Tiêu chuẩn TCVN 8354:2010 Xác định hàm lượng sunfit trong thủy sản, sản phẩm thủy sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8354:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8354:2010 Thủy sản và sản phẩm thủy sản-Xác định hàm lượng sulfit
Số hiệu:TCVN 8354:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8354:2010

THUỶ SẢN VÀ SẢN PHẨM THUỶ SẢN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SULFIT

Fish and fishery products - Determination of sulfit content

Lời nói đầu

TCVN 8354 : 2010 được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn NMKL (Nordic committee on food analysis) số 132 – 1989 Sulphite. Spectrophotometric determination in foods.

TCVN 8354 : 2010 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng sulfit trong thủy sản và sản phẩm thủy sản.

Giới hạn phát hiện của phương pháp là 10 mg/kg.

2. Nguyên tắc

Mẫu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản được axit hoá bằng axit sulfuric (H2SO4) và chưng cất trong thiết bị Kjeldahl bán vi lượng. Hơi SO2 tạo thành được cho phản ứng với axit 2,2’-dinitro-5,5’-dithiobenzoic (DTNB) trong cốc nhận để hình thành phức axit 5-mercapto-2-nitrobenzoic có màu vàng chanh đậm. Cường độ màu của phức axit được đọc trên máy quang phổ tại bước sóng 412 nm. Hàm lượng sulfit, tính theo nồng độ của SO2 trong mẫu được tính toán theo cường độ màu của phức axit theo phương pháp ngoại chuẩn.

3. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác, và sử dụng nước cất đã loại khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

3.1 Khí nitơ (N2).

3.2 Dung dịch axit sulfuric, 10 N

Cho từ từ 272 ml axit sulfuric (H2SO4) đậm đặc vào 700 ml nước và định mức đến 1 000 ml.

Dung dịch đã pha có thể sử dụng trong vòng 1 năm.

3.3 Dung dịch đệm phosphat, pH = 8

Hòa tan 3,65 g dikali hydrophosphat ngậm ba phân tử nước (K2HPO4.3H2O, khối lượng phân tử 228,23 g/mol) và 0,25 g kali hydrophosphat (KH2PO4) với 900 ml nước. Chỉnh pH = 8,0 bằng dung dịch axit clohydric (HCl) 0,1 M hoặc dung dịch natri hydroxit (NaOH) 0,1 M. Định mức đến 1 000 ml.

Dung dịch đã pha có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.

3.4 Dung dịch hồ tinh bột

Trộn 1 g hồ tinh bột với 100 ml nước rồi đun sôi và làm nguội.

Dung dịch đã pha có thể sử dụng trong vòng 1 tuần.

3.5 Dung dịch chuẩn gốc iot, 0,05 M

Sử dụng ống chuẩn iot (Iodine titrisol) N/10, pha trong 1 000 ml.

Dung dịch đã pha có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.

3.6 Dung dịch chuẩn iot, 0,005 M

Pha loãng 10 lần dung dịch (3.5).

Dung dịch đã pha loãng có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.

3.7 Dung dịch thuốc thử axit 2,2'-dinitro-5,5'-dithiobenzoic (DTNB)

Hòa tan 1 g DTNB (C14H8N2O8S2) trong 100 ml etanol 96 % (thể tích) và định mức đến 1 000 ml với dung dịch đệm (3.3).

Dung dịch đã pha có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.

3.8 Dung dịch gốc disulfit, 0,05 M

Hòa tan 2,376 3 g natri disulfit (Na2S2O5, khối lượng phân tử 190,10 g/mol) và 0,009 3 g EDTA (dinatri etylendiamin tetraaxetat ngậm hai phân tử nước, công thức phân tử C10H14N2Na2O8.2H2O, khối lượng phân tử 372,24 g/mol) trong nước và định mức đến 250 ml.

Dung dịch đã pha có thể sử dụng trong vòng 1 tháng. Định phân lại nồng độ trước khi sử dụng.

3.9 Dung dịch disulfit, 0,000 5 M, tương đương 0,064 mg SO2/ml

Dùng pipet lấy 10 ml dung dịch gốc disulfit (3.8), thêm 0,037 g EDTA, hòa tan rồi định mức đến 1 000 ml.

Dung dịch đã pha có thể sử dụng trong vòng 1 tháng. Định phân lại nồng độ trước khi sử dụng.

4. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

4.1 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

4.2 Bình định mức, dung tích 50, 100, 250 và 1 000 ml.

4.3 Bình nón, dung tích 100 và 250 ml.

4.4 Cốc có mỏ, dung tích 100 ml.

4.5 Pipet, thể tích 5 ml.

4.6 Máy đo pH.

4.7 Máy xay, đường kính lỗ đĩa từ 2 mm đến 3 mm.

4.8 Máy nghiền.

4.9 Bộ chưng cất Kjeldahl bán vi lượng, dung tích 100 ml.

4.10 Máy quang phổ tử ngoại-khả kiến (UV-VIS).

5. Cách tiến hành

5.1 Chuẩn bị mẫu

5.1.1 Chuẩn bị mẫu thử

Đồng nhất mẫu thử bằng máy nghiền (4.8). Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 5,00g, chính xác đến 0,1 mg vào cốc có mỏ 100 ml (4.4). Trộn đều mẫu đã cân với 15 ml nước.

5.1.2 Chuẩn bị mẫu trắng

Mẫu trắng là mẫu được xác định trước không chứa sulfit. Chuẩn bị mẫu trắng giống như đối với chuẩn bị mẫu thử theo 5.1.1.

5.2 Dựng đường chuẩn

Cho vào 2 bình nón dung tích 250 ml (4.3), mỗi bình 5 ml dung dịch chuẩn iot (3.6). Chuẩn độ với dung dịch chuẩn disulfit (3.9) đến màu vàng nhạt. Thêm dung dịch hồ tinh bột (3.4) và tiếp tục chuẩn độ cho đến khi dung dịch đổi màu.

Dùng pipet (4.5) lấy lần lượt 0; 1; 2; 3; 4 và 5 ml dung dịch disulfit (3.9) đã được chuẩn độ nêu trên vào trong các bình định mức 50 ml (4.2) có chứa 25 ml dung dịch thuốc thử (3.7). Sau đó, pha loãng đến vạch với dung dịch đệm phosphat (3.3) rồi để yên trong 10 min.

Xác định lần lượt độ hấp thụ của các dung dịch thu được bằng máy quang phổ (4.10) đã được hiệu chỉnh bằng nước ở bước sóng 412 nm (độ hấp thụ là 0 đối với nước).

Dựng đường chuẩn theo các giá trị của độ hấp thụ và nồng độ sulfit của dãy chuẩn biểu thị bằng miligam trên mililit (mg/ml). Hàm lượng SO2 trong dịch mẫu được tính theo đường hồi qui tuyến tính của đồ thị thu được sau khi hiệu chỉnh với giá trị độ hấp thụ của mẫu trắng.

5.3 Tiến hành thử

Chuyển mẫu trắng và các mẫu thử đã chuẩn bị theo 5.1 lần lượt vào các bình chưng cất. Tráng rửa các cốc đựng mẫu với 10 ml nước rồi cho hết vào bình chưng cất. Lắp đặt bình vào bộ chưng cất Kjeldahl (4.9).

Đặt bình nón thu hồi chứa 50 ml DTNB (3.7) ở đầu ra của ống ngưng tụ. Nối các đường dẫn khí nitơ (3.1) và nước làm nguội vào thiết bị chưng cất.

Cho vào bình chưng cất 20 ml axit sulfuric 10 N (3.2) qua chiếc phễu gắn ở phía trên bộ chưng cất và nhanh chóng đóng kín hệ thống lại. Tiến hành chưng cất trong vòng 4 min, sau đó lấy bình hứng ra khỏi bộ chưng cất. Rửa bình ngưng và ống nối với dung dịch đệm phosphat (3.3), chuyển dịch rửa vào bình thu hồi.

Chuyển toàn bộ dịch cất vào bình định mức dung tích 50 ml (4.2) rồi rửa bình thu hồi với dung dịch đệm phosphat (3.3). Chuyển dịch rửa vào bình định mức rồi định mức với dung dịch đệm phosphat.

Đọc giá trị độ hấp thụ sau 10 min ở bước sóng 412 nm và dùng nước là dung dịch so sánh. Nếu giá trị độ hấp thụ lớn hơn 1,5, phải pha loãng dung dịch với hỗn hợp theo tỉ lệ 1:1 (thể tích) của dung dịch đệm phosphat (3.3) và dung dịch thuốc thử (3.7) rồi tiến hành đọc lại.

6. Tính kết quả

6.1 Tính nồng độ dung dịch gốc disulfit

Nồng độ dung dịch gốc disulfit, C, biểu thị bằng miligam SO2 trên mililit (mg/ml), được tính theo công thức sau:

trong đó:

Co              là nồng độ của dung dịch iot (3.5), tính bằng mol trên lít (mol/l);

Vo              là thể tích dung dịch iot (3.5) được sử dụng (xem 5.2), tính bằng mililit (ml);

V               là thể tích dung dịch gốc disulfit (3.8) dùng cho chuẩn độ, tính bằng mililit (ml);

64,06 là khối lượng mol của SO2, tính bằng gam trên mol (g/mol).

6.2 Tính hàm lượng SO2 trong mẫu

Hàm lượng SO2 trong mẫu, X, biểu thị bằng miligam trên kilogam (mg/kg), được tính theo công thức sau:

trong đó:

C1              là nồng độ SO2 trong dung dịch mẫu, tính được từ đường chuẩn theo 5.2, tính bằng miligam trên mililit (mg/ml);

V1              là thể tích của dịch cất (xem 5.3), tính bằng mililit (ml);

f                là hệ số pha loãng dung dịch đo độ hấp thụ (xem 5.3), f = 1 nếu không pha loãng;

m              là khối lượng mẫu cân, tính bằng gam (g).

Kết quả được tính theo giá trị trung bình của 2 lần thử song song.

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử;

b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) mọi thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tự chọn, và bất kỳ chi tiết nào có ảnh hưởng tới kết quả;

e) kết quả thử nghiệm thu được.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi