculi

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Tiểu hồi(Foeniculum vulgare Mill.),họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Quả bế đôi, hình trụ, hơi cong, dài 4 mm đến 8 mm, đường kính 1,5 mm đến 2,5 mm. Mặt ngoài màu xanh hơi vàng hoặc vàng nhạt, hơi thuôn về phía 2 đầu, đỉnh mang chân vòi nhụy nhô ra, màu nâu vàng, đôi khi có cuống quả nhỏ ở phần đáy. Mỗi mặt lưng mang 5 gân nổi rõ và chỗ tiếp giáp giữa 2 nửa quả phẳng và rộng. Mặt cắt ngang hình 5 cạnh, bốn cạnh của mặt lưng gần đều nhau. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi ngọt và cay.

Bột

Bột màu vàng bẩn, mùi thơm. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh vỏ quả ngoài gồm tế bào hình đa giác. Mảnh vỏ quả giữa gồm tế bào có lỗ nằm xiên. Mảnh vỏ quả trong gồm nhiều tế bào dài không đều. Mảnh nội nhũ gồm các tế bào thành dày chứa hạt aleuron và các tinh thể calci oxalat nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác. Mảnh mô mềm có ống tiết dài màu vàng hơi nâu. Mảnh mô mềm màu vàng nhạt gồm các tế bào hình đa giác thành mỏng.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G, dùng dung dịchnatri carboxylmethylcelulo 0,2 % đến 0,5 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) - ethyl acetat (17 : 2,5).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlether ethylic (TT), siêu âm 10 min, lọc và bốc hơi dịch lọc đến cạn. Hòa cắn trong 1mlcloroform (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòatanaldehydanisicchuẩn trongethanol (TT) để được dung dịch chứa 1 µg/ml hoặc nếu không có aldehydanisicthì dùng 2 g bột Tiểu hồi (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng8 cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch dinitrophenylhydrazin (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu đỏ cam tương ứng với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

B. Cân 3 g dược liệu, thêm 10mlethanol 80 % (TT), ngâm 3 h, lắc, lọc, lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 1mldịch lọc, thêm 0,5mlnước, dung dịch đục trắng như sữa.

Lấy 1mldịch lọc, thêm 3 giọt dung dịchsắt (III) clorid 5 % (TT), dung dịch có màu vàng sẫm.

C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, mặt cắt ngang của quả, bột quả có màu trắng sáng.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã nghiền nhỏ.

Tạp chất

Không quá 4,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Cho 30 g dược liệu đã tán thành bột thô vào bình cầu có dung tích 500mlcủa bộ dụng cụ dùng định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 200mlnước, tiến hành cất trong 3 h.

Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín cắt cây về phơi khô trong bóng râm, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất.

Bào chế

Diêm tiểu hồi (Chế muối): Hòa muối vào một lượng nước thích hợp, trộn đều với dược liệu, để cho ngấm hết nước muối, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến màu hơi vàng, lấy ra để nguội. 10 kg Tiểu hồi cần 0,2 kg muối.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Vào các kinh can, thận, tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hòa vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các dạng thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng, người có thực nhiệt không dùng.

TINH DẦU BẠC HÀ

Oleum Menthae arvensis

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L), họ Bạc hà (Lamiaceae), bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Tính chất

Chất lỏng, trong, không màu hoặc vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt, vị cay mát.

Rất dễ tan trongethanol, cloroformether,tan trong 2 đến 3 thể tíchethanol70 %.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 0,890 đến 0,922 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

Ở 20 °C: Từ 1,455 đến 1,465 (Phụ lục 6.1).

Góc quay cực riêng

Ở 20 °C: Từ -40° đến -20° (Phụ lục 6.4).

Định tính

Nhỏ 1 giọt tinh dầu lên lỗ khay sứ, thêm 3 giọt đến 5 giọtacid sulfuric (TT) và vài tinh thểvanilin (TT), sẽ xuất hiện màu đỏ cam, thêm 1 giọt nước sẽ chuyển sang màu tím.

Kiểm tra các chất pha trộn trong tinh dầu

A. Ethanol:Lấy 5mltinh dầu cho vào ống nghiệm. Thêm từ từ từng giọt nước cất (không lắc). Phần tinh dầu ở trên phải trong suốt, không được đục.

B. Nhựa và dầu béo: Nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy lọc, hơ nóng giấy lọc trên bếp điện, giấy phải không có vết dầu loang.

C. Dầu hỏa, dầumazut:Trong một ống đong đựng khoảng 80mlethanol 80 % (TT), nhỏ từng giọt (không lắc) cho đến hết 10 ml tinh dầu, dung dịch phải trong, không có phần không tan nổi ở trên.

Định lượng

A. Định lượngmentholeste hóa

Cân chính xác khoảng 3 g tinh dầu, thêm 6 ml ethanol 96 %(TT) và trung hòa bằngdung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (CĐ), chỉ thị làdung dịch phenolphtalein (TT). Thêm chính xác 20mldung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (CĐ) và đun nóng 60 min trong cách thủy có lắp ống sinh hàn ngược. Để nguội, pha loãng với 50mlnước cất mới đun sôi để nguội, rồi chuẩn độ bằngdung dịch acid hydrocloric 0,5 N (CĐ) cho đến khi mất màu. Song song tiến hành một mẫu trắng trong cùng điều kiện.

1mldung dịch kali hydroxyd 0,5 N (CĐ) tương ứng với 0,09915 g menthyl acetat (C12H22O2). Hàm lượng phần trămmentholeste của tinh dầu được tính theo công thức:

trong đó:

V1 là sốmldung dịch kali hydroxyd 0,5 N (CĐ) dùng để xà phòng hóa tinh dầu dùng trong mẫu thử;

V2 là sốmldung dịch kali hydroxyd 0,5 N (CĐ) dùng trong mẫu trắng;

G là khối lượng tinh dầu lấy để thử (g).

B. Định lượngmentholtoàn phần.

Lấy chính xác 5mltinh dầu cho vào một bìnhacetylhóa, thêm 5 ganhydrid acetic (TT) và 1 gnatri acetat khan (TT), đun sôi 60 min. Sau khi nguội, thêm 20mlnước cất, vừa đun vừa lắc 15 min trên cách thủy. Để nguội, chuyển vào bình gạn, loại bỏ lớp nước, rửa lớp tinh dầu 2 lần, mỗi lần 20mldung dịch natri clorid 10 % (TT). Sau đó, rửa lại nhiều lần bằng nước cất, mỗi lần 10ml,cho đến khi nước rửa có phản ứng trung tính với giấy quỳ. Làm khan tinh dầu bằngnatri sulfat khan (TT). Lọc.

Cân chính xác khoảng 1,5 g tinh dầu đãacetylhóa, hòa tan trong 3mlethanol 96 % (TT) và trung hòa bằngdung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (CĐ), với chỉ thị màu làdung dịch phenolphtalein (TT). Sau đó thêm chính xác 20mldung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (CĐ). Đun trong cách thủy 60 min với ống sinh hàn ngược. Để nguội, thêm 50mlnước cất mới đun sôi để nguội, rồi chuẩn độ bằngdung dịch acid hydrocloric 0,5 N (CĐ) cho đến khi mất màu.

1mldung dịch kali hydroxyd 0,5 N (CĐ) tương ứng với 0,07814 gmenthol (C10H22O).Hàm lượng phần trămmentholtoàn phần trong tinh dầu được tính theo công thức:

trong đó:

V là sốmldung dịch kali hydroxyd 0,5 N (CĐ) dùng để xà phòng hóa tinh dầu đãacetylhóa;

G là khối lượng tinh dầu đãacetylhóa (g).

Tinh dầu Bạc hà phải chứa ít nhất 55,0 %mentholtoàn phần và từ 3,0 % đến 9,0 %mentholeste hóa, biểu thị bằng menthyl acetat.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để ở nơi mát.

TINH DẦU BẠCH ĐÀN

Oleum Eucalypti

Lấy từ lá của nhiều loài Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehnh,Eucalyptus exserta F. Muell.) và một số loài Bạch đàn khác, họ Sim (Myrtaceae), bằng cách cất kéo hơi nước, sau đó tinh chế bằng phương pháp cất lại.

Tính chất

Chất lỏng trong, không màu hay màu vàng nhạt, mùi đặc biệt, vị cay sau mát. Dễ tan trongethanol70 %.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: từ 0,900 đến 0,925 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

Ở 20 °C: từ 1,454 đến 1,470 (Phụ lục 6.1).

Góc quay cực

Ở 20 °C: từ 0°đến +10°(Phụ lục 6.4).

Độ tan trong ethanol

Tan trong 5 thể tíchethanol 70 % (TT) (Phụ lục 12.8).

Aldehyd

Cho 10mltinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100ml.Thêm vào đó 5mltoluen (TT) và 4mldung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60 % (TT). Lắc mạnh và chuẩn độ ngay bằngdung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol 60 % (CĐ) đến khi màu đỏ chuyển sang màu vàng. Tiếp tục lắc và chuẩn độ tới khi lớp dưới có màu vàng bền vững sau khi đã lắc mạnh 2 min và để yên cho tách lớp; phản ứng xảy ra hoàn toàn trong khoảng 15 min. Lặp lại quy trình định lượng như trên với 10mltinh dầu khác, dùng dung dịch đã chuẩn độ sơ bộ ở trên thêm 0,5mldung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol 60 % (CĐ) làm chuẩn màu cho điểm kết thúc định lượng. Lượngdung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol 60 % (CĐ) dùng cho chuẩn độ không được quá 2,0ml.

Định lượng

Dùng bìnhCassiacó dung tích 100ml, ởcổ có khắc ngấn 4mlvà chia độ từng 0,1ml.Cho vào bình 3,0mltinh dầu và 75mldung dịch resorcin (TT). Lắc hỗn hợp trong 15 min. Để yên cho tách thành 2 lớp, cho thêmdung dịch resorcin (TT)vào bình sao cho lớp tinh dầu nằm vào khoảng chia độ ở cổ bình. Sau 1 h, đọc thể tích tinh dầu không kết hợp vớiresorcin.Nhiệt độ của tinh dầu lấy để thử và nhiệt độ của phần tinh dầu không kết hợp vớiresorcin (TT)lúc đọc kết quả phải giống nhau.

Hàm lượng phần trămcineol trong tinh dầu tính theo công thức:

trong đó:

a là thể tích tinh dầu đọc được(ml);

b là thể tích mẫu thử(ml).

Tinh dầu Bạch đàn phải có ít nhất 60 % (tt/tt) cineol (C10H18O).

Bảo quản

Tránh ánh sáng, đựng đầy lọ, đậy nút kín, để nơi râm, mát.

TINH DẦU HỒI

Oleum Anisi stellati

Lấy từ quả chín đã phơi khô của cây Hồi (Illicium verum Hook.f.),họ Hồi (Illiciaceae), bằng cách cất kéo hơi nước.

Tính chất

Chất lỏng không màu hay màu vàng nhạt, mùi hơi đặc biệt, vị ngọt. Kết tinh khi để lạnh.

Tan trong 1 đến 3 thể tíchethanol90 % (dung dịch trong suốt hoặc hơi đục), trongether, etherdầu hỏa.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 0,978 đến 0,988 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

Ở 20 °C: Từ 1,552 đến 1,560 (Phụ lục 6.1).

Góc quay cực riêng

Ở 20 °C: Từ -2° đến 1° (Phụ lục 6.4).

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung dịch thử: Dung dịch tinh dầu 0,1 % trongcloro-form (TT).

Dung dịch đối chiếu: Dung dịchanethol 0,1 % trongcloroform (TT) hoặc dung dịch tinh dầu Hồi mới cất 0,1 % trongcloroform (TT).

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) - ether (95 : 5).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng10 cm.Để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phundung dịch mới pha vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 105 °C trong5 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử sẽ xuất hiện một vết lớn nhất màu đỏ, sau chuyển sang màu tím (với Rf khoảng0,49 đến0,50) cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của anethol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Điểm đông đặc: Tinh dầu phải có điểm đông đặc không dưới 15°C (Phụ lục6.6) tương ứng với hàm lượng từ 85 % đến 95 % anethol(C10H12O).

Bảo quản

Đựng trong bình đóng đầy, nút kín. Để chỗ mát, tránh ánh sáng.

Chú ý

Nếu bị đục hoặc kết tinh, đun nóng trên cách thủy và lắc trước khi dùng.

TINH DẦU HƯƠNG NHU TRẮNG

Oleum Ocimi gratissimi

Lấy từ cành mang lá, hoa, quả của cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), họ Bạc hà (Lami-aceae), bằng cách cất kéo hơi nước.

Tính chất

Chất lỏng trong, màu vàng nhạt. Mùi thơm đặc trưng, vị cay, nóng, nếm có cảm giác tê lưỡi.

Dễ tan trongethanol, etherhoặcacid aceticbăng. Thực tế không tan trong nước.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 1,030 đến 1,050 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

Ở 20 °C: Từ 1,530 đến 1,540 (Phụ lục 6.1).

Góc quay cực riêng

Ở 20 C: Từ -15,6° đến 20,2° (Phụ lục 6.4).

Định tính

A. Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5mlethanol 90 % (TT), thêm 2 giọt dung dịchsắt (III) clorid (TT) 3 %, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Dung dịch tinh dầu 0,1 % trongcloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu: Dùng eugenol chuẩn hoặc tinh dầu cất từ Hương nhu trắng (mẫu chuẩn) làm dung dịch đối chiếu với nồng độ tương đương dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịchsắt (III) clorid (TT)3%.Trên sắc ký đồ, dung dịch thử xuất hiện vết màu nâu sẫm với giá trịRf khoảng 0,81 - 0,82 tương ứng với vết eugenol, hoặc dung dịch thử và dung dịch đối chiếu xuất hiện các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf.

Các phenol tan trong nước

Lấy 1mltinh dầu, thêm 20mlnước nóng, lắc đều, để nguội. Lọc qua giấy lọc ẩm. Thêm 1 giọtdung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) vào dịch lọc, không được có màu xanh lam hoặc đỏ tía ngoại trừ một màu xanh lục xám không bền.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu.

Lấy 1 g tinh dầu để chuẩn bị dung dịch thử. Dùng 1,0mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Cách tiến hành: Xem chuyên luận “Tinh dầu quế”.

Định lượng

Lấy một lượng chính xác 5,0mltinh dầu vào một bìnhCassia100ml.Thêm 75mldung dịch kali hydroxyd 5 %(TT), lắc trong 5 min. Đun nóng trên cách thủy trong 10 min, thỉnh thoảng lắc. Để nguội đến khi 2 lớp chất lỏng tách ra, thêm từ từdung dịch kali hydroxyd 5 %(TT) đến khi lớp tinh dầu không phản ứng dâng lên tới phần chia độ ở cổ bình. Quay tròn và vỗ nhẹ bình để các giọt tinh dầu bám vào thành bình nổi lên. Sau khi để yên từ 12 h đến 24 h, xác định thể tích tinh dầu không phản ứng[a (ml)].

Hàm lượng phần trăm eugenol toàn phần trong tinh dầu được tính theo công thức:

Tinh dầu phải chứa ít nhất 60 % (tt/tt) eugenol (C10H12O2) toàn phần.

Bảo quản

Đựng trong bình nút kín, đóng đầy. Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.

TINH DẦU LONG NÃO

Oleum Cinnamomi camphorae

Lấy từ gỗ và lá của cây Long não[Cinnamomum camphora (L.) Presl. =Laurus camphora L.], họ Long não (Lauraceae), bằng cách cất kéo hơi nước.

Tính chất

Chất lỏng không màu hay màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt của long não.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 0,923 đến 0,930 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

Ở20 °C: Từ 1,461 đến 1,470 (Phụ lục 6.1).

Góc quay cực riêng

Ở 20 °C: Từ +17° đến +22° (Phụ lục 6.4).

Kiểm tra các chất pha trộn trong tinh dầu

A. Ethanol:Lấy 1mltinh dầu cho vào ống nghiệm, đậy bằng nút bông xốp, ở giữa bông có tinh thểfuchsin (TT), rồi đun nóng tinh dầu, nếu cóethanolsẽ làm bông chuyển sang màu đỏ.

B. Dầu béo: Nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy lọc, hơ nóng giấy lọc, giấy phải không có vết dầu loang.

C. Dầu mỏ: Lấy 1mltinh dầu cho vào ống đong 10mlchia vạch, cho tiếp 9mlethanol 80 % (TT). Dungdịch phải trong suốt, không vẩn đục.

Định lượng

Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hòa tan trong 15 mlethanol không có aldehyd (TT). Thêm từ từ 80 mldung dịch 2,4 dinitrophenylhydrazin trong acid hydrocloric (TT). Lắp ống sinh hàn ngược, đun trên cách thủy 4 h. Để nguội, thêm 100 mldung dịch acid sulfuric 2 % (TT). Để yên 24 h ở chỗ tối. Lọc lấy tủa trên một phễu thủy tinh xốp đã cân trước. Tráng bình cầu 2 lần (mỗi lần với 10 ml dịch lọc) để lấy hết tủa. Rửa tủa và bình 6 lần, mỗi lần với 10mlnước. Sấy phễu thủy tinh xốp chứa tủa trong tủ sấy ở 80 °C trong một giờ. Để nguội trong bình hút ẩm, rồi cân tủa 2,4-dinitro-phenylhydrazonthu được.

1 g tủa tương ứng với 0,458 gcamphor(C10H16O).

Hàm lượng phần trămcamphortrong tinh dầu được tính bằng công thức:

trong đó:

a là khối lượng tủa thu được (g);

b là khối lượng tinh dầu lấy để thử (g).

Tinh dầu phải chứa ít nhất 35,0 % camphor.

Bảo quản

Đựng trong lọ thủy tinh nút kín. Để chỗ mát, tránh ánh sáng.

TINH DẦU QUẾ

Oleum Cinnamomi

Lấy từ vỏ thân hoặc vỏ cành Quế (Cinnamomum cassia Presl. =Cinnamomum aromaticum Ne) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum spp.), họ Long não (Lauraceae), bằng cách cất kéo hơi nước.

Tính chất

Chất lỏng trong, màu vàng đến nâu đỏ (chuyển màu dần theo thời gian). Mùi thơm, vị cay nóng rất đặc trưng. Dễ tan trongethanol70 % vàacid acetickhan.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 1,040 đến 1,072 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

Ở 20 °C: Từ 1,590 đến 1,610 (Phụ lục 6.1).

Góc quay cực riêng

Ở 20 °C: Từ -1° đến +1° (Phụ lục 6.4).

Định tính

A.Lấy 4 giọt tinh dầu trộn với 4 giọtacid nitric (TT) nhiệt độ dưới 5°C, xuất hiện tinh thể trắng hoặc vàng sáng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Dung dịch tinh dầu 0,1 % trongcloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch tinh dầu Quế 0,1 % trong cloroform (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng10 cm,lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phundung dịch 2,4-dinitrophenyl hydrazin (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc (màu da cam) và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Rosin

Trộn 1,0mltinh dầu quế với 5mlethanol 95 %(TT), sau đó thêm 3mldung dịch chì acetat bão hòa ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Kim loại nặng

Không được quá 40 phần triệu.

Dung dịch thử: Lấy 1,0mlchế phẩm vào 1 chén bằng sứ hoặc thạch anh, có nắp đậy,carbonhóa bằng cách nung nhẹ. Để nguội, thêm 2mlacid nitric (TT) và 5 giọtacid sulfuric (TT), đốt nóng cẩn thận cho đến khi hết khói trắng bay ra, than hóa bằng cách nung ở 500°C đến 600°C. Để nguội, thêm 2mlacid hydrocloric (TT), bốc hơi tới khô trên cách thủy. Làm ẩm cắn bằng 3 giọtacid hydrocloric (TT), thêm 10mlnước nóng và làm ấm trong 2 min. Sau đó thêm 1 giọtdung dịch phenolphtalein (TT), thêm từng giọtamoniac đậm đặc (TT) cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt, thêm 2ml acidacetic loãng (TT), lọc nếu cần, rửa phễu và cắn bằng 10mlnước. Chuyển dịch lọc và dịch rửa vào ống thử Nessler, thêm nước vừa đủ 50ml.

Dung dịch đối chiếu: Bốc hơi hỗn hợp 2mlacid nitric (TT), 5 giọtacid sulfuric (TT) và 2mlacid hydrocloric (TT) trên cách thủy, làm ẩm cắn bằng 3 giọtacid hydrocloric (TT). Sau đó tiến hành như chỉ dẫn với dung dịch thử, sau đó thêm 4,0mldung dịch chì mẫu 10 phần triệu và thêm nước vừa đủ 50ml.

Cách tiến hành: Thêm 1 giọtdung dịch natri sulfid (TT1) vào dung dịch thử và dung dịch đối chiếu, lắc mạnh, để yên 5 min. So sánh màu của 2 ống nghiệm bằng cách nhìn dọc ống hoặc quan sát trên nền trắng. Dung dịch thử không được đậm màu hơn dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Lấy chính xác 10,0mltinh dầu, cho vào bìnhCassia100ml,thêm 50mldung dịch natri sulfit bão hòa (TT) mới pha đã trung tính [thêm từng giọtdung dịch natri bisulfit 30 % (TT) vào dung dịch natrisulfitcho đến khi trung tính, chỉ thị làdung dịch phenolphtalein (TT)], trộn đều. Thêm 2 giọtdung dịch phenolphtalein (TT) và đun nóng ngay trong cách thủy, lắc liên tục. Thêm từng giọtdung dịch natri bisulfit 30 % (TT) để làm mất màu dung dịch đang đun, thêm vài giọtphenolphtalein (TT) nữa và tiếp tục đun trong 15 min. Khi dung dịch đun mất màu hoàn toàn, lấy bình ra, để nguội ở nhiệt độ phòng; hoặc thêm từng giọtdung dịch natri bisulfit 30 %(TT) để làm mất màu đỏ tạo thành khi đun nóng. Làm lại quá trình trên cho đến khi không có màu đỏ trong dung dịch đun, lấy bình ra để nguội và để yên cho tách lớp. Thêmdung dịch natri sulfid trung tính bão hòa cho đến khi lớp tinh dầu nổi lên phần chia vạch ở cổ bình. Để yên 18 h cho đến khi phân lớp rõ. Đọc thể tích của lớp tinh dầu đã tách ra(a ml).Hàm lượng phần trăm của aldehydcinnamictrong tinh dầu tính theo công thức sau:

(10 - a) x 10

Tinh dầu Quế phải chứa ít nhất 85,0 % (tt/tt) aldehydcinnamic.

Bảo quản

Đựng trong bình nút kín, đóng đầy. Để nơi khô, mát, nhiệt độ không quá 25°C. Tránh ánh sáng.

TINH DẦU TRÀM

Oleum Cajuputi

Tinh dầu lấy từ lá tươi của cây Tràm gió, còn gọi là cây Chè đồng (Melaleuca cajuputi Powell),họ Sim (Myrtaceae), bằng cách cất kéo hơi nước.

Tính chất

Chất lỏng trong, không màu hay màu lục nhạt đến vàng nhạt. Mùi đặc biệt. Tan trong 1 đến 2 thể tíchethanol80 %.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: từ 0,900 đến 0,925 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

Ở 20 °C: từ 1,466 đến 1,472 (Phụ lục 6.1).

Góc quay cực riêng

Ở 20 °C: từ -3° đến -1° (Phụ lục 6.4).

Giới hạn aldehyd

Cho 10mltinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100ml.Thêm vào đó 5mltoluen (TT) và 4mldung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60 % (TT). Lắc mạnh và chuẩn độ ngay bằngdung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol 60 % (CĐ) đến khi màu đỏ chuyển sang màu vàng. Tiếp tục lắc và chuẩn độ tới khi lớp dưới có màu vàng bền vững sau khi đã lắc mạnh 2 min và để yên cho tách lớp; phản ứng xảy ra hoàn toàn trong khoảng 15 min. Lặp lại quy trình định lượng như trên với 10mltinh dầu khác, dùng dung dịch đã chuẩn độ sơ bộ ở trên thêm 0,5mldung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol 60 % (CĐ) làm chuẩn màu cho điểm kết thúc định lượng. Lượngdung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol 60 % (CĐ)dùng cho chuẩn độ không được quá 2,0ml.

Định tính

A. Cho vào 1 ống nghiệm khô 1 ml tinh dầu (đã làm khan trước bằngnatri sulfat khan (TT)) và 1mlacid phosphoric (TT). Đặt ống nghiệm vào một cốc nước đá và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy một hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem, màu từ trắng ngà đến đỏ cam tùy theo độ tinh khiết của tinh dầu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Tinh dầu pha loãng trongdicloro-methan (TT) với tỷ lệ 1 :1.

Dung dịch đối chiếu: Cineol pha loãng trongdicloro-methan (TT) với tỷ lệ 1 : 1.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng một bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thửvanilin - sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 105°C trong 5 min đến 10 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết chính có cùng màu và cùng giá trị Rf với vết cineol của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Định lượng theo phương pháp đo điểm đông đặc của hợp chất cộng giữa cineol và O-cresol (Phụ lục 12.5).

Hàm lượng cineol (C10H18O) trong tinh dầu tràm phải không ít hơn 40,0 %.

Bảo quản

Đựng trong bình nút kín, để chỗ mát, tránh ánh sáng.

TOÀN YẾT

Scorpio

Toàn yết là toàn thân đã chế biến của con Bọ cạp(Buthus martensiiKarsch), họ Bọ cạp (Buthidae).

Mô tả

Phần đầu ngực và phần bụng trước dẹt, hình trứng dài. Phần bụng sau có hình giống cái đuôi, teo lại và uốn cong. Cơ thể mẫu nguyên vẹn có chiều dài khoảng 6 cm.Phần đầu ngực có màu nâu hơi xanh lục, phần trước phát triển nhô ra 1 đôi chân kìm nhỏ, ngắn và 1 đôi chân xúc giác dạng càng của lớn dài, rộng, phần lưng được che phủ bởi mai giống hình chiếc thang, phần bụng có 4 đôi chân đi mỗi chân có 7 đốt kèm 2 vuốt ở phần cuối. Phần bụng trước bao gồm 7 đốt. Đốt thứ 7 thẫm màu với 5 rãnh xương sống gồ lên ở trên đốt lưng. Mặt lưng có màu nâu hơi xanh lục. Phần bụng sau có màu vàng hơi nâu, có 6 đốt, với các nếp nhăn dọc trên các đốt. Đuôi mang một ngòi châm dạng vuốt sắc và không có cựa gai ở dưới ngòi châm. Mùi hơi hắc, có vị mặn.

Chất chiết được bằng ethanol

Không được dưới 20,0 % (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùngethanol50 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Toàn yết được bắt vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Loại bỏ đất cát, luộc trong nước hoặc nước muối đến cứng. Lấy ra, đặt vào chỗ thoáng gió và làm khô âm can.

Bào chế

Khi dùng loại bỏ tạp chất, rửa sạch và phơi khô.

Bảo quản

Nơi khô mát tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Quy vào kinh can.

Công năng, chủ trị

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Phong do huyết hư thì không dùng.

TỎI (Căn hành)

Bulbus Allii sativi

Tỏi là lá dự trữ được phơi khô của cây Tỏi(Allium sativum L), họ Hành (Alliaceae).

Mô tả

Tập hợp các lá dự trữ (hành) quen gọi là củ gần hình cầu, đường kính 3cmđến 5cm,chứa khoảng 8 đến 20 hành con. Bao xung quanh củ gồm 2 đến 5 lớp lá vẩy trắng mỏng, do các bẹ lá trước tạo thành, gắn vào một đế hình cầu dẹt (thân hành). Các hành con hình trứng, 3 mặt đến 4 mặt, đỉnh nhọn, đế cụt. Mỗi hành con được phủ những lớp lá vẩy trắng và một lớp biểu bì màu trắng hồng dễ tách khỏi phần rắn bên trong. Các hành con xếp thành lớp quanh một sợi dài, đường kính 1 mm đến 3 mm mọc từ giữa đế. Phần rắn bên trong của các hành con chứa nhiều nước, mùi thơm, vị hăng và bền.

Vi phẫu

Bóc các lá vẩy soi dưới kính hiển vi thấy có các dãy mạch xoắn song song. Những lá vẩy ngoài cùng có tế bào biểu bì dài, thành dày. Tùy vị trí có thể có các lỗ khí, hoặc mỗi tế bào có chứa một tinh thể hình lăng trụ, đường kính 20µmđến 50 µm. Tế bào thịt lá thành mỏng, xếp lộn xộn. Biểu bì trong gồm những tế bào thành mỏng. Những lá dự trữ dày có biểu bì thành mỏng, lớp thịt lá gồm những tế bào mô mềm hình dáng khác nhau và các mạch dẫn hình xoắn xếp thành hàng.

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Vào cuối mùa đông đầu mùa xuân lúc cây đã héo tàn lụi, đào lấy các giò hành, rũ sạch đất cát, bỏ rễ, bó thành bó treo lên phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ vỏ già, rửa sạch, dùng tươi giã nát hay ngâm trong rượu.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Quy vào các kinh phế, tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Hành khí, ôn trung, tiêu tích trệ, sát trùng, giải độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc giã nát dùng đắp ngoài, hoặc giã nát rồi ngâm rượu, hay thái lát để châm cứu.

Kiêng kỵ

Dùng lâu gây tổn thương can và mắt, phế vị có nhiệt, can, thận có hỏa, khí hư, huyết nhiệt, cước khí (thấp tim), phong bệnh thì cấm dùng.

TÔ MỘC

LignumSappan

Gỗ vang

Gỗ lõi để nguyên hay chẻ nhỏ được phơi hay sấy khô của cây Vang (Caesalpinia sappan L), họ Đậu(Fabaceae).

Mô tả

Dược liệu có hình trụ hay nửa trụ tròn, đường kính từ 3cmđến 12cm,hay những thanh nhỏ, dài 10cmhay hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vang đến đỏ nâu, có vết dao đẽo và vết cành, thường có khe nứt dọc. Mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có các lỗ nhỏ (mạch gỗ). Dễ tách thành từng mảnh theo thớ gỗ, tủy có lỗ rõ. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang có các tia gồm 1 hàng đến 2 hàng tế bào rộng. Mạch gỗ tròn, đường kính tới 160 µm, thường chứa chất màu vàng nâu hay nâu đỏ. Sợi gỗ thường có hình nhiều cạnh, thành rất dày. Tế bào mô mềm trong gỗ có thành dày hóa gỗ, một số chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mô mềm tủy gồm các tế bào hình nhiều cạnh không đều, thành hơi hóa gỗ, có lỗ.

Bột

Màu cam, nhiều mảnh mạch điểm, kích thước thay đổi. Mảnh mô mềm tủy tế bào có thành mỏng, đôi khi thành hơi hóa gỗ, có lỗ thủng. Sợi dài khoảng 400 µm, rộng khoảng 12 µm, thành dày, khoang hẹp, đứng riêng lẻ hay chụm lại thành từng bó. Tia ruột hợp thành góc với bó sợi, tạo thành các ô vuông mảnh mô mềm thành dày hóa gỗ, ít thấy tinh thể calci oxalat.

Định tính

A. Lấy một miếng dược liệu, nhỏdung dịch calci hydroxyd bão hòa (TT) lên bề mặt, xuất hiện màu đỏ thẫm.

B. Lấy 10 g bột dược liệu, thêm 50mlnước, đun cách thủy 30 phút, thỉnh thoảng lắc đều, lọc. Dịch lọc có màu đỏ da cam, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) có ánh lục vàng. Lấy 5mldịch lọc, thêm 2 giọtdung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) xuất hiện màu đỏ thắm, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, dung dịch có màu xanh lơ. Khiacidhóa dung dịch này bằngdung dịch acid hydrochloric 10 % (TT) sẽ có màu da cam, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) sẽ có ánh lục vàng.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - aceton - acid formic (8 : 4 : 1).

Dung dịch thử: Chiết 1 g bột dược liệu bằng 15mlethanol 95 % (TT) trong 30 min trong bể siêu âm. Lọc lấy dịch lọc, cô trên cách thủy tới cắn. Hòa lại cắn trong 2mlethanol 95 % (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Tô mộc (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, để khô bản mỏng, phundung dịch kali hydroxyd 3% trong methanol (TT) rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và cùng màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 8,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol95 % (TT)làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, chặt những cây gỗ già, đẽo bỏ phần gỗ giác trắng, lấy phần gỗ đỏ bên trong, cưa thành khúc và chẻ ra thành mảnh nhỏ, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Cưa thành đoạn dài 3cm,chẻ thành mảnh nhỏ hay tán thành bột thô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, qui kinh

Cam, hàm, bình. Quy vào các kinh tâm, can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc, dạng thuốc sắc, cao thuốc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, huyết hư không ứ trệ thì không nên dùng.

TRẠCH TẢ (Thân rễ)

Rhizoma Alismatis

Thân rễ khô đã cạo sạch vỏ ngoài của cây Trạch tả[Alisma orientalis (Sam.) Juzep.]họ Trạch tả (Alis-mataceae).

Mô tả

Thân rễ hình cầu, hình trứng hay hình con quay, dài 2cmđến 7cm,đường kính 2 cm đến 6 cm.Mặt ngoài màu trắng hơi vàng hay nâu hơi vàng, có các rãnh nông, dạng vòng không đều ở ngang củ, có nhiều vết sẹo rễ nhỏ dạng bướu, ở đầu thân rễ có vết của thân cây còn sót lại. Chất chắc, mặt bẻ gãy màu trắng vàng, có tinh bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Trạch tả thái lát: Các lát dày hình tròn hoặc hình bầu dục. Bên ngoài màu trắng ngà hoặc nâu vàng nhạt, có các vết sẹo nhỏ của rễ con nhô lên. Mặt phiến màu trắng ngà, có tinh bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Bột

Màu nâu hơi vàng. Có nhiều hạt tinh bột, hạt tinh bột đơn hình trứng dài, hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính 3 µm đến 14 µm, rốn hạt hình chữ Y, hình khe ngắn hoặc hình chữ V. Hạt tinh bột kép gồm 2 đến 3 hạt đơn. Tế bào mô mềm hình gần tròn có nhiều lỗ hình bầu dục hợp thành các khoảng lỗ trống. Tế bào nội bì có thành lồi lên, uốn lượn, tương đối dày, hóa gỗ, có ống lỗ nhỏ, rải rác. Khoang chứa dầu phần lớn bị vỡ, những khoang còn nguyên vẹn có hình gần tròn, đường kính 54 µm đến 110 µm, đôi khi thấy trong tế bào tiết có giọt dầu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat (1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20mlethyl acetat (TT), siêu âm 30 min, lọc. Chuyển toàn bộ dịch lọc vào cột (đường kính trong 1cm,được nhồi 5 g bột nhôm oxyd trung tính dùng cho sắc ký cột bằng phương pháp nhồi khô, kích thước hạt nhồi khoảng 200 mesh đến 300 mesh). Rửa giải bằng 10mlethyl acetat (TT). Thu dịch rửa giải và bay hơi tới khô. Hòa tan cắn thu được trong 1mlethyl acetat (TT) được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 23-acetat alisol B chuẩn trongethyl acetat (TT) để được dung dịch có nồng độ2mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phundung dịch natri tungstat 5 % trong acid sulfuric 10% trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở nhiệt độ105 °C đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g,105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 10,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùngethanol 96%(TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (73 : 27).

Dung dịch chuẩn: Hòa tan 23-acetat alisol B chuẩn trongacetonitril (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng20µg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 180) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 25mlacetonitril (TT), đậy nút và cân. Siêu âm (công suất 250W, tần số 50kHz)trong 30 min, để nguội và cân lại. Bổ sungacetonitril (TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnhC (5 µm).

Detetor quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 208 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính theopic23-acetat alisol B phải không dưới 3000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng 23-acetat alisol B trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C32H50O5của 23-acetat alisol B chuẩn.

Dược liệu phải chứa không dưới0,050 % 23-acetat alisol B(C32H50O5), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa đông, khi thân, lá bắt đầu khô héo, lấy thân rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và vỏ ngoài, phơi, sấy khô.

Trạch tả thái lát: Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, phân loại to nhỏ, tẩm nước, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.

Diêm trạch tả (Chế muối): Phun nước muối vào Trạch tả đã thái lát cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg Trạch tả dùng 2 kg muối.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàm, hàn. Vào các kinh thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt. Chủ trị: Nhiệt lâm tiểu tiện ít, bí, buốt, rắt; phù thũng, đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Thận hỏa hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng.

TRÀM (Cành, lá)

Ramuluscum folioMelaleucae

Chè đồng

Cành mang lá đã phơi hay sấy khô của cây Tràm gió (Melaleuca cajeputi Powell), họ Sim (Myrtaceae).

Mô tả

Cành màu trắng nhạt, có lông mềm, thường có mang hoa quả ở đoạn giữa cành lá. Lá mọc cách, cuống dài 6 mm đến 8 mm, phiến lá hình mác nhọn, màu xanh lục nhạt hoặc xanh xám, hơi cứng, giòn, dài 6 cm đến 12 cm, rộng 2 cm đến 3 cm, thường có 3 đến 5 gân hình cung chạy dọc theo lá, vò ra có mùi rất thơm, vị hơi cay.

Vi phẫu

Lá: Thiết diện lá thường chỉ hơi lồi ở những chỗ có gân lá. Biểu bì có lớp cutin dày mang nhiều lỗ khí ở cả hai mặt lá và có thể gặp lông che chở ở các lá non. Ở mặt cắt ngang phần gân ở khoảng giữa lá, dưới biểu bì là 3 đến 5 lớp tế bào mô dầy tròn cả ở mặt trên và mặt dưới. Bó libe gỗ chồng kép với vòng libe gần như bao tròn quanh gỗ. Libe là các đám tế bào đa giác nhỏ, bị ép dẹt bởi các mạch gỗ. Phía trên và phía dưới bó libe-gỗ là hai cung sợi mô cứng, có thiết diện gần tròn, khoang rất hẹp. Điểm giữa phía trên của vùng gỗ và đám sợi phía trên libe thường phát triển nối liền nhau nên chia cắt libe thành hai phần tách rời. Sát bên các đám sợi thường có một vòng tế bào mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai.

Mô mềm giậu ở phiến lá có từ 1 đến 2 lớp tế bào ở cả hai mặt lá. Rải rác trong phần phiến lá còn có: Các tế bào mô cứng hình đa giác, thành khá dầy nằm trong vùng mô mềm ở giữa; tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai; túi tiết to gần bằng bó libe gỗ chính, nằm trong vùng mô giậu sát biểu bì trên và dưới, chứa đầy tinh dầu màu vàng nhạt. Các bó libe-gỗ lớn cách khoảng đều đặn trong phần phiến lá và có cấu tạo như nhau.

Bột

Bột màu xanh nhạt, khô tơi, có ít xơ, mùi thơm, vị đắng.

Nhiều sợi thành dày, khoang rộng hay hẹp, thường có kèm tinh thể calci oxalat hình khối ở các tế bào mô mềm xung quanh sợi. Mảnh mô mềm, tế bào thành mỏng, trong có thể chứa tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai. Các tế bào mô cứng rất ít, thường đứng riêng rẽ, hình đa giác, thành hơi dầy, có ống trao đổi. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối rời. Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Lông che chở đơn bào ít. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào một bình nón có dung tích 200 ml. Thêm 80 ml nước và đun sôi trong 10 min, lọc, để nguội dịch lọc rồi lắc với 25 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy lớp ethyl acetat, bốc hơi trên cách thủy cho đến cắn. Hòa tan cắn bằng 10 ml ethanol 96 % (TT) và chia ra làm 3 phần để thực hiện các phản ứng sau:

Lấy 2 ml dịch chiết, thêm 0,5 ml acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT), sau vài giây sẽ xuất hiện màu đỏ hồng.

Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) sẽ xuất hiện màu vàng cam.

Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT) sẽ xuất hiện màu xanh đen.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G60 F254.

Dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,2 g tinh dầu chiết được trong phần định lượng trong 1 ml ether (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan cineol chuẩn trong ether (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 %.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2 % trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng khoảng 5 min đến 10 min ở 100 °C. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết (ít nhất 5 vết), trong đó có một vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết cineol của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 6,5 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Tiến hành phương pháp Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 300 ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/min.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái cành non có mang lá, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào hai kinh phế và tỳ.

Công năng, chủ trị

Phát tán phong hàn, giảm đau, sát trùng, chủ trị: cảm mạo phong hàn. Dùng ngoài trị viêm da dị ứng, chàm (thấp chẩn).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 10 g. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Cơ thể suy nhược, tân dịch khô, táo bón, ho khan không nên dùng.

TRẮC BÁCH DIỆP

Cacumen Platycladi

Trắc bá

Cành non và lá đã phơi hay sấy khô của cây Trắc bá [Platycladus orientalis (L.) Franco], họ Hoàng đàn (Cupressaceae).

Mô tả

Dược liệu thường phân thành nhiều nhánh, các cành nhỏ dẹt, phẳng. Các lá hình vẩy nhỏ, xếp đối chéo chữ thập, dính sát vào cành, màu xanh lục thẫm hoặc xanh lục hơi vàng. Chất giòn, dễ gãy. Có mùi thơm nhẹ, vị đắng, chát và hơi cay.

Bột

Màu xanh lục hơi vàng, soi dưới kính hiển vi thấy: Các tế bào biểu bì trên của lá hình chữ nhật, thành hơi dày lên. Tế bào biểu bì dưới hình gần vuông, có nhiều lỗ khí, lõm xuống, các tế bào phụ trợ tương đối lớn, nhìn nghiêng có hình quả tạ. Các tế bào mô mềm chứa các giọt dầu nhỏ. Sợi mảnh dẻ, đường kính khoảng 18 µm. Đôi khi có các quản bào có lỗ viền (tế bào hình ống viền lõm vào).

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel H có dùng dung dịch natri carboxymethylcellulose 0,2 % đến 0,5 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat - acid formic (9 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 70 % (TT) và 3 ml acid hydrocloric (TT), đun sôi hồi lưu 3 h, lọc, dịch lọc để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan quercetin chuẩn trong ethanol 95 % (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và 1 µl dung dịch đối chiếu, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch nhôm clorid 1 % trong ethanol (TT) và soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch mẫu thử phải có vết phát quang cùng màu, cùng giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ mẫu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 9.6). Lấy khoảng 1 g dược liệu (đã được tán mịn và cân chính xác), sấy trong tủ sấy ở 100 °C đến 105 °C, áp suất thường đến khối lượng không đổi.

Tạp chất

Không quá 6,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 95 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp dung môi gồm methanol - dung dịch kali dihydrophosphat 0,01 M - acid acetic băng (40 : 60 : 1,5).

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng quercitrosid chuẩn hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 50 µg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm chính xác 20,0 ml methanol (TT), đậy nút và cân. Siêu âm 30 min, để nguội, đậy nút, cân lại và bổ sung methanol (TT) để có khối lượng ban đầu, lắc kỹ và lọc. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm) (Cột C18 thích hợp).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml đến 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký. Tính số đĩa lý thuyết của cột tính được theo pic của quercitrosld. Số đĩa lý thuyết của cột phải không được dưới 1500.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C21H20O11, tính hàm lượng quercitrosid (C21H20O11) trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không được ít hơn 0,1 % quercitrosid (C21H20O11), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào mùa hạ và thu. Lấy dược liệu về, chặt lấy cành nhỏ và lá, phơi trong râm đến khô.

Bào chế

Trắc bách diệp: Loại bỏ tạp chất và cành cứng, đem dùng.

Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).

Bảo quản

Để nơi khô mát, đậy kín.

Tính vị, quy kinh

Khổ, sáp, hàn. Vào các kinh phế, can tỳ.

Công năng, chủtrị

Lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: Nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, đại, tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày uống từ 6 g đến 12 g.

TRẦN BÌ

Pericarpium Citri reticulatae perenne

Vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quít (Citrus reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Vỏ cuốn lại hoặc quăn, dày 0,1 cm đến 0,15 cm, có mảnh còn vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm 1 hàng tế bào nhỏ hình vuông, phía ngoài có lớp cutin và lỗ khí. Mô mềm vỏ quả giữa là những tế bào hình chữ nhật, thành mỏng. Rải rác có các tinh thể calci oxalat hình khối, hình quả trám, túi tiết tinh dầu to tròn hay hình trái xoan. Đôi khi nhìn thấy đám libe-gỗ theo chiều dọc. Lớp trong của vỏ quả giữa cấu tạo bởi những tế bào hơi uốn lượn.

Bột

Tế bào vỏ quả ngoài hình nhiều cạnh, màu vàng nhạt, thành hơi dày. Mảnh mô mềm vỏ quả giữa gồm những tế bào thành mỏng, hình chữ nhật. Mảnh mạch vòng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình khối hay hình quả trám.

Định tính

A. Cho 2 g bột dược liệu vào 1 bình nón 100 ml, thêm 10 ml ethanol 96 % (TT), đun sôi hồi lưu trong cách thủy 10 min. Lọc lấy dịch lọc, chia làm 3 phần và làm các phản ứng sau:

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm một ít bột magnesi (TT), 10 giọt acid hydroclorid (TT), sau vài phút sẽ thấy xuất hiện màu đỏ.

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), sẽ thấy xuất hiện màu xanh đen.

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyd 5 % (TT), sẽ thấy xuất hiện màu vàng cam kèm theo một ít tủa.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển (1): Ethyl acetat - methanol - nước (100 : 17 : 13).

Dung môi khai triển (2): Toluen - ethyl acetat - acid formic - nước (20 : 10 : 1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,3 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy khoảng 20 min, để nguội, lọc. Bốc hơi 5 ml dịch lọc đến còn khoảng 1 ml làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan hesperidin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không có hesperidin chuẩn, lấy 0,3 g bột Trần bì (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký với Dung môi khai triển (1) đến khi dung môi đi được 3 cm, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Tiếp tục triển khai với hệ dung môi khai triển (2) đến khi dung môi đi được 8 cm, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun dung dịch nhôm clorid 1 % (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3)

Pha động: Methanol - acid acetic - nước (35 : 4 : 61).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột thô dược liệu cho vào túi giấy lọc, tiến hành chiết Soxhlet với 80 ml ether dầu (60 °C - 90 °C) (TT) trong 3 h, loại bỏ dịch chiết ether dầu và lấy túi giấy lọc ra, làm bay hơi hết dung môi trong túi giấy lọc. Chuyển túi trở lại vào bình chiết Soxhlet, tiếp tục tiến hành chiết với 80 ml methanol (TT) đến khi dịch chiết không màu, để nguội. Chuyển dịch chiết methanol vào bình định mức 100 ml, tráng rửa bình hứng bằng methanol (TT), gộp dịch rửa vào bình định mức, bổ sung methanol (TT) vừa đủ đến vạch, trộn đều. Lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan hesperidin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,4 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm)

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 283 nm.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Cách tiến hành:

Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, tính số dĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 2000 tính theo pic của hesperidin. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic hesperidin trong 6 lần tiêm lặp lại không được lớn hơn 2,0 %.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Tính hàm lượng hesperidin trong dược liệu dựa vào diện tích pic hesperidin trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C28H34O15 trong hesperidin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 3,5 % hesperidin (C28H34O15), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Từ mùa đông năm trước đến mùa xuân năm sau, hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi hay sấy nhẹ đến khô. Trước khi dùng, loại bỏ tạp chất, tẩm nước, ủ mềm, thái sợi, phơi âm can đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, ôn. Vào hai kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Lý khí kiện tỳ, hóa đờm ráo thấp. Chủ trị: Bụng đau, đầy trướng, kém ăn, nôn mửa, ỉa lỏng, ho đờm nhiều.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

TRI MẪU (Thân rễ)

Rhizoma Anemarrhenae

Thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Tri mẫu (Anemarr-hena asphodeloides Bunge), họ Hành (Liliaceae).

Mô tả

Hình khúc dẹt hoặc hình trụ, hơi cong queo, có khi phân nhánh, dài 3 cm đến 15 cm, đường kính 0,8 cm đến 1,5 cm. Một đầu còn sót lại gốc thân và vết cuống lá màu vàng nhạt. Mặt ngoài có màu vàng nâu đến nâu. Mặt trên của thân rễ có một rãnh lớn và có nhiều đốt vòng xếp sít nhau, trên đốt có nhiều gốc lá còn sót lại màu nâu vàng mọc ra 2 bên, mặt dưới có nếp nhăn và nhiều vết rễ nhỏ hình chấm tròn lồi lõm. Chất cứng, dễ bẻ gãy. Mặt gãy màu vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt, đắng, nhai có chất nhớt.

Định tính

A. Trộn 2 g bột dược liệu với 10 ml ethanol (TT), lắc, để lắng 20 min. Lấy 1 ml dịch trong ở bên trên; cô bốc hơi đến cắn. Nhỏ 1 giọt acid sulfuric (TT) vào cắn, lúc đầu hiện ra màu vàng, sau biến thành màu đỏ, màu tím, rồi màu nâu.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước, lắc kỹ, một lớp bọt bền được tạo thành. Lọc, lấy 2 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT) xuất hiện tủa màu xanh đen.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat (11 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 95 % (TT), đun hồi lưu 60 min, để nguội, lọc, lấy dịch lọc, thêm 2 ml dung dịch acid sulfuric 5 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy 3 h, sau đó cô dịch này đến cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml cloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan sarsasapogenin chuẩn trong cloroform (TT) để được dung dịch chứa 5 mg/ml làm dung dịch đối chiếu. Nếu không có sarsasapogenin, lấy 5 g bột Tri mẫu (mẫu chuẩn) rồi chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 7 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí. Phun hỗn hợp của dung dịch vanilin 8 % trong ethanol khan (TT) và dung dịch acid sulfuric (0,5 : 5) [pha dung dịch acid sulfuric: Lấy 2 ml nước, thêm cẩn thận 7 ml acid sulfuric (TT), làm lạnh, thêm nước vừa đủ 10 ml]. Sấy bản mỏng 5 min ở 100 °C. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Rễ con, các bộ phận còn lại từ lá chết và các tạp chất khác: Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 8,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi khô.

Bào chế

Tri mẫu: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô, bỏ lông và chất vụn.

Tri mẫu chế muối: Lấy Tri mẫu, rang nhỏ lửa đến khô, lấy ra tẩm nước muối, lại sao khô, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Tri mẫu phiến dùng 2,8 kg muối.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, hàn. Vào các kinh phế, vị, thận .

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, tả hỏa, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thận âm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người hư hàn không nên dùng.

TỤC ĐOẠN (Rễ)

RadixDipsaci

Rễ kế

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.), họ Tục đoạn (Dipsacaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, hơi cong queo, đầu trên to, đầu dưới thuôn nhỏ dần, dài 8 cm đến 20 cm, đường kính 0,4 cm đến 1 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ bì nằm ngang và những đoạn rễ con còn sót lại. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang có lớp bản mỏng, tầng sinh libe-gỗ màu nâu, bó libe-gỗ màu nâu nhạt, sắp xếp thành tia tỏa ra.

Tục đoạn thái lát: Các lát mỏng hình tròn hoặc hình bầu dục. Bên ngoài màu nâu xám, nhiều nếp nhăn dọc. Trên bề mặt lát: phần vỏ có màu lục sẫm hoặc màu nâu, gỗ có màu vàng xám hoặc nâu vàng, các bó mạch xếp thành đường xuyên tâm, tầng phát sinh thành vòng màu sẫm. Mùi nhẹ, vị đắng hơi ngọt và se.

Vi phẫu

Lớp bần cấu tạo bởi nhiều hàng tế bào, có thành hóa bần. Mô mềm vỏ gồm những tế bào nhỏ, có thành mỏng nhăn nheo, rải rác có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Libe cấp 2 cấu tạo bởi những tế bào nhỏ, xếp đều đặn thành một vòng tròn. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp 2 cấu tạo bởi những mạch gỗ to, có thành dày, xếp nối tiếp thành từng dãy rời nhau trong mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ gồm những tế bào không hóa gỗ. Mô mềm tủy gồm những tế bào có thành dày hóa mô cứng.

Bột

Màu nâu nhạt, mùi thơm, vị đắng sau chát. Soi kinh hiển vi thấy: Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 38 µm đến 50 µm, rải rác ở ngoài hay ở trong tế bào mô mềm hình chữ nhật có thành mỏng. Mảnh bần màu vàng nâu. Nhiều mảnh mạch mạng, mạch chấm, đường kính 3 µm đến 40 µm. Mạch ngăn.

Định tính

A. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột Tục đoạn có màu nâu đen.

B. Cho khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm 4 ml amoniac đậm đặc (TT), lắc đều, đậy kín và để yên trong 1 h. Thêm 30 ml cloroform (TT), lắc siêu âm trong 30 min. Lọc lấy dịch chiết cloroform, làm khan bằng natri sulfat khan (TT), lọc và bốc hơi trên cách thủy tới khô. Hòa tan cắn trong 5ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT).

Dùng dịch chiết này để làm các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethyl acetat - aceton (7 : 3 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 1,0 g dược liệu đã thái nhỏ, thêm 20 ml hỗn hợp ethanol - cloroform (1 : 2), đun sôi trên cách thủy khoảng 2 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến còn lại 2 ml làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1,0 g Tục đoạn (mẫu chuẩn) đã thái nhỏ, chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin - acid sulfuric (TT), sấy ở 120 °C cho đến khi các vết hiện rõ. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Dược liệu còn sót gốc thân: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Dược liệu phải chứa không ít hơn 41,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - nước (30 : 70), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm chính xác 25 ml methanol (TT), đậy nút bình và cân xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội và cân lại, bổ sung methanol (TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều và lọc. Hút chính xác 5 ml dịch lọc vào bình định mức 50 ml, thêm pha động vừa đủ đến vạch, lắc đều.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan asperosaponin VI chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 1,5 mg/ml. Hút chính xác 1 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 10 ml, thêm pha động vừa đủ đến vạch, lắc đều.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 212 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min đến 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký, tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic asperosaponin VI phải không được dưới 3000.

Tiến hành sắc lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Dựa vào diện tích pic thu được trên sắc đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C47H46O18 của asperosaponin VI chuẩn, tính hàm lượng asperosaponin VI trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không dưới 2,0 % asperosaponin VI (C47H46O18) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, phơi hoặc sấy đến khô ở 50 °C đến 60 °C.

Tục đoạn thái lát: Lấy Tục đoạn khô rửa sạch, ủ mềm, thái thành lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Tục đoạn chế rượu (Tửu Tục đoạn): Dùng 1 lít rượu cho 10 kg Tục đoạn thái lát. Phun đều rượu vào Tục đoạn và ủ cho thấm đều rượu trong 30 min đến 1 h. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khi có màu hơi đen.

Tục đoạn chế muối (Diêm Tục đoạn); Dùng 0,2 kg muối cho 10 kg Tục đoạn thái lát. Hòa tan muối vào khoảng 0,5 lít nước. Phun vào Tục đoạn và ủ cho thấm nước muối vào lõi trong 30 min đến 1 h. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khô.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, tân, vị ôn. Quy vào kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ can thận, cường cân cốt, liền xương, an thai. Chủ trị: Thắt lưng và đầu gối đau yếu, di tinh, động thai, rong kinh, băng huyết, đới hạ, sang chấn, gãy xương, đứt gân.

Tửu Tục đoạn thường dùng cho người phong thấp, sang chấn.

Diêm Tục đoạn thường dùng cho người đau yếu thắt lưng và đầu gối.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư hỏa vượng.

TỬ UYỂN (Rễ)

RadixetRhizomaAsteris tatarici

Rễ và thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tử uyển (Aster tataricus L.f.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Dược liệu là thân rễ và rễ; thân rễ là những khối lớn, nhỏ không đều, đỉnh có vết tích của thân và lá. Chất hơi cứng. Các thân rễ mang nhiều rễ nhỏ, dài 3 cm đến 15 cm, đường kính 0,1 cm đến 0,3 cm, thường tết lại thành bím. Mặt ngoài màu đỏ hơi tía hoặc màu đỏ hơi xám, có vân nhăn dọc. Chất rễ tương đối dai, mềm. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang của rễ: Tế bào ngoại bì thường bị khô và đôi khi tróc ra, có chứa sắc tố đỏ hơi tía. Tế bào hạ bì xếp thành một hàng, kéo dài theo hướng tiếp tuyến, một số có chứa sắc tố đỏ hơi tía, thành tế bào bên và bên trong hơi dày lên. Vỏ rộng, có những khoảng gian bào; trong vỏ có 4 đến 6 ống tiết. Nội bì thấy rõ. Trung trụ nhỏ, gỗ hình đa giác, xếp xen kẽ các bó libe. Ở trung tâm thường là ruột.

Thân rễ: Biểu bì mang lông tiết, rải rác trong vỏ có tế bào đá và tế bào mô cứng.

Các tế bào mô mềm của rễ và thân rễ có chứa inulin, đôi khi có chứa cụm calci oxalat.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 °C trong 10 min, lọc nóng, để nguội. Lấy 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm có nút mài, lắc mạnh trong 1 min, sẽ xuất hiện bọt bền trong 10 min.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G60F254.

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 30 min, lọc, để bay hơi dịch lọc còn khoảng 2 ml làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g bột Tử uyển (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin - acid sulfuric (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng 4,0 g dược liệu, chiết bằng ethanol 96 % (TT), gộp các dịch chiết, cô trong cách thủy đến cắn. Sấy cắn ở 100 °C trong 3 h.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, loại thân rễ có mấu và đất cát, tết bó lại, phơi nắng đến khô.

Bào chế

Tử uyển sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm nhanh, thái phiến và phơi khô.

Mật Tử uyển (chế mật): Mật ong hòa loãng bằng nước sôi, trộn đều Mật ong với Tử uyển phiến, ủ đến khi mật ong thấm đều, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay, lấy ra và để nguội. Dùng 2,5 kg mật ong cho 10 kg Tử uyển.

Bảo quản

Nơi khô, mát, tránh nấm mốc.

Tính vị, qui kinh

Cam, khổ, ôn. Quy vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Tuyên phế, hóa đàm, chỉ khái. Chủ trị: ho và suyễn mới hoặc lâu ngày kèm nhiều đàm, hư hao.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 đến 9 g, phối hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý: Không nên dùng nhiều và độc vị, thường phối hợp với Khoản đông hoa, Bách bộ.

TỲ BÀ DIỆP

Folium Eriobotryae

Nhót tây, Nhót Nhật bản

Lá phơi hoặc sấy khô của cây Tỳ bà (Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl.), họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Lá hình thuôn hay hình trứng dài, dài 12 cm đến 30 cm, rộng 4 cm đến 9 cm, chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm, mép lá có răng cưa thưa hoặc nguyên về phía gốc lá. Mặt trên lá màu lục xám, màu vàng nâu hoặc màu đỏ nâu, tương đối nhẵn. Mặt dưới lá màu nhạt hơn, có nhiều lông nhung màu vàng, mọc dày. Gân lá hình lông chim, gân giữa lồi lên ở mặt dưới, gân bên có 15 - 20 đôi. Cuống lá rất ngắn, phủ lông mao màu vàng nâu. Lá dày, chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy; không mùi, vị hơi đắng.

Tỳ bà diệp thái sợi: Các sợi nhỏ có một mặt màu lục sẫm, nâu vàng hoặc nâu đỏ, tương đối mịn. Mặt còn lại có lông măng và gân lá nhô lên. Chất dai, giòn; không mùi, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Tế bào biểu bì trên hình chữ nhật, bên ngoài là lớp cutin dày. Tế bào biểu bì dưới mang nhiều lông che chở đơn bào, thường bị cong, phần nhiều có hình chữ V gần gân giữa lá, lỗ khí nhìn thấy rõ. Mô giậu có 3 đến 4 hàng tế bào, mô khuyết thưa, chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, đôi khi cụm lại thành từng đám. Bó mạch của gân giữa gần như một vòng tròn. Sợi xếp thành vòng tròn không liên tục, vách hóa gỗ, bao quanh là các tế bào mô mềm có chứa các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ hợp thành sợi tinh thể. Các tế bào chứa chất nhày và các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ rải rác trong mô mềm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton (5 : 1)

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol (TT), lắc siêu âm trong 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn, hòa cắn trong 5 ml ethanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất đối chiếu acid ursolic trong ethanol (TT) để được dung dịch đối chiếu có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không có acid ursolic thì lấy khoảng 1 g bột Tỳ bà (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy ở 105 °C cho đến khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 80 °C, 3 h).

Tạp chất

Không được quá 1,0% (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không được quá 7,0 %.(Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không được quá 5,0 %. (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 10,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hái lá quanh năm, phơi gần khô, bó thành những bó nhỏ và phơi khô.

Tỳ bà diệp thái sợi: Loại bỏ lông nhung, phun nước cho mềm, thái sợi và phơi khô.

Mật Tỳ bà diệp (chế mật): Mật ong được hòa loãng bằng nước sôi, trộn đều với Tỳ bà diệp thái sợi, ủ cho mật thấm đều, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến khi sờ không dính tay, lấy ra và để nguội. Dùng 2 kg Mật ong cho 10 kg Tỳ bà diệp.

Bảo quản

Nơi khô, mát.

Tính vị, qui kinh

Khổ, vi hàn. Quy vào kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh phế nhiệt và vị nhiệt, chỉ khái, chỉ ẩu. Chủ trị: Ho và suyễn do phế nhiệt, sốt và khát do vị nhiệt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Nôn do hư hàn, ho do phong hàn không nên dùng.

TỲ GIẢI (Thân rễ)

RhizomaDioscoreae

Miên tỳ giải

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tỳ giải (Dioscorea septemloba Thunb. hoặc Dioscorea futschauensis Uline ex R. Kunth), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Mô tả

Phiến vát không đều, cạnh không đều, kích thước thay đổi, dày 2 mm đến 5 mm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc đen hơi nâu, có rải rác vết của các rễ nhỏ, dạng hình nón nhô lên. Mặt cắt màu trắng hơi xám đến màu nâu hơi xám, các đốm màu nâu hơi vàng của các bó mạch rải rác. Chất xốp hơi có dạng bọt biển. Mùi nhẹ, không rõ rệt; vị hơi đắng.

Bột

Màu nâu hơi vàng nhạt, nhiều hạt tinh bột. Các hạt tinh bột đơn, hình trứng, hình bầu dục hoặc gần hình cầu, hình tam giác hoặc các loại hình bất định; một số hạt nhọn ở một đầu; một số có nhiều mắt hay mấu, đường kính 10 µm đến 70 µm; rốn hạt là khe hình chữ V, hình điểm, đa số có vân không rõ. Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 µm đến 210 µm. Các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt. Các tế bào bần màu vàng hơi nâu, hình nhiều cạnh, thành tế bào thẳng.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - aceton (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 50 ml methanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 1 giờ, lọc và bốc hơi dịch lọc đến cắn khô. Hòa cắn này vào 25 ml nước, rửa với 25 ml ether ethylic (TT) rồi bỏ dịch rửa ether. Thêm 2 ml acid hydrocloric (TT) vào dung dịch nước, đun hồi lưu trên cách thủy trong 90 phút rồi để nguội, chuyển vào một bình lắng, chiết 2 lần bằng cách lắc với ether ethylic (TT), mỗi lần 25 ml. Gộp các dịch chiết ether, cất thu hồi dung môi đến cắn khô. Hòa cắn trong 1 ml cloroform (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Tỳ giải (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid phosphomolybdic (TT) rồi sấy ở 105 °C đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h)

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 70 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, mùa đông. Đào lấy thân rễ, loại bỏ các rễ con, rửa sạch, thái phiến, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Khổ, bình. Vào các kinh can thận, vị, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Phân thanh trừ trọc, khu phong trừ thấp. Chủ trị: Cao lâm (đái đục), bạch đới quá nhiều; sang độc do thấp nhiệt, đau lưng đầu gối.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư hỏa vượng, đau lưng do thận hư.

UY LINH TIÊN (Rễ và Thân rễ)

RadixetrhizomaClematidis

Rễ và thân rễ đã phơi khô của cây Uy linh tiên (Clematis chinensis Osbeck) và một số loài khác cùng chi (Clematis haxapetala Pall., Clematis manshurica Rupr.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Clematis chinensis: Thân rễ hình trụ, dài 1,5 cm đến 10 cm, đường kính 0,3 cm đến 1,5 cm, mặt ngoài màu vàng hơi nhạt, gốc thân còn sót lại ở đỉnh, phần dưới thân rễ mang nhiều rễ nhỏ. Chất tương đối bền, dai, mặt bẻ có xơ sợi.

Rễ hình trụ thon hơi cong, dài 7 cm đến 15 cm, đường kính 1 mm đến 3 mm, mặt ngoài màu nâu đen, có vân dọc nhỏ, đôi khi vỏ ngoài thoái hóa rơi rụng, để lộ ra gỗ màu vàng nhạt. Chất cứng và giòn, dễ gãy, vết gãy có phần vỏ tương đối rộng, gỗ màu hơi vàng, hơi vuông, thường có khe nứt giữa phần vỏ và phần gỗ. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Clematis haxapetala: Thân rễ ngắn, hình trụ, dài 1 cm đến 4 cm, đường kính 0,5 cm đến 2,5 cm. Rễ dài 4 cm đến 20 cm, đường kính 0,1 cm đến 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, phần gỗ ở mặt gãy hình hơi tròn. Vị mặn.

Clematis manshurica: Thân rễ hình trụ, dài 1 cm đến 11 cm, đường kính 0,5 cm đến 2,5 cm. Rễ tương đối dày đặc, dài 5 cm đến 23 cm, đường kính 0,1 cm đến 0,4 cm, mặt ngoài màu nâu đen, phần gỗ ở mặt gãy hình hơi tròn. Vị cay.

Uy linh tiên cắt khúc: Các đoạn không đều. Bên ngoài màu nâu đến, nâu hoặc đen nâu, có các vết nhăn dọc nhỏ, đôi khi thấy có gỗ màu hơi vàng ở chỗ phần vỏ bị rơi rụng. Mặt cắt có phần vỏ rộng và phần gỗ màu vàng nhạt hình gần tròn hoặc hơi vuông, thường có khe nứt giữa phần vỏ và phần gỗ.

Vi phẫu (mặt cắt ngang của rễ)

Clematis chinensis: Thành ngoài tế bào biểu bì dày lên, màu nâu đen. Vỏ rộng, gồm các tế bào mô mềm, tế bào biểu bì xếp kéo dài theo hướng tiếp tuyến; nội bì rõ. Phía ngoài libe thường có các bó sợi và các tế bào đá, đường kính sợi 18 µm đến 43 µm. Tầng phát sinh libe-gỗ rõ, phần gỗ hoàn toàn hóa gỗ. Tế bào mô mềm chứa các hạt tinh bột.

Clematis haxapetala: Tế bào biểu bì xếp kéo dài theo hướng xuyên tâm và 1 đến 2 hàng tế bào kèm có thành hơi dày. Phía ngoài libe không có bó sợi và tế bào đá.

Clematis manshurica: Các tế bào biểu bì xếp kéo dài theo hướng xuyên tâm, trong rễ già các tế bào này xếp hơi kéo dài theo đường tiếp tuyến. Đôi khi thấy phía ngoài của libe có các bó sợi và tế bào đá.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - acid formic (20 : 3 : 0,2).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 96 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy 2 h, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến còn khoảng 20 ml, thêm 3 ml acid hydroclric (TT), đun sôi hồi lưu trong cách thủy 1 h, thêm 10 ml nước, để nguội, chuyển vào bình gạn, lắc kỹ với 25 ml ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C). Gạn lấy dịch chiết ether, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 10 ml ethanol (TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: hòa tan acid oleanolic chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,45 mg/ml. Nếu không có acid oleanolic chuẩn, lấy khoảng 1 g bột Uy linh tiên (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử được dung dịch dược liệu đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % (TT), sấy ở 105 °C cho đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường hoặc ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của acid oleanolic trên sắc ký đồ của dung dịch acid oleanolic đối chiếu hoặc có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 15,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu. Đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rửa sạch, phơi khô.

Uy linh tiên cắt khúc: Loại bỏ tạp chất và thân còn sót lại, rửa sạch, ủ cho mềm, cắt khúc, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, hàm, ôn. Vào kinh bàng quang.

Công năng, chủ trị

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị: Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Huyết hư gây gân co rút, không phong thấp thực tà thì không dùng.

VÀNG ĐẮNG (Thân)

Caulis Cosciniifenestrati

Thân đã phơi hoặc sấy khô của cây Vàng đắng [Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., Syn. Meni-spermum fenestratum Gaertn.], họ Tiết dê (Menis-permaceae).

Mô tả

Thân hình trụ tròn, đường kính 2 cm trở lên, gần thẳng hoặc hơi cong, đôi khi có bướu phình to. Mặt ngoài màu vàng đất hoặc nâu, có khi loang lổ, nhiều vết nhăn dọc, nông, đôi khi có vết sẹo tròn do vết tích của cành con. Mặt cắt ngang để lộ lớp vỏ mỏng, vòng gỗ dày chiếm khoảng 4/5 đường kính thân, màu vàng rơm, có tia hình nan hoa bánh xe, lỗ chỗ nhiều chấm nhỏ (mạch gỗ). Chất cứng khó bẻ, không mùi, vị đắng.

Vi phẫu

Lớp bần tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp đều đặn. Mô mềm vỏ rải rác có nhiều đám tế bào mô cứng, thành dày, có ống trao đổi. Đám sợi đứng trước libe (cách vòng mô cứng), vòng mô cứng ngoài liên tục, bao lên đầu các đám libe hình bán nguyệt. Tầng sinh gỗ. Gỗ cấp 2, mạch gỗ tròn to, tế bào mô mềm gỗ thành dày. Tia tủy rộng. Vòng mô cứng trong liên tục gồm tế bào thành dày có vân đồng tâm, trong tủy rải rác có tế bào mô cứng riêng lẻ.

Bột

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có. Hạt tinh bột hình chuông đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép ba, đường kính 8 µm đến 10 µm. Tinh thể calci oxalat hình que nhỏ, dài khoảng 8 µm rải rác trong mô mềm, đôi khi có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ trong khoang tế bào mô cứng.

Định tính

A. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước ngâm khoảng 2 h, lọc lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm khác, nhỏ thêm 1 ml acid sulfuric (TT), để nguội, nhỏ từ từ theo thành ống 1 ml nước brom bão hòa (TT), ở giữa hai lớp dung dịch xuất hiện một vòng đỏ sẫm.

B. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml ethanol 90 % (TT), ngâm 10 min đến 15 min, lấy 1 đến 2 giọt dịch ethanol này nhỏ lên phiến kính, hơ nóng nhẹ đến gần khô, thêm 1 giọt acid hydrocloric (TT), đậy lá kính, để yên 5 min đến 10 min, soi kính hiển vi thấy nhiều tinh thể hình kim màu vàng riêng lẻ và xếp thành bó.

C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, bột dược liệu phát quang màu vàng sáng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic - nước (7 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 90 % (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 15 min. Lọc, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan berberin clorid vào ethanol 90 % (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,1 %.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun lên bản mỏng thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký độ của dung dịch thử phải có vết màu đỏ cam và cùng giá trị Rf với vết berberin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C, 4 h).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Dược liệu bị biến màu: Không quá 2,0 %.

Tỉ lệ thân đường kính dưới 2 cm: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp gồm Acetonitril - dung dịch acid phosphoric 0,1% (50 : 50), thêm vào mỗi 100 ml hỗn hợp 0,1 g natri dodecylsulfonat (TT).

Dung dịch chuẩn: Hòa tan một lượng berberin clorid chuẩn trong pha động để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,1 mg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,1 g bột dược liệu (qua rây 710) vào bình định mức 100 ml, thêm 80 ml pha động, lắc siêu âm trong 40 min, để nguội, thêm pha động đến vạch, lắc đều, lọc.

Điều kiện sắc ký

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại khả kiến đặt ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 - 1,5 ml/min.

Cách tiến hành

Tiêm 5 µl dung dịch chuẩn vào hệ thống sắc ký, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả, số đĩa lý thuyết của cột sắc ký tính theo pic berberin clorid không được thấp hơn 4000.

Tiêm riêng biệt 5 µl dung dịch chuẩn và 5 - 20 µl dung dịch thử (dùng thể tích tiêm thích hợp sao cho diện tích pic berberin trong sắc ký đồ của dung dịch thử tương ứng với dung dịch chuẩn), tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả, ghi nhận sắc ký đồ. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và dựa vào nồng độ của dung dịch chuẩn, tính hàm lượng berberin clorid trong dược liệu.

Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 1,5 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 cm đến 13 cm, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 50 °C đến 60 °C.

Bào chế

Rửa sạch, thái thành lát mỏng, phơi, hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 50 °C đến 60 °C. Có thể dùng để tán bột và chiết xuất.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào kinh tỳ, vị, can, đởm, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, lợi mật. Chủ trị: Viêm ruột, ỉa chảy, viêm túi mật, viêm gan.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 16 g, dạng bột thuốc hay thuốc sắc.

VIỄN CHÍ (Rễ)

RadixPolygalae

Rễ phơi hay sấy khô của cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) và cây Viễn chí Xiberi tức viễn chí lá trứng (Polygala sibirica L), họ Viễn chí (Polygalaceae).

Mô tả

Dược liệu có dạng hình trụ, rỗng, hơi cong queo, dài 3 cm đến 15 cm, đường kính 0,3 cm đến 0,8 cm. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc xám tro, có các nếp nhăn ngang dày đặc, các vết nứt ngang, các vết nhăn dọc nhỏ (rễ già có các nếp nhăn và nứt ngang sâu hơn) và các vết sẹo của rễ nhánh dạng núm nhỏ. Chất cứng và giòn, dễ bẻ gãy, mặt gãy có phần vỏ màu vàng nâu, hoặc màu nâu nhạt, ruột rỗng (đối với rễ đã bỏ lõi); đối với rễ chưa bỏ lõi gỗ, khi cắt ngang thấy lớp gỗ lõi gỗ có màu trắng ngà, vỏ dễ bong khỏi lõi gỗ. Mùi nhẹ. Vị đắng, hơi cay, kích thích họng khi nhai.

Vi phẫu

Lớp bần gồm các tế bào bần màu nâu nhạt, xếp thành hàng. Vỏ gồm các tế bào mô mềm và có các khe nứt. Libe tương đối rộng; tế bào mô mềm trong libe có chứa các giọt dầu, một số chứa đám tinh thể calci oxalat. Tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng liên tục. Rễ chưa bỏ lõi có phần gỗ phát triển, tia gỗ gồm 1 đến 2 dãy tế bào.

Bột

Bột màu vàng xám đến nâu vàng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ. Mảnh ống mạch, mạch vạch, đôi khi kèm theo sợi gỗ. Nếu bỏ hết lõi gỗ thì không thấy mảnh mạch ở bột. Đôi khi thấy đám tinh thể calci oxalat.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào ống có nút mài, thêm 10 ml nước nóng, duy trì nhiệt độ khoảng 10 min, lắc mạnh trong 1 min, bọt hình thành bền ít nhất 10 min.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 2 ml anhydrid acetic (TT), lắc mạnh, để lắng 2 min, lọc. Lấy dịch lọc thêm 1 ml acid sulfuric (TT) để có hai lớp dung dịch phân tách rõ, phần tiếp giáp giữa 2 dung dịch này sẽ hiện ra màu nâu đỏ rồi chuyển dần sang màu lục đen.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (7 : 3 : 1).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50 ml methanol 70 %(TT), đậy nút và cân. Lắc siêu âm trong 1 h, để nguội và cân lại. Bổ sung methanol 70 % (TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều, lọc. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào bình đáy tròn, bay hơi đến khô. Thêm 50 ml dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), đun hồi lưu 2 h, để nguội, điều chỉnh đến pH 4 - 5 bằng acid hydrocloric (TT). Lắc dung dịch thu được với n-butanol bão hòa nước (TT) 3 lần, mỗi lần 50 ml, gộp các dịch chiết n-butanol và bay hơi trên cách thủy đến khô. Dùng methanol (TT) để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 25 ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm. Một phần dung dịch thu được dùng để chấm sắc ký, một phần dùng để sử dụng cho phép thử Định lượng.

Dung dịch chất đối chiếu : Hòa tan tenuifolin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 1 g Viễn chí (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl dung dịch thử và 4 µl dung dịch đối chiếu (dung dịch tenuifolin 1 mg/ml) hoặc 20 µl dung dịch dược liệu dối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT) và sấy ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của tenuifolin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc có các vết cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C - 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không được quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Lõi gỗ còn sót lại: Không được quá 3,0 %.

Thân lá còn sót lại: Không được quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không được quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Cân chính xác khoảng 4 g bột thô dược liệu, thêm 40 ml ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT), đun hồi lưu 1 h, lọc và rửa dược liệu bằng ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT), loại bỏ dịch ether dầu hỏa và để dược liệu bay hơi kiệt dung môi. Tiếp tục tiến hành xác định chất chiết dược trong dược liệu (Phụ lục 12.10), dùng phương pháp chiết nóng, sử dụng ethanol 70 % (TT) làm dung môi.

Lượng chất chiết được không được ít hơn 30,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol - dung dịch acid phosphoric 0,05 % (70 : 30).

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng tenuifolin chuẩn, hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 1 mg/ml.

Dung dịch thử: Dùng dung dịch thu được trong phần Dung dịch thử của phép thử định tính C.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detetor quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và tính số dĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic tenuifolin phải không dưới 3000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng tenuifolin trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C36H56O12 của tenuifolin chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 2,0 % tenuifolin (C36H56O12), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ Viễn chí, bỏ lõi và tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Trước khi dùng rửa nhanh, ủ mềm, cắt đoạn, phơi hoặc sấy khô.

Viễn chí chế: Lấy Cam thảo, thêm nước thích hợp, sắc lấy nước bỏ bã, cho Viễn chí đã cắt đoạn vào đun nhẹ cho hút hết hết nước sắc Cam thảo, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg Viễn chí dùng 6 kg Cam thảo.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, ôn. Vào kinh tâm, thận, phế.

Công năng, chủ trị

An thần ích trí, trừ đờm chỉ khái. Chủ trị: Mất ngủ, hay mê, hay quên, hồi hộp, đánh trống ngực, tinh thần hoảng hốt. Ho đờm nhiều. Mụn nhọt, vú sưng đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai, người trầm cảm không nên dùng.

VÔNG NEM (Lá)

FoliumErythrinae variegatae

Lá đã phơi khô của cây Vông nem (Erythrina variegata L. = Erythrina indica Lamk.), họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Lá có cuống dài gồm ba lá chét. Mỗi lá chét hình gần như ba cạnh, đầu lá thuôn nhọn, đáy vát tròn, mép lá nguyên, mặt lá nhẵn. Mỗi lá chét dài 6 cm đến 13 cm, rộng 6 cm đến 15 cm. Lá chét giữa thường có chiều rộng lớn hơn chiều dài, lá khô có màu lục xám, nhăn nheo, nhàu nát. Thường được cắt bỏ cuống hoặc để cuống dài dưới 1 cm.

Vi phẫu

Phần gân giữa: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn, riêng biểu bì dưới có mang lỗ khí và lông tiết hình trứng, đầu đa bào, chân đơn bào rất ngắn. Sát lớp biểu bì trên và dưới có mô dày. Trong mô mềm rải rác có calci oxalat hình thoi và hình đa giác. Libe-gỗ xếp thành một vòng ở chính giữa gân lá. Vòng mô cứng bao bọc bên ngoài các bó libe-gỗ. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn to, thành mỏng.

Phần phiến lá: Dưới biểu bì trên là mô mềm giậu gồm 2 lớp tế bào dài, dưới là mô mềm khuyết. Từng quãng có những bó libe-gỗ của gân nhỏ nối liền biểu bì trên và biểu bì dưới, cắt ngang mô mềm giậu và mô mềm khuyết. Rải rác có calci oxalat hình thoi và hình đa giác.

Bột

Mảnh biểu bì trên gồm tế bào nhiều cạnh, ngoằn ngoèo, thành mỏng. Mảnh biểu bì dưới có lỗ khí kiểu hạt cà phê và lông tiết hình trứng đầu đa bào (gồm 4 đến 6 tế bào xếp chồng lên nhau), chân đơn bào rất ngắn, mảnh gân lá tế bào hình chữ nhật thành mỏng, có chứa calci oxalat hình thoi và hình đa giác. Mảnh mô mềm giậu, bó sợi thành hơi dày. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn.

Định tính

Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), rồi cho vào bình 40 ml cloroform (TT), lắc nhẹ, đặt trên cách thủy sôi trong 3 min, lọc vào bình gạn qua giấy lọc đã được thấm ẩm bằng cloroform (TT). Lắc 2 lần, mỗi lần với 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy lớp acid. Gộp dịch chiết acid rồi chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa vàng nhạt.

Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu Pb; 0,5 phần triệu Cd; 1 phần triệu Hg; 5 phần triệu As (Phụ lục 9.4.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 100 ml ethanol 96 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy trong 30 min. Lọc qua bông. Làm lại như trên vài lần cho đến hết alcaloid (dùng thuốc thử Dragendorffi để kiểm tra). Gộp toàn bộ dịch chiết, bốc hơi dung môi đến cắn. Hòa tan cắn với dung dịch acid sulfuric 2 % (TT) (3 lần, mỗi lần 10 ml). Lọc dung dịch acid này qua bông vào bình lắng gạn, rửa bông với một ít dung dịch acid sulfuric 2 % (TT). Gộp dịch chiết và dịch rửa. Kiềm hóa dịch acid này bằng amoniac (TT) đến pH 10. Sau đó chiết bằng cloroform (TT) 5 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp toàn bộ dịch chiết cloroform, làm khan nước bằng natri sulfat khan (TT), lọc vào chén cân đã sấy khô và cân bì trước, rửa natri sulfat bằng 5 ml cloroform (TT) rồi lọc vào chén cân, bốc hơi cloroform trên cách thủy đến cắn. Sấy 100 °C đến khối lượng không đổi và đem cân. Hàm lượng alcaloid toàn phần ít nhất là 0,15 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, khi trời khô ráo, cắt lấy lá bánh tẻ không bị sâu hại, phơi âm can hoặc sấy nhẹ (ở 40 °C đến 50 °C) đến khô .

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, bình. Quy vào kinh tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị

An thần, sát trùng. Chủ trị: Mất ngủ (uống), mụn nhọt, loét, trĩ, lậu (đắp ngoài).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 6 g, phối hợp trong các bài thuốc.

XÀ SÀNG (Quả)

Fructus Cnidii

Giần sàng

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Xà sàng (Cnidium monnieri L.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Quả đóng với hai phân quả dính nhau ở một mặt tạo thành hình trứng nhỏ, có khía lồi; dài 2 mm đến 4 mm, đường kính 1 mm đến 2 mm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm. Đỉnh có hai vòi mảnh, dài khoảng 2 mm đến 4 mm. Mỗi phân quả có 5 khía lồi nhô cao xen kẽ với 4 rãnh khá sâu, trông giống như quả có cánh; giữa là một hạt hình trứng. Mặt tiếp xúc giữa hai phân quả là mặt phẳng, có 2 đường chỉ dọc nổi lên màu nâu. Mặt cắt ngang qua tâm của quả nguyên vẹn gồm hai phần là hai phân quả dính liền nhau. Nếu vết cắt không ở ngay giữa thì hai phân quả có thể tách rời. Mỗi phân quả có thể nhìn thấy 6 vết tròn nhỏ tương ứng với 6 ống tiết. Hạt nhỏ, màu nâu xám, có dầu. Quả có mùi thơm, vị cay.

Vi phẫu

Quả: Vỏ quả ngoài là một lớp gồm các tế bào hình chữ nhật nhỏ, thành mỏng, có cutin hơi răng cưa ở mặt ngoài. Kế đến là 1 đến 2 lớp tế bào mô mềm hình chữ nhật. Vùng mô mềm tương ứng với cạnh lồi có bó libe gỗ nhỏ gồm libe và gỗ liền nhau, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ. Xung quanh bó libe gỗ, các tế bào của vùng vỏ quả giữa có một phần hóa mô cứng, nhưng thành tế bào khá mỏng, có cấu tạo giống như mạch mạng. Vỏ quả trong là một lớp tế bào tạo thành vòng liên tục, hơi uốn lượn mấp mô, thành tế bào khá dày. Ở mặt tiếp giáp của hai phân quả, mỗi bên có hai ống tiết, bốn ống tiết còn lại nằm trong mô mềm của vỏ quả giữa, bên dưới bốn rãnh sâu. Ống tiết kiểu ly bào với các tế bào xung quanh còn khá nguyên vẹn, bên trong chứa tinh dầu dưới dạng giọt tròn màu vàng. Ở vùng giữa mặt tiếp hợp, chỗ hạt đính vào, mỗi bên phân quả có một bó libe gỗ nhỏ (sống noãn) gồm gỗ ở giữa, bao quanh là libe.

Hạt: Vỏ hạt gồm một vòng tế bào mô mềm hình chữ nhật, thành mỏng, xếp khít nhau theo hướng xuyên tâm. Bên trong là nội nhũ gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng, chứa đầy dầu béo.

Bột

Bột có màu vàng nâu, mùi thơm, vị cay. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh vỏ quả gồm các tế bào hình chữ nhật hay đa giác, thành mỏng, chứa chất có màu vàng, mảnh ống tiết bị vỡ, mảnh mô cứng gồm các tế bào hình chữ nhật hay đa giác có thành tế bào cấu tạo như mạch mạng, mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhỏ và hiếm, mảnh nội nhũ chứa nhiều giọt dầu béo to nhỏ không đều, tinh thể calci oxalat hình khối.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy 10 min. Lọc, lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Dịch lọc đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm, có huỳnh quang màu đỏ tía.

Lấy 2 ml dịch lọc, nhỏ vài giọt dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT). Xuất hiện có tủa đục. Nhỏ tiếp khoảng 10 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) cho đến pH kiềm. Dung dịch trở nên trong và tăng màu vàng.

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm đồng thể tích dung dịch natri carbonat 3 % (TT), đun nóng nhẹ trong 5 min. Để nguội, thêm 1 đến 2 giọt hỗn hợp diazo p-nitroanilin, xuất hiện màu đỏ anh đào.

Cách pha hỗn hợp diazo p-nitroanilin: Hòa tan 0,4 g p-nitroanilin (TT) trong một hỗn hợp gồm 20 ml acid hydrocloric loãng (TT) và 40 ml nước, làm lạnh ở 15 °C và thêm dung dịch acid nitric 10 % (TT) cho đến khi một giọt dung dịch làm giấy hồ tinh bột có iodid chuyển thành màu xanh.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,3 g bột dược liệu thô, thêm 5 ml ethanol 96 % (TT), siêu âm trong 5 min, để lắng, lấy phần dịch trong ở trên làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,3 g bột Xà sàng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Sắc đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Tiến hành phương pháp Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; cất trong 3 h với tốc độ 2,5 - 3,5 ml/min.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt).

Chế biến

Thu hoạch bằng cách nhổ hay cắt cả cây, phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khô. Đập lấy quả, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh làm mất tinh dầu.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi tân, mùi thơm hắc, ôn, hơi có độc. Vào hai kinh thận, tam tiêu.

Công năng, chủ trị

Cường dương, ôn thận, sát trùng, tán hàn. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, viêm loét âm đạo, âm hộ ngứa, ra khí hư đỏ lẫn trắng, phong thấp, đau khớp, nhiễm trùng ngoài da.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Nấu nước xông, rửa, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Người thận suy, hỏa bốc hay cường dương không nên dùng.

XÍCH THƯỢC (Rễ)

RadixPaeoniae

Rễ đã phơi khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.) hoặc cây Xuyên xích thược (Paeonia veitchii Lynch), họ Hoàng Liên (Paeoniaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ hơi cong, dài 5 cm đến 40 cm, đường kính 0,5 cm đến 3 cm. Mặt ngoài màu nâu, thô, có vân nhăn và rãnh dọc, có vết của rễ con và lỗ vỏ nhô lên theo chiều ngang, đôi khi vỏ ngoài dễ bị tróc. Chất cứng và giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ màu trắng phấn hoặc hồng, vỏ hẹp, gỗ có vân xuyên tâm rõ, đôi khi có khe nứt. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng, chua và chát.

Dược liệu thái phiến: Các phiến dày hình gần tròn hoặc gần chữ nhật, bên ngoài và mép phiến màu nâu, bề mặt màu trắng vàng hoặc hồng; vỏ mỏng, gỗ xếp thành tia xuyên tâm, đôi khi có khe nứt.

Vi phẫu

Bần gồm vài hàng tế bào nâu. Tế bào mô mềm của vỏ dạng kéo dài ra theo hướng tiếp tuyến. Libe tương đối hẹp. Tầng phát sinh xếp thành một vòng. Tia gỗ tương đối rộng, mạch gỗ xếp theo hướng xuyên tâm, kèm theo có các sợi gỗ. Các tế bào mô mềm chứa các cụm tinh thể calci oxalat và hạt tinh bột. Tia gỗ, mạch gỗ, sợi gỗ nằm trong mô gỗ không hóa gỗ.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 30 ml ethanol 96 % (TT), lắc trong 15 min và lọc. Lắc 3 ml dịch lọc với 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT), xuất hiện màu tía xanh da trời tới màu lục lam sau đó chuyển thành màu tía xanh da trời rồi đến màu lục tối.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - methanol - acid formic (40 : 5 : 10 : 0,2).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol (TT), lắc kỹ trong 5 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 2 ml ethanol 96 % (TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan paeoniflorin chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml. Nếu không có paeoniflorin chuẩn thì dùng 0,5 g bột Xích thược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt 4 µl mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí. Phun dung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric (TT), sấy ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf màu sắc với vết của paeoniflorin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Hoặc nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 6 h).

Tro toàn phần

Không được quá 6,5 % (Phụ lực 9.8).

Tro không tan trong acid

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 28,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi.

Kimloại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, Phương pháp 3).

Dùng 1 g bột dược liệu và 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Arsen

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.2, phương pháp A).

Lấy 0,4 g bột dược liệu vào 1 chén bằng sứ hoặc thạch anh có nắp đậy, thêm 10 ml dung dịch magnesi nitrat hexahydrat (TT) 2 % trong ethanol 96 % (TT), đốt hết ethanol, nung nóng từ từ cho đến khi than hóa, nếu chưa than hóa hoàn toàn thì làm ẩm cắn bằng một lượng nhỏ acid nitric (TT), tiếp tục nung tương tự như trên cho đến khi than hóa hoàn toàn. Để nguội, thêm 3 ml acid hydrrocloric (TT), hòa tan cắn bằng cách đun nóng trên cách thủy. Lấy dung dịch này tiếp tục tiến hành thử theo phương pháp A, Phụ lục 9.4.2, dùng 2 ml dung dịch arsen mẫu 1 phần triệu As (TT).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol - dung dịch kali dihydro phosphat 0,05 M (40 : 65).

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng paeoniflorin chuẩn và hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 50 µg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột thô dược liệu vào bình nón nút mài có dung tích thích hợp, thêm chính xác 25,0 ml methanol (TT), đậy nút, cân xác định khối lượng. Ngâm trong 4 h, lắc siêu âm trong 20 min, để nguội, cân lại và bổ sung methanol (TT) để được khối lượng ban đầu. Lắc đều, lọc qua giấy lọc thường, bỏ 10 ml dịch lọc đầu, lọc dịch lọc sau qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả, tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết tính theo pic paeoniflorin không được dưới 3000.

Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn và dung dịch thử, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả, ghi sắc ký đồ. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C23H28O11 của paeoniflorin chuẩn, tính hàm lượng paeoniflorin trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,8 % paeoniflorin (C23H28O11) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái vào mùa xuân, thu. Đào lấy rễ, loại bỏ thân, rễ con, đất cát, phơi khô.

Dược liệu thái lát: Lấy rễ đã phơi khô, phân loại lớn nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Toan, khổ, vi hàn. Vào kinh can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Lương huyết, tán ứ, giảm đau. Chủ trị: Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Không dùng phối hợp với Lê lô.

XUYÊN KHUNG (Thân rễ)

Rhizoma Ligustici wallichii

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.), Họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Thân rễ (quen gọi là củ) có hình khối méo mó, nhiều dạng, đường kính 2 cm đến 5 cm, có nhiều u không đều nổi lên. Bề ngoài màu nâu đất, có nếp nhăn, xù xì, có vết tích của rễ con còn sót lại. Phía đỉnh có vết thân cây cắt đi, hình tròn, lõm xuống. Chất cứng, khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang màu vàng nâu. Mùi thơm, vị cay hơi tê.

Vi phẫu

Bần gồm nhiều lớp tế bào. Mô mềm vỏ tế bào hình tròn, rải rác có những đám khuyết to và có nhiều ống tiết màu vàng nâu nhạt, bên trong có chứa chất tiết. Chất tiết này bắt màu đỏ cam, khi nhỏ lên vi phẫu vài giọt dung dịch Sudan III (TT). Libe cấp 2 gồm nhiều lớp tế bào. Rải rác có ống tiết. Gỗ cấp 2 gồm các mạch gỗ rải rác. Mô mềm gỗ có tế bào gỗ chưa hóa gỗ (màu hồng). Libe và gỗ không xếp thành vòng liên tục vì bị cắt bởi các tia ruột rộng. Trong mô mềm ruột rải rác có các ống tiết.

Bột

Nhiều hạt tinh bột hình tròn, bầu dục, hình thận đường kính 5 µm đến 16 µm. Rốn hình chấm, hình vạch ngang, hạt đơn hoặc hạt kép. Mảnh bần màu nâu. Mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch thang. Sợi có thành dày. Mảnh tế bào mô mềm có nhiều hạt tinh bột và có ống tiết.

Định tính

A. Lấy 3 g bột dược liệu làm ẩm bằng amoniac (TT), để yên trong 30 min, thêm 20 ml cloroform (TT), ngâm 4 h, lắc siêu âm trong 30 min, lọc. Dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT), lắc, để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy dịch acid cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml.

Ống 1: Thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT) có tủa màu đỏ gạch.

Ống 2: Thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) có tủa đỏ nâu.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ether dầu hỏa (30 °C - 60 °C) (TT), để yên 10 min ở nhiệt độ phòng, thỉnh thoảng lắc rồi để yên. Gạn lấy 1 ml dịch chiết ether dầu hỏa, bốc hơi đến cắn khô, thêm 3 giọt dung dịch acid 3,5-dinitro-benzoic 2 % pha trong methanol (TT) và 2 giọt methanol (TT) bão hòa kali hydroxyd (TT), xuất hiện màu tím hồng.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethyl acetat (3 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 20 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethyl aceat (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Xuyên khung (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 9,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril - dung dịch acid phosphoric 0,085 % (17 : 83).

Dung dịch chuẩn: Hòa tan acid ferulic chuẩn trong methanol 70 % (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 20 µg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm chính xác 50,0 ml methanol 70 % (TT), đậy nắp, cân xác định khối lượng. Đun sôi hồi lưu cách thủy 30 min, để nguội, cân lại và bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol 70 % (TT) nếu cần, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 25 cm x 4,6 mm được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 321 nm.

Tốc độ dòng: 1,3 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành: Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký và ghi sắc ký đồ. Số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic của acid ferulic không được ít hơn 5000.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Ghi sắc ký đồ. Tính hàm lượng acid ferulic trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C10H10O4 của acid ferulic chuẩn.

Hàm lượng acid ferulic (C10H10O4) không được ít hơn 0,05 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Lấy thân rễ, cắt bỏ gốc thân, rửa sạch, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Khi dùng thái phiến, vi sao.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh can, đởm, tâm bào.

Công năng, chủ trị

Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.

Kiêng kỵ

Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.

XUYÊN SƠN GIÁP

Squama Martis

Vẩy Tê tê, vẩy Trút

Vẩy đã rửa sạch phơi hay sấy khô của con Tê tê (Manis pentadactyla L.), họ Tê tê (Manidae).

Mô tả

Vẩy tê tê rời có hình mảnh dẹt, hình quạt xòe hình vỏ hến, giữa dày, mép mỏng, rộng khoảng 1,5 cm đến 4 cm. Mặt lưng màu đen hơi xanh bóng có nhiều vân thẳng hình nan quạt, mép có ít vân vòng cung. Mặt trong màu hơi nhạt hơn, nhẵn, ở giữa có đường nổi hình nắp vung chữ V, đầu nhọn, hướng tâm. Chất sừng, chắc, hơi dẻo, hơi trong. Mùi hôi khó chịu, vị nhạt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton (20 : 1).

Dung dịch thử. Lấy 1 g bột dược liệu thêm 60 ml cloroform (TT) đun hồi lưu trên cách thủy trong 4 h, để nguội. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến cạn, hòa cắn trong 1 ml cloroform (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Xuyên sơn giáp (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun lên bản mỏng hỗn hợp anhydrid acetic (TT) acid sulfuric (TT) (9 : 1). Sấy ở 80 °C trong vài phút.

Quan sát dưới ánh sáng thường, các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, các vết phát quang trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết phát quang trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 4,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Xuyên sơn giáp sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Xuyên sơn giáp sao cách cát: Phân loại vảy Tê tê theo cùng kích thước, cho cát đã rửa sạch vào chảo, đun to lửa (lửa võ) cho nóng, cho Xuyên sơn giáp vào, đảo đều cho đến khi tất cả thuốc đã phồng giòn màu vàng đều, lấy ra sàng loại bỏ cát và để nguội. Giã dập trước khi dùng.

Thố xuyên sơn giáp: Phân loại Xuyên sơn giáp có cùng kích cỡ. Cho cát đã rửa sạch vào chảo, sao to lửa, thêm tiếp xuyên sơn giáp sạch vào sao cho đến khi Xuyên sơn giáp phồng giòn, sàng loại bỏ cát, nhúng hoặc vảy dấm vào Xuyên sơn giáp nóng, sấy khô, giã dập trước khi dùng. Dùng 3 lít dấm cho 10 kg Xuyên sơn giáp.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Hàm, hơi hàn. Quy vào các kinh can, vị.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, thông tuyến sữa, tiêu sưng bài mủ, trừ phong kinh lạc. Chủ trị: Kinh bế, kết cục ở bụng, mất sữa, mụn nhọt, phong tê thấp.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, (sắc) dạng bột sau khi đã chế. Hoặc 1 g đến 2 g thuốc tán/lần.

Kiêng kỵ

Không nên dùng cho phụ nữ có thai, mụn nhọt đã phá miệng, người hư nhược.

XUYÊN TIÊU (Quả)

Fructus Zanthoxyli

Hoa tiêu

Quả đã phơi khô của nhiều loài Xuyên tiêu (Zan-hoxylum sp.), họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Quả nhỏ, khô, thường tập trung từ 1 đến 3 hoặc 5 quả trên một cuống chùm quả, xếp thành hình sao. Quả nang, đường kính 3 mm đến 5 mm, khi chín nứt thành hai mảnh vỏ, mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều điểm tinh dầu và vân sần sùi hình mạng; mặt trong màu trắng xám, nhẵn bóng. Hạt hình trứng, đường kính 2 mm đến 3 mm, màu đen, nhẵn bóng. Mùi thơm, vị cay tê lưỡi.

Bột

Màu nâu hơi ánh vàng, vị cay. Soi kính hiển vi thấy: Đám sợi dài của vỏ quả ngoài, tế bào mô mềm của vỏ quả hình chữ nhật hoặc đa giác dài, không màu. Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu. Các mảnh mạch của cuống quả. Mảnh nội nhũ chứa hạt aleuron và các giọt dầu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat -ethanol 95 %- nước (8 : 2 : 1).

Dung dịch thử: 1,0 g dược liệu đã nghiền nhỏ, thêm 100 ml ethanol 70 % (TT), lắc kỹ trong 30 min, lọc lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1,0 g Xuyên tiêu (mẫu chuẩn) nghiền nhỏ, chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã nghiền nhỏ.

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ hạt đã rời hẳn ra ngoài: Không quá 2,0 %.

Cuống hoa và cành: Không quá 5,0 %.

Các tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 2,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Hái các chùm quả già đã chín, vỏ quả đã mở, đem phơi thật khô (tuốt lấy quả), khi dùng sao đến có mùi thơm là được.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào ba kinh: Phế, tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, trừ thấp, sát trùng. Chủ trị: Đau bụng lạnh, nôn mửa, ỉa chảy, phong thấp, đau răng, đau bụng giun.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa đau răng, dùng nước sắc đặc ngậm nhiều lần rồi nhổ đi.

Kiêng kỵ

Huyết áp cao, âm hư hỏa vượng, táo bón không nên dùng.

XƯƠNG BỒ

Rhizoma Acori

Thạch xương bồ lá to, Thủy xương bồ

Xương bồ là thân rễ đã phơi khô, hoặc sấy khô của cây Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr.), và cây Thủy Xương bồ (Acorus calamus L. var. angustatus Bess.), họ Ráy (Araceae).

Mô tả

Thạch xương bồ lá to: Thân rễ hình trụ dẹt, dài 20 cm đến 35 cm, đường kính 5 mm đến 7 mm, đốt dài 7 mm đến 8 mm, hoặc 1 cm về phía ngọn. Phía ngọn đôi khi phân 2 đến 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài khoảng 5 cm, ở mỗi đốt có các rễ thưa và cứng. Khi khô vỏ thân rễ có màu nâu gỉ sắt. Thể chất cứng, vết bẻ có nhiều xơ. Thân rễ có mùi thơm đặc trưng.

Thủy xương bồ: Thân rễ hình trụ dẹt, dài trung bình 50 cm đến 60 cm, có khi tới 1 m, dày 0,5 cm đến 1 cm, đốt dài 1 cm, mau về phía gốc và phía ngọn, đôi khi phân 2 đến 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài khoảng 5 cm, ở mỗi đốt có các rễ phụ thưa. Khi khô vỏ rễ có màu nâu gỉ sắt, điểm nhiều chấm đen. Thể chất dai, xốp. Thân rễ có mùi thơm đặc trưng.

Vi phẫu

Thạch xương bồ lá to: Thiết diện của thân rễ hình trái xoan. Tỷ lệ giữa phần từ lớp bần đến vòng nội bì và từ nội bì vào trung tâm là 2 : 1.

Lớp biểu bì cấu tạo từ những tế bào nhỏ, thành dày hóa gỗ. Phần mô mềm vỏ có nhiều bó sợi hình tròn, đường kính khoảng 102 µm. Nhiều bó sợi bên ngoài có tinh thể calci oxalat. Có nhiều tế bào chứa tinh dầu, kích thước khoảng 50 µm, Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép. Sát vòng nội bì có một lớp bó libe gỗ xếp thưa. Mỗi bó có đường kính khoảng 306 µm. Libe ở hai đầu, gỗ ở giữa.

Vòng nội bì có một lớp tế bào hình chữ nhật. Phần mô ruột có nhiều bó libe gỗ. Gỗ ở ngoài, libe ở trong; có một vòng bó libe-gỗ thưa xếp sát vòng nội bì. Ngoài ra còn có nhiều bó libe-gỗ xếp lộn xộn.

Thủy xương bồ: Vi phẫu cắt ngang có hình tròn hơi dẹt. Tỷ lệ giữa phần từ lớp bần đến vòng nội bì và từ nội bì vào trung tâm là 0,7 : 1. Lớp biểu bì cấu tạo từ những tế bào nhỏ, thành dày hóa gỗ, dễ bong ra. Phần mô mềm vỏ có nhiều khuyết, đường kính khuyết trung bình 102 µm, có nhiều bó sợi hình tròn, đường kính 102 µm. Nhiều tế bào chứa tinh dầu màu vàng nhạt. Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép trong tế bào mô mềm. Sát vòng nội bì có một lớp bó libe-gỗ xếp thưa, mỗi bó đường kính trung bình 306 µm, ở giữa có các tế bào chứa các tinh thể calci oxalat bám sát ở bên ngoài các bó sợi. Vòng nội bì có một lớp tế bào hình chữ nhật.

Phần mô ruột: Sát vòng nội bì có một lớp bó libe-gỗ, kích thước tương tự nhau (306 µm) xếp đều đặn. Bên trong ruột cũng có các bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn.

Bột

Thạch xương bồ lá to: Bột hơi màu vàng, mùi thơm đặc trưng. Mảnh mô mềm gồm tế bào thành mỏng có nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép. Các tế bào chứa tinh dầu màu nâu nhạt. Nhiều đám sợi có tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ. Tinh thể calci oxalat hình khối nằm rải rác, hoặc tập trung trong bó sợi, đường kính 10 µm đến 40 µm. Các mảnh mạch vạch rải rác riêng lẻ hoặc tập trung thành bó. Nhiều hạt tinh bột hình gần tròn, đường kính 3 µm đến 15 µm, nằm rải rác hoặc trong các mảnh mô mềm.

Thủy xương bồ: Màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép, đường kính 3 µm đến 5 µm. Mảnh mô mềm gồm nhiều tế bào thành mỏng, chứa tinh bột.

Rải rác có mảnh mạch, sợi và tinh thể calci oxalat hình nhiều cạnh. Tế bào chứa tinh dầu màu nâu nhạt. Mảnh bần gồm tế bào nhiều cạnh, màu nâu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethyl acetat (85 : 15).

Dung dịch thử: Lấy phần tinh dầu sau khi định lượng (xem mục định lượng) hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 5 % (tt/tt).

Dung dịch đối chiếu: Lấy thân rễ Thạch xương bồ (mẫu chuẩn), tiến hành như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí, phun dung dịch vanilin 2 % trong ethanol acid sulfuric đặc (TT). Sấy bản mỏng ở 105 °C cho đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 4,6 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trongacid

Không quá 1,3 % (Phụ lục 9.7).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1,5 % đối với Thạch xương bồ và 2,0 % đối với Thủy xương bồ, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ, rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cắt thành phiến, dài 3 cm đến 5 cm, dày 2 mm đến 3 mm phơi khô. Khi dùng sao với cám gạo tới khi có mùi thơm, màu hơi vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tâm, can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều, viêm phế quản, tai điếc, đi lỵ đau bụng. Dùng ngoài, trị mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi, không nên dùng.

Ý DĨ (Hạt)

Semen Coicis

Hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ (Coix lacryma-jobi L. var. mayuen (Roman.) Stapf), họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, dài 0,5 cm đến 0,8 cm, đường kính 0,2 cm đến 0,5 cm. Mặt ngoài màu trắng hay trắng ngà, hơi bóng, đôi khi còn sót lại những mảnh vỏ quả màu đỏ nâu. Mặt trong có rãnh hình máng, đôi khi còn sót lại vỏ, ở đầu rãnh có một chấm màu nâu đen. Đôi khi nhìn rõ vết của cuống quả. Chất rắn chắc. Chỗ vỡ màu trắng ngà, có bột.

Vi phẫu

Cắt dọc theo rãnh: Nội nhũ chiếm phần lớn, màu trắng, có nhiều tinh bột, phôi hẹp và dài, nằm ở một bên rãnh.

Bột

Hạt tinh bột hình đĩa, một số hạt hình nhẫn, đường kính 2 µm đến 21 µm, rốn thường phân nhánh hình sao.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) - ethyl acetat - acid acetic (10 : 3 : 0,1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) (TT), chiết siêu âm 30 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới cắn, hòa cắn trong 1 ml ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Ý dĩ (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có màu sắc và giá trị Rf giống các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Tỉ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 2 mm: Không quá 2 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 5,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol (TT) làm dung môi.

Chế biến

Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép. Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Ý dĩ sống: Loại bỏ tạp chất.

Ý dĩ sao cám: Cho cám vào chảo, đun đến khi có khói cho ý dĩ vào chảo và khuấy nhanh tay đến khi bề mặt thuốc chuyển màu vàng nhạt. Đổ ra ngoài, để nguội, sàng loại bỏ cám. Dùng 1 kg cám cho 10 kg Ý dĩ.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Quy vào kinh tỳ, phế.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, chỉ tả, bài nùng, lợi thấp. Chủ trị: Phù thũng, tê thấp chân tay co rút, ỉa chảy do tỳ hư, phế ung, trường ung, cước khí, bí tiểu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 30 g.

 

Mục 2: Tiêu chuẩn thuốc từ dược liệu

1  Phạm vi áp dụng

Bộ tiêu chuẩn này qui định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng thuốc từ dược liệu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN I - 1:2017, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc.

TCVN I - 4:2017, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 4: Dược liệu và thuốc từ dược liệu - Mục 1: Tiêu chuẩn dược liệu.

3  Ký hiệu và chữ viết tắt

Ký hiệu in nghiêng tên hóa chất, thuốc thử biểu thị thuốc thử đó phải đạt yêu cầu qui định tại Phụ lục 2 của TCVN I-1:2017.

Chữ viết tắt: Theo mục 2 Qui định chung và mục 3 Ký hiệu các chữ viết tắt của TCVN I-1:2017.

4  Các tiêu chuẩn

BỘT BÌNH VỊ

Công thức:

Thương truật (Rhizoma Atractyloidis)

80 g

Hậu phác (Cortex Magnolia officinalis)

50 g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)

50 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

30 g

Bào chế

Thương truật: Rửa sạch, phơi khô, thái mỏng. Sao với cám gạo tới màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng.

Hậu phác: Chích gừng.

Trần bì: Bỏ màng trắng, thái chỉ, vi sao, hoặc sao vàng.

Cân đủ số lượng các vị thuốc trong công thức trên, tán thành bột mịn, rây và trộn kỹ, sấy khô đến độ ẩm qui định. Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc bột dùng để uống” (Phụ lục 1.7).

Tính chất

Bột có màu vàng nhạt, vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm nhẹ.

Định tính

A. Soi bột: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi, với thị kính số 5, vật kính 40, so sánh với bột mẫu chuẩn của Cam thảo, Trần bì và Thương truật, bột chế phẩm phải có các sợi chứa tinh thể calci oxalat của Cam thảo, và các tinh thể calci oxalat hình khối vuông hoặc hình quả trám của Trần bì, tinh thể calci oxalat hình kim của Thương truật.

B. Lấy khoảng 10 g chế phẩm, cho vào bình nón có nút mài. Thêm 50 ml ethanol 70 % (TT), quấy đều, đun trên cách thủy 15 min. Để nguội, lọc lấy dịch chiết. Cất thu hồi dung môi. Hòa cắn với 10 ml nước cất nóng. Lọc. Lấy dịch lọc. Lắc với ethyl acetat (TT) 3 lần, mỗi lần 5 ml. Gộp dịch chiết ethyl acetat, bay hơi đến còn khoảng 3 ml dịch chiết, lấy dịch chiết này cho vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1 ml dịch chiết để tiến hành các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm một ít bột magnesi (TT), thêm từ từ vài giọt acid hydrocloric (TT), đun nóng nhẹ, dung dịch xuất hiện màu đỏ cam.

Ống 2: Thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), xuất hiện màu vàng cam.

Ống 3: Thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu xanh đen.

Độ ẩm

Không quá 9,0 % (Phụ lục 12.13).

Độ mịn

Lấy 20 g chế phẩm, rây qua rây số 335 (Phụ lục 3.5), phần còn lại không quá 5 %.

Độ đồng nhất

Lấy 20 g chế phẩm, cho vào tờ giấy trắng đặt trong khay men, dùng một thìa nhẵn ấn nhẹ trên mặt lớp bột thành một vệt lõm. Quan sát vị trí vệt, màu của chế phẩm phải đồng nhất, không được có màu lốm đốm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột chế phẩm, cho vào bình Soxhlet, thêm 80 ml ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 4 h, để nguội, bỏ dịch chiết, lấy bã tải mỏng để bay hơi hết ether dầu hỏa, cho bã vào bình Soxhlet, thêm 80 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy khoảng 3 h để chiết hết flavonoid. Để nguội, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, thêm 10 ml nước cất nóng, khuấy kỹ, lọc, lặp lại với 10 ml nước cất nóng khác. Dịch lọc thu được chiết với ethyl acetat (TT) 5 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết ethyl acetat vào cốc đã cân bì, bay hơi dung môi đến cắn, sấy cắn thu được đến khối lượng không đổi nhiệt độ dưới 80 °C. Cân và tính hàm lượng flavonoid toàn phần.

Hàm lượng flavonoid toàn phần không được dưới 1,0 %.

Độ nhiễm khuẩn

Theo yêu cầu ghi trong Phụ lục 13.6.

Bảo quản

Đóng trong bao bì kín, để nơi khô ráo thoáng mát.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ táo thấp, hành khí hòa vị. Chủ trị: Các trường hợp bụng đầy trướng, căng tức, nôn mửa, tiêu chảy.

Cách dùng, liều dùng

Ngày dùng từ 12 g đến 16 g, chia 2 đến 3 lần, uống với nước sắc của 2 lát gừng và 2 quả táo tầu.

CAO BỔ PHỔI

Công thức:

Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)

50 g

Xương bồ (Rhizoma Acori)

22 g

Bọ mắm (Herba Pouzolziae)

120 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

11 g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)

17 g

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

12 g

Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)

50 g

Tinh dầu Bạc hà (Oleum Menthae arvensis)

0,2 ml

Acid Benzoic (Acidum Benzoicum)

2 g

Menthol (Metholum)

0,2 g

Đường trắng (Saccharum)

900 g

Ethanol 50 % (Ethanolum 50 %)

110 ml

Nước vừa đủ (Aqua q.s)

1000 g

Bào chế

Trần bì: Rửa sạch, thái nhỏ, ngâm với 90 ml ethanol 50 % (TT) trong 7 ngày, gạn dịch chiết, ép, lọc lấy hết dịch. Menthol acid benzoic: Hòa tan với 20 ml ethanol 50 % (TT).

Các vị thuốc còn lại (trừ đường trắng và tinh dầu Bạc hà): Rửa sạch, thái lát, xếp vào nồi dùng vỉ ghìm chặt để khỏi bồng khi sôi, đổ ngập nước 10 cm. Đun sôi 2 h đến 3 h (chú ý bổ sung bù lượng nước bay hơi). Rút dịch chiết. Đun và rút dịch dịch chiết như trên 2 lần đến 3 lần nữa. Gộp các dịch chiết, cô còn khoảng 1000 ml. Thêm đường trắng, đun sôi để hòa tan và cô còn khoảng 950 ml. Lọc nóng, để nguội. Thêm cồn Trần bì, menthol, acid benzoic, tinh dầu Bạc hà, bổ sung nước vừa đủ 1000 ml, khuấy đều, đóng chai.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Cao thuốc” (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Chất lỏng sánh, màu vàng nâu cánh gián, thơm mùi Bạc hà, vị ngọt, hơi cay.

Định tính

A. Định tính menthol.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n- Hexan - ethyl acetat (2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 100 ml chế phẩm, lắc với ether (TT) 2 lần, mỗi lần 30 ml. Gộp các dịch chiết ether và để bay hơi tự nhiên tới cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,05 g menthol chuẩn trong 2 ml ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 120 °C trong 5 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu, cùng giá trị Rf với vết menthol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Định tính Bách bộ

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol - nước - amoniac (100 : 17 : 13 : 3).

Dung dịch thử: Lấy 40 ml chế phẩm, pha loãng với 40 ml nước, kiềm hóa bằng amoniac (TT) tới pH 10 đến 11. Chiết bằng cloroform (TT) 2 lần, mỗi lần 30 ml. Gộp các dịch chiết cloroform, cô trên cách thủy tới cạn. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g Bách bộ đã cắt nhỏ, thêm 100 ml nước, đun sôi nhẹ 30 min, lọc. Cô dịch lọc đến khi còn khoảng 30 ml, để nguội và tiến hành chiết tiếp như đối với dung dịch thử, bắt đầu từ "kiềm hóa bằng amoniac (TT)... hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT)".

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Trần bì

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - cloroform - aceton (40 : 25 : 35).

Dung dịch thử: Lấy 60 ml chế phẩm cho vào bình gạn, pha loãng với 30 ml nước, kiềm hóa bằng amoniac đặc (TT) đến pH 9 đến 10, lắc đều, để yên 30 min rồi lắc với 30 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thủy tới cạn. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Trần bì đã cắt nhỏ, thêm 100 ml nước, đun sôi nhẹ 30 min, lọc. Cô dịch lọc còn khoảng 30 ml, để nguội, chuyển vào bình gạn. Kiềm hóa dung dịch bằng amoniac (TT) đến pH 9 đến 10, lắc đều, để yên 30 min rồi lắc với 30 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thủy tới cạn. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1 % trong acid phosphoric. Sấy bản mỏng ở 120 °C trong 5 min cho đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Định tính Bọ mắm

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng. Silica gel G.

Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic - nước (4 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 25 ml chế phẩm, pha loãng với 25 ml nước, lắc với ethyl acetat (TT) 2 lần, mỗi lần 25 ml. Gộp các dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thủy tới cắn. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 3 g Bọ mắm (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, đun trên cách thủy 30 min 2 lần, mỗi lần với 40 ml ethanol 50 % (TT). Gộp các dịch chiết ethanol, cô trên cách thủy tới cạn. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 30 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, đặt vào bình đã bão hòa hơi amoniac (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ trong và độ đồng nhất

Sánh, đồng nhất, không được có váng mốc, bã dược liệu và vật lạ (Phụ lục 1.1).

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 1,30 đến 1,33 (Phụ lục 6.5, phương pháp dùng tỷ trọng kế).

Bảo quản

Đựng trong lọ kín để nơi mát.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế, chỉ khái. Chủ trị: Các chứng ho gió, ho lâu ngày, rát cổ, ráo phổi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 50 ml, chia làm 2 đến 3 lần. Trẻ em tùy tuổi.

CAO LỎNG HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ

Công thức:

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

240 g

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) chế gừng

160 g

Bán hạ (Rhizoma Pinellia) chế

160 g

Hoắc hương (Folium Pogostemi)

240 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

80 g

Bạch linh (Poria)

240 g

Thương truật (Rhizoma Atractylodis)

160 g

Đại phúc bì (Pericarpium Arecaecatechi)

240 g

Tía tô (Folium Perillae frutescensis)

240 g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)

160 g

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

130 g

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

160 g

Nước vừa đủ (Aqua q.s)

2000 ml

Điều chế

Hậu phác chế gừng, Bán hạ chế gừng theo quy định trong chuyên luận riêng.

Hậu phác: Chiết hồi lưu với 300 ml ethanol 60 % trong 1 h, lọc lấy dịch chiết.

Thương truật, Trần bì, Bạch chỉ, Hoắc hương, Tía tô: Chiết bằng cất kéo hơi nước, thu được dịch cất chứa các chất bay hơi.

Bạch linh: Cho nước vừa ngập dược liệu, đun đến sôi và giữ nóng ở 80 °C, tiến hành 2 lần, lần 1 trong 3 h, lần 2 trong 2 h, lọc, gộp các dịch lọc.

Ngâm Bán hạ chế, Đại phúc bì đến trương nở, sắc trong 3 h và lọc, tiến hành làm 2 lần. Cam thảo được sắc kỹ, lọc.

Gộp các dịch lọc trên và cô đến còn khoảng 1000 ml. Để nguội, thêm ethanol 96 % đến khi tủa hoàn toàn (để yên 24 h) và lọc. Thêm dịch chiết của Hậu phác. Phối hợp các dịch cất có chứa các chất bay hơi ở trên, trộn kỹ và thêm nước tới khoảng 1900 ml, để nơi mát 24 h và lọc. Thêm chất bảo quản, thêm nước vừa đủ tới 2000 ml. Lọc, đóng lọ 10 ml.

Chế phẩm phải đạt các yêu cầu đề ra trong chuyên luận chung Cao thuốc (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Dung dịch nâu trong, vị cay, đắng.

Định tính

A. Định tính Thương truật

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa - ethyl acetat (20 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 30 ml chế phẩm cho vào bình nón có nút mài thêm 40 ml n-hexan (TT) lắc kỹ 15 min, để qua đêm gạn lấy dịch chiết n-hexan, cho bay hơi hết dung môi. Hòa cắn vào 1 ml ethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Thương truật (mẫu chuẩn) đã tán nhỏ và tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl các dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, bay hơi dung môi, sấy nhẹ ở 70 °C đến 80 °C rồi phun dung dịch p-dimethyl aminobenzadehyd 5%, sấy bản mỏng ở 120 °C cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Định tính Hoắc hương

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen.

Dung dịch thử: Lấy 50 ml chế phẩm, bốc hơi đến 10 ml. Thêm 20 ml n-hexan (TT), lắc kỹ, gạn lấy dịch n-hexan, bay hơi hết dung môi. Hòa cắn vào 1 ml ethanol (TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 6 g Hoắc hương (mẫu chuẩn) cắt nhỏ. Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl các dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để bay hơi hết dung môi, sấy nhẹ ở 70 °C đến 80 °C rồi phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 120 °C cho đến khi hiện màu rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Bạch chỉ

Lấy khoảng 10 ml chế phẩm cho vào cốc sứ, dùng phễu thủy tinh cuống dài đậy lên cốc sứ, nút cuống bằng bông ẩm. Đun cách tấm amian trong khoảng 10 min, để nguội cho nước bay hơi, quan sát trên cuống phễu thủy tinh, phải có bột trắng hoặc các tinh thể hình trụ bám vào.

Độ trong và độ đồng nhất

Sánh, đồng nhất, không được có váng mốc, bã dược liệu và vật lạ (Phụ lục 1.1)

Tỷ trọng

Ở 20 °C: ≥ 1,01 (Phụ lục 6.5, phương pháp dùng tỷ trọng kế).

pH

4,5 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Chất chiết được

Hàm lượng chất chiết được trong cao không được dưới 5,3 % (kl/kl) (Phụ lục 12.15).

Cân chính xác 10 g chế phẩm để thử.

Bảo quản

Đựng trong lọ màu nâu kín, để nơi mát.

Công năng, chủ trị

Giải biểu hóa thấp, điều khí để điều hòa khí trung tiêu. Chủ trị: Ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ hay trúng thử gây nên đau đầu, chóng mặt, cảm giác nặng đầu, tức ngực, thượng vị đau trướng, nôn mửa, tiêu chảy, tỳ vị hàn.

Cách dùng, liều lượng

Dùng 5 ml/lần đến 10 ml/lần, 2 lần một ngày.

Lắc kỹ trước khi dùng.

Kiêng kỵ

Không nên ăn các thứ lạnh, khó tiêu. Thận trọng khi dùng cho người tân dịch thiếu, háo khát âm hư.

CAO HY THIÊM

Công thức:

Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)

1000 g

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae occultae)

50 g

Ethanol 90 % (Ethanolum)

230 ml

Đường trắng (Saccharum)

130 g

Nước vừa đủ (Aqua q.s)

1000 ml

Bào chế

Hy thiêm loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái lát dài 10 cm đến 15 cm. Thiên niên kiện loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái mỏng. Cho các dược liệu vào thùng, dùng vỉ ghìm chặt cho dược liệu khỏi bồng lên, đổ ngập nước 10 cm. Đun sôi trong 2 h (chú ý bù lượng nước bay hơi). Gạn lấy dịch chiết. Chiết tiếp như trên thêm 2 lần nữa. Gộp các dịch chiết, cô còn 500 ml. Để lắng và lọc trong. Thêm đường trắng, đun sôi để hòa tan. Để nguội, thêm ethanol 90 %, khuấy đều, lọc. Thêm nước vừa đủ 1000 ml và đóng chai.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Cao thuốc” (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Chất lỏng màu đen, vị ngọt đắng, mùi thơm của Thiên niên kiện.

Định tính

Định tính Hy thiêm.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 10 ml chế phẩm, pha loãng với 10 ml nước, chuyển vào bình gạn, lắc với ethyl acetat (TT) 2 lần, mỗi lần 20 ml. Gộp các dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thủy tới cạn. Hòa cắn trong 2 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g Hy thiêm (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, đun sôi nhẹ với 100 ml nước trong khoảng 1 h (chú ý bù nước bay hơi), lọc. Cô dịch lọc còn khoảng 30 ml, để nguội, chuyển vào bình gạn, lắc với ethyl acetat (TT) 2 lần, mỗi lần 25 ml. Gộp các dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thủy tới cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % (TT), sấy bản mỏng ở 110 °C cho tới khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ trong và độ đồng nhất

Sánh, đồng nhất, không được có váng mốc, bã dược liệu và vật lạ (Phụ lục 1.1).

Hàm lượng ethanol

18 % đến 20 % (tt/tt) (Phụ lục 10.12).

Tỷ trọng

Ở 20 °C: 1,05 đến 1,10 (Phụ lục 6.5, Phương pháp dùng tỷ trọng kế).

Bảo quản

Đựng trong lọ kín để nơi mát.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, trừ thấp, tán phong, thông kinh chỉ thống. Chủ trị: Các chứng phong thấp sưng nóng đỏ đau, chân tay tê bại, đau lưng mỏi gối do phong thấp nhiệt gây nên.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 60ml,chia làm 3 lần. Bệnh nặng dùng nhiều hơn.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người phong thấp có hư hàn.

CAO ÍCH MẪU

Công thức:

Hương phụ (RhizomaCyperi) chế dấm

250 g

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

800 g

Ngải cứu (Herba Artemisiaevulgaris)

200 g

Acid benzoic (AcidumBenzoicum)

2 g

Ethanol 90 % (Ethanolum 90 %)

180 ml

Đường trắng (Saccharum)

600 g

Nước vừa đủ (Aquaq.s)

1000 ml

Bào chế

Hương phụ chế dấm theo chuyên luận riêng. Ích mẫu, Ngải cứu loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái dài 5cmđến 10cm,trộn đều. Lấy một nửa lượng Ích mẫu và Ngải cứu xếp dưới đáy nồi, giữa để Hương phụ, trên cùng cho nốt phần Ích mẫu, Ngải cứu còn lại. Lấy vỉ ghìm chặt dược liệu, đổ nước ngập dược liệu 10cm.Đun sôi đều trong 4 h (chú ý bù nước bay hơi). Gạn dịch chiết, để lắng, lọc trong. Chiết tiếp như trên từ 2 đến 3 lần nữa. Gộp dịch chiết, cô đặc còn khoảng 600ml,thêm đường trắng và đun sôi để hòa tan đường. Thêmethanol90 %, thêmacid benzoicvà thêm nước vừa đủ 1000ml.Lọc và đóng chai. Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Cao thuốc” (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Chất lỏng sánh màu nâu đen, thơm mùi dược liệu, vị ngọt hơi đắng.

Định tính

A. Định tính Ích mẫu

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (15 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 10mlchế phẩm, pha loãng với 20mlnước, chuyển vào bình gạn, lắc với 30mlethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiếtethylacetat, bốc hơi trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol 96 %(TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 6 g Ích mẫu (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, thêm 100mlnước, đun sôi nhẹ 1 h (chú ý bổ sung nước bay hơi), lọc. Cô dịch lọc trong cách thủy đến còn khoảng 30ml,để nguội, chuyển vào bình gạn, lắc với 30mlethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiếtethylacetat, bốc hơi trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol 96 %(TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 14cmđến 15cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịchsắt (III) clorid 5 % trong ethanol (TT), quan sátánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Định tính Ngải cứu

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (15 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch thử ở phần định tính Ích mẫu.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Ngải cứu (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, thêm 100mlnước, đun sôi nhẹ 1 h (Chú ý bổ sung bù nước bay hơi), lọc. Cô dịch lọc trong cách thủy đến còn khoảng 30ml,để nguội, chuyển vào bình gạn, lắc với 30mlethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiếtethylacetat, bốc hơi trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol 96 %(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 14cmđến 15cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ trong và độ đồng nhất

Chất lỏng sánh, đồng nhất, không được có váng mốc, bã dược liệu và vật lạ (Phụ lục 1.1).

Thêm cùng thể tíchnướckhông được đục.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 1,20 đến 1,23 (Phụ lục 6.5, phương pháp dùng tỷ trọng kế).

Hàm lượng ethanol

14 % đến 17 % (Phụ lục 10.12).

Bảo quản

Đựng trong lọ kín, để nơi mát.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, điều kinh. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, rong huyết và băng huyết do huyết ứ, hành kinh đau bụng. Làm cho tử cung chóng co lại như cũ sau khi sinh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 25ml,chia làm 2 lần. Bệnh nặng dùng liều gấp đôi.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai dùng nên thận trọng, kiêng ăn các thức ăn lạnh khi dùng thuốc.

CAO LỎNG TỨ NGHỊCH

Công thức:

Hắc phụ tử(Radix Aconiti lateralis)

300 g

Can khương(Rhizoma Zingiberis officinalis)

200 g

Cam thảo(Radix Glycyrrhizae) chích mật

200 g

Sirođơn(Sirupus simplex)

300ml

Nước vừa đủ (Aqua q.s)

1000ml

Bào chế

Phụ tử chế Hắc phụ tử và Cam thảo chích mật theo qui định trong chuyên luận riêng. Sắc Hắc Phụ tử và chích Cam thảo 2 lần, lần một trong 2 h, lần hai trong 1,5 h. Gộp dịch sắc và lọc. Dùng phương pháp cất kéo hơi nước để cất riêng tinh dầu, chất bay hơi của Can khương và dịch nước cất Can khương bão hòa tinh dầu để vào các dụng cụ riêng biệt. Sắc bã Can khương cùng với nước trong 1 h. Gộp dịch sắc Can khương và nước cất chứa tinh dầu của Can khương và lọc. Gộp dịch lọc với dịch sắc của Hắc phụ tử và chích Cam thảo, cô đặc đến còn khoảng 400ml.Để nguội, thêm 1200ml ethanol95 %, khuấy kỹ, để yên trong 24 h, lọc và cô chân không đến dịch chiết đặc. Hòa loãng dịch đặc này với một lượng nước thích hợp, giữ ở chỗ mát trong 24 h và lọc. Thêm 300mlsiro đơn, chất bảo quản, tinh dầu và chất bay hơi Can khương ở trên. Thêm nước tới đủ 1000ml,khuấy đều, đóng lọ 10mlvà tiệt trùng.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Cao thuốc” (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Chất lỏng hơi sánh, màu vàng hơi nâu, mùi thơm, vị ngọt hơi cay.

Định tính

A. Định tính Cam thảo.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - acid acetic băng - acid formic - nước (15 : 1 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 20mlchế phẩm, chiết bằng 20mln-butanol (TT), gạn lấy lớp dịch chiết n-butanol và cô thu hồi dung môi đến cắn khô và hòa cắn này vào 2mlmethanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Cam thảo (mẫu chuẩn), thêm 40mlether (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 h, bỏ dịch chiếtether.Thêm 30mlmethanol (TT) vào phần bã Cam thảo, đun hồi lưu cách thủy trong 1 h, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn này trong 20mlnước làm dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng5 µl của mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu lên bản mỏng. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịchacid sulfuric 10 %trong ethanol (TT), sấyở 105 °C, quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng365 nm. Các vết phát huỳnh quang trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải có cùng giá trị Rf và màu với các vết trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu.

B. Định tính Can khương

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - acid acetic băng - acid formic - nước (15 : 1 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 20mlcao lỏng, chiết bằng 20mln- buthanol (TT), gạn lấy lớp dịch chiết n-buthanol và cô thu hồi dung môi đến cắn khô, hòa cắn này vào 2mlmethanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g Can khương (mẫu chuẩn), thêm 30mlnước, đun hồi lưu cách thủy trong 1 h, để nguội, lọc, chiết dịch lọc bằng 40mln-buthanol, gạn lớpn-butanol, cô thu hồi dung môi đến khô, hòa tan cắn trong 2mlmethanol (TT) làm dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5µlcủa mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun dung dịchvanillin 1 % trong acid sulfuric (TT), sấy105°C đến hiện rõ vết, quan sát dưới đèn tử ngoại bước sóng 365 nm. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Thử giới hạn aconitin và hypacotin

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - ammoniac (5 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 70mlchế phẩm, điều chỉnh đếnpH10 bằngamoniac đậm đặc (TT). Chiết 3 lần, mỗi lần 100mlether (TT). Gộp dịch chiếtethervà thu hồietherđến cắn khô, hòa tan cắn vào 2mlethanol (TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan aconitin chuẩn và hypacotin chuẩn trongethanol (TT)để được dung dịch chứa 2 mg mỗi chất chuẩn trên trong 1mllàm dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt 6 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu lên bản mỏng. Sau khi triển khai sắc ký và lấy bản mỏng ra, làm khô trong không khí, phunthuốc thử Dragendorff (TT). Các vết cùng giá trị Rf với các vết của aconitin và hypacotin trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử phải không xuất hiện hoặc nếu xuất hiện thì phải có kích thước nhỏ hơn và không đậm màu hơn so với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 1,07 đến 1,09 (Phụ lục 6.5, phương pháp dùng tỷ trọng kế).

Độc tính bất thường

Đạt yêu cầu theo phương pháp thử độc tính bất thường (Phụ lục 13.5), cho chuột uống với liều 1 ml/chuột.

Bảo quản

Đóng trong lọ nút kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Hồi dương cứu nghịch. Chủ trị: Hư thoát do vong dương với các biểu hiện toát mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh, tiêu chảy sống phân, nôn mửa, bụng đau, mạch vi muốn tuyệt (mạch rất nhỏ, yếu, khó nhận thấy).

Cách dùng và liều lượng

Uống mỗi lần 10mlđến 20ml,ngày 3 lần hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

CAO TANG CÚC ẨM

Công thức

Tang diệp (Folium Mori albae)

200 g

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

80 g

Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

120 g

Bạc hà (Herba Menthae)

60 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

60 g

Kh hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

160 g

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

160 g

Lô căn (Rhizoma Phragmitis)

160 g

Điều chế

Chế biến các vị thuốc theo qui định trong các chuyên luận riêng. Hạnh nhân và Bạc hà cất riêng theo phương pháp cất kéo hơi nước được nước cất Bạc hà - Hạnh nhân, để riêng. Bã Hạnh nhân, Bạc hà và các dược liệu còn lại được sắc với nước hai lần, mỗi lần 2 h đến 3 h, để nguội, lọc lấy các dịch chiết. Gộp và cô các dịch chiết còn khoảng 400ml.Để nguội, thêm khoảng 1000ml ethanol96 %, khuấy đều, để lắng 24 h, lọc và cô đặc ở áp suất giảm tới cao đặc. Phối hợp nước cất Bạc hà - Hạnh nhân, thêm chất bảo quản, thêm nước vừa đủ 1000ml.Đóng chai.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Cao thuốc” (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Chất lỏng màu nâu đen, mùi thơm, vị hơi ngọt đắng nhẹ.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Từ 1,03 đến 1,05 (Phụ lục 6.5, phương pháp dùng tỷ trọng kế).

Định lượng amygdalin

Lấy chính xác 100mlchế phẩm cho vào bình cầu dung tích 250ml.Lắp vào dụng cụ sinh hàn để cất thu hồi chất bay hơi. cất lấy khoảng 10mldịch cất (đong chính xác) cho vào bình nón dung tích 100ml,thêm 2mlkali iodid (TT). Chuẩn độ bằngdung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) cho đến khi có màu trắng đục hơi vàng. Song song làm mẫu trắng. 1mldung dịch bạc nitrat 0,1 N tương đương với 91,48 mg amygdalin.

Chế phẩm phải chứa hàm lượng amygdalin từ 0,65 % đến 0,79 %.

Bảo quản

Đựng trong bao bì nút kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Chủ trị: Thái âm phế tỳ phong ôn, ho, cảm cúm, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên, miệng ho khan.

Cách dùng, liều lượng

Người lớn ngày uống 2 lần mỗi lần 25ml.

Trẻ em tùy theo tuổi.

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

Thuốc sắc Độc hoạt ký sinh

Công thức:

Độc hoạt (RadixAngelicae pubescentis)

12 g

Quế chi (Ramulus Cinnamomi)

8 g

Phòng phong (RadixSaposhnikoviae divaricatae)

8 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

8 g

Tế tân (Herba Asari)

8 g

Xuyên khung (RhizomaLigusticiwallichii)

8 g

Tần giao (RadixGentianae macrophyllae)

8 g

Bạch thược (RadixPaeoniaelactiflorae)

8 g

Tang ký sinh (Herba Loranthi)

8 g

Thục địa (RadixRehmanniae glutinosae praeparata)

8 g

Đỗ trọng (CortexEucommiae) tầm gừng sao

8 g

Nhân sâm (Radix Ginseng)

8 g

Ngưu tất (RadixAchysanthis bidentatae)

8 g

Phục linh(Poria)

8 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

8 g

Bào chế

Các vị thuốc được chế theo chuyên luận riêng.

Tính chất

Các vị thuốc trong thang phải khô, sạch, có mùi thơm. Thang thuốc có mùi đặc trưng của Độc hoạt.

Định tính

Thang thuốc phải có đủ và đúng các vị thuốc theo công thức.

Tạp chất

Không được có (Phụ lục 12.11).

Độ ẩm

Lấy 3 vị dược liệu bất kỳ trong thang thuốc, xác định độ ẩm theo Phụ lục 12.13 (đối với dược liệu chứa tinh dầu) hoặc theo Phụ lục 9.6 (đối với dược liệu khác). Các vị thuốc phải đạt yêu cầu về độ ẩm qui định ở từng chuyên luận.

Sai số khối lượng

Đối với từng vị thuốc: Khối lượng trên nhãn ± 10 % (đối với vị có khối lượng ≤ 10 g) hoặc ± 7,5 % (đối với vị có khối lượng > 10 g).

Đối với thang thuốc: Khối lượng trên nhãn ± 7,5 %.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Ích can thận, bổ khí huyết, khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Chủ trị: Can, thận đều hư, phong hàn thấp gây đau nhức mỏi, thắt lưng, đầu gối, các chi dưới co duỗi khó khăn, cảm giác nặng nề.

Cách dùng, liều lượng

Thuốc sắc, ngày uống 1 thang, uống trước bữa ăn.

HOÀN AN THAI

Công thức:

Cao ban long (Colla Comus Cervi)

16 g

Sa nhân (Fructus Amomi)

20 g

Hoài sơn (Tuber Dioscoreae persimilis

120 g

Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)

80 g

Trữ ma căn (Radix Boehmeriae niveae)

80 g

Tô ngạnh (Caulis Perillae)

12 g

Hương phụ (Rhizoma Cyperi)

20 g

Tục đoạn (Radix Dipsaci)

42 g

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

80 g

Trần (Pericarpium Citri reticulatae perenne)

20 g

Mật ong vừa đủ(Mel q.s)

1000 g

Điều chế

Ngải cứu: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái ngắn, phơi khô. Tục đoạn: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái lát dày 2 mm đến 5 mm, phơi hoặc sấy nhẹ, tẩm với rượu đủ ẩm đều (khoảng 10 %), ủ cho thấm rồi sao vàng xém cạnh.

Hoài sơn, Trữ ma căn, Hương phụ, Thục địa: Chế theo chuyên luận riêng.

Sa nhân, Tô ngạnh, Trần bì: Loại tạp và vi sao.

Các vị thuốc được sấy khô ở nhiệt độ dưới70 °C, tán bột và trộn đều qua rây số 180.

Thục địa nấu thành cao mềm có hàm ẩm 30 %. Rồi hòa nóng Cao ban long trong cao thục địa. Mật ong cô luyện. Cứ 100 g bột dùng 90 g đến 120 g cao Thục địa - Cao Ban long và Mật ong.

Tất cả được trộn nóng tạo thành khối bột dẻo rồi chia thành viên 9 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” Phụ lục 1.11 và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn mềm hình cầu nhuận dẻo, màu nâu đen bóng, đường kính 20 mm đến 22 mm, vị ngọt đắng nhẹ, thơm mùi Ngải cứu và Hương phụ.

Định tính

A. Soi bột: Lông che chở đầu đa bào 3 tế bào dài 13 µm đến 15 µm, chân đơn bào dài 3 µm đến 6 µm (hình chữ T). Các tinh thể calci oxalat hình cầu có đường kính 5 µm đến 9 µm. Đám tế bào tiết tinh dầu chứa 3 đến 4 tế bào có đường kính 5 µm đến 20 µm. Túi tinh dầu nằm rải rác có đường kính 30 µm đến 40 µm. Mạch điểm rộng khoảng 30 µm.

B. Định tính Sa nhân

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat (7 : 3).

Dung dịch thử: Lấy 20 g chế phẩm cắt nhỏ, thêm 40mlethanol (TT), ngâm 4 h, lọc, dịch lọc để bay hơi ở nhiệt độ phòng đến cắn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol (TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Sa nhân (mẫu chuẩn), thêm 10mlethanol (TT), ngâm trong 4 h, lọc, dịch lọc để bay hơi tự nhiên đến cắn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol (TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu phải có 3 cặp vết cùng giá trị Rf và màu sắc.

C. Định tính Ngải cứu

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid fomic (15 : 2 : 2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 10 g chế phẩm cắt nhỏ, thêm 50mlnước, đun sôi trong 1 h. Để nguội, lọc, cô dịch lọc trong cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 10mlethyl acetat (TT). Lọc, cô dịch lọc trên cách thủy tới cạn, hòa tan cắn trong 1mlethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Ngải cứu (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, thêm 50mlnước, tiến hành chiết tiếp như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới đèn tử ngoại, bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có màu sắc và giá trị Rf tương tự như các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Định lượng chất bay hơi

Cân chính xác khoảng 100 g chế phẩm cho vào bình cầu. Tiến hành định lượng chất bay hơi trong chế phẩm theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Chất bay hơi thu được trong chế phẩm xác định theo công thức:

trong đó:

V1 là thể tíchxylen cho vào (1ml);

V2 là thể tích tinh dầu và xylen đọc được cuối cùng;

m là khối lượng mẫu cất chất bay hơi (g).

Chế phẩm phải chứa ít nhất 0,08 % chất bay hơi.

Bảo quản

Đựng trong lọ kín, để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Công năng, chủ trị

An thai, dưỡng huyết, chỉ huyết. Chủ trị: Các trường hợp động thai, rong huyết, mệt mỏi, nôn, hoa mắt, chóng mặt, tiểu tiện vàng, đại tiện táo.

Cách dùng, liều lượng

Dùng 2 lần một ngày, mỗi lần 1 viên, uống với nước ấm.

HOÀN BÁT TRÂN

Công thức

Đảng sâm (RadixCodonopsis pilosulae)

100 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis) chế rượu

100 g

Bạch truật (RhizomaAtractylodis macnxephalae) sao

100 g

Bạch thược (RadixPaeoniaelactiflora)

100 g

Bạch linh(Poria)

100 g

Xuyên khung (RhizomaLigusticiwallichii)

100 g

Cam thảo (RadixGlycyrrhiae)

50 g

Thục địa (RadixRehmaniae glutinosae praeparata)

100 g

Mật ong vừa đủ (Mel q.s)

 

Bào chế

Đương qui chế rượu, Bạch truật sao theo qui định trong chuyên luận riêng. Sấy khô nhiệt độ dưới70 °C và nghiền 8 vị thuốc trên thành bột mịn, trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Nếu làm hoàn cứng, lấy 100 g bột kép, thêm 40 g đến 50 g mật luyện hòa loãng trong lượng nước sôi thích hợp, gây nhân, làm hoàn cứng và sấy khô. Nếu làm hoàn mềm, cứ 100 g bột kép, thêm 110 g đến 140 g mật ong luyện nóng, trộn mềm nhuyễn, chia viên hoàn 9 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn cứng màu đen hơi nâu.

Hoàn mềm màu đen hay nâu hơi đen, mềm, nhuyễn, có vị ngọt và hơi đắng.

Định tính

A. Bạch linh, Cam thảo: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột mẫu chuẩn của Bạch linh và Cam thảo, bột chế phẩm phải có các khối phân nhánh không đều, không màu; sợi nấm không màu hay nâu nhạt, hơi cong và phân nhánh của Bạch linh; các bó sợi mang tinh thể calci oxalat hình lăng trụ của Cam thảo.

B. Định tính Đương quy

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng-.Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 10 g chế phẩm, tán thành bột thô hoặc cắt nhỏ, thêm 30mlether(TT),lắc trên máy lắc 30 min, lọc lấy dịch chiết. Chiết như trên thêm một lần nữa. Gộp các dịch chiếtether,để bay hơi tự nhiên đến khô. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 0,5 g bột Đương qui (mẫu chuẩn), thêm 15mlether(TT)rồi tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Đảng sâm

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n - Hexan -ethylacetat (2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 10 g hoàn, nghiền nhỏ, nếu là hoàn mềm thì cắt nhỏ, thêm 50mlmethanol(TT),đun sôi trên cách thủy 30 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Khuấy kỹ cắn vớin-butanol (TT)3lần, mỗi lần10 ml.Gộp dịch chiếtbutanol,cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 30mldung dịchacid sulfuric20 % (TT),đun sôi hồi lưu trong 2 h, để nguội, lọc lấy tủa, rửa bằng nước cất cho hết phản ứng acid, sấy khô ở 70°C. Thêm vào tủa 20 mlcloroform(TT),đun trên cách thủy nóng, lọc, cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 12 g Đảng sâm (mẫu chuẩn) đã tán nhỏ, thêm 30mln-butanol (TT)và tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),sấy110°C cho đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Hoàn mềm: Không được quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Hoàn cứng: Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 85°C, 5 h).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ẩm.

Công năng, chủ trị

Bổ khí, dưỡng huyết. Chủ trị: Khí huyết lưỡng hư có biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, lười nói, khí đoản, sắc mặt bệch, chóng mặt hoa mắt, tim đập hồi hộp.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 6 g hoàn cứng, hoặc 1 viên hoàn mềm, ngày uống 2 lần.

HOÀN BÁT VỊ

Công thức

Quế chi (Ramullus Cinnamomi)

22 g

Hắc Phụ tử (RadixAconitilateralis)

22 g

Thục địa (RadixRehmaniae glutinosae praeparata)

176 g

Sơn thù (FructusCorniofficinalis)

88 g

Mu đơn bì (CortexPaeomiaesuffruticosae)

66 g

Hoài sơn (TuberDioscoreae persimilis)

88 g

Phục linh (Poria)

66 g

Trạch tả (RhizomaAlismatis)

66 g

Mật ong vừa đủ (Mel q.s)

1000 g

Bào chế

Phụ tử chế Hắc phụ tử, Sơn thù chế rượu theo qui định trong chuyên luận riêng.

Quế chi thái phiến, tẩm nước Ngưu tất, Ngũ vị tử (100mlnước sắc dùng 1 g Ngũ vị tử và 3 g Ngưu tất), ủ trong 12 h cho ngấm đều, sấy nhẹ cho khô (40°C đến 50 °C), thái nhỏ. Thục địa thái lát dày 2 mm đến 3 mm, tẩm rượu cho mềm, trộn với các vị thuốc khác, giã nát với nhau, sấy khô nghiền thành bột mịn, trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Mật ong cô luyện thành châu. Cứ 100 g bột kép dùng 80 g đến 110 g mật luyện nóng, trộn đều đến nhuyễn. Chia thành các hoàn mềm 9 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn hình cầu màu nâu hơi đen bóng, vị ngọt hơi chua và cay.

Định tính

A. Hoài sơn, Bạch linh, Quế, Trạch tả: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột mẫu chuẩn của Hoài sơn, Trạch tả, Bạch linh và Quế chi thấy: Hạt tinh bột hình chuông, hình trứng, dài 10 µm đến 60 µm, rộng khoảng 20 µm, có vân đồng tâm, rốn lệch tâm, hình chấm hay hình vạch của Hoài sơn. Các hạt tinh bột hình trứng dài, hình bầu dục, đường kính 3 µm đến 14 µm, rốn hình khe ngắn, hình chữ Y, chữ V, đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép 3 của Trạch tả. Các khối phân nhánh không đều, không màu, hòa tan trongdung dịch cloral hydrat (TT),sợi nấm không màu, hơi cong và phân nhánh của Bạch linh. Các sợi dài đặc biệt hình thoi, màu vàng nâu, thành dày khoang hẹp, tế bào mô cứng hình chữ nhật hay hình trái xoan thành dày, khoang rộng có ống trao đổi rõ của Quế.

B. Định tính Thục địa

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 15 g chế phẩm, cắt nhỏ, thêm 40mlmethanol(TT),đun sôi trên cách thủy 15 min, gạn và lọc lấy dịch chiết. Bã được chiết như trên 2 lần nữa. Gộp các dịch chiếtmethanol,cô trên cách thủy tới cạn. Khuấy kỹ cắn vớin-butanol (TT)3 lần, mỗi lần 5ml.Gộp các dịch chiết buthanol, bốc hơi trên cách thủy tới cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1,5 g Thục địa (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trong hỗn hợp đồng thể tíchacid phosphoricethanol, sấybản mỏng ở 110°C đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Độc tính bất thường

Thử theo Phụ lục 13.5. Lấy 3 g bột viên, thêm 7,5mlnước cất nghiền nhuyễn và lắc đều. Cho chuột uống 1 ml/chuột.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Ôn bổ thận dương. Chủ trị: Thận dương bất túc, thắt lưng đau gối mỏi, nửa người dưới thường có cảm giác lạnh, bụng dưới đau co lại, tiểu tiện hoặc ít hoặc nhiều. Có thể dùng cho đờm ẩm, cước khí, tiêu khát, chuột rút.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần, uống lúc đói.

HOÀN BỔ TRUNG ÍCH KHÍ

Công thức

Hoàng kỳ (Radix Astragalimembranacei)

100 g

Đảng sâm (RadixCodonopsis pilosulae)

30 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

30 g

Bạch truật (RadixAtractylodis macrocephalae)

30 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

20 g

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

30 g

Sài hồ (RadixBupleuri)

30 g

Trần bì (Pericarpium Citrireticulatae perenne)

30 g

Gừng tươi (Rhizoma Zingiberis)

12 g

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

102 g

Mật ong vừa đủ(Mel q.s)

1000 g

Bào chế

Hoàng kỳ chế mật, Cam thảo chích mật, Bạch truật tẩm hoàng thổ sao vàng. Đảng sâm tẩm nước cốt gừng sao khô. Trần bì thái sợi và vi sao theo chuyên luận riêng, sấy khô các vị thuốc trên và Đương quy, Thăng ma, Sài hồ; nghiền thành bột mịn, trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Đại táo cùng với Gừng tươi còn lại cắt nhỏ, cho vào nấu 2 lần cho đến khi nhừ hết và tiết hết chất ngọt, lọc bỏ bã, cô đặc. Trộn bột kép với dịch cô đặc và mật luyện sôi cho nhuyễn. Cứ 100 g bột kép dùng 100 g đến 120 g mật luyện. Làm viên hoàn mềm 9 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn hình cầu màu đen, mùi thơm, vị ngọt sau hơi đắng, cay.

Định tính

A. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều loại sợi khác nhau, riêng lẻ hay tập trung thành bó, một số sợi mang tinh thể calci oxalat hình khối. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim riêng lẻ hay tập trung thành đám. Tế bào cứng thành dày thấy rõ lỗ trao đổi. Mảnh mô mềm nhiều khi mang hạt tinh bột. Hạt tinh bột hình dạng khác nhau riêng lẻ hay tập trung thành khối. Mảnh vỏ quả ngoài gồm các tế bào hình dạng khác nhau, thành hơi dày. Mảnh bần, các mảnh mạch xoắn, mạch điểm, mạch vạch. Các hạt phấn hoa có hình dạng, kích thước khác nhau.

B. Định tính Cam thảo

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:Cloroform- aceton (7 : 3).

Dung dịch thử:Lấy 10 g chế phẩm, nghiền hoặc cắt nhỏ, thêm 20mlmethanol(TT),dùng đũa thủy tinh dần nhuyễn, gạn, lọc. Bã được chiết như trên 2 lần nữa. Tập trung các dịch lọc, cô trên cách thủy tới còn khoảng 5ml.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g Cam thảo (mẫu chuẩn), cắt nhỏ, thêm 20mlmethanol(TT),đun sôi trên cách thủy 20 min, lọc, bã được chiết như trên 2 lần. Tập trung các dịch lọc, cô cạn trên cách thủy còn khoảng 5ml.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng rồi quan sát dưới ánh sáng có bước sóng 254 và 366 nm, hoặc phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),sấy bản mỏng ở 100°C đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết chính cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Đương qui

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (95 : 5).

Dung dịch thử:Dùng dịch chiết trongmethanolcủa phần định tính Cam thảo.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Đương quy (mẫu chuẩn), thêm 5mlmethanol(TT),lắc kỹ 10 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy tới cắn. Hòa cắn trong 1mlmethanol(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng rồi quan sát dưới ánh sáng có bước sóng 366 nm, hoặc phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),sấy bản mỏng ở100 °C đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết chính cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Bảo quản

Để nơi khô, trong bao bì kín.

Công năng, chủ trị

Bổ khí thăng đề. Chủ trị: Tỳ vị khí hư, biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng; thiếu khí hạ hãm biểu hiện ở phân lỏng, ỉa chảy lâu ngày, thoát giang hay sa trực tràng, sa dạ con.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần đến 3 lần, uống trước bữa ăn 2 h.

Kiêng kỵ

Nhiệt lỵ mới phát, đạo hãn, đau đầu, mất ngủ do huyết áp, thổ huyết, nục huyết, khí nghịch, suyễn thổ cấp. Kiêng ăn các thứ sống, lạnh khi đang dùng thuốc.

HOÀN LỤC VỊ

Công thức

Thục địa (RadixRehmanniae glutinosae praeparata)

160 g

Hoài sơn (TuberDioscoreae persimilis)

80 g

Sơn thù (FructusCorniofficinalis) chế rượu

80 g

Mẫu đơn bì (CortexPaeoniaesuffruticosae)

60 g

Phục linh (Poria)

60 g

Trạch tả (RhizomaAlismatis)

60 g

Mật ong, tá dược vừa đủ (Mel etexcipientq.s)

1000 g

Bào chế

Sơn thù chế rượu và các vị thuốc khác chế theo qui định trong chuyên luận riêng, Thục địa thái lát mỏng. Các vị thuốc được sấy khô, nghiền thành bột mịn. Trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Nếu làm hoàn cứng thì cứ 100 g bột kép trên thêm 35 g đến 50 g mật luyện hòa loãng bằng lượng nước sôi thích hợp, làm viên và sấy khô. Nếu làm thành hoàn mềm thì cứ 100 g bột kép trên thêm 80 g đến 110 g mật luyện sôi, trộn mền nhuyễn, làm hoàn mềm 9 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn cứng hình cầu màu đen nâu, mùi thơm của dược liệu, vị ngọt và chua.

Hoàn mềm hình cầu có màu đen nâu, mùi thơm của dược liệu có vị ngọt và chua.

Định tính

A. Định tính Hoài sơn, Trạch tả và Phục linh: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột mẫu chuẩn của Hoài sơn, Phục linh và Trạch tả, thấy: Các hạt tinh bột hình chuông, hình trứng, dài 10 µm đến 60 µm, rộng khoảng 20 µm, có vân đồng tâm, rốn lệch tâm, hình chấm hay hình vạch của Hoài sơn. Các hạt tinh bột hình trứng dài, hình bầu dục, đường kính 3 µm đến 14 µm, rốn hình khe ngắn, hình chữ Y, đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép 3 của Trạch tả. Các khối phân nhánh không đều, không màu; các sợi nấm không màu, hơi cong và phân nhánh của Phục linh.

B. Cất kéo bằng hơi nước 10 g hoàn đã nghiền nhỏ và hứng lấy 20mldịch cất, lấy 2mldịch cất, thêm 0,5mlacid benzosulfonic(TT)đãdiazohóa, 1 giọt đến 2 giọtdung dịch natri carbonat (TT)xuất hiện dần dần màu đỏ da cam.

C. Định tính Thục địa

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 10 g chế phẩm, tán thành bột thô, nếu là hoàn mềm thì thái nhỏ, chiết bằng cách đun sôi trên cách thủy 15 min vớimethanol(TT)2 lần, mỗi lần 30ml.Gộp dịch chiếtmethanol, cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 10mln-butanol (TT),đặt lên bếp cách thủy nóng, dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ trong 5 min, gạn lấy dịch chiếtbutanol.Chiết lại cắn như trên thêm 1 lần nữa. Gộp các dịch chiếtbutanol,cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol96 % (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1,5 g Thục địa (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, tiến hành chiết như dung dịch thử, bắt đầu từ “chiết bằng cách đun sôi trên cách thủy 15 min vớimethanol(TT)...Hòa cắn trong 1mlethanol96 % (TT)”.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 25 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm đến 14cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric (TT), sấy ở 120 °C đến khi hiện rõ vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

D. Định tính Sơn thù

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bẩn mỏng:Silicagef GF254.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat -acid formic (5 : 4 : 1).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1,2 g sơn thù đã tán nhỏ, thêm 20mletherethylic (TT),lắc đều, đậy kín, để ngâm 2 h, thỉnh thoảng lắc, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch thử:Lấy 20 g chế phẩm, tán nhỏ, nếu là hoàn mềm thì cắt nhỏ, thêm 40mletherethylic (TT),lắc đều, đậy kín, để ngâm 2 h, thỉnh thoảng lắc, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 25 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 14cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát vết ở ánh sáng thường hoặc đặt bản mỏng vào bình đã bão hòa hơiamoniac(TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Tư bổ can thận. Chủ trị: Can thận âm hư gây chóng mặt, váng đầu, đau mỏi thắt lưng đầu gối, cốt chưng triều nhiệt, đạo hãn về đêm, di tinh, tiêu khát.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 6 g hoàn cứng, hoàn mềm mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần.

HOÀN MINH MỤC ĐỊA HOÀNG

Công thức

Thục địa (RadixRehmanniae glutinosae praeparata)

160 g

Sơn thù (FructusCorni officinalis) (chế rượu)

80 g

Mu đơn bì (CortexPaeoniaesuffruticosae)

60 g

Hoài sơn (RhizomaDioscoreae persimilis)

80 g

Phục linh (Poria)

60 g

Trạch tả (RhizomaAlismatis)

60 g

Câu kỷ tử(FructusLycii)

60 g

Cúc hoa vàng (FlosChrysanthemiindici)

60 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

60 g

Bạch thược (RadixPaeoniaelactiflorae)

60 g

Bạch tật lê (FructusTribuli terrestris)

60 g

Thạch quyết minh (nung)(ConchaHaliotidis)

80 g

Mật ong vừa đủ(Mel q.s)

 

Bào chế

Thục địa, Sơn thù chế theo qui định trong chuyên luận riêng, Thạch quyết minh nung đến khi nghiền được bột mịn. Sau đó Thục địa thái lát mỏng và sấy cùng tất cả các vị thuốc cho đến khô. Nghiền các vị thuốc trên thành bột mịn, trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Nếu làm hoàn cứng thì lấy 100 g bột kép thêm 30 g đến 50 g mật luyện và hòa loãng trong lượng nước sôi thích hợp. Nếu làm hoàn mềm, cứ 100 g bột kép dùng 90 g đến 110 g mật luyện sôi, trộn đều cho nhuyễn, làm viên hoàn mềm 9 g. Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn cứng: Hình cầu cứng, màu đen đến nâu hơi đen, mùi thơm nhẹ của dược liệu, vị ngọt, sau đắng và se.

Hoàn mềm: Hình cầu mềm nhuyễn, màu đen, mùi thơm nhẹ của dược liệu, vị ngọt, sau đắng và se.

Định tính

A. Định tính Hoài sơn, Trạch tả, Bạch linh: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột mẫu chuẩn của Hoài sơn, Bạch linh và Trạch tả, thấy: Các hạt tinh bột hình chuông, hình trứng, dài 10 µm đến 60 µm, rộng khoảng 20 µm, có vân đồng tâm, rốn lệch tâm, hình chấm hay hình vạch. Các hạt tinh bột hình trứng dài, hình bầu dục, đường kính 3 µm đến 14 µm, rốn hình khe ngắn, hình chữ Y, đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép 3. Các khối phân nhánh không đều, không màu, hòa tan trongdung dịch cloral hydrat (TT),các sợi nấm không màu, hơi cong và phân nhánh.

B. Định tính Thạch quyết minh: Rửa 2 g hoàn trong một cốc có mỏ với nước, một ít tủa màu trắng hơi xám đọng ở đáy cốc, để lắng, gạn lấy riêng tủa. Thêm 2 giọt dung dịchacidhydrocloric loãng (TT)vào tủa, thấy sủi bọt và giải phóngcarbondioxyd. Khí thoát ra được sục vàodung dịch calci hydroxyd bão hòa (TT)sẽ làm đục dung dịch calci hydroxyd. Thêm 2mlnước vào cốc trên, khuấy và lọc. Điều chỉnh dịch lọc đến kiềm yếu rồi thêm một giọtdung dịch amoni oxalat 4 %(TT), xuất hiện tủa trắng.

C. Định tính Cúc hoa vàng, Đương quy.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen -ethylacetat (93 : 7).

Dung dịch thử:Lấy khoảng 10 g chế phẩm, nghiền mịn, thêm 50mlethanol (TT), lắc đều, ngâm 1 h, thỉnh thoảng lắc (hoặc siêu âm 30 min), lọc. Nếu là hoàn mềm thì trộn 10 g chế phẩm đã cắt nhỏ với10 g Kieselguhr,thêm80 mlethanol (TT), siêu âm30 min,lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy tới cắn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu (1):Lấy 1 g Cúc hoa vàng (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, thêm 20mlethanol(TT),lắc đều, ngâm 1 h, thỉnh thoảng lắc siêu âm, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy tới cắn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2):Lấy 1 g Đương quy (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, chiết như đối với dung dịch đối chiếu Cúc hoa vàng.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏngở 120 °C cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu (1) và (2).

D. Định tính Thục địa: Xem chuyên luận “Hoàn lục vị".

Độ ẩm

Hoàn mềm: Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Hoàn cứng: Không được quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Tư dưỡng can thận, minh mục. Chủ trị: Phong tà thừa lúc can thận âm hư xâm nhập kết hợp với nhiệt khí công lên mắt gây nên: mắt có màng, chảy nước mắt, đồng tử dãn nhìn không rõ.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần dùng 1 hoàn mềm hoặc 6 g đến 9 g hoàn cứng, ngày 2 lần.

HOÀN NGÂN KIỀU GIẢI ĐỘC

Công thức

Kim ngân hoa (FlosLonicerae)

200 g

Liên kiều (Fructus Forsythiaesuspensae)

200 g

Bạc hà (Herba Menthae)

120 g

Kinh gii tuệ (SpicaElsholtziaeciliatae)

80 g

Đạm đậu xị (SemenViguae cylindricae pneparata), Đỗ đen chế

100 g

Ngưu bàng tử(FructusArctii lappae)sao

120 g

Cát cánh (RadixPlatycodi grandiflori)

80 g

Đạm trúc diệp(Herba Lophatheri)

80 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

100 g

Mật ong vừa đủ (Melq.s)

 

Bào chế

Tán Kim ngân hoa và Cát cánh thành bột mịn và rây. Cất lấy tinh dầu Bạc hà và Kinh giới để riêng và thu lấy phần dịch nước vào bình đựng khác. Sắc bã Bạc hà và Kinh giới cùng 5 vị thuốc còn lại bằng nước trong 2 h, sắc làm 2 lần, gộp các dịch sắc và lọc. Phối hợp dịch lọc và dịch nước Bạc hà, Kinh giới ở trên, cô đến cao đặc. Thêm bột mịn Kim ngân và Cát cánh, trộn đều, sấy khô, tán thành bột mịn và rây. Phun tinh dầu Bạc hà và Kinh giới vào bột này rồi trộn đều. Cứ 100 g bột kép thêm 80 g đến 90 g mật ong luyện để chế thành hoàn mật 3 g. Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn hình cầu, màu nâu, mùi thơm, vị hơi ngọt, đắng và cay. Mỗi hoàn 3 g.

Định tính

A. Soi kính hiển vi: Hạt phấn màu vàng, hình cầu, đường kính 54 µm đến 68 µm. Nhiều đám calci oxalat, đường kính 5 µm đến 17 µm, trong mảnh mô mềm có ống nhựa mủ nối liền nhau, đường kính 14 µm đến 25 µm, chứa hạt nhỏ, màu vàng nhạt.

B. Định tính Kinh giới,menthol

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi triển khai: n-Hexan -ethylacetat (17 : 3).

Dung dịch thử:Lấy 4 hoàn, nghiền mịn, thêm 3 gdiatomit,trộn đều, thêm 20mlether dầu hỏa (60°C đến90 °C)(TT), nút kín, lắc liên tục 15 phút rồi ngâm qua đêm, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến còn khoảng 1mldùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (1):Lấy 1 g bột Kinh giới (mẫu chuẩn), thêm 20mletherdầu hỏa (60°C đến90 °C)(TT), chiết như dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (2):Hòatan mentholtrongethanol (TT)để được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lần lượt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phundung dịch anisaldehyd(TT). Sấy bản mỏng ở 105°C trong 10 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết giống với vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu về vị trí và màu sắc.

C. Định tính Liên kiều

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi triển khai:Cloroform-methanol (20 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 4 hoàn, nghiền mịn, thêm 3 gdiatomit,trộn đều, thêm 30mlethanol(TT),đun hồi lưu 1 giờ, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô. Hòa cắn trong 2mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột Liên kiều (mẫu chuẩn), thêm 40mlnước,ngâm trong cách thủy 1 giờ, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới cạn. Hòa cắn trong 2mlethanol(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lần lượt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun dung dịch gồmanhydridacetic -acid sulfuric (20 : 1). Sấy bản mỏng ở 105°C trong 10 phút, quan sát dưới đèn tử ngoại, bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết huỳnh quang cùng màu và cùng Rf với các vết huỳnh quang trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Định tính Ngưu bàng tử, Cam thảo.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi triển khai:Cloroform-methanol (95 : 5).

Dung dịch thử:Dùng dung dịch thử ở phần định tính Liên kiều.

Dung dịch đối chiếu (1):Lấy 1,2 g Ngưu bàng tử (mẫu chuẩn), thêm 20mlethanol(TT),đun sôi hồi lưu trong cách thủy 1 giờ, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới cắn. Hòa cắn trong 10mlethanol(TT),lọc được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu (2):Lấy 1,2 g Cam thảo (mẫu chuẩn), tiến hành như mẫu đối chiếu (1).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lần lượt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phundung dịchacid sulfuricloãng (TT).Sấy bản mỏng ở 105°C cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

E. Định tính Kim ngân (hoa)

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi triển khai: n-Hexan -ethylacetat (8 : 2).

Dung dịch thử:Dùng dung dịch thử ở phần định tính Liên kiều.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1,2 g hoa Kim ngân (mẫu chuẩn), thêm 10mlethanol(TT),ngâm trong 2 h, thỉnh thoảng lắc. Lọc, lấy dịch lọc cô trên cách thủy đến cắn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT)được dung dịch chấm sắc ký.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lần lượt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phundung dịch vanilin 2 % trongacid sulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 105 °C cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong lọ kín.

Công năng, chủ trị

Tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt kèm phát sốt, sợ phong hàn nhức đầu, ho, khô miệng, họng đau.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 đến 3 lần, uống với nước sắc Lô căn hoặc nước đun sôi còn ấm.

HOÀN NHỊ TRẦN

Công thức

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)

200 g

Bán hạ (RhizomaPineliiae) (chế)

200 g

Bạch linh(Poria)

200 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

60 g

Bào chế

Bán hạ: Có thể dùng Bán hạ nam (Typhonium trilo-batum),được chế biến theo chuyên luận riêng.

Trần bì: Bỏ màng trắng, thái chỉ, vi sao, hoặc sao vàng.

Tán bốn vị thuốc trên thành bột mịn, rây qua rây số 355 và trộn đều. Ngoài ra, lấy 50 g Gừng tươi, già, giã nát, thêm lượng nước thích hợp, vắt lấy nước. Lấy dịch nước gừng này, cùng với bột thuốc nói trên để bào chế thành hoàn theo phương pháp ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn”.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1. 11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn màu nâu tro đến màu nâu vàng; mùi thơm nhẹ; vị ngọt, hơi cay.

Định tính

A. Soi kính hiển vi thấy: Các sợi nấm không màu của Bạch linh, các sợi mang tinh thể calci oxalat của Cam thảo. Các mảnh mạch điểm của Trần bì, các mảnh mạch xoắn của Bán hạ. Có đối chiếu với bột Bạch linh, Cam thảo, Trần bì, Bán hạ chuẩn.

B. Lấy 2 g chế phẩm đã nghiền thành bột mịn, cho vào ống nghiệm, thêm 7mlethylacetat (TT).Lắc đều. Đun nóng trên cách thủy 5 min. Lọc, dịch lọc cho vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1ml,phần còn lại để dùng làm dung dịch thử trong sắc ký lớp mỏng.

Ống 1: Thêm ít bộtmagnesi (TT)và cho từ từacidhydrocloric (TT)dọc theo thành ống nghiệm, đun nóng nhẹ. Xuất hiện màu tím hồng.

Ống 2: Thêm vài giọtdung dịch natri hydroxyd 10% (TT),xuất hiện màu vàng cam.

Ống 3: Thêm vài giọtdung dịch sắt(III)clorid 5 % (TT),xuất hiện màu xanh đen.

C. Định tính Trần bì.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:DùngSilica gelGdung dịch natri hydroxyd0,5 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển:

Hệ 1: Ethylacetat -methanol- nước (100 : 17 : 13).

Hệ 2: Toluen -ethylacetat -acid formic- nước (20 : 10 : 1 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 5 g bột chế phẩm, thêm 30mlmethanol (TT), đun hồi lưu trong cách thủy 30 min, lọc, cô dịch lọc còn khoảng 5mllàm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Hòa tan hesperidin chuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch bão hòa.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Triển khai sắc ký với hệ 1 đến khi dung môi đi được 3cm,lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Tiếp tục triển khai sắc ký với hệ 2 đến khi dung môi đi được 8cm,lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun dung dịchnhômclorid 1 % [Hòa tan 1 gnhôm clorid (TT)trongethanol96 % (TT)vừa đủ 100ml]và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát quang cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Định tính Cam Thảo

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:DùngSilica gelGdung dịch natri hydroxyd 1 % để tráng bản mỏng.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -acid formic-acid aceticbăng-nước (15 : 1 : 1 : 2).

Dungdịch thử:Đun hồi lưu 10 g bột chế phẩm với 40mlether(TT)trong 1 h, lọc lấy cắn, thêm 50mlmethanol(TT)và đun hồi lưu 1 h, lọc, bay hơi dịch lọc đến cắn. Hòa tan cắn trong 40mlnướcvà chiết bằngn-butanol bão hòa nước (TT)3 lần, mỗi lần 20ml,gộp các dịch chiếtbutanol,rửa vớinước3 lần, mỗi lần 20ml,bỏ nước rửa, bay hơi dịch chiết đến cắn và hòa tan cắn trong 5mlmethanol(TT)làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (1):Hòa tan amoniglycyrrhizatchuẩn trongmethanol(TT)để được dung dịch chứa 2 mg/ml.

Dung dịch đối chiếu (2):Lấy 1 g bột rễ Cam thảo (mẫu chuẩn), chiết tương tự dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên.

Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun dung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT).Sấy bản mỏng ở 100 °C đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) và trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 20 g bột chế phẩm, cho vào túi giấy lọc, đặt vào dụng cụ Soxhlet, loại tạp bằngetherdầu hỏa(30°C đến 60 °C)(TT)trong 4 h. Sau đó tãi bột cho bay hơi hếtetherdầu hỏa. Chiếtflavonoidtrong bình Soxhlet bằngethanol70 % (TT)cho đến khi hếtflavonoid.Thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Thêm 10mlđến 20mlnước cấtnóng vào cắn, quấy cho tan. Lọc. Lắc dịch lọc vớiethylacetat (TT)đến hếtflavonoid(5 lần mỗi lần 5ml).Gộp dịchethylacetat, cất thu hồi dung môi, cắn thu được cho bay hếtethylacetat rồi đem sấy ở nhiệt độ 70°C cho tới khối lượng không đổi. Cân cắn và tính kết quả. Hàm lượng flavonoid toàn phần không ít hơn 1,0 %.

Độ ẩm

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.6, sấy ở 60°C đến 70°C; 1 g, 4 h).

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín.

Công năng, chủ trị

Táo thấp, trừ đờm, lý khí, hòa vị. Chủ trị: Ho, đờm nhiều, ngực và thượng vị trướng tức, buồn nôn, nôn.

Cách dùng, liều lượng

Uống ngày 2 lần, uống mỗi lần từ 9 g đến 15 g.

HOÀN NINH KHÔN

Ninh khôn chí bảo hoàn

Công thức:

A giao (Colla Corii Asini)

25 g

Mộc hương (RadixSaussureae lappae)

25 g

Phục linh (Poria)

50 g

Ngưu tất (RadixAchyranthis bidentatae)

200 g

Bạch thược (RadixPaeoniaelactiflorae)

50 g

Ô dược (RadixLinderae)

50 g

Bạch truật (RhizomaAtractylodis macroccephalae)

50g

Trần bì (Pericarpium Citrireticulatae perenne)

50 g

Cam thảo (Radix Glycyrrrhizae)

150 g

Sa nhân (FructusAmomi)

25 g

Đảng sâm (RadixCodonopsis pilosulae)

40 g

Sinh địa (RadixRehmanniae glutinosae)

50 g

Đương quy (RadixAngeliecaesinensis)

50 g

Thục địa (RadixRehmanniae glutinosae praeparata)

50 g

Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

25 g

Tô diệp (FoliumPeriliaefrutescensis)

25 g

Hổ phách(Succinum)

25 g

Trầm hương (LignumAquilariae resinatum)

50 g

Hương phụ(RhizomaCyperi)chế dấm

50 g

Xuyên khung (RhizomaLigusticiwallichii)

50 g

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

300 g

Mật ong và tá dược vừa đủ(Meletexcipientq.s)

1000 g

Bào chế

Đương quy, Ích mẫu, Xuyên khung: đồ chín, thái lát, sao vàng, sấy khô. A giao thái mỏng, sao với văn cáp cho phồng lên. Thục địa, Hương phụ chế theo chuyên luận riêng và sấy khô. Các dược liệu còn lại rửa sạch, loại bỏ tạp chất, thái lát, sấy khô. Tất cả các vị thuốc được tán thành bột mịn, trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Trộn bột kép với mật ong luyện cho mềm nhuyễn, cứ 100 g bột kép dùng 100 g đến 200 g mật luyện. Chia thành các viên hoàn 3 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn hình cầu, màu đen bóng, mềm nhuận, thơm mùi dược liệu, vị ngọt, hơi đắng và cay. Khối lượng mỗi hoàn 3 g.

Định tính

A. Định tính Bạch linh: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột Bạch linh, phải thấy: Các khối phân nhánh không đều, không màu; các sợi nấm không màu hoặc nâu nhạt, hơi cong và phân nhánh.

B. Định tính Mộc hương

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan-ethylacetat (95 : 5).

Dung dịch thử:Lấy 3 hoàn, cắt nhỏ, thêm 40mletherethylic (TT),lắc đều, ngâm trong 4 h, thỉnh thoảng lắc, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến cạn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol(TT).

Dungdịch đối chiếu: Lấy 0,5 g Mộchương (mẫuchuẩn) đã cắt nhỏ, thêm 10mlether ethylic (TT), lắc đều, ngâm 4 h, thỉnh thoảng lắc, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến cạn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol (TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 14cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun dung dịchvanilin 1 % trongacid sulfuric (TT), quan sát ở ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

C.Định tính Ích mẫu

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: Toluen - aceton -ethanol- amoniac (15 : 15 : 2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 3 hoàn, cắt nhỏ, thêm 100mlnước cất đã acidhóa bằngdung dịchacid sulfuric10 %(TT)đếnpH2 đến 3, đun sôi nhẹ 1 h, để nguội, ly tâm. Kiềm hóa dịch ly tâm bằngamoniac(TT) đếnpH10 đến 11, để yên 30 min, sau đó lắc vớicloroform (TT)2 lần, mỗi lần 30ml.Gộp dịch chiếtcloroform,lọc quanatrisulfatkhan(TT), cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT)được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:Lấy 6 g Ích mẫu (mẫu chuẩn) thêm 150mlnướccất đãacidhóa bằngdung dịchacid sulfuric10 % (TT) đến pH2 đến 3, đun sôi nhẹ 1 h, để nguội, ly tâm. Kiềm hóa dịch ly tâm bằngamoniac(TT) đếnpH10 đến 11, để yên 30 min, sau đó lắc vớicloroform (TT)2 lần, mỗi lần 30ml.Gộp dịch chiếtcloroform,lọc quanatrisulfatkhan(TT), cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT)được dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi đặt vào bình đã bão hòa hơiiod(TT), quan sát ở ánh sáng thường.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Điều hòa khí huyết, thông kinh chỉ thống. Chủ trị: Phụ nữ kinh nguyệt không đều, hư phiền, hành kinh đau bụng, suy nhược sau khi sinh.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 2 hoàn, ngày 2 lần.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh không nên dùng.

HOÀN PHÌ NHI

Công thức:

Nhục đậu khấu (SemenMyristicae)(nướng)

50 g

Mộc hương (RadixSaussureae lappae)

20 g

Thần khúc (Massa Medicatafermentata) (sao)

100 g

Mạch nha (FructusHordei germinatus) (sao)

50 g

Hoàng liên (RhizomaCoptidis)

100 g

Binh lang (SemenArecae catechi)

50 g

Sử quân tử (SemenQuisqualis)

50 g

Mật ong vừa đủ(Mel q.s)

 

Bào chế

Nhục đậu khấu nướng; Thần khúc, Mạch nha sao vàng. Tán 7 vị thuốc trên thành bột mịn, rây qua rây số 180 và trộn đều thành bột kép. Cứ 100 g bột thuốc thêm 100 g đến 130 g mật ong luyện, trộn đều cho mềm nhuận, chế thành viên hoàn mềm 3 g. Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn màu nâu hơi đen đến màu nâu đen, mềm nhuyễn, mịn vị hơi ngọt đắng.

Khối lượng hoàn 3 g.

Định tính

Soi kính hiển vi: Soi kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột Nhục đậu khấu và Sử quân tử (mẫu chuẩn) thấy: Hạt tinh bột gần như tròn hoặc hình bầu dục, đường kính 8 µm đến 10 µm, rốn dạng khe. Các khối inulin hình dáng không đều, đôi khi nhìn thấy các vân nhỏ xuyên tâm. Các giọt dầu có nhiều với tinh thể hình cầu khi để lắng. Các tế bào biểu bì của vỏ ngoài màu hơi vàng, hình nhiều cạnh, thành mỏng và gập lại với tế bào mạng lưới ở bên dưới. Các mạch xoắn, đường kính 14 µm đến 17 µm. Các mảnh nội nhũ không màu, có các tế bào thành dày hơn với nhiều lỗ gần tròn, lớn.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Khu trùng, tiêu tích, kiện tỳ. Chủ trị: Trẻ đau bụng giun, tiêu hóa kém, yếu, nước da xanh xao vàng vọt, kém ăn, bụng trướng đầy, tiêu chảy, nóng sốt, hôi miệng.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần. Trẻ em dưới 3 tuổi giảm liều cho thích hợp.

HOÀN QUY TỲ

Công thức:

Đảng sâm (RadixCodonopsis pilosulae)

80 g

Bạch truật (RadixAtractylodis macrocephalae)

160 g

Hoàng kỳ (Radix Astragalimenbranacei) chế

160 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) chích mật

40 g

Phục linh (Poria)

160 g

Viễn chí(RadixPolygalae)chế

16 g

Toan táo nhân (Semen Ziziphimauritianae)

160 g

Long nhãn (Arillus Longan)

160 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

16 g

Mộc hương (RadixSaussureae lappae)

80 g

Đại táo (Frutus Ziziphi jujubae) bỏ hạt

40 g

Mật ong vừa đủ (Mel q.s)

 

Bào chế

Các vị thuốc chế theo chuyên luận riêng và sấy khô. Tán 11 vị thuốc thành bột mịn, trộn đều thành bột kép và rây qua rây số 180. Nếu làm hoàn cứng thì lấy 100 g bột kép trên, thêm 25 g đến 40 g mật ong luyện hòa loãng trong lượng nước sôi thích hợp, gây nhân và làm thành viên. Nếu làm hoàn mềm, cứ 100 g bột kép trên, thêm 80 g đến 90 g mật ong luyện sôi, trộn đều cho mềm nhuyễn, chia thành các viên 9 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn cứng: Hình cầu, mùi thơm nhẹ, vị ngọt sau hơi đắng và cay.

Hoàn mềm: Màu nâu, nhuận, mịn, mùi thơm nhẹ, vị ngọt sau hơi đắng và cay. Khối lượng mỗi hoàn 9 g.

Định tính

A. Định tính Hoàng kỳ, Bạch linh: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột Hoàng kỳ, Bạch linh (mẫu chuẩn) thấy: Sợi thành bó hay rải rác, thành dày với những kẽ nứt dọc trên bề mặt, hai đầu sợi thường bị gãy thành dạng tua như chổi hoặc gãy cụt của Hoàng kỳ. Các khối phân nhánh không đều, không màu, các sợi nấm không màu, hoặc nâu nhạt, hơi cong và phân nhánh, đường kính 3 µm đến 8 µm của Bạch linh

B. Định tính Toan táo nhân

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng-.Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (60°C đến 80°C)-etherethylic -acid acetic (7,5 : 7,5 : 0,15)

Dung dịch thử:Lấy khoảng 30 g chế phẩm, tán hoặc cắt nhỏ (nếu là hoàn mềm), thêm 50mlethanol(TT),lắc siêu âm 30 min, lọc lấy dịch chiết. Bã được chiết như trên một lần nữa. Gộp các dịch chiếtethanol,cô trên cách thủy tới cắn khô. Khuấy kỹ cắn vớietherdầu hỏa (60°C đến 80 °C) (TT)2 lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịchetherdầu hỏa, bốc hơi trên cách thủy tới cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2,5 g bột thô Toan táo nhân (mẫu chuẩn) đã giã nhỏ, thêm 20mlethanol(TT),tiếp tục chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi đặt vào bình đã bão hòa hơiiod (TT)cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C.Định tinh Đương quy

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lực 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 10 g chế phẩm, tán thành bột thô hoặc cắt nhỏ, thêm 30mlethanol(TT),lắc kỹ, ngâm 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 1 g bột Đương qui (mẫu chuẩn), thêm 15mlethanol(TT)rồi tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Định tính Đảng sâm

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 30 g chế phẩm, tán thành bột thô (hoặc cắt nhỏ nếu hoàn mềm), thêm 50mlmethanol(TT),lắc siêu âm 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 1,5 g bột Đảng sâm (mẫu chuẩn), thêm 15mlmethanol(TT)rồi tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Hoàn mềm: Không được quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Hoàn cứng: Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 100°C, 4 h).

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm. Chủ trị: Tâm tỳ hư, khí huyết hư, biểu hiện: lo sợ, hay quên, đánh trống ngực, hồi hộp, mất ngủ, ngủ mê, hơi thở ngắn, mệt mỏi, kém ăn.

Tỳ không nhiếp huyết: rong kinh, băng huyết, đại tiểu tiện ra huyết, đới hạ.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 6 g hoàn cứng hoặc 1 hoàn mềm, ngày 3 lần. Uống với nước ấm hoặc nước gừng tươi.

HOÀN SÂM NHUNG BỔ THẬN

Công thức:

Ba kích (RadixMorindaeofficinalis)

30 g

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

29 g

Bách hợp(Bulbus Lilii)

30 g

Nhân sâm(Radix Ginseng)

3,6 g

Bạch linh (Poria)

29 g

Nhục thung dung(Herba Cistanches)

12 g

Bạch truật (RhizomaAtractylodis macrocephalae)

18 g

Nhung hươu (CornuCervi pantotrichum)

1,2 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

2,5 g

Hạt sen (SemenNelumbinisnucifecae)

44 g

Cao ban long(Colla Comus Cervi)

3,6 g

Thỏ ty tử (SemenCuscutae)

20 g

Câu kỷ tử (FructusLycii)

20 g

Thục địa (RadixRehmanniae glutinosae praeparata)

120 g

Cẩu tích (RhizomaCibotii)

15 g

Trạch t (RhizomaAlismatis)

15 g

Hoài sơn (TuberDioscoreae persimilis)

38 g

Tục đoạn (RadixDipsaci)

29 g

Đảng sâm (RadixCodonopsis pilosulae)

12 g

Xuyên khung (RhizomaLigusticiwallichii)

15 g

Đỗ trọng (CortexEucommiae)

12 g

Viễn chí (RadixPolygalae)

8 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

20 g

Mật ong vừa đủ làm hoàn mềm(Mel q.s)

 

Bào chế

Bàochế cổ truyền:Ba kích (Diêm Ba kích nhục), Hà thủ ô (Chế Hà thủ ô), Phục linh, Bạch truật (Sao bạch truật), Cam thảo (Chích Cam thảo), Cẩu tích, Trạch tả (Diêm Trạch tả), Củ mài, Tục đoạn, Đỗ trọng (Diêm Đỗ trọng), Viễn chí (Viễn chí chế), Đương quy (Tửu Đương quy) chế theo các chuyên luận riêng. Bách hợp rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Nhân sâm thái mỏng, sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Nhục thung dung rửa sạch bằng nước phèn, ngâm nước 3 h cho sạch muối, hấp chín, thái mỏng, sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Nhung hươu hơ cháy lông trên ngọn lửa, cạo sạch thái lát nhỏ, nghiền nhỏ. Hạt sen loại bỏ vỏ sấy khô. Thỏ ty tử rửa sạch thêm rượu trắng bằng 1/2 lượng dược liệu cho thấm đều, nấu nhỏ lửa cho cạn hết rượu, hạt phồng lên, bề mặt có màu vàng nâu, có mùi thơm. Đảng sâm loại bỏ tạp chất, rửa sạch, hấp chín, thái đoạn, sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Xuyên khung rửa sạch hoặc đồ mềm, thái lát, phơi se, tẩm rượu (lượng rượu bằng 1/10 lượng dược liệu), sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Mật ong cô luyện thành châu.

Bào chế hoàn mật:Tất cả các vị thuốc sau khi chế khô, tán thành bột mịn, rây qua rây số 180. Trộn đều thành bột kép. Trộn đều bột kép với mật ong, cao ban long, theo tỷ lệ 100 : 120. Chia thành các viên hoàn mềm. Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn hình cầu, màu đen nhánh, đồng nhất, mềm nhuyễn, mịn, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt hơi đắng. Khối lượng 9 g.

Định tính

A. Định tính Hạt sen, Bạch linh và Củ mài: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột Hạt sen, Bạch linh và Củ mài (mẫu chuẩn), phải thấy: Các hạt tinh bột hình chuông, hình trứng, dài 10 µm đến 60 µm, rộng khoảng 20 µm, có vân đồng tâm, rốn lệch tâm, hình chấm hay hình vạch của củ mài. Hạt tinh bột hình trứng, hình bầu dục rộng 2 µm đến 6 µm, dài 4 µm đến 14 µm hoặc hình tròn có đường kính 2 µm đến 19 µm, rốn phân nhánh, vân không rõ của Hạt sen. Sợi nấm không màu hay nâu nhạt, hơi khúc khuỷu, phân nhánh của Bạch linh.

B. Định tính Thục địa

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 20 g chế phẩm, cắt nhỏ, chiết bằng cách đun sôi trên cách thủy 15 min vớimethanol(TT) 2lần, mỗi lần 30ml.Gộp dịch chiếtmethanol, cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 10mln-butanol (TT),đặt lên bếp cách thủy nóng, dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ trong 5 min, gạn lấy dịch chiếtbutanol.Chiết lại cắn như trên thêm 1 lần nữa. Gộp các dịch chiếtbutanol,cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g Thục địa (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ, tiến hành chiết như dung dịch thử, bắt đầu từ “chiết bằng cách đun sôi trên cách thủy 15 min vớimethanol (TT).... Hòa cắn trong 1mlethanol(TT)”.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 14cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),sấy ở 120°C đến khi hiện rõ vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Đương qui

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan-ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 5 g chế phẩm, cắt nhỏ (hoặc nghiền mịn), thêm 30mletherethylic(TT), lắc 30 min, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến khô cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Đương qui (mẫu chuẩn), thêm 20mletherethylic(TT), lắc 30 min, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến khô cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại tại bước sóng 366 nm.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Công năng, chủ trị

Bổ thận, cố tinh. Chủ trị: Thận hư, phòng sự yếu, di mộng tinh, kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, đau thắt lưng, mỏi gối, ù tai.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần uống 1 hoàn mềm, ngày dùng 2 lần.

Kiêng kỵ

Không nên dùng thuốc trong trường hợp ngoại cảm, kiết lỵ. Kiêng các chất cay, nóng, chất kích thích.

HOÀN THẬP TOÀN ĐẠI BỔ

Công thức

Đảng sâm (RadixCodonopsis pilosulae)

150 g

Bạch truật (RadixAtractylodis macrocephalae)

100 g

Phục linh (Poria)

80 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

80 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

100 g

Xuyên khung (RhizomaLigusticiwallichii)

80 g

Bạch thược (RadixPaeoniaelactiflorae)

100 g

Thục địa (RadixRehmanniae glutinosae praeparata)

150 g

Hoàng kỳ (Radix Astragalimembranacei)

150 g

Quế nhục (CortexCinnamomi)

100 g

Mật ong vừa đủ (Mel q.s)

 

Bào chế

Bạch truật sao vàng, Bạch thược chế rượu, Cam thảo chích mật, Hoàng kỳ tẩm mật theo qui định trong các chuyên luận riêng. Sau đó, Thục địa thái lát và sấy khô cùng các vị còn lại, nghiền thành bột mịn, trộn đều thành bột kép và rây qua rây số 180. Nếu làm hoàn cứng thì lấy 100 g bột kép thêm 30 g đến 50 g mật luyện và hòa loãng trong lượng nước sôi thích hợp và làm hoàn cứng. Nếu làm hoàn mềm, cứ 100 g bột kép dùng 100 g đến 120 g mật luyện sôi, trộn đều cho mềm nhuyễn, làm viên hoàn mềm 9 g.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn hình cầu, màu nâu đến nâu đen, mùi thơm, vị ngọt sau hơi đắng cay.

Định tính

A. Định tính Phục linh, Quế và Hoàng kỳ: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột Phục linh, bột Quế và bột Hoàng kỳ (mẫu chuẩn) thấy các khối phân nhánh không đều, không mà; các sợi nấm không màu hoặc nâu nhạt, hơi cong và phân nhánh của Phục linh. Các tế bào mô cứng màu vàng nâu, đứng riêng lẻ hay tụ thành đám, hình trái xoan hay hình chữ nhật với màng rất dày khoang rộng có ống trao đổi rõ, một số tế bào có thành mỏng về một phía của Quế. Sợi thành bó hay rải rác, thành dày với những kẽ nứt dọc trên bề mặt, hai đầu sợi thường bị gãy thành dạng tua như chổi hoặc gãy cụt của Hoàng kỳ.

B. Định tính Bạch thược

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -acid acetic-acid formic -nước (10 : 1 : 1 : 1).

Dungdịch thử:Nghiền 12 g hoàn với 6 g Kieselguhr, thêm 80mlethanol(TT),lắc siêu âm 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn khô, hòa tan cặn khô trong 20mlnước,lọc qua bông. Lắc dịch lọc vớin-butanol (TT)bão hòa nước 2 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtbutanol,rửa bằng 20mlnước,gạn bỏ nước rửa. Bốc hơi dịch chiếtbutanoltrên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trongethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Hòatan paeoniflorinchuẩn trongethanol(TT)để được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml. Nếu không cópaeoniflorin,lấy 2 g bột thô Bạch thược (mẫu chuẩn), thêm 20mlethanol(TT),lắc siêu âm 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn khô, hòa tan cặn khô trong 20mlnước,lọc qua bông. Lắc dịch lọc vớin-butanol bão hòa nước (TT)2 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtbutanol,rửa bằng 20mlnước,gạn bỏ nước rửa. Bốc hơi dịch chiếtbutanoltrên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trongethanol(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệtđộ phòng, phun dung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT). Sấy bản mỏng ở 110 °C cho đến khi các vết xuất hiện. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Đảng sâm

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelG.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (2 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 8 g hoàn, nghiền nhỏ, nếu là hoàn mềm thì cắt nhỏ, thêm 30mlethanol96 % (TT),đun sôi trên cách thủy 30 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Khuấy kỹ cắn vớin-butanol (TT)3 lần, mỗi lần 10ml.Gộp dịch chiếtbutanol,cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 5mlethanol(TT),thêm 30mldung dịchacid sulfuric20 % (TT),đun sôi hồi lưu trong 2 h, để nguội, lọc lấy tủa, rửa bằngnước cấtcho hết phản ứngacid,sấy khôở 70 °C. Thêm vào tủa 20mlcloroform(TT),đun trên cách thủy nóng, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 1 g Đảng sâm (mẫu chuẩn) đã tán nhỏ, thêm 20mlethanol96 %(TT) và chiết như dung dịch thử, bắt đầu từ "đun sôi trên cách thủy 30 min... Hòa cắn trong 1mlethanol(TT)".

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacid sulfuric(TT),sấy ở 110°C cho đến khi các vết xuất hiện. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trịRf vớicác vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Định tính Đương qui

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 5 g chế phẩm, cắt nhỏ (hoặc nghiền mịn), thêm 30mletherethylic (TT),lắc 30 min, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến khô cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Đương qui (mẫu chuẩn), thêm 20mletherethylic(TT), lắc 30 min, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến khô cạn. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại tại bước sóng 366 nm.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

E. Định tính Thục địa

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:Cloroform-ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 20 g chế phẩm, cắt nhỏ cho vào cốc có mỏ. Thêm 20mln-butanol(TT), lắc kỹ (chiết 2 lần), lấy dịch chiết n-butanol, cô cạn tới cắn. Hòa tan cắn trong 1mlethanol96 %(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 20 g Thục địa (mẫu chuẩn) đã cắt nhỏ hoặc nghiền mịn, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịchacid sulfuric10 % trongethanol(TT),sấy ở 105°C đến khi hiện rõ vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Hoàn mềm: Không được quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Hoàn cứng: Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 85°C,5 h).

Độ rã(Phụ lục 11.6)

Không quá 1 h (Chỉ áp dụng cho hoàn cứng).

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Ôn bổ khí huyết. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hư lao, ho khan, ăn kém, di tinh, thắt lưng đau gối yếu, vết thương lâu lành; phụ nữ băng, rong kinh.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần uống 6 g hoàn cứng hoặc 1 hoàn mềm, ngày dùng 2 đến 3 lần.

HOÀN THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM

Công thức

Đan sâm (RadixSalviaemiltiorrhizae)

25 g

Huyền sâm (RadixScrophulariae)

25 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

100 g

Viễn chí(RadixPolygalae)chế

25 g

Toan táo nhân (Semen Ziziphimauritianae) sao

100 g

Đng sâm (RadixCodonopsis pilosulae)

25 g

Bá tử nhân (SemenPlatycladi orientalis)

100 g

Bạch linh(Poria)

25 g

Cát cánh (RadixPlatycodigrandiflori)

25 g

Ngũ v tử (Fructus Schisandrae)

50 g

Mạch môn (RadixOphiopogonisjaponici)

100 g

Chu sa(Cinnabaris)

10 g

Thiên môn đông (RadixAsparagi cochinchinensis)

100 g

Sinh địa (RadixRehmanniae glutinosae)

200 g

Mật ong(Mel)

 

Bào chế

Viễn chí (chế), Toan táo nhân (sao) theo qui định trong chuyên luận riêng. Thủy phi Chu sa đạt yêu cầu thành bột rất mịn. Sấy khô và tán các vị thuốc còn lại thành bột mịn qua rây số 180. Trộn thật đều các vị với Chu sa theo nguyên tắc đồng lượng, rây. Nếu làm hoàn cứng thì lấy 100 g bột thuốc, thêm 20 g đến 30 g mật ong đã tinh chế với một lượng nước thích hợp. Nếu làm hoàn mềm thì lấy 100 g bột thuốc, thêm 50 g đến 70 g mật ong đã luyện thành châu.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn cứng màu đen hơi nâu.

Hoàn mềm màu đen nâu, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi đắng.

Định tính

A. Định tính Bạch linh, Ngũ vị tử, Mạch môn

Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột của mẫu chuẩn Bạch linh, Ngũ vị tử, Cam thảo, Mạch môn thấy: Những khối không màu, phân nhánh không đều; sợi nấm không màu hoặc nâu nhạt, đường kính 3 µm đến 8 µm của Bạch linh. Tế bào đá hình thoi hoặc hình nhiều góc với một đầu hơi nhọn và màng dày hơn, có những hố xếp rải rác. Tế bào đá màu nâu vàng nhạt hoặc không màu, hình chữ nhật nhỏ, tròn nhỏ, hay không đều, đường kính khoảng 94 µm. Tế bào đá hình chữ nhật hoặc hình dải dài, đường kính 50 µm đến 110 µm với nhiều hố nhỏ. Tế bào đá của vỏ biểu bì màu nâu vàng nhạt, nhìn theo bề mặt có hình đa diện nhỏ, màng dày có kênh lỗ dày đặc, khoang chứa chất màu nâu thẫm của Ngũ vị tử. Tinh thể calci oxalat hình kim tụ thành bó hoặc rải rác, dài 24 µm đến 50 µm, đường kính khoảng 3 µm của Mạch môn.

B. Định tính Chu sa: Rửa 1 g hoặc 1/2 viên hoàn bằng nước, sẽ thu được một lượng nhỏ tủa màu đỏ son. Lấy tủa ra, tẩm ướt bằngacidhydrocloric (TT)và cọ lên bề mặt nhẵn của một miếng đồng, thấy xuất hiện màu lấp lánh trắng bạc. Màu này sẽ mất đi khi hơ nóng hoặc nung.

C. Định tính Đương Qui

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-hexan -ethylacetat (9 : 1)

Dungdịch thử:Lấy 10 g chế phẩm, tán thành bột thô hoặc cắt nhỏ, thêm 30mletherethylic (TT),lắc trên máy lắc 30 min, lọc lấy dịch chiết. Chiết như trên thêm một lần nữa. Gộp các dịch chiếtether,để bay hơi tự nhiên đến khô. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy khoảng 0,5 g bột Đương qui (mẫu chuẩn), thêm 15mletherethylic (TT)rồi tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Hoàn mềm: Không được quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Hoàn cứng: Không được quá 12,0 % (Phụ lục9.6, 85 °C, 5 h).

Độc tính bất thường

Thử theo Phụ lục 13.5. Lấy 3,2 g bột viên, thêm 10mlnước cất, nghiền nhuyễn và lắc đều. Cho chuột uống với liều 1 ml/chuột.

Bảo quản

Để nơi khô mát, trong bao bì kín.

Công năng, chủ trị

Tư âm dưỡng huyết, bổ tâm an thần. Chủ trị: Âm huyết bất túc, hồi hộp, hay quên, tâm phiền mất ngủ, ngủ hay mê, táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Uống một ngày hai lần, mỗi lần 6 g đến 9 g hoàn.

HOÀN TIÊU DAO

Công thức

Sài hồ (RadixBupleuri)

100 g

Đương quy (RadixAngelicaesinensis)

100 g

Bạch thược (RadixPaeoniaelactiflorae)

100 g

Bạch truật (RhizomaAtradylodis macrocephalae) sao

100 g

Bạch linh (Poria)

100 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) chích mật

80 g

Bạc hà (Herba Menthae)

20 g

Gừng tươi (Rhizoma Zingiberis) nướng

100 g

Bào chế

Cam thảo và Bạch truật chế theo chuyên luận riêng. Các vị thuốc còn lại làm sạch và sấy khô. Nghiền tất cả các vị thuốc thành bột mịn, trộn đều thành bột kép và rây qua rây số 180. Lấy 100 g Gừng tươi, rửa sạch, thái lát, sắc với nước vài lần, lọc. Gây nhân làm hoàn cứng với tá dược dính là nước sắc gừng và sấy khô.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn cứng có màu nâu tới màu nâu hơi vàng, vị ngọt hơi cay.

Định tính

A. Định tính Bạch linh, Cam thảo: Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột Bạch linh và Cam thảo (mẫu chuẩn), chế phẩm phải có các khối phân nhánh không đều, không màu, hòa tan trongdung dịch cloral hydrat (TT),sợi nấm không màu hay nâu nhạt, hơi cong và phân nhánh của Bạch linh; các bó sợi mang tinh thể calci oxalat hình lăng trụ của Cam thảo.

B. Định tính Đương quy

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan -ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử:Lấy 5 g chế phẩm đã tán thành bột mịn, thêm 30mletherethylic(TT), lắc trên máy lắc 30 min, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến cạn khô. Hòa cắn trong 1mlethanol(TT)

Dung dịch đối chiếu:Lấy 0,5 g bột Đương quy (mẫu chuẩn), thêm 20mletherethylic(TT), lắc trên máy lắc 30 min, lọc. Để bay hơi tự nhiên dịch lọc đến cạn khô. Hòa cắn trong 1mlethanol (TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi dưới đèn tử ngoại, bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Bạch thược

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:Silica gelGF254.

Dung môi khai triển:Ethylacetat -acid acetic -acid formic -nước (10 : 1 : 1 : 1).

Dungdịch thử:Lấy 10 g hoàn đã nghiền mịn, thêm 80mlethanol (TT), lắc siêu âm 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cắn khô, hòa tan cắn trong 20mlnước,chiết bằngn-butanol(TT) bão hòa nước 3 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtbutanol,rửa bằngnước3 lần, mỗi lần 15ml,gạn bỏ nước rửa. Bốc hơi dịch chiết còn lại trên cách thủy đến cắn khô. Hòa tan cắn trongethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu:Lấy 2 g bột thô Bạch thược (mẫu chuẩn), thêm 20mlethanol (TT), lắc siêu âm 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cắn, hòa tan cắn trong 20mlnước,chiết bằngn-butanol(TT) bão hòa nước 3 lần, mỗi lần 20ml.Gộp các dịch chiếtbutanol,rửa bằngnước3 lần, mỗi lần 15ml,gạn bỏ nước rửa. Bốc hơi dịch chiết còn lại trên cách thủy đến cắn khô. Hòa tan cắn trongethanol(TT).

Cách tiến hành:Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12cmđến 13cm,lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phundung dịch vanilin 1 % trongacidsulfuric(TT).Sấy bản mỏng ở 110°C cho đến khi các vết xuất hiện. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 9,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100°C, 4 h).

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát, tránh ẩm.

Công năng, chủ trị

Sơ can, kiện tỳ. Chủ trị: Can khí uất tỳ hư gây nên ngực, sườn đau trướng, hoa mắt, chóng mặt, miệng, khô, họng táo, kém ăn, rối loạn kinh nguyệt.

Cách dùng, liều lượng

Mỗi lần 6 g đến 9 g hoàn, ngày 1 đến 2 lần.

 

Mục lục

MỤC 1: TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Các tiêu chuẩn

Actiso (Lá)

Cao đặc Actiso

Ba kích (Rễ)

Bá tử nhân

Bạc hà

Bách bộ (Rễ)

Bách hợp (Thân hành)

Bạch cập (Thân rễ)

Bạch chỉ (Rễ)

Bạch đậu khấu (Quả)

Bạch giới tử

Bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch tật lê (Quả)

Bạch thược (Rễ)

Bạch truật (Thân rễ)

Bán hạ (Thân rễ)

Bìm bìm biếc (Hạt)

Bình vôi

Bồ bồ

Bồ công anh

Bổ cốt chi (Quả)

Bối mẫu (Thân hành)

Cà độc dược (Hoa)

Cà độc dược (Lá)

Cá ngựa

Cải củ (Hạt)

Cam thảo (Rễ và thân rễ)

Cam thảo nam

Cánh kiến trắng

Cát cánh (Rễ)

Cát sâm (Rễ)

Cau (Hạt)

Cau (Vỏ quả)

Câu đằng

Câu kỷ tử

Cẩu tích (Thân rễ)

Chè dây (Lá)

Chè vằng (Lá)

Chỉ thực

Chỉ xác

Chiêu liêu (Vỏ thân)

Cỏ ngọt (Lá)

Cỏ nhọ nồi

Cỏ tranh (Thân rễ)

Cỏ xước (Rễ)

Cóc mẩn

Cốc tinh thảo

Cối xay

Cơm cháy (Lá)

Cốt khí (Rễ)

Cốt toái bổ (Thân rễ)

Củ chóc (Thân rễ)

Củ mài (Củ)

Củ súng

Cúc hoa vàng (Cụm hoa)

Dạ cẩm

Dành dành (Quả)

Dâm dương hoắc

Dâu (Cành)

Dâu (Lá)

Dâu (Quả)

Dâu (Vỏ rễ)

Dầu mù u

Dây đau xương (Thân)

Diên hồ sách (Thân rễ)

Diếp cá

Diệp hạ châu

Diệp hạ châu đắng

Dừa cạn (Lá)

Dừa cạn (Rễ)

Đại (Hoa)

Đại hoàng (Thân rễ)

Đại hồi (Quả)

Đại phù bình

Đại táo (Quả)

Đạm trúc diệp

Đan sâm (Rễ và thân rễ)

Đảng sâm (Rễ)

Đảng sâm Việt Nam (Rễ)

Đảng sâm Việt Nam chế

Đăng tâm thảo

Đào (Hạt)

Đậu đen (Hạt)

Đậu ván trắng (Hạt)

Đậu xanh (Hạt)

Địa cốt bì

Địa du (Rễ)

Địa hoàng (Rễ)

Địa liền (Thân rễ)

Địa long

Đinh hương (Nụ hoa)

Đinh lăng (Rễ)

Đỗ trọng (Vỏ thân)

Độc hoạt (Rễ)

Đơn lá đỏ (Lá)

Đương qui (Rễ)

Đương quy di thực (Rễ)

Gấc (áo hạt)

Gấc (hạt)

Gai (Rễ)

Gừng (Thân rễ)

Hà thủ ô đỏ (Rễ)

Hà thủ ô trắng (Rễ)

Hạ khô thảo (Cụm quả)

Hậu phác (Vỏ)

Hồ tiêu (Quả)

Hoắc hương

Hoàng bá (Vỏ thân)

Hoàng cầm (Rễ)

Hoàng đằng (Thân và rễ)

Hoàng kỳ (Rễ)

Hoàng liên (Thân rễ)

Hoàng nàn (Vỏ thân, vỏ cành)

Hoàng tinh (Thân rễ)

Hoạt thạch

Hoè (Nụ hoa)

Hồng hoa (Hoa)

Húng chanh (Lá)

Huyền sâm (Rễ)

Huyết giác (Lõi gỗ)

Hương gia bì (Vỏ rễ)

Hương nhu tía

Hương nhu trắng

Hương phụ (Thân rễ)

Hy thiêm

Ích mẫu

Ích trí (Quả)

Ké đầu ngựa (Quả)

Kê huyết đằng (Thân)

Kê nội kim

Kha tử (Quả)

Khiếm thực (Hạt)

Khổ hạnh nhân

Khoản đông hoa

Khổ sâm (Lá và cành)

Khương hoạt (Thân rễ hoặc rễ)

Kim anh (Quả)

Kim ngân (Cuộng)

Kim ngân (Hoa)

Kim tiền thảo

Kinh giới

Lá hen

Lá lốt

Lạc tiên

Liên kiều (Quả)

Lô hội (Nhựa)

Lộc nhung

Long đởm (Rễ và thân rễ)

Long nhãn

Lức (Lá)

Lức (Rễ)

Ma hoàng

Mã đề (Hạt)

Mã đề (Lá)

Mã tiền (Hạt)

Mạch môn (Rễ)

Mạch nha

Mai mực

Mạn kinh tử

Măng cụt (Vỏ quả)

Mâm xôi (Quả)

Mật ong

Mẫu đơn bì (Vỏ rễ)

Mẫu lệ

Miết giáp

Mò hoa trắng

Mơ muối

Mộc hương (Rễ)

Mộc hoa trắng

Mộc qua (Quả)

Mộc tặc

Một dược (Gôm nhựa)

Muồng trâu (Lá)

Nga truật (Thân rễ)

Ngải cứu

Nghệ (Thân rễ)

Ngô công

Ngô thù du (Quả)

Ngọc trúc (Thân rễ)

Ngũ bội tử

Ngũ gia bì chân chim (Vỏ thân, vỏ cành )

Ngũ gia bì gai (Vỏ rễ, vỏ thân)

Ngũ vị tử

Ngưu bàng (Quả)

Ngưu tất (Rễ)

Nha đảm tử

Nhàu (Quả)

Nhàu (Rễ)

Nhân sâm (Thân rễ và Rễ)

Nhân trần

Nhân trần tía

Nhũ hương (Gôm nhựa)

Nhục đậu khấu (Hạt)

Nhục thung dung (Thân)

Núc nác (Vỏ)

Ô đầu (Rễ củ)

Ô dược (Rễ)

Phòng kỷ

Phòng phong (Rễ)

Phụ tử

Phục linh

Qua lâu (Hạt)

Qua lâu (Quả)

Quế (Cành)

Quế (Vỏ thân, vỏ cành)

Qui giáp và qui bản

Rau má

Rau sam

Râu mèo

Rẻ quạt (Thân rễ)

Riềng (Thân rễ)

Rong mơ

Sa nhân (Quả)

Sa sâm (Rễ)

Sài đất

Sài hồ (Rễ)

Sáp ong trắng

Sáp ong vàng

Sâm bố chính (Rễ)

Sâm cau (Thân rễ)

Sâm đại hành (Thân hành)

Sâm Việt Nam (Thân rễ và rễ)

Sắn dây (Rễ củ)

Sen (Hạt)

Sen (Lá)

Sen (Tâm)

Sơn thù (Quả)

Sơn tra (Quả)

Tam thất (Rễ củ)

Tang ký sinh

Táo (Hạt)

Tắc kè

Tầm vôi

Tầm gửi

Tần giao (Rễ)

Tất bát (Quả)

Tế tân

Thạch cao

Thạch hộc (Thân)

Thanh cao hoa vàng (Lá)

Thanh cao

Thảo quả (Quả)

Thảo quyết minh (Hạt)

Thăng ma (Thân rễ )

Thị đế

Thiên ma (Thân rễ)

Thiên môn đông (Rễ)

Thiên niên kiện (Thân rễ)

Thiên trúc hoàng

Thỏ ty tử

Thổ hoàng liên (Thân rễ)

Thổ phục linh (Thân rễ)

Thông thảo (Lõi thân)

Thục địa

Thuyền thoái

Thương lục (Rễ củ)

Thương truật

Tía tô (Lá)

Tía tô (Quả)

Tía tô (Thân)

Tiền hồ (Rễ)

Tiểu hồi (Quả)

Tinh dầu Bạc hà

Tinh dầu Bạch đàn

Tinh dầu Hồi

Tinh dầu Hương nhu trắng

Tinh dầu Long não

Tinh dầu Quế

Tinh dầu Tràm

Toàn yết

Tỏi (Căn hành)

Tô mộc (Gỗ)

Trạch tả (Thân rễ)

Tràm (Cành, lá)

Trắc bách diệp

Trần bì

Tri mẫu (Thân rễ)

Tục đoạn (Rễ)

Tử uyển (Rễ)

Tỳ bà diệp

Tỳ giải (Thân rễ)

Uy linh tiên (Rễ và thân rễ)

Vàng đắng (Thân)

Viễn chí (Rễ)

Vông nem (Lá)

Xà sàng (Quả)

Xích thược (Rễ)

Xuyên khung (Thân rễ)

Xuyên sơn giáp

Xuyên tiêu (Quả)

Xương bồ

Ý dĩ (Hạt)

MỤC 2: TIÊU CHUN THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Các tiêu chuẩn

Bột bình vị

Cao bổ phổi

Cao hoắc hương chính khí

Cao hy thiêm

Cao ích mẫu

Cao lỏng tứ nghịch

Cao tang cúc ẩm

Độc hoạt ký sinh thang

Hoàn an thai

Hoàn bát trân

Hoàn bát vị

Hoàn bổ trung ích khí

Hoàn lục vị

Hoàn minh mục địa hoàng

Hoàn ngân kiều giải độc

Hoàn nhị trần

Hoàn ninh khôn

Hoàn phì nhi

Hoàn quy tỳ

Hoàn sâm nhung bổ thận

Hoàn thập toàn đại bổ

Hoàn thiên vương bổ tâm

Hoàn tiêu dao

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi